Hoạch định chiến lược phát triển của Công ty Cổ phần Tư vấn Chuyển giao Công nghệ ITCHoạch định chiến lược phát triển của Công ty Cổ phần Tư vấn Chuyển giao Công nghệ ITCHoạch định chiến lược phát triển của Công ty Cổ phần Tư vấn Chuyển giao Công nghệ ITCHoạch định chiến lược phát triển của Công ty Cổ phần Tư vấn Chuyển giao Công nghệ ITCHoạch định chiến lược phát triển của Công ty Cổ phần Tư vấn Chuyển giao Công nghệ ITC
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
Trang 2-LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi,chưa được công bố trong bất kì một công trình nghiên cứu nào của ngườikhác Việc sử dụng kết quả, trích dẫn tài liệu của người khác đảm bảo theođúng quy định Các nội dung trích dẫn và tham khảo các tài liệu, sách báo,thông tin được đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí và trang web theo danh mụctài liệu tham khảo của luận văn
Tác giả luận văn
Nguyễn Thu Hằng
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên xin được gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc tới cácgiảng viên khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế- Đại học Quốcgia Hà Nội đã truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm trong suốt quá trìnhhọc tập
Và em cũng xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS TS Trần Anh
Tài đã tận tình hướng dẫn để thực hiện luận văn này.
Xin cảm ơn toàn thể Ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Tư vấn Chuyểngiao Công nghệ ITC và toàn thể các anh chị em trong công ty đã giúp đỡ emthực hiện Luận văn này
Xin chân thành cảm ơn
Hà Nội, ngày tháng năm 2018
NGUYỄN THU HẰNG
Trang 4MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG i
DANH MỤC CÁC HÌNH i
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1Tính cấp thiết của đề tài 1
2Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2
3Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4Những đóng góp của luận văn nghiên cứu 3
5Kết cấu luận văn 3
CHƯƠNG 1- TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRONG DOANH NGHIỆP 4
1.1Tổng quan tình hình nghiên cứu 4
1.2Cơ sở lý luận về hoạch định chiến lược phát triển 5
1.2.1Khái niệm, vai trò của hoạch định chiến lược phát triển 5
1.2.2Đặc trưng của hoạch định chiến lược phát triển 7
1.2.3Các bước hoạch định chiến lược phát triển 8
1.2.3.1 Xác định sứ mệnh mục tiêu của tổ chức 8
1.2.3.2Phân tích môi trường bên ngoài 8
1.2.3.3Phân tích môi trường bên trong 14
1.2.4Phân tích và lựa chọn chiến lược 18
1.2.4.1Ma trận Space (Ma trận vị trí chiến lược và đánh giá hoạt động) 18
1.2.4.2Ma trận BCG 20
1.2.4.3Ma trận GE 22
1.2.4.4Ma trận SWOT 24
CHƯƠNG 2- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ LUẬN VĂN 25
2.1 Quy trình nghiên cứu 26
2.1.1Xây dựng mục tiêu nghiên cứu 26
2.1.2Nghiên cứu các lý thuyết quản trị 27
2.1.3Xây dựng đề cương nghiên cứu 27
2.1.4Thu thập dữ liệu 27
2.1.5Phân tích số liệu 28
2.1.6Đánh giá phân tích kết quả, lựa chọn chiến lược phù hợp và kế hoạch thực thi chiến lược 28
2.2 Phương pháp thu thập dữ liệu 28
2.2.1Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp 28
2.2.2Phương pháp phỏng vấn sâu 29
2.2.3Phương pháp phân tích số liệu 29
Trang 5CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH CƠ SỞ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN CHUYỂN GIAO
CÔNG NGHỆ ITC 30
3.1 Giới thiệu Công ty Cổ phần Tư vấn Chuyển giao Công nghệ ITC 30
3.1.1Hoàn cảnh ra đời 30
3.1.2Chức năng nhiệm vụ 34
3.1.3 Cơ cấu tổ chức 34
3.1.4Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 37
3.2 Phân tích môi trường bên ngoài công ty 39
3.2.1Môi trường chính trị pháp luật 39
3.2.2Môi trường kinh tế 40
3.2.3Môi trường văn hóa xã hội 42
3.2.4Môi trường tự nhiên 43
3.2.5Môi trường công nghệ 44
3.3 Phân tích môi trường bên trong 45
3.3.1Phân tích các nguồn lực 45
3.3.2 Phân tích năng lực quản trị 46
3.3.3Phân tích hoạt động Marketing 48
3.3.4Phân tích nghiên cứu và phát triển 49
3.3.5Phân tích hoạt động tài chính 50
3.4 Xây dựng ma trận SWOT 52
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CHO CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ ITC 58
4.1 Sứ mệnh và mục tiêu của công ty cổ phần tư vấn chuyển giao công nghệ ITC 59
4.1.1Sứ mệnh 59
4.1.2Mục tiêu 59
4.2 Lựa chọn chiến lược phát triển 60
4.2.1Chiến lược đa dạng hóa thị trường 60
4.2.2Chiến lược đa dạng hóa sản phẩm 61
4.2.3Chiến lược mở rộng mảng kinh doanh 62
4.2.4Chiến lược mở rộng thị trường quốc tế 62
4.3 Giải pháp thực hiện chiến lược 62
4.3.1Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân sự 62
4.3.2Giải pháp nâng cao dịch vụ hỗ trợ và chăm sóc khách hàng 63
4.3.3Giải pháp nâng cao các hoạt động quảng bá hình ảnh công ty 64
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 66
Trang 6DANH MỤC BẢNG
2 Bảng 3.1 Báo cáo tài chính công ty của cổ phần tư vấn
chuyển gia công nghệ ITC 50
3 Bảng 3.2 Sơ đồ ma trận SWOT của công ty cổ phần tư
vấn chuyển giao công nghệ ITC 53
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang 7STT Hình Nội dung Trang
1 Hình 1.1 Ma trận SPACE 18
4 Bảng 2.1 Quy trình nghiên cứu và thiết kế luận văn 25
