1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài tập học kỳ Xã hội học pháp luật : Phân tích các yếu tố xã hội tác động đến hoạt động xây dựng pháp luật cho ví dụ gắn với một đạo luật cụ thể ở nước ta

11 359 3
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 109,5 KB

Nội dung

Pháp luật là công cụ để nhà nước quản lí xã hội và thực hiện các chức năng khác của mình. Pháp luật là công cụ tối ưu khi nó phản ánh đúng với thực tế và ngược lại. Cũng chính bởi lẽ đó mà có nhiều yếu tố xã hội ảnh hưởng đến hoạt động xây dựng pháp luật. Sau đây bài viết của em xin trình bày vấn đề: “ Phân tích các yếu tố xã hội tác động đến hoạt động xây dựng pháp luật. Cho ví dụ gắn với một đạo luật cụ thể ở nước ta.”

Trang 1

MỞ ĐẦU

Pháp luật là công cụ để nhà nước quản lí xã hội và thực hiện các chức năngkhác của mình Pháp luật là công cụ tối ưu khi nó phản ánh đúng với thực tế vàngược lại Cũng chính bởi lẽ đó mà có nhiều yếu tố xã hội ảnh hưởng đến hoạt

động xây dựng pháp luật Sau đây bài viết của em xin trình bày vấn đề: “ Phântích các yếu tố xã hội tác động đến hoạt động xây dựng pháp luật Cho ví dụgắn với một đạo luật cụ thể ở nước ta.”

NỘI DUNG I Một số vấn đề lí luận về xây dựng pháp luật:1 Khái niệm xây dựng pháp luật:

Xây dựng pháp luật là phương diện hoạt động cơ bản của nhà nước nhằmtạo ra công cụ, phương tiện, hữu hiệu phục vụ công tác quản lí nhà nước, quản líxã hội Nói một cách khái quát, hoạt động xây dựng pháp luật là hoạt động soạnthảo, ban hành các luật, văn bản pháp luật, bao gồm từ khâu nghiên cứu, soạnthảo và công bố văn bản." Nếu nói về hoạt động xây dựng pháp luật về thực chấtlà đề cập việc xây dựng và ban hành các loại văn bản quy phạm pháp luật củacác cơ quan nhà nước có thẩm quyền và cá nhân có thẩm quyền ở trung ương vàđịa phương"

2 Chủ thể của hoạt động xây dựng pháp luật:

Xét về mặt chủ thể, hoạt động xây dựng pháp luật bao gồm không chỉ cáccơ quan chính quyền nhà nước, các nhà chức trách có thẩm quyền, mà còn cócác tổ chức đoàn thế xã hội được giao những nhiệm vụ thuộc chức năng quản lýnhà nước

Nhân dân là chủ thế rộng rãi của hoạt động xây dựng pháp luật Nhân dânđóng góp ý kiến vào việc xây dựng văn bản pháp luật, kiến nghị bổ sung, sửađổi văn bản cho phù hợp với thực tế cuộc sống.

II Một số yếu tố xã hội ảnh hưởng đến hoạt động xây dụng pháp luật

Có rất nhiều yếu tố xã hội ảnh hưởng đến hoạt động xây dựng pháp luật.Trong phần này chỉ xin đề cập sự ảnh hưởng của các yếu tố: năng lực soạn thảocác dự án luật, thông tin đại chúng và dư luận xã hội.

1 Năng lực soạn thảo các dự án luật

Trang 2

qua, mặc dù số lượng lớn, nhưng còn có những hạn chế nhất định; nhiều văn bảnchồng chéo nhau, có nội dung trùng lặp, thiếu đồng bộ, thậm chí mâu thuẫnnhau làm cho hiệu quả điều chỉnh các quan hệ xã hội của pháp luật bị hạn chếrất nhiều Bên cạnh đó, chất lượng của các văn bản quy phạm pháp luật chưađược cao, thiếu tính chặt chẽ, đồng bộ, phù hợp, kịp thời Trình độ lập pháp, lậpquy chưa theo kịp sự chuyển biến nhanh chóng của thực tiễn đời sống xã hội nênđã không tiên liệu, dự báo được hết những vấn đề, sự kiện, tình huống thực tiễncó thể xảy ra trong thực tế xã hội Từ đó, dẫn đến tình trạng có những văn bảnquy phạm pháp luật được ban hành không phù hợp hoặc nhanh chóng trở nên lạchậu so với yêu cầu cùa đời sống xã hội, không phát huy được hiệu lực, hiệu quảtrong thực tế cuộc sống.

