1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

de so 3 bai tap hoc ky hinh su 2 (8diem).doc

8 1,5K 15
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 119,5 KB

Nội dung

de so 3 bai tap hoc ky hinh su 2 (8diem)

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Định tội danh là một vấn đề rất quan trọng trong quá trình giải quyết các vụ ánhình sự, là tiền đề cho việc phân hóa trách nhiệm hình sự và cá thể hoá hình phạtmột cách công minh, chính xác Tuy nhiên, việc định tội danh chính xác thật khôngdễ dàng Trên thực tiễn xung quanh một vụ án có rất nhiều quan điểm về việc xácđịnh tội danh của người phạm tội đặc biệt là đối với những vụ án mà hành vi phạmtội của người phạm tội không thể hiện các yếu tố cấu thành tội phạm một cách đặctrưng, rõ ràng.

Trường hợp phạm tội của A thông qua tình huống số 5 là một minh chứng rõ nét.Xung quanh hành vi của A, có hai quan điểm như sau: 1 Hành vi của A cấu thànhtội công nhiên chiếm đoạt tài sản; 2 Hành vi của A cấu thành tội chiếm giữ tráiphép tài sản Vậy, ý kiến nào mới là ý kiến đúng Cùng khẳng định qua bài viết dướiđây.

GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG

Trong tình huống đưa ra không đề cập đến vấn đề độ tuổi cũng như năng lực chịuTNHS của K, vì thế có thể mặc nhiên hiểu là K có đầy đủ các điều kiện để trở thànhchủ thể thường của tội phạm Như vậy, với dấu hiệu chủ thể này thì K hoàn toàn cóthể trở thành chủ thể của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản hay tội chiếm giữ tráiphép tài sản được nếu thực hiện hành vi thỏa mãn các dấu hiệu khác của một tronghai loại tội này.

1 Về ý kiến thứ nhất: Hành vi của K cấu thành tội công nhiên chiếm đoạt tàisản.

Để khẳng định hành vi của K có cấu thành tội công nhiên chiếm đoạt tài sản haykhông thì cần thiết phải xem xét hành vi của K có thỏa mãn cấu thành tội phạm củatội công nhiên chiếm đoạt tài sản không?

- Về khách thể của tội phạm.

Mặc dù tội công nhiên chiếm đoạt tài sản được quy định trong chương các tộiphạm xâm phạm sở hữu, nhưng khác với tội cướp tài sản tội, bắt cóc nhằm chiếmđoạt tài sản hay tội cướp giật tài sản, tội công nhiên chiếm đoạt tài sản không xâm

Trang 2

phạm đến quan hệ nhân thân mà chỉ xâm phạm đến quan hệ sở hữu, đặc điểm này

được thể hiện trong cấu thành tội công nhiên chiếm đoạt tài sản không quy định thiệthại về tính mạng, sức khỏe là tình tiết định khung hình phạt

Đối tượng tác động của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản là những tài sản thuộc

sở hữu của một chủ thể nhất định, những tài sản này chưa thoát ly khỏi sự chiếmhữu của chủ sở hữu (không bị chủ sở hữu đánh mất, bỏ quên, giao nhầm,…), tuy

nhiên tại thời điểm người phạm tội có hành vi công nhiên1 chiếm đoạt, chủ sở hữutài sản không có khả năng quản lý và bảo vệ tài sản do hoàn cảnh khách quan Mặcdù biết người khác đang có hành vi chiếm đoạt tài sản của mình nhưng chủ sở hữulại không có khả năng ngăn cản được hành vi đó.

Áp dụng vào tình huống: K đã có hành vi xâm phạm đến quan hệ sở hữu về tài

sản của ông A đối với số tiền trị giá 4.500.000 đồng được cất trong chiếc cặp sáchmàu đen thông qua hành vi chiếm giữ, trạng thái tài sản tại thời điểm K có hành vi

chiếm giữ là tài sản đã thoát ly khỏi sự chiếm hữu của chủ sở hữu Thật vậy, theo

các tình tiết trong đề bài thì số tiền bị ông A bỏ quên tại quán nước, sau khi bỏ quên,ông A không còn khả năng chiếm hữu và quản lý tài sản của mình nữa (không thểbiết ai mở hoặc lấy cặp của mình), bà H là chủ quán nước cũng phải là người quản lýđối với tài sản này Như vậy, đối tượng mà hành vi của K tác động không thỏa mãnđối tượng tác động của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản.

