Luận văn đã hệ thống hoá được cơ sở lý luận về NSNN; chi NSNN; vai trò của kho bạc nhà nước trong việc kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua kho bạc nhà nước. Chỉ rõ được các nhân tố tác động đến hoạt động kiểm soát chi thường xuyên NSNN bao gồm cả yếu tố chủ quan và khách quan. Luận văn đã tổng quan được một số nghiên cứu và trình bày được cơ sở lý luận cơ bản về kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua hệ thống kho bạc nhà nước. 12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Trên cơ sở đánh giá thực trạng, luận văn đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua hệ thống kho bạc nhà nước Ứng Hoà. Đưa ra được các giải pháp hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua kho bạc nhà nước Ứng Hoà.
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
-LA VĂN THÀNH
KIỂM SOÁT CHI THUỜNG XUYÊN
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC ỨNG HÒA, HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
Hà Nội – 2018
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
-LA VĂN THÀNH
KIỂM SOÁT CHI THUỜNG XUYÊN
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC ỨNG HÒA, HÀ NỘI
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã Số: 60340410
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGUYỄN THỊ THU HOÀI
cán bộ hướng dẫn chấm luận văn
Hà Nội – 2018
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, chưa được công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào của người khác Việc sử dụng kết quả, trích dẫn tài liệu của người khác đảm bảo theo đúng các quy định Các nội dung trích dẫn và tham khảo các tài liệu, sách báo, thông tin được đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí và trang Web theo danh mục tài liệu tham khảo của luận văn.
Tác giả luận văn
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình cao học và thực hiện luận văn này, tôi đãnhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của quý thầy cô TrườngĐại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn đến quý thầy cô Trường Đại họcKinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ cho tôitrong quá trình học tập
Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến TS Nguyễn Thị Thu Hoài đã dànhrất nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu và giúp tôi hoàn thành
luận văn “Kiểm soát chi thuờng xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Ứng Hòa, Hà Nội”.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Bộ phận Sau đại học, Trường Đại họcKinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôitrong suốt quá trình học tập và nghiên cứu để tôi hoàn thành luận văn này
Chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã hỗ trợ tôi trongviệc thu thập số liệu, tạo điều kiện cho tôi hoàn thành tốt nghiên cứu củamình
Mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng chắc chắn luận văn không thể tránhkhỏi những sai sót, kính mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của quý thầy cô vàbạn bè đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn nữa
Xin trân trọng cảm ơn./
Trang 5MỤC LỤC
DANH M C CÁC CH VI T T T Ụ Ữ Ế Ắ I DANH M C B NG Ụ Ả II DANH M C S Đ Ụ Ơ Ồ III
L I M Đ U Ờ Ở Ầ 1
CH ƯƠ NG 1: T NG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN C U, C S LÝ LU N V KI M SOÁT Ổ Ứ Ơ Ở Ậ Ề Ể CHI TH ƯỜ NG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ N ƯỚ C QUA H TH NG KHO B C NHÀ Ệ Ố Ạ N ƯỚ 4 C 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu 4
1.2 Cơ sở lý luận kiểm soát chi thường xuyên ngân sách Nhà nước qua kho bạc 6
1.2.1.Khái niệm và đặc điểm của kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước 6
1.2.2 Nội dung kiểm soát chi thường xuyên 7
1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát chi 14
1.3 Kinh nghiệm kiểm soát chi thường xuyên ngân sách Nhà nước qua KBNN tại một số địa phương và bài học có thể áp dựng cho huyện Ứng Hoà 16
1.3.1.Kinh nghiệm kiểm soát chi thường xuyên của KBNN Chương Mỹ .16
1.3.2.Kinh nghiệm kiểm soát chi thường xuyên của KBNN Bình Phước17 1.3.3 Bài học kinh nghiệm cho kiểm soát chi thường xuyên của KBNN huyện Ứng Hòa 18
CH ƯƠ NG 2 PH ƯƠ NG PHÁP NGHIÊN C U Ứ 21
2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu 21
- Giai đoạn 1: Thu thập dữ liệu để xây dựng Cơ sở Lý luận của đề tài: 21
Trang 6* CÁC VĂN B N LU T, THÔNG T H Ả Ậ Ư ƯỚ NG D N, QUY Đ NH, CH TÀI V NGÂN SÁCH: Ẫ Ị Ế Ề
21
2.2 Phương pháp xử lý dữ liệu 23
2.2.1.Phương pháp thống kê 23
2.2.2.Phương pháp so sánh 24
2.2.3.Phương pháp phân tích và tổng hợp 24
CH ƯƠ NG 3 TH C TR NG KI M SOÁT CHI TH Ự Ạ Ể ƯỜ NG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ N ƯỚ C QUA KHO B C NHÀ N Ạ ƯỚ C HUY N NG HÒA Ệ Ứ 26
3.1 Đặc điểm kinh tế xã hội của địa bàn ảnh hưởng tới hoạt động kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước qua KBNN huyện Ứng Hòa 26
3.1.1 Khái quát về điều kiện địa lý, tự nhiên ở huyện Ứng Hòa 26
3.1.2.Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của Kho bạc Nhà nước Huyện Ứng Hòa 29
3.1.3.Tình hình thu, chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Ứng Hòa giai đoạn 2013 – 2017 31
3.2 Thực trạng kiểm soát chi thường xuyên ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Huyện Ứng Hòa 34
3.2.1 Lập kế hoạch kiểm soát chi thường xuyên 34
3.2.2.Tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm soát chi thường xuyên 36
3.2.3.Kiểm soát thanh toán khoản chi NSNN qua kho bạc 43
3.3 Đánh giá chung thực trạng hoạt động kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước huyện Ứng Hòa 48
3.3.1.Những kết quả đạt được 48
3.3.2 Những hạn chế còn tồn tại 49
3.3.3.Nguyên nhân của những hạn chế 54
CH ƯƠ NG 4: GI I PHÁP NÂNG CAO CH T L Ả Ấ ƯỢ NG KI M SOÁT CHI TH Ể ƯỜ NG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ N ƯỚ C QUA KHO B C NHÀ N Ạ ƯỚ Ứ C NG HÒA 58
4.1 Định hướng trong công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước trong điều kiện hiện nay 58
Trang 74.2 Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước
qua Kho bạc Nhà nước Ứng Hòa 60
4.2.1 Triển khai thực hiện mô hình kiểm soát chi "một cửa" 60
4.2.2 Nâng cao năng lực, trình độ, phẩm chất của đội ngũ cán bộ kiểm soát chi thường xuyên 63
4.2.3 Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước 65
4.2.4 Hoàn thiện khâu lập và phân bổ dự toán chi 67
4.2.5 Hoàn thiện thể chế liên quan đến kiểm soát chi ngân sách 68
4.2.6 Giải pháp hoàn thiện nội dung kiểm soát 70
4.2.7 Hoàn thiện quy trình kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua kho bạc 72
K T LU N Ế Ậ 73
DANH M C TÀI LI U THAM KH O Ụ Ệ Ả 75
Trang 9DANH MỤC BẢNG
1 Bảng 3.1 Tình hình thu NSNN huyện Ứng Hòa 32
2 Bảng 3.2 Tình hình chi NSNN huyện Ứng Hòa 32
3 Bảng 3.3 Tình hình chi thường xuyên Ngân sách
Nhà nước trên địa bàn huyện Ứng Hòa 37
4 Bảng 3.4
