1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Dạy học thơ trung đại chương trình Ngữ Văn lớp 7 theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh

109 116 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 109
Dung lượng 563 KB

Nội dung

Với đề tài “Dạy học thơ trung đại chương trình Ngữ Văn lớp 7 theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh” chúng tôi đã làm sáng tỏ một số vấn đề lí luận về dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh; xây dựng và đề xuất những hoạt động tích cực hóa học sinh nhằm giúp giáo viên có hình thức tổ chức phong phú, đa dạng trong các giờ dạy học. Luận văn đã chỉ ra được thực trạng giảng dạy bộ môn Ngữ văn tại trường THCS hiện nay, thấy được những khó khăn trong quá trình giảng dạy, từ đó góp phần làm thay đổi lối mòn trong cách dạy học văn truyền thống, luôn lấy người dạy làm trung tâm, giáo viên là chuẩn mực của kiến thức. Hiệu quả của phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh trong dạy học thơ trữ tình trung đại Viêt Nam phụ thuộc rất nhiều vào sự kết hợp nhịp nhàng giữa hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò. Để nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong giờ học trên lớp cũng như ở nhà, giáo viên cần có sự định hướng rõ ràng cụ thể, kết hợp với các hình thức thảo luận, thuyết trình, liên hệ trải nghiệm, đồng thời tăng cường các bài tập mở rộng nhằm tạo sự thích thú, say mê tìm tòi của học sinh, từ đó sẽ hình thành sự yêu thích môn học.

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành Luận văn Thạc sĩ của mình, lời đầu tiên em xin gửi lời cảm

ơn sâu sắc tới PGS TS Trần Khánh Thành – người thầy trực tiếp chỉ bảo,hướng dẫn em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành Luận văn tốtnghiệp

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu, các thầy cô giáotrường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc Gia Hà Nội đã tạo điều kiện tốt nhấtcho chúng em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài luận văn.Tôi xin chân thành cảm ơn Phòng Giáo dục – Đào tạo huyện Thanh Trì,Ban giám hiệu trường Trung học cơ sở Ngọc Hồi và các thầy cô giáo trong tổVăn – Sử – Giáo dục công dân trường Trung học cơ sở Ngọc Hồi đã tạo điềukiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu

Để hoàn thành luận văn này, em còn nhận được sự quan tâm, động viên rấtlớn từ gia đình, bạn bè Một lần nữa em xin gửi lời cảm ơn trân trọng nhất!Mặc dù đã có nhiều cố gắng song luận văn chắc chắn không tránh khỏinhững thiếu sót, tác giả mong được tiếp thu những ý kiến đóng góp của thầy

cô và các bạn đồng nghiệp

Hà Nội, ngày 14 tháng 6 năm 2019

Tác giả

Phạm Kiều Mi

Trang 4

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 Hệ thống tác phẩm thơ trữ tình trung đại trong chương trình Ngữ văn lớp 7 22Bảng 1.2 Kết quả điều tra giáo viên về những khó khăn khi dạy thơ

trung đại 25Bảng 1.3 Kết quả điều tra nhận thức học sinh về tầm quan trọng của

việc học văn 30Bảng 1.4 Kết quả điều tra nhận thức học sinh về mục tiêu của việc

học thơ ca trung đại 30Bảng 1.5 Kết quả điều tra mức độ thực hiện của học sinh ở các nội

dung tìm hiểu, khám phá các tác phẩm thơ trung đại 31Bảng 2.1 Hệ thống câu hỏi tích cực hóa hoạt động của học sinh 45Bảng 2.2 Xây dựng câu hỏi bài kiểm tra theo 4 mức độ 62Bảng 3.1 Kết quả điều tra ý kiến của giáo viên dự sau giờ dạy thực

nghiệm 95Bảng 3.2 Kết quả điều tra ý kiến của học sinh sau giờ dạy thực

nghiệm 96

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

DANH MỤC CÁC BẢNG ii

MỤC LỤC iii

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề 2

2.1 Công trình nghiên cứu tính tích cực hóa của học sinh 2

2.2 Các công trình nghiên cứu dạy học thơ trung đại Việt Nam theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh 3

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 6

3.1 Mục đích nghiên cứu 6

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 6

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6

4.1 Đối tượng nghiên cứu 6

4.2 Phạm vi nghiên cứu 6

5 Phương pháp nghiên cứu 6

6 Kết cấu luận văn 7

Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIẾN CỦA ĐỀ TÀI 8

1.1 Cơ sở lý luận 8

1.1.1 Đặc trưng cơ bản của văn học trung đại Việt Nam 8

1.1.2 Lý thuyết về tích cực hóa 14

1.2 Cơ sở thực tiễn 22

1.2.1 Khái quát chương trình thơ trung đại lớp 7 22

1.2.2 Những khó khăn khi dạy thơ trung đại cho học sinh lớp 7 23

1.2.3 Thực trạng việc học thơ trung đại của học sinh lớp 7 26

Tiểu kết chương 1 34

Trang 6

Chương 2 MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY HỌC THƠ TRUNG ĐẠI

NGỮ VĂN LỚP 7 THEO HƯỚNG TÍCH CỰC HÓA HOẠT

ĐỘNG CỦA HỌC SINH 35

2.1 Tích cực hóa hoạt động của học sinh trong các hoạt động dạy học 35

2.1.1 Đối với khâu chuẩn bị bài ở nhà 35

2.1.2 Đối với tiến trình dạy và học trên lớp 37

2.1.3 Đối với việc ôn tập, củng cố sau giờ học 47

2.2 Tích cực hóa hoạt động học sinh trong các hình thức dạy học 49

2.2.1 Hoạt động thảo luận nhóm 49

2.2.2 Dạy học theo chủ đề 54

2.2.3 Các hoạt động ngoại khóa 58

2.3 Tích cực hóa hoạt động học sinh trong kiểm tra, đánh giá 60

2.3.1 Kiểm tra thường xuyên 60

2.3.2 Kiểm tra định kì 62

Tiểu kết chương 2 63

Chương 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 64

3.1 Mục đích thực nghiệm 64

3.2 Thiết kế giáo án thực nghiệm 64

3.2.1 Thiết kế giáo án bài Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương 64

3.2.2 Thiết kế giáo án dạy học theo chủ đề: “Tình yêu quê hương tha thiết” 76

3.3 Tổ chức thực nghiệm 94

3.3.1 Chọn lớp thực nghiệm 94

3.3.2 Dạy thực nghiệm 94

3.4 Kết quả thực nghiệm 94

3.4.1 Tiến hành khảo sát và tổng hợp kết quả với đối tượng khảo sát là giáo viên 94

Trang 7

3.4.2 Tiến hành khảo sát và tổng hợp kết quả với đối tượng khảo sát

là học sinh 95

3.4.3 Đánh giá kết quả 97

Tiểu kết chương 3 98

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 99

1 Kết luận 99

2 Khuyến nghị 100

2.1 Đối với học sinh 100

2.2 Đối với gia đình 100

2.3 Đối với nhà trường 101

2.4 Đối với giáo viên 101

TÀI LIỆU THAM KHẢO 102

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Hiện nay yêu cầu đối với giáo dục là đổi mới căn bản, toàn diện, quá trìnhgiáo dục đã có những chuyển giao mạnh mẽ, thay vì chỉ chú trọng trang bịkiến thức thì đã quan tâm, đầu tư phát triển toàn diện phẩm chất và năng lựccủa người học, phương châm học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn;giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội Chính

vì thế, việc tích cực hóa hoạt động của học sinh là một nhiệm vụ hết sức quantrọng, đây là điều trở kiện để thúc đẩy sự phát triển của học sinh, giúp họcsinh tự mình khám phá kiến thức, vận dụng kiến thức, từ đó giúp việc học tậptrở nên hứng thú, hấp dẫn đối với các em

Môn Ngữ văn trong chương trình trung học phổ thông là một môn họcquan trọng song do đặc thù riêng của môn học là vừa có tính khoa học vừa cótính nghệ thuật nên không phải học sinh nào cũng hào hứng với những tiếthọc văn Thơ trung đại có một vị trí đặc biệt quan trọng trong chương trình

Ngữ văn 7 tập một, bao gồm thơ trữ tình trung đại Việt Nam và một số các bài

thơ trung đại đời Đường của Trung Quốc Xét về nội dung và nghệ thuật, cáctác phẩm thơ trữ tình trung đại này có rất nhiều nét tương đồng Thông quacác tác phẩm, các tác giả đã phản ánh một cách chân thực, toàn diện xã hộiđương thời, thể hiện quan niệm, tâm tư, tình cảm của con người Nội dungphong phú, đa dạng, được thể hiện bằng hình thức thơ Các bài thơ Đường có

sự kế thừa và phát triển của thơ cổ điển Trung Quốc, các tác phẩm thơ củaViệt Nam cũng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ cả thơ Đường, thi pháp thơ đa dạng,phong phú, phức tạp và sâu sắc: Thơ hay ý tại ngôn ngoại, lời ít ý nhiều,mang tính hàm súc, có tính ước lệ cổ kính trang nghiêm, tính chặt chẽ niêmluật của thể loại Chính vì những lí do đó nên để hiểu được bài thơ trung đạimột cách thấu đáo là điều hết sức khó khăn, việc phải giảng dạy, khai thác thếnào cho học sinh hiểu được còn khó khăn hơn rất nhiều

Trang 9

Các tác phẩm thơ trung đại thường có nhiều bản phiên âm chữ Hán nênviệc tìm hiểu văn bản hết sức phức tạp, phải qua bản dịch nghĩa, dịch thơ, họcsinh mới hiểu được, nhưng giáo viên và học sinh lại đối diện với một thựctrạng các bản dịch vẫn còn nhiều chênh lệch, dịch thoát so với nguyên bản.Khi giảng dạy những tác phẩm thơ ca trung đại, giáo viên thường thụ độngdựa vào hướng dẫn và phần dịch để truyền tải cho học sinh mà ít quan tâm tớinguyên tác tác phẩm, điều này làm ảnh hưởng không nhỏ tới việc chuyển tảicái hay, cái đẹp của các tác phẩm tới học sinh

Chọn đề tài “Dạy học thơ trung đại chương trình Ngữ văn lớp 7 theo hướng

tích cực hóa hoạt động của học sinh”, chúng tôi muốn đi sâu nghiên cứu đểđưa ra những giải pháp khi giảng dạy một tiết thơ trung đại đạt hiệu quả, họcsinh thích thú tìm hiểu, khám phá, từ đó giúp nâng cao chất lượng giáo dục