Chất lượng của hoạt động xây dựng pháp luật, mà cụ thể là tính khả thi,hiệu lực và hiệu quả của văn bản quy phạm pháp luật được ban hành phụ thuộcrất nhiều vào năng lực soạn thảo các dự án luật Vì vậy, đây là yếu tố có ảnhhưởng mạnh mẽ nhất đến hoạt động xây dựng pháp luật, vấn đề này liên quanđến các khía cạnh cụ thể sau đây:

Nhận thức của các chủ thể hoạt động xây dựng pháp luật về tầm quantrọng, sự cần thiết của văn bản quy phạm pháp luật cần xây dựng, ban hành, vềtrách nhiệm của chủ thể ở tất cả các khâu, các bước, từ đề xuất, kiến nghị xâydựng chính sách, chương trình làm luật cho đến soạn thảo, thẩm định, thẩm tra,xem xét, thông qua văn bản quy phạm pháp luật đều có ảnh hưởng mạnh mẽđến chất lượng văn bản pháp luật Sự nhận thức đúng đắn, đầy đủ hay mờ nhạt,nửa vời sẽ quy định thái độ tích cực hay tiêu cực, sự hăng hái, nhiệt tình hay thờơ, lãnh đạm của các chủ thể khi tham gia vào hoạt động xây dựng pháp luật Đếnlượt mình, sự nhận thức này tác động đến năng lực soạn thảo và chất lượng cácvăn bản quy phạm pháp luật được ban hành.

Trang 3

sinh trong tương lai để đưa ra các quy phạm pháp luật đón trước mà không cầnphải chờ sự kiện, vấn đề phát sinh sau đó mới xây dựng pháp luật Ngược lại, sựhiểu biết hời hợt, nông cạn về thực trạng các quan hệ xã hội là nguyên nhân làmcho văn bản quy phạm pháp luật được ban hành có thể bị xa rời thực tiễn, khôngphát huy được hiệu quả, tác dụng trong điều chỉnh các quan hệ xã hội.

- Tri thức, hiểu biết pháp luật và ý thức pháp luật của các chủ thể tham giahoạt động xây dựng pháp luật là yếu tố tác động mạnh mẽ đến chất lượng vănbản quy phạm pháp luật được ban hành Nó là cơ sở để các chủ thể nêu lên cácsáng kiến luật, lập đề nghị xây dựng luật, phân tích hình thức, nội dung, cấu trúccủa các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật xem chúng đã hợp lí chưa, chỉ ratính hợp hiến hay không hợp hiến, sự trùng lặp hay không trùng lặp với nhữngvăn bản đã được ban hành; đã bao quát được hết các khả năng, tình huống thựctế có thể xảy ra hay còn bộc lộ những khe hở, thiếu hụt nào đó Nhờ có kiếnthức, hiểu biết pháp luật, khi chủ thể xây dựng pháp luật chú trọng việc xem xét,đánh giá những điểm nêu trên trong quá trình soạn thảo dự án luật sẽ cho ra đờivăn bản quy phạm pháp luật tốt, có chất lượng cao; ngược lại, sự chồng chéo,thiếu đồng bộ trong văn bản là điều có thể nhìn thấy trước.

Hoạt động của cơ quan chủ trì soạn thảo, các cơ quan tham gia, phối hợp vàsự đề cao tính chịu trách nhiệm của mỗi cơ quan cũng có tác động, ảnh hưởngkhông nhỏ đến chất lượng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, về nguyên tắc,cơ quan chịu trách nhiệm soạn thảo dự án luật phải hoạt động độc lập thì mớiđảm bảo tính khách quan, vô tư trong dự liệu, đề ra các quy phạm pháp luật,tránh được tình trạng “vừa đá bóng, vừa thổi còi Sự tham vấn ý kiến của các cơquan khác là rất cần thiết nhằm khắc phục sự cảm tính, tùy tiện Tham khảo cácvăn bản pháp luật của nước ngoài ở lĩnh vực có liên quan cũng rất quan trọng,nhưng chỉ là tham khảo, tránh dập khuôn, máy móc vì mỗi đất nước có nền kinhtế, văn hóa, xã hội, phong tục, tập quán khác nhau.