Kết quả công tác kiểm soát chi thườngxuyên các CTMTQG qua KBNN huyệnỨng Hòa
43
5 Bảng 3.5 Kết quả công tác kiểm soát chi thường
xuyên qua KBNN huyện Ứng Hòa 44
6 Bảng 3.6 Kết quả công tác kiểm soát chi thường
xuyên của các cơ quan Nhà nước 46
7 Bảng 3.7
Kết quả công tác kiểm soát chi thườngxuyên của các đơn vị sự nghiệp cônghuyện Ứng Hòa
47
Trang 10DANH MỤC SƠ ĐỒ
1 Sơ đồ 1.1 Quy trình kiểm soát chi thường xuyên ngân
sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước huyện 7
2 Sơ đồ 3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy của KBNN huyện
3 Sơ đồ 4.1 Mô hình kiểm soát chi “một cửa” 62
Trang 11LỜI MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Mục tiêu và yêu cầu cơ bản của cải cách hành chính trong lĩnh vực tàichính công là nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng NSNN; vấn đề mangtính chất nghiệp vụ có tác động trực tiếp đến cải cách hành chính trong lĩnh vực tàichính công là công tác quản lý và điều hành NSNN, bao gồm hai bộ phận nghiệp
vụ chủ yếu: Một là, cơ chế tập trung các khoản thu của NSNN vào KBNN; hai là,
cơ chế kiểm soát cấp phát và thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN
Chi ngân sách nhà nước (NSNN) bao gồm hai bộ phận chính là chithường xuyên và chi đầu tư phát triển, trong đó chi thường xuyên chiếm tỷtrọng lớn nhất và có vị trí, vai trò rất quan trọng đối với phát triển KT-XH đấtnước Quá trình thực hiện công tác, kiểm soát chi (KSC) thường xuyên NSNNqua kho bạc Nhà nước (KBNN) vẫn còn những tồn tại, hạn chế, bất cập như:
Sử dụng NSNN vẫn kém hiệu quả, lãng phí, thất thoát, dễ phát sinh tiêu cực.Công tác KSC còn phân ra nhiều lĩnh vực với nhiều hình thức khác nhau dẫnđến tình trạng chồng chéo, khó theo dõi tổng thể; nhiều khoản chi chưa có đủ
cơ sở để KBNN kiểm soát đến khâu cuối cùng và chưa có cơ chế quy tráchnhiệm trong thực hiện một số nghiệp vụ chi cụ thể; chưa có cơ chế tổng thể vàthống nhất để kiểm soát giá mua sắm một số hàng hóa dịch vụ một cách chặtchẽ và có hiệu quả nhất Cán bộ làm nhiệm vụ chi ngân sách tại các đơn vị sửdụng NSNN còn có tình trạng chưa am hiểu đầy đủ về quản lý NSNN và chưađược đào tạo đồng đều Việc phân công nhiệm vụ KSC trong hệ thống KBNNcòn bất cập, chưa tạo điều kiện tốt nhất cho khách hàng Việc thực hiện chế độcông khai minh bạch trong chi tiêu ngân sách của những đơn vị sử dụng ngânsách còn hạn chế Do vậy, thực hiện công tác KSC thường xuyên NSNN quaKBNN còn bộc lộ những hạn chế và tồn tại, ảnh hưởng đến chất lượng sử
Trang 12dụng ngân sách, chưa đáp ứng yêu cầu quản lý và cải cách thủ tục hành chínhtrong xu thế đẩy mạnh mở cửa và hội nhập quốc tế.
Ứng Hòa, Hà Nội là một huyện đồng chiêm trũng thuần nông chủ yếu
là trồng lúa nên nguồn thu NSNN rất nhỏ chỉ đảm bảo một phần mười số chi,nguồn thu chủ yếu là số trợ cấp của NSNN cấp trên Với nguồn ngân sách hạnhẹp, lại phải dành một phần không nhỏ để chi cho đầu tư phát triển Vì vậy, đểđảm bảo kinh phí đáp ứng cho các nhu cầu thường xuyên của bộ máy quản lýnhà nước (QLNN) trên địa bàn huyện Ứng Hòa, Hà Nội thì việc hoàn thiệnkiểm soát chi nhằm tiết kiệm, chống lãng phí trong chi thường xuyên là vấn
đề cấp thiết đang được đặt ra Đây cũng là lý do của việc chọn đề tài: “Kiểm soát chi thuờng xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Ứng Hòa, Hà Nội” là cần thiết về cả mặt lý luận và thực tiễn.
2.Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm kiếm các phương pháp phù hợpnhằm hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNNỨng Hoà, Hà Nội
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về chi thường xuyên NSNN và kiểmsoát chi thường xuyên NSNN qua KBNN
- Phân tích thực trạng hoạt động kiểm soát chi thường xuyên NSNNqua KBNN huyện Ứng Hòa, từ đó đánh giá các kết quả, hạn chế và nguyênnhân của những hạn chế
- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường công táckiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN huyện Ứng Hòa
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Kiểm soát chi thuờng xuyên NSNN qua Kho bạc Nhà nước Ứng Hòa,
Trang 13Giai đoạn từ năm 2013-2017
4 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được kết
cấu thành 04 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận về kiểm soátchi thường xuyên NSNN qua KBNN
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3:Thực trạng công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN quaKBNN tại huyện Ứng Hòa – Hà Nội
Chương 4: Giải pháp nâng cao chất lượng công tác kiểm soát chithường xuyên NSNN qua KBNN huyện Ứng Hòa – Hà Nội
Trang 14CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN
VỀ KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ
NƯỚC QUA HỆ THỐNG KHO BẠC NHÀ NƯỚC
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Sự hình thành và phát triển của NSNN gắn liền với sự xuất hiện củaNhà nước và sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa – tiền tệ trong các phươngthức sản xuất có sự tham gia quản lý của Nhà nước Nói cách khác, sự ra đời
và phát triển của Nhà nước cùng với sự tồn tại của nền kinh tế hàng hóa tiền
tệ là những điều kiện tiền đề cho sự ra đời, tồn tại và phát triển của NSNN Đã
có nhiều công trình và bài viết nghiên cứu về lĩnh vực này, có thể kể đến như:
- Luận văn thạc sỹ “ Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyênNSNN qua KBNN Quốc Oai – Hà Nội” của tác giả Phùng Văn Tài năm 2014.Luận văn đã xây dựng được cơ sở lý luận về kiểm soát chi thường xuyênNSNN qua KBNN Quốc Oai giai đoạn 2011 – 2013 Tác giả cũng nêu ranhững giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên còn chungchung, chưa cụ thể để có thể đưa vào thực tế để áp dụng
- Luận văn thạc sỹ “ Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyênNSNN qua kho bạc Gia Lai” của tác giả Thân Tùng Lâm thực hiện năm 2012.Luận văn có khá nhiều điểm tương đồng với đề tài nghiên cứu Nội dung nghiêncứu tập trung đánh giá tình trạng bất cập trong công tác kiểm soát chi NSNN,ban hành những chính sách , văn bản của nhà nước còn chưa sát với tình hìnhthực tế Đề tài của tác giả Thân Tùng Lâm đã nêu bật những yếu tố ảnh hưởngđến Kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN nhưng thuộc môi trường vĩ
mô nhiều hơn mà chưa nêu bám sát nhóm yếu tố về đơn vị thụ hưởng NSNN
Trang 15- Luận văn thạc sỹ “ Kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã quaKBNN tỉnh Kon Tum” của tác giả Lê Thị Hải Vân thực hiện năm 2013 Luậnvăn của tác giả tiếp cận đã đi sâu nghiên cứu công tác kiểm soát chi thườngxuyên ngân sách xã qua KBNN Gia Lai Bên cạnh việc kế thừa một số nội dungnhất định về mặt lý luận cũng như định hướng một số giải pháp nhằm hoàn thiệncông tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã qua KBNN Tuy nhiên đề tàichỉ đề cập đến một lĩnh vực trong công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN.
