1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

HÌNH THÀNH QUỸ DỰ PHÒNG NHẰM KHẮC PHỤC NHỮNG HẠN CHẾ TRONG CẤP PHÁT KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC (NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP CÁC TỔ CHỨC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THUỘC BỘ CÔNG THƯƠNG)

82 78 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 852,93 KB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --- Nguyễn Thị Xim HÌNH THÀNH QUỸ DỰ PHÒNG NHẰM KHẮC PHỤC NHỮNG HẠN CHẾ TRONG CẤP PHÁT KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI NGH

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

Nguyễn Thị Xim

HÌNH THÀNH QUỸ DỰ PHÒNG NHẰM KHẮC PHỤC NHỮNG HẠN CHẾ TRONG CẤP PHÁT KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

(NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP CÁC TỔ CHỨC KHOA HỌC

VÀ CÔNG NGHỆ THUỘC BỘ CÔNG THƯƠNG)

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Hà Nội, 2018

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

Nguyễn Thị Xim

HÌNH THÀNH QUỸ DỰ PHÒNG NHẰM KHẮC PHỤC NHỮNG HẠN CHẾ TRONG CẤP PHÁT KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

(NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP CÁC TỔ CHỨC KHOA HỌC

VÀ CÔNG NGHỆ THUỘC BỘ CÔNG THƯƠNG)

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Mã số: 60 34 04 12

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Huy Tiến

XÁC NHẬN HỌC VIÊN ĐÃ CHỈNH SỬA THEO GÓP Ý CỦA HỘI ĐỒNG Giáo viên hướng dẫn Chủ tịch hội đồng chấm luận văn

thạc sĩ khoa học

PGS.TS Phạm Huy Tiến PGS.TS Đào Thanh Trường

Hà Nội, 2018

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sỹ này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn

là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng

Hà Nội, ngày tháng năm 2018

Tác giả

Nguyễn Thị Xim

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc và trân thành đến Thầy

hướng dẫn PGS.TS Phạm Huy Tiến, người thầy đã dành rất nhiều thời gian

và công sức hướng dẫn cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn này

Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới các thầy cô công tác tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội nói chung và

các thầy cô công tác tại Khoa Khoa học quản lý nói riêng đã giảng dạy và

giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình học tập

Cuối cùng tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn đến các cơ quan, đồng nghiệp, bạn bè và người thân đã tạo điều kiện, động viên và giúp đỡ tôi trong công việc, cung cấp tài liệu, khích lệ và trao đổi ý kiến trong suốt quá trình thực hiện luận văn

Xin trân thành cảm ơn!

Tác giả Nguyễn Thị Xim

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 5

1 Lý do nghiên cứu 5

2 Lịch sử nghiên cứu 6

3 Mục tiêu nghiên cứu 7

4 Phạm vi nghiên cứu 7

5 Câu hỏi nghiên cứu 7

6 Giả thuyết nghiên cứu 8

7 Mẫu khảo sát 8

8 Phương pháp chứng minh giả thuyết 8

9 Kết cấu luận văn 9

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUỸ DỰ PHÒNG CHO KHOA HỌC

VÀ CÔNG NGHỆ 10

1.1 Khái niệm công cụ 10

1.1.1 Khái niệm khoa học 10

1.1.2 Khái niệm công nghệ 10

1.1.3 Nghiên cứu khoa học 10

1.1.4 Hoạt động khoa học và công nghệ 11

1.1.5 Nguồn vốn cho khoa học và công nghệ 11

1.2 Cấp phát kinh phí 16

1.2.1 Các văn bản pháp quy liên quan đến cấp phát kinh phí 16

1.2.2 Các yếu tố chi phối việc cấp phát kinh phí 18

1.2.3 Chậm cấp phát kinh phí và những hệ lụy ảnh hưởng đến tiến độ

các đề tài 21

1.3 Các Quỹ dự trữ tài chính cho khoa học và công nghệ 25

1.3.1 Các Quỹ đầu tư phát triển Khoa học và công nghệ 25

1.3.2 Quỹ dự phòng 27

Tiểu kết chương 1 28

CHƯƠNG 2 HIỆN TRẠNG CẤP PHÁT KINH PHÍ CHO CÁC ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TẠI BỘ CÔNG THƯƠNG 29

2.1 Giới thiệu về Bộ Công Thương 29

2.1.1 Khái quát về Bộ Công Thương 29

2.1.2 Hoạt động nghiên cứu khoa học tại Bộ Công Thương 36

Trang 6

2.2 Thực trạng của việc cấp phát kinh phí ngân sách nhà nước cho các đề tài

nghiên cứu khoa học 39

2.2.1 Công tác tổ chức, quản lý hoạt động khoa học và công nghệ 39

2.2.2 Đánh giá chung: 42

2.3 Tình hình phân bổ và sử dụng chi ngân sách sự nghiệp KH&CN của ngành Công Thương giai đoạn 2011-2016 42

2.3.1 Tình hình phân bổ 42

2.3.2 Tình hình giải ngân kinh phí của các đề tài, số lượng đề tài đã hoàn thành đúng hạn, chưa hoàn thành đúng hạn, quá hạn và không hoàn thành 45

2.3.3 Nguyên nhân số đề tài chưa hoàn thành phải gia hạn thời gian 52

2.4 Đánh giá chung thực trạng việc cấp phát kinh phí và tiến độ thực hiện

các đề tài nghiên cứu khoa học tại Bộ Công Thương 52

2.4.1 Kết quả đạt được 53

2.4.2 Hạn chế 54

Tiểu kết chương 2 56

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HÌNH THÀNH QUỸ DỰ PHÒNG NHẰM

KHẮC PHỤC NHỮNG HẠN CHẾ TRONG VIỆC CẤP PHÁT KINH PHÍ THỰC HIỆN CÁC ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 57

3.1 Nhu cầu bức thiết của việc thành lập quỹ dự phòng 57

3.1.1 Đảm bảo tiến độ thực hiện các đề tài KH&CN 59

3.1.2 Đảm bảo chất lượng và kết quả đề tài 60

3.2 Quỹ dự phòng 61

3.2.1 Cơ cấu tổ chức của Quỹ dự phòng 61

3.2.2 Nguồn vốn hình thành quỹ dự phòng 63

3.2.3 Quản lý Quỹ dự phòng 64

3.3 Điều kiện cho hình thành quỹ dự phòng 67

3.3.1 Điều kiện cần 67

3.3.2 Điều kiện đủ 68

Tiểu kết chương 3 70

KẾT LUẬN 71

TÀI LIỆU THAM KHẢO 73

PHỤ LỤC 76

Trang 7

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 8

Bảng 2.2 Cơ cấu chi cho hoạt động KH&CN của Bộ Công Thương

từ nguồn sự nghiệp khoa học giai đoạn 2011-2016

44

Bảng 2.3 Số lượng các nhiệm vụ KH&CN cấp Quốc gia và cấp Bộ

giai đoạn 2011-2016

45

Trang 9

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm để đầu tư phát triển khoa học và công nghệ, theo đó hằng năm, ngân sách nhà nước luôn cân đối đủ 2% tổng chi ngân sách nhà nước dành cho KH&CN Mức chi của ngân sách nhà nước nhiều hay ít, cấp vốn nhanh hay chậm ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành những điều kiện cần thiết cho hoạt động nghiên cứu của các tổ chức KH&CN Tài chính đóng vai trò điều phối trong việc nghiên cứu Khoa học và công nghệ nhưng việc cấp phát kinh phí và tiến độ thực hiện

đề tài hiện nay là không phù hợp, trong một số nhiệm vụ, chuyên ngành đặc thù cần khảo sát trong một thời gian nhất định rồi mới tổ chức triển khai cụ thể, nghiên cứu sâu các vấn đề trong đề tài khoa học nhưng do cơ chế quản lý tài chính mang nặng tính hành chính, hình thức và thủ tục cấp vốn nặng nề dẫn đến cấp phát tài chính chậm so với yêu cầu của thực tế gây ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện đề tài, việc giao kế hoạch vốn cho các Bộ, ngành Trung ương còn chậm và giao theo nhiều đợt dẫn đến các tổ chức KH&CN không chủ động được trong việc thực hiện và thanh toán kế hoạch nghiên cứu từ đó không gắn kết được kinh phí cấp ra với mục tiêu phải đạt được, việc thiếu chủ động trong công tác nghiên cứu dẫn đến chất lượng đề tài thấp

Để khắc phục tiến độ giải ngân và tiến độ thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học thì quỹ dự phòng là một giải pháp do đó tôi chọn đề tài “Hình thành quỹ dự phòng nhằm khắc phục những hạn chế trong cấp phát kinh phí thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học (Nghiên cứu trường hợp các tổ chức khoa

