Thực hiện 3 cuộc vận động và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” Sau 2 năm triển khai thực hiện, cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức H
Trang 1UBND TỈNH QUẢNG TRỊ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
SỞ GIÁO DỤC&ĐÀO TẠO Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 572/BC-SGD&ĐT Đông Hà, ngày 15 tháng 8 năm 2009
BÁO CÁO
Tổng kết năm học 2008 - 2009
và phương hướng, nhiệm vụ năm học 2009 - 2010
Năm học 2008 - 2009, Giáo dục và Đào tạo Quảng Trị đã quán triệt sâu sắc
và triển khai thực hiện toàn diện nhiệm vụ theo Chỉ thị số 47/2008/CT-BGD&ĐTcủa Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầmnon, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên, giáo dục chuyên nghiệp; thực
hiện chủ đề “Năm học đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới quản lí tài chính" và triển khai phong trào"Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
Với ý thức trách nhiệm và quyết tâm cao, toàn ngành đã khắc phục khó khăn,
nỗ lực phấn đấu bằng nhiều giải pháp tích cực, sáng tạo Giáo dục và Đào tạo tỉnhnhà tiếp tục phát triển về qui mô, chất lượng và hiệu quả Những nhiệm vụ trọngtâm và kế hoạch năm học 2008 - 2009 đã hoàn thành, tạo tiền đề để phát triển sựnghiệp Giáo dục và Đào tạo mạnh mẽ và vững chắc trong những năm tiếp theo
Phần thứ nhất KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2008 - 2009
Năm học 2008 - 2009 ngành tiếp tục thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dụctrên cơ sở những thuận lợi: Kết quả đạt được sau 20 năm tái lập tỉnh và 8 năm thực
hiện chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2001 - 2010 đã tạo “thế và lực” mới
cho sự phát triển Sự đồng thuận từ nhận thức đến thực tiễn, cùng với việc lựa chọnchủ đề có tính đột phá hàng năm đã tạo bước chuyển biến tích cực và toàn diện vềphát triển giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh Phát huy những thuận lợi và khắcphục khó khăn, đội ngũ cán bộ quản lí, nhà giáo và học sinh toàn ngành đã pháthuy nội lực, kết hợp với sự chăm lo của các cấp, các ngành, các địa phương, tạo
nên sức mạnh “cộng hưởng” thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ năm học 2008 - 2009.
Kết quả cụ thể như sau:
1 Thực hiện 3 cuộc vận động và phong trào thi đua “Xây dựng trường
học thân thiện, học sinh tích cực”
Sau 2 năm triển khai thực hiện, cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đã tạo chuyển biến tích cực cả về nhận thức và hành
động thực tiễn trong cán bộ, giáo viên và học sinh Đội ngũ nhà giáo và cán bộquản lí giáo dục thấy rõ được ý nghĩa, tầm quan trọng của cuộc vận động, hiểu sâuhơn về nội dung cơ bản và giá trị to lớn của tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí
Trang 2Minh; từ đó đề ra nhiệm vụ rèn luyện, nâng cao đạo đức nhà giáo Học sinh đượchọc tập nghiên cứu các tư liệu về Bác và qua các môn học như Ngữ văn, Lịch sử,Giáo dục công dân, xây dựng tình cảm thực sự với Bác và hình thành ý thức tự giáctrong học tập.
Sở GD&ĐT đã chỉ đạo các đơn vị, trường học thực hiện lồng ghép các cuộc
vận động khác với phong trào thi đua của ngành; nhất là cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” Mỗi thầy giáo, cô
giáo tự lựa chọn những việc làm cụ thể, thiết thực thực hiện cuộc vận động Cáctrường học tập trung xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh; tập thể đoàn kết;triển khai quyết định của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về chuẩn đạo đức nhà giáo, quitắc ứng xử của nhà giáo Nét nổi bật cần khẳng định: Cuộc vận động đã tác độngtích cực, toàn diện đến việc nâng cao đạo đức nghề nghiệp và năng lực của đội ngũnhà giáo, cán bộ quản lí Đội ngũ toàn ngành đoàn kết, tận tuỵ, trách nhiệm và đónggóp thực sự có hiệu quả vào sự nghiệp phát triển GD&ĐT trên địa bàn tỉnh
Cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” qua 3 năm thực hiện đã tạo được sự chuyển biến tích cực và mạnh mẽ
trong toàn ngành với yêu cầu dạy thực, học thực để có chất lượng thực SởGD&ĐT tiếp tục chỉ đạo các đơn vị, trường học tăng cường kỷ cương, nền nếp; đổimới công tác đánh giá, xếp loại kết quả học tập và rèn luyện của học sinh, tăngcường công tác thanh tra, kiểm tra dạy - học, thi cử…
Toàn ngành đã tập trung giải pháp chất lượng và các giải pháp khắc phụcviệc học sinh bỏ học và đối tượng học sinh yếu, kém ở tất cả các khối, lớp SởGD&ĐT đã chỉ đạo các cấp quản lí giáo dục phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể,Hội phụ huynh và Hội Khuyến học để tuyên truyền, vận động học sinh đến trường.Các nhà trường rà soát, tìm hiểu cụ thể nguyên nhân bỏ học để có giải pháp phùhợp nhằm huy động học sinh đến trường Tỷ lệ học sinh bỏ học trong năm học
2008 - 2009: Tiểu học 0,17%, THCS 0,96%, THPT 2,35% (trong đó công lập1,82%; ngoài công lập 4,05%); tỷ lệ chung 0,96%, giảm so với năm học trước
Sở GD&ĐT chỉ đạo các đơn vị, trường học tiến hành khảo sát, phân loại vàxây dựng kế hoạch phụ đạo học sinh yếu, kém Các nhà trường đã tập trung đổimới phương pháp dạy học phù hợp đối tượng, bổ sung những kiến thức cần thiếtcho đối tượng yếu, kém thông qua phụ đạo, kèm cặp, dạy thêm giờ Các trườngTHPT đã xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho học sinh khối 12 Với quyết tâm của