2 Lịch sử vấn đề

2.1 Công trình nghiên cứu tính tích cực hóa của học sinh

Tư tưởng tích cực hóa hoạt động của người học không phải là một tư tưởngmới, nó đã được đề cập tới từ rất lâu, được các nhà sư phạm đề cập, bàn biệnpháp thực hiện

Nhà triết học Hy Lạp Sokrates đã đưa ra phương pháp phát kiến Oristic,đây là phương pháp mà người thầy có nhiệm vụ gợi mở, dẫn dắt con ngườihọc sẽ tự tìm những chân lí, phát huy trí tuệ, năng lực của họ

A Komenxki trong tác phẩm Lý luận dạy học vĩ đại cũng đã nêu tính tự

giác, tính tích cực là một trong những nghệ thuật dạy học [1]

Thầy giáo Khổng Tử của Trung Quốc cũng luôn là một người thầy coitrọng những suy nghĩ tích cực của học sinh Người thầy định hướng để ngườihọc phát hiện kiến thức

Ở Việt Nam, nghiên cứu tính tích cực hóa của người học cũng có rất nhiềucông trình đề cập tới:

Trang 10

Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng vừa là một nhà chính trị, vừa là một nhà

giáo dục có tâm có tài đã từng nói: “Bí quyết quan trọng nhất là phương pháp học tập” Ở đó cố thủ tướng đã nêu ra yêu cầu đối với người dạy và người

học Người dạy có nhiệm vụ kích thích người học suy nghĩ, phát hiện nhữngnăng lực của học sinh Còn người học phải say mê, kiên trì, có tư duy sángtạo

Nguyễn Thanh Hùng trong những tác phẩm Dạy văn học văn, Kĩ năng đọc hiểu văn đã nhấn mạnh việc lấy người học làm trung tâm Phan Trọng Luận trong cuốn Phương pháp dạy học văn cũng đã nêu lên ý nghĩa của việc

tích cực hóa hoạt động của học sinh [9; tr.15], Nghiêm Đình Vì trong bài:

“Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hoạt động hóa người học” cũng đã nhấn mạnh việc nghiên cứu và vận dụng các phương pháp khác

nhau trong quá trình dạy học nhưng luôn theo quan điểm lấy người học làm

trung tâm Nguyễn Diệu Vân trong công trình “Làm cho học sinh tích cực chủ động và độc lập sáng tạo trong giờ lên lớp” cũng đã đề cập tới việc phải căn

cứ vào cường độ, nhịp độ của những hoạt động trong một thời gian nhất định,quan tâm tới các hoạt động của học sinh

Còn rất nhiều những bài viết, những công trình đề cập tới vấn đề này bởitrong những năm gần đây tư tưởng tích cực hóa là một chủ trương quan trọng

mà ngành giáo dục nước ta quan tâm, hướng tới triển khai rộng khắp

2.2 Các công trình nghiên cứu dạy học thơ trung đại Việt Nam theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh.

Văn học trung đại Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX được xem là giaiđoạn hình thành và phát triển rực rỡ của văn học Việt Nam Trong chươngtrình giáo dục trung học cơ sở, văn học trung đại được đưa vào giảng dạy vàchiếm một vị trí không nhỏ Đây lại là một giai đoạn tương đối xa so với ngàynay, các tư tưởng, triết lí gửi gắm cũng gây nhiều khó khăn đối với người học

Trang 11

Vì vậy việc dạy học thơ trung đại sao cho hiệu quả luôn là mục tiêu phấn đấucủa giáo viên.

Các công trình nghiên cứu dạy học thơ trung đại:

Phạm Luận cùng Hoàng Hữu Bội đã cho rằng: “Muốn hiểu thơ cổ trước hết phải hiểu nghĩa của từ cổ” [76; tr.5] Theo các tác giả thì để có thể hiểu được

những nội dung, tư tưởng mà các tác giả gửi gắm trong văn bản thì phải hiểu

rõ từ ngữ mà tác giả sử dụng, để làm được điều đó người học cần chú ý tíchlũy cho mình vốn từ đa dạng, phong phú, am hiểu sâu rộng Ngoài mặt từ ngữthì giọng điệu trong thơ cổ cũng là một trong những yếu tố quan trọng bởitrong thơ trữ tình nhịp điệu giúp thể hiện những diễn biến tâm trạng của nhânvật, tùy thuộc vào nhịp thơ nhanh chậm, vần, điệu, thanh sẽ giúp thể hiện tâmtrạng nhân vật rõ hơn Vậy người học khi tìm hiểu một tác phẩm văn họckhông thể không tìm hiểu, khám phá về mặt từ ngữ, giọng điệu… của tácphẩm

Nguyễn Sĩ Cẩn quan điểm dạy thơ xuất phát từ kết cấu, từ ngôn ngữ thơ

và đặc điểm của thơ Với công trình này đã giúp người đọc giải quyết hai nộidung về lí thuyết và thực tiễn Lý thuyết đã trình bày một số đặc điểm thẩm

mĩ của thơ văn cổ, đây là cơ sở để đưa ra những đề xuất, phương pháp dạyhọc thơ cổ Từ công trình này người dạy sẽ có cái nhìn sâu sắc hơn khi dạymột tác phẩm thơ văn cổ Tuy nhiên công trình này mới chỉ đề cập tới mảngthơ ca nói chung mà chưa tập trung vào nghiên cứu thơ ca trung đại

Trong cuốn Phương pháp dạy học văn đã đề cập tới phương pháp dạy học

văn nói chung và đề cập tới phương pháp dạy văn học dân gian, dạy văn họcnước ngoài, dạy văn học sử… nhưng lại không đề cập đến dạy văn học trungđại cũng như thơ trữ tình trung đại [15; tr.17] Nguyễn Thị Thanh Hương

trong tác phẩm Để học tốt tác phẩm văn chương phần văn học trung đại ở

trường trung học phổ thông có đề cập tới những khó khăn khi dạy mảng vănhọc này, đó là những rào cản về ngôn ngữ, rất ít giáo viên có đủ trình độ am

Trang 12

hiểu về chữ Hán hay chữ Nôm để giúp học sinh tiếp nhận tác phẩm theo vănbản gốc Chính điều đó đã khiến cho nhiều giờ học văn trở thành những giờ

mà giáo viên đi thuyết minh lịch sử, xã hội khiến cho học sinh không hàohứng Tác giả đã đưa ra một số biện pháp thích hợp cho dạy học phần văn họcvăn học trung đại đó là dạy học thông qua đọc tác phẩm, cắt nghĩa, chú thíchsâu, thông qua hệ thống câu hỏi Tuy nhiên tác giả lại chưa chỉ ra những biệnpháp thích hợp đối với việc dạy các tác phẩm trung đại nói chung và tác phẩmthơ trữ tình trung đại nói riêng đối với bậc trung học cơ sở [10]

Trên Tạp chí Giáo dục, Nguyễn Trọng Hoàn cũng trình bày những quanđiểm về việc dạy đọc hiểu văn bản môn Ngữ văn trung học cơ sở, với bài viết

có nhan đề Dạy đọc hiểu văn bản môn Ngữ văn Trung học cơ sở Trong bài

viết ông khẳng định “Đọc hiểu văn bản đối với học sinh không chỉ là hoạtđộng chiếm lĩnh kiến thức phân môn văn học mà còn là đầu mối cho việc vậndụng và liên thông kiến thức đối với phân môn Tiếng Việt và Tập làm văn”.Tác giả đã giải thích khi chúng ta đọc kĩ văn bản, kết hợp với việc giải thích

từ, xác định lớp nghĩa cơ sở (nghĩa đen) và nghĩa văn cảnh (nghĩa bóng) củanhững từ khó không chỉ giúp cho học sinh hiểu sâu văn bản mà còn có ýnghĩa chuẩn bị kiến thức cho phân môn Tiếng Việt, đồng thời cả phân mônTập làm văn (giúp cho việc dùng từ, ngữ phù hợp với văn cảnh của thể loạivăn) [7] Qua đó tác giả đã khẳng định tầm quan trọng của việc dạy học phânmôn văn học, đặc biệt là việc dạy và học những tác phẩm thơ trung đại

Việc dạy học thơ trữ tình trung đại nói riêng và văn học trung đại nóichung đã được các nhà nghiên cứu cũng như các giáo viên quan tâm nghiêncứu Các tác giả trong các công trình nghiên cứu đã đóng góp những kiến thứchữu ích giúp người dạy cảm thụ, vận dụng giảng dạy thơ ca trung đại mộtcách chất lượng hơn Tuy nhiên việc làm thế nào để phát huy tính tích cực củahọc trong các giờ học thơ trữ tình trung đại chưa được các tác giả đề cập tới.Nghiên cứu này của chúng tôi muốn đi sâu vào làm rõ vấn đề dạy học thơ trữ

Trang 13

tình trung đại theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh, đối tượng họcsinh hướng tới là học sinh bậc trung học cơ sở, cụ thể là học sinh lớp 7.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn, xây dựng được các biện phápdạy học nhằm tích cực hóa học tập của học sinh khi học phần thơ trung đạicho học sinh lớp 7

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Cơ sở lí luận về tích cực hóa hoạt động của học sinh trong học tập

- Tổng quan những đặc điểm thi pháp thơ trung đại và thực trạng về dạythơ trung đại cho học sinh lớp 7

- Đề xuất một số biện pháp nhằm tích cực hóa hoạt động của học sinh khihọc thơ trung đại ở lớp 7

- Thực nghiệm sư phạm: Thiết kế giáo án

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu lí luận, thực tiễn và đề xuất một số biện pháp nhằm tích cựchóa hoạt động học tập của học sinh trong dạy thơ trung đại lớp 7

5 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện vấn đề mà khóa luận đặt ra, chúng tôi đã kết hợp, vận dụnglinh hoạt các phương pháp nghiên cứu, cụ thể:

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Đây là phương pháp được sử dụng phổbiến trong các nghiên cứu khoa học nói chung và trong nghiên cứu giáo dục

Trang 14

nói riêng Phương pháp nghiên cứu tài liệu cho phép người nghiên cứu tìmhiểu lịch sử nghiên cứu, kế thừa thành tựu của những người đi trước Nhờ đókhông lặp lại những công việc mà những người trước đã thực hiện.

