Luận văn đã nghiên cứu một cách hệ thống các vấn đề lý luận có liên quan: quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, quản lý hoạt động thi đua khen thưởng theo hướng tạo động lực làm việc, thế nào là thi đua, thế nào là khen thưởng, thế nào là tạo động lực làm việc, nâng cao vai trò, nhận thức của cán bộ làm công tác thi đua khen thưởng. Lý luận đã chứng minh công tác thi đua khen thưởng có vai trò vô cùng quan trọng, là một thành tố kích cầu nâng cao chất lượng giáo dục, xây dựng con người mới đầy đủ phẩm chất năng lực và có ích cho xã hội. Luận văn đã trình bày khát quát về tình hình chung của huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ, khái quát tình hình đội ngũ, công tác thi đua khen thưởng của 05 năm học gần đây. Đồng thời nghiên cứu việc quản lý, tổ chức thực hiện công tác thi đua khen thưởng của các trường bằng phương pháp quan sát, điều tra khảo sát bằng phiếu hỏi đối với 70 cán bộ quản lý, giáo viên các trường. Kết quả nghiên cứu thực trạng đã chỉ rõ: hoạt động thi đua khen thưởng đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần khắc phục như: vẫn còn một bộ phận cán bộ, giáo viên nhận thức chưa đúng tầm quan trọng của hoạt động thi đua khen thưởng hay cách thức tổ chức thực hiện, công tác tuyên truyền, động viên, kích cầu chưa hiệu quả. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý hoạt động thi đua khen thưởng của ngành giáo dục và đào tạo huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ theo hướng tạo động lực làm việc tác giả đã đề xuất 6 biện pháp Quản lý hoạt động thi đua khen thưởng của ngành giáo dục và đào tạo huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ theo hướng tạo động lực làm việc, cụ thể: Tăng cường sự lãnh đạo cấp ủy Đảng, Chính quyền địa phương với công tác tác thi đua, khen thưởng. Tổ chức nâng cao nhận thức về công tác thi đua, khen thưởng theo hướng tạo động lực trong ngành giáo dục. Hoàn thiện cơ chế, chính sách về thi đua, khen thưởng của ngành giáo dục và đào tạo. Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng trong ngành giáo dục theo hướng tạo động lực làm việc. Phối hợp các tổ chức đoàn thể trong quản lý đối với công tác thi đua, khen thưởng. Tổ chức các hoạt động thi đua, khen thưởng đảm bảo kỷ luật, kỷ cương trong ngành giáo dục.
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
*************
ĐÀO TRUNG KIÊN
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THI ĐUA, KHEN THƯỞNG CỦA NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN THANH BA, TỈNH PHÚ THỌ THEO HƯỚNG TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
HÀ NỘI - 2019
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
*************
ĐÀO TRUNG KIÊN
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THI ĐUA, KHEN THƯỞNG CỦA NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN THANH BA, TỈNH PHÚ THỌ THEO HƯỚNG TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số: 8140114
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Xuân Thanh
HÀ NỘI - 2019
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu của tôi Các kết quả nêutrong luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các số liệu, vídụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực
Người cam đoan
Đào Trung Kiên
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU vii
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ ix
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 2
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2
4 Giả thuyết nghiên cứu 2
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
6 Câu hỏi nghiên cứu 3
7 Phạm vi nghiên cứu 3
8 Phương pháp nghiên cứu 3
9 Cấu trúc của luận văn 4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THI ĐUA, 5
KHEN THƯỞNG NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THEO HƯỚNG 5
TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC 5
1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu 5
1.2 Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài 8
1.2.1 Khái niệm thi đua, khen thưởng, hoạt động thi đua khen thưởng 8
1.2.2 Khái niệm động lực, tạo động lực làm việc 14
1.2.3 Khái niệm quản lý 17
1.2.4 Khái niệm quản lý hoạt động thi đua, khen thưởng theo hướng tạo động lực 18
1.3 Vai trò của hoạt động thi đua, khen thưởng theo hướng tạo động lực với việc nâng cao chất lượng giáo dục 20
1.3.1 Vai trò của thi đua 21
1.3.2 Vai trò của khen thưởng 21
1.3.3 Mối quan hệ giữa thi đua và khen thưởng, thi đua khen thưởng với việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo hiện nay 22
Trang 51.4 Quản lý hoạt động thi đua, khen thưởng theo hướng tạo động lực làm việc đối
với cán bộ giáo viên 23
1.4.1 Sự cần thiết về quản lý hoạt động thi đua, khen thưởng theo hướng tạo động lực làm việc đối với cán bộ giáo viên 24
1.4.2 Vai trò của Phòng GD&ĐT trong quản lý hoạt động thi đua khen thưởng theo hướng tạo động lực làm việc 25
1.4.3 Nội dung quản lý hoạt động thi đua, khen thưởng của ngành Giáo dục và đào tạo theo hướng tạo động lực làm việc 26
1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động thi đua, khen thưởng theo hướng tạo động lực của ngành giáo dục 35
1.5.1 Quy định và chính sách pháp luật của Nhà nước, của ngành về công tác thi đua, khen thưởng 35
1.5.2 Công tác phân cấp, phối hợp trong hoạt động thi đua, khen thưởng 36
1.5.3 Đội ngũ cán bộ giáo viên thực hiện hoạt động thi đua, khen thưởng 36
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 38
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THI ĐUA KHEN THƯỞNG CỦA NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN THANH BA, TỈNH PHÚ THỌ THEO HƯỚNG TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC 39
2.1 Vài nét khái quát về tình hình kinh tế, văn hoá, xã hội và giáo dục huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ 39
2.1.1 Khái quát về tình hình kinh tế, văn hoá, xã hội 39
2.1.2 Tình hình phát triển giáo dục 42
2.2 Tổ chức nghiên cứu thực trạng 50
2.2.1 Mục đích khảo sát 50
2.2.2 Đối tượng khảo sát 50
2.2.3 Nội dung khảo sát 50
2.2.4 Phương pháp khảo sát 51
2.2.5 Đánh giá khảo sát 51
2.3 Thực trạng hoạt động thi đua, khen thưởng ngành giáo dục và đào tạo huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ 52
Trang 62.3.1 Thực trạng ban hành các quy chế, quy định, hướng dẫn về công tác thi đua,
khen thưởng 52
2.3.2 Về việc phát động, tổ chức thực hiện các phong trào thi đua trong những năm qua 54
2.3.3 Chất lượng công tác bình xét các danh hiệu thi đua hàng năm 56
2.4 Thực trạng quản lý hoạt động thi đua, khen thưởng ngành giáo dục và đào tạo theo hướng tạo động lực làm việc 59
2.4.1 Thực trạng xây dựng các quy chế, quy định quản lý các hoạt động thi đua, khen thưởng 59
2.4.2 Thực trạng tổ chức bộ máy quản lý hoạt động thi đua, khen thưởng 62
2.4.3 Thực trạng huy động và quản lý các nguồn lực để phát huy vai trò của hoạt động thi đua, khen thưởng 65
2.4.4 Thực trạng thanh tra, kiểm soát nhằm thiết lập trật tự, kỷ cương pháp luật trong công tác thi đua, khen thưởng ngành giáo dục và đào tạo huyện Thanh Ba 67
2.4.5 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động thi đua, khen thưởng ngành giáo dục và đào tạo huyện Thanh Ba theo hướng tạo động lực làm việc 69
2.5 Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động thi đua, khen thưởng ngành giáo dục và đào tạo huyện Thanh Ba theo hướng tạo động lực làm việc 70
2.5.1 Ưu điểm 70
2.5.2 Hạn chế 71
2.5.3 Nguyên nhân 72
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 73
CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THI ĐUA, KHEN THƯỞNG CỦA NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN THANH BA TỈNH PHÚ THỌ THEO HƯỚNG TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC 74
3.1 Nguyên tắc đề xuất biện pháp 74
3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu 74
3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ của các biện pháp 74
3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn của các biện pháp 74
3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 74
Trang 73.2 Biện pháp quản lý hoạt động Thi đua, khen thưởng của ngành GD&ĐT huyện
Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ theo hướng tạo động lực làm việc 75
3.2.1 Hoàn thiện cơ chế, chính sách về thi đua, khen thưởng của ngành giáo dục và đào tạo 75
3.2.2 Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng trong ngành giáo dục theo hướng tạo động lực làm việc 77
3.2.3 Huy động, phối hợp các tổ chức đoàn thể trong quản lý đối với công tác thi đua, khen thưởng 80
3.2.4 Tổ chức các hoạt động thi đua, khen thưởng đảm bảo kỷ luật, kỷ cương trong ngành giáo dục 81
3.2.5 Các giải pháp khác 83
3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp 90
3.4 Khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp 91
3.4.1 Mục tiêu khảo nghiệm 91
3.4.2 Đối tượng khảo nghiệm 91
3.4.3 Cách thức khảo nghiệm 91
3.4.4 Kết quả khảo nghiệm 91
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 96
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 97
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 99
PHỤ LỤC 103
Trang 8: Công nghiệp hoá, hiện đại hoá: Giáo dục và Đào tạo
: Kinh tế, xã hội: Lao động tiên tiến: Lao động xuất sắc: Thi đua, khen thưởng: Uỷ ban nhân dân: Xã hội chủ nghĩa
Trang 9DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Hệ thống các cơ sở giáo dục huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ 42
Bảng 2.2: Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên tại các cơ sở giáo dục huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ 44
Bảng 2.3: Cơ cấu đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên tại các cơ sở giáo dục huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ 45
Bảng 2.4: Tình hình đầu tư cơ sở vật chất tại các cơ sở giáo dục 47
Bảng 2.5: Kết quả chăm sóc giáo dục trẻ mầm non 48