toàn ngành, cuộc vận động “Hai không” đã đạt được kết quả quan trọng Môi
trường giáo dục trong các nhà trường lành mạnh Chất lượng giáo dục chuyển biến
tích cực theo yêu cầu thực chất Tỷ lệ học sinh yếu, kém giảm (có số liệu cụ thể kèm theo)
Năm học 2008 - 2009, ngành triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số
40/2008/CT-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực"; đã tham mưu với UBND tỉnh thành lập
Ban chỉ đạo cấp tỉnh và xây dựng kế hoạch hoạt động liên ngành (GD&ĐT - ĐoànTNCS Hồ Chí Minh - Sở VH-TT&DL) Sở GD&ĐT đã xây dựng kế hoạch triển
Trang 3khai phong trào thi đua năm học 2008 - 2009 và giai đoạn 2008 - 2013 với kếhoạch cụ thể Toàn ngành đã tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ về xây dựng môi
trường "Xanh - Sạch - Đẹp – An toàn"; kết hợp lồng ghép xây dựng trường chuẩn
quốc gia; nhận và chăm sóc các di tích lịch sử; đưa trò chơi dân gian vào nhàtrường…
Sau 1 năm thực hiện, 100% các đơn vị, trường học đã hưởng ứng triển khaithực hiện phong trào thi đua và đạt kết quả bước đầu Có 30/154 trường Mầm non,40/160 trường Tiểu học, 30/108 trường THCS, 10/30 trường THPT, 2 trung tâmKTTH-HN và GDTX triển khai xây dựng điểm phong trào thi đua Các đơn vị,trường học đã nhận và chăm sóc 3 di tích lịch sử quốc gia, 20 di tích lịch sử - vănhóa cấp tỉnh, 83 nghĩa trang liệt sĩ và bia tưởng niệm…Có 100/154 trường Mầmnon, 76/160 trường Tiểu học, 58/108 trường THCS, 20/30 trường THPT có côngtrình vệ sinh, nước sạch đạt yêu cầu Các trường học đã đưa trò chơi dân gian vàotrường học như: Kéo co, thi đẩy gậy, nhảy bao bố, thi hoá trang…Phối hợp với SởVH-TT&DL triển khai Đề án "Sân khấu học đường"; các Phòng GD&ĐT: Đông
Hà, Hướng Hoá, Hải Lăng các trường THPT đã tổ chức nhiều hoạt động phongphú; tiêu biểu là Trường THPT Vĩnh Linh, THPT Phan Châu Trinh;…một sốtrường học đã xây dựng bộ hồ sơ về trường học thân thiện có tác dụng tích cực đếnviệc giáo dục đạo đức, truyền thống văn hoá, lịch sử cho học sinh
Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đã
thực sự tạo chuyển biến tích cực và quan trọng Học sinh đến trường vui và tự tinhơn, môi trường thân thiện hơn; đội ngũ cán bộ, giáo viên thể hiện trách nhiệm vàtâm huyết hơn…
2 Thực hiện công tác phổ cập giáo dục; tiếp tục đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ đổi mới phương pháp dạy và học:
Công tác PCGDTHCS được duy trì Hiện có 141/141 xã, phường đạt chuẩnPCGDTHCS, tăng 1 xã so với năm học trước Công tác phổ cập Trung học đượctriển khai ở những địa bàn thuận lợi như thị xã Đông Hà, thị xã Quảng Trị, huyệnHải Lăng, Triệu Phong…
Vấn đề đặt ra là: Các địa bàn vùng khó cần tiếp tục có giải pháp và quan tâmthường xuyên để duy trì kết quả phổ cập và nâng cao chất lượng phổ cập; chốngnguy cơ tái mù và mất chuẩn
Trang 4b) Giáo dục Mầm non:
- Tiếp tục triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhànước về giáo dục Mầm non như: Quyết định số 161/2002/QĐ-TTg, Quyết định149/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Nghị quyết 3.5 của HĐND tỉnh
- Sở GD&ĐT đã quán triệt và triển khai thực hiện những nhiệm vụ trọng tâmcủa ngành một cách cụ thể, phù hợp với tình hình từng địa phương Chỉ đạo cáchuyện, thị xã và Trường Mầm non Sao Mai thực hiện thí điểm Chương trình giáodục mầm non mới Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra; nhất là loại hình ngoàicông lập; kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, chính sách đối với giáo viên, việcthực hiện các chuyên đề
Chỉ đạo và hỗ trợ giáo dục mầm non vùng khó, vùng dân tộc thiểu số Ngành
đã tổ chức hội thảo về sử dụng chương trình phù hợp cho trẻ dân tộc; tập huấnchương trình 150 buổi dạy cho trẻ 5 tuổi vùng dân tộc thiểu số; tập huấn tiếng dântộc cho cán bộ giáo viên cắm bản…
Qui mô mạng lưới, trường lớp ngày càng phát triển và phù hợp, đặc biệt ởvùng bản, vùng khó khăn Tỷ lệ huy động nhà trẻ tăng, mẫu giáo phát triển đều ởcác độ tuổi và ưu tiên huy động trẻ 5 tuổi ở vùng bản
- Trẻ nhà trẻ huy động 5.746/22.448 cháu, đạt tỷ lệ 25,59%, tăng 5,54% sovới đầu năm; trẻ mẫu giáo huy động 26.786/31.955 cháu, đạt tỷ lệ 83,82% tăng8,17%; trẻ 5 tuổi 11.073/11.073 cháu (100%) tăng 2.01%; 100% các xã có phongtrào mầm non
- Đội ngũ cán bộ, giáo viên Mầm non từng bước được nâng cao về chấtlượng Sở GD&ĐT đã tổ chức bồi dưỡng chuyên môn cấp tỉnh 11 lớp với 575 cán
bộ, giáo viên; cấp huyện 68 lớp với 2.860 lượt cán bộ, giáo viên; bồi dưỡng cán bộquản lí 1 lớp với 37 người Chỉ đạo 100% trường Mầm non đánh giá giáo viên theochuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non Kết quả: Loại xuất sắc 760 giáo viên(32,83%), loại khá 988 giáo viên (42,71%), loại trung bình 502 giáo viên (21,7%),loại kém 3 giáo viên (0,12%); không xếp loại 60 giáo viên do nghỉ sinh và đi học;
có 68 giáo viên được công nhận giáo viên dạy giỏi năm học 2008 - 2009
- Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ổn định và từng bước nâng cao Ngành
và các trường học đã tập trung chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, thựchiện chương trình chăm sóc trẻ theo hướng dẫn của Bộ, có sự lựa chọn cho phù hợpvới điều kiện từng vùng Tăng cường dạy tiếng Việt cho trẻ vùng dân tộc thiểu sốthông qua chương trình phù hợp; chỉ đạo có chiều sâu các chuyên đề cho trẻ; tổchức nhiều hoạt động phong phú như: Hội thảo, hội thi, trao đổi kinh nghiệm, xâydựng tiết mẫu, hoạt động mẫu
- Đầu tư kinh phí xây dựng cơ sở vật chất trường học và chi hỗ trợ lương vớitổng kinh phí 102.540.323.000 đồng, trong đó: Chi xây dựng cơ bản35.105.675.000 đồng (chương trình KCH 27.501.234.000 đồng); chi lương, hỗ trợlương 34.521.103.000 đồng; chi hoạt động bồi dưỡng giáo viên 2.910.659.000đồng; chi xây dựng trường chuẩn quốc gia 2.507.652.000 đồng
Trang 5- Chỉ đạo xây dựng trường chuẩn quốc gia: Rà soát 33 trường đã đạt chuẩn
để có kế hoạch bổ sung, diều chỉnh theo chuẩn mới Năm học 2008 - 2009 có thêm
3 trường chuẩn quốc gia theo tiêu chí mới ở mức độ 1; 10 trường đang hoàn chỉnhmức độ 2
- Năm học 2008 - 2009, 100% các trường Mầm non nối mạng internet, trang
bị 300 máy vi tính (130 máy phục vụ công tác QL, 170 máy phục vụ hướng dẫncho trẻ)
Nét nổi bật là: Ngành học Mầm non đã triển khai nghiêm túc và toàn diệnnhiệm vụ năm học; công tác chỉ đạo sâu sát, sáng tạo và quyết liệt Giáo dục Mầmnon trên địa bàn tỉnh phát triển mạnh mẽ, đồng đều cả về qui mô, chất lượng vàhiệu quả giáo dục Các trường Mầm non: Sao Mai (Đông Hà); MN Trung tâm,Triệu Trung, Triệu Long (Triệu Phong); MN Bình Minh (Khe Sanh); MN HoaPhượng (Vĩnh Linh); MN thị trấn Hải Lăng, MN Hải Thượng, MN Hải Phú (HảiLăng); MN Hoa Sen, MN Hoa Phượng (Cam Lộ); MN Hoa Lan (Đakrông); MNThành Cổ (thị xã Quảng Trị); MN Hoa Sen, MN Tuổi Thơ (Đông Hà); MN Hoạ
My, MN Gio Sơn, MN Hải Thái (Gio Linh) là những đơn vị hoàn thành xuất sắcnhiệm vụ năm học 2008 - 2009
c) Giáo dục Phổ thông:
Năm học 2008 - 2009, hệ thống trường phổ thông trên địa bàn tỉnh tiếp tụcđược củng cố, phát triển và mở rộng phù hợp với đặc điểm của từng địa phương;nhất là tiếp tục tách các trường PTCS thành trường Tiểu học và THCS ở HướngHoá, Đakrông nhằm thu hút học sinh đến trường Ngành đã đầu tư xây dựng và đưavào sử dụng 3 trường THPT: Hướng Phùng, A Túc (Hướng Hoá), Đakrông 2; tạođiều kiện đào tạo nguồn nhân lực tại chổ cho con em đồng bào Pakô, Vân Kiều
Sở GD&ĐT đã triển khai chương trình tập huấn giáo viên cốt cán dạy lớp 12theo chương trình, sách giáo khoa mới, giáo viên cốt cán giáo dục quốc phòng - anninh Tăng cường chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy - học ở tất cả các cấp học phùhợp với yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông
c.1/ Về giáo dục Tiểu học:
Quán triệt và triển khai toàn diện nhiệm vụ giáo dục Tiểu học năm học 2008
- 2009 theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT Sở GD&ĐT đã chỉ đạo thực hiện kế hoạchgiáo dục và kế hoạch thời gian năm học; chỉ đạo kiểm tra và thường xuyên theo dõitiến độ thực hiện chương trình, dạy đủ các môn học
Chỉ đạo các đơn vị dạy học, đánh giá, kiểm tra theo chuẩn kiến thức và kĩnăng cơ bản Tập trung kiểm tra khảo sát chất lượng hai môn Toán và Tiếng Việtvùng khó; đặc biệt vùng dân tộc ít người (khảo sát tại lớp, bằng phiếu, thông quahội thảo) Trên cơ sở đó có giải pháp hợp lí và xây dựng bộ tài liệu hướng dẫn dạy
và học phù hợp vùng dân tộc Chỉ đạo bồi dưỡng, phụ đạo học sinh yếu, kém; nhất
là chỉ đạo dứt điểm tình trạng học sinh không đạt chuẩn lên lớp, giảm số lượng họcsinh lưu ban, bỏ học Toàn ngành đã tăng cường giải pháp nâng cao chất lượng dạyhọc vùng khó, vùng dân tộc thiểu số, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinhkhuyết tật; chú trọng đổi mới phương pháp dạy - học sát đối tượng
Trang 6Đẩy mạnh xây dựng trường chuẩn quốc gia Năm học 2008 - 2009 có thêm 6trường đạt chuẩn mức độ 1; 8 trường đạt chuẩn mức độ 2 Sử dụng bộ công cụ đánhgiá thí điểm 12 trường Tiểu học thuộc vùng, miền khác nhau về tiêu chí trường học
thân thiện và có 9/12 trường đạt tiêu chí “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”
Tổ chức 12 lớp bồi dưỡng chuyên đề cho cán bộ, giáo viên dân tộc về đổimới phương phát dạy - học và quản lí Biên soạn 2 bộ tài liệu hướng dẫn dạy họcToán và Tiếng Việt Chủ động triển khai các hoạt động trong và ngoài nhà trường
như: Phong trào xây dựng thư viện thân thiện, phong trào "Xanh - Sạch - Đẹp - An toàn", thi tìm hiểu an toàn giao thông Tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên
lớp tích hợp vào các môn Mĩ thuật, Thủ công, Kĩ thuật, Âm nhạc theo hướng dẫn
và phù hợp tình hình thực tế
Đẩy mạnh phong trào thi đua “Dạy tốt - Học tốt”, khuyến khích giáo viên tự
làm đồ dùng dạy học và ứng dụng CNTT trong dạy - học; đánh giá xếp loại chuyênmôn, nghiệp vụ giáo viên theo chuẩn Giáo viên Tiểu học Chú trọng chăm sóc sứckhoẻ, chăm sóc răng miệng, giáo dục thể chất; tổ chức các hoạt động Đội, Sao nhiđồng có hiệu quả Năm học 2008 - 2009, giáo dục Tiểu học đạt Huy chương Bạcgiao lưu Toán tuổi thơ toàn quốc và Huy chương Bạc giải Toán qua mạng internet