Trang 10

học và công nghệ thuộc Bộ Công Thương)” cho luận văn thạc sĩ với hi vọng góp một giải pháp nhỏ cho quá trình nghiên cứu khoa học ở các tổ chức khoa học và công nghệ hiện nay

2 Lịch sử nghiên cứu

Ở Việt Nam, những năm gần đây cũng đã có một số công trình nghiên cứu về vấn đề giải pháp tài chính cho hoạt động nghiên cứu khoa học: có thể nêu lên một số công trình đã đề cập đến giải pháp tài chính dành cho các đề tài nghiên cứu khoa học

Nghiên cứu của Ngô Thị Kim Oanh (2006), Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ

khoa học “Những khó khăn trong việc hình thành Quỹ đầu tư mạo hiểm công

nghệ cao tại thành phố Hồ Chí Minh” Trong luận văn này tác giả đã phân

tích, khảo sát những khó khăn trong việc hình thành quỹ công nghệ cao tại thành phố Hồ Chí Minh [29]

Luận văn thạc sỹ của Phạm Thị Lan Anh (2014) với đề tài” Khắc phục

những vướng mắc trong chế độ tài chính với NCKH trong các trường đại học

ở Việt Nam (Nghiên cứu trường hợp Học Viện Tài chính) ”.[1] Tác giả chỉ ra

rằng để hoàn thiện cơ chế tài chính trong NCKH cần tăng cường đầu tư tài chính cho NCKH trong đó nhắc đến việc sử dụng vốn tự có của đơn vị, cải thiện chính sách tài chính một cách chung chung

Luận văn thạc sỹ của Kim Thị Diệp Hà (2014) với đề tài “Đổi mới

phương thức quản lí tài chính theo hướng tự chủ nhằm khắc phục sự không tương thích giữa cấp phát tài chính và tiến độ thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học (nghiên cứu trường hợp trường đại học khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc Gia Hà Nội)” [28] Tác giả chỉ ra rằng việc triển khai các

hoạt động NCKH đang gặp khó khăn và bất cập trong đó sự không tương thích giữa việc cấp phát tài chính và tiến độ thực hiện gây ra nhiều hậu quả cho người tham gia nghiên cứu và cơ quan quản lý Tác giả kiến nghị trao quyền tự chủ cho cá nhân tham gia nghiên cứu và cơ quan quản lý sẽ đem lại nhiều lợi ích và phù hợp với logic phát triển của nghiên cứu khoa học nói riêng cũng như của hoạt động khoa học và công nghệ nói chung

Trang 11

Thực tế, trong thời gian vừa qua đã có nhiều nghiên cứu về đổi mới cơ chế quản lý tài chính đối với khoa học và công nghệ ở Việt Nam Trên tinh thần kế thừa và phát triên các nghiên cứu này, thông qua việc hệ thống và nâng tầm những vấn đề xử lý thực tế trong nghiên cứu khoa học và công nghệ Tôi xin được góp thêm một tiếng nói chung về vấn đề hình thành quỹ

dự phòng nhằm khắc phục những hạn chế trong việc cấp phát kinh phí thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học

3 Mục tiêu nghiên cứu

Đề xuất hình thành quỹ dự phòng nhằm khắc phục sự không tương thích giữa cấp phát kinh phí và tiến độ thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học

của các tổ chức khoa học và công nghệ thuộc Bộ Công Thương

4 Phạm vi nghiên cứu

Về nội dung nghiên cứu: Tập trung nhận diện các vướng mắc của việc cấp phát kinh phí nghiên cứu khoa học và công nghệ tại các tổ chức khoa học

và công nghệ thuộc Bộ Công Thương

Nghiên cứu về các chính sách tài chính như nguồn vốn, cấp phát tài chính, giải ngân tài chính, các quỹ trong hoạt động nghiên cứu Khoa học và công nghệ

-Về không gian nghiên cứu: Nghiên cứu tổ chức khoa học và công nghệ thuộc Bộ Công Thương

- Về thời gian: Cơ sở dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu giới hạn từ năm

2011 đến 2016

5 Câu hỏi nghiên cứu

- Câu hỏi chính: Giải pháp nào để khắc phục những hạn chế trong việc chậm cấp phát, chậm giải ngân kinh phí thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học?

Trang 12

6 Giả thuyết nghiên cứu

Khắc phục việc chậm cấp phát kinh phí nhằm khắc phục sự không tương thích giữa cấp phát kinh phí và tiến độ thực hiện đề tài

Đã có rất nhiều phương pháp khắc phục hạn chế như: xin hỗ trợ từ các Quỹ phát triển KH&CN quốc gia; Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia, Cơ quan tạm ứng trước, tự vay mượn, tự bỏ tiền cá nhân… tuy nhiên thực tế cho thấy các phương pháp này chưa đem lại hiệu quả

Đề xuất hình thành Quỹ dự phòng là giải pháp giúp các nhà khoa học khắc phục những hạn chế trong việc chậm cấp phát tài chính, chậm giải ngân kinh phí thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học

7 Mẫu khảo sát

Các nghị định, thông tư hướng dẫn, văn bản về tài chính cho hoạt động KH&CN, quyết định giao kinh phí đề tài NCKH, hợp đồng nghiên cứu, biên bản kiểm tra tiến độ

8 Phương pháp chứng minh giả thuyết

- Phương pháp phân tích tài liệu: Tác giả thu thập những thông tin như chủ trương, chính sách liên quan nội dung nghiên cứu, số liệu thống kê, phân tích các đề tài, luận văn, các công trình nghiên cứu có liên quan, phân tích các nguồn tư liệu, số liệu lưu trữ có sẵn trong các báo cáo về đề tài NCKH, việc cấp phát và quyết toán kinh phí của Bộ Công Thương Tác giả tổng hợp tài liệu những nội dung: phân tích phát hiện thiếu, sai lệch; lựa chọn tài liệu để xây dựng luận cứ; sắp xếp tài liệu theo tiến trình để quan sát Giải thích để đưa ra những phán đoán, nhận xét, đánh giá các nội dụng, kết quả của các đề tài và các văn bản quy phạm pháp luật

- Phương pháp quan sát: Quan sát là phương pháp được sử dụng cả trong nghiên cứu khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và các nghiên cứu công nghệ Trong phương pháp quan sát, tác giả trực tiếp quan sát, thống kê các hoạt động đã và đang tồn tại về cấp phát và giải ngân kinh phí NCKH tại Bộ Công Thương

Trang 13

- Phương pháp phân tích bằng bảng hỏi : Bảng hỏi là danh sách các câu hỏi trên giấy, người tham gia điều tra sẽ hoàn thành bảng hỏi, địa điểm điều tra sẽ là cơ quan, tổ chức KH&CN thuộc Bộ Công Thương tác giả tiến hành làm phiếu hỏi mà người tham gia điều tra là các chủ nhiệm đề tài, những người tham gia thực hiện đề tài tại Bộ Công Thương

- Phương pháp phỏng vấn: Tác giả đưa ra những câu hỏi với người được phỏng vấn để thu thập thông tin Trong phỏng vấn, tác giả chọn người được phỏng vấn là các nhà quản lý tài chính, nhà quản lý KH&CN tại Bộ Công Thương am hiểu về lĩnh vực thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, đảm bảo tính khuyết danh của người được phỏng vấn Họ có thể cho những ý kiến

về những khía cạnh rất khác nhau

Sau khi đã lựa chọn được người được phỏng vấn, tác giả chuẩn bị trước câu hỏi và trao đổi trực tiếp để khai thác chi tiết hơn, đủ độ tin cậy để rút ra được các kết luận một cách khách quan phục vụ chủ đề nghiên cứu

9 Kết cấu luận văn

Gồm phần mở đầu, nội dung, kết luận, các phụ lục danh mục tài liệu tham khảo

Luận văn được kết cấu thành 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quỹ dự phòng cho khoa học và công nghệ Chương 2: Hiện trạng cấp phát kinh phí cho các đề tài nghiên cứu

KH&CN tại Bộ Công Thương

Chương 3: Giải pháp hình thành quỹ dự phòng nhằm khắc phục những

hạn chế trong việc cấp phát kinh phí thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học

Trang 14

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUỸ DỰ PHÒNG

CHO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

1.1 Khái niệm công cụ

1.1.1 Khái niệm khoa học

Khoa học được hiểu là “hệ thống tri thức về mọi loại quy luật của vật chất và sự vận động của vật chất, những quy luật của tự nhiên, xã hội, tư duy” Hệ thống tri thức được nói ở đây là hệ thống tri thức khoa học, khác với tri thức kinh nghiệm [26, tr.13]