4 Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức công ty cổ phần tư vấn chuyển
giao công nghệ ITC 34
5 Hình 3.2 Biểu đồ tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ lạm phát
của việt Nam trong các năm gần đây 40
6 Hình 3.3 Biểu đồ vốn đầu tư tại Việt Nam trong các năm
7 Hình 3.4 Biểu đồ xu hướng GDP bình quân đầu người
trong các năm gần đây 42
8 Hình 3.5 Biểu đồ chi phí Marketing của công ty cổ phần
tư vấn chuyển giao công nghệ ITC 48
9 Hình 3.6 Biểu đồ tốc độ tăng trưởng doanh số của công
ty cổ phần tư vấn chuyển giao công nghệ ITC 51
Trang 8PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình phát triển của doanh nghiệp trải qua nhiều thời kỳ vớinhiều chiến lược kinh doanh khác nhau để đáp ứng nhu cầu của thị trường,định hướng cụ thể mục tiêu phát triển của doanh nghiệp như mở rộng kháchhàng, mở rộng lĩnh vực kinh doanh, tăng trưởng doanh số, hay nâng cao giátrị thương hiệu… Các doanh nghiệp muốn duy trì phát triển bền vững cầnphải hoạch định chiến lược phù hợp với xu hướng phát triển của ngành, củadoanh nghiệp trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay Hoạch định chiến lượckinh doanh giúp cho người điều hành và những người trong bộ máy nhận thức
rõ được mục đích của doanh nghiệp, biết nắm bắt cơ hội, ngoài ra cũng để hạnchế những rủi ro vì môi trường kinh doanh liên tục biến động và chịu sự chiphối của kinh tế thị trường
Công ty Cổ phần Tư vấn Chuyển giao Công nghệ ITC là doanh nghiệptích hợp các giải pháp công nghệ thông tin, viễn thông với vị trí thúc đẩy sựphát triển của nền kinh tế để theo kịp các nước phát triển trên thế giới Công
ty đang trên đà phát triển mạnh mẽ về tài chính, quy mô cũng như mở rộng thịtrường, phấn đấu để giữ vững vị trí của mình là một công ty Tích hợp hệthống đứng đầu thị trường viễn thông, và đang ngày càng nỗ lực vươn ra tầmthế giới, đem lại giá trị cho khách hàng Tuy nhiên, hiện nay nền kinh tế đangphát triển mạnh mẽ, Việt Nam đang trong quá trình hội nhập sâu rộng, công tybắt đầu bước vào những giai đoạn khó khăn trong giai đoạn hội nhập kinh tếquốc tế cũng là lúc hoạch định chiến lược cần được xây dựng cụ thể để đạtđược mục tiêu của mình
Câu hỏi nghiên cứu
Trang 9Từ những yêu cầu bức thiết đó, để cùng công ty xây dựng hoạch định
chiến lược phát triển, Tôi đã chọn đề tài là “Hoạch định chiến lược phát
triển của Công ty Cổ phần Tư vấn Chuyển giao Công nghệ ITC” làm đề tài
nghiên cứu luận văn với câu hỏi nghiên cứu là: Hoạch định chiến lược phát triển của Công ty Cổ phần Tư vấn Chuyển giao Công nghệ ITC theo hướng nào?
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu: Đề xuất chiến lược phát triển và giải pháp thựcthi chiến lược cho Công ty Cổ phần Tư vấn Chuyển giao Công nghệ ITC đếnnăm 2020 tầm nhìn 2030
- Nhiệm vụ nghiên cứu: để thực hiện mục tiêu trên, nhiệm vụ nghiêncứu của đề tài là:
+ Làm rõ cơ sở lý luận về hoạch định chiến lược trong doanh nghiệp.+ Phân tích cơ sở để xây dựng chiến lược cho Công ty Cổ phần Tư vấnChuyển giao Công nghệ ITC
+ Đề xuất chiến lược cho Công ty Cổ phần Tư vấn Chuyển giao Công
nghệ ITC đến năm 2020, tầm nhìn 2030
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hoạch định chiến lược công ty và mục tiêuphát triển của Công ty Cổ phần Tư vấn Chuyển giao Công nghệ ITC
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về mặt không gian: nghiên cứu hoạch định chiến lược phát triển tạiCông ty Cổ phần Tư vấn Chuyển giao Công nghệ ITC
+ Về thời gian: Hoạch định chiến lược phát triển của Công ty Cổ phần
Tư vấn Chuyển giao Công nghệ ITC đến năm 2020
Trang 104 Những đóng góp của luận văn nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng địnhhướng phát triển của doanh nghiệp, đồng thời đem lại lợi ích đối với tăngtrưởng nền kinh tế Luận văn được xác định một cách chi tiết dựa vào xuhướng phát triển của ngành công nghệ thông tin đối với lợi ích kinh tế trong
và ngoài nước
Luận văn đưa ra những chiến lược cụ thể dựa vào định hướng, tầm nhìnchung của doanh nghiệp, xây dựng kế hoạch phát triển của công ty và lựachọn các chiến lược phù hợp với mục tiêu chung của tổ chức Nghiên cứu tìmhiểu để khai thác cơ hội xâm nhập và phát triển thị trường, tìm hiểu nhữngđiểm mạnh, điểm yếu và những bất cập để kịp thời điều chỉnh, mở rộng lĩnhvực kinh doanh, áp dụng khoa học công nghệ đổi mới nhằm mở rộng pháttriển hoạt động sản xuất kinh doanh cho Công ty Cổ phần Tư vấn Chuyểngiao Công nghệ ITC đến năm 2020, tầm nhìn 2030
5 Kết cấu luận văn
Ngoài phần phụ lục, danh mục bảng biểu, các từ viết tắt, kết cấu của luận vănbao gồm các mục cơ bản sau:
Phần mở đầu
Chương 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về hoạch định chiến lược phát triển trong doanh nghiệp
Chương 2 Phương pháp nghiên cứu và thiết kế luận văn
Chương 3 Phân tích cơ sở hoạch định chiến lược phát triển của
Công ty cổ phần tư vấn chuyển giao công nghệ ITC
Chương 4 Giải pháp hoạch định chiến lược phát triển cho Công ty cổ phần tư vấn chuyển giao công nghệ ITC
Kết luận
Trang 11CHƯƠNG 1- TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRONG
DOANH NGHIỆP