- Phương pháp điều tra, khảo sát: Phát phiếu điều tra học sinh lớp 7, trườngTrung học cơ sở Ngọc Hồi để nắm bắt tình hình tiếp nhận phần thơ ca trungđại của học sinh

- Phương pháp thực nghiệm: Phương pháp này cho phép người nghiên cứu

có được những thông tin định tính, định lượng và xử lý để đưa ra các kết luậncần thiết cho việc nghiên cứu

6 Cấu trúc luận văn

- Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn

- Chương 2: Một số biện pháp dạy thơ trung đại Ngữ văn lớp 7 theo hướng

tích cực hóa hoạt động của học sinh

- Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

Trang 15

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.1 Cơ sở lý luận

1.1.1 Đặc trưng cơ bản của văn học trung đại Việt Nam

1.1.1.1 Khái lược về văn học trung đại Việt Nam

Văn học trung đại Việt Nam là khái niệm mà các nhà nghiên cứu văn họcViệt Nam dùng để gọi dòng văn học viết của Việt Nam bắt đầu xuất hiệnchính thức từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX Dòng văn học này ra đời, tồn tại vàphát triển trong thời kì xã hội phong kiến có nền văn hóa riêng, do đó dẫn tớihình thức của các tác phẩm cũng có hệ thống thi pháp riêng, quy luật vậnđộng riêng Văn học trung đại Việt Nam được gọi bằng nhiều tên gọi khácnhau như: văn học cổ Việt Nam, văn học viết thời phong kiến

Văn học trung đại bao gồm văn học chữ Nôm và văn học chữ Hán Văn họcchữ Hán là những sáng tác viết bằng chữ Hán, tác giả là người Việt, được coi

là một phần của văn học dân tộc vì nó phản ánh thiên nhiên, đời sống tưtưởng, tình cảm của con người Việt, văn học chữ Hán xuất hiện từ rất sớm vàtồn tại trong suốt quá trình hình thành và phát triển của văn học trung đại Vănhọc chữ Hán gồm nhiều thể loại như: Thơ trung đại (các thể thơ cổ phong,Đường luật); Nghị luận trung đại (chiếu, hịch, cáo, tấu); Truyện trung đại(truyền kì, chí, tùy bút) Thành phần thứ hai đó là văn học chữ Nôm, xuất hiện

từ cuối thế kỉ XIII, tồn tại và phát triển cho đến hết thời kì văn học trung đại.Thể loại chủ yếu là thơ trong đó tiêu biểu là các thể thơ lục bát, song thất lụcbát, thơ tám chữ Sự hình thành và phát triển song song của hai thành phầnvăn học trung đại Việt Nam giúp chúng bổ sung, hoàn thiện cho nhau giúpcho nền văn học trung đại nước nhà trở nên phong phú, đa dạng

- Văn học trung đại Việt Nam bao gồm 4 giai đoạn phát triển:

+ Giai đoạn từ thế kỉ X đến thế kỉ XIV: Đây là thời kì đất nước vừa thoát khỏiách thống trị hơn 1000 năm của các triều đại phong kiến phương Bắc (từ

Trang 16

179TCN- 938), bước vào xây dựng nền độc lập tự chủ, giai cấp phong kiến cóvai trò tích cực, lần lượt lãnh đạo nhân dân giành chiến thắng các đạo quânxâm lược Văn học viết chính thức ra đời tạo bước ngoặt trong lịch sử cho sựphát triển của văn học dân tộc.

+ Giai đoạn từ XV đến hết thế kỉ XVII: Đất nước giai đoạn này không cònngoại xâm nhưng lại khủng hoảng chính trị, mâu thuẫn dẫn đến nội chiến, khimâu thuẫn nông dân và giai cấp phong kiến diễn ra gay gắt thì những cuộckhởi nghĩa nông dân bắt đầu nổi dậy Thời kì này văn học chữ Nôm phát triểnphản ánh hiện thực xã hội với những mâu thuẫn của các giai cấp, sự bất mãncuộc sống hiện tại, hoài niệm quá khứ, đề cao tư tưởng sống ẩn dật, an nhàn.+ Giai đoạn từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX: Chế độ phong kiếnkhủng hoảng trầm trọng dẫn tới hậu quả suy thoái, sụp đổ, phong trào nôngdân diễn ra vô cùng mạnh mẽ, triều đình nhà Nguyễn bảo thủ, nguy cơ xâmlăng của thực dân đe dọa Từ thực tế đời sống như vậy, thơ ca đã truyền tảinội dung đề cao tư tưởng chống phong kiến, cảm thương cho số phận conngười bất hạnh, với nhiều thể loại phong phú phát triển, các tác giả nhưNguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan đã ghi dấu ấn bởinhiều tác phẩm được thế hệ người đọc đón nhận

+ Giai đoạn cuối thế kỉ XIX: Bối cảnh lịch sử lúc này là đất nước bị thực dânPháp xâm lược, nhân dân sống một cổ hai tròng, cuộc giao tranh giữa hailuồng văn hóa Đông Tây, cổ truyền hiện đại diễn ra hết sức mạnh mẽ Tuy chữquốc ngữ được sử dụng rộng rãi nhưng văn học chữ Hán và chữ Nôm vẫnphát triển, hình ảnh người nông dân xuất hiện trong các tác phẩm với nhữngnét đẹp vốn có, các nhà thơ đưa tiếng cười sâu cay vào trong các tác phẩm đểlên án, tố cáo hiện thực xã hội lố lăng

- Văn học trung đại Việt Nam phát triển và chịu sự tác động mạnh mẽ củatruyền thống dân tộc, tinh thần thời đại và những ảnh hưởng từ Trung Quốc

Trang 17

Văn học trung đại có 3 nội dung chủ yếu là chủ nghĩa nhân đạo, chủ nghĩayêu nước và cảm hứng thế sự.

- Về hình thức: Do văn học trung đại tồn tại trong xã hội phong kiến nên vềhình thức cũng có những đặc điểm riêng biệt đáng chú ý

+ Tính quy phạm và sự phá vỡ tính quy phạm: Hiểu một cách đơn giản thìđây là sự quy định chặt chẽ về khuôn mẫu Về quan điểm văn học luôn coitrọng mục đích giáo huấn “thi dĩ ngôn chí” (thơ để nói chí), “văn dĩ tải đạo”(văn để trở đạo); ở tư duy nghệ thuật theo kiểu mẫu có sẵn đã thành côngthức; ở thể loại văn học có nhiều quy định chặt chẽ về kết cấu; sử dụng nhiềuđiển tích, điển cố, dùng nhiều chất liệu quen thuộc, văn học trung đại thiên vềtính ước lệ, tượng trưng Tuy nhiên, cũng có một số các tác giả văn học trungđại đã phá vỡ tính quy ước, sáng tạo, đổi mới trong cả nội dung và hình thức.+ Khuynh hướng trang nhã và xu hướng bình dị: Đặc điểm này thể hiện ở đềtài, chủ đề của các tác phẩm, thường hướng tới cái cao cả, trang trọng hơn làviết về cái đời thường, bình dị; Ở hình tượng nghệ thuật thường hướng tớichọn các hình ảnh mang vẻ đẹp tao nhã, mĩ lệ hơn là vẻ đẹp đơn sơ mộc mạc,

để thể hiện những điều đó, các tác giả cũng lựa chọn chất liệu ngôn ngữ caoquý, cách diễn đạt trau chuốt, từ ngữ lựa chọn mang tính ước lệ, tượng trưng.Trong giai đoạn sau của văn học trung đại có xu hướng đưa văn học về gầnhơn với hiện thực, tự nhiên nên các tác giả đã lựa chọn cách viết, ngôn từ,hình ảnh gần gũi, bình dị với đời sống hơn

- Tiếp thu và phát huy tinh hoa văn hóa nước ngoài: Văn học trung đại ViệtNam phát triển dựa trên việc tiếp thu tinh hoa văn hóa văn học nước ngoài,chủ yếu là Trung Quốc Các tác giả trong giai đoạn này chủ yếu dùng chữHán để sáng tác, tiếp thu các thể loại như truyện kí, tiểu thuyết, hịch, cáo, tấu,chiếu… sử dụng nhiều hình ảnh ước lệ hay được sử dụng trong các sáng tácthơ ca của Trung Quốc; sử dụng những thi liệu, điển cố, điển tích của TrungQuốc Dân tộc ta dựa trên cơ sở những thành tố của chữ Hán đã sáng tạo ra

Trang 18

chữ Nôm, và đã dùng chữ Nôm trong sáng tác Các thể thơ Nôm Đường luật

là sự việt hóa thể thơ Đường luật, các thể thơ truyền thống của dân tộc đượcsáng tạo ra như thể thơ lục bát, song thất lục bát, các thể ngâm khúc, truyệnthơ, hát nói Lúc này các tác giả khi sáng tác còn đưa lời ăn tiếng nói, cáchdiễn đạt của nhân dân trong đời sống hằng ngày

Trong lịch sử phát triển, văn học trung đại Việt Nam luôn gắn bó với vậnmệnh của đất nước, đời sống của nhân dân Cùng với văn học dân gian, vănhọc trung đại là một phần không thể thiếu trong tổng thể diện mạo hoàn chỉnhcủa văn học dân tộc ta Đây là một mảnh ghép đặc biệt, đa dạng của văn học

1.1.1.2 Đặc điểm thơ trữ tình trung đại Việt Nam

Các nhà thơ trung đại Việt Nam sáng tác thơ trữ tình trung đại để biểu thị những suy tư, cảm xúc, tư tưởng của họ hoặc của nhân vật trữ tình trước các hiện tượng của đời sống

Thơ trữ tình trung đại Việt Nam được làm theo nhiều thể khác nhau nhưngdựa vào những đặc điểm của chúng có thể chia làm hai nhóm chính, đó là: thơtrung đại mượn từ thơ cổ Trung Quốc, thơ trung đại do Việt Nam sáng tạo ra.a) Những thể thơ mượn từ thơ cổ Trung Quốc

Bao gồm thể Đường luật, thể từ, thể cổ phong Các thể thơ bắt nguồn từTrung Quốc có thơ, từ, khúc và các biến thể của thơ luật Về thơ có cận thể vàthơ cổ thể Thơ cổ thể còn gọi là “cổ phong”, đây không phải là thơ thời cổ

mà là thơ mô phỏng theo hình thức thơ cổ, đặc trưng cơ bản của thơ cổ thể làkhông có sự hạn định chặt chẽ về số tiếng trong một câu thơ, số câu trong mộtbài thơ, về luật bằng trắc, về cách đối, cách gieo vần Còn với thơ cận thể đờiĐường thì nghiêm ngặt hơn về niêm luật, bao gồm thơ luật, bài luật và tuyệt

Thơ Đường luật nghiêm khắc ở 3 chỗ: luật, niêm, vần Thơ Đường luật cócác dạng “Thất ngôn bát cú” được xem là dạng chuẩn, biến thể có các dạng

Trang 19

như “Thất ngôn tứ tuyệt”, “Ngũ ngôn”… Khi sáng tác thơ các nhà thơ trungđại Việt Nam phải tuân thủ các quy tắc này.