- Luận văn thạc sỹ “ Hoàn thiện công tác Kiểm soát chi thường xuyênNSNN qua KBNN trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa” của tác giả Đỗ Thị Thu Trang,thực hiện năm 2012 Đề tài đã đi sâu nghiên cứu công tác Kiểm soát chi thườngxuyên NSNN qua KBNN Khánh Hòa trên cơ sở tiếp cận công tác kiểm soát chitheo yêu cầu đổi mới cải cách tài chính công và kiểm soát chi tiêu công của cácnước tiên tiến, để đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác Kiểm soát chithường xuyên NSNN qua Kho bạc theo hướng hiệu quả, đáp ứng yêu cầu cảicách hành chính trong lĩnh vực quản lý NSNN Đề tài cũng nêu bật ra đượcnhững giải pháp hoàn thiện kế toán kiểm soát chi NSNN, tuy nhiên còn mangtầm vĩ mô và chưa được phù hợp để ứng dụng đối với công tác kiểm soát chi quaKBNN Khánh Hoà
- Bài viết của Nguyễn Thị Nhơn, Tổng giám đốc KBNN đăng trên Tạp chíquản lý Ngân quỹ Quốc gia số 24/2009 về “ Triển khai chiến lược phát triểnKBNN đến năm 2020”, nêu: cần phải tăng cường công tác quản lý quỹ NSNN
và các quỹ tài chính với mục tiêu đổi mới toàn diện cơ chế chính sách, quy trìnhnghiệp vụ theo hướng đơn giản, hiện đại, công khai, minh bạch và phù hợp vớithông lệ quốc tế
- Bài viết của Hoàng Thị Xuân đăng trên tạp chí Quản lý Ngân quỹ quốcgia “ Đề xuất giải pháp quy trình kiểm soát chi NSNN qua KBNN”, bài viết đãnêu tầm quan trọng của NSNN tác động đến tình hình KTXH nói chung và nền
Trang 16tài chính nói riêng, từ đó xác định quản lý và sử dụng hiệu quả các khoản chingân sách có ý nghĩa to lớn, góp phần nâng cao nguồn lực tài chính, thúc đẩynền kinh tế phát triển
Mặc dù các công trình nghiên cứu kể trên đã nêu được một số vấn đề lýluận về chi thường xuyên NSNN và thực tiễn tại từng địa phương Các công trìnhnày đều có giá trị cao trên địa bàn nghiên cứu Tuy nhiên, tại KBNN Ứng Hoàchưa có công trình nghiên cứu kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNNỨng Hoà, nên đề tài này là hết sức cần thiết
1.2 Cơ sở lý luận kiểm soát chi thường xuyên ngân sách Nhà nước qua kho bạc
1.2.1.Khái niệm và đặc điểm của kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước
Kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN là việc KBNN sử dụngcác công cụ nghiệp vụ của mình thực hiện thẩm định, kiểm tra, kiểm soát cáckhoản chi thường xuyên NSNN qua KBNN nhằm đảm bảo các khoản chi đóđược thực hiện đúng đối tượng, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do Nhànước quy định và theo những nguyên tắc, hình thức, phương pháp quản lý tàichính của Nhà nước
Kiểm soát chi thường xuyên NSNN có một số đặc điểm như sau:
Một là, kiểm soát chi thường xuyên gắn liền với những khoản chi thường
xuyên nên phần lớn công tác kiểm soát chi diễn ra đều đặn trong năm, ít cótính thời vụ, ngoại trừ những khoản chi mua sắm tài sản, sửa chữa lớn tài sản
cố định
Hai là, kiểm soát chi thường xuyên diễn ra trên nhiều lĩnh vực và rất
nhiều nội dung nên rất đa dạng và phức tạp Chính vì thế, những quy địnhtrong kiểm soát chi thường xuyên cũng hết sức phong phú, với từng lĩnh vựcchi có những quy định riêng, từng nội dung, từng tính chất nguồn kinh phí
Trang 17cũng có những tiêu chuẩn, định mức riêng
Ba là, kiểm soát chi thường xuyên bị áp lực lớn về mặt thời gian vì phần
lớn những khoản chi thường xuyên đều mang tính cấp thiết như: chi về tiềnlương, tiền công, học bổng gắn với cuộc sống hàng ngày của cán bộ, côngchức, học sinh, sinh viên; các khoản chi về chuyên môn nghiệp vụ nhằm đảmbảo duy trì hoạt động thường xuyên của bộ máy nhà nước nên những khoảnchi này cũng đòi hỏi phải được giải quyết nhanh chóng Bên cạnh đó, tất cảcác đơn vị thụ hưởng NSNN đều có tâm lý muốn giải quyết kinh phí trongnhững ngày đầu tháng làm cho cơ quan kiểm soát chi là KBNN luôn gặp áplực về thời gian trong những ngày đầu tháng
Bốn là, Kiểm soát chi thường xuyên thường phải kiểm soát những khoản
chi nhỏ, vì vậy cơ sở để kiểm soát chi như hoá đơn, chứng từ để chứngminh cho những nghiệp vụ kinh tế đã phát sinh, thường không đầy đủ, không
rõ ràng, thiếu tính pháp lý gây rất nhiều khó khăn cho cán bộ kiểm soát chi,đồng thời cũng rất khó để có thể đưa ra những quy định bao quát hết nhữngkhoản chi này trong công tác kiểm soát chi
1.2.2 Nội dung kiểm soát chi thường xuyên
1.2.2.1 Lập kế hoạch kiểm soát chi thường xuyên
Giai đoạn lập kế hoạch là giai đoạn đầu tiên phải thực hiện trong bất kìquy trình kiểm soát chi nào Đây là giai đoạn định hướng cho các bước côngviệc kiểm soát và chuẩn bị các điều kiện cho quá trình kiểm soát được thựchiện tốt Quy trình kiểm soát chi qua kho bạc thường theo sơ đồ sau:
KBNN (Bộ phận quỹ)
NH/KBNN của đơn vị (1)
(2)
Trang 18Sơ đồ 1.1: Quy trình kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước huyện
(4b): Nếu khoản chi là chuyển khoản: kế toán trích tài khoản của đơn vị
và chuyển cho đơn vị thụ hưởng và tài khoản tại ngân hàng hoặc KBNN khác.(5): Bộ phận kế toán thực hiện xong khoản chi và trả chứng từ, hồ sơcho đơn vị theo quy định
Bên cạnh xác định quy trình kiểm soát chi, lập kế hoạch kiểm soát chicòn xác định một số điểm sau:
Một là, tất cả các khoản chi NSNN phải được kiểm tra, kiểm soát trước,
trong và sau quá trình cấp phát, thanh toán Các khoản chi phải có trong dựtoán NSNN được duyệt, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan nhànước có thẩm quyền quy định và đã được thủ trưởng đơn vị sử dụng kinh phíNSNN chuẩn chi
Hai là, tất cả các cơ quan, đơn vị sử dụng kinh phí NSNN phải mở tài
khoản tại KBNN; chịu sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan tài chính, KBNNtrong quá trình lập, phân bổ, và thực hiện dự toán được giao
Ba là, mọi khoản chi NSNN phải được hạch toán bằng đồng Việt Nam
theo từng niên độ ngân sách, cấp ngân sách và theo Mục lục NSNN Các
Trang 19khoản chi NSNN bằng ngoại tệ, hiện vật, ngày công lao động được quy đổi vàhạch toán chi bằng đồng Việt Nam theo tỷ giá ngoại tệ, giá hiện vật, ngàycông lao động do cơ quan có thẩm quyền quy định.