Nhìn chung, chất lượng giáo dục Tiểu học ổn định và khá vững chắc Cáctrường Tiểu học: Nguyễn Thị Minh Khai (Cam Lộ); Triệu Đông, thị trấn Ái Tử, số
2 Triệu Phước, Triệu Sơn (Triệu Phong); Tiểu học số 2 Lao Bảo (Hướng Hoá);Tiểu học Kim Đồng, Vĩnh Chấp, Vĩnh Kim (Vĩnh Linh); Tiểu học số 1 Hải Chánh,Tiểu học Hải Dương (Hải Lăng); Tiểu học Đông Lễ, Nguyễn Tất Thành, Phan BộiChâu (Đông Hà); Tiểu học Gio Châu, thị trấn Gio Linh (Gio Linh)… là những đơn
vị có thành tích cao trong việc thực hiện nhiệm vụ năm học
c.2/Về giáo dục Trung học:
Năm học 2008 - 2009, giáo dục Trung học Quảng Trị triển khai thực hiệnnhiệm vụ ngành học với tinh thần chủ động, sáng tạo Sở GD&ĐT đã tập trungtriển khai toàn diện nhiệm vụ trọng tâm theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT và vậndụng sáng tạo vào tình hình địa phương
- Chỉ đạo thực hiện chương trình giáo dục phổ thông, rà soát kế hoạch giảngdạy, triển khai dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng phù hợp đối tượng học sinh.Thực hiện dạy đúng kế hoạch, đúng tiến độ, không cắt bỏ chương trình ở các khối,lớp
Tập trung chỉ đạo quyết liệt giải pháp chất lượng với yêu cầu các cấp quản líphải xác định rõ: Chất lượng giáo dục là tiêu chí quan trọng đánh giá năng lực quản
lí và công tác tổ chức dạy - học ở từng nhà trường Các phòng GD&ĐT, các trườngtrực thuộc đã tiến hành rà soát, phân loại đối tượng học sinh, xây dựng kế hoạch và
tổ chức bồi dưỡng, phụ đạo, kèm cặp đối tượng học sinh yếu, kém Tổ chức bồidưỡng, phụ đạo học sinh khối 12 từ đầu năm học và tập trung bồi dưỡng, phụ đạocác môn thi tốt nghiệp từ tháng 3/2009 Sở GD&ĐT đã điều động giáo viên vùngthuận lợi và cán bộ chuyên viên Sở giúp đỡ giảng dạy tại 3 trường miền núi: ATúc; Hướng Phùng (Hướng Hoá); Đakrông 2 và các đơn vị vùng khó ở Đakrông và
Trang 7Hướng Hóa Các trường THPT: Chuyên Lê Quý Đôn, Đông Hà, Lê Lợi, Phan ChâuTrinh, Trung tâm KTTH-HN tỉnh, thị xã Quảng Trị, đã hỗ trợ giúp đỡ sách giáokhoa, tài liệu, trang thiết bị… cho con em đồng bào Pakô, Vân Kiều có thêm điềukiện học tập.
Thực hiện công văn 264/BGD&ĐT ngày 13/01/2009 về việc tổ chức hộithảo đổi mới kiểm tra, đánh giá, đổi mới phương pháp dạy học các môn: Ngữ văn,Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân; Sở GD&ĐT đã tổ chức hội thảo chuyên đề đổimới phương pháp dạy - học và đổi mới cách ra đề, kiểm tra, đánh giá theo yêu cầu
cuộc vận động “Hai không” Đã tổ chức kiểm tra chung đề học kì các môn: Toán,
Ngữ văn, Tiếng Anh, Vật lí, Hóa học, Sinh vật, Địa lí và Lịch sử đối với lớp 9 vàlớp 12 Chỉ đạo quyết liệt công tác chuẩn bị cho thi tốt nghiệp THPT năm học 2008
- 2009 từ kiến thức, kĩ năng làm bài thi trắc nghiệm, hồ sơ thi và các điều kiện phục
vụ thi ở tất cả các trường THPT trên địa bàn tỉnh
Tổ chức nhiều chuyên đề về đổi mới dạy - học ở THCS và THPT thông quahội đồng bộ môn; tổ chức hội thảo về dạy học tự chọn, về đánh giá hiệu quả dạyhọc môn giáo dục công dân ở THCS và THPT Tăng cường công tác thanh tra,kiểm tra, dự giờ, thăm lớp… triển khai thực hiện dạy chương trình, sách giáo khoamới lớp 12 theo quy định
Phong trào “Dạy tốt - Học tốt” được các phòng GD&ĐT, các trường trực
thuộc phát động thi đua sôi nổi xuyên suốt năm học, đã tác động tích cực đến chấtlượng giáo dục toàn diện Các trường học đã thực hiện lồng ghép linh hoạt phong
trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” với các cuộc vận
động lớn của ngành Công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia tiếp tục được đẩymạnh, Năm học 2008 - 2009 có thêm 11 trường THCS và 1 trường THPT đạtchuẩn quốc gia; nâng số trường đạt chuẩn quốc gia cấp THCS lên 29 trường, THPT
3 trường
Các trường THCS, THPT đã tổ chức nhiều hoạt động sôi nổi như: Phong tràovăn hóa, văn nghệ, hát dân ca; hội thi về an toàn giao thông đường bộ; phòngchống tội phạm ma tuý, HIV; hoạt động Đoàn, Đội; tham gia các hoạt động vềnguồn; chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ, chăm sóc Bà mẹ Việt Nam anh hùng, các hoạtđộng tình nghĩa… được triển khai có hiệu quả, góp phần quan trọng giáo dụctruyền thống yêu nước, ý thức công dân, nhân cách cho học sinh
Các đơn vị, trường học đã ứng dụng CNTT vào quản lí và giảng dạy Cáctrường THPT phối hợp với các trung tâm KTTH-HN triển khai các hoạt động dạynghề cho học sinh, đảm bảo thực hiện đủ chương trình và đã đi vào nền nếp ổnđịnh
Sở GD&ĐT phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ chỉnh sửa và cho tái bảntập sách “ Lịch sử Quảng Trị” dùng để giảng dạy trong các trường THCS
Nhìn chung, chất lượng giáo dục cấp THCS, THPT ổn định và tiến bộ Chấtlượng giáo dục mũi nhọn đạt kết quả khá qua các kì thi học sinh giỏi văn hóa, họcsinh giỏi kĩ thuật phổ thông, máy tính cầm tay, giải toán trên mạng Chất lượnggiáo dục toàn diện ổn định và chuyển biến theo yêu cầu thực chất
Trang 8Kết quả cụ thể: (có phụ lục kèm theo)