Trang 4

cao hơn nữa chất lượng của hoạt động xây dựng pháp luật Nhà nước cần phảicó chính sách thu hút, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí cán bộ, công chức tham gia xâydựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ quyđịnh tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; hiện đại hóa phương tiện,hạ tầng kĩ thuật; bảo đảm kinh phí cho hoạt động xây dựng chính sách, soạnthảo, thẩm định, thẩm tra, chỉnh lí, hoàn thiện và ban hành văn bản quy phạmpháp luật.

2 Thông tin đại chúng

Sự hoạt động của các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, phátthanh, truyền hình có tác động, ảnh hưởng rất mạnh mẽ và quan trọng tới hoạtđộng xây dựng pháp luật Ảnh hưởng của các phương tiện thông tin đại chúngtới hoạt động xây dựng pháp luật thể hiện ở các điểm cơ bản sau:

Các phương tiện thông tin đại chúng cung cấp thông tin tương đối đầy đủvà đa dạng về các sự việc, sự kiện, hiện tượng pháp lí xảy ra trong đời sốngchính trị, xã hội, pháp luật; cung cấp những tri thức, hiểu biết pháp luật cần thiếtcho các chủ thể của hoạt động xây dựng pháp luật, phản ánh hoạt động tiếp xúccử tri của các đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, đưa tin về các kìhọp của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp Qua đó, các phương tiện thôngtin đại chúng tác động tới nhận thức của các chủ thể về tầm quan trọng của hoạtđộng xây dựng pháp luật, tạo cơ sở thông tin để các tầng lớp xã hội tham gia vàohoạt động xây dựng pháp luật.

Các phương tiện thông tin đại chúng đăng tải những thông tin về chínhsách pháp luật của nhà nước, các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật mới, đưacác thông tin đó nhanh chóng đến được với đông đảo các tầng lớp nhân dân Cácphương tiện thông tin đại chúng tạo diễn đàn ngôn luận công khai để các chủ thểcủa hoạt động xây dựng pháp luật tham gia bình luận, phân tích, đóng góp ýkiến vào hình thức, nội dung, cấu trúc của văn bản quy phạm pháp luật Đồngthời, các phương tiện thông tin đại chúng đăng tải các thông tin phản hồi, các ýkiến đóng góp của các nhà khoa học, các tầng lớp nhân

Trang 5

- Các phương tiện thông tin đại chúng có vai trò định hướng thông tin phápluật, tạo lập các luồng dư luận xã hội tích cực phản ánh hoạt động xây dựngpháp luật; góp phần đấu tranh chống lại các âm mưu phá hoại, các luận điệutuyên truyền, xuyên tạc và bịa đặt của các thế lực thù địch về nội dung, bản chấthệ thống pháp luật của Nhà nước ta; củng cố niềm tin của nhân dân vào bản chấtưu việt của hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa.

3 Dư luận xã hội

Dư luận xã hội là tập hợp các ý kiến, thái độ có tính chất phán xét, đánh giácủa các nhóm xã hội hay của xã hội nói chung trước những vấn đề mang tínhthời sự, có liên quan tới lợi ích chung, thu hút được sự quan tâm của nhiều ngườivà được thể hiện trong các nhận định hoặc hành động thực tiễn của họ.

Trong bất kì một xã hội nào, dư luận xã hội cũng đều có ảnh hưởng nhấtđịnh và trong nhiều trường hợp, còn có tác động mạnh mẽ đến các quá trìnhchính trị, xã hội, đến việc lãnh đạo và quản lí xã hội Trong lịch sử xã hội loàingười, dư luận xã hội đã đóng vai trò là yếu tố điều hoà các mối quan hệ xã hộivà điều chỉnh hành vi của con người Sức mạnh của dư luận xã hội đã được thểhiện ngay cả khi trong xã hội còn chưa xuất hiện các hiện tượng giai cấp, nhànước và pháp luật Trong xã hội nguyên thuỷ, mặc dù dư luận xã hội chỉ tồn tạivới tư cách những ý kiến, quan điểm, thái độ, sự phán xét chung của cộng đồngngười, nhưng nó đã giữ vai trò vừa là phương tiện giáo dục, vừa là công cụ địnhhướng, điều tiết hành vi của con người Điều đáng sợ nhất đối với mỗi thànhviên trong xã hội nguyên thuỷ là bị dư luận xã hội lên án, bị cộng đồng ruồngbỏ Khi khái quát về chế độ xã hội nguyên thuỷ, Ph Ăngghen đã nhận xét rằng,trong chế độ xã hội này "ngoài dư luận công chúng ra, không có một phươngtiện cưỡng chế nào cả".(1) Trong xã hội có giai cấp, vai trò điều hoà các quan hệxã hội của dư luận xã hội được thể hiện cùng với pháp luật Khi nói về phápluật, theo C Mác, dư luận xã hội là “kết quả của việc biến ý thức xã hội thànhsức mạnh xã hội nhờ có các luật pháp chung do chính quyền nhà nước thihành”.(2) Sự khẳng định của Mác cho chúng ta chiếc chìa khóa để hiểu biết vềcơ chế biến đổi dư luận xã hội thành sức mạnh xã hội và chỉ ra sự ảnh hưởngcủa dư luận xã hội đối với hoạt động xây dựng, thực hiện và áp dụng pháp luật.