Trong tình huống, ngoài số tiền 4.500.000 đồng còn đề cập đến việc K có hành vichiếm giữ một số giấy tờ trong cặp của ông A Vấn đề đặt ra là số giấy tờ này cóđược coi là đối tượng của tội phạm trong do Luật hình sự điều chỉnh hay không? Vàliệu có được định giá để xác định mức thiệt hại do hành vi của K gây ra? Các tìnhtiết trong tình huống không nói đến dấu hiệu cụ thể của loại giấy tờ này, vì vậykhông thể khẳng định được bản chất của loại giấy tờ này cũng như việc loại giấy tờnày có thuộc đối tượng được định giá hay không Từ đó có thể xác định tài sản Achiếm giữ không bao gồm cả loại giấy tờ này Thực tiễn xét xử cho thấy nhiềutrường hợp người bị hại còn bị mất các giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu tài sản

1 Hành vi công nhiên chiếm đoạt là việc thực hiện việc chiếm đoạt không hề có bất cứ hành vi che dấu việc chiếm đoạt.

Trang 3

như: giấy chứng nhận đăng ký xe máy, xe ô tô, giấy chứng nhận quyền sở hữu vềnhà ở, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,…nhưng các loại giấy tờ này dù có đembán, đem trao đổi với giá trị lớn nhưng không thể coi nó là tài sản2.

Như vậy, đối tượng mà hành vi của A tác động không thỏa mãn đối tượng tácđộng của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản.

- Về mặt khách quan của tội phạm.

+ Xét hành vi khách quan:

Đối với tội công nhiên chiếm đoạt tài sản: Do đặc điểm riêng của tội công nhiên

chiếm đoạt tài sản nên người phạm tội chỉ có một hành vi khách quan duy nhất là

“chiếm đoạt”, nhưng chiếm đoạt bằng bằng hình thức công khai, với thủ đoạn lợi

dụng sơ hở của người quản lý tài sản hoặc lợi dụng hoàn cảnh khách quan khác như:thiên tai, hỏa hoạn, chiến tranh… Ví dụ: lợi dụng A (thợ điện) đang sửa điện ở trêncao, B là chiếm đoạt chiếc xe máy của A ở dưới chân cột điện, mặc dù biết B cóhành vi chiếm đoạt tài sản của mình nhưng A lại không thể ngăn cản.

Hành vi khách quan này được thực hiện công khai, trắng trợn Mặc dù tính chấtcông khai, trắng trợn không phải là hành vi khách quan nhưng lại là một đặc điểm cơbản, đặc trưng đối với tội công nhiên chiếm đoạt tài sản (phân biệt tội công nhiênchiếm đoạt tài sản với tội trộm cắp tài sản – chiếm đoạt tài sản một cách lén lút).Công nhiên chiếm đoạt tài sản trước hết là công nhiên với chủ sở hữu hoặc ngườiquản lý tài sản, sau đó là công nhiên đối với mọi người xung quanh Tuy nhiên, đốivới người xung quanh, người phạm tội có thể có những thủ đoạn gian dối, lén lút đểtiếp cận tài sản, nhưng khi chiếm đoạt, người phạm tội vẫn công khai, trắng trợn.

Đối chiếu với hành vi khách quan của K, theo tình huống, khi phát hiện ra chiếc

cặp bỏ quên, ông K nói với bà chủ quán là H “Xem trong cặp có cái gì” rồi côngkhai mở cặp ra xem, sau khi thấy một số giấy tờ cùng một khoản tiền là 4.500.000

đồng, K chia cho bà chủ quán 2.000.000, giấy tờ và số còn tiền còn lại thì K giữ.Như vậy, K đã thực hiện hành vi chiếm giữ tài sản một cách công khai với ngườixung quanh (có sự chứng kiến của bà H) và bản chất của sự chiếm giữ này không có

2 Bình luận khoa học Bộ luật hình sự, phần các tội phạm – tập 2.

Trang 4

tính chất chiếm đoạt - A chiếm giữ số tiền thông qua hành vi nhặt được tài sản

(người khác để quên)