Bảng 2.6: Kết quả giáo dục Tiểu học ba năm trở lại đây 48
Bảng 2.7: Kết quả về học lực học sinh THCS huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ 49
Bảng 2.8: Kết quả về hạnh kiểm học sinh THCS huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ 49
Bảng 2.9: Đánh giá về tính cần thiết của các quy chế, quy định và hướng dẫn công tác TĐKT trong ngành GD&ĐT huyện Thanh Ba 53
Bảng 2.10: Danh hiệu thi đua đạt được giai đoạn 2016 - 2018 của ngành GD&ĐT huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ 56
Bảng 2.11: Hình thức khen thưởng các tập thể và cá nhân đạt danh hiệu 56
Bảng 2.12: Đánh giá chất lượng công tác bình xét danh hiệu thi đua hàng năm 58
Bảng 2.13: Đánh giá về công tác xây dựng quy chế, quy định quản lý hoạt động TĐKT ngành GD&ĐT huyện Thanh Ba theo hướng tạo động lực làm việc 61
Bảng 2.14: Danh sách thành viên HĐTĐKT Phòng GD&ĐT huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ 63
Bảng 2.15: Cơ cấu Hội đồng Thi đua, Khen thưởng phòng GD&ĐT huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ 64
Bảng 2.16: Đánh giá hoạt động của bộ máy quản lý hoạt động TĐKT ngành GD&ĐT huyện Thanh Ba 65
Bảng 2.17: Đánh giá về thực trạng huy động và quản lý các nguồn lực để phát huy vai trò của hoạt động TĐKT ngành GD&ĐT huyện Thanh Ba 66
Bảng 2.18: Tình hình thanh tra, kiểm soát hoạt động thi đua khen thưởng ngành GD&ĐT huyện Thanh Ba 68
Trang 10Bảng 2.19: Đánh giá về hiệu quả của công tác thanh tra, kiểm soát hoạt động TĐKT
ngành GD&ĐT huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ 68
Bảng 2.20: Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến hoạt động TĐKT ngành GD&ĐT huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ theo hướng tạo động lực làm việc 69
Bảng 3.1: Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết của các biện pháp 92
Bảng 3.2: Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp đề xuất 93
Bảng 3.3: Mối tương quan giữa các biện pháp đề xuất 94
Trang 11DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ:
Sơ đồ 1.1: Hội đồng TĐKT các cấp trong ngành GD&ĐT 29
Sơ đồ 1.2: Mô hình thanh tra, kiểm soát hoạt động TĐKT 34
Sơ đồ 2.1: Quy trình xây dựng quy chế, quy định quản lý hoạt động TĐKT ngànhGD&ĐT huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ 60
Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức của Hội đồng TĐKT phòng GD&ĐT huyện Thanh Ba 63
Biểu đồ:
Biểu đồ 2.1: Sự biến động của học sinh thuộc các cấp học tại các cơ sở giáo dụchuyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ 43Biểu đồ 2.2: Tình hình cơ sở vật chất tại các cơ sở giáo dục 47Biểu đồ 2.3: Đánh giá về tính cần thiết của các quy chế, quy định và hướng dẫncông tác TĐKT trong ngành GD&ĐT huyện Thanh Ba 54Biểu đồ 2.4: Đánh giá chất lượng công tác bình xét danh hiệu thi đua hàng năm 58Biểu đồ 2.5: Đánh giá về công tác xây dựng quy chế, quy định quản lý hoạt độngTĐKT ngành GD&ĐT huyện Thanh Ba theo hướng tạo động lực làm việc 61
Trang 12MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Lịch sử cách mạng Việt Nam đã sản sinh ra các phong trào thi đua yêu nướcvà cũng chính lịch sử đã khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của phong trào thi đua,công tác khen thưởng trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc ViệtNam Chủ tịch Hồ Chí Minh trong quá trình tìm kiếm con đường cứu nước, giảiphóng dân tộc đã tích cực học tập, vận dụng sáng tạo những nguyên lý của chủnghĩa Mác - Lênin, kinh nghiệm của các nước đi trước, kết hợp với truyền thống
dân tộc vào sự nghiệp “kháng chiến, kiến quốc”, Người đã khẳng định: “Thi đua
-khen thưởng là động lực phát triển và là biện pháp quan trọng để xây dựng con người mới, thi đua yêu nước phải được tiến hành thường xuyên, liên tục hàng
ngày” [43] Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí
Minh rất quan tâm đến công tác thi đua, khen thưởng Người nói: “Thi đua là yêu
nước, yêu nước thì phải thi đua Và những người thi đua là những người yêu nước nhất”
Chính sự quan tâm đặc biệt của Hồ Chí Minh, dưới sự lãnh đạo của ĐảngCộng sản Việt Nam đã phát huy tốt truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc,động viên ý chí kiên cường, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, giành được nhiềuthắng lợi quan trọng trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế - xã hội, văn hóa, an ninh -quốc phòng
Đối với ngành giáo dục Việt Nam, trong thư gửi Hội nghị giáo dục toàn quốc
3 - 1955, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “Trách nhiệm nặng nề và vẻ vang của
người thầy dạy học là: Chăm lo dạy dỗ con em của nhân dân thành người công dân tốt, người lao động tốt, người chiến sĩ tốt, người cán bộ tốt của nước nhà” [26].
Để làm tròn nhiệm vụ ấy, cán bộ giáo dục cần phải luôn luôn ra sức thi đuacông tác và học tập, thật thà tự phê bình và phê bình để cùng nhau tiến bộ mãi Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, dưới sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Việt Nam, tại Đại hội VII (1991) khẳng định: “Khoa học và công nghệ,
giáo dục và đào tạo phải được xem là quốc sách hàng đầu” [23, tr.13] Vì vậy, hơn
Trang 1330 năm đổi mới ngành giáo dục Việt Nam đã trải qua nhiều bước thăng trầm, nhưngluôn hoàn thành sứ mệnh vẻ vang mà đất nước giao phó Bên cạnh những kết quảđạt được, còn tồn tại những mặt hạn chế, bất cập do nguyên nhân khách quan và chủquan đem lại; đặc biệt trong công tác thi đua, khen thưởng và quản lý nhà nước vềhoạt động thi đua, khen thưởng đối với đội ngũ nhà giáo.
Nhận thức đầy đủ hơn về vị trí, vai trò và ý nghĩa của công tác thi đua, khenthưởng là một vấn đề quan trọng kể cả dưới góc độ của quản lý giáo dục, tác giả
chọn đề tài: “Quản lý hoạt động thi đua, khen thưởng của ngành giáo dục và đào tạo huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ theo hướng tạo động lực làm việc”
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và làm rõ thực trạng quản lý hoạt động thiđua, khen thưởng của ngành GD&ĐT, đề tài nhằm đề xuất một số biện pháp quản lýhoạt động thi đua, khen thưởng theo hướng tạo động lực làm việc cho phù hợp vớiyêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Hoạt động thi đua khen thưởng trong ngành GD&ĐT
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Quản lý hoạt động thi đua, khen thưởng của ngành GD&ĐT huyện Thanh
Ba, tỉnh Phú Thọ theo hướng tạo động lực làm việc
4 Giả thuyết nghiên cứu
Thi đua, khen thưởng là hoạt động có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động giáodục của cán bộ, giáo viên, là nhiệm vụ quan trọng của ngành GD&ĐT Tuy nhiên,hiện nay việc quản lý hoạt động thi đua, khen thưởng của ngành GD&ĐT huyệnThanh Ba còn có những hạn chế do nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân làbiện pháp quản lý chưa phù hợp, bất cập về phương pháp và nội dung chưa khoahọc, còn nhiều hạn chế về kết quả thi đua, khen thưởng đối với cán bộ, giáo viênchưa tạo động lực thúc đẩy làm việc Nếu đề xuất được biện pháp quản lý phù hợp
sẽ thúc đẩy hoạt động thi đua, khen thưởng, nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng
Trang 14yêu cầu đổi mới sự nghiệp giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích đặt ra, đề tài tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý hoạt động thi đua, khen thưởng theohướng tạo động lực làm việc
- Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động thi đua, khen thưởng củangành GD&ĐT theo hướng tạo động lực làm việc thời gian qua
- Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý hoạtđộng thi đua, khen thưởng theo hướng tạo động lực làm việc đối với cán bộ, giáoviên ngành GD&ĐT huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ
6 Câu hỏi nghiên cứu
- Công tác thi đua khen thưởng theo hướng tạo động lực đang thực hiện ởmức độ nào?
- Làm thể nào để tăng cường tạo động lực trong công tác thi đua khenthưởng?
- Về thời gian: đề tài tập trung nghiên cứu và phân tích số liệu liên quan đến
đề tài từ năm 2016 đến năm 2018, đề xuất giải pháp đến năm 2025
8 Phương pháp nghiên cứu
8.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Đề tài vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng HồChí Minh; Phương pháp so sánh, phân tích và tổng hợp, hệ thống hóa dựa trên cácquan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về Thi đua, khen thưởng, Luật Thi đua,khen thưởng của Nhà nước; các tài liệu, báo cáo về thi đua khen thưởng của PhòngGiáo dục và Đào tạo huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ
8.2 Nhóm phương pháp thực tiễn
- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Xây dựng các mẫu phiếu điều tra thu
Trang 15thập thông tin về thực trạng hoạt động thi đua, khen thưởng theo hướng tạo độnglực làm việc
Số phiếu phát ra và thu về là 70 phiếu, trong đó:
+ 15 phiếu dành cho cán bộ quản lý thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện,cán bộ quản lý các trường phổ thông trên địa bàn huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ
+ 55 phiếu dành cho giáo viên, nhân viên các trường phổ thông trên địa bànhuyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Chỉ ra những thuận lợi, khó khăn trong
công tác quản lý hoạt động thi đua, khen thưởng theo hướng tạo động lực làm việclàm cơ sở cho việc đề xuất những biện pháp quản lý hoạt động thi đua, khen thưởngtheo hướng tạo động lực làm việc
- Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến chuyên gia về công tác quản lý hoạt
động thi đua, khen thưởng để thu thập thông tin và xử lý kết quả
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm: Tập hợp kết quả thi đua, khen thưởng
dưới hình thức đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện thi đua, khen thưởng Từ đóđưa ra nhận xét về thực trạng này
8.3 Phương pháp hỗ trợ khác
Đề tài sử dụng phương pháp toán học để xử lý thông tin thu thập.