Dư luận xã hội có vai trò và tác động quan trọng đến nhiều lĩnh vực khácnhau của đời sống xã hội, như kinh tế, chính trị, đạo đức, pháp luật, văn hóa,

1C Mác và Ph Ăngghen, Toàn tập, tập 21, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr 251.

Trang 6

giáo dục , trong số đó, phải kể tới sự tác động, ảnh hưởng của dư luận xã hộiđối với hoạt động xây dựng pháp luật Ở nước ta hiện nay, sự ảnh hưởng đó thểhiện trên các phương diện sau:

Thứ nhất, dư luận xã hội là sự thể hiện lợi ích chung thông qua tiếng nóichung của nhân dân, nên nó là điều kiện cần thiết để các tầng lớp nhân dân pháthuy quyền làm chủ, mở rộng nền dân chủ xã hội, tích cực tham gia vào hoạtđộng xây dựng pháp luật Các tầng lớp nhân dân là chủ thể rộng rãi của hoạtđộng xây dựng pháp luật Hiến pháp cùa Nhà nước ta đã khẳng định nguyên tắcquyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, đồng thời, thiết lập cơ chế bảo đảm saocho việc thực thi quyền lực nhà nước phục vụ cho lợi ích của nhân dân và lnnằm dưới sự kiểm sốt của nhân dân Dưới chế độ ta, nhân dân thực hiện quyềnlực nhà nước thông qua hai hình thức cơ bản là dân chủ trực tiếp và dân chủ đạidiện Dân chủ trực tiếp là hình thức nhân dân trực tiếp thể hiện ý chí và nguyệnvọng của mình Đây là hình thức hữu hiệu tạo cho nhân dân, với tính cách là chủthể tối cao và duy nhất của quyền lực nhà nước, khả năng tham gia tích cực vàchủ động vào các hoạt động của Nhà nước, trong đó có hoạt động xây dựngpháp luật Dân chủ đại diện là hình thức cơ bản mà thông qua đó, nhân dân thựchiện quyền lực nhà nước, vận hành theo quy định của Hiến pháp Theo cơ chếnày, nhân dân bầu ra cơ quan đại diện Cơ quan đại diện trực tiếp nhận quyềnlực từ nhân dân nên còn được gọi là cơ quan quyền lực nhà nước, trong đó Quốchội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, Hội đồng nhân dân là cơ quanquyền lực nhà nước ở địa phương.

Trang 7

những cơ sở thông tin phản hồi giúp các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đưa racác văn bản, quyết định phù hợp lòng dân Dư luận xã hội có tác dụng phát hiệnnhững thiếu hụt, những khe hở trong các văn bản quy phạm pháp luật, giúp choNhà nước có biện pháp sửa đổi, bổ sung và điều chỉnh một cách kịp thời các vănbản pháp luật còn khiếm khuyết, tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn phát sinhtrong quá trình tổ chức thực hiện pháp luật.

Thứ ba, dư luận xã hội không mang tính pháp lí nhưng nó lại có sức mạnhrất to lớn trong việc định hướng và điều chỉnh hành vi, hoạt động của các thànhviên trong xã hội Trong hoạt động xây dựng pháp luật, các cá nhân, nhà chửctrách có thẩm quyền, với tư cách chủ thể xây dựng pháp luật, cần phải biết lắngnghe dư luận xã hội một cách nghiêm túc và phân tích nó một cách khoa học đểcó thể rút ra được những kết luận chính xác về thực trạng của những lĩnh vựcquan hệ xã hội đang cần có pháp luật điều chỉnh Nhờ đó, Nhà nước có thể banhành pháp luật một cách kịp thời, đồng bộ và hiệu quả; tác động đúng phạm vi,đúng đối tượng cần điều chỉnh; góp phần tăng cường vai trò và hiệu lực củacông tác quản lí xã hội bằng pháp luật.

