1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

TONG KET NAM HOC 08_09 (Chinh thuc)

55 384 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 55
Dung lượng 0,92 MB

Nội dung

UBND HUYỆN QUỲNH LƯU CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số : /BC-PGD&ĐT Quỳnh Lưu, ngày 18 tháng 8 năm 2009 BÁO CÁO TỔNG KẾT NĂM HỌC 2008 - 2009 PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2009 - 2010 A. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHỦ YẾU CỦA NĂM HỌC: Quỳnh Lưu là huyện rộng, diện tích tự nhiên 607,1 km 2 , dân số gần 38 vạn người, trong đó người dân tộc thiểu số chiếm 0,7%; có 2 thị trấn, 32 xã đồng bằng và ven biển, 9 xã miền núi. Kinh tế phát triển nhanh và khá toàn diện, chính trị-xã hội ổn định, đời sống nhân dân ngày được nâng lên. Năm học 2008-2009 với nhiệm vụ trọng tâm “đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới quản lý tài chính và triển khai phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”; tiếp tục thực hiện Chỉ thị 06/CT-TW ngày 07/11/2006 về thực hiện cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; Chỉ thị 33/2006/CT-TTg ngày 08/09/2006 của Thủ tướng Chính phủ triển khai cuộc vận động “Hai không”; cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” do Công đoàn giáo dục Việt Nam phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động; là năm học đầu tiên thực hiện Nghị quyết 09-NQ/HU ngày 15/5/2008 của Ban chấp hành Đảng bộ huyện về đẩy mạnh xã hội hoá, nâng cao chất lượng giáo dục-đào tạo từ nay đến 2010 và những năm tiếp theo. Nhằm triển khai và thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện đã ban hành nhiều chủ trương về phát triển giáo dục- đào tạo mà tập trung: đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, phổ cập giáo dục các cấp; đẩy mạnh phong trào khuyến học, khuyến tài, xã hội hoá giáo dục nhằm tăng cường cơ sở vật chất trường, lớp học; đẩy mạnh phong trào trường chuẩn quốc gia, nâng chất lượng hoạt động trung tâm học tập cộng đồng; xây dựng đội ngũ nhà giáo có phẩm chất đạo đức, năng lực nghề nghiệp; tiếp tục thực hiện đề án nâng cao chất lượng cán bộ quản lý giai đoạn 2005- 2010 và những năm tiếp theo; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và đổi mới công tác quản lý tài chính . Bên cạnh những thuận lợi, giáo dục Quỳnh Lưu còn gặp một số khó khăn cơ bản: chất lượng giáo viên chưa đồng đều; một bộ phận giáo viên, nhân viên trường học còn hạn chế về năng lực, tinh thần và thái độ trách nhiệm; chất lượng giáo dục toàn diện còn thấp; một số nơi cơ sở vật chất chưa được quan tâm đúng mức; trang thiết bị phục vụ dạy và học còn thiếu và chưa đồng bộ; phong trào khuyến học, khuyến tài, xã hội hoá ở một số địa phương chưa mạnh. 1 B. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2008 - 2009: 1. Công tác huy động và phổ cập giáo dục: - Toàn huyện có 44 trường mầm non, 58 trường tiểu học, 43 trường THCS, 9 trường THPT và 1 trung tâm GDTX. Huy động 91.672 học sinh, giảm 4.143 học sinh ở tất cả các cấp học; BTVH huy động 1.923 học viên, giảm 913 học viên. Trong đó, nhà trẻ: huy động 3.044 cháu; mẫu giáo huy động 13.992 cháu, tăng 753 cháu; tiểu học: 29.743 học sinh, giảm 1.226 em; THCS: 30.790 học sinh, giảm 2.995 em; THPT: 14.053 học sinh, giảm 446 em. BTTHCS: 243 học viên giảm 53 học viên; BTTHPT: 1.680 học viên, giảm 860 học viên so với năm học trước. Học sinh giảm do giảm quy mô dân số theo độ tuổi. - Quy mô lớp, học sinh mầm non tiếp tục ổn định; tiểu học, THCS, THPT giảm và sẽ ổn định dần vào những năm tiếp theo. Tỷ lệ huy động vào các ngành học, bậc học đạt cao: nhà trẻ huy động theo độ tuổi đạt 21,4%; mẫu giáo đạt 79,5% tăng 2,5%; trẻ 5 tuổi vào mẫu giáo đạt 99,8% (6205/6218); trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 99,8% (5569/5585); hoàn thành chương trình tiểu học vào lớp 6 đạt 99,9% (6883/6885) tăng 0,87%; TNTHCS vào lớp 10 THPT đạt 66,3% tăng gần 2% ( trong đó công lập chiếm 50,6%). Mô hình lớp mẫu giáo bán trú, cụm lớp mầm non tập trung và bán trú tiểu học tiếp tục tăng. - Triển khai đồng bộ, quyết liệt nên chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục trung học cơ sở tăng. Trẻ 11 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học đạt 96% tăng 2,3%; độ tuổi 15-18 tuổi có bằng TNTHCS đạt 87,3% tăng gần 1%; 100% xã, thị trấn đạt phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục THCS ( xã Sơn Hải đã đạt chuẩn PCGDTHCS tháng 12/2008) - Số học sinh bỏ học giảm hơn so với năm trước (tiểu học bỏ học 8 em, tỷ lệ 0,026%; THCS bỏ học 245 em, tỷ lệ 0,79% giảm 0,07%; THPT bỏ 359 em, tỷ lệ 2,55% giảm 0,57%). Học sinh bỏ học chủ yếu do học yếu và hoàn cảnh gia đình khó khăn; các trường THPT dân lập tỷ lệ bỏ học còn cao; các trường THCS Tiến Thuỷ, Q.Phương, Sơn Hải, Q.Bảng,Q.Văn, Q.Tân, Q.Trang, Q.Vinh, Q.Giang bỏ học trên 1%. 