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Trong giai đoạn cách mạng công nghiệp đang phát triển mạnh mẽ trêntoàn thế giới, sự tăng trưởng trong ngành công nghệ thông tin cũng đang đượcViệt Nam chú trọng Chính phủ cũng đang rất quan tâm đến đầu tư công nghệthông tin và định hướng phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn của đấtnước Với nguồn nhân lực trẻ, năng động, các công ty tích hợp công nghệthông tin tại Việt Nam đang tận dụng thế mạnh và phát huy năng lực để nângcao vị trí trong ngành Chính vì vậy đây cũng là cơ hội cũng như thách thứclớn đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này
Hoạch định chiến lược trong kinh doanh từ lâu đã trở thành mối quantâm bậc nhất của các nhà quản trị trên thế giới, và tại Việt Nam hiện nay mônhọc về quản trị chiến lược đã trở nên phổ biến với các sinh viên Việt Nam,hiện nay cũng có rất nhiều tác giả nghiên cứu về đề tài này:
Cuốn sách “Quản trị chiến lược” (Bùi Văn Danh và các cộng sự, 2011)giới thiệu tổng quan về chiến lược, những cạnh tranh trong ngành và phân tíchchi tiết về công ty, cũng như các môi trường bên ngoài tác động, từ đó đưa rahoạch định và lựa chọn những chiến lược phù hợp, hiệu quả nhất cho doanhnghiệp Các tác giả đã phân tích kỹ các bước, cách thức thực hiện chiến lược
và kiểm soát các hoạt động một cách hiệu quả nhất
Cuốn sách “ Quản trị chiến lược và chính sách kinh doanh” (NguyễnMạnh Hùng và các cộng sự, 2013) đã đưa ra những khái niệm cơ bản trongquản trị chiến lược, phân tích những nhà lãnh đạo trọng chiến lược, chỉ ranhững tác động của môi trường bên ngoài đến doanh nghiệp, tận dụng những
Trang 12môi trường bên trong để thiết lập chiến lược kinh doanh cụ thể, từ đó có sựđánh giá và kiểm tra chiến lược kinh doanh, điều chỉnh dần để đạt được mụctiêu công ty đề ra.
Cuốn sách “Thuật thiết lập chiến lược kinh doanh” (Tracy, 2016) đã đưa
ra cách thiết lập chiến lược ưu tiên, sắp xếp nguồn lực và đạt thành quả tốtnhất, đưa ra được hướng đi rõ ràng để đạt được mục tiêu Tác giả đã đưa ranhững kinh nghiệm thực tế của mình để giúp các doanh nghiệp trả lời nhữngcâu hỏi, có được những bài học về cách thức hoạch định chiến lược một cáchhiệu quả
Cuốn sách “Cẩm Nang Kinh Doanh – Chiến Lược Kinh Doanh HiệuQuả” (Essentials, 2005) đem đến cho doanh nghiệp các chủ đề quan trọng để
có được những kiến thức căn bản và đem đến sự tự tin để xây dựng chiến lượccho tổ chức Cuốn sách này cũng giúp các nhà quản trị khắc phục được nhữngkhó khăn trong hoạch định chiến lược, tìm ra hướng đi đúng đắn để đạt đượcmục tiêu của tổ chức đề ra
Cuốn sách “Chiến lược và chính sách kinh doanh” (Nguyễn Thị LiênDiệp và Phạm Văn Nam, 2010) đã đưa ra những phân tích cụ thể giúp doanhnghiệp xây dựng và tổ chức thực hiện những chiến lược phù hợp trước những
cơ hội và thách thức của thị trường
Cuốn sách “Hoạch định chiến lược kinh doanh” (Nguyễn Thanh Hải,2009) đưa ra được những vấn đề liên quan đến hoạch định chiến lược nhưđánh giá nội bộ doanh nghiệp, phân tích môi trường kinh doanh, đưa ra và lựachọn chiến lược tối ưu nhất cho doanh nghiệp
1.2 Cơ sở lý luận về hoạch định chiến lược phát triển
1.2.1 Khái niệm, vai trò của hoạch định chiến lược phát triển
- Khái niệm về hoạch định chiến lược phát triển:
Trang 13Hoạch định chiến lược phát triển công ty xác định những định hướng của
tổ chức trong dài hạn nhằm hoàn thành nhiệm vụ, đạt được các mục tiêu tăngtrưởng Doanh nghiệp có thể phát triển dựa trên các hoạt động kinh doanhhiện tại, hoặc mở rộng thêm hoạt động kinh doanh mới, hoặc có thể phải thuhẹp lại Vì vậy hoạch định chiến lược phát triển bao gồm:
+ Chiến lược tăng trưởng tập trung: đây là chiến lược chủ đạo tập trungvào cải tiến sản phẩm hoặc thị trường hiện có mà không thay đổi bất kỳ yếu tốnào Khi theo đuổi chiến lược này thì doanh nghiệp cần hết sức cố gắng đểkhai thác mọi cơ hội có được về các sản phẩm hiện đang sản xuất hoặc thịtrường hiện đang tiêu thụ bằng cách thực hiện tốt hơn các công việc mà họđang tiến hành Trong đó bao gồm các chiến lược như thâm nhập thị trường,phát triển thị trường, phát triển sản phẩm
+ Chiến lược tăng trưởng bằng con đường hội nhập: Chiến lược tìm sựtăng trưởng bằng cách nắm quyền sở hữu hoặc tăng sự kiểm soát đối vớinguồn cung ứng hoặc các kênh phân phối Chiến lược này thích hợp với cácdoanh nghiệp đang kinh doanh các ngành kinh tế mạnh nhưng còn đang do dựhoặc không có khả năng triển khai một trong các chiến lược tăng trưởng tậptrung Bao gồm các chiến lược liên kết phía trước, phía sau
+ Chiến lược tăng trưởng đa dạng hoá: tìm cách tăng trưởng bằng cáchsản xuất các sản phẩm mới, chiến lược này thích hợp với các doanh nghiệpkhông thể đạt được mục tiêu tăng trưởng với các sản phẩm và dịch vụ đangkinh doanh Bao gồm đa dạng hóa đồng tâm, hàng ngang, hỗn hợp
+ Chiến lược suy giảm: khi doanh nghiệp cần sắp xếp lại để tăng cườnghiệu quả sau một thời gian tăng trưởng nhanh, khi trong ngành không còn cơhội tăng trưởng dài hạn Bao gồm chiến lược cắt giảm chi phí, thu lại vốn đầu
tư, thu hoạch, giải thể
Trang 14+ Chiến lược hỗn hợp sẽ tiến hành đồng thời nhiều chiến lược, chiếnlược hướng ngoại như sáp nhập, mua lại, liên doanh.