Như vậy, mặc dù hành vi khách quan của K được thực hiện một cách công khaivới người xung quanh tuy nhiên không thể coi là công khai với chủ sở hữu được vìtại thời điểm K thực hiện hành vi chiếm giữ, A không hề biết và chứng kiến chính vìvậy, hành vi này không có tính chất công khai giống như hành vi của tội công nhiênchiếm đoạt tài sản Hơn nữa, việc K có được tài sản không hề sử dụng bất cứ mộtthủ đoạn nào, mà việc có được tài sản là ngẫu nhiên trong khi đó hành vi khách quancủa tội công nhiên chiếm đoạt tài sản chỉ có thể thực hiện được dựa trên thủ đoạn sơhở của người quản lý tài sản hoặc lợi dụng hoàn cảnh khách quan khác

+ Xét hậu quả của hành vi:

Hậu quả của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản là thiệt hại về tài sản mà cụ thể làgiá trị tài sản bị chiếm đoạt Theo quy định tại khoản 1 Điều 137 BLHS, giá trị tàisản bị chiếm đoạt từ 2.000.000 đồng trở lên hoặc nếu tài sản bị chiếm đoạt dưới2.000.000 đồng thì phải kèm điều kiện gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạthành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa bịxóa án tích mà còn vi phạm thì mới cấu thành tội công nhiên chiếm đoạt tài sản.

Hành vi của K đã gây ra thiệt hại về tài sản cho A mà cụ thể là số tiền 4.500.000đồng, thỏa mãn dấu hiệu hậu quả trong tội công nhiên chiếm đoạt tài sản (tài sảnchiếm đoạt từ 2.000.000 đồng trở lên) Tuy nhiên, số tiền này K có được không phảithông qua hành vi chiếm đoạt.

- Xét lỗi của K đối với hành vi: Trong tình huống, K thực hiện hành vi chiếm

giữ tài sản của A với lỗi cố ý trực tiếp, ban đầu K mở cặp của A ra vì tò mò nhưngsau khi phát hiện ra số tiền trong cặp của A, K đã nảy sinh ý định chiếm đoạt, mặcdù hoàn toàn nhận thức được hành vi của mình là sai trái nhưng K vẫn cố tình thựchiện đến cùng và mong muốn cho hậu quả xảy ra.

Tóm lại hành vi của K không cấu thành tội công nhiên chiếm đoạt tài sản hay

nói cách khác: ý kiến “hành vi của K cấu thành tội công nhiên chiếm đoạt tài sản”là sai.

Trang 5

2 Về ý kiến: “Hành vi của K cấu thành tội chiếm giữ trái phép tài sản”.

Hành vi của K thỏa mãn dấu hiệu khách thể và hành vi khách quan của tộichiếm giữ trái phép tài sản nhưng không thỏa mãn dấu hiệu chủ quan và hậuquả của hành vi chiếm giữ trong tội chiếm giữ trái phép tài sản Cụ thể:

- Xét khách thể của tội phạm:

Khách thể của tội chiếm giữ trái phép tài sản là quyền sở hữu tài sản của chủ sởhữu, áp dụng vào trong tình huống, K đã có hành vi xâm phạm quyền sở hữu về tàisản của K mà cụ thể là số tiền 4.500.000 đồng, sự xâm phạm được biểu hiện thôngqua hành vi khách quan của K: K đã lấy số tiền 4.500.000, sau đó chia cho bà H2000.000 đồng.

Đối tượng tác động của tội chiếm giữ trái phép tài sản là những tài sản không cóchủ hoặc chưa có chủ Theo Điều 163 Bộ luật dân sự 2005 thì tài sản đó bao gồm:

vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản Trong tội chiếm giữ trái phép tài sản,thì phải là tài sản hữu hình, có thể nhìn thấy, sờ thấy Bên cạnh đó, tài sản phải ở

trong trạng thái đã thoát ly khỏi sự chiếm sự hữu của chủ sở hữu tài sản vì những lý

do khác nhau như tài sản bị bỏ quên, bị đánh rơi hay bị giao nhầm… hoặc là nhữngtài sản chưa được phát hiện như kim khí quý, đã quý, những cổ vật còn nằm tronglòng đất

Trong tình huống, K chỉ có thể thực hiện hành vi chiếm đoạt của mình nếu có sựtác động lên tài sản của A, tại thời điểm mà K xâm phạm, tài sản đang ở tình trạngthoát ly khỏi sự chiếm hữu của A - chủ sở hữu (A bỏ quên tại quán nước) Như vậy,đối tượng mà hành vi của A tác động thoả mãn đối tượng tác động của tội chiếm giữtrái phép tài sản.