Tri thức kinh nghiệm là những hiểu biết được tích lũy một cách ngẫu nhiên từ trong đời sống hàng ngày, nhờ tri thức kinh nghiệm, con người có được những hình dung thực tế về các sự vật, biết cách phản ứng trước tự nhiên, biết ứng xử trong các quan hệ xã hội Tri thức kinh nghiệm ngày càng trở nên phong phú, chứa đựng những mặt đúng đắn, nhưng riêng biệt, chưa thể đi sâu vào bản chất các sự vật, và do vậy, tri thức kinh nghiệm chỉ giúp cho con người phát triển đến một khuôn khổ nhất định Tuy nhiên, tri thức kinh nghiệm luôn là một cơ sở quan trọng cho sự hình thành các tri thức khoa học.[26, tr.13]

Tri thức khoa học là những hiểu biết được tích lũy một cách hệ thống nhờ hoạt động nghiên cứu khoa học, là loại hoạt động được vạch sẵn theo một mục tiêu xác định và được tiến hành dựa trên những phương pháp khoa học Tri thức khoa học không phải là sự kế tục giản đơn các tri thức kinh nghiệm

mà là sự tổng kết những tập hợp số liệu và sự kiện ngẫu nhiên, rời rạc để khái quát hóa thành cơ sở lý thuyết về các liên hệ bản chất [26, tr.14]

1.1.2 Khái niệm công nghệ

Công nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm theo hoặc không kèm theo công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm [31]

1.1.3 Nghiên cứu khoa học

Nghiên cứu khoa học là sự tìm kiếm những điều mà khoa học chưa biết: hoặc là phát hiện bản chất sự vật, phát triển nhận thức khoa học về thế

Trang 15

giới; hoặc là sáng tạo phương pháp mới và phương tiện kỹ thuật mới để làm

biến đổi sự vật phục vụ cho mục tiêu hoạt động của con người [26, tr 17]

1.1.4 Hoạt động khoa học và công nghệ

Hoạt động khoa học và công nghệ là hoạt động nghiên cứu khoa học, nghiên cứu và triển khai thực nghiệm, phát triển công nghệ, ứng dụng công nghệ, dịch vụ khoa học và công nghệ, phát huy sáng kiến và hoạt động sáng

tạo khác nhằm phát triển khoa học và công nghệ [31, tr1]

1.1.5 Nguồn vốn cho khoa học và công nghệ

1.1.5.1 Ngân sách nhà nước

Ngân sách nhà nước đóng vai trò chủ chốt trong việc đầu tư cơ sở vật chất tạo ra một hệ thống nghiên cứu đồng bộ Phần lớn kinh phí cho hoạt động nghiên cứu và chuyển giao ứng dụng công nghệ được đầu tư bằng vốn ngân sách trung ương và ngân sách địa phương Thực tế này xuất phát từ vai trò và nhiệm vụ của nhà nước trong việc cung ứng hàng hóa công cộng khoa học và công nghệ cho xã hội trong điều kiện thực hiện cơ chế kinh tế thị trường Mặt khác, nguồn vốn đầu tư cho phát triển khoa học và công nghệ có tính chất tương đối mạo hiểm nên ngân sách nhà nước mới có khả năng thực hiện

Đầu tư của NSNN đóng vai trò định hướng, điều phối trong việc phát triển khoa học và công nghệ, từ đó phục vụ tốt cho việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước Đối với các dự án, nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia thì vai trò đầu tư của ngân sách nhà nước lại càng đặc biệt quan trọng

- Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được

dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước ở Việt Nam, ngân sách nhà nước bao gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương, trong đó:

+ Ngân sách trung ương là các khoản thu ngân sách nhà nướ phân cấp cho cấp trung ương hưởng và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm

vụ chi của cấp trung ương

Trang 16

+ Ngân sách địa phương là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho cấp địa phương hưởng, thu bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chi của cấp địa phương

Thu ngân sách nhà nước là việc nhà nước dùng quyền lực của mình

để tập trung một phần nguồn tài chính quốc gia hình thành quỹ ngân sách nhà nước nhằm thỏa mãn các nhu cầu của nhà nước.[30]

Thu NSNN là hệ thống những quan hệ kinh tế giữa Nhà nước và xã hội phát sinh trong quá trình Nhà nước huy động các nguồn tài chính để hình thành nên quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước nhằm thỏa mãn các nhu cầu chi tiêu của mình Thu NSNN chỉ bao gồm những khoản tiền Nhà nước huy động vào ngân sách mà không bị ràng buộc bởi trách nhiệm hoàn trả trực tiếp cho đối tượng nộp Theo Luật NSNN hiện hành, nội dung các khoản thu NSNN bao gồm:

- Thuế, phí, lệ phí do các tổ chức và cá nhân nộp theo quy định của pháp luật;

- Các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước;

- Các khoản đóng góp của các tổ chức và cá nhân;

- Các khoản viện trợ;

- Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật [32, tr4]

Chi ngân sách nhà nước là việc phân phối và sử dụng quỹ ngân sách

nhà nước nhằm đảm bảo thực hiện chức năng của nhà nước theo những nguyên tắc nhất định [30]

Chi NSNN là công cụ tài chính có ảnh hưởng trực tiếp đến việc huy động nguồn lực tài chính của nhà nước đầu tư cho các lĩnh vực trong đó có lĩnh vực Khoa học và công nghệ Mức chi của ngân sách nhà nước nhiều hay

ít ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành những điều kiện cần thiết cho hoạt động của các cơ sở Khoa học và công nghệ, đến hoạt động nghiên cứu triển khai Khoa học và công nghệ trong các cơ sở, tổ chức nghiên cứu Khoa học và

Trang 17

công nghệ Thực tế ở Việt nam, vốn ngân sách nhà nước là nguồn vốn chủ đạo, chiếm tỷ lệ lớn trong tổng vốn của cơ sở, tổ chức Khoa học và Công nghệ nghiên cứu triển khai

- Chi NSNN là quá trình ngân sách nhà nước phân phối sử dụng nguồn tài chính tập trung được vào việc duy trì sự hoạt động của bộ máy nhà nước

và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình Chi ngân sách nhà nước bao gồm các khoản chi đầu tư phát triển; chi dự trữ quốc gia; chi thường xuyên; chi trả nợ lãi; chi viện trợ và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật Trong đó chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên là nội dung chi quan trọng bao gồm cả chi cho khoa học và công nghệ

Chi ngân sách cho hoạt động KH&CN [21, tr2]

Trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, nguồn ngân sách nhà nước luôn giữ vai trò chủ đạo, vốn đầu tư của ngân sách nhà nước cho phát triển khoa học và công nghệ thể hiện qua các nội dung sau:

Thứ nhất, chi đầu tư phát triển khoa học và công nghệ, đầu tư và hỗ trợ

xây dựng cơ sở vật chất- kỹ thuật cho các tổ chức khoa học và công nghệ không phân biệt thành phần kinh tế theo các nội dung sau;

- Xây dựng mới, nâng cấp, tăng cường năng lực nghiên cứu của các tổ chức Khoa học và công nghệ bao gồm: phòng thí nghiệm, xưởng thực nghiệm, trạm thực nghiệm, trung tâm phân tích, kiểm nghiệm, kiểm định, hiệu chuẩn và đánh giá sự phù hợp, các cơ sở thiết kế, chế tạo, thử nghiệm chuyên dụng; các cơ sở ứng dụng và chuyển giao công nghệ, tiêu chuẩn-đo lường- chất lượng; tổ chức trung gian của thị trường Khoa học và công nghệ;

- Xây dựng khu nghiên cứu và phát triển cho các khu công nghệ cao;

- Xây dựng hạ tầng thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia và thống kê về Khoa học và công nghệ;

- Các hoạt động đầu tư khắc phục phát triển Khoa học và công nghệ

Thứ hai, kinh phí hoạt động thường xuyên cho các tổ chức Khoa học và

công nghệ công lập bao gồm:

Trang 18

- Chi thường xuyên và các nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng của

tổ chức Khoa học và công nghệ công lập theo quy định pháp luật về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức Khoa học và công lập;

- Cấp vốn điều lệ và vốn bổ sung cho các quỹ quốc gia của Nhà nước trong lĩnh vực Khoa học và công nghệ;

- Đào tạo và bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ nghiên cứu về Khoa học và công nghệ ở trong nước và nước ngoài;

- Mua kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, mua công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ; hỗ trợ chuyển giao và nhập khẩu công nghệ;

- Thuê chuyên gia, tổ chức tư vấn trong nước và nước ngoài;

- Xúc tiến ứng dụng tiến bộ Khoa học và công nghệ;

- Hỗ trợ thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, ươm tạo và đổi mới công nghệ

-Tuyên truyền, phổ biến kiến thức, truyền thông, hoạt động thông tin

và thống kê khoa học và công nghệ; tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học trong nước và quốc tế;

- Hỗ trợ đăng ký và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, hoạt động tiêu chuẩn-

đo lường- chất lượng, công bố kết quả nghiên cứu khoa học, khen thưởng, giải thưởng Khoa học và công nghệ;