9 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấuthành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của quản lý hoạt động thi đua, khen thưởng ngành
giáo dục và đào tạo theo hướng tạo động lực làm việc
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động Thi đua, khen thưởng của ngành Giáo
dục và Đào tạo huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ theo hướng tạo động lực làm việc
Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động Thi đua, khen thưởng của ngành giáo
dục và đào tạo huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ theo hướng tạo động lực làm việc
Trang 16CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THI ĐUA,
KHEN THƯỞNG NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THEO HƯỚNG
TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC
1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Ngày 11/6/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra “Lời kêu gọi thi đua ái quốc”động viên đồng bào, chiến sĩ cả nước phát huy truyền thống yêu nước, thực hiệnnhững nhiệm vụ cấp bách chống giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm, góp của, gópcông vào sự nghiệp kiến thiết và bảo vệ đất nước Với sự nỗ lực hết mình, toànĐảng, toàn dân, toàn quân ta đã gặt hái được nhiều thắng lợi, đem lại sự ấm no chonhân dân, đưa đất nước ngày càng đi lên Thi đua, khen thưởng có vai trò quantrọng và từ đó đến nay, các tổ chức đoàn thể, các doanh nghiệp đã biết vận dụng lờikêu gọi của Bác trong việc phát động các phong trào thi đua trong ngành, trong lĩnhvực và trong chính nội bộ tổ chức
Ngày 26/11/2003, Quốc hội ban hành Luật Thi đua, Khen thưởng; Luật số39/2013/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng; Nghịđịnh số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 về Quy định chi tiết thi hành một số điềucủa Luật thi đua, khen thưởng Văn bản pháp luật này tạo cơ sở pháp lý cho tất cảcác cơ quan, tổ chức thực hiện tổ chức hoạt động thi đua, khen thưởng
Đối với ngành Giáo dục, Thông tư số 22/2018/TT-BGDĐT ngày 28/8/2018của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng ngành Giáodục giúp các cơ sở giáo dục vận dụng nguyên tắc, hình thức, nội dung cũng như đềxuất các danh hiệu trong hoạt động thi đua, khen thưởng
Để mang lại hiệu quả thiết thực đối với thi đua, khen thưởng, nhiều nghiêncứu của tác giả về thi đua, khen thưởng vừa là nguồn tài liệu tham khảo, vừa là cơ
sở để các tổ chức vận dụng linh hoạt, vận dụng có hiệu quả trong công tác thi đua,khen thưởng trong từng điều kiện, hoàn cảnh của đất nước Cụ thể:
Trong những năm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, các tài liệu Hội thảo của
Viện Thi đua - Khen thưởng (1970) như Hồ Chí Minh - Thi đua với yêu nước, NXB
Trang 17Sự thật; Kỷ yếu Đại hội thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII; hay tàiliệu bồi dưỡng nghiệp vụ, công tác thi đua - khen thưởng của Trường Đào tạo, bồidưỡng cán bộ, công chức, Bộ Nội vụ … đã cung cấp những nội dung khái quát nhất
về tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, về các nguyên tắc, hình thức thi đua - khenthưởng trong các cơ quan quản lý Nhà nước
Kế thừa và tiếp nối các nghiên cứu đó, các nghiên cứu gần đây về thi đua,khen thưởng cũng mang lại nhiều giá trị:
Phùng Thị Thanh Loan (2013), Đổi mới công tác thi đua, khen thưởng góp
phần tạo động lực cho cán bộ, công chức ngành tài chính trong điều kiện hiện nay”, luận văn thạc sĩ Quản lý Hành chính công, Học vện Hành chính Quốc gia
[33] Trong nghiên cứu của mình, tác giả đã đề xuất một số giải pháp tạo động lựclàm việc cho cán bộ, công chức làm việc trong ngành tài chính Các giải pháp được
đề xuất đáp ứng được việc đổi mới công tác thi đua, khen thưởng trong ngành tàichính trong điều kiện hiện nay và là nguồn tài liệu tham khảo đối với công tác thiđua khen thưởng đối với các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực khác
Trần Quốc Tịch (2015), Vai trò của thi đua khen thưởng trong việc xây dựng
đơn vị vững mạnh toàn diện, Báo điện tử Bộ Nội vụ ngày 29/7/2015 Theo tác giả,
công tác thi đua, khen thưởng là một nội dung quan trọng của công tác Đảng, côngtác Chính trị được duy trì ở tất cả các cơ quan, đơn vị trong toàn quân Thông quathi đua, khen thưởng mà phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của con ngườivà những thành tựu, kinh nghiệm điển hình, khắc phục những khó khăn, hạn chế,thúc đẩy phong trào phát triển đi lên Từ việc đánh giá những hạn chế, yếu kémtrong công tác thi đua khen thưởng của một số đơn vị hiện nay, tác giả đã chỉ rõ cácnguyên nhân và đề xuất bốn biện pháp cơ bản nhằm phát huy vai trò của thi đuakhen thưởng trong việc xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện Cụ thể: các lãnh đạo,chỉ huy ở các cơ quan, đơn vị cần có nhận thức đúng về vị trí, vai trò của công tácthi đua, khen thưởng trong xây dựng đơn vị; cần phát huy vai trò trách nhiệm củacác tổ chức, các lực lượng trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức phong trào thi đua, khenthưởng; tích cực, chủ động phát hiện, bồi dưỡng và nhân điển hình tiên tiến trongphong trào thi đua; tổ chức sơ, tổng kết, bình công, báo công và khen thưởng nhữngtập thể, cá nhân có thành tích trong phong trào thi đua [40]
Trang 18Phạm Thị Việt Anh (2016), Quản lý Nhà nước về Thi đua - Khen thưởng tại
Bệnh viện tuyến Trung ương trên địa bàn thành phố Hà Nội, luận văn thạc sĩ Quản lý
công, Học viện Hành chính Quốc gia Tác giả đã hệ thống hoá cơ sở lý luận về quản
lý Nhà nước đối với Thi đua - Khen thưởng, vận dụng đối với công tác thi đua - khenthưởng tại Bệnh viện tuyến Trung ương trên địa bàn thành phố Hà Nội Đồng thời,qua nghiên cứu và phân tích thực trạng, tác giả đã đề xuất các giải pháp quản lý Nhànước về thi đua - khen thưởng tại bệnh viện tuyến Trung ương trên địa bàn thành phốHà Nội, góp phần đưa công tác thi đua - khen thưởng trở nên thiết thực hơn
Văn Phúc Huân (2017), Tổ chức thi đua trong các doanh nghiệp Việt Nam
hiện nay, Chuyên đề nghiên cứu Tổ chức lao động Khoa học, Đại học Kinh tế Quốc
dân Trong chuyên đề nghiên cứu của mình, tác giả đã có những đánh giá cơ bảnnhất về hiệu quả của phòng trào thi đua trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nayvới các tiêu chí về năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, tinh thần thái độ vàtính đoàn kết tập thể lao động Từ đó, tác giả đề xuất ba giải pháp nhằm nâng caohiệu quả tổ chức phong trào thi đua trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, cụthể là giải pháp đẩy mạnh thi đua hơn nữa; hoàn thiện chế độ đãi ngộ, lương bổngvà các doanh nghiệp cần ghi nhận thành tích của nhân viên [31] Các giải pháp nàyphù hợp và khả thi đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện kinh tế - xãhội (KTXH) hiện nay
Bên cạnh các nghiên cứu về thi đua, khen thưởng, một số nghiên cứu vềcông tác động lực làm việc trong tổ chức cho thấy mối quan hệ sâu sắc giữa tạođộng lực làm việc và thi đua khen thưởng:
Trần Thị Mai Phương (2011), Tạo động lực cho đội ngũ giảng viên tại
trường cao đẳng Kinh tế tài chính tỉnh Vĩnh Long¸ luận văn thạc sĩ quản trị kinh
doanh, Đại học Kinh tế Quốc dân Tác giả cho rằng, đội ngũ giảng viên là bộ mặtcủa nhà trường, là đội ngũ tạo nên uy tín và chất lượng của các trường đại học, caođẳng Nhà trường cần có những tác động phù hợp nhằm làm tăng động lực làm việccủa đội ngũ này Một số giải pháp được tác giả đề xuất nhằm tạo động lực cho độingũ giảng viên tại trường cao đẳng Kinh tế tài chính tỉnh Vĩnh Long gồm giải pháp
về tiền lương, khen thưởng và phúc lợi, phân công lao động, đánh giá thành tích,xây dựng môi trường làm việc tích cực và điều kiện làm việc
Trang 19Đặng Thị Minh Thu (2015), Hoàn thiện công tác tạo động lực cho cán bộ và
viên chức học viện Chính trị - Hành chính khu vực I, luận văn thạc sĩ, Học viện
Chính trị khu vực I Nghiên cứu của tác giả đã thực hiện được ba mục tiêu nghiêncứu, đó là hệ thống hoá cơ sở lý luận về động lực; phân tích thực trạng các biệnpháp, công cụ, mô hình tạo động lực cho cán bộ và viên chức, giảng viên đang đượcáp dụng tại học viện Chính trị - Hành chính khu vực I Đồng thời, chỉ ra các giảipháp hoàn thiện công tác tạo động lực làm việc cho cán bộ, viên chức và giảng viêntrong Học viện, trong đó có giải pháp hoàn thiện chế độ khen thưởng bằng vật chấtvà tinh thần cho đội ngũ giảng viên
Nguyễn Thanh Hằng (2016), Tạo động lực lao động tại cơ quan bảo hiểm xã
hội quận Hoàng Mai, luận văn thạc sĩ quản trị nhân lực, Trường Đại học Lao động
-Xã hội Từ những định hướng phát triển và phương hướng tạo động lực lao độngcủa Bảo hiểm xã hội quận Hoàng Mai, tác giả đã hệ thống hoá cơ sở lý luận và phântích thực trạng tạo động lực tại đơn vị này, qua đó, tác giả đề xuất hai nhóm giảipháp cơ bản để tạo động lực lao động gồm giải pháp thông qua biện pháp kích thíchvật chất và biện pháp kích thích tinh thần Trong đó, tác giả nhấn mạnh đến biệnpháp kích thích tinh thần thông qua công tác thi đua, khen thưởng tại cơ quan
Các nghiên cứu trên đã góp phần hình thành hệ thống cơ sở lý luận về thiđua, khen thưởng và tạo động lực làm việc với các khái niệm, mục tiêu, và công cụthực hiện tại các cơ quan nghiên cứu cụ thể Tuy nhiên, tính đến thời điểm này,chưa có tác giả nào nghiên cứu về nội dung quản lý hoạt động thi đua khen thưởngcủa ngành Giáo dục và Đào tạo theo hướng tạo động lực làm việc tại huyện Thanh
Ba, tỉnh Phú Thọ Do vậy, đề tài “Quản lý hoạt động thi đua khen thưởng của ngànhGiáo dục và Đào tạo huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ theo hướng tạo động lực làmviệc” sẽ góp phần mang lại kết quả nghiên cứu mới trong hoạt động thi đua khenthưởng của ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ nói riêng,ngành Giáo dục và Đào tạo nói chung
1.2 Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài
1.2.1 Khái niệm thi đua, khen thưởng, hoạt động thi đua khen thưởng
1.2.1.1 Khái niệm về thi đua
Mọi hoạt động của con người trong xã hội đều là hoạt động có mục tiêu Đốivới các tổ chức cũng vậy, mọi công việc, cá nhân trong tổ chức đều được sắp xếp,
Trang 20phân công cụ thể, khoa học nhằm đạt được mục tiêu mà tổ chức đề ra trong cáckhoảng thời gian cụ thể Để làm được điều đó, các tổ chức ngoài việc tạo mọi điềukiện để các cá nhân được thực hiện công việc trong điều kiện tốt nhất thì cũngthường tổ chức các hoạt động, phong trào thi đua trong nội bộ tổ chức mình
Hiện nay, có một số khái niệm về thuật ngữ “thi đua” được đưa ra như sau:Theo từ điển Tiếng Việt năm 2018, thì đua được định nghĩa là: “cùng nhauđem hết tài năng, sức lực ra để đua nhau làm, nhằm thúc đẩy lẫn nhau đạt thành tíchtốt nhất trong một lĩnh vực hoạt động nào đó” [45]
Khoản 1, Điều 3 Luật Thi đua, Khen thưởng (2003), “thi đua là hoạt động có
tổ chức với sự tham gia tự nguyện của cá nhân, tập thể nhằm phấn đấu đạt đượcthành tích tốt nhất trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.” [36]
Tổng hợp các khái niệm trên, tác giả đưa ra khái niệm thi đua như sau: thi
đua là hoạt động mà mọi người tự nguyện cùng nhau đem hết tài năng, sức lực nhằm thúc đẩy lẫn nhau đạt thành tích tốt nhất trong các hoạt động hay công việc chung của tổ chức và của cộng đồng xã hội
Với khái niệm trên, thi đua là hoạt động diễn ra trong các tổ chức cộng đồngvà xã hội trên mọi loại hình nhằm đạt được mục tiêu đề ra với thành tích tốt nhất.Thi đua mang tính đặc trưng là mọi người thực hiện với sự tự nguyện và sự nỗ lựccao nhất
Mục tiêu của thi đua nhằm tạo động lực động viên, lôi cuốn, khuyến khíchmọi cá nhân, tập thể phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết, năng động, sáng tạovươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xãhội công bằng, dân chủ, văn minh
Nội dung cốt lõi cũng như bản chất thực sự của thi đua là bám sát nhiệm vụchính trị trọng tâm của từng đơn vị cụ thể gắn với tình hình KTXH trong từng giaiđoạn nhất định
Theo đó, thi đua là một hoạt động thực hiện các chức năng cơ bản sau:
Thứ nhất, chức năng kinh tế: Thi đua động viên những người lao động không
nâng cao năng suất lao động, triệt để tiết kiệm các nguồn vật chất và lao động, sửdụng tốt hơn vốn sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế củasản xuất
Trang 21Thứ hai, chức năng xã hội: Thi đua là phương tiện thu hút rộng rãi những
người lao động tham gia vào quá trình sản xuất
Thứ ba, chức năng giáo dục: Thi đua đã giáo dục quan hệ lao động.