- Vai trò của hoạch định chiến lược phát triển
Hoạch định chiến lược phát triển giúp các nhà quản trị nắm được các cơhội mới, đánh giá được các rủi ro có thể xảy ra trong tương lai, đưa ra những
kế hoạch hiệu quả và nhận thức rõ những vấn đề có thể xảy ra trong quá trìnhhoạt động của tổ chức
Hoạch định chiến lược phát triển cũng giúp doanh nghiệp cải thiện mộtcách hiệu quả các hoạt động của tổ chức, cải thiện vị thế cạnh tranh nhờ cậpnhật và đổi mới, duy trì sự ổn định của doanh nghiệp, mở rộng các lĩnh vựchoạt động kinh doanh phù hợp với Công ty
Hoạch định cung cấp các nền tảng cần thiết cho sự phối hợp của các bộphận trong tổ chức, nhà quản trị cũng sẽ cân nhắc những nguồn lực cần thiết,các thuận lợi cũng như rủi ro có thể gặp phải Hoạch định chiến lược pháttriển cũng thiết lập các mục tiêu tiêu chuẩn, cung cấp nền tảng cho quá trìnhkiểm tra
1.2.2 Đặc trưng của hoạch định chiến lược phát triển
Tính tổng thể: Hoạch định chiến lược phải phù hợp với xu thế phát triểncủa doanh nghiệp, của đất nước về kinh tế, kỹ thuật, xã hội tùy theo từng thời
kỳ Xây dựng chiến lược kinh doanh phải phù hợp với xu hướng phát triểncủa doanh nghiệp và xu hướng phát triển của nền kinh tế thế giới
Tầm nhìn xa: Muốn hoạch định chiến lược kinh doanh tốt cần dự đoán
xu hướng phát triển của nền kinh tế xã hội, là cơ sở để xây dựng chiến lượckinh doanh một cách đúng đắn
Tính rủi ro: điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải thận trọng xem xét cáchoàn cảnh khách quan để đưa ra được chiến lược đúng đắn, hạn chế các rủi ro
có thể gặp phải
Trang 15Tính ổn định: Tuy rằng môi trường khách quan và hoạt động thực tế củadoanh nghiệp luôn biến động, hoạch định chiến lược kinh doanh vẫn cần cótính ổn định tương đối trong một giai đoạn, nếu không sẽ có ý nghĩa chỉ đạođối với hoạt động thực tiễn của doanh nghiệp.
1.2.3 Các bước hoạch định chiến lược phát triển
1.2.3.1 Xác định sứ mệnh mục tiêu của tổ chức
Các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển bền vững cần phải xây dựngmục tiêu mà doanh nghiệp muốn đạt được cũng như hướng đi cụ thể để đạtđược mục tiêu đó Sứ mệnh là lý do để doanh nghiệp tồn tại, là bản tuyênngôn của doanh nghiệp có giá trị lâu dài về thời gian, thể hiện nguyên tắc vàtriết lý của doanh nghiệp
Sứ mệnh của doanh nghiệp là bản tuyên ngôn của doanh nghiệp có giátrị lâu dài về thời gian nhằm thể hiện triết lý kinh doanh của doanh nghiệp Sứmệnh của doanh nghiệp cũng là tiêu chuẩn để đưa ra hoạch định chiến lượcphù hợp, bản tuyên bố về sứ mệnh của công ty nhằm làm sáng tỏ mục đíchcủa hoạt động sản xuất kinh doanh
1.2.3.2 Phân tích môi trường bên ngoài
Việc phân tích môi trường bên ngoài giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổngquan về những cơ hội và khó khăn đối với doanh nghiệp của mình, từ đó nắmbắt lấy những cơ hội, đặt mục tiêu và lập kế hoạch cho việc phát triển công ty,
mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Khi đã nhìn tổngthể được vấn đề và những thách thức mà doanh nghiệp có thế gặp phải, doanhnghiệp có thể đưa ra những chiến lược phát triển để nhằm hạn chế rủi ro vàđối mặt với những thách thức đó Môi trường bên ngoài của doanh nghiệp baogồm:
- Môi trường chính trị pháp luật: Chính trị là yếu tố đầu tiên để cácdoanh nghiệp tìm hiểu và phân tích để xem xét về mức độ an toàn trong các
Trang 16quốc gia, nơi mà các doanh nghiệp hoạt động Các yếu tố liên quan đến chínhtrị như sự ổn định, biến động tại quốc gia đã giúp cho các doanh nghiệp nhìn
ra được những cơ hội và thách thức, đó là cơ sở giúp các doanh nghiệp đưa racác quyết định đầu tư Các doanh nghiệp muốn phát triển thị trường tại khuvực hoặc quốc gia nào cần tìm hiểu về tình hình chính trị tại quốc gia đó đểđưa ra được những chiến lược phù hợp