- Hỗ trợ các hoạt động hội nhập quốc tế về Khoa học và công nghệ; Tham gia hội nghị, hội thảo quốc tế; khảo sát tìm kiếm các thông tin về Khoa học và công nghệ, các nguồn cung ứng công nghệ ở nước ngoài; tham gia các hoạt động, sự kiện, diễn đàn về Khoa học và công nghệ quốc tế; niên liễm tham gia các tổ chức quốc tế về Khoa học và công nghệ; vốn đối ứng các dự

án quốc tế về Khoa học và công nghệ; bảo đảm hoạt động của mạng lưới đại diện Khoa học và công nghệ ở nước ngoài;

- Chi cho công tác duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa cơ sở vật chất-kỹ thuật

và trang thiết bị phục vụ cho hoạt động Khoa học và công nghệ;

Trang 19

Thứ ba, chỉ thực hiện các chương trình quốc gia về phát triển Khoa học

và công nghệ cũng như chi cho việc thực hiện các nhiệm vụ Khoa học và công nghệ của nhà nước do các cơ quan quản lý nhà nước giao, đặt hàng trực tiếp hoặc thông qua tuyển chọn, đấu thầu và được cấp theo phương thức khoán trên cơ sở hợp đồng thực hiện nhiệm vụ Khoa học và công nghệ giữa

cơ quan nhà nước và tổ chức Khoa học và công nghệ

Bảng 1.1 Nguồn lực đầu tƣ NSNN cho KH&CN giai đoạn 2011-2015

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Nguồn: Bộ Tài Chính

Tổng mức chi NSNN cho KH&CN giai đoạn 2011-2015( Bảng 1.1) về

cơ bản đã đảm bảo tỷ trọng 2% tổng chi NSNN như Nghị quyết của Đảng

1.1.5.2 Nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước

Nguồn vốn ngoài NSNN được hiểu là các nguồn vốn nằm ngoài ngân sách nhà nước cấp hằng năm như: các nguồn vốn được hình thành khi các tổ chức KH&CN công lập tự huy động vốn để đầu tư cho KH&CN gồm:

- Huy động vốn của các tổ chức, doanh nghiệp tư nhân đầu tư trực tiếp cho KH&CN

Tổng chi

NSNN 725.600 903.100 978.000 1.006.700 1.147.100 4.760.500 Tổng chi

Trang 20

- Nguồn thu từ các hợp tác kinh tế đặt hằng giữa các tổ chức KH&CN và doanh nghiệp

- Nguồn thu từ các quỹ KH&CN

1.2 Cấp phát kinh phí

1.2.1 Các văn bản pháp quy liên quan đến cấp phát kinh phí

Luật Khoa học và công nghệ năm 2013.[31]

Nghị định 115/2005/ND-CP ngày 05/9/2005 của Chính phủ về tự chủ,

tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập.[20]

Nghị định 80/2007/ND-CP ngày 19/5/2007 Chính phủ về doanh nghiệp khoa học và công nghệ.[17]

Nghị định 96/2010/ND-CP của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều nghị định 115/2005/ND-CP và Nghị định 80/2007/ND-CP.[18]

Nghị định số 11/2014/NĐ-CP ngày 18 tháng 02 năm 2014 của Chính phủ quy định về hoạt động thông tin khoa học và công nghệ [22]

Nghị định số 95/2014/ND-CP ngày 17/10/2014 của Chính phủ quy định về cơ chế đầu tư và cơ chế tài chính đối với hoạt động khoa học và công nghệ.[21]

Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2015 Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập [23]

Nghị định 54/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 6 năm 2016 Quy định cơ chế tự chủ của Tổ chức khoa học và công nghệ công lập [19]

Thông tư liên tịch số 93/2006/TTLT/BTC-BKHCN ngày 04/10/2006 của Bộ Tài chính - Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn chế độ khoán kinh phí của đề tài, dự án khoa học và công nghệ.[16]

Thông tư liên tịch số 44/2007/TTLT-BTC-BKHCN ngày 07/5/2007 của

Bộ Tài chính- Bộ Khoa học và công nghệ hướng dẫn định mức xây dựng và phân bổ dự toán kinh phí đối với các đề tài, dự án KH&CN có sử dụng ngân sách nhà nước.[15]

Thông tư liên tich số 121/2014/TTLT-BTC-BKHCN ngày 25/8/2014 của Bộ Tài chính- Bộ Khoa học và công nghệ quy định xây dựng dự toán,

Trang 21

quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng của tổ chức khoa học và công nghệ công lập.[14]

Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT/BTC-BKHCN ngày 22/4/2015 của

Bộ Tài chính- Bô Khoa học và Công nghệ hướng dẫn định mức xây dựng, phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước.[13]

Thông tư liên tịch số 27/2015/TTLT-BKHCN-BTC ngày 30/12/2015 của Bộ Khoa học và Công nghệ- Bộ Tài chính quy định khoán chi thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước.[11]

Thông tư 01/2017/TT-BKHCN ngày 12 tháng 01 năm 2017 của Bộ Khoa học và công nghệ quy định chi tiết một số điều của nghị định số 54//2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 6 năm 2016 của chính phủ quy định cơ chế tự chủ của Tổ chức khoa học và công nghệ công lập [10]

Công văn số 344/BKHCN-KHTH ngày 24/01/2014 của Bộ Khoa học

và công nghệ về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2015.[8]

Công văn số 4877/BKHCN-KHTH ngày 30 tháng 12 năm 2014 về việc hướng dẫn nội dung kế hoạch và dự toán ngân sách Nhà nước.[9]

Quyết định 3042/QD-BTC ngày 28/11/2014 của Bộ Tài chính về việc giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2015 và công văn số 4877/BKHCN-KHTH ngày 30/12/2014 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc hướng dẫn nội dung kế hoạch và dự toán ngân sách Khoa học và công nghệ năm 2015 của các Bộ, ngành.[12]

Quyết định số 5540/QĐ-BCT ngày 06 tháng 8 năm 2013 của Bộ Công Thương về việc phê duyệt chiến lược phát triển Khoa học và công nghệ ngành Công Thương giai đoạn 2011-2020.[3]

Thông tư số 50/2014/TT-BCT ngày 15 tháng 12 năm 2014 của Bộ Công Thương quy định về quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ.[4]

Quyết định 12798/QĐ-BCT ngày 23 tháng 11 năm 2015 của Bộ Công Thương quy định về định mức xây dựng, phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước.[5]

Trang 22

1.2.2 Các yếu tố chi phối việc cấp phát kinh phí

Hàng năm, việc phân bổ ngân sách đối với lĩnh vực KH&CN của Bộ Công Thương được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ KH&CN và Thông tư hướng dẫn thực hiện của Bộ Tài chính Việc phân bổ kinh phí thực hiện nhiệm vụ KH&CN căn cứ theo: (1) Quyết định phê duyệt nhiệm vụ triển khai của cơ quan có thẩm quyền; (2) khả năng cân đối của ngân sách nhà nước trong năm; (3) phù hợp với tiến độ thực hiện nội dung và giải ngân kinh phí của các nhiệm vụ đã được phê duyệt

Nguyên tắc phân bổ kinh phí thực hiện các nhiệm vụ KH&CN trong năm cần sắp xếp theo thứ tự ưu tiên để đảm bảo tiến độ thực hiện: (1) các nhiệm vụ KH&CN chuyển tiếp đã thực hiện từ các năm trước; (2) các nhiệm

vụ KH&CN mở mới bắt đầu thực hiện trong năm Không thực hiện phân bổ kinh phí ngân sách nhà nước chi lĩnh vực KH&CN đối với các nhiệm vụ KH&CN phê duyệt mới khi không xác định được nguồn kinh phí đảm bảo thực hiện

Theo phản ánh của các đơn vị trong quá trình triển khai thực hiện, do Luật KH&CN mới được ban hành, mặc dầu trong năm 2014 các cơ quan quản

lý nhà nước đã ban hành rất nhiều văn bản hướng dẫn thi hành Luật, tuy nhiên

hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật vẫn chưa được đầy đủ, hoàn thiện Vì vậy, các đơn vị vẫn trong tình trạng vừa triển khai vừa đợi các hướng dẫn cụ thể hơn dẫn đến hiện tượng triển khai chưa đồng bộ

Bên cạnh đó, do có nhiều nội dung mới trong Luật KH&CN nên mặc dầu Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính đã ban hành một số văn bản hướng dẫn thi hành Luật dưới dạng Thông tư liên tịch, Thông tư trong năm

2014 và đầu năm 2015 nhưng hầu hết các đơn vị đều lúng túng trong quá trình áp dụng và cần những hướng dẫn cụ thể hơn Đơn cử một số ví dụ cụ thể như sau:

- Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN ngày 22 tháng 4 năm 2015 của BTC, BKHCN [13] hướng dẫn định mức xây dựng, phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử

Trang 23

dụng ngân sách nhà nước có hiệu lực thi hành từ ngày 08 tháng 6 năm 2015, tuy nhiên công tác xây dựng kế hoạch khoa học và công nghệ năm 2016 tại thời điểm Thông tư được ban hành đã gần hoàn thành và các đơn vị vẫn xây dựng thuyết minh, dự toán theo các quy định tại TTLT số 44/2007/TTLT-BTC-BKHCN ngày 07 tháng 5 năm 2007 của BTC, BKHCN.[15]Ngoài ra, theo quy định tại Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN, các Bộ ngành có trách nhiệm ban hành các nội dung và định mức xây dựng dự toán đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ Tuy nhiên, việc xây dựng nội dung và định mức xây dựng dự toán của các Bộ, ngành nêu trên không thể thực hiện trong tháng 6 năm 2015 để kịp áp dụng trong quá trình xây dựng kế hoạch khoa học và công nghệ năm 2016 (theo yêu cầu của BKHCN tại công văn số 344/BKHCN-KHTH [8]thì các Bộ, ngành phải hoàn thành công tác tổng hợp kế hoạch và dự toán ngân sách, nộp báo cáo về Bộ Khoa học và Công nghệ vào ngày 15 tháng 6 năm 2015) Quy định này đã gây lúng túng cho các Bộ, ngành và các đơn vị trong quá trình triển khai thực hiện

Nghị định số 11/2014/NĐ-CP ngày 18 tháng 02 năm 2014 của Chính phủ [22] về hoạt động thông tin KH&CN đã quy định chức năng của đầu mối thông tin khoa học và công nghệ của các Bộ ngành và quy định ngân sách dành cho hoạt động thông tin khoa học và công nghệ được ghi thành một mục riêng trong mục lục ngân sách nhà nước hàng năm cho khoa học và công nghệ của Bộ, ngành Việc phân bổ ngân sách khoa học và công nghệ chi cho hoạt động thông tin khoa học và công nghệ căn cứ vào khả năng ngân sách, nhu cầu thực tiễn và tăng dần theo nhu cầu phát triển của hoạt động thông tin khoa học và công nghệ Tuy nhiên, đến tháng 6 năm 2015, Bộ Khoa học và Công nghệ chưa có những hướng dẫn cụ thể để các Bộ, ngành triển khai thực hiện Nghị định số 11/2014/NĐ-CP ngày 18 tháng 02 năm 2014 (BKHCN mới chỉ ban hành Thông tư số 14/2014/TT-BKHCN ngày 11 tháng 6 năm 2014 quy định về việc thu thập, đăng ký, lưu giữ và công bố thông tin về nhiệm vụ khoa học và công nghệ) Ngoài ra, trong hướng dẫn số 200/BKHCN-KHTH ngày

23 tháng 01 năm 2015 của BKHCN, nội dung về hoạt động thông tin khoa

Trang 24

học và công nghệ chưa được thể hiện rõ nét và vẫn chưa hướng dẫn ghi thành một mục riêng trong mục lục ngân sách nhà nước hàng năm cho khoa học và công nghệ của Bộ, ngành Vì vậy, việc triển khai Nghị định này tại Bộ Công Thương và các đơn vị thuộc Bộ vẫn gặp nhiều khó khăn

Công tác thẩm định về phân bổ ngân sách của BTC trong những năm vừa qua thường chậm so với thời gian quy định trong Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính, theo đó từ lúc nhà khoa học có ý tưởng đến lúc có khả năng được cấp kinh phí cho nhiệm vụ này nhanh nhất cũng mất 12 tháng Bắt đầu

từ tháng 3 hàng năm khi có hướng dẫn của BCT hướng dẫn triển khai kế hoạch nhiệm vụ KH&CN năm sau, Bộ triển khai thông báo đến các tổ chức KH&CN thuộc Bộ về việc đăng kí nghiên cứu đề tài các cấp Sau đó đến tháng 5 Bộ sẽ tập hợp kế hoạch báo cáo theo yêu cầu của Bộ Khoa học và Công nghệ Bộ, ngành phải hoàn thành công tác xây dựng kế hoạch khoa học

và công nghệ và nộp báo cáo về Bộ Khoa học và Công nghệ vào ngày 30 tháng 6 hàng năm và sớm nhất thì khoảng tháng 3 đến tháng 5 năm sau Bộ mới được giao dự toán kinh phí nghiên cứu khoa học cho các tổ chức KH&CN Việc giao dự toán cho các đơn vị bị muộn và tỷ lệ sử dụng ngân sách trong năm đối với các đề tài, dự án không đảm bảo theo tiến độ thời gian

về nội dung và dự toán kinh phí đã phê duyệt khi tuyển chọn đơn vị thực hiện

Các tổ chức KH&CN thuộc BCT vẫn tiếp tục phải đương đầu với nhiều khó khăn, rào cản từ sự thiếu đồng bộ của các cơ chế quản lý, về huy động vốn, đầu tư chiều sâu, kinh phí chuyển giao công nghệ, tổ chức hành chính, các chính sách thuế và bất lợi trong cạnh tranh Chính những nguyên nhân này đã làm chậm quá trình triển khai thực hiện và hạn chế hiệu quả của những chủ trương đúng đắn đã đề ra

Bên cạnh đó, cách tổ chức đề tài khoa học còn nặng tính xin - cho, làm nhiều người làm nghiên cứu mất nhiều thì giờ chạy dự án, việc tuyển chọn và nghiệm thu đề tài đôi khi còn dễ dãi nên một số đề tài không đạt chất lượng như đăng ký, ngoài ra không phải toàn bộ các nhiệm vụ NCKH Bộ đăng kí là được phê duyệt và thực tế kinh phí cấp thường thấp hơn so với dự toán

Trang 25

Không thực hiện phân bổ kinh phí ngân sách nhà nước chi lĩnh vực KH&CN đối với các nhiệm vụ KH&CN phê duyệt mới khi không xác định được nguồn kinh phí đảm bảo thực hiện dẫn đến các nhiệm vụ được phê duyệt mà không được xem xét cấp kinh phí trong năm mà được đua vào danh sách các nhiệm

vụ NCKH năm sau làm cho việc nghiên cứu đó có khả năng mất đi tính mới trong nghiên cứu khoa học

Cơ chế quản lý tài chính trong sử dụng kinh phí từ nguồn sự nghiệp còn chưa khoa học, mang nặng tính thủ tục hành chính, chưa thực sự gắn chi phí với kết quả cuối cùng, gây mất nhiều thời gian trong hoàn thành các thủ tục giải ngân Các định mức chi tại Thông tư liên tịch số 44/2007/TTLT-BTC-BKHCN của liên Bộ Tài chính-Khoa học và Công nghệ [9]đã lạc hậu, chưa tính đủ chi phí tiền công, tiền lương và các khoản đóng góp theo lương, chi khấu hao tài sản trong điều kiện các tổ chức KH&CN đã thực hiện cơ chế hoạt động theo Nghị định 115, gây khó khăn cho hoạt động của đơn vị cũng như trong triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ

Việc tạm ứng, quyết toán kinh phí đề tài thông qua kiểm soát chứng từ chi tiết như hóa đơn, các thủ tục chuyển số dư kinh phí chưa thanh toán trong thời gian thực hiện nhiệm vụ KH&CN sang năm sau để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ phải làm các thủ tục chuyển số dư kinh phí làm mất thời gian của cả

Trang 26

tư chiều sâu từ nguồn ngân sách nhà nước, trong khi đầu tư từ các tổng công

ty lại hết sức eo hẹp

Phần lớn các Viện nghiên cứu đều thiếu hệ thống thiết bị phục vụ nghiên cứu quy mô pilot, quy mô sản xuất thử nghiệm Đây là giai đoạn nghiên cứu rất quan trọng để khẳng định công nghệ và đánh giá khả năng phát triển công nghệ ra thị trường Việc thiếu hệ thống thiết bị thí nghiệm quy mô pilot, cùng với tỉ lệ hỗ trợ từ Ngân sách nhà nước thấp (không quá 30% tổng kinh phí) và tính rủi ro cao của giai đoạn nghiên cứu quy mô pilot là một trong những nguyên nhân quan trọng làm cho tỉ lệ kết quả nghiên cứu quy mô phòng thí nghiệm được chuyển giao, áp dụng vào sản xuất thấp Điều kiện trang thiết bị phục vụ nghiên cứu đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động khoa học và công nghệ Những Viện nghiên cứu có kết quả hoạt động tốt đều

là những đơn vị được đầu tư trang thiết bị tốt, có và làm chủ được các phần mềm đánh giá, thiết kế chuyên ngành mạnh, hiện đại Ngược lại, những đơn

vị có đội ngũ cán bộ yếu, thiết bị nghiên cứu lạc hậu đều không đủ năng thực thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ lớn, không giải quyết được các vấn đề khó khăn về công nghệ của doanh nghiệp, do đó, gặp nhiều khó khăn trong hoạt động