Nhà nước quy định các danh hiệu thi đua nhằm ghi nhận thành tích của cáccá nhân, tập thể trong công tác thi đua, gồm:
- Danh hiệu thi đua đối với cá nhân;
- Danh hiệu thi đua đối với tập thể
- Danh hiệu thi đua đối với hộ gia đình (Theo Điều 7, [36])
Hiện nay, để khuyến khích phong trào thi đua trong cả nước, ngày 4/3/2008Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 258/QĐ-TTg về việc lấy ngày 11/6hàng năm là “Ngày Truyền thống thi đua yêu nước” Đây là dịp để nhân dân đẩymạnh việc học tập và làm theo tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước,gắn với việc triển khai sâu rộng và có hiệu quả việc Học tập và làm theo tấm gươngđạo đức Hồ Chí Minh; nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp ủy đảng,chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân đối với công tác tổ chức, vậnđộng và hưởng ứng phong trào thi đua yêu nước trong thời kỳ đẩy mạnh côngnghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH- HĐH) đất nước và hội nhập quốc tế
1.2.1.2 Khái niệm về khen thưởng
Khen thưởng là công việc đã tồn tại khá lâu trong lịch sử xã hội, gắn liền vớithưởng phạt của nhà nước thuộc các chế độ xã hội khác nhau
Nguyên Tổng bí thư Trường Chinh cho rằng: “Khen thưởng là vấn đề thuộcphạm trù khoa học xã hội Công tác khen thưởng cũng như trừng phạt là một vấn đềthực hiện phát sinh và tồn tại trong quá trình phát sinh, phát triển của con người”
Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận định, “Trong một nước thưởng, phạt phảinghiêm minh thì nhân dân mới yên ổn, kháng chiến mới thắng lợi, kiến quốc mớithành công”, “Có công thì thưởng, có lỗi thì phạt, khen thưởng phải có tác dụnggiáo dục, động viên, nêu gương…” [27]
Theo Khoản 2, Điều 3 Luật Thi đua, Khen thưởng: “Khen thưởng là việc ghinhận, biểu dương, tôn vinh công trạng và khuyến khích bằng lợi ích vật chất đối vớicá nhân, tập thể có thành tích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”
Trang 22Từ các khái niệm trên, tác giả nhận thấy, Khen thưởng là việc ghi nhận, biểu
dương, tôn vinh công trạng và khuyến khích bằng lợi ích vật chất đối với cá nhân, tập thể có thành tích trong công tác xây dựng và phát triển
Mục đích của khen thưởng là khích lệ, khơi dậy một cách đúng đắn động cơlàm việc của con người, khiến mọi người coi việc thực hiện mục tiêu của tổ chứccũng như việc thực hiện để đáp ứng nhu cầu của bản thân Qua đó, tính tích cực vàsáng tạo của mọi người sẽ tiếp tục được duy trì và phát huy, góp phần đạt được mụctiêu chung của tổ chức một cách tốt nhất
Việc khen thưởng cần đảm bảo các nguyên tắc cụ thể sau:
- Chính xác, công khai, công bằng, kịp thời;
- Một hình thức khen thưởng có thể tặng nhiều lần cho một đối tượng;
- Bảo đảm thống nhất giữa tính chất, hình thức và đối tượng khen thưởng
- Kết hợp chặt chẽ động viên tinh thần với khuyến khích bằng lợi ích vật chất.Nhà nước thực hiện khen thưởng qua tổng kết thành tích các giai đoạn cáchmạng; khen thưởng thường xuyên và đột xuất; khen thưởng theo niên hạn công tácvà khen thưởng đối ngoại Và do vậy, thi đua và thành tích thi đua chính là căn cứ
“Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước”; Kỷ niệm chương, Huy hiệu;Bằng khen; Giấy khen [36]
Các loại hình khen thưởng được áp dụng hiện nay:
- Khen thưởng theo công trạng và thành tích đạt được là hình thức khenthưởng tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc hoặc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụđược giao, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Mức độ hoàn
Trang 23thành xuất sắc nhiệm vụ đối với tập thể, cá nhân do cấp trình khen thưởng căn cứtheo quy định xem xét, đánh giá, công nhận.
- Khen thưởng theo đợt (hoặc chuyên đề) là khen thưởng cho tập thể, cá nhânđạt được thành tích xuất sắc sau khi kết thúc đợt thi đua do Chủ tịch nước, Thủtướng Chính phủ, Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, Thủ trưởng các cơquan, tổ chức, đơn vị phát động
- Khen thưởng đột xuất là khen thưởng cho tập thể, cá nhân lập được thànhtích đột xuất Thành tích đột xuất là thành tích đạt được ngoài chương trình, kếhoạch, nhiệm vụ mà tập thể, cá nhân phải đảm nhiệm Thành tích đặc biệt xuất sắcđột xuất là thành tích đột xuất đạt được ở mức độ đặc biệt xuất sắc khi dũng cảmcứu người, cứu tài sản của nhân dân, của Nhà nước hoặc trong chiến đấu, phục vụchiến đấu hoặc lập được thành tích đặc biệt xuất sắc trong các lĩnh vực được khuvực hoặc thế giới ghi nhận
- Khen thưởng quá trình cống hiến là khen thưởng cho cá nhân có quá trìnhtham gia hoạt động trong các giai đoạn cách mạng, giữ các chức vụ lãnh đạo, quản
lý trong các cơ quan nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chứcchính trị - xã hội, có công lao, thành tích xuất sắc, đóng góp vào sự nghiệp cáchmạng của Đảng và của dân tộc
- Khen thưởng theo niên hạn là khen thưởng cho cá nhân thuộc Quân độinhân dân và Công an nhân dân, có thành tích, có thời gian tham gia xây dựng lựclượng vũ trang nhân dân theo quy định
- Khen thưởng đối ngoại là khen thưởng cho tập thể, cá nhân người nướcngoài có thành tích đóng góp vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam
ở một trong các lĩnh vực: Chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng,ngoại giao hoặc lĩnh vực khác
1.2.1.3 Hoạt động thi đua, khen thưởng
Hoạt động thi đua, khen thưởng là một hoạt động quan trọng và cần thiếttrong mỗi tổ chức, là bộ phận cấu thành quan trọng của đời sống xã hội và là độnglực phát triển KTXH
Qua quá trình nghiên cứu các vấn đề cơ bản của thi đua và khen thưởng, tác
giả nhận thấy: Hoạt động thi đua, khen thưởng là cách tác động của nhà quản lý
Trang 24đến người lao động nhằm thôi thúc và tạo động lực làm việc cho họ để đạt được các mục tiêu đề ra theo khung khổ chính sách pháp luật của Nhà nước về Thi đua, Khen thưởng và đặc điểm, điều kiện của tổ chức.