2. Chất lượng giáo dục toàn diện: 2.1. Chất lượng giáo dục: a. Mầm non: - Đã triển khai có hiệu quả chương trình giáo dục mầm non đổi mới; tổ chức tốt việc phân độ tuổi theo lớp, nhóm. Tăng lớp, nhóm bán trú; quan tâm hơn đến chất lượng chăm sóc, nuôi dạy nên tỷ lệ suy dinh dưỡng giảm, trẻ được phát triển cân đối cả về trí lực, thể lực. Thực hiện tốt chế độ vệ sinh, môi trường, an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh, tiêm chủng… - Phát triển mô hình lớp bán trú; chỉ đạo có hiệu quả bữa ăn dinh dưỡng theo thực tế vùng miền; 100% trường tổ chức cho trẻ ăn quà phụ và uống sữa đậu nành. Tổ chức tốt các hoạt động tuyên truyền và đa dạng hình thức phối hợp nên tỷ lệ bán trú đạt 50%, tăng hơn năm trước 3,3%. 100% trẻ được cân đo, theo dõi theo biểu đồ tăng trưởng và được khám sức 2 khoẻ định kỳ 2 lần/năm. Tỷ lệ suy dinh dưỡng mẫu giáo 10,9% (1.525/13.992 cháu) giảm 1,2%; nhà trẻ 9,8% ( 298/ 3.044 cháu) giảm 1,7%. - Tổ chức tốt các hội thi cấp trường: "Tạo môi trường học tập cho trẻ mầm non"; "Dinh dưỡng với trẻ thơ"," tìm hiểu luật lệ an toàn giao thông", hoạt động ngoại khoá theo chủ đề, chủ điểm, lễ hội mang màu sắc riêng của bậc học nhằm tuyên truyền tốt cho phụ huynh, cộng đồng và toàn xã hội. - Tập trung chỉ đạo chương trình theo hướng đổi mới hình thức tổ chức giáo dục trẻ. Quan tâm bồi dưỡng thiết thực, hội thảo đúc rút kinh nghiệm. Tiếp tục chỉ đạo chương trình giáo dục mầm non thí điểm để triển khai ở những trường có điều kiện. Đã triển khai và bước đầu đạt hiệu quả việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, quản lý giáo dục, tổ chức các hoạt động cho trẻ, chương trình KISMART. Tổ chức nghiêm túc, đồng bộ, toàn diện việc khảo sát chất lượng trẻ. Tỷ lệ trẻ đạt chất lượng khá, tốt tăng 2,5 %. b. Tiểu học: - Thực hiện nghiêm túc chương trình theo biên chế năm học, triển khai có hiệu quả việc đổi mới chương trình và thay sách giáo khoa. - Tiếp tục duy trì và mở thêm các lớp bán trú 2 buổi/ngày, tăng số lớp được học 8 đến 10 buổi/tuần. Năm học 2008-2009, có 17,2% (10/58 trường) tổ chức học 10 buổi/tuần với số học sinh 5.603 em tăng hơn năm trước 2.177 em (trung bình, học sinh tiểu học được học tăng buổi 3,53 buổi/em/tuần, tăng 0,23 buổi so với năm trước). Các trường tổ chức bán trú đạt hiệu quả: Cầu Giát, Hậu, Hồng, Giang A, Châu A, B, Hoàng Mai A,B, Dị, Phương B, Ngọc, Bá, Văn B…Số học sinh học bán trú 1861 học sinh tăng hơn năm trước 580 em. Ngành đã chỉ đạo các trường có điều kiện triển khai học theo hướng phân hoá đối tượng ở buổi thứ 2 nhằm phát hiện, bồi dưỡng sớm năng khiếu, phù hợp với khả năng, trình độ của học sinh, có ý nghĩa thiết thực trong định hướng đổi mới phương pháp giáo dục tiểu học ( trường tiểu học Cầu Giát đã triển khai 3 năm và đạt hiệu quả khá tốt). - Tổ chức nghiêm túc việc kiểm tra, khảo sát để đánh giá chính xác chất lượng học sinh; tiếp tục triển khai và đạt hiệu quả việc kèm cặp, phụ đạo học sinh yếu, kém tại trường, tại nhà và thôn xóm. Chất lượng giáo dục tiểu học có chuyển biến và ngày càng thực chất hơn. Số lượng học sinh giỏi các cấp tăng; là huyện xếp tốp đầu của tỉnh thi giải toán qua mạng, giao lưu OLYMPIC tiếng Anh cấp tỉnh, cấp Quốc gia. Đã triển khai đúng yêu cầu việc dạy ngoại ngữ, tin học cho học sinh tiểu học. Hiện tại có 57/58 trường tổ chức dạy Tiếng Anh cho học sinh với 20.510 em tham gia, đạt tỉ lệ 70%; 5/58 trường tổ chức học tin học tự chọn cho 700 học sinh. Chất lượng các môn tự chọn ngày được nâng lên; chương trình giáo dục lồng ghép, an toàn giao thông, phòng chống ma tuý được quan tâm đúng mức; phong trào đền ơn đáp nghĩa, giáo dục truyền thống, giúp bạn nghèo vươn lên học giỏi đạt hiệu quả. Kết quả: Xếp loại Hạnh kiểm: thực hiện đầy đủ đạt 99,9%. Xếp loại Văn hoá: học sinh giỏi đạt 18,7%, học sinh tiên tiến đạt 23,2%, loại yếu còn 3,1 %. So năm trước, loại giỏi tăng 5,4 %, tiên tiến tăng 2,7%, yếu giảm 1,65 %; hoàn thành chương trình tiểu học lần 1 đạt trên 98%. 