Công tác thẩm định về phân bổ ngân sách của Bộ Tài chính trong những năm vừa qua thường chậm so với thời gian quy định trong Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính, theo đó việc giao dự toán cho các đơn vị bị muộn và tỷ lệ sử dụng ngân sách trong năm đối với các đề tài, dự án không đảm bảo theo tiến độ thời gian về nội dung và dự toán kinh phí đã phê duyệt khi tuyển chọn đơn vị thực hiện Sự chậm trễ trong việc cấp phát kinh phí này

đã và có khả năng làm mất tính mới của nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, các ý tưởng nghiên cứu do phải chờ kinh phí mà đắp chiếu, nhiều sản phẩm KH&CN mang tính chất thời vụ đòi hỏi việc cung ứng các sản phẩm này đúng lúc, đúng thời điểm và kịp thời để đáp ứng nhu cầu sản xuất nhưng do không có vốn cho nên các sản phẩm khoa học bị chậm tiến độ dẫn đến không kịp kết nối với nhu cầu của thị trường, người nghiên cứu không kịp đáp ứng người có nhu cầu sử dụng kết quả nghiên cứu

Trang 27

Thời gian cho một phát minh mới của khoa học ra đời thay thế cho phát minh cũ có xu hướng rút ngắn lại và phạm vi ứng dụng của một thành tựu khoa học vào sản xuất và đời sống ngày càng mở rộng Tuy nhiên việc không thực hiện phân bổ kinh phí NSNN đối với các nhiệm vụ KH&CN phê duyệt mới khi không xác định được nguồn kinh phí đảm bảo thực hiện dẫn đến các nhiệm vụ được phê duyệt mà không được xem xét cấp kinh phí trong năm và

sẽ được đưa vào năm sau để cấp kinh phí dẫn đến các ý tưởng đó không còn mới, có khả năng sẽ bị một phát minh mới ra đời thay thế

Thông tư 44/2007/TTLT-BTC-BKHCN quy định: Khi tiền lương tối thiểu chung của Nhà nước được cấp có thẩm quyền điều chỉnh tăng thêm trên 50% so với mức lương tối thiểu chung quy định tại Nghị định số 94/2006/ND-CP ngày 7/9/2006 của Chính phủ hoặc khi thay đổi phương thức xác định dự toán kinh phí của đề tài, dự án thì liên BTC- BKHCN sẽ xem xét điều chỉnh, sửa đổi bổ sung định mức phân bổ ngân sách đối với các đề tài, dự

án sử dụng ngân sách nhà nước cho phù hợp.[15, tr9] Đến nay tiền lương cơ bản đã tăng lên 233% (1.050/450 nghìn đồng) và từ 1/7/2013 tiền lương cơ bản đã tăng lên 255% (1.150/450 nghìn đồng) Vì vậy các định mức phân bổ

dự toán quy định đã lạc hậu, gây khó khăn cho hoạt động của đơn vị cũng như trong triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ

Việc phân bổ dự toán kinh phí cho các đề tài, dự án KH&CN giai đoạn 2011-2015 căn cứ vào thông tư liên tịch số 44/2007/TTLT-BTC-BKHCN tức

là vẫn căn cứ vào số lượng các chuyên đề để xác định nhu cầu kinh phí, dẫn đến việc để được tăng kinh phí thì phải tăng số lượng chuyên đề BKHCN vẫn chưa xây dựng được một hệ thống khung định mức kinh tế kỹ thuật, định mức nhân công, vật tư, thiết bị áp dụng cho đề tài, đề án để trên cơ sở đó Bộ Tài chính có căn cứ ban hành các định mức tài chính vì vậy vẫn thiếu một hệ thống định mức kinh tế-kỹ thuật-tài chính phục vụ cho việc xây dựng dự toán, phân bổ dự toán kinh phí và nghiệm thu, đánh giá sản phẩm KH&CN dẫn đến tình trạng không đủ căn cứ cần thiết khi giao dự toán, phải hợp lý hóa các thủ tục khi nghiệm thu đề tài, dự án KH&CN Đồng thời do thiếu hệ thống khung

Trang 28

định mức này nên việc xây dựng dự toán và sử dụng kinh phí NSNN cho KH&CN chưa tiếp cận theo hướng tính đủ chi phí dẫn đến tình trạng bố trí chi NSNN hàng năm cho KH&CN trong một số trường họp không thực sự căn cứ theo hiệu quả hoạt động, năng lực, nhu cầu thực tế và khả năng thực hiện (tìm nhiệm vụ để phân bổ hết kinh phí, phân bổ dự toán cho một số nhiệm vụ KH&CN chưa đủ cơ sở ) nên dẫn đến kinh phí chờ nhiệm vụ (Trong năm phải trình Thủ tướng Chính phủ phân bổ để bổ sung kinh phí nhiều lần) đặc biệt là số kinh phí chuyển nguồn lớn không tạo động lực thúc đẩy các tổ chức KH&CN, các nhà khoa học khai thác các nguồn lực ngoài NSNN, còn tư tưởng trông chờ vào NSNN

Việc xây dựng dự toán chi hàng năm cho hoạt động KH&CN chưa căn

cứ vào nhiệm vụ, quyết định thực hiện đề tài, dự án của cơ quan có thẩm quyền (chưa rõ nội dung nghiên cứu, kinh phí thực hiện) nên trong năm phải thưc hiện tuyển chọn đề tài, dự án cũng như phân bổ kinh phí nhiều lần cho hết số dự toán được giao Bên cạnh đó, do nguồn NSNN lại được xác định và phân bổ trước khi các cơ quan KH&CN xác định được nhiệm vụ và nhu cầu kinh phí thực hiện nhiệm vụ KH&CN, dẫn đến thực tế là việc phân bổ kinh phí trong một số trường hợp không căn cứ vào nhiệm vụ, phải chờ nhiêm vụ

và có một số trường hợp phải tìm nhiệm vụ để sử dụng hết kinh phí NSNN đã được phân bổ vì vậy trong một số trường hợp việc sử dụng NSNN cho KH&CN chưa hiệu quả, còn tình trạng các đề tài, dự án chậm được triển khai, kinh phí được sử dụng không sát với mục đích, không khuyến kích được chủ nhiệm đề tài và cơ quan chủ trì nâng cao trách nhiệm trong thực hiện nhiệm

vụ KH&CN, kết quả không đạt được yêu cầu đặt ra

Các tổ chức chủ trì và chủ nhiệm nhiệm vụ sẽ phải bồi hoàn kinh phí và

sẽ không được quyền tham gia đăng kí tuyển chọn, xét giao trực tiếp các nhiệm vụ KH&CN các năm tiếp theo làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của các tổ chức chủ trì cũng như các nhà khoa học dẫn đến không thúc đẩy được trách nhiệm cũng như nỗ lực trong quá trình thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ của các nhà khoa học và các tổ chức KH&CN

Trang 29

Đối với năm 2016 việc phân bổ dự toán kinh phí cho các đề tài, dự án KH&CN căn cứ thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN ngày 22 tháng 4 năm 2015 của liên Bộ Tài chính-Khoa học và Công nghệ hướng dẫn định mức xây dựng, phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ

và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước[13]; Thông tư liên tịch số 59/2015/TTLT-BTC-BKHCN ngày 25 tháng 4 năm 2015 của Bộ Tài chính,

Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn quản lý tài chính thực hiện Chương trình phát triển thị trường khoa học và công nghệ đến năm 2020 ghi nhận những nỗ lực của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc đổi mới cơ chế tài chính trong lĩnh vực khoa học và công nghệ nhằm mục tiêu góp phần từng bước tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong hoạt động khoa học, giải phóng sức sáng tạo của các tổ chức và nhà khoa học, từng bước đưa các quy định về tài chính trong lĩnh vực khoa học và công nghệ phù hợp hơn với thực tế

1.3 Các Quỹ dự trữ tài chính cho khoa học và công nghệ

Theo Luật ngân sách số 83/2015/QH13 ngày 25 tháng 6 năm 2015 quy định:

Quỹ dự trữ tài chính là quỹ của Nhà nước, hình thành từ ngân sách nhà

nước và các nguồn tài chính khác theo quy định của pháp luật [33,tr2]

Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách là quỹ do cơ quan có thẩm

quyền quyết định thành lập, hoạt động độc lập với ngân sách nhà nước, nguồn thu, nhiệm vụ chi của quỹ để thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.[ 33, tr2]

1.3.1 Các Quỹ đầu tư phát triển Khoa học và công nghệ

Quỹ đầu tư cho phát triển khoa học và công nghệ là quỹ huy động vốn

từ các quỹ đầu tưu phát triển khoa học và công nghệ; nguồn vốn của các tổ chức, doanh nghiệp tư nhân đầu tư trực tiếp cho KH&CN Các quỹ đầu tư phát triển Khoa học và công nghệ bao gồm:

- Quỹ phát triển Khoa học và công nghệ quốc gia được thành lập theo Nghị định số 122/2003/ND-CP ngày 22/10/2003 của Chính phủ về thành lập Quỹ phát triển KH&CN Quốc gia và chính thức đi vào hoạt động từ năm

Trang 30

2008 Quỹ trực thuộc Bộ KH&CN, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận,

có chức năng tài trợ, cho vay để thực hiện các nhiệm vụ KH&CN đối với các

tổ chức, cá nhân khi có nhu cầu đề xuất Việc thành lập Quỹ xuất phát từ sự hạn chế về nguồn lực của ngân sách nhà nước và vai trò của nhà nước trong việc cung cấp vốn đầu tư phát triển KH&CN trong nền kinh tế Quỹ có các chức năng thực hiện các nhiệm vụ tài trợ, hỗ trợ, cho vay và ủy thác

- Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia được thành lập theo Quyết định số 1342/QD-TTg ngày 05/8/2011 về việc thành lập Quỹ và Quyết định số 1051/QD-TTg ngày 03/7/2013 ban hành Điều lệ về Tổ chức và hoạt động của Quỹ, theo đó Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia hoạt động không vì mục đích lợi nhận, có chức năng cho vay ưu đãi, hỗ trợ lãi suất vay, bảo lãnh vay để vay vốn, hỗ trợ vốn cho các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp thực hiện nghiên cứu, chuyển giao, đổi mới và hoàn thiện công nghệ

- Quỹ phát triển KH&CN của doanh nghiệp

Để có nguồn cung ứng thêm vốn đầu tư phát triển KH&CN trong các doanh nghiệp, nhà nước đã ban hành chính sách quy định các doanh nghiệp phải thành lập Quỹ phát triển KH&CN của doanh nghiệp Quỹ phát triển KH&CN của doanh nghiệp được hình thành với mục đích đầu tư cho hoạt động KH&CN nhằm nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua nghiên cứu, ứng dụng, đổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm, hợp lý hóa sản xuất của doanh nghiệp

Nguồn hình thành quỹ phát triển KH&CN của doanh nghiệp theo quy định tại Thông tư số 15/2011/TT-BTC ngày 09/02/2011 hướng dẫn thành lập,

tổ chức, hoạt động và quản lý sử dụng Quỹ Phát triển KH&CN của doanh nghiệp và Thông tư số 105/2012/TT-BTC ngày 25/6/2012 sửa đổi, bổ sung Thông tư 15/2011/TT-BTC bao gồm: (1) Một phần từ thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ tính thuế (Doanh nghiệp tự quyết định mức trích

cụ thể nhưng tối đa không quá 10% thu nhập tính thuế trong kỳ); (2) Một phần điều chuyển từ quỹ phát triển KH&CN của tổng công ty, công ty mẹ ( đối với các công ty con hoặc doanh nghiệp thành viên) hoặc điều chuyển từ

Trang 31

Quỹ phát triển KH&CN của các công ty con, doanh nghiệp thành viên về Quỹ phát triển KH&CN của các công ty con, doanh nghiệp thành viên về Quỹ phát triển KH&CN của tổng công ty, công ty mẹ ( đối với tổng công ty, công ty mẹ); (3) các nguồn khác theo quy định của pháp luật

Các Quỹ này không dùng cho mục đích khắc phục sự không tương thích giữa tiến độ đề tài và tốc độ giải ngân nên cần thành lập Quỹ phục vụ cho công việc này

1.3.2 Quỹ dự phòng

1.3.2.1 Nguyên tắc tổ chức hoạt động của Quỹ:

Quỹ dự phòng là quỹ do cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập, hoạt động độc lập với ngân sách nhà nước, nhiệm vụ chi của quỹ hoạt động với nguyên tắc cho vay không lấy lãi và bảo lãnh vốn vay nhằm hỗ trợ, đảm bảo kinh phí được cấp phát đủ và đúng tiến độ

Hoạt động của Quỹ:

Hoạt động cho vay của Quỹ: Quỹ dự phòng cho vay không lấy lãi và bảo lãnh vốn vay cho các đối tượng là dự án, đề tài KH&CN đã được phê duyệt và rõ ràng về thời gian thực hiện nhiệm vụ nhưng kinh phí cấp phát về chậm; là các đề tài có thương mại hóa kết quả nghiên cứu được cấp kinh phí đúng tiến độ nhưng nhỏ giọt, còn dàn trải, thiếu tập trung

Hoạt động thu hồi vốn là thời gian thu hồi vốn cho vay khi các đề tài, nhiệm vụ KH&CN được NSNN cấp kinh phí

1.3.2.2 Cơ cấu tổ chức

Quỹ dự phòng là đơn vị trực thuộc vụ khoa học và công nghệ Quỹ có

tư cách pháp nhân, có vốn điều lệ, có con dấu riêng Bộ máy quản lý và điều hành của Quỹ gồm: Hội đồng quản lý Quỹ, Cơ quan điều hành Quỹ làm việc theo chế độ kiêm nhiệm

Trang 32

Tiểu kết chương 1

Nội dung nghiên cứu cho thấy việc phân bổ và giao ngân sách cho các

đề tài, dự án nghiên cứu KH&CN đến các đơn vị chủ trì thực hiện thường rất chậm, có rất nhiều đề tài, dự án nghiên cứu khoa học đến tháng 6, tháng 7 hoặc thậm chí phải đến tháng 9, tháng 10 hằng năm mới được cấp, điều này gây những hệ lụy

Một là làm chậm tiến độ về thời gian thực hiện các đề tài, dự án KH&CN

Hai là chậm cấp phát kinh phí dẫn đến làm mất đi tính mới của đề tài

Ba là ý tưởng mới xuất hiện nhưng năm sau mới được giao kinh phí dẫn đến lạc hậu vì có một ý tưởng mới ra đời và thay thế

Bốn là chậm cấp phát kinh phí dẫn đến cuối năm phải kết chuyển nguồn lớn không tạo được động lực thúc đẩy các tổ chức KH&CN và nhà khoa học khai thác các nguồn lực ngoài NSNN mà có tư tưởng ỉ lại trông chờ vào NSNN

Năm là trong năm phải phân bổ kinh phí nhiều lần

Sáu là các dự án, đề tài nghiên cứu KH&CN chậm triển khai, kinh phí được sử dụng không sát mục đích dẫn đến không khuyến khích nâng cao trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ KH&CN

Bẩy là nếu tổ chức chủ trì và chủ nhiệm nhiệm vụ phải bồi hoàn kinh phí thực hiện thì sẽ không được quyền tham gia đăng kí tuyển chọn năm tiếp theo

Trang 33

CHƯƠNG 2 HIỆN TRẠNG CẤP PHÁT KINH PHÍ CHO CÁC ĐỀ TÀI

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TẠI BỘ CÔNG THƯƠNG

2.1 Giới thiệu về Bộ Công Thương

2.1.1 Khái quát về Bộ Công Thương

Được thành lập trên cơ sở hợp nhất Bộ Công nghiệp và Bộ Thương mại

từ tháng 8 năm 2007 Bộ Công Thương là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công nghiệp và thương mại, bao gồm các ngành và lĩnh vực: Điện, than, dầu khí, năng lượng mới, năng lượng tái tạo, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, công nghiệp cơ khí, luyện kim, công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản, công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp môi trường, công nghiệp công nghệ cao; cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, khuyến công; thương mại trong nước; xuất nhập khẩu, thương mại biên giới; phát triển thị trường ngoài nước; quản lý thị trường; xúc tiến thương mại; thương mại điện tử; dịch vụ thương mại; hội nhập kinh tế quốc tế; cạnh tranh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, phòng vệ thương mại; các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ Đối với nhiệm vụ Khoa học và công nghệ,

Bộ Công Thương có nhiệm vụ tổ chức xây dựng, hướng dẫn, triển khai thực hiện, đánh giá nghiệm thu các chương trình nghiên cứu khoa học, công nghệ, môi trường; chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm

và hiệu quả; chương trình khoa học, công nghệ trọng điểm nhà nước về khoa học công nghệ và môi trường ngành công nghiệp và thương mại; các chương trình dự án theo cơ chế phát triển sạch; chương trình ứng dụng công nghệ sinh học trong công nghiệp chế biến và các chương trình, các đề án khác có sử dụng nguồn ngân sách nhà nước do cấp quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt Đầu mối về tổ chức mạng lưới thông tin, hợp tác quốc tế về khoa học công nghệ, chất lượng sản phẩm, sử dụng năng tiết kiệm và hiệu quả, vệ sinh

an toàn thực phẩm trong công nghiệp chế biến theo thông báo của Việt Nam

và WTO; ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ dự báo để xây dựng quy