Theo đó, hoạt động thi đua, khen thưởng chỉ diễn ra khi có sự khởi xướng,chỉ đạo và giám sát của những người đứng đầu tổ chức Hoạt động này nhằm mụcđích tạo được sự tự nguyện, hăng say làm việc của người lao động trong tổ chức.Ngoài việc đáp ứng nhu cầu của người lao động và đặc điểm, điều kiện của tổ chức,
để tạo được sự thống nhất trong hình thức của các phong trào thi đua trong cácngành, các cấp, các tổ chức trong cả nước, hoạt động thi đua, khen thưởng bám sátvào các quy định của Luật số 15/2003/QH11 - Luật Thi đua - Khen thưởng do Quốchội ban hành
Công tác thi đua, khen thưởng ngày càng có vị trí quan trọng trong sự nghiệpxây dựng và bảo vệ Tổ quốc và trong đời sống xã hội Qua thực tiễn, từ khi Nhànước ban hành Luật thi đua, khen thưởng, công tác thi đua, khen thưởng đã có bướcchuyển biến tích cực; nhiều phong trào thi đua đã được các bộ, ngành, địa phương,các đơn vị cơ sở phát động và triển khai sâu rộng, bám sát nhiệm vụ chính trị; côngtác khen thưởng ngày càng đi vào nền nếp, chặt chẽ và đạt được những kết quả cơbản trên các mặt như: khen thưởng thành tích trong 2 cuộc kháng chiến, khenthưởng niên hạn, khen thưởng quá trình cống hiến, khen thưởng thành tích đột xuất,khen thưởng theo chuyên đề, khen thưởng thường xuyên và khen thưởng đối ngoại.Công tác khen thưởng đã kịp thời động viên, cổ vũ cán bộ, chiến sĩ và nhân dân cảnước góp phần tích cực vào việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng -
an ninh và đối ngoại
Trong công cuộc đổi mới xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay, các phongtrào thi đua hướng vào giải quyết những nhiệm vụ khó khăn nhất của cả nước vàcủa từng địa phương, cơ quan, đơn vị Các nhiệm vụ đó là thúc đẩy phát triển kinhtế, xã hội đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế, xã hội và tình trạng kém pháttriển trở thành nước đang phát triển, đảm bảo an sinh xã hội, củng cố an ninh, quốcphòng, giữ vững chủ quyền quốc gia, tích cực hội nhập quốc tế Hay các chủ đề
“Đoàn kết, sáng tạo, thi đua xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” đã được các ngành, các
Trang 25cấp hưởng ứng tích cực bằng nhiều phong trào thi đua liên tục, thiết thực, rộng khắptrên tất cả các lĩnh vực, huy động nhiều nguồn lực xã hội Một số phong trào tiêubiểu như “Lao động giỏi”, “Lao động - Sáng tạo”, “Thi đua quyết thắng”, “Vì anninh Tổ quốc”, “Dạy tốt - Học tốt”, “Dân vận khéo” Đặc biệt là 3 phong tràotrọng tâm cả nước là “Chung sức xây dựng nông thôn mới”, “Doanh nghiệp ViệtNam hội nhập và phát triển”, “Cả nước chung tay vì người nghèo, không để ai bị lùilại phía sau” Từ các phong trào thi đua xuất hiện nhiều điển hình tiên tiến tiêu biểuvới nhiều đề tài, sáng kiến giải pháp hữu hiệu, làm lợi cho Nhà nước và xã hội hàngnghìn tỉ đồng
Tuy nhiên, thực tế hiện nay, hoạt động thi đua, khen thưởng vẫn còn tồn tạimột số vấn đề cần khắc phục Trong bài phát biểu tại Lễ Kỷ niệm 70 năm ngày Chủtịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948 - 11/6/2018), Tổng Bíthư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ rõ: “Phong trào thi đua phát triển sâu rộng nhưngchưa toàn diện, nhiều nơi còn mang tính hình thức, chưa gắn kết chặt chẽ nhiệm vụchính trị Việc suy tôn, phong tặng danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng còn
có biểu hiện nể nang, dễ dãi, còn để xảy ra tình trạng “chạy” thành tích, “chạy”khen thưởng, “chạy” huân chương Việc khen thưởng với những người lao độngtrực tiếp sản xuất như nông dân, công nhân tuy đã được quan tâm nhưng còn ít Việc phát hiện, bồi dưỡng tổng kết và nhân rộng điển hình tiên tiến hiệu quả chưacao, tuyên truyền thiếu đồng bộ, sinh động, thuyết phục làm hạn chế động lực phấnđấu của tập thể, cá nhân” [41]
Tổng Bí thư cũng yêu cầu: “cần đưa công tác thi đua, khen thưởng gắn vớicông việc hằng ngày của mỗi người như lời Bác Hồ đã dạy, phong trào thi đua phảithiết thực, đem lại lợi ích thiết thân cụ thể cho đất nước, xã hội, con người” Đồngthời nhấn mạnh: “Người người thi đua, ngành ngành thi đua phấn đấu vì một nướcViệt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh vì hạnh phúc củanhân dân phải trở thành ý chí quyết tâm tình cảm và hành động của tất cả mọingười” [41]
1.2.2 Khái niệm động lực, tạo động lực làm việc
1.2.2.1 Khái niệm động lực làm việc
Hoạt động nào của con người cũng được thúc đẩy bởi một hoặc một số động
Trang 26cơ nào đó Một số cá nhân làm việc tích cực để có thu nhập cao, số khác muốn cóđược sự thừa nhận của mọi người, số khác đơn giản là vì đam mê của bản thân Cácđộng cơ này còn được gọi là động lực.
Theo Từ điển tiếng Anh Longman, động lực làm việc là một động lực có ýthức hay vô thức khơi dậy và hướng hành động vào việc đạt được một mục tiêumong đợi”
Theo Mitchell, ông cho rằng: Động lực là một mức độ mà một cá nhân muốnđạt tới và lựa chọn để gắn kết các hành vi của mình
Kreitner (1995) cho rằng, động lực là một quá trình tâm lý mà nó định hướngcác hành vi cá nhân theo mục đích nhất định
Theo Marier và Lauler (1973) đã đưa ra mô hình về kết quả thực hiện côngviệc của mỗi cá nhân như sau:
Kết quả thực hiện công việc = Khả năng x Động lực
Khả năng = Khả năng bẩm sinh x Đào tạo x Các nguồn lực
Động lực = Khao khát x Tự nguyện
Nhóm tác giả Nguyễn Ngọc Quân và Nguyễn Vân Điềm (2007) đưa ra kháiniệm về động lực làm việc: động lực làm việc chính là sự khao khát và tự nguyện củangười lao động để tăng cường nỗ lực nhằm đạt được các mục tiêu của tổ chức [35]
Các khái niệm trên cho thấy, động lực có tác động rất lớn đến kết quả thựchiện công việc của mỗi cá nhân Qua việc tìm hiểu khái niệm về động lực làm việc
của các tác giả, luận văn đưa ra khái niệm mới về động lực làm việc như sau: Động
lực làm việc là tất cả những gì thôi thúc, tạo cho người lao động có sự tự nguyện và
nỗ lực thực hiện các công việc mà tổ chức phân công.
Qua khái niệm, ta thấy, động lực làm việc được biểu hiện là sự sẵn sàng vàsay mê làm việc nhằm đạt được mục tiêu chung của tổ chức cũng như mục tiêu củacá nhân người lao động đặt ra Động lực làm việc xuất phát từ nhu cầu và sự thoảmãn của con người Giữa nhu cầu và sự thoả mãn nhu cầu có một khoảng cách nhấtđịnh và luôn có động lực để rút ngắn khoảng cách đó
1.2.2.2 Khái niệm tạo động lực làm việc
Nhận biết được đặc điểm của nhu cầu, sự thoả mãn nhu cầu với động lực làmviệc, các tổ chức luôn tìm cách để tạo động lực làm việc cho người lao động
Trang 27PGS.TS Nguyễn Ngọc Quân - ThS Nguyễn Tấn Thịnh (2009) cho rằng: tạođộng lực làm việc là một hệ thống các biện pháp, chính sách, cách thức tác độngvào quá trình làm việc của người lao động, đây chính là khả năng tiềm tàng nângcao năng suất lao động và hiệu quả công tác của tổ chức Đây cũng là trách nhiệmcủa các nhà quản trị, những người quản lý trong quá trình tạo ra sự gắng sức tựnguyện của người lao động.
TS Nguyễn Thanh Hà (2010) cũng nhận định: tạo động lực cho người laođộng được hiểu là tất cả các biện pháp của nhà quản trị áp dụng vào người lao độngnhằm tạo ra động cơ cho người lao động, ví dụ như: thiết lập nên những mục tiêuthiết thực vừa phù hợp với mục tiêu của người lao động vừa thoả mãn được mụcđích của doanh nghiệp, sử dụng các biện pháp kích thích về vật chất lẫn tinh thần
Từ những khái niệm trên, tác giả nhận thấy, tạo động lực làm việc là việc xâydựng, thực hiện các biện pháp khuyến khích người lao động nâng cao năng suất laođộng, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật thông qua các đòn bẩy về kích thích vậtchất và tinh thần
Tạo động lực làm việc có ý nghĩa rất quan trọng đối với xã hội, với tổ chứcvà bản thân người lao động Cụ thể:
- Đối với xã hội: tạo động lực làm việc giúp các thành viên trong xã hội cócuộc sống tốt hơn vì các nhu cầu của họ có khả năng được đáp ứng một cách tối đa.Đồng thời tạo động lực làm việc gián tiếp xây dựng xã hội ngày càng phát triển hơndựa vào sự phát triển của cá nhân và tổ chức
- Đối với tổ chức: tạo động lực làm việc góp phần xây dựng văn hoá cho tổchức, nâng cao uy tín, thương hiệu của tổ chức Tạo động lực làm việc được sửdụng có hiệu quả sẽ khai thác được tối ưu khả năng của người lao động, nâng caohiệu quả sản xuất kinh doanh của tổ chức, doanh nghiệp Hơn nữa, tổ chức các biệnpháp tạo động lực làm việc tốt sẽ thu hút được lao động giỏi, gắn bó với tổ chức
- Đối với bản thân người lao động: tạo động lực giúp người lao động khôngngừng phấn đấu hoàn thiện mình hơn và phát huy tính sáng tạo vốn có Đồng thờitạo động lực làm việc giúp người lao động gắn bó với nhau hơn trong công việc
Tăng cường tạo động lực làm việc cho người lao động trong tổ chức là việc
Trang 28làm cần thiết, mang tính quyết định trong việc phát triển của mỗi tổ chức Công táctạo động lực tốt thì năng suất lao động sẽ cao và tổ chức sẽ ngày càng phát triển.