3 c. Trung học cơ sở: - Thực hiện nghiêm túc chương trình theo biên chế năm học, triển khai có hiệu quả chương trình và thay sách giáo khoa. Chất lượng môn âm nhạc, mỹ thuật, công nghệ và giáo dục ngoài giờ lên lớp tiếp tục tăng. - Quan tâm đúng mức công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, giáo viên. Đẩy mạnh phong trào đổi mới phương pháp, tích cực thăm lớp, dự giờ, thực tập, thao giảng nhằm nâng cao nghiệp vụ chuyên môn và chất lượng giảng dạy. - Thực hiện nghiêm túc, đúng quy trình việc khảo sát, kiểm tra và đánh giá, xếp loại học sinh. Các trường tập trung phụ đạo học sinh yếu, kém; đẩy mạnh phong trào “đôi bạn cùng tiến” nên chất lượng giáo dục toàn diện có chuyển biến hơn; tinh thần, thái độ học tập của học sinh cơ bản được nâng lên. Giáo dục đạo đức, an toàn giao thông, giới tính, dân số sức khoẻ, giáo dục pháp luật, phòng chống ma tuý và các tệ nạn xã hội được quan tâm đúng mức. - Đã chú ý công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, tăng số buổi học thêm có tổ chức tại trường, ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh lớp 9 nên số lượng học sinh giỏi các cấp tăng hơn các năm trước; được xếp tốp đầu của tỉnh về học sinh giỏi văn hoá, thi giải toán qua mạng. Các trường đạt kết quả cao tuyển sinh vào lớp 10: THCS Hồ Xuân Hương, Q.Bá, Q.Dị, Hồ Tùng Mậu, Cầu Giát, TT Hoàng Mai, Hồng, Q.Giang, Q.Châu… - 100% trường THCS tổ chức dạy nghề phổ thông cho học sinh, tỷ lệ học sinh được cấp chứng chỉ nghề 96,6% (7333/7591); có 41,9% trường (18/43 trường) triển khai dạy tin học cho học sinh tăng hơn năm trước 8 trường. Phong trào ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lý giáo dục có nhiều chuyển biến; đã có 23,3% trường THCS triển khai dạy giáo án điện tử ở một số bộ môn và bước đầu đạt hiệu quả khá tốt. Là đơn vị được xếp tốp đầu của tỉnh trong năm ứng dụng công nghệ thông tin. Kết quả, xếp loại Hạnh kiểm: loại tốt đạt 67,1%, khá 29,4%; trung bình và yếu 3,5%. Văn hóa: xếp loại giỏi đạt 5,5%; loại khá 33,4%; trung bình 54,6%; yếu, kém 6,5%. Tốt nghiệp THCS đạt 95,4%. So với năm học trước, hạnh kiểm loại tốt tăng 1,9%; trung bình, yếu giảm 0,7%. Văn hóa: loại giỏi, khá tăng 0,7%; yếu, kém giảm 0,2%. d. Trung học phổ thông: - Các trường THPT đã chủ động trong việc triển khai thực hiện đổi mới chương trình và thay sách giáo khoa mới; thực hiện đúng chủ trương phân ban theo khối lớp. Các trường THPT đã quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, phòng chức năng, phòng học vi tính, mua sắm thêm trang thiết bị, bàn ghế đạt chuẩn, phòng bộ môn, phòng tin đảm bảo yêu cầu đổi mới chương trình; trong năm xây dựng thêm 38 phòng học cao tầng; đầu tư xây dựng 7,6 tỷ đồng, mua trang thiết bị 2,0 tỷ đồng. - Ngay từ đầu năm học, các trường THPT đã tổ chức khảo sát, đánh giá, phân loại học sinh; nhiều trường quan tâm kèm cặp, phụ đạo học sinh yếu, kém nên chất lượng toàn diện cơ bản có chuyển biến hơn; tỷ lệ TNTHPT tăng hơn năm trước 10,8%. Công tác hướng nghiệp-dạy nghề, giáo dục lồng ghép được quan tâm và việc định hướng nghề, chọn nghề cho học sinh sau tốt nghiệp có tiến bộ; việc chọn, đăng ký dự thi vào các trường đại học, cao 4 đẳng, trung học chuyên nghiệp cơ bản phù hợp với năng lực, trình độ của học sinh; tỷ lệ đậu vào các trường đại học, cao đẳng tăng hàng năm. - Phong trào và hoạt động của tổ chức đoàn trong trường học có chuyển biến hơn trước; các trường đã phối hợp với Huyện đoàn, Công an huyện và các ngành chức năng triển khai hiệu quả chương trình giáo dục lồng ghép, phòng chống ma tuý, giáo dục pháp luật, an toàn giao thông và an ninh an toàn trường học. Hiện tượng học sinh vi phạm pháp luật và các quy định nhà trường giảm. Ý thức, thái độ, tinh thần trách nhiệm, đạo đức của học sinh có chuyển biến. Phong trào tự quản, thanh niên xung kích, phòng chống ma tuý và tệ nạn xã hội được duy trì thường xuyên góp phần nâng cao nhận thức, lý tưởng sống cho học sinh. Tuy nhiên, một bộ phận học sinh chưa cố gắng vươn lên, số học sinh tham gia phụ đạo, hỗ trợ kiến thức còn thấp và hiệu quả chưa cao. Việc tổ chức ôn tập, củng cố kiến thức cho khối 10, khối 11 và các giải pháp phụ đạo, kèm cặp học sinh khối 12 chưa quyết liệt do vậy tỷ lệ tốt nghiệp năm 2009 còn thấp hơn bình quân chung của tỉnh ( TNTHPT chung tỉnh đạt 87,17%; Quỳnh Lưu đạt 81,48% thấp hơn 5,69%; trong đó dân lập đạt 58,54% thấp hơn 28,6%; TNBTVH chung của tỉnh 40,95%; Quỳnh Lưu đạt 26,67% thấp hơn 14,67%). Các trường THPTDL, TTGDTX huyện tỷ lệ tốt nghiệp còn thấp. Học sinh giỏi tỉnh khối THPT giảm 40 em so với năm trước. 