Ngoài ra, yếu tố pháp luật cũng là vấn đề đáng lưu tâm của các doanhnghiệp khi môi trường kinh doanh đều phụ thuộc vào yếu tố pháp luật củaquốc gia đó Nắm được pháp luật tạo cho các doanh nghiệp môi trường kinhdoanh lành mạnh, đảm bảo sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp, giúp cho cácdoanh nghiệp có trách nhiệm với công việc kinh doanh của mình tại đất nước
đó Chính vì vậy nếu pháp luật tại quốc gia đó không ổn định sẽ có ảnh hưởngrất lớn tới môi trường kinh doanh, có thể gây khó khăn cho các doanh nghiệp.Hiểu rõ được vấn đề đó, doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ và chấp hành nghiêmchỉnh các quy định của pháp luật để tránh những rủi ro không đáng có do sựkhông hiểu biết mang lại
Môi trường chính trị pháp luật của từng quốc gia mà doanh nghiệp hoạtđộng hoặc hướng đến chiếm vai trò vô cùng quan trọng đối với bộ máy quảntrị của doanh nghiệp đó trong xu thế hội nhập toàn cầu hiện nay Các yếu tố
về chính trị pháp luật giúp doanh nghiệp có sự cân nhắc giữa các quốc gia cónhững chính sách phù hợp, thúc đẩy đầu tư, sự phát triển kinh tế của nhữngquốc gia đó để có những điều kiện thúc đẩy doanh nghiệp phát triển Còn đốivới những quốc gia có nhiều bất ổn về chính sách, môi trường kinh doanh sẽgây ra rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp Vì vậy người lãnh đạo cần phảinắm rõ môi trường chính trị pháp luật của các quốc gia để đưa ra những quyếtđịnh đầu tư đúng đắn
Trang 17- Môi trường kinh tế: Các chủ doanh nghiệp rất chú trọng phân tích về sựtăng trưởng của nền kinh tế, sự phát triển của quốc gia đó theo từng lĩnh vựckinh doanh của doanh nghiệp, từ đó có thể đánh giá được cơ hội mà mức độrủi ro để hoạch định chiến lược phù hợp Tốc độ phát triển kinh tế càng lớncàng giúp doanh nghiệp tăng được khả năng cạnh tranh tạo ra nguồn doanhthu lớn Các điều luật quy định về thuế suất, lãi suất cho vay của ngân hàng,hay lạm phát của từng quốc gia cũng gây ảnh hưởng rất lớn tới doanh nghiệp.Môi trường kinh tế là yếu tố quan trọng tác động trực tiếp đến hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp, các diễn biến trong môi trường kinh tế cũng tạo
ra nhiều cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp tùy theo từng ngànhnghề khác nhau và cũng sẽ có tác động đến hoạch định chiến lược của doanhnghiệp Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao là yếu tố đầu tiên giúp các doanhnghiệp có cơ hội đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, còn nếu kinh
tế trì trệ cũng sẽ khiến cho doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn
Ngoài ra vấn đề lãi suất trong nền kinh tế cũng ảnh hưởng rất lớn đến thịtrường tiêu dùng cũng như việc đầu tư của doanh nghiệp Lãi suất càng tăngcao khiến các doanh nghiệp hạn chế vay vốn để đầu tư, điều này cũng kíchthích người dân gửi tiền vào ngân hàng, do vậy nhu cầu tiêu dùng cũng sẽgiảm Chính sách thuế của các quốc gia cũng tác động đến chi phí của cácdoanh nghiệp
Chính sách tiền tệ và tỷ giá cũng là cơ hội và thách thức cho sự pháttriển của doanh nghiệp, điều này tác động trực tiếp đến điều chỉnh quan hệxuất nhập khẩu, chính phủ sẽ sử dụng chính sách tiền tệ và tỷ giá để điềuchỉnh quan hệ xuất nhập khẩu theo hướng có lợi cho nền kinh tế
Tình trạng lạm phát cũng tác động rất lớn đến tốc độ đầu tư của cácdoanh nghiệp, ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế Lạm phát quá caohay quá thấp tạo ra nhiều rủi ro lớn về việc đầu tư của các doanh nghiệp, sức
Trang 18mua cũng sẽ bị giảm sút khiến cho nền kinh tế ngày càng trì trệ Chính vì vậyviệc duy trì tỷ lệ lạm phát vừa phải giúp cho sự tăng trưởng đầu tư của doanhnghiệp, kích thích nền kinh tế tăng trưởng.