Các trường THCS: Lê Quý Đôn, Nguyễn Trãi (Vĩnh Linh); Triệu Đông,Nguyễn Bỉnh Khiêm, Triệu Long (Triệu Phong); THCS Khe Sanh, Lao Bảo(Hướng Hóa); THCS thị trấn Hải Lăng, Hải Thượng (Hải Lăng); THCS Trần HưngĐạo, Chế Lan Viên (Cam Lộ); THCS Hướng Hiệp (Đakrông); THCS Thành cổ (thị
xã Quảng Trị); THCS Trần Quốc Toản, Phan Đình Phùng, Nguyễn Du (Đông Hà);THCS thị trấn Gio Linh, Trung Giang, Gio Quang (Gio Linh); các trường THPT:Thị xã Quảng Trị, Phan Châu Trinh, chuyên Lê Quý Đôn, Đông Hà, Vĩnh Linh,Hải Lăng, Lê Lợi, Triệu Phong, Nguyễn Huệ… là những đơn vị hoàn thành xuấtsắc nhiệm vụ năm học 2008 - 2009
d) Giáo dục thường xuyên:
Ngành học giáo dục thường xuyên đã quán triệt và tổ chức thực hiện có hiệuqủa nhiệm vụ năm học 2008 - 2009 theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT và vận dụngsát đúng vào tình hình thực tế địa phương
Ngành đã tham mưu cho Tỉnh uỷ ban hành văn bản số 564-CV/TU ngày10/4/2009 về việc chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh công tác PCGDTHCS và UBND tỉnhban hành văn bản số 850/KH-UBND ngày 13/4/2009 về kế hoạch " Xây dựng xãhội học tập giai đoạn 2009-2010 " và văn bản số 899/UBND-VX ngày 16/4/2009
về việc quản lí các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng không chính quy trên địa bàn tỉnh.Quy mô mạng lưới ổn định với 10 trung tâm và 10 điểm "vệ tinh" ở các địa bànkhó, tạo điều kiện thu hút người học Thực hiện và củng cố vững chắc kết quảPCGDTH-CMC, phổ cập GDTHĐĐT và PCGDTHCS Xây dựng 130/141 trungtâm cấp xã, phường, thị trấn (đạt 92,2%) và 405 trung tâm thôn, bản Các Trungtâm Học tập cộng đồng dần dần đi vào hoạt động có nền nếp, tạo điều kiện nângcao chất lượng cuộc sống cho người dân
Thực hiện nghiêm túc đổi mới chương trình, nội dung, đổi mới phương phápdạy - học, kiểm tra đánh giá Ngành học GDTX đã chú trọng giải pháp chất lượng,tăng cường công tác bồi dưỡng, phụ đạo cho đối tượng học sinh yếu, kém ngay từđầu học kỳ II
Quan tâm chăm lo và tổ chức tốt công tác bồi dưỡng kiến thức chuyên môn
và năng lực sư phạm cho đội ngũ nhà giáo ngành học GDTX; chú trọng đổi mớiphương pháp dạy - học phù hợp đối tượng 100% cán bộ quản lí, giáo viên cáctrung tâm, giáo viên hợp đồng thỉnh giảng đều dự tập huấn sử dụng sách dạy họccác lớp GDTX cấp THPT và tập huấn GDTX theo chu kỳ Tổ chức hội nghị
"Nghiên cứu và xây dựng phân phối chương trình lớp 12 GDTX" Tổ chức thẩmđịnh để bảo lưu kết quả cho 8 giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh
Tổ chức thi học viên giỏi văn hoá, giỏi máy tính cầm tay Tổ chức hội thảo 4chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy - học thuộc bốn môn Văn, Lịch sử, Địa lý
và Hoá học
Thực hiện quản lý chặt chẽ các hoạt động liên kết đào tạo, bồi dưỡng ở cáctrung tâm Phòng GDTX đã phối hợp với Thanh tra Sở và Phòng PA25 Công antỉnh tổ chức kiểm tra thường kỳ việc đào tạo, bồi dưỡng Tin học, Ngoại ngữ, cấp
Trang 9phát văn bằng, chứng chỉ ở các trung tâm Tin học - Ngoại ngữ Nhìn chung cáctrung tâm thực hiện nghiêm túc quy chế của Bộ Trung tâm GDTX tỉnh liên kết vớicác trường đại học, cao đẳng đào tạo 24 chuyên ngành với 3.347 học viên tham giahọc tập, góp phần quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chotỉnh nhà Trung tâm GDTX Đông Hà, Vĩnh Linh, Hải Lăng tổ chức dạy và học cóhiệu quả Hầu hết các trung tâm đã thực hiện lồng ghép các cuộc vận động với cácphong trào thi đua của ngành đã thực sự tạo nên những chuyển biến tích cực trongcác hoạt động của trung tâm Tỷ lệ học viên đỗ tốt nghiệp năm học 2008 - 2009 sovới năm học trước khá ổn định (62,85%)
Ngành học GDTX được Bộ GD&ĐT tặng Bằng khen vì đã hoàn thành xuấtsắc nhiệm vụ năm học 2008 - 2009
e) Giáo dục chuyên nghiệp:
Tỉnh Quảng Trị có 01 Phân hiệu Đại học Huế, 03 trường TCCN, 01 TrườngCao đẳng Sư phạm và 01 Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh tham gia đào tạođại học, cao đẳng và TCCN; quy mô các trường tuy còn hạn chế, nhưng số lượngngành nghề ngày càng tăng và phát tiển theo hướng đa cấp, đa ngành đã góp phầnđào tạo nguồn nhân lực có chất lượng phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xãhội của địa phương và nhu cầu học tập của con em trên địa bàn tỉnh nhà và trongkhu vực
Sở đã chỉ đạo các trường TCCN tiếp tục đổi mới và triển khai chương trìnhđào tạo và đánh giá kết quả học tập của học sinh gắn với nghề nghiệp Chỉ đạo và
hỗ trợ các trường triển khai công tác biên soạn chương trình và tài liệu tham khảo;thực hiện nghiêm túc các văn bản hướng dẫn của Bộ
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động đào tạo, liên kết đàotạo Tham mưu cho UBND tỉnh và chỉ đạo các trường TCCN tranh thủ các mốiquan hệ hợp tác quốc tế như: Trường Trung cấp Y tế với tổ chức Y tế Hà Lan -Việt Nam; Trường Trung học NN&PTNT hợp tác với CHLB Đức; Trường CĐSPhợp tác với nước bạn Lào, Thái Lan,…
Năm học 2008 - 2009, công tác tuyển sinh vào các trường đại học, cao đẳng
và TCCN đã được thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ, đảm bảo chính xác, kịp thời Có25.258 hồ sơ đăng ký dự thi, 7.548 thí sinh trúng tuyển nhập học, trong đó hệ đạihọc và cao đẳng 5.092 thí sinh, đạt tỷ lệ 22,88% (tăng 1.014 thí sinh so với nămtrước)