- Về luật: Căn cứ trên hệ thống thanh bằng, trắc để quy định luật của thơĐường, xây dựng luật chú trọng tới các chữ 2,4,6,7 của một câu thơ Thanhtrắc gồm các chữ có dấu sắc, hỏi, nặng, ngã Thanh bằng gồm các chữ có dấuhuyền và không dấu

Luật bằng trắc như sau: Bài thơ có “luật bằng” nếu chữ thứ 2 của câu đầutiên dùng thành bằng, còn gọi bài có “luật trắc” nếu chữ thứ 2 của câu đầudùng thanh trắc Trong một câu, chữ thứ 2 và thứ 6 phải giống nhau về thanhđiệu, chữ thứ 4 phải khác hai chữ kia Ví dụ nếu chữ thứ 2 và 6 là thanh trắcthì chữ thứ 4 phải là thanh bằng, hay ngược lại Nếu một câu thơ Đường bất kìkhông theo quy ước này thì gọi là “thất luật”

Luật đối: Nguyên tắc cố định của một bài thơ Đường là ý nghĩa của câu thơthứ 3, 4 phải đối nhau và câu 5, 6 cũng phải đối nhau Nếu một bài thơ Đường

mà các câu 3, 4 không đối nhau, các câu 5, 6 không đối nhau thì được gọi là

“thất luật”

- Về niêm: Trong một bài thơ Đường, các câu mà giống nhau về luật thì đượcgọi là “những câu niêm với nhau” Hai câu thơ niêm với nhau khi chữ thứ nhìcủa hai câu cũng theo một luật hoặc cùng trắc, hoặc cùng bằng, thành ra trắcniêm với trắc, bằng niêm với bằng Ở những câu theo nguyên tắc là cần phảiniêm, nếu tác giả làm thành không niêm thì bài thơ đó là “thất niêm”

- Về vần: Vần là những chữ có cách phát âm giống nhau hoặc gần giống nhau,được dùng để tạo âm điệu trong thơ Trong một bài thơ Đường vần được dùngtại cuối các câu 1, 2, 4, 6, 8 Khi đó những câu này được gọi là “vần vớinhau” Những chữ có vần giống nhau hoàn toàn gọi là “vần chính”, nhữngchữ có vần gần giống nhau gọi là “vần thông”

b) Thơ trung đại do Việt Nam sáng tạo ra

Trang 20

Người dân Việt Nam với lối sống vui tươi, giàu truyền thống văn hóa vănnghệ, trong đời sống và công cuộc lao động những người bình dân đã sáng tạo

ra những thể thơ dân tộc Những thể thơ này được các thế hệ tác giả sau nàytrau chuốt và sử dụng một cách phổ biến, rộng rãi

- Thể lục bát: Đây được xem là thể thơ quen thuộc nhất với người dân ViệtNam được truyền bá và phát triển hàng trăm năm nay Thơ lục bát đã thấmđẫm vào tâm hồn người Việt chúng ta vì đó là thể thơ trong ca dao, đồng dao,trong các bài hát ru, sau này được các nhà thơ hoàn chỉnh Cứ hai câu ghép lạithành một cặp câu, các cặp câu gồm một câu 6 tiếng (câu lục) và một câu 8tiếng (câu bát) xen kẽ cứ một câu lục là một câu bát, số câu trong bài khônggiới hạn, thông thường thì bắt đầu bằng câu sáu và kết thúc bằng câu bát.Luật thanh tuân thủ nguyên tắc nhất, tam, ngũ bất luận; nhị, tứ lục phânminh, nghĩ là các tiếng thứ 1,3,5 trong câu có thể tự do về thanh nhưng cáctiếng thứ 2,4,6 phải tuân theo luật chặt chẽ Luật như sau:

Câu lục: các tiếng 2-4-6 là B-T-B

Câu bát: các tiếng 2-4-6-8 là B-T-B-B

Thơ lục bát có cách gieo vần linh hoạt, thường được gieo vần bằng, tiếngcuối của câu lục hiệp vần với tiếng sáu của câu bát, tiếng thứ sáu của câu báthiệp với tiếng thứ sáu của câu bát tiếp Ngoài vần chân còn có cả vần lưngtrong câu tám Cách ngắt nhịp thông thường là nhịp chẵn 2/2/2 hoặc 4/4, thayđổi thành nhịp lẻ khi diễn đạt những điều trắc trở, khúc mắc, bất thường Thể thơ lục bát là thể thơ chỉnh chu, nền nã với những quy định cụ thể, rõràng Về mặt nội dung thơ lục bát diễn đạt tâm trạng nhiều chiều của nhân vậttrữ tình như tình yêu lứa đôi, tình cảm gia đình, làng xóm, quê hương, đấtnước, yêu thiên nhiên, yêu lao động…Những truyện thơ nổi tiếng của Việt

Nam như Truyện Kiều, Lục Vân Tiên đều được thể hiện bằng hình thức thơ

lục bát, sau này các nhà thơ hiện đại cũng đã thành công khi vận dụng thể thơnày như Nguyễn Bính, Huy Cận, Tố Hữu, Nguyễn Duy…

Trang 21

- Thể song thất lục bát: Là thể thơ gồm 4 câu đi liền với nhau, trong đó có haicâu 7 chữ (câu thất 1 và câu thất 2), kế tiếp là câu lục và câu bát Về luật vầnthì ở câu lục và câu bát hoàn toàn giống với thể thơ lục bát, đối với hai câuthất thì phải chú ý đến các tiếng 3-5-7:

Câu thất 1: các tiếng 3-5-7 theo thứ tự T-B-T

Câu thất 2: các tiếng 3-5-7 theo thứ tự B-T-B

Về cách gieo vần: Gieo vần ở cả thanh trắc và thanh bằng Tiếng thứ 7 củacâu thất 1 thanh trắc vần với tiếng tiếng thứ 5 thanh trắc của câu thất 2 Tiếngthứ 7 của câu thất 2 thanh bằng vần với tiếng thứ 6 của câu lục kế Tiếng thứ 8thanh bằng của câu bát vần với tiếng thứ 5 thanh bằng của câu thất 1 kế tiếp.Mỗi khổ song thất lục bát là một đơn vị hoàn chỉnh về âm thanh, tiết điệu.Với sự đa dạng của các câu về vần, về thanh nên mỗi khổ thơ là một cấu trúc

âm thanh phong phú Đây là một thể thơ được nhiều tác giả trung đại lựa chọn

để giãi bày những tâm trạng đau khổ, oán hờn, tiêu biểu trong số đó phải kể

tới Chinh phụ ngâm và Cung oán ngâm khúc.

Những đặc trưng cơ bản của văn học trung đại là cơ sở lí thuyết thể loại đểlựa chọn phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng

1.1.2 Lý thuyết về tích cực hóa

1.1.2.1 Khái niệm tích cực hóa

Nếu như con vật tiêu thụ những thứ sẵn có trong thiên nhiên để tồn tại vàphát triển thì con người tiến hóa ở mức độ cao hơn luôn biết tận dụng nguồnlợi của thiên nhiên và hơn nữa còn chủ động tạo ra những thứ cần cho bảnthân và xã hội Mọi sự sống trên Trái đất này đều cần có sự đấu tranh sinh tồn,nhưng con người “đấu tranh” một cách có tư duy, nhận thức Với thiên nhiênkhắc nghiệt để có thể sinh tồn lâu bền, con người phải có những suy nghĩ,hành động tích cực Vậy nên hiểu một cách đơn giản thì tính tích cực là sựchủ động có ý thức, có mục đích của con người, biểu hiện trong hành động vàsuy nghĩ để cuộc sống tồn tại và phát triển lâu dài

Trang 22

Có nhiều hoạt động trong cuộc sống biểu hiện suy nghĩ, hành động tíchcực, trong đó hoạt động học được xem là hoạt động tích cực của con người.

Để có thể đấu tranh và phát triển bản sống của cá nhân thì con người cầnkhông ngừng học hỏi kinh nghiệm, tri thức của những người đi trước, đemnhững tri thức đó về chắt lọc, vận dụng để trở thành một lượng kiến thức về

tự nhiên xã hội của bản thân mình Những ai muốn có một vị trí nhất địnhtrong xã hội thì đều phải đầu tư cho học tập, tích cực học tập Tuy nhiên mộthiện trạng đang xảy ra là khi xã hội phát triển, người học chịu sự tác động tiêucực từ nhiều vấn đề xã hội khiến cho sự tích cực trong học tập không phải lúcnào cũng được phát huy Vì vậy việc giáo dục để học sinh xác định được động

cơ học tập, có sự tích cực trong học tập luôn là một nhiệm vụ vô cùng quantrọng, và nhiệm vụ này phải được thực hiện từ gia đình, xã hội và nhà trường.Tính tích cực có được khi học sinh xác định được động cơ học tập đúng đắn.Theo quan niệm của L.V.Relrova thì tính tích cực là một hiện tượng sư phạmbiểu hiện ở sự gắng sức cao về nhiều mặt trong hoạt động học tập Tính tíchcực trong học tập của học sinh thường được biểu hiện nhiều mặt trong cáchoạt động khác nhau như: học tập, lao động, thể dục thể thao, vui chơi, nhưngtrong đó học tập vẫn là quan trọng nhất Sự tích cực trong học tập là điều kiện

để đánh giá kết quả học tập của học sinh và để hình thức nhân cách của họcsinh Có thể nói tính tích cực của học sinh trong học tập phải được thể hiện ởviệc học sinh luôn chủ động đối với bài học, với nhiệm vụ được giao, luôn cốgắng tư duy, kiên trì và giải quyết một cách hiệu quả nhất với kì vọng hoànthiện một cách tốt nhất trong phạm vi khả năng của bản thân

Phát huy tính tích cực của học sinh trong việc học văn nói chung và học thơtrung đại lớp 7 nói riêng chính là phát huy khả năng nhận thức, lòng say mêvới môn học Viết về vấn đề này Phan Trọng Luận đã chỉ rõ: “Thực chất củavấn đề phát huy tính chủ thể học sinh trong giảng văn là khơi gợi, kích thích

và nuôi dưỡng, phát triển ở học sinh nhu cầu đồng cảm và khát vọng nhận

Trang 23

thức cái mới qua các hình tượng… và qua đó, việc học tác phẩm văn chươngthực sự trở thành một hành động cá thể hóa sâu sắc đi từ nhận thức kháchquan hình tượng đến chỗ tự nhận thức, do đó có khát vọng sống và hành độngtheo lý tưởng” [13; tr.12] Còn theo Trần Bá Hoành: “Tính tích cực trong hoạtđộng học tập về thực chất là tính tích cực nhận thức, đặc trưng ở khát vọnghiểu biết, cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình chiếm lĩnh tri thức”[8; tr.6].