- Xét mặt chủ quan của tội phạm:

Lỗi của người phạm tội chiếm giữ trái phép tài sản là lỗi cố ý trực tiếp, ngườiphạm tội biết tài sản đang có không phải là tài sản của mình và biết mình có nghĩavụ phải trả lại cho chủ tài sản hoặc phải giao nộp cho cơ quan công an có tráchnhiệm nhưng không thực hiện nghĩa vụ đó vì mong muốn biến tài sản đó thành tàisản của mình.

Trang 6

Thái độ của người phạm tội là thái độ cố tình (cương quyết, dứt khoát) không

chịu giao nộp hoặc không chịu trả tài sản mặc dù đã được chủ tài sản hoặc cơ quancó trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo đúng quy định của pháp luật.

Như đã phân tích ở trên, K thực hiện hành vi với lỗi cố ý trực tiếp Trong tình

huống có tình tiết “Chủ của chiếc cặp sách là ông A sau đó có đến hỏi bà H xem có

giữ lại chiếc cặp của ông không, nếu có thì cho ông xin lại và hứa sẽ hậu tạ Bà Hnói rằng hàng quán khách vào nhiều nên không biết gì về chiếc cặp sách”, có quan

điểm cho rằng tình tiết này đã chứng minh một điều rằng bà H có thái độ cố tìnhkhông trả lại tài sản đồng nghĩa với việc K cũng có thái độ cố tình không trả lại tàisản của A vì K và bà H thống nhất ý chí với nhau trong trường hợp này mặc dù Kkhông biết việc ông A đến xin lại tài sản Tuy nhiên, nhận định này không đúng bởilẽ như đã phân tích ở trên, thái độ cố tình không trả lại tài sản là từ phía bà H, cáctình tiết trong tình huống không hề đề cập đến việc bà H thông báo với K là chủ sởhữu tài sản (ông A) yêu cầu bà H cho nhận lại tài sản, hơn nữa K cũng không nhậnđược yêu cầu trực tiếp của ông A về việc đòi lại tài sản vì thế không thể khẳng địnhK có thái độ cố tình không trả lại tài sản cho ông A Bên cạnh đó, K cũng không có

thái độ cố tình không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản mình “bắt được”

vì việc cố tình không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm chỉ xét đến trong trườnghợp cơ quan này có yêu cầu nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật.

Như vậy, thái độ của A không phải là thái độ cố tình không trả lại tài sản trongmặt chủ quan của tội chiếm giữ trái phép tài sản.

- Xét mặt khách quan của tội phạm:

Đối với tội chiếm giữ trái phép tài sản: Người phạm tội có được tài sản là do bịgiao nhầm, do mình tìm được hoặc bắt được tài sản:

+ Trong trường hợp giao nhầm, người phạm tội hoàn toàn không có thủ đoạn nàođể bên giao tài sản tưởng nhầm mà giao tài sản cho mình.

+ Trong trường hợp tìm được tài sản: tài sản mà người phạm tội tìm được là việctìm kiếm trái phép.

Trang 7

+ Trong trường hợp bắt được tài sản, người phạm tội có được tài sản một cáchngẫu nhiên của người bị bỏ rơi, bỏ quên, tuy nhiên đã có hành vi cố tình không trảlại tài sản khi đã có yêu cầu của chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản hoặc khônggiao nộp cho cơ quan có trách nhiệm mà tự ý chiếm giữ tài sản

Trong tình huống, K có chiếm giữ tài sản thông qua hành vi “bắt được” tài sản

của ông A, tuy nhiên hành vi bắt được tài sản của K không đi kèm với hành vi khôngtrả lại tài sản hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm khi có yêu cầu Vìvậy, hành vi của K không được coi là hành vi bắt được trong mặt khách quan của tộichiếm hữu trái phép tài sản.