III Ví dụ gắn với đạo luật cụ thể ở nước ta

1 Các văn bản quy phạm pháp luật ở nước ta ngày càng hoàn thiện và sátthực tế hơn:

Hệ thống pháp luật nước ta đang ngày càng hoàn thiện và có chất lượngcao hơn Hầu hết các quan hệ xã hội đã được pháp luật phản ánh và điều chỉnhmột cách cụ thể hơn Các văn bản pháp luật từ Hiến Pháp đến các văn bản dướiluật đều được xây dựng dựa trên một nguyên tắc nhất định Luật Ban Hành vănbản quy phạm pháp luật đã phản ánh cụ thể vấn đề thẩm quyền xây dựng, nộidung, hình thức văn bản quy phạm phạm pháp luật Làm cho việc xây dựngpháp luật được thống nhất và hoàn thiện hơn về nội dung các văn bản quy phạmpháp luật.

Trang 8

Các chủ trương, chính sách của Đảng đã được thể chế hóa một cách sángtạo thành các quy định cúa pháp luật phù hợp với nguyên tắc Đảng lãnh đạo.Trong thời gian qua, nội dung các văn bản pháp luật đã bám sát nhiệm vụ cáchmạng trong từng thời kỳ, thể chế hoá được nhiều đường lối, chính sách đổi mớicúa Đảng trên nhiều lĩnh vực Vì thế, nội dung của văn bản pháp luật chứa đựngnhững tư duy pháp lý mới, làm cho luật, pháp lệnh trở thành phương tiện đầyhiệu lực để đưa đường lối, chính sách của Đảng vào cuộc sống, làm cho đườnglối, chính sách của Đảng trở thành hiện thực Việc thể chế hoá đường lối, chínhsách của Đảng thành các điều luật, pháp lệnh đã khắc phục được tình trạng "saochép” giản đơn, máy móc Những tư duy chính trị - kinh tế mới trong cươnglĩnh, trong nghị quyết của Đảng đã được thể chế hoá thành những quy tắc xử sựchung trong các trường hợp cụ thể, trên các lĩnh vực của đời sống xã hội và quantâm đến tính hiện thực của những quy phạm pháp luật Vì vậy, nói chung, nộidung của các dự án luật, pháp lệnh của nước ta thời gian qua so với trước đây đãchứa đựng nhiều nội dung mới.

Trình độ lập pháp ngày càng cao Tính rõ ràng và trong sáng trong các quyđịnh cúa pháp luật là tăng Các quy định có tính dự báo cao và ngày càng phùhợp hơn với thực tế hơn.

2 Hạn chế trong việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật ở nước ta:Mặc dù có nhiều tiến bộ, nhưng, theo đánh giá của Nghị quyết Hội nghịTrung ương 5, khóa X, "Hệ thống thể chế, pháp luật, nhất là thể chế kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa vẫn còn nhiều bất cập, vướng mắc".

Trang 9

được thông qua Kết quả là bên cạnh những bộ luật hoặc pháp lệnh nhanh chóngđi vào thực tiễn và được cả xã hội đón nhận thì cũng có những luật, pháp lệnhhoặc một phần nào đó của các văn bản này, ý nghĩa điều chỉnh thực tiễn khôngcao hoặc rất yếu Có thể thấy điều này khá cụ thể qua một số luật về đối tượng,pháp lệnh về địa phương Trong những văn bản đó do mang tính chính trị, chủtrương nên không xác định rõ được quan hệ, hành vi, đối tượng, phạm vi điềuchinh Nhiều quy định chỉ là các quan điểm hoặc mang tính hình thức, nặng về ỷnghĩa thuyết phục, hô hào, thiếu các quy định có tính chế tài - một đặc trưngkhông thể thiếu của luật - nên hiệu lực pháp luật yếu, không thực sự đi vào cuộcsống, hiệu quả xã hội không cao Ngược lại, nhiều vấn đề rất cần phải được quyđịnh, điều chỉnh thì lại thiếu các văn bản pháp lý điều chỉnh Thí dụ như nhữngvấn đề về thẩm quyền của chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp, tráchnhiệm cúa người đứng đầu các cơ quan hành chính, của cán bộ, công chức trongthực thi công vụ, hoặc vấn đề bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng mà báo chíđã nêu lại chưa được ban hành Nói một cách khác, không ít các văn bản quyphạm pháp luật được xây dựng chủ yếu xuất phát từ ý chí chủ quan của cơ quanquản lý mà không phải từ yêu cầu của các quan hệ xã hội trên thực tế cần điềuchỉnh.