2.2. Kết quả các cuộc thi: - Học sinh giỏi Tỉnh về văn hoá: Tiểu học: không tổ chức thi. THCS đạt 95 em (trong đó 4 giải Nhất, 15 giải Nhì, 28 giải Ba, 48 giải KK) được xếp thứ Nhì toàn tỉnh; THPT đạt 69 em. - Học sinh giỏi huyện: tiểu học 523 em; THCS 1.475 em. - Giải Toán qua mạng: Tiểu học xếp thứ Nhất toàn tỉnh, thứ Ba toàn quốc (4 HCV, 2 HCB, 4 HCĐ); THCS xếp thứ Nhất tỉnh và thứ Nhì của tỉnh tại kỳ thi cấp quốc gia (5 HCB, 4 HCĐ). - Giao lưu OLYMPIC Tiếng Anh tiểu học xếp thứ Nhì tỉnh (1 giải Nhất, 3 giải Nhì và 2 giải Ba); có 3 em tham gia thi cấp quốc gia đều đạt giải Khuyến khích. - Giáo viên dạy giỏi tỉnh: không tổ chức thi. - Giáo viên dạy giỏi cấp huyện: công nhận 160 GV THCS đạt GV giỏi huyện; mầm non, tiểu học chưa đến kỳ tổ chức thi. 2.3. Các hoạt động khác: - Quỳnh Lưu là đơn vị đầu tiên của tỉnh tổ chức vận động CB, GV, CNV toàn ngành quyên góp, ủng hộ 375 triệu đồng xây dựng 15 nhà tình nghĩa cho gia đình chính sách diện khó khăn trên địa bàn huyện với mức hộ trợ 25 triệu đồng/nhà. - Các trường đã có nhiều cố gắng triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học và quản lý giáo dục; Quỳnh Lưu là một trong hai huyện đầu tiên của giáo dục Nghệ An triển khai mạng Internet ở tất cả các trường học và có trang Web riêng của ngành; 100% trường MN, TH, THCS trao đổi thông tin, báo cáo qua hộp thư điện tử. 5 - Triển khai phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” với các giải pháp tích cực, sáng tạo; 100% trường học thành lập Ban chỉ đạo và tổ chức tốt công tác vận động tuyên truyền, bám sát các tiêu chuẩn, tiêu chí, tích cực vận động cán bộ, giáo viên và học sinh tham gia; là đơn vị được Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT đánh giá cao, được chọn làm điểm tổ chức hội thảo cho toàn tỉnh để rút kinh nghiệm. Kết quả cuối năm có 19 đơn vị xếp loại Xuất sắc, 61 đơn vị xếp loại Tốt. - Tổ chức hiệu quả hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp; coi trọng giáo dục lý tưởng, đạo đức và lối sống cho học sinh. Môi trường, cảnh quan trường học được quan tâm; số trường đẹp tăng hơn năm trước. Tiếp tục thực hiện hiệu quả cuộc vận động "toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá", Phòng và Công đoàn ngành chỉ đạo các cụm tổ chức thành công hội diễn văn nghệ trường, cụm trường và toàn ngành. Nhiều trường đã thành lập câu lạc bộ gia đình nhà giáo, cựu quân nhân, hội thi bữa ăn dinh dưỡng .Phối hợp trung tâm TDTT, trung tâm văn hóa tổ chức giải cầu lông, văn nghệ, TDTT cho cán bộ, viên chức nhân ngày 20/11, 8/3 . tạo không khí vui tươi, phấn khởi cho giáo viên và học sinh toàn ngành và đặc biệt đã tổ chức thành công giải TDTT cho cán bộ, viên chức khu vực 3 của tỉnh tại Quỳnh Lưu. - Phong trào đoàn, đội, sao nhi đồng có chuyển biến tích cực; các liên đội trường học tổ chức tốt các đợt sinh hoạt tập thể nhằm giáo dục truyền thống cho đoàn viên, thiếu niên, nhi đồng. Phối hợp với Huyện đoàn tham gia thi “Giáo viên-Tổng phụ trách đội giỏi” cấp tỉnh, 4 tổng phụ trách đội đạt “Giáo viên-Tổng phụ trách đội giỏi“ cấp tỉnh. Phong trào thi đua học tốt, đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn, giáo dục truyền thống có nhiều chuyển biến. 100% trường đã tổ chức các hoạt động, các cuộc thi hưởng ứng cuộc vận động “Thiếu nhi Nghệ An làm theo lời Bác“,“ Giúp bạn đến trường“ và phong trào “ Nghìn việc tốt“; nhiều trường tổ chức thi Kể chuyện về Bác Hồ, rung chuông vàng, tuổi thơ khám phá, nét đẹp đội viên, kính vạn hoa…đã thu hút đông đảo học sinh tham gia. Trong năm kết nạp được 5.735 đội viên, có 268 gương điển hình người tốt việc tốt; 19.300 học sinh đạt danh hiệu Cháu ngoan Bác Hồ. Tổ chức 404 câu lạc bộ hỗ trợ học tập, hàng ngàn buổi phát thanh tuyên truyền măng non; giao hữu bóng đá, bóng bàn, cầu lông, cờ vua . Tổ chức 1730 ngày công giúp đỡ gia đình thương binh, liệt sĩ, người có công với cách mạng và chăm sóc nghĩa trang liệt sỹ. Giúp đỡ 130 bạn có hoàn cảnh khó khăn, tặng 12 xe đạp và 102 suất học phí cho học sinh nghèo vượt khó, quyên góp ủng hộ 10.000 bộ quần áo với tổng số tiền 32 triệu đồng. Xây dựng quỹ vì bạn nghèo hơn 50 triệu đồng, thu gom giấy loại xây dựng quĩ đội 23 tấn trị giá gần 60 triệu đồng . - Học sinh tham gia bảo hiểm y tế: tiểu học đạt 56,2%; THCS đạt 46,1%; THPT đạt 26,4%. Tham gia Bảo hiểm toàn diện: MN đạt 40,8%, TH đạt 51,6%, THCS đạt 43%, THPT đạt 48,4%. Tuy vậy, phong trào đoàn đội chưa đồng đều giữa các bậc học. Nội dung sinh hoạt và hình thức tổ chức chưa thực sự hấp dẫn đối với học sinh. Hoạt động tự quản còn yếu, tỷ lệ học sinh tham gia các loại bảo hiểm tăng nhưng vẫn còn thấp so với yêu cầu chung. 