Bốn là, trong quá trình quản lý, cấp phát, quyết toán chi NSNN, các
khoản chi sai phải thu hồi giảm chi Căn cứ vào quyết định của cơ quan tàichính hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền, KBNN thực hiện thu hồigiảm chi NSNN
Năm là, KBNN có trách nhiệm kiểm soát các hồ sơ, chứng từ, điều
kiện chi và thực hiện cấp phát, thanh toán kịp thời các khoản chi NSNNtheo đúng quy định; tham gia với các cơ quan tài chính, cơ quan quản lýnhà nước có thẩm quyền trong việc kiểm tra tình hình sử dụng NSNN vàxác nhận số thực chi NSNN qua KBNN của các đơn vị sử dụng NSNN.KBNN có quyền tạm đình chỉ, từ chối thanh toán, chi trả và thông báo chođơn vị sử dụng NSNN biết, đồng thời gửi cơ quan tài chính đồng cấp giảiquyết trong các trường hợp: chi không đúng mục đích, đối tượng theo dựtoán được duyệt; chi không đúng chế độ, định mức chi tiêu, không đủ cácđiều kiện theo quy định
Thủ tục kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước được thực hiệntheo luật định Căn vào yêu cầu quản lý, mục đích sử dụng kinh phí khi cấpphát thanh toán các khoản chi thường xuyên, KBNN đòi hỏi các khoản chi đóphải đáp ứng các thủ tục sau:
- Dự toán năm được giao (gửi một lần vào đầu năm), nhu cầu chi quý đãgửi KBNN (gửi một lần vào cuối quý trước)
- Giấy rút dự toán NSNN có chữ ký của thủ trưởng, kế toán trưởng đơn
vị sử dụng NSNN hoặc người được uỷ quyền
Ngoài ra, tuỳ theo tính chất của từng khoản chi, các hồ sơ và chứng từthanh toán cần thiết đối với từng loại chi như sau:
Trang 20Thứ nhất, chi thanh toán cá nhân, bao gồm chi tiền lương, chi học bổng
và sinh hoạt phí của học sinh, tiền thuê người lao động - cần có đủ hồ sơ, vănbản được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Chẳng hạn, đối với các khoản chitiền lương, cần có các văn bản, giấy tờ sau:
- Bảng đăng ký biên chế, quỹ lương đã được cơ quan nhà nước có thẩmquyền phê duyệt (gửi lần đầu);
- Danh sách những người hưởng lương và phụ cấp lương (gửi lần đầu);
- Bảng tăng, giảm biên chế và quỹ tiền lương được cơ quan nhà nước cóthẩm quyền phê duyệt (nếu có)
Thứ hai, chi nghiệp vụ chuyên môn đòi hỏi phải có các hồ sơ chứng từ
có liên quan như: hoá đơn bán hàng, phiếu xuất kho kiêm hoá đơn bán hàng,các chứng từ gốc khác có liên quan của đơn vị cung cấp hàng hoá, dịch vụ khigiao hàng hoặc thực hiện hợp đồng dịch vụ
Thứ ba, chi mua sắm đồ dùng, trang thiết bị, phương tiện làm việc, sửa
chữa lớn tài sản cố định cần có các giấy tờ như: dự toán chi quý về mua sắm,sửa chữa lớn tài sản cố định được cấp có thẩm quyền duyệt; quyết định phêduyệt kết quả đấu thầu hoặc quyết định chỉ định thầu của cấp có thẩm quyền(đối với trường hợp mua sắm phương tiện làm việc, sửa chữa lớn phải thựchiện đấu thầu theo quy định); hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ; phiếu báogiá của đơn vị cung cấp hàng hoá, dịch vụ (đối với những trường hợp muasắm nhỏ không có hợp đồng mua bán); hoá đơn bán hàng, vật tư, thiết bị; các
hồ sơ, chứng từ khác có liên quan
Thứ tư, các khoản chi khác đòi hỏi phải có bảng kê chứng từ thanh toán
có chữ ký của thủ trưởng, kế toán trưởng đơn vị sử dụng NSNN hoặc ngườiđược uỷ quyền; các hồ sơ chứng từ khác có liên quan
Trang 211.2.2.2 Tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước
Nội dung Kiểm soát chi thường xuyên NSNN nói chung và kiểm soátchi thường xuyên nói riêng thể hiện qua ba giai đoạn kiểm soát: kiểm soáttrước khi chi, kiểm soát trong khi chi và kiểm soát sau khi chi
Kiểm soát trước khi chi là kiểm soát việc lập, quyết định, phân bổ dựtoán chi NSNN Đây là khâu đầu tiên trong chu trình kiểm soát chi Nó giúpnâng cao chất lượng dự toán, tránh tình trạng giao dự toán quá thấp không đủkinh phí hoạt động cho đơn vị hoặc giao dự toán quá cao dễ dẫn đến lãng phítrong sử dụng NSNN Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của các chứng từ chi:Chứng từ chi phải được lập đúng mẫu qui định đối với từng khoản chi Chẳnghạn, với chi dự toán bằng tiền mặt, khi sử dụng kinh phí thường xuyên ápdụng mẫu C2- 04/NS, kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia sử dụng mẫuC2- 04b/NS, dự toán ngân sách xã sử dụng mẫu C2- 02/NS; trên chứng từphải ghi đầy đủ các yếu tố theo đúng nguyên tắc lập chứng từ kế toán, các yếu
tố ghi trên chứng từ phải đảm bảo tính đúng đắn; phải có đầy đủ con dấu, chữ
ký của chủ tài khoản, kế toán trưởng (hoặc người được uỷ quyền) đúng vớimẫu dấu, chữ ký đã đăng ký tại Kho bạc khi mở tài khoản
Kiểm soát trong khi chi là kiểm soát quá trình thực hiện dự toán nhằmđảm bảo các khoản chi phải đủ điều kiện theo quy định trước khi xuất quỹNSNN chi trả cho đối tượng thụ hưởng NSNN Kiểm soát trong khi chi làkhâu chủ yếu của chu trình kiểm soát chi và cũng là nhiệm vụ quan trọng nhấtcủa KBNN trong việc quản lý chi quỹ NSNN Kiểm soát trong khi chi giúpngăn chặn kịp thời những khoản chi không đúng chế độ quy định, tránh lãngphí và thất thoát tiền và tài sản nhà nước
Kiểm soát sau khi chi là kiểm tra tình hình sử dụng kinh phí của đơn vị
sử dụng NSNN sau khi KBNN đã xuất quỹ NSNN Kiểm tra tồn quỹ NSNN
Trang 22của cấp ngân sách tương ứng với khoản chi Tồn quỹ ngân sách phải đủ đểcấp phát theo yêu cầu của đơn vị sử dụng NSNN (KBNN tỉnh, KBNN huyệnkhông phải kiểm tra tồn quỹ NSNN cấp trung ương khi chi NSTW) Kiểmsoát sau khi chi do các cơ quan có thẩm quyền quyết định dự toán, cơ quankiểm toán và cơ quan tài chính đảm nhiệm.
Quy trình kiểm soát chi thường xuyên qua KBNN được thực hiện chủyếu ở khâu kiểm soát trong khi chi bao gồm các bước cụ thể sau:
Một là, căn cứ vào dự toán được phân bổ, nhu cầu chi quý đã gửi
KBNN và theo yêu cầu nhiệm vụ chi, đơn vị sử dụng NSNN lập giấy rút dựtoán ngân sách, kèm theo hồ sơ thanh toán gửi KBNN nơi giao dịch Trườnghợp được cơ quan có thẩm quyền thông báo điều chỉnh nhu cầu chi quý thìđơn vị chỉ được chi trong giới hạn điều chỉnh
Hai là, KBNN nơi giao dịch kiểm tra hồ sơ thanh toán, các điều kiện
chi theo quy định và giấy rút dự toán ngân sách của thủ trưởng đơn vị sử dụngNSNN hoặc của người được uỷ quyền Nếu đủ điều kiện theo quy định thìthực hiện việc chi trả, thanh toán cho đơn vị thụ hưởng NSNN
- Trường hợp chưa có đủ điều kiện thực hiện thanh toán trực tiếp quaKBNN ở tất cả các khoản chi thì được phép cấp tạm ứng đối với một sốkhoản chi theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính Sau khi hoàn thànhcông việc và có đủ chứng từ thanh toán thì chuyển từ tạm ứng sang thực chi
- Trường hợp các khoản chi chưa đủ điều kiện chi theo quy định (không
có trong dự toán được duyệt, không đúng đối tượng, tiêu chuẩn, định mức,không đủ hồ sơ, chứng từ hợp pháp, hợp lệ ), KBNN từ chối chi trả và thôngbáo cho đơn vị, cơ quan tài chính cùng cấp biết để xử lý Thủ trưởng cơ quanKBNN là người có quyền đưa ra quyết định từ chối và hoàn toàn chịu tráchnhiệm về quyết định từ chối của mình
Trang 23Căn cứ vào nhu cầu chi quý đã đăng ký với KBNN và theo yêu cầunhiệm vụ chi, thủ trưởng đơn vị sử dụng NSNN lập giấy rút dự toán NSNNkèm theo các hồ sơ thanh toán gửi KBNN nơi giao dịch để làm căn cứ kiểmsoát, thanh toán Trường hợp phát sinh các khoản chi cần thiết cấp bách trongphạm vi dự toán NSNN năm được giao, nhưng vượt quá nhu cầu chi quý đơn
vị đã gửi KBNN thì KBNN vẫn chi, song phải báo cáo kịp thời cho cơ quanTài chính đồng cấp để chủ động cân đối nguồn vốn