Trang 34

hoạch, kế hoạch phát triển khoa học công nghệ Bộ Công Thương quản lý mạng lưới các tổ chức khoa học công nghệ gồm 24 viện nghiên cứu (22 viện nghiên cứu chuyên ngành và 02 viện nghiên cứu chiến lược chính sách), trong

đó 10 viện trực thuộc Bộ và 14 viện trực thuộc các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty 90 và 91 (sau đây viết tắt là Tập đoàn, Tổng công ty) Một số ngành, lĩnh vực chỉ có một viện nghiên cứu chuyên ngành trực thuộc Bộ hoặc trực thuộc Tập đoàn, Tổng công ty thực hiện chức năng, nhiệm vụ chính là nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ phục vụ phát triển ngành, lĩnh vực như ngành dầu khí (Viện Dầu khí Việt Nam), ngành năng lượng (Viện Năng lượng), ngành da giầy (Viện Nghiên cứu Da giày), ngành thuốc lá (Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Viện Kinh tế kỹ thuật thuốc lá),.v.v ; một số ngành có từ 2 đến 3 viện nghiên cứu như ngành giấy (2 Viện nghiên cứu là Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy và Công ty Trách nhiệm hữu hạn hai thành viên Viện Công nghiệp giấy và Xenlulô), ngành khai thác và chế biến khoáng sản (3 Viện nghiên cứu là Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ-Luyện kim, Viện Cơ khí Năng lượng và Mỏ-Vianacomin, Viện Khoa học công nghệ Mỏ-Vinacomin).v.v… Các đơn vị này là những hạt nhân nòng cốt trong việc triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong ngành Công Thương

Bảng 2.1 Các tổ chức khoa học công nghệ thuộc Bộ Công Thương

27/2007/QĐ-31/5/2007 Bộ Công

nghiệp (nay là Bộ Công Thương)

Tổ chức khoa học

và công nghệ tự trang trải kinh phí hoạt động thường xuyên

Trang 35

QĐ-15/12/2006 Bộ Công

nghiệp (nay là Bộ Công Thương)

Tổ chức khoa học

và công nghệ tự trang trải kinh phí hoạt động thường xuyên

3 Viện

KH&CN Mỏ

- Luyện kim

3646/ BCN

QĐ-15/12/2006 Bộ Công

nghiệp (nay là Bộ Công Thương)

Tổ chức khoa học

và công nghệ tự trang trải kinh phí hoạt động thường xuyên

4 Viện Nghiên

cứu Da- Giầy

15/12/2006 Bộ Công

nghiệp (nay là Bộ Công Thương)

Tổ chức khoa học

và công nghệ tự trang trải kinh phí hoạt động thường xuyên

5 Viện Nghiên

cứu Sành sứ

Thuỷ tinh

3640/ BCN

QĐ-15/12/2006 Bộ Công

nghiệp (nay là Bộ Công Thương)

Tổ chức khoa học

và công nghệ tự trang trải kinh phí hoạt động thường xuyên

6 Viện Công

nghiệp thực

phẩm

3643/ BCN

QĐ-15/12/2006 Bộ Công

nghiệp (nay là Bộ Công Thương)

Tổ chức khoa học

và công nghệ tự trang trải kinh phí hoạt động thường xuyên

Trang 36

3644/QĐ-15/12/2006 Bộ Công

nghiệp (nay là Bộ Công Thương)

Tổ chức khoa học

và công nghệ tự trang trải kinh phí hoạt động thường xuyên

8 Viện Năng

lượng

HĐQT

57/QĐ-EVN-28/12/2006 Tập đoàn

Điện lực Việt Nam

Tổ chức khoa học

và công nghệ tự trang trải kinh phí hoạt động thường xuyên

9 Viện Công

nghệ

15/12/2006 Tổ chức khoa học

và công nghệ tự trang trải kinh phí hoạt động thường xuyên

3638/QĐ-15/12/2006 Bộ Công

nghiệp (nay là Bộ Công Thương)

Tổ chức khoa học

và công nghệ tự trang trải kinh phí hoạt động thường xuyên

Trang 37

20/12/2006 Tổng Công

ty Thép Việt Nam

Tổ chức khoa học

và công nghệ tự trang trải kinh phí hoạt động thường xuyên

13 Viện Hoá học

Công nghiệp

Việt Nam

BCT

0366/QĐ-28/8/2007 Bộ Công

nghiệp (nay là Bộ Công Thương)

Tổ chức khoa học

và công nghệ tự trang trải kinh phí hoạt động thường xuyên

2332/QĐ-28/9/2010 Tập đoàn

Công nghiệp Than- khoáng sản Việt Nam

Tổ chức khoa học

và công nghệ tự trang trải kinh phí hoạt động thường xuyên

2335/Q§-28/9/2010 Tập đoàn

Công nghiệp Than- khoáng sản Việt Nam

Tổ chức khoa học

và công nghệ tự trang trải kinh phí hoạt động thường xuyên

16 Viện Dầu khí

Việt Nam

DKVN

035/QĐ-04/01/2008 Tập đoàn

Dầu khí Việt Nam

Tổ chức khoa học

và công nghệ tự trang trải kinh phí hoạt động thường xuyên

Trang 38

746/QĐ-14/12/2006 Tập đoàn

Dệt May Việt Nam

Tổ chức khoa học

và công nghệ tự trang trải kinh phí hoạt động thường xuyên

206/2006/QĐ-05/09/2006 Thủ tướng

Chính phủ

Doanh nghiệp khoa học và công nghệ

264/QĐ-12/12/2006 Tổng công

ty Giấy Việt Nam

Tổ chức khoa học

và công nghệ tự trang trải kinh phí hoạt động thường xuyên

QĐ-26/07/2011 Tổng công

ty Giấy Việt Nam

Doanh nghiệp khoa học và công nghệ

Trang 39

277A/QĐ-09/07/2013 Tập đoàn

Dệt may Việt nam

Tổ chức khoa học

và công nghệ tự trang trải kinh phí hoạt động thường xuyên

Tổ chức khoa học

và công nghệ hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu chiến lược, chính sách, nghiên cứu xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật chuyên ngành, phục vụ quản lý nhà nước

24 Viện Nghiên

cứu Thương

mại

Không thuộc diện chuyển đổi

Tổ chức KH&CN hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu chiến lược, chính sách, nghiên cứu xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật chuyên ngành, phục vụ quản lý nhà nước

( Nguồn Bộ Công Thương năm 2016)

Trang 40

2.1.2 Hoạt động nghiên cứu khoa học tại Bộ Công Thương

Trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2016, cùng với cả nước, ngành Công Thương đứng trước những cơ hội và vận hội thuận lợi mới để phát triển, đồng thời cũng phải đối mặt với không ít khó khăn và thách thức Những thắng lợi về ngoại giao, an ninh, quốc phòng; những chuyển biến mạnh mẽ về cải cách hành chính và luật pháp; sự tham gia ngày càng sâu rộng vào hội nhập quốc tế đã góp phần củng cố và nâng cao vị thế của đất nước trên trường quốc tế Tuy nhiên, sự cạnh tranh khốc liệt trong xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng trong khi công nghệ của các ngành công nghiệp nước ta phần lớn còn lạc hậu, năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm chưa cao và thiếu nguồn nguyên liệu cũng đặt ra cho nền sản xuất trong nước những bài toán khó cần tìm lời giải đáp Bên cạnh đó, tình hình kinh tế thế giới với nhiều bất ổn, kéo theo sự biến động của nguyên liệu, vật tư đầu vào cho sản xuất trong nước, khả năng tiêu thụ của các sản phẩm xuất khẩu, đồng thời, thiên tai hạn hán, bão lụt, dịch bệnh xẩy ra ở nhiều nơi làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội Thêm vào đó, thị trường thế giới xuất hiện những biến động khó lường; các nước phát triển có xu hướng gia tăng việc áp đặt các rào cản kỹ thuật khi các biện pháp thuế quan bị hạn chế, lạm dụng các biện pháp tự vệ như chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với hàng hoá xuất khẩu của các nước đang phát triển

Trong bối cảnh đó, hoạt động khoa học và công nghệ của ngành Công Thương đã có những chuyển biến tích cực, phù hợp với tình hình mới Các nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của ngành trong những năm qua luôn gắn với sản xuất, góp phần giải quyết các đòi hỏi thực tế, đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu quả sản xuất trong cơ chế thị trường, đồng thời hướng tới việc sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên, năng lượng, phát triển nguồn nguyên liệu trong nước thay thế nhập ngoại; thúc đẩy đổi mới, áp dụng công nghệ hiện đại, chế tạo các thiết bị, dây chuyền sản xuất, đem lại hiệu quả kinh

tế cho ngành; chú trọng phát huy hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan nghiên cứu với các doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước, tạo mạng lưới sâu rộng; phát huy sự phối hợp giữa các tổ chức trong và ngoài ngành, một số cơ quan

Ngày đăng: 07/12/2019, 07:54

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w