Hậu quả của tội chiếm giữ trái phép tài sản phải là sự thiệt hại về tài sản cho chủsở hữu (bị giao nhầm, bị mất, bị rơi không thu hồi được) Mức thiệt hại làm căn cứđể truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội theo quy định tại khoản 1Điều 141 BLHS được xác định là:

+ Tài sản có giá trị từ 10.000.000 đồng trở lên.

+ Cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hoá (không cần xét đến giá trị).

Hậu quả do hành vi của K gây ra không thỏa mãn dấu hiệu hậu quả trong hành viphạm tội của tội chiếm giữ trái phép tài sản vì tài sản mà K bắt được chỉ đơn thuần

là “chiếc cặp trong đó có số tiền 4.500.000 đồng” (không phải cổ vật hoặc vật có giá

trị lịch sử, văn hoá), số tiền mà K chiếm giữ không đủ để cấu thành tội chiếm giữtrái phép tài sản đối với K.

Còn về một số giấy tờ mà K giữ, như đã phân tích ở trên, những loại giấy tờkhông được xét để định giá trong luật hình sự.

Từ các căn cứ trên có thể khẳng định K không phạm tội chiếm giữ trái phép tài

sản hay nói cách khác ý kiến “Hành vi của K cấu thành tội chiếm giữ trái phép tàisản” là sai.

Mở rộng: Xung quanh hành vi của K, có nhiều ý kiến cho rằng K phạm tội trộm

cắp tài sản theo quy định tại Điều 138 BLHS Tuy nhiên, ý kiến này đưa ra khôngđúng theo quy định của pháp luật bởi lẽ, dấu hiệu của tội trộm cắp tài sản là dấu hiệuhành vi chiếm đoạt cùng với hai dấu hiệu khác thể hiện tính chất của hành vi chiếm

Trang 8

đoạt và tính chất của đối tượng bị chiếm đoạt đó là dấu hiệu lén lút và dấu hiệu tàisản đang có chủ Trong tình huống, K thực hiện hành vi chiếm đoạt hoàn toàn công

khai (có sự chứng kiến của bà H), không hề thể hiện thái độ lén lút như dấu hiệutrong tội trộm cắp tài sản Bên cạnh đó, tài sản mà K chiếm đoạt tại thời điểm bịchiếm đoạt đã thoát ly khỏi sự chiếm hữu của chủ sở hữu (bị bỏ quên), bản thân Kcũng không biết chủ sở hữu của tài sản là ai Như vậy, không thể nhận định K phạmtội trộm cắp tài sản được.

Hành vi của K không đủ yếu tố để cấu thành bất kỳ tội danh nào, chính vì vậykhông thể truy cứu trách nhiệm hình sự đối với K trong trường hợp này Ông Amuốn lấy lại tài sản thì phải thuyết phục K trả lại tài sản cho mình Giả sử K thựchiện hành vi chiếm giữ chỉ không thỏa mãn dấu hiệu hậu quả của tội chiếm giữ tráiphép tài sản (giá trị tài sản chiếm giữ khôn đủ để truy cứu trách nhiệm hình sự) thì K

sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Nghị định số73/2010/NĐ – CP ngày 12 tháng 7 năm 2010 quy định xử phạt vi phạm hành chính

trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội với mức phạt là từ 2000.000 đồngđến 5000.000 đồng.

KẾT LUẬN

Qua tình huống trên, có thể thấy được sự phức tạp khi xác định tội danh xungquanh một vụ việc, nguyên nhân là do hành vi thực hiện không thể hiện các yếu tốcấu thành tội phạm một cách đặc trưng.Chính vì vậy, trên thực tế đối với những vụán thuộc những trường hợp này, đòi hỏi những người tiến hành tố tụng phải có trìnhđộ lý luận cơ bản và vững chắc, trên cơ sở đánh giá, phân tích, tổng hợp từng yếu tốcủa vụ án, áp dụng các văn bản pháp luật liên quan một cách chính xác thì mới địnhtội danh đúng.

Ngày đăng: 24/10/2012, 16:14

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w