Thực hiện tốt công tác bồi dưỡng giáo viên hè 2008 cho 40 lớp thay sáchgiáo khoa, bồi dưỡng chu kì thường xuyên, chuyên môn nghiệp vụ cho 10.789 giáoviên và cán bộ quản lí giáo dục Kết quả 40% đạt loại tốt; 46% đạt loại khá; 12%đạt yêu cầu; 2% chưa đạt yêu cầu
Hè 2009 đã triển khai bồi dưỡng 24 lớp cốt cán cho 438 giảng viên các cấp.Trong đó Tiểu học 02 lớp 45 giáo viên, THCS 8 lớp 336 giáo viên, THPT 12 lớp 57giáo viên Tổ chức bồi dưỡng giáo viên tất cả các bộ môn THPT và GDTX cho gần1.300 cán bộ quản lý và giáo viên toàn tỉnh tham gia; phối hợp với Sở Y tế, Trungtâm Y tế dự phòng, Trường Trung cấp Y tế tổ chức 03 lớp bồi dưỡng kiến thức y tế
Trang 10về chăm sóc và quản lý sức khoẻ học sinh cho 130 cán bộ y tế trường học trongthời gian 7 ngày; 3 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho 450 nhân viên làm công tác kếtoán tại các đơn vị giáo dục trên địa bàn toàn tỉnh, phục vụ thiết thực chủ đề trọngtâm năm học
Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thị xã đã xây dựng kế hoạch, chọnthời gian, địa điểm tổ chức bồi dưỡng đại trà cấp tiểu học và THCS Tất cả cácphòng GD&ĐT đã báo cáo đầy đủ về Sở các phương án chi tiết về công tác bồidưỡng, đã tiến hành và đang tiến hành tổ chức tốt, có hiệu quả tại các địa phương
(Riêng giáo viên Mầm non, công tác chuẩn bị cho các lớp bồi dưỡng đã hoànthành, nhưng do có tình huống đột xuất về nhân sự nên việc tổ chức chưa tiến hànhtheo lịch)
Quản lý các lớp đào tạo từ xa, đào tạo tại chức, chuyên tu góp phần vào việcnâng cao trình độ chuẩn giáo viên cho trên 600 học viên thuộc các ngành học Mầmnon, Tiểu học, THCS và tổ chức tuyển sinh, xét chọn 30 giáo viên tham gia dự thicác lớp đào tạo Thạc sĩ theo đúng quy trình
g) Các hoạt động giáo dục khác:
Sở GD&ĐT đã chỉ đạo các phòng GD&ĐT, các trường trực thuộc chú trọngtriển khai giáo dục toàn diện cho học sinh với mục tiêu quan trọng của giáo dụcphổ thông là cùng với nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, giáodục phổ thông phải quan tâm giáo dục hình thành năng lực công dân về trí, lực, kĩnăng sống, văn hóa Việt Nam, sức khoẻ, khả năng hội nhập cho học sinh nhằm đápứng sự phát triển của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hộinhập quốc tế Các đơn vị trường học đã nghiêm túc thực hiện công tác phòng,chống ma tuý, tội phạm, tăng cường giáo dục an toàn giao thông, phòng chống cácloại dịch bệnh (cúm A/H1N1, tai nạn đuối nước,…) Phối hợp với các cấp, cácngành tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, kĩ năng sống cho học sinh thông quanhiều hình thức hoạt động và phong trào Đoàn - Hội - Đội Xây dựng môi trườnggiáo dục thân thiện, lành mạnh Tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp như: Giáodục trật tự an toàn giao thông, giáo dục bảo vệ môi trường, phòng chống các tệ nạn
xã hội Tích cực tham gia các hoạt động thể thao, tăng cường sức khỏe cho họcsinh; tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, đưa các bài hát, điệu múa, âm nhạcdân gian vào nhà trường (có 95% trường Tiểu học; 97,5% trường THCS; 100%trường THPT tổ chức các hoạt động VH - VN; 50% học sinh các cấp học tham giacác hoạt động dã ngoại) Các trường học đã chú trọng tổ chức và đẩy mạnh côngtác giáo dục hướng nghiệp, dạy nghề phổ thông Năm học 2008-2009, cơ sở vậtchất các Trung tâm KTTH-HN Cam Lộ, Ngô Tuân, Triệu Phong, Hải Lăng đãđược đầu tư xây mới khang trang, góp phần nâng cao chất lượng dạy - học Một sốtrung tâm đã liên kết đào tạo mở thêm các lớp dạy nghề xã hội, góp phần đào tạonhân lực lao động có tay nghề cho địa phương
Công tác Y tế học đường được chú trọng Công tác BHYT, bảo hiểm conngười trong nhà trường được triển khai, thực hiện đảm bảo đúng chế độ cho ngườitham gia bảo hiểm và có tính cộng đồng cao BHXH tỉnh, Bảo Việt Quảng Trị, Bảo
Trang 11Minh đã thực hiện nghiêm túc theo văn bản hướng dẫn liên ngành và tích cực thamgia một số hoạt động ở các đơn vị, trường học.
h) Ưu tiên phát triển GD dân tộc và quan tâm GD khuyết tật:
Củng cố và đầu tư tăng cường cơ sở vật chất Trường Phổ thông dân tộc nộitrú tỉnh và huyện (có 4 trường PTDT nội trú huyện và 1 trường PTDT nội trú tỉnh).Đầu tư xây dựng 3 trường THPT: A Túc, Hướng Phùng (Hướng Hoá) và Đakrông
2 với kinh phí 12 tỷ đồng; tạo điều kiện thuận lợi cho con em dân tộc Pakô, VânKiều đến trường 100% xã vùng dân tộc có trường Tiểu học hoặc PTCS với hệthống các điểm lẻ, lớp ghép được phân bố hợp lí Tỷ lệ huy động đạt cao và côngtác duy trì sĩ số khá tốt Các chương trình 134, 135, chương trình kiên cố hoátrường, lớp học, Dự án Trẻ khó khăn;…đã đầu tư có hiệu quả, tăng cường CSVCtrường lớp cho vùng dân tộc
Tăng cường dạy Tiếng Việt cho học sinh dân tộc cấp Tiểu học Sở GD&ĐT
tổ chức biên soạn bộ tài liệu “Hướng dẫn dạy Toán và Tiếng Việt cho học sinh dân tộc” Tăng cường công tác quản lí giáo dục dân tộc từ công tác tập huấn cho cán