- Môi trường văn hóa xã hội: để hoạch định được những chiến lược cụthể, cần phải tìm hiểu kỹ càng về nền văn hóa, những phong tục tập quán, lốisống của người dân, hay tỷ lệ dân số của quốc gia đó Đây là những cơ sở vôcùng quan trọng để nhà quản trị nắm được cần phải đầu tư về mảng kinhdoanh nào, có ảnh hưởng gì đến phong tục của người dân hay không, với tỷ lệdân số ở độ tuổi đó sẽ quan tâm gì để có những kế hoạch phù hợp
Các doanh nghiệp cần chú trọng tới sự tác động của các yếu tố về vănhóa xã hội bởi sự tác động của các yếu tố này rất rộng, xác định đến cách thứcsản xuất, làm việc và tiêu thụ các sản phẩm dịch vụ Mỗi quốc gia sẽ cónhững nền văn hóa khác nhau, và đó là những chuẩn mực và giá trị được xãhội chấp nhận và tôn trọng Nắm được môi trường văn hóa xã hội là tiền đềquan trọng để các doanh nghiệp hoạch định chiến lược một cách đúng đắn.Các yếu tố hình thành nên môi trường văn hóa xã hội như: những phong tụctập quán, truyền thống, quan niệm về vấn đề đạo đức lối sống, nghề nghiệp,hay những quan tâm và ưu tiên của xã hội, nhận thức, học vấn chung…
Yếu tố về dân số cũng rất cần được các doanh nghiệp chú trọng, nhữngthay đổi trọng môi trường dân số sẽ tác động trực tiếp đến sự thay đổi trongmôi trường kinh tế, xã hội, ảnh hưởng đến hoạch định chiến lược của doanhnghiệp Nắm được các thông tin trong môi trường dân số giúp doanh nghiệpđưa ra được những chiến lược phân phối và quảng bá sản phẩm, tiếp cận thịtrường Môi trường dân số cần quan tâm đến các yếu tố như: dân số hiện tại,tốc độ tăng trưởng dân số, xu hướng thay đổi của dân số như độ tuổi, giớitính, nghề nghiệp và thu nhập, tuổi thọ trung bình, xu hướng dịch chuyển dâncư…
Trang 19- Môi trường tự nhiên: Mỗi quốc gia sẽ có những đặc thù về môi trường
tự nhiên như thời tiết, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên hay lợi thế tự nhiên đểphát triển du lịch Tìm hiểu về môi trường tự nhiên cũng là yếu tố rất cần thiếtđối với những doanh nghiệp kinh doanh về ngành nghề khai khoáng, nôngsản… Hiện nay mức độ ô nhiễm ở các nước phát triển và đang phát triển trênthế giới đang ở mức báo động, gây ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống củangười dân, vì vậy các doanh nghiệp cần có chính sách cụ thể để hạn chế tối đanhững tác động đến môi trường
Môi trường tự nhiên bao gồm vị trí địa lý, khí hậu, cảnh quan thiênnhiên, đất đai, sông biển, các nguồn tài nguyên khoáng sản trong lòng đất, tàinguyên rừng biển, sự trong sạch của môi trường, nước và không khí… Cácđiều kiện tự nhiên là một yếu tố vô cùng quan trọng đối với con người, cũngchính là yếu tố đầu vào hết sức quan trọng của nền kinh tế đối với một sốngành nghề như: ngành nông nghiệp, công nghiệp, khai thác khoáng sản,ngành du lịch, vận tải… Các yếu tố trong môi trường tự nhiên cũng có thể tạonên lợi thế cạnh tranh đối với một số sản phẩm, dịch vụ
Tuy nhiên, trong thời gian gần đây các điều kiện tự nhiên đang bị ảnhhưởng nghiêm trọng, ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng, nguồn tàinguyên năng lượng khan hiếm, mất cân bằng môi trường sinh thái, chính điềunày cũng ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của con người Ở rất nhiều thànhphố lớn trên thế giới, tình trạng ô nhiễm không khí và nguồn nước đã đạt tớimức báo động, trái đất đang ngày càng nóng lên do các hóa chất công nghiệp
đã tạo ra lỗ thủng trên tầng ozone gây hiệu ứng nhà kính Các doanh nghiệpcần chú trọng tới các cơ hội và thách thức trong môi trường tự nhiên
Chi phí năng lượng ngày càng tăng, dầu mỏ là một nguồn tài nguyên hữuhạn và không thể tái tạo đã thúc đẩy việc tìm các dạng năng lượng thay thế
Trang 20khác Than đá dần trở nên phổ biến, các doanh nghiệp cũng đang khai tháccác dạng năng lượng khác như năng lượng mặt trời, hạt nhân, gió…
Một số hoạt động trong ngành công nghiệp cũng làm tăng mức độ ônhiễm, ảnh hưởng nặng nề đến môi trường tự nhiên như các chất thải từ bao
bì nhựa, các chất hóa học gây ô nhiễm đất, nước nhiễm thủy ngân… Các tổchức quốc tế về bảo vệ môi trường đang yêu cầu luật pháp các nước cần khắtkhe hơn để giúp tái tạo và duy trì các điều kiện của môi trường tự nhiên.Chính vì vậy hoạch định chiến lược kinh doanh cần phải đáp ứng các yêu cầu:+ Ưu tiên phát triển các ngành nghề kinh doanh nhằm khai thác tốt cáclợi thế về điều kiện tự nhiên, đặc biệt giúp tăng cường tái tạo và duy trì cácđiều kiện tự nhiên
+ Sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên hiện có, đặc biệtcác doanh nghiệp cần có ý thức trong việc sử dụng các nguồn tài nguyênkhông thể tái sinh trong tự nhiên sang sử dụng các vật liệu nhân tạo
+ Giảm thiểu những tác động gây ô nhiễm môi trường, nâng cao ý thứcbảo vệ môi trường
- Môi trường công nghệ: Hiện nay trên thế giới ai cũng nói đến sự bùng
nổ cách mạng công nghiệp lần thứ tư, vòng đời của các sản phẩm trung bình
là khoảng ba năm, ngày càng ra đời nhiều công nghệ mới để nâng cao dịch vụ
và hiệu suất của doanh nghiệp, vì vậy tìm hiểu về môi trường công nghệ mớigiúp doanh nghiệp cập nhật được xu thế mới, tạo được lợi thế cạnh tranh vớicác doanh nghiệp khác Trong môi trường công nghệ có những thách thức lớnđối với các doanh nghiệp:
+ Sự ra đời của các công nghệ mới làm gia tăng ưu thế cạnh tranh củacác sản phẩm thay thế, tạo áp lực lớn đối với các các sản phẩm truyền thốnghiện có
Trang 21+ Sự bùng nổ trong cách mạng công nghệ khiến cho các công nghệhiện tại bị lỗi thời, đòi hỏi các doanh nghiệp phải sáng tạo và đổi mới để giatăng khả năng cạnh tranh đối với các sản phẩm kế cận.