6 3. Các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục: 3.1. Đội ngũ: Toàn huyện có 5249 CB, GV,CNV. Trong đó: 380 cán bộ quản lí, 4489 giáo viên, 380 nhân viên phục vụ trường học. Riêng THPT, TTGDTX: Quản lý: 28 người; Giáo viên: 631 người; Nhân viên: 61 người. Nhìn chung, chất lượng đội ngũ khá yên tâm, tỷ lệ giáo viên có trình độ trên chuẩn chung cả 3 cấp học đạt 54,2% (mầm non: 25%; tiểu học: 72,8%; THCS: 51,8%). Phong trào tự học, tự bồi dưỡng, dự giờ thăm lớp, thực tập thao giảng có nhiều tiến bộ, trung bình mỗi giáo viên dự được 45-50 tiết/năm. Đa số giáo viên nhiệt tình, trách nhiệm, đảm bảo năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp. P hong trào viết và đúc rút sáng kiến kinh nghiệm có chuyển biến, trường và ngành công nhận 632 SKKN bậc 2; 139 SKKN bậc 3 và đề nghị tỉnh xét công nhận 34 SKKN bậc 4. Hiện tại có 995 cán bộ, giáo viên đang theo học trình độ trên chuẩn theo hình thức tại chức, từ xa… - Cán bộ phục vụ cơ bản đủ về số lượng và đáp ứng theo yêu cầu nhiệm vụ chung, ngành đã tổ chức kiểm tra nghiệp vụ cán bộ thư viện trường học nhằm đánh giá, luân chuyển và bố trí theo yêu cầu nhiệm vụ. Việc quản lý, phân công nhiệm vụ, đánh giá xếp loại đối với nhân viên trường học có chuyển biến hơn trước. Ngành đã phối hợp với các cơ sở đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ thực hành thí nghiệm, thư viện trường học, bảo hiểm ytế . - Năm học 2008-2009, tổ chức kiểm tra nghiệp vụ CBQL mầm non, THCS; gắn kết quả thực hiện biên chế năm học, triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng và tổ chức các hoạt động giáo dục, kết quả thi đua của nhà trường để đánh giá xếp loại CBQL. Nhiều cán bộ quản lý trẻ, nhiệt tình, năng động, sáng tạo trong quản lý và điều hành. Số cán bộ quản lý có trình độ trên chuẩn và trung cấp lý luận chính trị tăng hơn năm trước (CBQL có trình độ trên chuẩn: MN: 50%; TH: 89,4%; THCS: 81,6%; CBQL có trình độ trung cấp chính trị: MN: 11,1%; TH: 60,2%; THCS: 53,1%) - Hoạt động phối hợp giữa chuyên môn và công đoàn ngày càng hiệu quả. Các cụm công đoàn, chuyên môn tổ chức các đợt giao ban rút kinh nghiệm. Quy chế dân chủ đảm bảo, chức năng giám sát và quản lý nhà nước được phát huy. Vận động cán bộ, giáo viên đóng góp để tổ chức tham quan, học tập các điển hình tiên tiến trong và ngoài tỉnh. Quyên góp gần 305 triệu đồng quỹ đền ơn đáp nghĩa, 85 triệu đồng quỹ bảo trợ trẻ em, 331 triệu đồng quỹ vì người nghèo, 54 triệu đồng quỹ trẻ em khuyết tật. Tổ chức thăm và tặng quà cho CBGV, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, diện chính sách xã hội. Tuy vậy, vẫn còn một số giáo viên còn hạn chế về năng lực chuyên môn, chậm đổi mới phương pháp, chưa thực sự cố gắng trong tự học, tự bồi dưỡng. Một bộ phận cán bộ phục vụ năng lực hạn chế; cán bộ thực hành thí nghiệm còn thiếu và bất cập nên ảnh hưởng đến việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới. 3.2. Cơ sở vật chất và trang thiết bị trường học: - Thực hiện Quyết định 20 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án Kiên cố hóa trường lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008-2012, năm 2008 toàn huyện được đầu tư 100 phòng học với tổng dự toán 25,3 tỷ đồng. Kết thúc năm học 2008-2009 có 43 phòng học 7 được bàn giao và đưa vào sử dụng, 57 phòng học còn lại đang tiếp tục hoàn thành kịp cho năm học mới. - Trong năm đã xây mới 160 phòng học (trong đó cao tầng 71 phòng, cấp 4: 89 phòng), đóng mới 3500 bộ bàn ghế. Các địa phương, nhà trường cố gắng đầu tư nâng cấp phòng học, mua sắm trang thiết bị theo hướng chuẩn, hiện đại. Công trình vệ sinh, hệ thống nước sạch được quan tâm đúng mức. Tổng kinh phí đầu tư cho giáo dục trong năm: 57,4 tỷ đồng (trong đó: Trung ương 19 tỷ đồng, địa phương và nhân dân đóng góp: 32,7 tỷ đồng, nguồn huy động khác: 5,7 tỷ đồng). - Tổ chức kiểm