Bộ phận kế toán kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của các chứng từ chiNgân sách Nhà nước; tính hợp pháp về con dấu và chữ ký của thủ trưởng và kếtoán đơn vị sử dụng ngân sách; kiểm tra các điều kiện chi theo chế độ quy định,bao gồm: các khoản chi phải có trong dự toán được duyệt, đúng chế độ, đúngtiêu chuẩn, định mức chi Ngân sách Nhà nước do cơ quan có thẩm quyền quyđịnh, đã được cơ quan tài chính hoặc thủ trưởng đơn vị quyết định chi;
Trong quá trình thực hiện kiểm soát chi NSNN, nếu phát hiện được các
vi phạm chính sách, chế độ quản lý tài chính, KBNN có quyền từ chối thanhtoán KBNN chịu trách nhiệm về tính hợp pháp, hợp lệ của việc xuất tiền Vìvậy, KBNN phải kiểm tra việc sử dụng kinh phí NSNN cấp cho các đơn vị, tổchức kinh tế, đảm bảo đúng mục đích, đúng chế độ định mức chi tiêu của Nhànước Như vậy, trong quá trình quản lý và điều hành NSNN, KBNN khôngthụ động thực hiện theo các lệnh của cơ quan tài chính hoặc đơn vị thụ hưởngngân sách một cách đơn thuần mà còn hoạt động có tính độc lập tương đối,theo cơ chế tác động trở lại đối với các cơ quan, đơn vị này Thông qua đó,KBNN có thể đảm bảo tính chặt chẽ trong quá trình sử dụng công quỹ Nhànước, đặc biệt trong khâu mua sắm, xây dựng, sửa chữa,… Chính vì vậy,không những đã hạn chế được tình trạng lãng phí, thất thoát, tiêu cực, mà cònđảm bảo cho việc sử dụng kinh phí NSNN đúng mục đích, hợp pháp, tiếtkiệm, có hiệu quả Đồng thời tham gia kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng tiền
Trang 24mặt trong thanh toán góp phần chống tiêu cực, để cao kỷ cương, kỷ luật quản
kế toán, kiểm tra tình hình cấp phát kinh phí NSNN Nó là công cụ chủ yếu đểkiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Cụ thể, kế toán NSNN cungcấp số liệu tồn quỹ NSNN, số liệu về tình hình nhập, xuất, tồn dự toán chi củađơn vị sử dụng NSNN Đây là một trong những căn cứ quan trọng để KBNNxem xét các khoản chi của đơn vị có đủ điều kiện hay không từ đó đưa raquyết định cấp phát hay từ chối cấp phát Về nguyên tắc, các khoản chithường xuyên của mỗi đơn vị sử dụng NSNN không được vượt quá số tồn dựtoán của đơn vị đó và không được vượt quá tồn quỹ NSNN
1.2.3.2 Mục lục NSNN
Hệ thống Mục lục NSNN là bảng phân loại các khoản thu, chi NSNN theo
hệ thống tổ chức nhà nước, ngành kinh tế và các mục đích kinh tế - xã hội doNhà nước thực hiện, nhằm phục vụ công tác lập, chấp hành, kế toán, quyết toánNSNN và phân tích các hoạt động kinh tế tài chính thuộc khu vực nhà nước Mục lục NSNN là một trong những công cụ quan trọng, không thể thiếutrong công tác kiểm soát chi Nội dung, kết cấu và cách sử dụng công cụ Mụclục NSNN là một trong những cơ sở đánh giá khả năng quản lý NSNN của một
Trang 25quốc gia Hệ thống Mục lục NSNN có bao quát được các hoạt động kinh tế vàcác giao dịch kinh tế của Nhà nước thì việc thu thập, phân tích và xử lý số liệumới đầy đủ; từ đó cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời cho công tác lập dự toánNSNN, điều hành, quản lý, kiểm soát NSNN; đồng thời cung cấp thông tin cầnthiết phục vụ việc đề ra các quyết định phát triển kinh tế - xã hội
1.2.3.4 Công cụ tin học
Đây là công cụ hỗ trợ cho công tác kiểm soát chi Về mặt kỹ thuật,công tác kiểm soát chi thường xuyên có thể thực hiện bằng phương phápthủ công Tuy nhiên, với sự hỗ trợ của tin học, một số khâu của công táckiểm soát chi được tiến hành nhanh chóng và chính xác hơn rất nhiều sovới thực hiện theo phương pháp thủ công Chẳng hạn, kiểm soát mức tồnquỹ ngân sách, mức tồn dự toán của từng đơn vị sử dụng ngân sách, kiểmsoát mục lục ngân sách Công cụ tin học còn có ý nghĩa đặc biệt đối vớicông tác kế toán và công tác thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN
Trang 261.3 Kinh nghiệm kiểm soát chi thường xuyên ngân sách Nhà nước qua KBNN tại một số địa phương và bài học có thể áp dựng cho huyện Ứng Hoà
1.3.1.Kinh nghiệm kiểm soát chi thường xuyên của KBNN Chương Mỹ.
Từ khi Luật NSNN có hiệu lực (năm 1997), vai trò của KBNN trongcông tác quản lý, Kiểm soát chi thường xuyên NSNN đã được xác lập rõ vàtừng bước đưa việc sử dụng NSNN vào nề nếp Chi thường xuyên NSNN cáccấp năm sau luôn cao hơn năm trước KBNN Chương Mỹ đã siết chặt côngtác kiểm soát chi thường xuyên NSNN , thục hiện rất nghiêm túc chủ trươngcủa Đảng và Nhà nước, góp phần ổn định kinh tế trong năm Tuy nhiên, đánglưu ý là hình thức chi bằng lệnh chi tiền chiếm hơn 50% Qua đó có thể đánhgiá công tác điều hành vốn của cơ quan tài chính làm chưa tốt và công táckiểm soát chi thường xuyên sẽ chưa thật hiệu quả nếu số chi của hình thứclệnh chi tiền quá cao như vậy
Ngoài việc kiểm soát chi thường xuyên NSNN theo các điều kiện trên,KBNN Chương Mỹ còn thực hiện kiểm soát chi theo các chương trình cấpbách của Chính phủ Ví dụ : năm 2010 thực hiện các biện phá để tiết kiệm10% chi thường xuyên NSNN nhằm kiềm chế lạm phát
Năm 2011, thực hiện nghị quyết 11/NQ- CP, KBNN Chương Mỹ đãkiểm soát chi tiêu tất cả các đơn vị sử dụng NSNN Thực hiện cắt giảm 10%
dự toán năm 2011 và 10% kinh phí của 9 tháng cuối năm 2011 Ngừng muacác thiết bị văn phòng kể từ ngày 24/2/2011
Tình hình hoạt động và quy mô quản lý NSNN qua KBNN Chương Mỹcho thấy năm sau luôn cao hơn năm trước Kết quả công tác kiểm soát chithường xuyên tại KBNN Chương Mỹ cho thấy tổng số món KBNN Chương
Mỹ từ chối thanh toán lên đến con số vài trăm món trong một năm, giá trị từchối thanh toán lên tới vài tỷ đồng Qua kết quả kiểm soát, thanh toán các
Trang 27khoản chi thường xuyên NSNN qua KBNN Chương Mỹ những năm gần đâycho thấy KBNN có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát các khoản chithường xuyên NSNN.
1.3.2.Kinh nghiệm kiểm soát chi thường xuyên của KBNN Bình Phước
Các loại hồ sơ gửi lần đầu đến KBNN Bình Phước nằm trong dự toán
NS cấp năm được cấp có thẩm quyền giao Đối với cơ quan Nhà nước theoNghị định số 130/2005/NND- CP gửi quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế quản lý
sử dụng tài sản công của đơn vị Đối với đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghịđịnh số 43/2006- CP gửi quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị: quyết định giaoquyền tự chủ của cấp có thẩm quyền của đơn vị để phân biệt loại hình đơn vị;bảng đăng ký biên chế, quỹ lương, danh sách những người được hưởng lương
và phụ cấp lương; danh sách hưởng lương của cán bộ hợp đồng có phê duyệtcủa Thủ trưởng đơn vị
Thực hiện kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Bình Phướcđối với các khoản chi thường xuyên NSNN có thể chia ra 4 nhóm để kiểm soátchi gồm: Nhóm thanh toán chi cá nhân (nhóm 1); Chi sự nghiệp chuyên môn(nhóm 2); Nhóm chi mua sắm tài sản (Nhóm 3); Nhóm chi khác (Nhóm 4)
Kiểm soát chi nhóm mục (chi thanh toán cá nhân) nhóm chi cho cánhân thường mang tính chất ổn định, ít biến động, do vậy kiểm soát chi chủyếu dựa trên hồ sơ gửi lần đầu cho kho bạc Nhà nước Bình Phước và bổ sungcủa các đơn vị khi có biến động tăng, giảm về biên chế và quỹ tiền lương…
để kiểm soát thanh toán
Kiểm soát chi nhóm mục “chi nghiệp vụ chuyên môn” đối với cáckhoản chi này khi có nhu cầu thanh toán đơn vị sử dụng ngân sách gửi đếnkho bạc giấy rút dự toán ngân sách đã được Thủ trưởng đơn vị chuẩn chi, kèmtheo hóa đơn, biên lai thu tiền cung cấp dịch vụ; kế toán viên kiểm soát đốichiếu các mục chi giữa số tiền giấy rút dự toán và các chứng từ gốc, cùng các
Trang 28chế độ tiêu chuẩn, định mức chi nghiệp vụ chuyên môn cho từng lĩnh vực,nếu khớp đúng thì kế toán viên thực hiện thanh toán cho đơn vị.