+ Sự phát triển mạnh mẽ trong môi trường công nghệ cũng khiến chorất nhiều doanh nghiệp mới tham gia vào ngành tạo áp lực cho các doanhnghiệp hiện hữu trong ngành
+ Vòng đời của sản phẩm ngày càng rút ngắn lại
Tuy nhiên ngoài những thách thức, môi trường công nghệ cũng tạo rarất nhiều cơ hội đối với các doanh nghiệp:
+ Các công nghệ mới sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong khâusản xuất với giá thành rẻ hơn, chất lượng cao hơn giúp gia tăng tính cạnhtranh của sản phẩm
+ Các công nghệ mới giúp cho sản phẩm có thêm nhiều tính năng hơn,
mở rộng thêm mảng thị trường mới cho các sản phẩm dịch vụ của doanhnghiệp
Ngoài ra các doanh nghiệp cần lưu ý trong môi trường công nghệ:
+ Tùy từng ngành nghề mà sự phát triển công nghệ khác nhau, chính vìvậy việc đánh giá các cơ hội và thách thức trong môi trường công nghệ trởnên vô cùng quan trọng
+ Các doanh nghiệp có thể tận dụng sự trợ giúp cho việc nghiên cứuphát triển của chính phủ để tạo thuận lợi hơn trong quá trình hoạt động củadoanh nghiệp
1.2.3.3 Phân tích môi trường bên trong
- Phân tích các nguồn lực
Nguồn lực của doanh nghiệp bao gồm nhiều yếu tố bao gồm nguồn nhânlực, vật chất và các nguồn lực vô hình khác, trong đó nguồn lực quan trọngnhất là con người Yếu tố nguồn nhân lực vô cùng quan trọng, là yếu tố cốt lõi
Trang 22của mỗi doanh nghiệp, mọi quá trình về hoạch định chiến lược, khả năng tổchức đều do con người quyết định Trong đó vai trò của người quản trị nắmvai trò chủ chốt trong mọi hoạt động của doanh nghiệp Phân tích nguồn nhânlực giúp doanh nghiệp đánh giá kịp thời của các thành viên trong tổ chứctrong việc thực hiện công việc của mình trong từng bộ phận, so sánh với nhânlực của đối thủ cạnh tranh, từ đó có sự điều chỉnh phù hợp, nâng cao chấtlượng nhân sự đảm bảo với mục tiêu phát triển chung của công ty.
Trong các doanh nghiệp, yếu tố con người là yếu tố quan trọng nhất ảnhhưởng đến thành công của doanh nghiệp, liên quan đến quá trình phân tích thịtrường, hoạch định chiến lược đều do con người quyết định Chính vì vậy việcphân tích các nguồn lực chính là yếu tố đầu tiên các doanh nghiệp cần đánhgiá để định hướng kinh doanh
Nguồn lực vật chất bao gồm nhiều yếu tố như vốn, cơ sở hạ tầng, máymóc, nguyên liệu… Việc phân tích nguồn lực này giúp doanh nghiệp đánh giáđược tình hình thực tế của doanh nghiệp, khai thác tối đa nguồn vốn bỏ ra,xem xét định hướng của doanh nghiệp để có kế hoạch đầu tư phù hợp, phântích dựa theo một số điểm như:
+ Phân loại nguồn lực vật chất hiện có của doanh nghiệp: nguồn vốnhiện có, các trang thiết bị, máy móc, tài sản cố định…
+ Xác định quy mô cơ cấu, chất lượng và đặc trưng của từng nguồn lựcvật chất
+ Đánh giá mức độ đáp ứng của các nguồn lực vật chất so với các đốithủ khác
+ Phân tích đối thủ cạnh tranh, so sánh nguồn lực của doanh nghiệp vớicác đối thủ cùng ngành để hoạch định chiến lược phù hợp
Các nguồn lực vô hình như tư tưởng triết lý kinh doanh, chiến lược kinhdoanh, uy tín trong lãnh đạo của nhà quản trị các cấp, sự trung thành của
Trang 23khách hàng, uy tín của doanh nghiệp và sản phẩm trên thị trường, vị trí doanhnghiệp hay văn hóa tổ chức tùy thuộc vào mỗi doanh nghiệp, từ đó nhận biếtlợi thế của doanh nghiệp trên thị trường.Trong quá trình hoạch định chiếnlược cần đánh giá đúng những nguồn lực này để đẩy mạnh sự phát triển củadoanh nghiệp
- Phân tích năng lực quản trị
Đầu tiên cần phải phân tích năng lực của nhà quản trị các cấp để xácđịnh khả năng hiện tại và tiềm năng của họ, so sánh với các doanh nghiệpkhác trong ngành Từ đó đưa ra những bước hoạch định chiến lược về nhân sựphù hợp với các bộ phận, các cấp trong doanh nghiệp Các doanh nghiệp cầnphân tích năng lực dựa theo các yếu tố:
+ Các nhà quản trị cần có kỹ năng chuyên môn, kỹ năng tư duy, quản trịnhân sự, làm việc nhóm, tùy từng cấp bậc quản lý mà kỹ năng chuyên mônphù hợp ở các cấp độ khác nhau, các cấp quản lý cao hơn thường có kỹ năng
tư duy tốt hơn cấp dưới
+ Nhà quản trị cần phải đạt được các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệpnhư trung thực, có tính kỷ luật, có trách nhiệm trong công việc và chịu tráchnhiệm đối với mọi công việc dưới sự quản lý, có tinh thần cầu tiến
+ Ngoài ra cần phân tích, đánh giá những kết quả mà nhà quản trị cáccấp đã mang lại cho doanh nghiệp, đánh giá những thành tích nổi bật đã đượccông nhận Từ đó có thể nhìn ra được những điểm mạnh, điểm còn thiếu sótkhi so sánh với các đối thủ khác trong ngành
+ Đánh giá khả năng quản trị qua cách hoạch định, điều hành, kiểm soátcác công việc
Sau khi đã phân tích năng lực của nhà quản trị, cần tiến hành đánh giángười thừa hành căn cứ theo những kỹ năng chuyên môn cũng như đạo đứcnghề nghiệp, những kết quả đã đạt được trong quá trình công tác Phân tích
Trang 24người thừa hành thường sẽ do người quản lý trực tiếp đánh giá, từ đó lên kếhoạch đào tạo để người thừa hành nắm bắt và thích nghi với công việc.