- Có thể chia tính tích cực của học sinh thành những mức độ sau:

+ Tích cực thụ động: Đây là trường hợp mà học sinh tích cực tham gia nhưngchỉ cố gắng làm theo những gì mà giáo viên hướng dẫn, bảo gì làm nấy,nhưng chưa chủ động trong suy nghĩ và hành động Những học sinh nàythường tham gia các hoạt động nhưng lại không tự tạo ra việc cho mình màluôn phải đợi sự phân công từ người khác, không dám nêu ra ý kiến của bảnthân Với trường hợp này thường thì hiệu quả công việc sẽ không cao và vìluôn làm theo ý tưởng của người khác nên tính tích cực sẽ dần dần biến mất.+ Tích cực chủ động: Những học sinh xác định được động cơ học tập sẽthường có tính tích cực cao trong công việc Các em học sinh này thường cómột thời gian biểu hết sức khoa học, có thể vừa có thời gian tự học ở nhà hiệuquả nhưng cũng hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao, tham gia các hoạt độngtập thể, tham gia trong các giờ học sôi nổi, nhiệt tình Những em học sinh nàythường sẽ rất năng động và có sự phát triển dài

+ Tích cực sáng tạo: Các em học sinh ở trường hợp này luôn nhận về mìnhnhững nhiệm vụ khó và giải quyết một cách xuất sắc Các bạn này có học lựcgiỏi và có khả năng tư duy tốt, có khả năng quan sát, vận dụng lí thuyết vàothực tiễn hiệu quả giúp cho việc hoàn thành công việc thường khiến ngườikhác thán phục

Để đáp ứng xu thế đổi mới trong dạy và học, nên phương pháp dạy học vănthụ động, truyền thống thầy đọc trò chép đang dần bị thay thế Phương pháp

Trang 24

dạy học hiện đại là đề cao vai trò của người học, kích thích sự sáng tạo, khảnăng tư duy, tính tích cực của học sinh trong các hoạt động khám phá, cảmthụ tác phẩm văn chương Trước đây chủ yếu học sinh tìm hiểu, cảm nhận dựatrên lăng kính của giáo viên, thầy cô hiểu thế nào, cảm nhận thế nào thì họcsinh sẽ nhất quán cảm nhận theo như thế nhưng theo yêu cầu đổi mới thì giờđây giáo viên sẽ đóng vai trò là người hướng dẫn, tổ chức cho học sinh để các

em chủ động tìm tòi, khám phá ra cái hay, cái đẹp trong mỗi tác phẩm từ nộidung tới nghệ thuật Dạy học để có thể phát huy được tính tích cực của ngườihọc là giáo viên sẽ vận dụng các phương pháp nêu vấn đề, gợi vấn đề để qua

đó học sinh tiếp cận và chiếm lĩnh được tác phẩm

- Một số biểu hiện của việc tích cực học thơ ca trung đại:

+ Khó khăn của việc dạy thơ ca trung đại là học sinh sẽ bắt gặp rất nhiều điểntích, điển cố, hình ảnh, từ ngữ Hán Việt… vậy để cảm thụ được tác phẩm thìviệc đầu tiên học sinh cần phải tích cực sưu tầm, tìm hiểu về bối cảnh, tác giả,tác phẩm, tra cứu từ điển để có được vốn kiến thức nền vững chắc nhất, chỉkhi đó học sinh mới có thể tự tin phân tích tác phẩm

+ Đặc trưng cơ bản của thơ là thơ hay ý tại ngôn ngoại, lời ít ý nhiều, một câuthơ phải hiểu theo nhiều dư vang khác nhau, vậy nên học sinh cần tích cựctrong việc đọc tài liệu, sách tham khảo, liên hệ với bối cảnh, với các tác phẩmkhác để có thể hiểu về thông điệp mà tác giả gửi gắm trong mỗi tác phẩm củamình Đây là điều kiện, động lực giúp thúc đẩy tính tích cực học tập của họcsinh

+ Thích được nói, được phát biểu, không sợ sai, sẵn sàng bày tỏ quan điểm,thái độ của mình trước bài thơ đó Luôn khao khát được trả lời những câu hỏigợi ý của giáo viên hoặc bổ sung ý kiến của các bạn khi bản thân thấy ý kiến

đó chưa thỏa mãn với suy nghĩ của mình

Trang 25

+ Người học vận dụng linh hoạt những kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyếtnhững vấn đề mới Chủ động hỏi giáo viên hoặc các bạn khi còn gặp vướngmắc ở những nội dung nào đó.

+ Luôn cố gắng một cách tối đa hoàn thành các nhiệm vụ được giao: sưu tầmtranh ảnh, tư liệu về tác giả, hoàn cảnh sáng tác; làm bài tập về nhà; tích cựcviết đoạn văn, bài văn cảm thụ; hình thành sơ đồ tư duy…)

+ Tự xây dựng cho mình một công cụ để ghi nhớ bài một cách hiệu quả ví dụnhư sơ đồ tư duy, tranh ảnh hình vẽ… sẽ kích thích sự say mê, yêu môn học,

và khi đó học sinh sẽ tích cực trong mỗi giờ học

Tính tích cực hóa được hình thành và có những biểu hiện phong phú và đadạng, phát huy được tính tích cực là nền tảng vững chắc giúp học sinh say mê,yêu thích và từ đó đạt được kết quả cao trong học tập

1.1.2.2 Sự hình thành tính tích cực

Nhiệm vụ quan trọng của giáo dục là cần hình thành và phát triển cho họcsinh tính tích cực Người dạy luôn quan tâm tới việc tích cực hoạt động họctập của học sinh để giúp việc học tập đạt kết quả cao Theo nghiên cứu củacác nhà giáo dục học và các nhà tâm lý học thì hình thành động cơ học tập vàhứng thú học tập là cơ sở hình thành tính tích cực học tập của học sinh

a, Động cơ học tập

Động cơ học tập là yếu tố quan trọng có tính quyết định đối với chất lượng,hiệu quả học tập Với người đi học mà không xác định được động cơ học tậpthì không khác gì một người đi lạc đường cứ lòng vòng quanh co mà khôngtới được đích Khi xác định được động cơ học tập rõ ràng sẽ giúp người họcquyết tâm, khi gặp khó khăn không bỏ cuộc mà luôn vươn lên phía trước Chỉkhi xác định được động cơ học tập đúng đắn thì khi đó người học mới có thểphát triển để có kết quả học tập tốt Động cơ được hiểu là một cấu trúc khiđược kích hoạt hợp lý thì nó sẽ vận hành để tạo ra một kết quả như mongmuốn Động cơ học tập là những nhân tố kích thích, thúc đẩy tính tích cực,

Trang 26

hứng thú của người học giúp người học đạt được kết quả về nhận thức, pháttriển nhân cách hướng tới đạt những mục đích học tập đã đề ra Động cơ họctập là yếu tố đặc biệt quan trọng với quá trình học tập bởi kết quả học tập tốthay kém phụ thuộc vào động cơ học tập Động cơ học tập được hình thành ởmỗi cá nhân trong quá trình học tập, nó được biểu hiện rất đa dạng phongphú Đó là sự say mê, yêu thích, mong muốn được khám phá, được tiếp nhậnnhững tri thức và để từ đó hoàn thiện nhân cách của bản thân Khi có động cơhọc tập đúng đắn thì người học sẽ có ý thức trong việc tiếp nhận kiến thức,rèn luyện kĩ năng, có thái độ học tập chuẩn chỉnh Nhưng trong thực tế chúng

ta thấy còn không ít những học sinh đi học mà không có được động cơ họctập, với các em đó tới trường đi học là nhiệm vụ bị bắt buộc phải làm, nên các

em không tìm thấy sự yêu thích đối với công việc học tập

Động cơ học tập của người học có nhiều dạng tùy theo những tác độnghình thành động cơ học tập, trong đó có một số cặp dạng động cơ điển hìnhnhư sau:

- Xét về tác động của môi trường với chủ thể: Động cơ cá nhân và động cơ xãhội

- Xét về tính chất hình thành động cơ học tập: Động cơ nghĩa vụ và động cơham thích

- Xét về độ lâu bền của những tác động đối với chủ thể: Động cơ nhất thời vàđộng cơ lâu dài

- Xét về tác động trực tiếp, gián tiếp để hình thành động cơ: Động cơ gần vàđộng cơ xa

Nhưng cách phân chia động cơ bên trong và động cơ bên ngoài là phổ biếnhơn cả Động cơ bên ngoài là những yếu tố nằm bên ngoài, là những mốiquan hệ của học sinh và môi trường xung quanh Một số hình thức của động

cơ bên ngoài như khen thưởng, hình phạt, thi đua, yêu cầu… những yếu tốnày thường khiến cho người học rơi vào trạng thái áp lực, không muốn học,

Trang 27

dẫn tới việc học đối phó, người học sẵn sàng có những hành động để đối phó,chống phá đối với người dạy, thường xuyên vi phạm nội quy trường lớp, làmảnh hưởng tới những người học khác và tới người dạy; cũng có rất nhiềutrường hợp đó là khi người học bị ức chế nặng nề có thể dẫn tới những hànhđộng tiêu cực Động cơ bên trong được hình thành bên trong người học,người học biết nhu cầu học để làm gì và khi đó học sinh tự giác học tập để đạtđược mục đích đó Học sinh thường phấn đấu nỗ lực để đạt được mục đích đã

đề ra, nhưng cũng có nhiều học sinh tự đặt ra cho bản thân mục đích vượt quákhả năng của bản thân dẫn tới các em bị áp lực tâm lý, căng thẳng và đôi khikết quả học tập không khả quan Vì vậy, động cơ tác động đến hoạt động họctập của học sinh Cần tạo cho học sinh niềm say mê, hứng thú với môn học để

từ đó khơi dậy trong lòng các em sự yêu thích, ham tìm tòi, khám phá Tácđộng từ bên ngoài cũng rất quan trọng, cần định hướng và khơi gợi cho họcsinh sự yêu thích đối với học tập, có hình thức khen thưởng, khích lệ, độngviên kịp thời để làm điều kiện tăng cường sự say mê của học sinh