Kiểm soát chi nhóm mục “Chi mua sắm tài sản” mục chi này gồm cómua sắm tài sản vô hình và mua sắm tài sản dùng cho công tác chuyên môn.Đối với những khoản chi có giá trị dưới 20 triệu đồng: Thủ trưởng cơ quanđơn vị quyết định mua sắm cho phù hợp, hiệu quả và tự chịu trách nhiệm vềquyết định của mình, đồng thời phải đảm bảo chế độ hóa đơn, chứng từ đầy
đủ theo quy định gửi đến kho bạc làm cơ sở thanh toán Đối với khoản chi từ
20 triệu đồng trở lên đến dưới 100 triệu đồng thì cơ quan, đơn vị mua sắm lấybáo giá của 3 đơn vị cung cấp tài sản khác nhau làm cơ sở để lựa chọn đơn vịcung cấp rẻ nhất; phải có hợp đồng mua bán, hóa đơn tài chính, biên bảnnghiệm thu, giấy rút dự toán gửi đến kho bạc làm cơ sở thanh toán Đối vớikhoản từ 100 triệu đồng trở lên thì áp dụng cơ chế đấu thầu Tùy theo gói thầu
có thể áp dụng việc đấu thầu, chào hàng cạnh tranh hay chỉ định thầu theoThông tư 63/2007/TT-BTC ngày 05/11/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫnthực hiện đấu thầu mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của
cơ quan bằng vốn ngân sách Nhà nước
- Kiểm soát chi nhóm mục “Chi khác” đối với các khoảnchi này đơn vị gửi đến KBNN Bình Phước các tài liệu chứng từ, hợp đồngkinh tế hóa đơn tài chính … kế toán viên căn cứ vào quy chế chi tiêu nội bộcác quy định có liên quan kiểm soát nếu đủ điều kiện thì thanh toán cho đốitượng được hưởng, đối với 1 số khoản chi khác thì KBNN Bình Phước thanhtoán theo lệnh chi của cơ quan tài chính
1.3.3 Bài học kinh nghiệm cho kiểm soát chi thường xuyên của KBNN huyện Ứng Hòa
Thứ nhất: cần phải xây dựng một quy trình rất cụ thể, chính xác, chặtchẽ trong công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN Để công tác kiểm soátchi thường xuyên đạt hiệu quả cao nhất có thể phải thực hiện công tác kiểm
Trang 29tra trước, trong và sau khi chi thường xuyên NSNN Kiểm tra, kiểm soát chặtchẽ trên cơ sở phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng cá nhân và từng bộphận tham gia vào quá trình chi Ngân sách, và thể chế hoá thành Luật Đểhoàn thiện vai trò kiểm soát chi góp phần tiết kiệm và nâng cao hiệu quảnguồn lực tài chính quốc gia.
Thứ hai: kiểm soát ở kết quả đầu ra Lấy kết quả đầu ra của các
chương trình, khoản chi tiêu để đánh giá hiệu quả Mô hình này có thể ápdụng đối với một số chương trình, khoản chi tiêu khi chưa thể ban hành hếtcác định mức, tiêu chuẩn chi tiêu Sẽ tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu để tìm rahướng đi phù hợp trong việc kiểm soát chi hiệu quả các nội dung chi của cácđơn vị hưởng NSNN
Thứ ba: nên hạn chế hình thức chi thường xuyên bằng lệnh chi tiền Từviệc quan sát cách kiểm soát chi của KBNN Chương Mỹ, cũng nhận thấy rằnghình thức chi bằng lệnh chi tiền chiếm một tỷ lệ quá cao trong tổng chi ngânsách làm giảm vai trò chức năng Kiểm soát chi thường xuyên NSNN củaKBNN, phải có ý kiến đóng góp với cơ quan Tài chính cùng cấp và KBNNcấp trên trong việc điều hành Kiểm soát chi thường xuyên NSNN hướng tới
sự hợp lý và hoàn thiện
Thứ tư: tuân thủ các văn bản hướng dẫn của Nhà nước trong công táckiểm soát chi thường xuyên Trong việc kiểm soát chi thường xuyên củaKBNN Bình Phước, đối với khoản mua sắm từ 20 triệu đồng trở lên đến dưới
100 triệu đồng thì cơ quan, đơn vị mua sắm lấy báo giá của ba đơn vị cungcấp tài sản khác nhau làm cơ sở để lựa chọn đơn vị cung cấp rẻ nhất; phải cóhợp đồng mua bán, hóa đơn tài chính, biên bản nghiệm thu, giấy rút dự toángửi đến Kho bạc làm cơ sở thanh toán Ở đây theo hướng dẫn Theo Thông tư161/2012/TT-BTC ra ngày 02/10/2012 quy định chế độ kiểm soát, thanh toáncác khoản chi NSNN qua KBNN ở trường hợp này cần phải có thêm chỉ định
Trang 30thầu tức là quyết định lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất (chứ không đơnthuần là rẻ nhất) của thủ trưởng đơn vị sử dụng NSNN Cho thấy việc kiểmsoát chi thường xuyên phải bán sát vào các văn bản, quyết định, hướng dẫncủa Nhà nước đưa ra để thực hiện vai trò nhiệm vụ Kiểm soát chi thườngxuyên NSNN một cách tốt nhất có thể.
Tóm lại, với những nhận thức về chi thường xuyên NSNN và quản lýchi thường xuyên NSNN; kiểm soát chi thường xuyên NSNN và nhiệm vụ,vai trò của KBNN trong việc kiểm soát chi thường xuyên NSNN đã giúpchúng ta có được tư duy và cái nhìn một cách khách quan, khoa học trongviệc đánh giá thực trạng công tác quản lý và Kiểm soát chi thường xuyênNSNN đối với các khoản chi thường xuyên tại KBNN Ứng Hoà trong nhữngnăm gần đây Từ đó, đề ra các giải pháp nhằm đổi mới và hoàn thiện cơ chếquản lý và Kiểm soát chi thường xuyên NSNN đối với các khoản chi thườngxuyên trong thời gian tới
Trang 31CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
Thông tin thứ cấp được thu thập qua các ấn bản phẩm đã công bố như:sách, bài báo chuyên ngành, các công trình nghiên cứu khoa học, các tài liệu,báo cáo của KBNN huyện Ứng Hòa
Các số liệu nghiên cứu được thu thập về công tác kiểm soát chi thuờngxuyên NSNN qua KBNN huyện Ứng Hòa trong thời gian từ 2013-2017 baogồm: Số liệu từ báo cáo tổng kết năm 2013-2017; các báo cáo tài chính năm2013-2017 liên quan đến kiểm soát chi thuờng xuyên NSNN qua KBNNhuyện Ứng Hòa
- Giai đoạn 1: Thu thập dữ liệu để xây dựng Cơ sở Lý luận của đề tài:
Là các tài liệu, công trình nghiên cứu hiện có về vấn đề chi và kiểmsoát chi Ngân sách Nhà nước nói chung và chi thường xuyên nói riêng Baogồm:
* Các văn bản luật, thông tư hướng dẫn, quy định, chế
tài về Ngân sách:
- Luật NSNN số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002 của Quốc hội
- Nghi định 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy địnhchi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước
- Thông tư số 59/2009/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chínhhướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước
- Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ quyđịnh chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản
lý hành chính đối với cơ quan Nhà nước
- Thông tư liên tịch số 03/2006/TTLT/BTC-BNV ngày 17/01/2006
Trang 32hướng dẫn thực hiện Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 củaChính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế vàkinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan Nhà nước.