1.2.3 Khái niệm quản lý
Ngày nay, quản lý là thuật ngữ đã trở nên phổ biến nhưng chưa có một kháiniệm thống nhất
F.W.Taylo (1856-1915), người đề xuất thuyết “Quản lý khoa học” cho rằng:Quản lý là biết được điều bạn muốn người khác làm, và sau đó thấy được họ đãhoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất Hoạt động quản lý ở bất kỳ tổchức nào cũng đều có các hoạt động cơ bản liên quan đến các chức năng kế hoạch,
tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra trên cơ sở thu thập và xử lý thông tin
Kế thừa quan điểm của trên, tác giả Đặng Quốc Bảo (2007) cho rằng: quản lýlà một quá trình lập kế hoạch, tổ chức, hướng dẫn và kiểm tra những nỗ lực của cácthành viên trong tổ chức và sử dụng các nguồn lực của tổ chức để đạt được nhữngmục tiêu cụ thể
Các tác giả đều thống nhất rằng, quản lý chỉ diễn ra khi có chủ thể quản lý lànhà quản lý với đối tượng quản lý là cấp dưới của họ Chủ thể quản lý phải có côngcụ quản lý nhất định tới đối tượng quản lý
Tổng hợp các nghiên cứu về quản lý, tác giả đưa ra khái niệm mới về quản lý
như sau: Quản lý là quá trình tác có mục đích, có tổ chức của chủ thể quản lý lên
đối tượng quản lý bằng việc vận dụng các chức năng và phương tiện quản lý, nhằm
sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng và cơ hội của tổ chức để đạt được mục tiêu đặt ra.
Khái niệm trên cho thấy các yếu tố cấu thành hoạt động quản lý gồm: chủ thểquản lý, đối tượng quản lý, mục tiêu cần đạt được và công cụ quản lý
Tuỳ theo góc độ nghiên cứu, các nội dung quản lý bao gồm:
- Xét theo quy trình quản lý: quản lý gồm bốn nội dung cơ bản là: lập kếhoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra
- Xét theo đối tượng quản lý: có quản lý nhân lực, quản lý tài chính, quản lýsản xuất, quản lý chất lượng…
Các công cụ quản lý mà chủ thể quản lý có thể sử dụng là các chính sách
Trang 29pháp luật của nhà nước, chính sách quản lý của tổ chức, doanh nghiệp; cũng có thểlà công cụ vật chất (tiền, hiện vật), cũng có thể là công cụ phi vật chất (sự tôn trọng,văn hoá doanh nghiệp, cơ hội thăng tiến…) nhằm khích lệ, tạo động lực để ngườilao động thực hiện tốt công việc được giao và đạt được mục tiêu chung của tổ chức.Quản lý là hiện tượng tồn tại trong mọi chế độ xã hội Bất kỳ ở đâu, lúc nàocon người có nhu cầu kết hợp với nhau để đạt mục đích chung đều xuất hiện quản
lý Quản lý trong xã hội nói chung là quá trình tổ chức điều hành các hoạt độngnhằm đạt được những mục tiêu và yêu cầu nhất định dựa trên những quy luật kháchquan Xã hội càng phát triển, nhu cầu và chất lượng quản lý càng cao
1.2.4 Khái niệm quản lý hoạt động thi đua, khen thưởng theo hướng tạo động lực
Hoạt động thi đua, khen thưởng đã đem lại những tín hiệu tích cực cho các tổchức khi các thành viên đều có sự nỗ lực nhất định để hướng tới các mục tiêu mà tổchức đề ra Tuy nhiên, theo phân tích ở trên, hoạt động thi đua, khen thưởng cóchiều hướng biến tướng, “chạy đua thành tích”, hay làm cho xong… dẫn đến bảnchất của thi đua, khen thưởng không còn nguyên giá trị Do vậy, điều cần thiết làphải có quản lý hoạt động thi đua, khen thưởng, đặc biệt là quản lý hoạt động thiđua, khen thưởng theo hướng tạo động lực
Trên cơ sở lý thuyết về quản lý, thi đua, khen thưởng và tạo động lực làmviệc cho người lao động trong tổ chức, tác giả đưa ra khái niệm về quản lý hoạtđộng thi đua, khen thưởng theo hướng tạo động lực như sau:
Quản lý hoạt động thi đua, khen thưởng theo hướng tạo động lực là sự tác động của chủ thể quản lý đến hoạt động thi đua, khen thưởng trong tổ chức nhằm tạo động lực cho người lao động để đạt được các mục tiêu đề ra.
Các chủ thể quản lý hoạt động thi đua, khen thưởng (TĐKT) theo hướng tạođộng lực được xác định như sau:
- Trong phạm vi tổ chức, doanh nghiệp, chủ thể quản lý là người đứng đầudoanh nghiệp, đứng đầu các bộ phận đề xuất và giám sát thực hiện hoạt động thiđua, khen thưởng trong phạm vi mình quản lý Ví dụ là Tổng Giám đốc, Giám đốc,Trưởng phòng
- Trong ngành, lĩnh vực cụ thể, chủ thể quản lý là cơ quan thực hiện chứcnăng quản lý các cấp thuộc ngành, lĩnh vực đó Ví dụ, trong ngành Giáo dục, chủ
Trang 30thể quản lý phong trào thi đua là Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quản lý hoạtđộng TĐKT của toàn ngành; Sở GD&ĐT quản lý hoạt động TĐKT của các cơ sởgiáo dục thuộc tỉnh, thành phố; Phòng GD&ĐT quản lý hoạt động TĐKT của các
cơ sở giáo dục thuộc huyện, thị xã
Mục tiêu của quản lý hoạt động TĐKT theo hướng tạo động lực như sau:
- Phát huy vai trò, tác dụng của tạo động lực làm việc đối với người lao động
- Giúp người lao động gắn bó với tổ chức và thực hiện nhiệm vụ được giaomột cách tốt nhất;
- Góp phần vào phong trào thi đua chung của cả nước, tạo khí thế lao độngsản xuất trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước
Trong ngành Giáo dục, quản lý hoạt động TĐKT theo hướng tạo động lựccũng là một nội dung quan trọng đối với các cấp quản lý
Kế thừa các quan điểm, khái niệm về quản lý hoạt động TĐKT theo hướngtạo động lực làm việc, tác giả đưa ra khái niệm về quản lý hoạt động TĐKT củangành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) theo hướng tạo động lực làm việc như sau:
Quản lý hoạt động TĐKT của ngành GD&ĐT theo hướng tạo động lực làm việc là sự tác động của các chủ thể quản lý của ngành GD&ĐT tới hoạt động thi đua khen thưởng tại các cơ sở giáo dục nhằm tạo động lực làm việc cho đội ngũ cán bộ giáo viên trong việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của ngành.
Bên cạnh các chủ thể quản lý là thành viên trong Ban Giám hiệu, các cán bộgiáo viên đảm nhận chức vụ quản lý trong nhà trường thì Hội đồng Thi đua, Khenthưởng các cấp tổ chức, triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước,của Bộ Giáo dục và Đào tạo về công tác thi đua, khen thưởng và tổ chức phong tràothi đua trong đơn vị
Có bốn nội dung của quản lý hoạt động TĐKT theo hướng tạo động lực, cụ
thể là:
- Xây dựng quy chế, quy định quản lý các hoạt động TĐKT
- Tổ chức bộ máy quản lý công tác TĐKT
- Huy động và quản lý các nguồn lực để phát huy vai trò của công tác TĐKT
- Thanh tra, kiểm soát nhằm thiết lập trật tự, kỷ cương pháp luật trong TĐKT
Trang 31Như vậy, quản lý hoạt động TĐKT gắn với việc thiết lập các chính sáchchung về TĐKT, thiết lập đội ngũ giám sát và thực hiện đồng thời việc tạo lập vàhuy động các nguồn lực cho hoạt động TĐKT.
1.3 Vai trò của hoạt động thi đua, khen thưởng theo hướng tạo động lực với việc nâng cao chất lượng giáo dục
TĐKT là biện pháp tổ chức thực tiễn, một phương pháp tuyên truyền, giáodục tích cực để động viên ý chí sáng tạo, ý chí quyết tâm, năng lực hoạt động thựctiễn của cán bộ, giáo viên, nhân viên trong ngành thực hiện thắng lợi nhiệm vụ màcấp trên giao Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Thi đua là một cách rất tốt,rất thiết thực để làm cho mọi người tiến bộ Thi đua giúp cho đoàn kết chặt chẽthêm và đoàn kết chặt chẽ để thi đua mãi”
TĐKT là động lực thúc đẩy mạnh mẽ các phong trào trong ngành giáo dục,phát huy sức mạnh tổng hợp, động viên, cổ vũ cán bộ giáo viên nhân viên thi đuahọc tập, giảng dạy tốt góp phần to lớn vào công cuộc phát triển đổi mới ngành giáodục và đào tạo
TĐKT là một công cụ để quản lý cơ quan bởi mọi công việc suy cho cùngđều do cán bộ, giáo viên và các tổ chức cơ sở thực hiện, vậy ai làm tốt, tập thể nàolàm tốt phải biết và khen ngợi, phải tuyên dương để học tập Có như vậy những việctốt, việc tích cực mới nhiều lên, mới phát triển lấn át và đẩy lùi cái xấu, tiêu cực
TĐKT là biện pháp cần thiết để xây dựng con người mới, phát triển toàndiện TĐKT có nhiệm vụ phát huy mọi nguồn lực, góp phần nâng cao năng lực vàtrình độ khoa học công nghệ, gắn với việc nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực,bồi dưỡng nhân tài, tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển đất nước
Một xã hội văn minh tiến bộ là xã hội hóa sâu rộng các phong trào thi đuayêu nước, đề cao khen thưởng Ngược lại, xã hội không có hoặc không đề cao thiđua, khen thưởng tức là xã hội tụt hậu,kém phát triển Khen thưởng là để nêugương, giáo dục đạo đức xã hội khen thưởng để hạn chế bớt đi tiêu cực, làm cho xãhội tốt đẹp hơn và nhân văn hơn Một môi trường xã hội tốt đẹp là một môi trườngkhen thưởng nhiều hơn trách và phạt
Trang 321.3.1 Vai trò của thi đua
Trong “Lời kêu gọi thi đua ái quốc”, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh:
“Bổn phận của người Việt Nam, bất kỳ sỹ, nông, công, thương, binh, bất kỳ làmviệc gì, đều cần phải thi đua nhau Mỗi người dân Việt Nam, bất kỳ già trẻ, traigái, bất kỳ giàu nghèo, lớn nhỏ, đều cần phải trở nên một chiến sĩ đấu tranh trên mặttrận, quân sự, kinh tế, chính trị, văn hoá” [27] Mục đích của thi đua ái quốc lànhằm đem lại hạnh phúc cho nhân dân, toàn dân đủ ăn mặc; toàn dân biết đọc, biếtviết; toàn bộ đội đầy đủ lương thực, khí giới để diệt giặc ngoại xâm, toàn quốc sẽthống nhất, độc lập hoàn toàn
Nhờ có thi đua, các mục tiêu kinh tế, văn hoá, xã hội của các ngành, cáccấp, của đất nước đã đạt được những kết quả đáng kể, góp phần xây dựng và bảovệ tổ quốc
Đối với ngành Giáo dục, mà cụ thể là trong các trường học, thi đua trong nhàtrường là phong trào để mọi thành viên nhà trường đem hết khả năng của mình cùngthúc đẩy lẫn nhau để dạy tốt và học tốt Các phong trào thi đua như “Dạy tốt - Họctốt”, “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”, phong trào thi đua “Đổi mới sángtạo trong dạy và học” hay cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạođức, tự học, sáng tạo”… đã giúp cho ngành Giáo dục ngày càng củng cố được chấtlượng giáo dục, qua đó đáp ứng được nhu cầu phát triển của đất nước
Thi đua trong giáo dục giúp đội ngũ cán bộ nhà giáo nhận thức được vai trò,trách nhiệm của bản thân trong hoạt động chăm sóc, giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ -nhân lực tương lai của đất nước Từ đó, đội ngũ cán bộ, nhà giáo sẽ nỗ lực, tích cựctrong công tác nghiên cứu, biên soạn, cập nhật kiến thức, kỹ năng và phương phápgiáo dục mới trong bài giảng
Đối với học sinh, việc nhà trường tổ chức các phong trào thi đua giúp các em
có thêm sự nỗ lực, hăng say trong học tập, lao động Có sự hiểu biết hơn về các hoạtđộng xã hội, qua đó rèn luyện cho các em tính kỷ luật, tinh thần đoàn kết, thái độhăng hái trong việc thực hiện các mục tiêu học tập và rèn luyện bản thân
1.3.2 Vai trò của khen thưởng
Trong giai đoạn hiện nay cùng với thi đua, khen thưởng giữ một vị trí, vai trò
Trang 33quan trọng trong đời sống xã hội, khen thưởng là sự động viên, biểu dương, ghinhận công lao, thành tích của tập thể, cá nhân, đồng thời xây dựng, củng cố quốcphòng - an ninh tổ quốc.