bộ quản lí; bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên đến đổi mớiphương pháp dạy - học, phương pháp dạy lớp ghép, dạy hòa nhập Tăng cường giảipháp bồi dưỡng, phụ đạo học sinh yếu, kém Cung cấp đủ tài liệu bồi dưỡng giáoviên Thực hiện tốt các chính sách chế độ đối với nhà giáo công tác ở vùng kinh tếđặc biệt khó khăn; trường chuyên biệt (theo Nghị định 61/2006/NĐ-CP của Chínhphủ, Quyết định số 82/2006/QĐ-TTg và Quyết định 111/QĐ-TTg của Thủ tướngChính phủ) Toàn ngành đã thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Hỗ trợ cho giáodục vùng khó”
Quan tâm tạo điều kiện cho trẻ khuyết tật được hòa nhập và tổ chức tốt côngtác dạy - học ở Trường Trẻ em Khuyết tật tỉnh Đầu tư mua sắm trang thiết bị, sáchgiáo khoa, vở viết, dụng cụ học tập cho học sinh vùng đặc biệt khó khăn trước khibước vào năm học mới Phòng GD&ĐT Hướng Hoá, Đakrông đã triển khai thựchiện có hiệu quả nhiệm vụ phát triển giáo dục dân tộc
i) Tiếp tục đổi mới công tác thi, kiểm tra và đánh giá:
Sở GD&ĐT đã phối hợp với các ban, ngành chuẩn bị chu đáo các điều kiệncho kì thi tốt nghiệp THPT năm học 2008 - 2009 từ ôn tập, phụ đạo cho học sinhlớp 12 với yêu cầu tập trung giải pháp chất lượng, chuẩn bị cho các em kiến thức
cơ bản và kĩ năng làm bài; chuẩn bị hồ sơ thi đến phương án thi và điều kiện phục
vụ thi Kì thi tốt nghiệp THPT năm 2009 diễn ra thực sự an toàn, nghiêm túc, đúngquy chế
Kết quả thi tốt nghiệp THPT trong toàn tỉnh là: 82,77%; BTTHPT 62,85%.Một số đơn vị, trường học đạt tỷ lệ cao như: THPT chuyên Lê Quý Đôn 100%;THPT Đông Hà 99,09%; THPT thị xã Quảng Trị 98,61%;THPT Hải Lăng 96,39%;THPT Vĩnh Linh 95,57%; THPT Triệu Phong 93,6%; THPT Vĩnh Định 92,9%;THPT Hướng Hoá 93%; THPT Lao Bảo 92,4%; THPT Lê Lợi 90.97%; THPT DoLinh 90,09%; THPT Phan Châu Trinh 84,83%; THPT Nguyễn Huệ 82,82%; Trungtâm GDTX Đông Hà 74,13%; Trung tâm GDTX Vĩnh Linh 73,16%; Trung tâm
Trang 12GDTX Hải Lăng 79,01%; Trung tâm GDTX Triệu Phong 76,19%; Trung tâmGDTX thị xã Quảng Trị 70,37% Chất lượng tuyển sinh vào THPT lớp 10 năm học2009-2010 đã phản ánh về chất lượng dạy học ở từng đơn vị Kết quả các đơn vịđạt cao: Phòng GD&ĐT Đông Hà, Phòng GD&ĐT Hải Lăng, Phòng GD&ĐTTriệu Phong Một số trường THCS đạt kết qủa cao như: THCS thị trấn Hải Lăng,THCS Trần Hưng Đạo (Đông Hà); THCS Thành Cổ thị xã Quảng Trị; THCSNguyễn Trãi (Vĩnh Linh); THCS Hải Phú (Hải Lăng); THCS Phan Đình Phùng,THCS Nguyễn Trãi (Đông Hà)…
Một số đơn vị giáo dục ngoài công lập như THPT: Nguyễn Công Trứ;Nguyễn Bỉnh Khiêm; Nguyễn Du; Trung tâm KTTH-HN thị xã Quảng Trị; Trungtâm KTTH-HN tỉnh; THPT Tân Lâm; Đakrông 2; Bến Quan tỷ lệ đỗ tốt nghiệp cònthấp Một số trường THCS vùng đặc biệt khó khăn ở Đakrông và Hướng Hoá có tỷ
lệ chất lượng tuyển sinh vào lớp 10 THPT còn hạn chế
Kết quả thi tốt nghiệp phản ánh khá rõ nét tình hình dạy - học ở từng nhà
trường theo tinh thần cuộc vận động “Hai không”.
Các kỳ thi học sinh giỏi văn hóa Tiểu học, THCS và THPT, thi học sinh giỏiquốc gia được tổ chức nghiêm túc Các Phòng GD&ĐT: Đông Hà, Hải Lăng, VĩnhLinh, thị xã Quảng Trị, Gio Linh có số học sinh đạt giải cấp Tiểu học; THCS khá.Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, THPT Đông Hà, THPT thị xã Quảng Trị,THPT Vĩnh Linh… vẫn giữ vững về chất lượng giáo dục mũi nhọn Trường THPTchuyên Lê Quý Đôn có tỉ lệ học sinh thi đỗ vào các trường đại học năm 2009 đạtcao; đặc biệt có em Võ Thị Mai Hương, học sinh chuyên Hoá đạt điểm tuyệt đối30/30 trong kỳ thi vào đại học năm 2009 Đây là thành tích đáng trân trọng và biểudương
Tuy nhiên, số lượng giải trong kỳ thi HSG Quốc gia năm học 2008 - 2009còn thấp
k) Triển khai có hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp dạy và học ở từng cấp học và trong quản lý giáo dục.
Sở GD&ĐT phối hợp với Tổng công ty Viễn thông quân đội tổ chức lễ khởicông kết nối mạng giáo dục và triển khai tổ chức thực hiện đa dạng hóa huy độngnguồn lực để tăng cường cơ sở hạ tầng CNTT Hiện có 100% các đơn vị, trườnghọc đã được kết nối internet băng thông rộng ADSL 100% các trường THPT,PTTH có phòng máy vi tính từ 25 - 60 máy được nối mạng LAN; 50% các trườngTHCS, 30 trường Tiểu học có phòng máy từ 10 - 20 máy Toàn ngành hiện có 143phòng máy với 2.594 máy vi tính phục vụ dạy - học; trong đó có 1.200 máy tínhđược kết nối internet Hầu hết các trường có máy chiếu Projetor và các thiết bị khácphục vụ đổi mới phương pháp dạy - học
Trang web của Sở và một số phòng GD&ĐT; của trường THPT chuyên LêQuý Đôn, thị xã Quảng Trị, Chu Văn An, Lê Lợi; THCS Trần Hưng Đạo (Cam Lộ)
và một số trường THCS ở Hướng Hoá, Gio Linh…đã hoạt động có hiệu quả
100% trường THPT dạy môn Tin học theo quy định của Bộ; 30% trườngTHCS dạy tự chọn môn Tin học Sở GD&ĐT phối hợp với Tỉnh Đoàn TNCS Hồ
Trang 13Chí Minh và các đơn vị liên quan tổ chức hội thi “Tin học trẻ” và hội thi “Tuổi trẻ khám phá CNTT” Sở GD&ĐT đã tổ chức thành công ngày Hội CNTT lần thứ nhất
- năm 2009; với 70 giáo viên tham dự Cùng với phương pháp soạn giảng bằng giáo
án điện tử; thư viện tư liệu trực tuyến và web trực tuyến về chuyên môn có tácdụng trong giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm,… Đây là hoạt động có ý nghĩa quantrọng khẳng định bước chuyển biến mạnh mẽ của ngành về ứng dụng CNTT Hiện