Động cơ học tập không có sẵn, không phải di truyền, bẩm sinh mà đượchình thành trong quá trình học tập, rèn luyện Thầy cô chính là người địnhhướng, dẫn dắt để học sinh hình thành và hoàn thiện được động cơ học tậpmột cách đúng đắn Luôn cần có những tác động ý nghĩa để giúp học sinh cóđộng cơ tích cực, đó là sự thấu hiểu của xã hội, của gia đình, nhà trường vớinhững ước mơ, xu hướng mà học sinh lựa chọn, đó là những bài giảng hay,những tác phẩm tiêu biểu có ý nghĩa, những lời khuyên chân thành, nhữnghoạt động tập thể Động cơ học tập có vai trò quyết định đối với chất lượnghọc tập của người học Vì thế, gia đình, nhà trường, xã hội cần có những tácđộng tích cực để giúp học sinh hình thành và phát triển những động cơ họctập đúng đắn nhất để giúp kết quả học tập của học sinh như mong đợi

b, Hứng thú học tập

Trang 28

Hứng thú là một thuộc tính tâm lí mang tính đặc thù cá nhân Khi có động

cơ học tập đúng đắn học sinh sẽ có hứng thú với môn học Hứng thú học tập

có được khi học sinh ý thức được lợi ích của việc học, vì vậy với mỗi bài học

cụ thể, giáo viên cần giúp cho học sinh nhận ra tính lợi ích của nội dung đó.Đối với học sinh cảm xúc là một yếu tố đặc biệt quan trọng bởi nó là biểuhiện của hứng thú học tập Cảm xúc sẽ thúc đẩy hành động giúp chủ thể muốntích cực hay không muốn tích cực học tập Cảm xúc có thể bắt nguồn từ ngườidạy, học sinh có thiện cảm, yêu quý giáo viên đó là cơ sở đầu tiên cho việchọc sinh thích thú với môn học Trong giờ học giáo viên có nhiều hình thứcdạy học đa dạng, phong phú, học sinh được bày tỏ, được thực hành sẽ giúphọc sinh luôn say mê, thích thú với môn học Khi có hứng thú học tập, ngườihọc mới tò mò, tìm hiểu, thắc mắc những điều chưa rõ, muốn được hỏi, đượcgiải đáp sâu hơn về kiến thức còn chưa thông tỏ Khi hứng thú với môn học sẽgiúp học sinh sáng tạo, tích cực hơn Những học sinh có hứng thú học tậpthường sẽ sáng tạo ra nhiều điều mới lạ, có kết quả học tập tốt hơn

Hứng thú học tập thực sự là một yếu tố quan trọng đối với sự hình thành vàphát triển tích cực học tập của học sinh Hứng thú được tạo nên trong quátrình học tập, khi tiếp xúc với môn học, với kiến thức, với người dạy, vớiphương pháp dạy học… Vì thế, để có được sự hứng thú học tập của học sinhthì người giáo viên đóng một vị trí then chốt, người dạy cần khơi nguồn hứngthú trong mỗi học sinh trong từng môn học

Động cơ và hứng thú là hai nhân tố hình thành nên tích cực học tập, cả haiyếu tố có quan hệ chặt chẽ, gắn bó, tác động qua lại lẫn nhau và có vai tròquan trọng tương đương quyết định tới kết quả học tập của học sinh Một họcsinh dù có tố chất tới đâu nếu không xác định được động cơ và không tìmthấy được hứng thú với môn học thì khó có thể đạt được kết quả tốt, nhưngngược lại với các học sinh (kể cả các em có học lực trung bình) mà có thể xácđịnh động cơ học tập đúng đắn, có ước mơ trong tương lai và luôn say mê,

Trang 29

hứng thú với học tập thì khả năng thành công của các em sẽ rất lớn Giáo viênkhông chỉ là người truyền thụ kiến thức cho học sinh mà còn là người địnhhướng, tạo động lực, hứng thú cho học sinh, vì vậy trong mọi hoàn cảnh, điềukiện, giáo viên luôn cố gắng giúp cho học sinh hình thành được động cơ đúngđắn và hứng thú học tập để tạo được tính tích cực, sáng tạo của học sinh.

1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Khái quát chương trình thơ trung đại ở lớp 7

Đối với các tác phẩm trữ tình trung đại người dạy và người học cần có cáchtiếp cận khác hoàn toàn so với các văn bản miêu tả, tự sự hay nghị luận.Người dạy cần nắm chắc hệ thống các tác phẩm trữ tình trung đại trong

chương trình Ngữ văn 7 để từ đó có phương pháp, hình thức tìm hiểu riêng

cho từng bài, từng cụm bài

Bảng 1.1 Hệ thống tác phẩm thơ trữ tình trung đại trong chương trình Ngữ

văn lớp 7

1 Nam quốc sơn hà Lý Thường Kiệt Thất ngôn tứ tuyệt

2 Tụng giá hoàn kinh sư Trần Quang Khải Ngũ ngôn

3 Thiên Trường vãn vọng Trần Nhân Tông Thất ngôn tứ tuyệt

5 Chinh phụ ngâm khúc Đặng Trần Côn

Đoàn Thị Điểm

Song thất lục bát

6 Bánh trôi nước Hồ Xuân Hương Thất ngôn tứ tuyệt

7 Qua Đèo Ngang Bà Huyện Thanh

Quan

Thất ngôn bát cú

8 Bạn đến chơi nhà Nguyễn Khuyến Thất ngôn bát cú

9 Vọng Lư sơn bộc bố Lí Bạch Thất ngôn tứ tuyệt

Trang 30

11 Hồi hương ngẫu thư Hạ Tri Chương Thất ngôn tứ tuyệt

12 Bài ca nhà tranh bị gió thu

phá

Trong chương trình Ngữ văn 7 gồm thơ trữ tình trung đại Việt Nam và thơ

trữ tình trung đại Trung Quốc:

- Thơ trữ tình trung đại Việt Nam: gồm các tác phẩm thơ viết từ thế kỉ Xđến thế kỉ XIX, bao gồm các bài thơ chữ Hán và thơ chữ Nôm Bộ phận vănhọc chữ Hán chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn học Trung Quốc thời Đường Bộphận văn học chữ Nôm ra đời sau nhưng vẫn còn chịu ảnh hưởng bởi phong

cách thơ Đường dù đã có nhiều sáng tạo hơn về hình ảnh, bố cục, thể thơ…

- Thơ trữ tình trung đại Trung Quốc: chủ yếu là các bài thơ thời Đường từthế kỷ VII đến thế kỉ X Các tác phẩm này ra đời trước nền thơ trung đại ViệtNam gần 3 thế kỉ nên đây là những tác phẩm vừa xa về khoảng cách thời gian

vừa xa về mặt tư tưởng, ngôn ngữ

1.2.2 Những khó khăn khi dạy thơ trung đại cho học sinh lớp 7

Dù trong thời kì nào thì giáo viên vẫn luôn có nhiệm vụ quan trọng đối vớiviệc truyền thụ, hình thành kiến thức cho học sinh Giáo viên luôn có một vị

trí hết sức quan trọng như Ô Kôn viết: “Nếu không có đội ngũ giáo viên vững vàng, thông minh, sáng tạo thì không thể nào đào tạo được những học sinh thông minh và sáng tạo” [25; tr 12] Giáo viên là một ngành nghề luôn được

xã hội coi trọng, tạo điều kiện đầu tư bởi phải được đào tạo cẩn thận, chỉnhchu thì giáo viên mới có thể đáp ứng được hết những yêu cầu của giáo dục,

đào tạo ra được những thế hệ tri thức chất lượng cao

Trên thực tế việc giảng dạy phân môn Ngữ văn nói chung và phần thơtrung đại nói riêng giáo viên gặp rất nhiều khó khăn, trong phạm vi bài viết

này chỉ nêu ra một số khó khăn tiêu biểu:

- Phần lớn giáo viên chưa tạo được niềm say mê, hứng thú cho học sinh với

bộ môn, trong quá trình giảng dạy, giáo viên chỉ chú tâm vào khám phá nội

Trang 31

dung, nghệ thuật của tác phẩm mà chưa chú ý tới cái mà học sinh mong muốn

sau khi học xong các tác phẩm đó

- Với những văn bản thơ chữ Hán, một số giáo viên chủ yếu chỉ hướng dẫncác em tìm hiểu bám sát vào bản dịch thơ mà quên lãng bản phiên âm, khi đóhọc sinh không thể có nắm được ý nghĩa của một số từ ngữ, câu thơ hay trong

bản gốc

- Giảng dạy môn Ngữ văn còn nặng nề của phương pháp truyền thống, vẫngiữ quan niệm dạy học là quá trình truyền thụ và lĩnh hội tri thức, học sinhcảm nhận văn bản qua lăng kính của giáo viên, giáo viên cảm nhận văn bảnqua một phần lăng kính của người đi trước Với quan niệm này đã khiến chokhả năng sáng tạo của thầy và trò bị cản trở đáng kể, dập khuôn theo những

cách nghĩ, cách cảm nhận của những người đi trước

- Để hiểu sâu rộng những áng thơ ca của cha ông hay của thơ ca TrungQuốc thì cần có vốn Hán học, Nôm học hết sức sâu rộng, nhưng đây là hạnchế không chỉ của người học mà ở chính giáo viên Điều này ảnh hưởng

không nhỏ tới quá trình khám phá nội dung, nghệ thuật của văn bản

- Một số giáo viên quá chú trọng tới hệ thống những câu hỏi mà chưa chú ýtới phần bình giảng, liên hệ, tích hợp lịch sử, điều đó khiến phần cảm thụ tácphẩm trở nên nhàm chán, không lôi cuốn Học sinh chủ yếu chỉ nghe và ghichép lời cô giảng khi còn rất mơ hồ về hệ thống hình ảnh, từ ngữ với tính ước

lệ tượng trưng cao Nhưng lại cũng có những giáo viên, khi tiếp cận vớinhững tác phẩm nổi tiếng, mang tính mẫu mực, giáo viên lại tham bình, nóihết những cái hay, cái đẹp cảm nhận được từ tác phẩm, điều đó lại khiến học

sinh không phát huy được năng lực tư duy, sáng tạo của người học

- Sách tham khảo về thơ trữ tình trung đại còn hạn chế, giáo viên chưa cónhiều sự lựa chọn để có thể thay đổi phương pháp tổ chức, hiểu sâu sắc, cặn

kẽ hơn về nội dung, nghệ thuật của văn bản

Chúng tôi tiến hành phát phiếu điều tra giáo viên giảng dạy môn Ngữ văntại trường Trung học cơ sở Ngọc Hồi và Trung học cơ sở Ngũ Hiệp – ThanhTrì – Hà Nội

Trang 32

Bảng 1.2 Kết quả điều tra giáo viên về những khó khăn khi dạy thơ trung

đại.

Khó khăn khi dạy thơ trung đại Số phiếu Tỉ lệ

Chưa hiểu sâu sắc về cái hay, cái đẹp của

tác phẩm thơ trung đại trữ tình

Chưa có được phương pháp dạy học

thích hợp đối với các tác phẩm thơ trung

đại.

Chưa tạo được hứng thú đối với học sinh,

học sinh còn học tích cực trong giờ học.