Hiện nay, công tác khen thưởng đã được các ngành, các cấp quan tâm hơn vàluôn gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị Khen thưởng thực sự đã trở thànhđộng lực quan trọng trong việc thúc đẩy mọi người, mọi thành phần trong xã hội thiđua lao động sản xuất, học tập, sáng tạo, sẵn sàng chiến đấu Qua khen thưởng đãxuất hiện bao tấm gương tập thể, cá nhân anh hùng, dũng sĩ, chiến sĩ thi đua trong 2cuộc kháng chiến và bao tấm gương điển hình, tiên tiến “Người tốt, việc tốt” Trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, khen thưởng còn góp phần quan trọngtrong việc xây dựng cuộc sống mới, nền văn hoá mới, con người mới hoàn chỉnh vàtốt hơn
Khen thưởng là hình thức ghi nhận kết quả, thành tích của cá nhân, của tậpthể Do vậy, cá nhân, tập thể được khen thưởng sẽ thấy vinh dự, tự hào và cảm thấyđược tôn trọng, thấy công sức mình đóng góp được ghi nhận, đền đáp Qua đó, họthấy yêu công việc của mình hơn, tin tưởng với tổ chức và muốn gắn bó lâu dài với
tổ chức
Khen thưởng bằng hình thức là giấy khen, bằng khen, giấy chứng nhận…góp phần gia tăng “giá trị” cho cá nhân, tập thể Đối với cá nhân, đó là các thànhtích, là bằng chứng ghi nhận hiệu quả lao động sản xuất trong một khoảng thời giannhất định Đối với tập thể, tổ chức, các thành tích được ghi nhận từ khen thưởng sẽgiúp cho cộng đồng đánh giá cao hơn về tập thể, tổ chức đó Nhờ vậy, hoạt độngsản xuất, kinh doanh hay các hoạt động khác của tổ chức sẽ được thực hiện thuậnlợi hơn
1.3.3 Mối quan hệ giữa thi đua và khen thưởng, thi đua khen thưởng với việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo hiện nay
Thi đua và khen thưởng có mối quan hệ chặt chẽ, biện chứng với nhau Thiđua là cơ sở của khen thưởng, tổ chức tốt phong trào thi đua thì kết quả khenthưởng cao Khen thưởng chính xác, kịp thời, đúng người, đúng việc sẽ có tác dụngđộng viên cho mùa thi đua sau đạt kết quả cao hơn Do vậy không coi nhẹ khen
Trang 34thưởng trong thi đua, ngược lại không có thi đua thì không có căn cứ đánh giá thànhtích khen thưởng
Thi đua và khen thưởng cũng độc lập với nhau, không phụ thuộc vào nhau;không phải tất cả các hình thức khen thưởng đều xuất phát từ thi đua như: khen độtxuất, khen thưởng người có quá trình lâu dài trong cơ quan, tổ chức đoàn thể…Ngược lại, khi tham gia phong trào thi đua, mục tiêu cuối cùng mà cá nhân, tổ chứchướng tới là kết quả trong thực hiện công việc của mình, chứ không phải là để đượckhen thưởng, tôn vinh
Công tác thi đua - khen thưởng có vị trí, ý nghĩa, vai trò quan trọng, là biệnpháp để người quản lý thực hiện nhiệm vụ trọng tâm, chính trị của cơ quan nhằmkhuyến khích, động viên mọi người hăng hái lập thành tích trong thực hiện nhiệm vụ
Mục đích của việc thi đua - khen thưởng là nhằm động viên, giáo dục, nêugương, để sau khi được biểu dương, khen thưởng, tập thể, cá nhân được khen pháthuy tính tích cực trong công việc được giao; người chưa được khen cũng thấy đượctrách nhiệm và nghĩa vụ của mình, cần phải phấn đấu để được ghi nhận trong thờigian tới và đạt được mục tiêu, yêu cầu nhiệm vụ của cơ quan đề ra
Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác thi đua khenthưởng: “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua”, “công việc hàng ngàychính là nền tảng thi đua”, “Thi đua là gieo trồng, khen thưởng là thu hoạch”
Tóm lại mối quan hệ giữa thi đua và khen thưởng có thể hiểu:
Một là, khen thưởng là đánh giá kết quả của thi đua và là nhân tố thúc đẩy
phong trào thi đua phát triển;
Hai là, khen thưởng phải gắn với thực hành phong trào thi đua yêu nước và
nhiệm vụ chính trị của đất nước, từng địa phương, từng đơn vị;
Ba là, khen thưởng đúng kịp thời sẽ thúc đẩy, mở đường cho phong trào thi
đua sôi nổi, thiết thực;
Bốn là, thi đua là động lực thúc đẩy cá nhân, cộng đồng hoàn thành nhiệm vụ
và là cơ sở cho việc khen thưởng
1.4 Quản lý hoạt động Thi đua, khen thưởng theo hướng tạo động lực làm việc
Trang 35đối với cán bộ giáo viên
1.4.1 Sự cần thiết về quản lý hoạt động thi đua, khen thưởng theo hướng tạo động lực làm việc đối với cán bộ giáo viên
Ngày 15/5/2016, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Chỉ thị số05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,phong cách Hồ Chí Minh Học tập và làm theo tấm gương của Người, trên khắp đấtnước, trong các ngành, các giới, các tổ chức chính trị - xã hội đã và đang dấy lêncác phong trào thi đua lao động sáng tạo sôi nổi rộng khắp và phát triển mạnh mẽ:phong trào xoá đói giảm nghèo; thanh niên tình nguyện; dạy tốt - học tốt; phongtrào vì an ninh tổ quốc; rèn đức luyện tài, con cháu thảo hiền; phong trào Toàn dânđoàn kết xây dựng đời sống văn hóa; Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới Qua các phong trào thi đua đã xuất hiện ngày càng nhiều anh hùng lao động, chiến
sĩ thi đua, những điển hình tiên tiến trong thời kỳ đổi mới
Trong ngành giáo dục, có một điều không thể phủ nhận rằng, nền giáo dụccủa các quốc gia trên thế giới có thể khác nhau về trình độ, phương pháp và cáchtiếp cận nhưng tất cả đều gặp nhau ở cùng một điểm, đó là sự đề cao vai trò củangười giáo viên Đội ngũ cán bộ giáo viên trong nhà trường thực hiện công tác giáodục và đào tạo, truyền thụ kiến thức, bồi dưỡng năng khiếu, phát triển đam mê vàgiáo dục nhân cách cho học sinh Trong tình hình mới, khi yêu cầu đổi mới tronggiáo dục và đào tạo được đặt ra thì trách nhiệm của người cán bộ và giáo viên lạicàng cao Và hơn bao giờ hết, quản lý hoạt động TĐKT là một đòi hỏi cần thiết bởinhững lý do sau đây:
Thứ nhất, đất nước ta đang trong tiến trình hội nhập sâu rộng với các nướctrên thế giới, việc bắt kịp những tiến bộ của thời đại, đẩy lùi sự cổ hủ, lạc hậu đòihỏi cần phải có sự đổi mới đồng bộ trong mọi mặt của đất nước, trong đó, việc tạosự động viên, khuyến khích cho mọi tầng lớp nhân dân nói chung và đội ngũ cán bộgiáo viên thông qua hoạt động TĐKT là một điều cần thiết
Thứ hai, quá trình hội nhập tạo cơ hội cho người dân được tiếp cận với vănminh nhân loại dễ dàng hơn Quản lý hoạt động TĐKT giúp cán bộ giáo viên cóđộng lực tìm kiếm, khai thác những kiến thức mới, những phương pháp giảng dạy
Trang 36mới, phù hợp để có thể áp dụng vào chính công việc của mình, qua đó, góp phầnnâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo trong nhà trường.