có 2.921 thành viên tham gia với 184.876 lượt truy cập Nhiều giáo viên đã sử dụnggiáo án điện tử trong giảng dạy; xây dựng cơ sở dữ liệu cho từng môn học, ứngdụng các phần mềm mô phỏng thí nghiệm và trao đổi qua mạng Trường THPTchuyên Lê Quý Đôn có 25 tiết/tuần; THPT Đông Hà 20 tiết/tuần; THPT thị xãQuảng Trị 15 tiết/tuần; THPT Cam Lộ 15 tiết/tuần ứng dụng CNTT Một số trườngTHCS đã ứng dụng CNTT vào dạy - học đạt khá như: THCS Vĩnh Chấp 738 tiết;THCS Lê Quý Đôn (Vĩnh Linh) 151 tiết; THCS Trần Hưng Đạo (Cam Lộ) 200 tiết;THCS thị trấn Hải Lăng 89 tiết; các trường trực thuộc Phòng GD&ĐT Gio Linh1.350 tiết
Đã tổ chức bồi dưỡng tin học cơ bản cho cán bộ quản lý và giáo viên với kếtquả: Chứng chỉ A Tin học 856, chứng chỉ B Tin học 295 và mở 34 lớp bồi dưỡngtheo chuyên đề với 1.057 học viên
Năm học 2008 - 2009 là năm học có sự chuyển biến đột phá về ứng dụngCNTT trong công tác giảng dạy Trung tâm CNTT-NN Sở GD&ĐT, các trườngTHPT Lê Quý Đôn, thị xã Quảng Trị; Trung tâm KTTH-HN tỉnh; THCS Lao Bảo;THCS Trần Hưng Đạo (Cam Lộ); THPT Đông Hà; THPT Chu Văn An; PhòngGD&ĐT Gio Linh… là những đơn vị triển khai tích cực và có hiệu quả
3 Nâng cao năng lực quản lí giáo dục Đổi mới quản lí tài chính, huy động nguồn lực để phát triển giáo dục:
Cơ quan Sở GD&ĐT và các cấp quản lí giáo dục đã chủ động trong công táctham mưu và xây dựng kế hoạch, giải pháp thực hiện phát triển giáo dục và cácnhiệm vụ trọng tâm, chủ đề trọng tâm
Triển khai thực hiện Điều lệ trường Mầm non, Điều lệ trường Tiểu học, Điều
lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học; Quy chế tổchức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú, trung tâm KTTH-HN; quyđịnh về phòng học bộ môn Thực hiện phân cấp quản lí, thực hiện quyền tự chủ, tựchịu trách nhiệm về sử dụng ngân sách, tài chính, tài sản đối với các cơ sở giáodục
Tăng cường chức năng quản lí nhà nước đối với công tác GD&ĐT trên địabàn tỉnh
a) Công tác thanh tra:
Thực hiện chủ trương của Bộ, Thanh tra Sở tiếp tục duy trì và tăng cường sốlượng cán bộ thanh tra chuyên trách, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cộng tác viên thanhtra; Các phòng GD&ĐT bố trí 1 cán bộ chuyên trách thường trực công tác thanhtra, giúp trưởng phòng giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân theo quy định của
Trang 14Luật Khiếu nại - Tố cáo và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của công tác thanh tratrong năm học.
Năm học 2008 - 2009, Thanh tra Sở tiến hành thanh tra toàn diện được 13đơn vị, trong đó: 07 trường THPT, 02 trường PTDTNT, 03 trung tâm KTTH-HN,
01 phòng GD&ĐT; thanh tra hoạt động sư phạm giáo viên và xếp loại được 212giáo viên THPT với 424 tiết dạy, trong đó: Tốt 97, khá 213, đạt yêu cầu 102, chưađạt 12; 10 giáo viên trung tâm GDTX với 21 tiết dạy, trong đó: Tốt 3, khá 11, đạtyêu cầu 6, chưa đạt 1; 12 giáo viên khác với 28 tiết dạy, trong đó: Tốt 5, khá 22, đạtyêu cầu 1
Tổ chức thanh tra nhiều chuyên đề như thanh tra việc thực hiện đổi mớichương trình giáo dục phổ thông, thanh tra công tác tuyển sinh, thanh tra thi tốtnghiệp, thanh tra việc thực hiện qui chế chuyên môn, thanh tra liên kết đào tạo ởcác trung tâm GDTX và Trung tâm Tin học - Ngoại ngữ
Thực hiện thanh tra hành chính như thanh tra dạy thêm, học thêm, kiểm traviệc thu chi các nguồn đóng góp của phụ huynh trong trường học, thanh tra việcthực hiện cuộc vận động " Hai không"
Thụ lí và giải quyết các đơn thư kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo đúngtrình tự, thủ tục quy định, bảo đảm hợp tình, hợp lí, đúng quy định của pháp luật
Các phòng GD&ĐT đã quan tâm đúng mức đến công tác thanh tra, có kếhoạch cụ thể và tiến hành thường xuyên, có chất lượng
Kết quả năm học 2008 - 2009, các phòng GD&ĐT đã thanh tra toàn diện 30trường Mầm non, 34 trường Tiểu học, 21 trường THCS và 3 trường PTCS; thanhtra toàn diện đựợc 406 giáo viên Mầm non, 716 giáo viên Tiểu học, 639 giáo viênTHCS, trong đó: Xếp loại tốt 846, loại khá 710, đạt yêu cầu 201, chưa đạt yêu cầu
4 Các phòng GD&ĐT Hải Lăng, Triệu Phong, Gio Linh, Vĩnh Linh, thị xã QuảngTrị là những đơn vị làm tốt công tác thanh tra
Hoạt động thanh tra đã đi vào nền nếp, góp phần quan trọng giữ vững kỷcương, nền nếp trường học và có tác động thúc đẩy sự phát triển của từng đơn vị,trường học
b) Công tác cải cách hành chính:
Năm học 2008 - 2009, cơ quan Sở GD&ĐT đã được cấp Giấy chứng nhậnISO 9001-2000 và đang triển khai thực hiện Đề án 30 của Chính phủ với Bộ thủ tụchành chính (gồm 46 thủ tục) thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở GD&ĐT tỉnh
Quảng Trị
Công tác cải cách hành chính được chú trọng, đẩy mạnh CNTT được ứngdụng có hiệu quả cao trong công tác điều hành, quản lí
Sở đã thống nhất sử dụng phần mềm quản lí học sinh, phần mềm PMIS quản
lí cán bộ, phần mềm EMIC thống kê giáo dục, phần mềm xét tuyển công chức vàphần mềm kế toán trong các đơn vị, trường học
c) Thực hiện đổi mới cơ chế quản lí giáo dục:
Năm học 2008 - 2009, ngành đã triển khai thực hiện Thông tư số09/2009/TT-BGD&ĐT ngày 07/5/2009 về Quy chế thực hiện công khai đối với các