tra việc sử dụng và bảo quản thiết bị dạy học và phát động phong trào tự làm đồ dùng dạy học. 100% trường MN, TH, THCS có máy vi tính được kết nối mạng; toàn ngành có 862 máy vi tính, nhiều trường đã triển khai dạy tin học. Phong trào xây dựng thư viện, tủ sách pháp luật, tủ sách giáo dục đạo đức đạt hiệu quả cao. Số thư viện đạt chuẩn chiếm 95,4% ( 105/110) - Phong trào xã hội hoá giáo dục được đẩy mạnh, nhân dân tự nguyện đóng góp xây dựng cơ sở vật chất trường, lớp học được 5,74 tỷ đồng (trong đó MN huy động được 0,54 tỷ, TH: 1,95 tỷ, THCS: 2,06 tỷ, THPT: 1,19 tỷ). Phong trào xây dựng trường chuẩn quốc gia đạt hiệu quả cao, trong năm có thêm 6 trường chuẩn quốc gia: Mầm non Quỳnh Dỵ, Thuận; tiểu học Quỳnh Thắng B, Châu B; THCS Quỳnh Yên; THPT Quỳnh Lưu 1 và trường TH Quỳnh Thuận đạt chuẩn mức độ 2. Kết thúc năm học 2008-2009, toàn huyện có 60 trường đạt chuẩn, tỷ lệ 39%. Tỷ lệ theo bậc học: mầm non 25%: tiểu học 69%; THCS đạt 18,6%; THPT đạt 11,1% và đã có 5 trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 2. Toàn huyện đã có 37/43 xã, thị trấn có trường chuẩn quốc gia, chiếm tỷ lệ 86%; 18 xã, thị trấn có từ 2-4 trường chuẩn. Để chuẩn bị cho năm học tới, ngay từ tháng 6/2009, Phòng GD&ĐT đã thành lập các tổ công tác tập trung chỉ đạo các trường mầm non Quỳnh Yên, Bá, Thọ, Hoa Mai, Giang, Văn, Minh; tiểu học Q.Phương A, Tân B, Thanh A, Vinh B. THCS Q.Liên, Dỵ, Thạch, Tân Sơn tích cực hoàn thành tiêu chuẩn, tiêu chí, phấn đấu đạt chuẩn trong năm học 2009-2010. Nhìn chung, phong trào xây dựng trường chuẩn quốc gia có chuyển biến; nhiều xã, thị trấn đầu tư CSVC theo hướng chuẩn hoá, hiện đại đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của giáo dục đào tạo. Các xã đã có 100% trường học đạt chuẩn: Quỳnh Thuận, Hoàng Mai. Tuy vậy, phong trào xã hội hoá giáo dục chưa đồng đều giữa các vùng miền; một số xã, thị trấn huy động còn thấp nên vẫn thiếu phòng học tổ chức học 2 buổi/ngày, bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu. Một số phòng học xuống cấp nhưng chậm tu bổ, thay thế, bàn ghế chưa đúng quy chuẩn, quy hoạch trường chưa đẹp, chưa đảm bảo quy định về diện tích sân chơi bãi tập. Hệ thống nước sạch, công trình vệ sinh còn thiếu và bất cập. Hiệu quả sử dụng thiết bị, bổ sung sách tham khảo và chất lượng phòng đọc còn hạn chế. Vẫn còn 6 xã chưa có trường chuẩn quốc gia: Q.Hoa, Mai Hùng, Q.Trang, Q.Lập, Sơn Hải và Tân Thắng. Các trường khó khăn về CSVC: TH Q.Mỹ. Q.Trang, Mai Hùng, Tân Thắng; MN Q.Lập, Q.Hồng; THCS Q.Lập . 8 4. Công tác quản lý giáo dục: - Trong năm đã kiểm tra 22 đơn vị trường học thuộc các xã Q.Hưng, Mai Hùng, Tam, Mỹ, Xuân, Nghĩa, Hoa về việc thực hiện nhiệm vụ năm học gắn với việc triển khai Nghị quyết 09 của Huyện ủy. Công tác đánh giá phân loại cán bộ, giáo viên nghiêm túc, đúng quy định; quan tâm việc bố trí, phân công nên đã phát huy được năng lực của đội ngũ. Công tác tuyển dụng, luân chuyển, điều động giáo viên đúng quy trình, khách quan, công bằng. Nề nếp chuyên môn, vai trò đội ngũ cốt cán ngày được nâng lên. Ngành đã quan tâm triển khai chuyên đề thiết thực cho giáo viên ở các bậc học, cấp học. 100% trường xây dựng được nội quy, quy chế làm việc. Dân chủ trong cơ quan, đơn vị đảm bảo nên đơn thư khiếu nại, tố cáo giảm và không có đơn thư vượt cấp. Công tác quản lý dạy thêm, học thêm có nhiều tiến bộ; không xẩy ra tình trạng học thêm, dạy thêm tràn lan trên địa bàn. Các kỳ thi trong năm được tổ chức an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế và đã giải quyết cơ bản tình trạng lộn xộn trong thi cử; hiện tượng học sinh vi phạm quy chế thi giảm. Tổ chức kiểm tra nội bộ trường học đúng kế hoạch và có chất lượng. Tiếp tục đổi mới thanh tra toàn diện, thanh tra chuyên đề; công tác quản lý tài chính có nhiều cố gắng, đảm bảo thu đúng, thu đủ và chi đúng nguyên tắc; trong năm tổ chức thanh tra toàn diện 36 đơn vị (vượt kế hoạch 4%), thanh tra cá nhân 660 giáo viên (vượt kế hoạch 0,23%). - Công tác thi đua-khen thưởng thực hiện đúng quy trình, đảm bảo khách quan, công bằng. Phong trào thi đua dạy tốt và học tốt được duy trì thường xuyên và có tác dụng tích cực nhằm nâng cao chất lượng và phong trào giáo dục. Đang đề nghị Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba cho 1 tập thể và 1 cá nhân; Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen cho 2 tập thể và 3 cá nhân