- Thông tư số 18/2006/TT-BTC ngày 13/3/2006 hướng dẫn chế độ kiểmsoát chi đối với các cơ quan Nhà nước thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu tráchnhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính
- Thông tư số 71/2007/TT-BTC ngày 26/6/2007 của Bộ Tài chínhhướng dẫn sửa đổi Thông tư số 18/2006/TT-BTC
- Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quyđịnh quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộmáy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập
- Thông tư số 81/2006/TT-BTC ngày 06/9/2006 của BTC hướng dẫnchế độ kiểm soát chi đối với đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quyền tựchủ, tự chịu trách nhiệm và thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế vềtài chính
- Thông tư số 113/2007/TT-BTC ngày 24/7/2007 sửa đổi, bổ sungThông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 09/8/2006
- Thông tư số 172/2009/TT-BTC ngày 26/8/2009 của Bộ Tài chính sửađổi một số điểm của Thông tư số 81/2006/TT-BTC ngày 06/9/2006 của BTChướng dẫn chế độ kiểm soát chi đối với đơn vị sự nghiệp công lập thực hiệnquyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm và thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy,biên chế về tài chính
- Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 06/7/2011 của Bộ Tài chính quyđịnh chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơquan Nhà nước và đơn vị sự nghiệp
- Thông tư số 164/2011/TT-BTC ngày 17/11/2011 của Bộ Tài chínhquy định quản lý thu, chi bằng tiền mặt qua hệ thống Kho bạc Nhà nước
Trang 33- Thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 của Bộ Tài chínhquy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi Ngân sách Nhà nước quaKho bạc Nhà nước.
- Các công trình nghiên cứu Luận án Tiến sỹ, luận văn Thạc sỹ về Ngân
sách Nhà nước, ngành Kho bạc và các công tác của Kho bạc trên Thư việnLuận văn
- Giai đoạn 2: Thu thập dữ liệu để đánh giá thực trạng chi và kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua KBNN Ứng Hoà:
Bao gồm số liệu chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước của các đơn vị
sử dụng Ngân sách trên địa bàn huyện Ứng Hoà trong giai đoạn 2013-2017,thông qua hệ thống dữ liệu được sao lưu tại Kho bạc, bao gồm bản cứng và
dữ liệu trên phần mềm Các số liệu sẽ được thu thập bao gồm:
- Báo cáo chi theo mục lục ngân sách, báo cáo chi NSNN trong cácnăm từ 2013 đến 2017 Số liệu này được truy suất từ hệ thống phần mềmriêng của Kho bạc
- Thống kê số chứng từ sai mục chi sai của các đơn vị trong các năm từ
2013 đến 2017 Các số liệu này được tổng hợp từ các chứng từ giấy sai đượcphân loại và lưu trữ tại Kho bạc
2.2 Phương pháp xử lý dữ liệu
2.2.1.Phương pháp thống kê
Phương pháp này được áp dụng nhằm mô tả các hoạt động và các chỉtiêu phản ánh thực trạng tại đơn vị nghiên cứu, thông qua đó đánh giá đượcmức độ của các hoạt động cần nghiên cứu Từ đó, làm căn cứ để phát hiện xuhướng và nguyên nhân các vấn đề phát sinh cần giải quyết để đạt được mụcđích nghiên cứu
Áp dụng vào luận văn, học viên tổng hợp các tài liệu hội thảo, tạp chíliên quan đến ngành để rút ra kinh nghiệm cho hoạt động thanh tra, kiểm tra
Trang 34kết hợp với một số kỹ thuật thống kê, phân tích định lượng để làm cơ sở chocác kết luận.
Thống kê số liệu, tình hình Kiểm soát chi thường xuyên NSNN của một
số Tỉnh để phục vụ cho phương pháp so sánh, phân tích được chính xác Tổnghợp, kế thừa số liệu các nghiên cứu khác để đưa ra các ý kiến, nhận định chonghiên cứu này
2.2.2.Phương pháp so sánh
Sau khi tính toán số liệu ta tiến hành so sánh số liệu giữa các năm Từ
đó đưa ra được những nhận xét, đánh giá thông qua kết quả tổng hợp và tínhtoán số liệu về việc nghiên cứu giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chithuờng xuyên NSNN qua KBNN huyện Ứng Hòa Từ những nhận xét đánhgiá đưa ra các kết luận về việc nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng côngtác kiểm soát chi thuờng xuyên NSNN qua KBNN huyện Ứng Hòa: Nhữngthuận lợi, khó khăn; những ưu điểm, nhược điểm còn tồn tại
Lấy tình hình thực tế kiểm soát chi Ngân sách Nhà nước của các tỉnhchỉ ra điểm tương đồng, điểm khác biệt về chính sách, biện pháp và điều kiện
áp dụng qua đó rút ra những kinh nghiệm có thể áp dụng cho Ứng Hoà Phântích từng trường hợp cụ thể để rút ra điểm chung và điểm riêng trong kiểmsoát chi thường xuyên Ngân sách qua Kho bạc Nhà nước
Trang 35chỉ tiêu cần thiết như số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình và lập thành cácbảng biểu, đồ thị.
Nghiên cứu các công trình nghiên cứu,sách tham khảo, bài báo chuyênngành về Ngân sách Nhà nước, kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nướccác điểm mới về giải pháp hoàn thiện Kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại Khobạc Nhà nước Ứng Hoà để tổng hợp các đánh giá thực trạng về chi thường xuyênNSNN và các giải pháp đã đề ra; Trên cơ sở đó phân tích những giải pháp nào đãthực hiện trong giai đoạn Kiểm soát chi thường xuyên NSNN năm 2013- 2017;những giải pháp nào chưa thực hiện; Tính khả thi của các giải pháp; từ đó chỉ ranhững điểm các công trình chưa đề cập hoặc chưa giải thích thấu đáo để luận văn
có thể phát triển tiếp hoặc làm rõ; phương pháp này còn giúp tác giả học hỏi đượcphương pháp luận các công trình đã áp dụng Tổng hợp các công trình đã nghiêncứu giúp cho tác giả xác định rõ phạm vi nghiên cứu của luận văn Hệ thống hóa
lý thuyết liên quan tới kiểm soát chi Ngân sách Nhà nước, trên cơ sở đó xây dựngkhung nghiên cứu, cơ sở lý thuyết của luận văn Nghiên cứu các kinh nghiệmquốc tế,trong nước, phát hiện nguyên nhân thành công của kiểm soát chi Ngânsách Nhà nước; những chính sách, biện pháp đã được áp dụng và điều kiện ápdụng để đạt được thành công Vận dụng các chính sách, văn bản quy định, hướngdẫn của Nhà nước, Chính phủ, Bộ Tài chính, Kho bạc Nhà nước, Uỷ ban nhândân huyện Ứng Hoà; Tổng hợp những bài báo, bài viết đăng trên tạp chí để tìm ranhững định hướng, thách thức, cơ hội trong giai đoạn tới để đề ra giải pháp nhằmhoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhànước huyện Ứng Hoà
- Ngoài ra, để hoàn thành luận văn, tác giả đã sử dụng các tài liệu thamkhảo nhằm tổng hợp, thừa kế chọn lọc kết quả các công trình nghiên cứu đãcông bố và bên cạnh đó có sự hệ thống lại các lý luận cho sát với nội dungcủa đề tài
Trang 36CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC HUYỆN ỨNG
- Về khí hậu:
Ứng Hoà là huyện nằm trong vùng sông Hồng, có điều kiện khí hậu đadạng biến đổi theo thời gian trong năm, mang đặc trưng của vùng khí hậunhiệt đới gió mùa, được chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa đồng thời là mùa hạnóng ẩm; mùa đông lạnh, chịu ảnh hướng gió mùa đông bắc Nhiệt độ trungbình hàng năm là 23,50C, độ ẩm trung bình trong năm là 84%, lượng mưatrung bình hàng năm là 1.760 mm, trong đó tập trung vào tháng 8 và tháng 9
- Về địa hình:
Ứng Hoà có địa hình đồng bằng, tương đối bằng phẳng, độ cao trungbình từ +1,5 m, cao nhất là +4m, thấp nhất là +0,6 m, nghiêng dần từ Bắcxuống Nam, từ Tây sang Đông Lãnh thổ của huyện được chia làm 2 vùng:vùng 1 là vùng ven sông Đáy, gồm 14 xã là những xã nằm dọc sông Đáy,
Trang 37vùng 2 là vùng nội đồng, gồm 14 xã và 1 thị trấn Nhìn chung địa hình củaỨng Hoà rất thuận tiện cho sản xuất nông nghiệp
Nhìn chung khí hậu của Ứng Hoà tương đối ôn hoà, đất đai mầu mỡthuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp
- Về tài nguyên:
Ứng Hoà có nguồn nước rất phong phú, gồm có nguồn nước từ sôngĐáy và sông Nhuệ Tuy nhiên, hiện nay nguồn nước sông Nhuệ đang bị ônhiễm nặng nề, tác động xấu đến sản xuất và đời sống của người dân vensông Hệ thống nước ngầm, mặc dù chưa có khảo sát, đánh giá cụ thể nhưngtheo đánh giá sơ bộ cho thấy mực nước ngầm ở độ sâu khoảng 15-20 m, saukhi xử lý, chất lượng đảm bảo, có thể khai thác và sử dụng phục vụ nhu cầusinh hoạt của nhân dân
Ứng Hoà có tổng diện tích đất tự nhiên là 18.375,25 ha, trong đó đấtnông nghiệp là 12.730,16 ha, chiếm 69,27% tổng diện tích tự nhiên; đất phinông nghiệp là 5.608,72 ha, chiếm 38,30%
* Đặc điểm kinh tế xã hội
Cũng như nhiều huyện ngoại thành khác của thành phố Hà Nội, ỨngHòa cũng có thế mạnh trong phát triển nông nghiệp, đặc biệt là hai ngànhtrồng trọt và chăn nuôi Về trồng trọt, với diện tích đất nông nghiệp hơn10.000ha, việc tìm hướng đi nhằm khai thác triệt để tiềm năng của địa phươngđược lãnh đạo huyện Ứng Hòa đặc biệt quan tâm Điều đó được thể hiện ở cơcấu giống cây trồng có sự thay đổi rõ rệt, ngày càng có nhiều giống lúa mới,năng suất cao, chất lượng tốt được đưa vào sản xuất Vụ mùa năm 2017, toànhuyện gieo cấy 10.114ha lúa, trong đó diện tích lúa chất lượng cao là 3.751ha,chiếm 37,1%, chủ yếu là giống lúa thơm và nếp các loại Cơ cấu cây trồngcủa ngành trồng trọt huyện Ứng Hòa rất phong phú và đa dạng gồm có câylương thực, thực phẩm, cây công nghiệp, cây ăn quả, các loại rau… Bên cạnh
Trang 38đó, ngành thương mại và dịch vụ của huyện cũng rất phát triển Mạng lướidịch vụ phát triển mạnh ở tất cả các xã, thị trấn trong huyện Ứng Hòa làhuyện có số dân khá đông Năm 2017, dân số của huyện là 191.703 người,trong đó: Dân số đô thị là 13.540 người, dân số nông thôn là 178.163 người.Mật độ dân số trung bình khoảng 1.043người/km Cùng với đó, lực lượng laođộng của huyện cũng khá đông đảo Theo thống kê của năm 2017, tổng số laođộng toàn huyện khoảng 115.226 nghìn lao động Trong đó: Lao động nôngnghiệp: 47.560 người, chiếm 41,3% Lao động công nghiệp -tiểu thủ côngnghiệp và xây dựng: 29.958 người chiếm 26% Lao động dịch vụ: 37.708người, chiếm 32,7% tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế.
Tỷ lệ lao động nông nghiệp của huyện Ứng Hòa có xu hướng giảm nhanhđồng thời cơ cấu lao động công nghiệp - xây dựng - thương mại có xu hướngtăng mạnh Trình độ lao động của huyện ngày càng được nâng cao, chất lượnglao động ngày càng được phát triển trong đó số lượng lao động nông nghiệpđược đào tạo và hướng dẫn về kỹ thuật công nghệ cũng gia tăng nhanh quacác năm
Là huyện ngoại thành Hà Nội, Ứng Hòa có hệ thống giao thông rấtthuận tiện về đường bộ Mạng lưới điện cung cấp khá đầy đủ với 100% số xã,thị trấn có điện, trạm biến áp, 100 % số hộ được dùng điện Toàn huyện có
248 cơ quan đơn vị Trong đó có 242 đơn vị thụ hưởng NSNN; có 30 cơ sởgiáo dục mầm non với 392 lớp, có 30 cơ sở giáo dục tiểu học với 486 lớp, có
30 trường trung học cơ sở với 309 lớp, có 5 trường trung học phổ thông với
150 lớp; 1 trung tâm giáo dục thường xuyên huyện trong đó có 31 trường đạtchuẩn quốc gia Công tác giáo dục - đào tạo luôn được quan tâm chú trọnggiúp nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện Trên địa bàn huyện có 01 bệnhviện đa khoa khu vực nằm tại trung tâm huyện và 02 phòng khám đa khoa tạikhu vực, tổng số giường bệnh là 460 và 450 cán bộ y tế
Trang 39Một trong các đặc điểm của chi NSNN là để phục vụ các hoạt độngkinh tế, xã hội chung, mục tiêu là tăng trưởng phát triển của toàn xã hội Dovậy, các khoản chi NSNN sẽ tăng lên khi kinh tế xã hội kém phát triển, cần sựtrợ giúp của chính phủ để kích thích tăng trưởng và ổn định nền kinh tế Với đặcđiểm KTXH như đã nêu trên, trong những năm qua và những năm trước đó,Ứng Hòa luôn được Chính phủ chú trọng đầu tư phát triển bằng việc cấp phátquỹ NSNN cho mục tiêu phát triển toàn diện KTXH, đồng thời đó là cácCTMTQG cụ thể để thúc đẩy nhanh quá trình phát triển KTXH Các năm gầnđây chi NSNN qua KBNN huyện Ứng Hòa đều tăng, cụ thể: Năm 2015 chiNSNN trên địa bàn huyện là 721.212 triệu đồng, năm 2016 là 1.322.719 triệuđồng (tăng 601.507 triệu đồng, bằng 183% so với năm 2015), năm 2017 là1.342.894 triệu đồng ( tăng 20.175 triệu đồng, bằng 101,5% so với năm 2016).
So với các kết quả KTXH mà huyện Ứng Hòa đạt được trong các năm vừa qua,thấy rằng chi NSNN trên địa bàn huyện đã đạt được những kết quả nhất định
3.1.2.Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của Kho bạc Nhà nước Huyện Ứng Hòa
* Chức năng, nhiệm vụ
Kho bạc Nhà nước Ứng Hòa là đơn vị trực thuộc KBNN Thành phố HàNội có chức năng thực hiện nhiệm vụ KBNN trên địa bàn theo quy định củapháp luật KBNN Ứng Hòa có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu riêng vàđược mở tài khoản tại ngân hàng trên địa bàn để thực hiện giao dịch, thanhtoán theo quy định của pháp luật
Kho bạc Nhà nước Ứng Hòa có một số nhiệm vụ chính sau: Tập trungcác khoản thu NSNN trên địa bàn, hạch toán các khoản thu cho các cấp ngânsách; Tổ chức thực hiện kiểm soát thanh toán chi trả các khoản chi NSNNtrên địa bàn theo quy định của pháp luật; Quản lý quỹ ngân sách huyện và cácquỹ tài chính khác được giao quản lý các khoản tạm thu, tạm giữ, tịch thu, ký
Trang 40ước, ký quỹ, thế chấp theo Quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền,quản lý tiền, ấn chỉ đặc biệt, tài sản, các loại chứng chỉ có giá của Nhà nước
và của các đơn vị, cá nhân gửi Kho bạc Nhà nước huyện; …
* Tổ chức bộ máy
Mô hình tổ chức của KBNN Ứng Hòa tuân theo các quy định về phâncấp quản lý và Kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN, cụ thể gồmban lãnh đạo (Giám đốc và một Phó Giám đốc) và các tổ nghiệp vụ (Tổ Kếtoán; Tổ Kế hoạch tổng hợp; Tổ Kho quỹ)
Cụ thể mô hình tổ chức bộ máy KBNN Ứng Hòa như sau:
Quyết định số 163/QĐ-KBNN ngày 17/03/2010 của KBNN quy định