Thứ hai, nhiều văn bản quy phạm pháp luật được xây dựng "quá tầm".Nhiều vấn đề xã hội chỉ cần các văn bản điều chỉnh của Chính phủ hoặc các vănbản quy định cúa các bộ là đủ Nhưng nhiều khi những vấn đề đó lại được nânglên điều chính trong các văn bản pháp luật ở cấp độ cao hơn, khiến cho việc xâydựng bị kéo dài, không đáp ứng kịp thời việc xử lý những vấn đề xã hội đặt ra.Do vậy, nội dung quy định của các văn bản này nhiều khi không sát hợp, thiếutính thuyết phục.

Nhiều văn bán tính dự báo và tiên liệu thấp, không đáp ứng yêu cầu pháttriển của tình hình.

Trang 10

Thứ tư, trong các văn bản quy phạm pháp luật, những nội dung khó thườngbị gác lại hoặc giao cho các văn bản có vị trí pháp lý thấp hơn quy định Cónhững văn bản luật được ban hành trong đó có nhiều điều giao cho Chính phủquy định (Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Pháp lệnh Cựu chiến binh, LuậtThanh niên ) Tình hình này dẫn đến các quy định pháp luật trong các văn bảnluật hoặc nghị định rất ngắn, nhưng các văn bản triển khai hướng dẫn lại rấtnhiều và vì thế các văn bản pháp luật được xây dựng mất nhiều công sức, thờigian, theo nhiều quy trình, thủ tục mà vẫn khó đi vào đời sống.

Thứ năm, tình trạng thiếu đồng bộ, thiếu thống nhất về nội dung giữa cácvăn bản pháp luật còn khá nhiều.Tình trạng này thể hiện trên hai phương diện.Một là, nhiều văn bản công bố sau mâu thuẫn với những quy định của văn bảnđược ban hành trước đó(1) Hai là, luật ban hành nhưng do chưa có văn bảnhướng dẫn thi hành một cách kịp thời nên đã rơi vào tình trạng "nằm chờ" (2).Thực tế đó cộng với việc có nhiều nội dung cần các văn bản dưới luật quy địnhđã tạo cho các văn bản triển khai, hướng dẫn có giá trị pháp lý "cao" hơn luật,pháp lệnh Pháp lệnh đã ban hành, nhưng phải chờ nghị định; nghị định banhành phải chờ thông tư hướng dẫn mới thực hiện được.

Thứ sáu, tình trạng chồng chéo, trùng lặp khá phổ biến của các văn bản quyphạm pháp luật.Nhiều quy định của văn bản này mâu thuẫn với quy định củavăn bản khác, thậm chí ngay trong một văn bản.Như vấn đề quy định giấy tờ sởhữu nhà, đất hay trong lĩnh vực tổ chức bộ máy Nhiều quy định không còn phùhợp hoặc chậm được sửa đổì, bổ sung Ngược lại, nhiều vấn đề cần phải được ổnđịnh thì lại thường xuyên sửa đổi, bổ sung, tính ốn định của nhiều văn bản chưacao, có những văn bản mới thông qua chưa có văn bản hướng dẫn thi hành đãphải sửa, gây khó khăn trong việc hiểu, giải thích, áp dụng một cách thống nhấtvà đầy đủ Thí dụ như hệ thống pháp luật quy định về quản lý đất đai, cấp giấyphép sở hữu nhà và đất Các quy định này liên tục bị sửa đổi, bổ sung tạo tâm lýkhông yên tâm trong quản lý và sử dụng tài sản của mình.

KẾT LUẬN

Trang 11

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Giáo trình xã hội học pháp luật, trường đại học Luật Hà Nội2 Tạp chí cộng sản điện tử

Ngày đăng: 07/01/2020, 08:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w