Trên đây là một số khó khăn trong rất nhiều những khó khăn của giáo viên

trong quá trình giảng dạy thơ ca trung đại Ngữ văn 7 Tuy nhiên giáo viên các

nhà trường cũng đang cố gắng, nỗ lực không ngừng để có thể khắc phục đượcnhững khó khăn và cải thiện được tình hình giảng dạy môn Ngữ văn ở cáctrường trung học cơ sở, trung học phổ thông

Đối với việc dạy văn nói chung và dạy thơ trung đại cho học sinh nói riênggiáo viên luôn hướng tới việc đổi mới trong phương pháp để giúp học sinhhứng thú với môn học, đây không đơn thuần là truyền thụ kiến thức cho họcsinh mà phải rèn cho học sinh cách tư duy sáng tạo, rèn khả năng tìm tòi tựsuy nghĩ, tìm hiểu kiến thức, vận dụng kiến thức vào đời sống để từ đó nângcao đời sống tư tưởng, tình cảm ngày càng tốt đẹp hơn Trong quá trình giảngdạy giáo viên cũng đã áp dụng nhiều phương pháp dạy học hiện đại như thảoluận nhóm, phương pháp phòng tranh, phương pháp nêu vấn đề… trong việcdạy các tác phẩm thơ trung đại nhằm phát huy tính tích cực của học sinh.Trong mỗi tiết dạy giáo viên cũng đã sử dụng nhiều phương tiện, đồ dùng dạyhọc hiện đại để phục vụ cho việc khám phá nội dung, nghệ thuật của văn bản.Tuy nhiên phải nhìn nhận một cách khách quan hiệu quả của việc dạy học văn

Trang 33

m,vẫn chưa như mong đợi của giáo viên do nhiều yếu tố chủ quan và kháchquan Vì vậy làm thế nào để tìm ra được phương pháp tốt nhất để khắc phụctình trạng này luôn là một điều trăn trở đối với những người làm giáo dục.

1.2.3 Thực trạng việc học thơ trung đại của học sinh lớp 7

1.2.3.1 Tâm lý lứa tuổi

a, Vị trí, ý nghĩa của giai đoạn phát triển

Lứa tuổi học sinh trung học cơ sở bao gồm các em có độ tuổi từ 11 đến 15tuổi, học từ lớp 6 đến lớp 9 Lứa tuổi này có một vị trí đặc biệt quan trọngtrong sự phát triển của trẻ, đây là thời kì phát triển từ thời thơ ấu sang tuổitrưởng thành

b, Điều kiện phát triển tâm lí của học sinh trung học cơ sở

- Sự phát triển cơ thể: Đây là giai đoạn phát triển nhanh thứ hai sau giaiđoạn sơ sinh, tốc độ phát triển cơ thể nhanh, mạnh mẽ, quyết liệt nhưngkhông cân đối Chiều cao các em tăng nhanh trung bình một năm em gái caothêm từ 5-6cm, em nam cao thêm từ 7-8cm, cân nặng tăng từ 3-7kg/năm Các

em có sự phát triển về xương, cơ cũng như tuyến sinh dục Yếu tố quan trọngnhất của sự phát triển cơ thể đối với giai đoạn này là hiện tượng dậy thì

- Đặc điểm về hoạt động của não và các dây thần kinh: Ở tuổi này não có

sự phát triển giúp hình thành các chức năng trí tuệ Khi tham gia các hoạtđộng vận động các em thường hậu đậu, lóng ngóng Do quá trình hưng phấnmạnh, quá trình ức chế bị suy giảm nên thiếu niên không làm chủ được cảmxúc, không kiềm chế được xúc động mạnh, vì thế nên học sinh trung học cơ

sở thường hay nổi nóng, mất bình tĩnh, dễ kích động… dẫn tới hay vi phạm kỉluật Càng về cuối của giai đoạn thì tình trạng này sẽ giảm đi

- Đặc điểm xã hội: Vị thế của học sinh trung học cơ sở được nâng cao hơn,các em có nhiều quyền hạn và trách nhiệm với xã hội hơn Ngoài nhiệm vụhọc tập, các em được tham gia nhiều hoạt động xã hội như vệ sinh đường phố,tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa… điều này giúp cho các em có

Trang 34

nhiều trải nghiệm, được giao tiếp nhiều giúp cho quan hệ xã hội mở rộng,kinh nghiệm sống phong phú và ý thức được nâng cao Trong gia đình các emcũng bắt đầu có những nhiệm vụ cụ thể để góp phần giúp đỡ bố mẹ như nấucơm, dọn dẹp… các em cũng được bày tỏ mong muốn, nguyện vọng, ý kiếncủa bản thân.

c, Hoạt động giao tiếp của học sinh trung học cơ sở

Giao tiếp là hoạt động chính, phổ biến của lứa tuổi thiếu niên Ở lứa tuổinày các em có nhiều thay đổi trong giao tiếp, đối tượng giao tiếp mở rộngnhiều Các em luôn đòi hỏi được tôn trọng, bình đẳng, được xem như ngườilớn trong quá trình giao tiếp Chính vì thế nên trong giai đoạn này nếu ngườilớn có những yêu cầu ra lệnh thì bằng cách này, cách khác, các em sẽ cónhững phản ứng tiêu cực Các em luôn muốn được khẳng định bản thân,không thích người lớn can thiệp, quan tâm quá nhiều, kiểm soát quá chặt chẽ.Nếu được như vậy các em sẽ rất hài lòng còn nếu ngược lại sẽ dẫn tới nhữngphản ứng tiêu cực như cãi lại người lớn, chống đối người lớn, nhiều em chọncách bỏ nhà ra đi, thậm chí có những bạn tiêu cực chọn cách tự tử

d, Sự phát triển nhận thức của học sinh trung học cơ sở

Ở tuổi này sự hình thành và phát triển các tri thức hoàn thiện dần, cấu trúcnhận thức của các em được hình thành thông qua việc học nhóm các môn nhưkhoa học tự nhiên, khoa học xã hội, giáo dục thể chất, thẩm mĩ…Các em bắtđầu có khả năng phân tích, tổng hợp kiến thức vì vậy giáo viên cần rèn luyệncho học sinh khả năng quan sát qua các giờ giảng lí thuyết để các em vậndụng vào các giờ thực hành, tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, các sinhhoạt tập thể, hoạt động thể dục, thể thao, tham quan, dã ngoại… để giúp khảnăng tiếp nhận tri thức được hoàn thiện

e, Sự phát triển nhân cách của học sinh trung học cơ sở

Giai đoạn thiếu niên là thời kì phát triển mạnh mẽ nhất về nhận thức Các

em đã có khả năng điều khiển, điều chỉnh những hoạt động của bản thân để

Trang 35

phù hợp với yêu cầu khách quan, giữ được vị trí xứng đáng trong nhà trường,gia đình, xã hội Tuy không phải toàn bộ những phẩm chất, nhân cách sẽ đượccác em ý thức, hoàn thiện cùng một lúc nhưng bước đầu các em đã nhận thứcđược hành vi của mình, biết được cái nào đúng, cái nào sai, cái nào nên làm,cái nào không nên làm.

Khi nắm được những đặc điểm tâm sinh lí của học sinh ở giai đoạn này sẽgiúp ích rất nhiều cho thầy cô giáo khi nghiên cứu, tìm tòi các phương pháp,hoạt động cho các em Đây là giai đoạn học sinh thích tạo ấn tượng, thíchđược thể hiện vì vậy giáo viên cần có những hoạt động để các em được thểhiện bản thân, từ đó sẽ kích thích được khả năng tư duy, sáng tạo của họcsinh Tuy nhiên đây cũng là giai đoạn mà học sinh có những thay đổi về tâmsinh lí, các em bắt đầu biết để ý, có những rung cảm đầu đời, tò mò, khám phá

vì vậy nên việc học thường hay bị lãng quên nên thay vì việc quát mắng,trừng phạt, ra lệnh học sinh thì giáo viên cần có những biện pháp vừa cứngrắn, vừa mềm mỏng để học sinh nhận ra được tầm quan trọng của việc học,kéo các em vào công việc để các em quên đi những việc khác không cần thiết.1.2.3.2. Những khó khăn, hạn chế

Quá trình dạy và học mảng thơ ca trung đại trong chương trình Ngữ văn 7

học sinh gặp rất nhiều khó khăn, hạn chế:

- Học sinh không tìm thấy được sự hứng thú trong học tập nên việc họcmôn văn trên lớp mang tính hình thức, đối phó Học dựa trên sự cảm thụ củagiáo viên, thầy đọc trò chép nên các em không được thể hiện cái tôi của bảnthân

- Thời gian học tập trên lớp hạn chế, kiến thức các em được cung cấp chủyếu là trong sách giáo khoa mà ít có sự mở rộng, liên hệ Các em học đối phónên kiến thức nhanh bị quên, thậm chí rất nhiều em không thuộc thơ

- Thơ ca trung đại là mảng thơ gắn với giai đoạn lịch sử tương đối xa so vớicác em, các em khó có thể hình dung hết được bối cảnh lịch sử nên việc hiểu,

Trang 36

cảm thụ tác phẩm sẽ rất khó khăn Khi gặp những từ khó, những điển tích,điển cố do không có tài liệu tham khảo để tìm hiểu nên các em không hiểuđược nội dung truyền tải và khi đó các em sẽ bỏ mặc và chờ vào giáo viênhoặc các bạn khác trả lời

- Việc hướng dẫn của giáo viên đôi khi còn sơ sài, do không có thời giannên hầu hết cuối mỗi tiết chỉ trong 4, 5 phút thì giáo viên chỉ kịp dặn dò họcsinh chuẩn bị bài theo cách trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa và khi đóhọc sinh không biết bản thân phải làm gì và phải làm như thế nào Các emthường lựa chọn cách sử dụng sách để học tốt hoặc lên mạng chép phần nộidung có sẵn Dần dần trở thành lối mòn trong suy nghĩ khiến các em khôngcòn hứng thú với môn học

Trên đây là một trong số những nguyên nhân dẫn tới việc chán nản, buồn tẻđối với học sinh trong khi học thơ trung đại nói riêng và đối với bộ môn vănnói chung, điều này đã ảnh hưởng nhiều tới kết quả, chất lượng của môn học.Chúng tôi đã tiến hành khảo sát thực tế để xem mức độ nhận thức cũng nhưviệc học thơ trung đại của học sinh lớp 7 ở trường trung học cơ sở diễn ra nhưthế nào?