Thứ ba, quản lý hoạt động TĐKT trong thời gian qua còn tồn tại nhiều hạnchế, bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền, nền kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) Cụ thể: nhận thức của cán bộ giáoviên về TĐKT trong điều kiện hiện nay còn chưa đầy đủ và sâu sắc; Hệ thống vănbản quy phạm pháp luật về TĐKT còn chưa được sửa đổi, bổ sung và hoàn thiệnkịp thời; việc tổ chức các phong trào thi đua còn chưa đồng đều, một số cơ sở giáodục còn mang tính hình thức nên kết quả thực tế chưa phản ánh được chất lượnggiáo dục thực sự
Do vậy, với đề tài này, tác giả mong muốn sẽ đề xuất được biện pháp quản lýhoạt động TĐKT theo hướng tạo động lực cho đội ngũ cán bộ giáo viên hiệu quả vàkhả thi, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
1.4.2 Vai trò của Phòng GD&ĐT trong quản lý hoạt động thi đua khen thưởng theo hướng tạo động lực làm việc
Phòng Giáo dục và Đào tạo là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân(UBND) cấp huyện; giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lýnhà nước về giáo dục và đào tạo ở địa phương và thực hiện một số nhiệm vụ, quyềnhạn theo phân công hoặc ủy quyền của UBND cấp huyện, Chủ tịch UBND cấphuyện và theo quy định của pháp luật [16]
Theo khái niệm về quản lý hoạt động TĐKT của ngành GD&ĐT theo hướngtạo động lực làm việc, Phòng GD&ĐT là một chủ thể quản lý thực hiện việc quản lýhoạt động TĐKT của ngành GD&ĐT cấp huyện
Vai trò của Phòng GD&ĐT thể hiện như sau:
Thứ nhất, là cơ quan triển khai thực hiện các quyết định của Sở GD&ĐT tớicác cơ sở giáo dục thuộc huyện, thị xã Nói cách khác, Phòng GD&ĐT là cơ quantrung gian trong việc tiếp nhận các văn bản, quy định, chính sách về hoạt độngTĐKT của toàn tỉnh, thành phố tới các cơ sở giáo dục
Thứ hai, Phòng GD&ĐT là chủ thể xác lập mục tiêu, xây dựng kế hoạch, banhành các chương trình, chính sách, quy định, cơ chế của hoạt động TĐKT đối với
Trang 37các cơ sở giáo dục trên địa bàn huyện; qua đó tạo ra đường hướng chung cho cáchoạt động TĐKT của các cơ sở giáo dục thuộc huyện.
Thứ ba, Phòng GD&ĐT là chủ thể thực hiện công tác phối hợp, phân bổ các nguồnlực, hỗ trợ các cơ sở giáo dục thực hiện công tác TĐKT đạt được kết quả cao nhất
Thứ tư, Phòng GD&ĐT là cơ quan tiến hành theo dõi, giám sát, đánh giá kếtquả của các hoạt động TĐKT, qua đó đề ra phương án cải tiến, đổi mới, hoàn thiệncông tác quản lý hoạt động TĐKT theo hướng tạo động lực cho cán bộ giáo viêntrong ngành
Với những vai trò to lớn như vậy, Phòng GD&ĐT cần nghiên cứu các mụctiêu phát triển của ngành, mục tiêu phát triển KTXH của địa phương và của cảnước, rà soát điều kiện nguồn lực trong các cơ sở GD&ĐT thuộc phạm vi Phòngquản lý để có phương pháp, nội dung, cách thức quản lý hoạt động TĐKT theohướng tạo động lực tốt nhất cho đội ngũ cán bộ giáo viên trong ngành
1.4.3 Nội dung quản lý hoạt động thi đua, khen thưởng của ngành Giáo dục và đào tạo theo hướng tạo động lực làm việc
1.4.3.1 Xây dựng các quy chế, quy định quản lý các hoạt động thi đua, khen thưởng
Xây dựng quy chế, quy định quản lý các hoạt động TĐKT là việc nghiêncứu, thiết lập các nội dung và ban hành chính sách liên quan đến hoạt động TĐKT
Theo hướng tạo động lực làm việc, các quy chế, quy định ban hành nhằmgiúp người lao động thoả mãn được nhu cầu trong việc, có được động lực làm việcvà giúp tổ chức phát triển
Thông thường, các chủ thể quản lý là người xây dựng các quy chế, quy địnhquản lý hoạt động TĐKT
Xây dựng các quy chế, quy định quản lý các hoạt động TĐKT được Đảng vàNhà nước ta đặc biệt quan tâm Trong điều kiện KTXH đất nước đang phát triểnmạnh mẽ trong cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế, Đảng và Nhà nước ta luônđến quyền lợi và chế độ đối với người lao động nói chung và đối với những cánhân, tập thể có thành tích nói riêng Do vậy, khi xây dựng các quy định, quy chếquản lý các hoạt động TĐKT, phải chú trọng đến chế độ khen thưởng nhằm khuyến
Trang 38khích, động viên những cá nhân, tập thể hăng hái trong phong trào thi đua yêu nước.
Luật Thi đua, khen thưởng, các văn bản quy phạm pháp luật, thông tư hướngdẫn thi hành luật đề cập một cách toàn diện các mặt của công tác thi đua, khenthưởng và điều này cho thấy việc thực hiện sâu rộng hoạt động TĐKT là chủ trươngchính sách lớn của Đảng và Nhà nước
Trong bất cứ ngành nào, việc xây dựng quy chế, quy định về TĐKT cần phảicăn cứ vào văn bản hướng dẫn của Nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng vàthực tiễn công tác thi đua, khen thưởng tại địa phương, căn cứ vào quyết định giaonhiệm vụ của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về thi đua, khen thưởng như Thủtướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Bộ trưởng Bộ Tài chính
Cơ quan làm công tác thi đua, khen thưởng các cấp, các ngành căn cứ vàonhiệm vụ, chỉ tiêu cụ thể của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm, 5 nămvà nhiệm vụ chính trị được giao để tham mưu, đề xuất với cấp ủy đảng, chính quyền
về chủ trương, nội dung, chương trình, kế hoạch, biện pháp thi đua; đặc biệt coitrọng công tác tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân tham gia phong trào thiđua; chủ động phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viêntrong việc hướng dẫn, tổ chức các phong trào thi đua và kiểm tra việc thực hiện; thammưu sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua, nhân rộng các điển hình tiên tiến; đề xuấtkhen thưởng và các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thi đua, khen thưởng
Đối với ngành GD&ĐT, việc xây dựng các quy chế, quy định quản lý cáchoạt động TĐKT đang được đầu tư triển khai
Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 26/11/2003; Luật số 39/2013/QH13 sửađổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng; Thông tư số 22/2018/TT-BGDĐT ngày 28/8/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn công tác thi đua,khen thưởng ngành Giáo dục chính là những văn bản quy định chung nhất trong hoạtđộng TĐKT của ngành Giáo dục theo hướng tạo động lực làm việc Cùng với nhữngvăn bản trên, các Quyết định, công văn về việc phát động các phong trào thi đuatrong toàn ngành cũng tạo những kết quả thiết thực, góp phần nâng cao chất lượnggiáo dục cũng như đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục trong tình hình mới
Trang 39Kết quả thực hiện các phong trào thi đua và các cuộc vận động, đặc biệt làcuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đã có tácdụng tích cực đến cán bộ, giáo viên và nhân viên trong việc thực hiện nhiệm vụchính trị trọng tâm của Ngành Trong đó, các phong trào thi đua được quan tâmthực hiện đồng bộ, khoa học, đảm bảo thúc đẩy được các phong trào thi đua sâurộng tới toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trong ngành, đặc biệt kịp thời tuyêndương khen thưởng và nhân rộng các điển hiền tiên tiến góp phần nâng cao chấtlượng giáo dục iển hình là phong trào thi đua hai tốt “Dạy tốt - Học tốt” được triểnkhai xuyên suốt trong các năm học, đã tạo được khí thế thi đua sôi nổi trong các nhàtrường Các cuộc thi - giao lưu dành cho học sinh được tổ chức để tuyển chọn vàtôn vinh các em có thành tích xuất sắc trong học tập, như giao lưu Văn - Toán -Tiếng Anh tuổi thơ, Thi học sinh giỏi các môn văn hoá, học sinh giỏi giải toán trênmáy tính cầm tay, giải toán qua mạng Internet, thi tiếng Anh qua mạng Internet, thinghiên cứu khoa học kỹ thuật và đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận Cáccuộc thi dành cho giáo viên cũng được triển khai theo từng năm học như Hội thiGiáo viên dạy giỏi các cấp, Hội thi Giáo viên chủ nhiệm giỏi, thi kiến thức liênmôn, Nghiệp vụ cán bộ quản lý giỏi … được đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viênhưởng ứng Kết quả mỗi cuộc thi đều tạo niềm tin và tinh thần thi đua trong đội ngũcủa ngành.
Thực tiễn cho thấy tác dụng to lớn của chính sách thi đua, khen thưởng khikết hợp giữa động viên tinh thần gắn với quyền lợi vật chất, có chính sách đãi ngộthỏa đáng trong khen thưởng sẽ là động lực cho thi đua, động lực phát triển KTXHvà là động lực để vượt qua những khó khăn, thử thách đối với đội ngũ cán bộ giáoviên trong ngành như: khen thì phải thưởng, thưởng bằng tiền và hiện vật, khenthưởng còn dùng làm tiêu chí để xét thăng tiến hay nâng bậc lương Đó chính là cácchính sách hiện đang được thực thi trong TĐKT trong ngành Giáo dục theo hướngtạo động lực làm việc
1.4.3.2 Tổ chức bộ máy quản lý công tác thi đua, khen thưởng
Ở cấp tỉnh, trước năm 2008, có Ban Thi đua - Khen thưởng là cơ quan chuyên
Trang 40môn thuộc UBND cấp tỉnh, theo quyết định có tư cách pháp nhân, có con dấu và tàikhoản riêng Từ năm 2008, Ban Thi đua - Khen thưởng cấp tỉnh, thành phố trựcthuộc trung ương được sáp nhập thành đơn vị trực thuộc Sở Nội vụ theo Nghị địnhsố 13/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ Ban Thi đua - Khen thưởngtỉnh là cơ quan chuyên môn thuộc Sở Nội vụ, có tư cách pháp nhân, có con dấu vàtài khoản riêng, có trách nhiệm tham mưu giúp Giám đốc Sở Nội vụ, Chủ tịch Ủyban nhân dân tỉnh và Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh cụ thể hoá chủ trương,chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng trênđịa bàn tỉnh; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của Ủy bannhân dân tỉnh và theo quy định của pháp luật.
Ở cấp huyện có cán bộ chuyên trách làm công tác thi đua, khen thưởng trựcthuộc phòng Nội vụ cấp huyện
Để thực hiện các hoạt động liên quan đến công tác TĐKT, HĐKT các cấpđược thành lập và hoạt động theo Thông tư 22/2018/TT-BGDĐT
Hội đồng TĐKT các cấp trong ngành GD&ĐT được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.1: Hội đồng TĐKT các cấp trong ngành GD&ĐT
Hội đồng TĐKT Bộ GD&ĐT
Hội đồng TĐKT Sở GD&ĐT
Hội đồng TĐKT Phòng
GD&ĐT
Hội đồng TĐKT các cơ
sở giáo dục