được; UBND tỉnh tặng cờ thi đua cho 2 tập thể; tặng bằng khen cho 3 cá nhân; đề nghị công nhận 20 tập thể Lao động xuất sắc và 20 CB, GV đạt danh hiệu CSTĐ cấp tỉnh. - Vai trò Chi bộ trường học có chuyển biến khá rõ. Toàn ngành có 146 chi bộ đảng với 2118 đảng viên, trong năm kết nạp mới 75 đảng viên. Việc phối hợp giữa ngành giáo dục với các ban, ngành, cơ quan, đơn vị trên địa bàn đạt hiệu quả. Các trung tâm HTCĐ hoạt động có chuyển biến hơn trước nhằm góp phần xây dựng xã hội học tập. Tuy vậy, một số cán bộ quản lý chậm đổi mới phương pháp, chất lượng tham mưu và triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện hiệu quả còn thấp. Một số trường triển khai cuộc vận động “Hai không” chưa mạnh; một bộ phận giáo viên chưa quan tâm đầy đủ và trách nhiệm chưa cao trước thực trạng chất lượng giáo dục. Vẫn còn hiện tượng chủ quan trong đánh giá, phân loại giáo viên và học sinh. Chế độ báo cáo, thông tin 2 chiều ở một số đơn vị chưa kịp thời. 5. Chất lượng hoạt động phối hợp: - Toàn huyện có 57 hội khuyến học cơ sở với 54.697 hội viên chiếm 14% dân số; 100% xã, thị trấn có tổ chức hội và hoạt động đạt hiệu quả tốt. Hội Khuyến học đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập. Phong trào dòng họ khuyến học, gia đình hiếu học tiếp tục phát triển. Tổ chức 9 tháng khuyến học, Tết khuyến học- khuyến tài, “ tiếng trống khuyến học” đạt kết quả tốt và được dư luận đồng tình ủng hộ, có tác động tích cực đến môi trường học tập. Mỗi năm quỹ khuyến học vận động được trên 4 tỷ đồng. - Việc phối hợp giữa các tổ chức, ban ngành, đoàn thể với ngành giáo dục ngày càng hiệu quả. MTTQ huyện, Huyện đoàn, Hội Phụ nữ, Cựu chiến binh, Nông dân tập thể, LĐLĐ huyện; Hội Khuyến học, Cựu giáo chức đã triển khai hiệu quả chương trình hoạt động phối hợp, tích cực giúp nhà trường huy động học sinh đến trường, duy trì sĩ số, mở các lớp BTVH, hỗ trợ học sinh nghèo, học sinh diện chính sách, xây dựng trường chuẩn quốc gia, tu tạo khuôn viên trường, lớp học; quyên góp ủng hộ sách cho thư viện. - MTTQ và các tổ chức thành viên tặng quà cho học sinh nhân ngày khai giảng năm học mới trị giá 7,2 triệu đồng; Hội khuyến học thưởng 13,8 triệu đồng cho 89 học sinh nghèo và 25 tập thể có thành tích cao; Quỹ hỗ trợ phát triển giáo dục thưởng 31,8 triệu đồng cho 101 học sinh, 64 giáo viên có thành tích trong phong trào thi đua dạy tốt, học tốt; Bảo việt Nghệ An tặng học sinh nghèo Tân Thắng, Quỳnh Thắng, học sinh mồ côi Quỳnh Trang, thiết bị cho các trường miền núi trị giá gần 40 triệu đồng… 6. Đánh giá chung: Năm học 2008-2009, toàn ngành đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, các tiêu chuẩn, tiêu chí đạt và vượt so với chỉ tiêu đề ra. Tiếp tục là năm thứ 10, giáo dục Quỳnh Lưu đạt danh hiệu tiên tiến xuất sắc, đang đề nghị UBND tỉnh tặng cờ thi đua. Cụ thể: a. Ưu điểm: 1. Các đơn vị trường học đã tổ chức học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp; tiếp tục đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị-tư tưởng, đạo đức lối sống, giáo dục pháp luật; ngăn chặn kịp thời các hiện tượng tiêu cực trong trường học. 2. Thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”, phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” triển khai nghiêm túc, đồng bộ, kiên quyết tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của cán bộ, giáo viên và học sinh; niềm tin của xã hội vào hệ thống giáo dục tiếp tục được khẳng định. 3. Tập trung chăm lo chất lượng giáo dục; việc triển khai thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới, phân ban lớp 12 được tiến hành đúng tiến độ, đạt hiệu quả. Chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập GDTHCS được nâng lên. Quan tâm bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu, kém, giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, giáo dục pháp luật. Ngăn chặn có hiệu quả tệ nạn xã hội xâm nhập học đường. 4. Mạng lưới và quy mô các cấp học, bậc học tiếp tục ổn định. Công tác tuyển sinh vào các lớp đầu cấp đảm bảo đúng kế hoạch. Cung ứng thiết bị và sách giáo khoa đầy đủ, kịp thời. Quan tâm mua sắm trang thiết bị dạy học, xây dựng phòng thực hành thí nghiệm, phòng chức năng phục vụ nâng cao chất lượng giáo dục. 10 [...]