* Đối tượng khảo sát:

- Học sinh lớp 7, trường trung học cơ sở Ngọc Hồi – Thanh Trì – Hà Nội

- Số lượng: 150 học sinh

* Mục tiêu: Sau khảo sát thấy được

- Nhận thức của học sinh về tầm quan trọng của việc học văn, học mảng thơtrung đại

- Phương pháp, cách học của học sinh ở phần thơ trung đại

* Kết quả khảo sát:

- Nhận thức của học sinh về tầm quan trọng của việc học văn nói chung vàmảng thơ ca trung đại nói riêng

Trang 37

Bảng 1.3 Kết quả điều tra nhận thức học sinh về tầm quan trọng của việc

và tầm quan trọng của việc học văn nhất là mảng thơ ca trung đại

- Nhận thức của học sinh về mục tiêu của việc học thơ ca trung đại

Bảng 1.4 Kết quả điều tra nhận thức học sinh về mục tiêu của việc học thơ

ca trung đại.

Mục tiêu

Sốlượng Tỷ lệ

Sốlượng Tỷ lệ

Số

lượng Tỷ lệ

Rèn thái độ tự giác, tích

cực trong học tập 42 28% 85 56,7% 23 15,3%Yêu thích môn văn hơn 35 23,3% 60 40% 55 36,7%

- Mục tiêu “Rèn luyện thái độ tự giác, tích cực trong học tập”: Tỷ lệ học

sinh lựa chọn “phân vân” cao (chiếm 56,7%)

Trang 38

- Mục tiêu “Giúp học sinh yêu thích môn văn hơn”, “Mở rộng, nâng cao vốn kiến thức”: Do tư tưởng môn Văn là một học nhàm chán, buồn ngủ, học

để đối phó với giáo viên nên đây là một trong những mục tiêu mà học sinhchọn đáp án “không đồng ý” rất cao (chiếm 36,7%)

- Mục tiêu “Học để có đủ điểm”: Đây là nội dung mà học sinh lựa chọn

đáp án “đồng ý” cao nhất (58%) thể hiện được quan điểm học để lấy điểm,học cho đủ điểm vẫn còn tồn tại phổ biến ở học sinh

Với kết quả điều tra cho thấy học sinh chưa xác định được rõ cho bản thânmục đích đúng đắn đối với việc học văn nói chung và đối với mảng thơ catrung đại nói riêng Phần lớn các em học với tính chất, tư tưởng đối phó, học

để lấy điểm Vì vậy, xã hội, nhà trường, giáo viên cần tích cực hơn trong việcđổi mới việc dạy và học để thu hút học sinh vào môn học, hăng say, hứng thúvới văn chương nghệ thuật

- Mức độ thực hiện của học sinh ở các nội dung tìm hiểu, khám phá các tácphẩm thơ trung đại

Bảng 1.5 Kết quả điều tra mức độ thực hiện của học sinh ở các nội dung tìm

hiểu, khám phá các tác phẩm thơ trung đại.

Nội dung

Thườngxuyên Thỉnh thoảng

Không bao

giờSố

lượng Tỷ lệ

Sốlượng Tỷ lệ

Trang 39

6, Tham gia vẽ tranh, diễn

kịch từ nội dung của các tác

phẩm thơ ca trung đại

9, Tham gia các buổi tham

quan, dã ngoại về nguồn 78 52% 72 48% 0 0%

Các nội dung trên được chia làm 3 nhóm chính

Nhóm 1: Hoạt động đọc (1, 2, 3, 4)

Theo như kết quả thì học sinh mới chỉ có thói quen đọc những tác phẩm thơ

ca trong chương trình và có những tìm hiểu về tác giả, đây hầu hết là do yêucầu chuẩn bị bài trước khi lên lớp của giáo viên giảng dạy Học sinh không cóthói quen đọc, không yêu thích môn văn mà chú trọng hơn vào những môn tựnhiên Nội dung đọc những tác phẩm thơ ca trung đại ngoài chương trình,những sáng tác của cùng tác giả, học sinh “không bao giờ” thực hiện chiếmmột tỷ lệ rất lớn (42% và 44, 7%) Đây là một tình trạng báo động về việc dạy

và học môn Ngữ văn, bởi để học văn tốt học sinh cần phải có được nhiều liên

hệ các tác phẩm khác, liên hệ với đời sống thực tiễn thì vốn từ mới phongphú, vốn kiến thức mới đa dạng, từ đó giúp bài viết được sâu sắc, thuyết phục

Trang 40

Nhưng học sinh vẫn đang học văn với tinh thần đối phó, học lấy lệ, không có

ý thức tìm tòi, khám phá

Nhóm 2: Hoạt động tổ chức hội thi, hội thảo, câu lạc bộ văn học (5, 6, 7, 8)

Ở nhóm nội dung này có rất nhiều hoạt động phong phú, phần nào thu hútđược sự quan tâm của học sinh Tuy nhiên một thực tế cho thấy học sinh

“thường xuyên” tham gia chiếm tỷ lệ nhỏ ( 24% - 38%), trong khi đó số họcsinh “không bao giờ tham gia” có tỷ lệ rất cao ( 32,7% - 48%)

Nhóm 3: Hoạt động tham quan dã ngoại về nguồn (9)

Mức độ thường xuyên thực hiện chiếm 52%, mức độ thỉnh thoảng chiếm48%, điều này cho thấy các em rất yêu thích các hoạt động tham quan, dulịch, khám phá thế giới, khi tham gia vào hoạt động này các em không bị bóhẹp trong không gian lớp, trường mà được hòa mình với thế giới xung quanh,được đi, được nhìn, được cảm nhận và tự rút ra cho mình những bài học bổích, lý thú

Có hoạt động học sinh yêu thích, tích cực tham gia, nhưng vẫn có nhữnghoạt động chưa tạo được hứng thú cho học sinh Vì vậy, giáo viên, nhà trườngcần có những biện pháp, những hình thức tổ chức đa dạng, phong phú hơn đểhấp dẫn học sinh tự giác tham gia Đây là nền tảng quan trọng để hình thànhthói quen làm việc năng động, sáng tạo cho học sinh, là tiền đề để giáo dụccon người toàn diện cho thế kỷ mới

Tiểu kết chương 1

Văn học trung đại có một vị trí đặc biệt quan trọng trong nền văn học củanước nhà, các tác phẩm trong giai đoạn này đã phản ánh được nhiều tư tưởng,

tình cảm của nhân dân Trong chương trình Ngữ văn lớp 7 có một số lượng

lớn các tác phẩm thơ trữ tình trung đại Việt Nam và Trung quốc mà giáo viên

và học sinh gặp phải rất nhiều khó khăn trong quá trình khám phá nội dung,nghệ thuật Việc vận dụng lý thuyết tích cực hóa hoạt động của học sinh vàodạy học tác phẩm thơ trữ tình trung đại sẽ là một cách dạy hiện đại, phù hợp

Ngày đăng: 30/11/2019, 10:46

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. A. Komenxki (1632), Lý luận dạy học vĩ đại, Tiệp Khắc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận dạy học vĩ đại
3. Hoàng Hữu Bội, Nguyễn Huy Quát (2001), Một số vấn đề về phương pháp dạy học văn trong nhà trường, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về phươngpháp dạy học văn trong nhà trường
Tác giả: Hoàng Hữu Bội, Nguyễn Huy Quát
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2001
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 1
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: NXBGiáo dục
Năm: 2014
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 2
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: NXBGiáo dục
Năm: 2014
6. Hà Minh Đức (Chủ biên, 2001), Lí luận văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận văn học
Nhà XB: NXB Giáo dục
7. Nguyễn Trọng Hoàn (2005), Dạy đọc hiểu văn bản môn Ngữ văn Trung học cơ sở, Tạp chí giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy đọc hiểu văn bản môn Ngữ văn Trunghọc cơ sở
Tác giả: Nguyễn Trọng Hoàn
Năm: 2005
8. Trần Bá Hoành (1996), Phương pháp tích cực, Nghiên cứu khoa học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp tích cực
Tác giả: Trần Bá Hoành
Năm: 1996
9. Nguyễn Thanh Hùng (2000), Hiểu văn dạy văn, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiểu văn dạy văn
Tác giả: Nguyễn Thanh Hùng
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2000
10. Nguyễn Thị Thanh Hương (2007), Để học tốt tác phẩm văn chương (phần trung đại) ở trường phổ thông, NXB Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Để học tốt tác phẩm văn chương(phần trung đại) ở trường phổ thông
Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Hương
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm
Năm: 2007
11. Nguyễn Kỳ (1995), Phương pháp giáo dục tích cực, lấy người học làm trung tâm, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp giáo dục tích cực, lấy người học làmtrung tâm
Tác giả: Nguyễn Kỳ
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1995
12. Nguyễn Lộc (1997), Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII đến hết thế kỷ XIX, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII đến hết thếkỷ XIX
Tác giả: Nguyễn Lộc
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1997
13. Phan Trọng Luận (1999), Đổi mới giờ học tác phẩm văn chương ở nhà trường phổ thông, tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới giờ học tác phẩm văn chương ở nhàtrường phổ thông, tập 1
Tác giả: Phan Trọng Luận
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1999
14. Phan Trọng Luận (2002), Thiết kế bài học tác phẩm văn chương ở nhà trường phổ thông, tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiết kế bài học tác phẩm văn chương ở nhàtrường phổ thông, tập 1
Tác giả: Phan Trọng Luận
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2002
15. Phan Trọng Luận (Chủ biên, 2004), Phương pháp dạy học văn, NXB ĐHSP Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học văn
Nhà XB: NXBĐHSP Hà Nội
16. Phan Trọng Luận (2007), Văn học nhà trường, nhận diện, tiếp cận, đổi mới, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học nhà trường, nhận diện, tiếp cận, đổimới
Tác giả: Phan Trọng Luận
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm Hà Nội
Năm: 2007
17. Phạm Luận, Hoàng Hữu Bội (1994), Dạy và học thơ cổ ở trường phổ thông cấp 2, 3 miền núi, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy và học thơ cổ ở trường phổthông cấp 2, 3 miền núi
Tác giả: Phạm Luận, Hoàng Hữu Bội
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1994
18. Nguyễn Trọng Hoàn (2000), Rèn luyện tư duy sáng tạo trong dạy học tác phẩm văn chương, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rèn luyện tư duy sáng tạo trong dạy học tácphẩm văn chương
Tác giả: Nguyễn Trọng Hoàn
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2000
19. I. Fkhalamốp (1996), Phát triển tư duy học sinh, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển tư duy học sinh
Tác giả: I. Fkhalamốp
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1996
20. Trần Khánh Thành (Chủ biên, 2012), 125 bài văn hay (lớp 10, lớp 11, lớp 12), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 125 bài văn hay (lớp 10, lớp 11,lớp 12)
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
22. Trần Nho Thìn (2003), Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn vănhóa
Tác giả: Trần Nho Thìn
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2003

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w