... Búng chuyn nam: Gii Nht cm Nam, gii Nhỡ cm Bin; Búng chuyn n: Gii Nht cm Nam, gii Nhỡ cm Tõy + Tham gia v t gii 3 ton on ti gii cu lụng ca LL huyn t chc k nim 22/12 v cho mng thnh cụng ca i hi Cụng on Vit Nam ln th X + Tham gia gii TDTT CB,GV,CNL v t nht ton on ti cm tnh (cm III) vi 10 ni dung: i búng chuyn nam, n; n n qun lý v n n CBNV di 50 tui, ụi nam, ụi n, ụi namn phi hp mụn Cu lụng; ụi nam- n phi... n, ụi namn phi hp mụn Cu lụng; ụi nam- n phi hp mụn Búng bn, nam, n mụn C tng + Tham gia chung kt gii TDTT CB,GV,CNL ton tnh ó t: 05 gii Nhỡ v 01 gii Ba: *Gii Nhỡ cỏc ni dung: n n qun lý (V Th Hin), ụi nam (Phm Minh Tin Lờ Anh Tun), ụi nam- n (Lờ Anh Tun-Thỏi Th Lng) mụn Cu lụng; ụi nam- n mụn Búng bn (Quan Thanh Lu-Trn Th Ngha), mụn C tng nam (V Vn Cụng) *Gii Ba: Mụn Búng chuyn n Cỏc n v cú phong tro... t chc cụng on vng mnh: - Cụng on ngnh ó xõy dng k hoch hot ng c th, ch o cỏc cụng on c s phi hp chuyờn mụn t chc tt Hi ngh CNVC u nm, qua ú ó xõy dng k hoch v bn bin phỏp thc hin nhim v nm hc 2008-2009 khỏ c th v phự hp vi tng iu kin ca n v - Trong nm ó t chc hc bi dng nghip v Cụng on, Thanh tra nhõn dõn, N cụng v Ngh quyt i hi ln th X ca Cụng on Vit Nam nhm nõng cao nng lc hot ng cụng on, ỏp ng mc... trng PTCS Huy ng 99,9% hc sinh hon thnh chng trỡnh tiu hc vo lp 6 m bo k hoch huy ng 29.319 hc sinh / 774 lp trung hc c s; cú gii phỏp hiu qu duy trỡ s s, huy ng hc sinh b hc tr li trng Tip tc m v nõng cht lng cỏc lp BTTHCS ph cp trung hc c s cú tớnh bn vng - Cng c vng chc cht lng cỏc lp ó thay sỏch Thc hin nghiờm tỳc vic iu chnh k hoch nm hc theo quy nh ca B GD&T Quan tõm cht lng giỏo dc ton din, chỳ... tt cỏc hot ng n cụng trong cỏc trng hc, xõy dng lch hot ng ngay t u nm cỏc ban n cụng trng hc ch ng xõy dng k hoch hot ng trong nm hc Cỏc Cụng on c s ó t chc phỏt ng phong tro thi ua Dy ttHc tt, thi khộo tay k thut, t chc gp mt Dõu-R, cỏc hot ng TDTT-VHVNnhõn ngy thnh lp Hi liờn hip ph n Vit Nam 20/10 v ngy Quc t ph n 8/3, t chc tng kt 5 nm phong tro thi ua gii vic trng-m vic nh v suy tụn nhng ch em... dng trng chun quc gia c cỏc ngnh, cỏc cp tp trung ch o vi quyt tõm cao, cú k hoch v l trỡnh c th nờn tng nhanh v s lng v cht lng 8 Ngnh giỏo dc tip tc khng nh n v dn u thi ua ton tnh Trong 10 tiờu chớ ỏnh giỏ cú 8 tiờu chớ xp tp u tnh: Xõy dng trng hc thõn thin; giỏo dc mm non; giỏo dc tiu hc; bi dng thng xuyờn; thanh tra; k hoch, thng kờ, ti chớnh, CSVC v trang thit b; cụng ngh thụng tin; xõy dng trng... hnh chớnh cha ng b, hiu qu cha cao - Vic thc hin Phỏp lnh dõn s v k hoch hoỏ gia ỡnh cha nghiờm, nhiu cỏn b v giỏo viờn sinh con th 3 tr lờn PHN II: PHNG HNG NHIM V NM HC 2009-2010 tip tc thc hin Ngh quyt i hi Cụng on cỏc cp v cỏc cuc vn ng ca ngnh; hng ng phong tro thi ua lp thnh tớch cho mng k nim 80 nm ngy thnh lp ng cng sn Vit Nam (03/02/1930 03/02/2010) v cỏc ngy l ln trong nm; vi ch nm hc 2009-2010... kp thi Thc hin nghiờm tỳc vic ỏnh giỏ cht lng phong tro GDMN ca mi nh trng, mi a phng 2 Phỏt trin h thng trng, lp v huy ng tr 2.1 Cỏc trng mm non phn u huy ng tr theo k hoch ó c duyt Kho sỏt, iu tra tr chớnh xỏc theo tui, huy ng t k hoch c giao ngay t u nm hc - Tham mu vi chớnh quyn a phng u t, xõy dng c s vt cht, mua sm trang thit b, khuyn khớch xõy dng cm lp trung tõm m bo t l tr trờn lp ỳng quy... TB TT K Tiờn tin Tiờn tin Tiờn tin Tiờn tin Khỏ Khỏ Khỏ Khỏ Khỏ Khỏ Khỏ Khỏ Khỏ Khỏ Khỏ Khỏ Khỏ Khỏ Khỏ Khỏ Khỏ Khỏ Khỏ Trung bỡnh Trung bỡnh 20 LL HUYN QUNH LU CễNG ON GIO DC CNG HO X HI CH NGHA VIT NAM c lp T do Hnh phỳc BO CO TNG KT HOT NG CễNG ON NM HC 2008- 2009 PHNG HNG NHIM V NM HC 2009-2010 PHN I: TNG KT HOT NG CễNG ON NM 2008-2009 I TèNH HèNH N V V I NG: 1 Tng s n v trng hc : 145 n v - Trong... gia ỡnh giai on 2005-2009 (Cụng on ngnh d kin tng kt vo thỏng 10/2009) S cng hin ca ch em ó gúp phn to ln trong thnh qu chung m ngnh giỏo dc Qunh Lu hụm nay ó t c 24 - Hng ng cuc thi tỡm hiu Cụng on Vit Nam, Cụng on Ngh An, 80 nm chng ng lch s Cụng on ngnh ó trin khai n tng n v v c on viờn nhit tỡnh tham gia, hu ht cỏc n v cú 100% on viờn tham gia, nhiu /C ó k cụng su tm ti liu, tranh nh minh ho cho . VIỆT NAM PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số : /BC-PGD&ĐT Quỳnh Lưu, ngày 18 tháng 8 năm 2 009 BÁO CÁO TỔNG KẾT NĂM HỌC 2 008 - 2 009. giáo viên giai đoạn 2 008- 2012, năm 2 008 toàn huyện được đầu tư 100 phòng học với tổng dự toán 25,3 tỷ đồng. Kết thúc năm học 2 008- 2 009 có 43 phòng học 7

Ngày đăng: 16/09/2013, 00:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w