- Phân tích hoạt động Marketing
Phân tích hoạt động Marketing nhằm giúp doanh nghiệp đánh giá đượcđiểm mạnh điểm yếu của doanh nghiệp Việc phân tích tập trung vào một sốđiểm như về chủng loại, chất lượng sản phẩm, thị phần, giá cả, niềm tin củakhách hàng và chi phí phân phối hàng hóa Phân tích hoạt động Marketing bắtđầu từ nghiên cứu thị trường, xác định nhu cầu, sau đó quảng bá sản phẩmnhằm đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa Nghiên cứu Marketing bao gồm cung cấpcác thông tin về thị trường, thị phần, doanh thu và chi phí, tính hấp dẫn củangành hàng, quy mô và mức tăng trưởng của thị trường
- Phân tích nghiên cứu và phát triển
Phân tích bao gồm nghiên cứu ứng dụng, nghiên cứu sản phẩm sảnxuất, nghiên cứu chế biến, nghiên cứu vật liệu, nghiên cứu thị trường vànghiên cứu tác nghiệp Các hình thức phát triển thường theo sau nghiên cứuứng dụng, chuyển kết quả nghiên cứu thành ứng dụng và đem lại lợi íchthương mại, giúp doanh nghiệp nhìn thấy xu hương phát triển của ngành, đẩymạnh lợi thế cạnh tranh Để phân tích nghiên cứu và phát triển tổng hợp cácthông tin cùng với sản phẩm, vật liệu, quy trình sản xuất, xu hướng mới củathị trường Việc phân tích nghiên cứu phát triển, dự kiến mức giá, các sảnphẩm mới giúp thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng
- Phân tích hoạt động tài chính
Phân tích hoạt động tài chính giúp phục vụ hoạt động sản xuất kinhdoanh tại doanh nghiệp, nhằm thực hiện các mục tiêu hướng đến của doanhnghiệp, cách sử dụng vốn phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh Đây làquá trình kiểm tra, đối chiếu số liệu, đánh giá tình hình tài chính hiện tại củadoanh nghiệp, nhìn thấy được hiệu quả đạt được cũng như những khó khăn
Trang 25của doanh nghiệp Phân tích báo cáo tài chính sẽ đánh giá được các thông tin
về nguồn vốn, doanh thu và lợi nhuận của công ty một cách rõ ràng nhất, từ
đó có thể đưa ra những kế hoạch trong tương lai, các quyết định đầu tư, tài trợvốn phù hợp Phân tích nguồn tài chính của doanh nghiệp, khả năng xoayvòng vốn để tiếp tục sản xuất kinh doanh cũng là yếu tố quan trọng giúp đẩymạnh hoạt động, đầu tư máy móc công nghệ để tăng lợi thế cạnh tranh củadoanh nghiệp
1.2.4 Phân tích và lựa chọn chiến lược
Để phân tích và lựa chọn chiến lược phát triển của doanh nghiệp người
ta thường sử dụng các công cụ chủ yếu sau:
1.2.4.1 Ma trận Space (Ma trận vị trí chiến lược và đánh giá hoạt động)
Mô hình ma trận này giúp doanh nghiệp cân nhắc lựa chọn chiến lượctấn công, thận trọng, phòng thủ hay cạnh tranh Các trục của ma trận đại diệncho các yêu tố:
FS: Sức mạnh về tài chính của doanh nghiệp
CA: Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp
ES: Sự ổn định của môi trường
IS: Sức mạnh ngành
Trang 26Bước 3: Tính điểm trung bình cho FS bằng cách cộng các giá trị đã ấnđịnh cho các yếu tố, rồi chia cho số các yếu tố được được lựa chọn thể hiệntrong FS Tương tự cách tính với IS, ES và CA.
Bước 4: Đánh số điểm trung bình các FS, IS, ES và CA lên các trục thíchhợp của ma trận SPACE
Bước 5: Cộng điểm số trên trục X và đánh dấu điểm kết quả trên trục X ,tương tự làm với trục Y sau đó xác định giao điểm của 2 điểm mới trên trụcXY
Trang 27Bước 6: Vẽ Vec tơ có hướng từ điểm gốc của ma trận SPACE qua giaođiểm mới Vec tơ này đưa ra loại chiến lược cho doanh nghiệp để đưa ra lựachọn: tấn công, cạnh tranh, phòng thủ hay thận trọng.
1.2.4.2 Ma trận BCG
Ma trận BCG là ma trận quan hệ Tăng trưởng thị phần đề cập đến khảnăng tạo ra doanh thu thông qua phân tích danh mục sản phẩm:
- Trục hoành: Thể hiện thị phần tương đối của SBU được xác định bằng
tỷ lệ giữa doanh số của SBU với doanh số của đối thủ đứng đầu hoặc đối thủđứng thứ nhì
- Trường hợp SBU không dẫn đầu ngành về doanh số, thị phần tương đốicủa SBU bằng tỷ lệ giữa doanh số của SBU đó với doanh số của đối thủ đầungành
- Trường hợp SBU dẫn đầu ngành về doanh số, thị phần tương đối củaSBU bằng tỷ lệ giữa doanh số của SBU đó với doanh số của đối thủ đứng thứnhì trong ngành
- Trục tung: Chỉ xuất tăng trưởng hàng năm của thị trường của tuyến sảnphẩm mà SBU này kinh doanh tính bằng phần trăm Nếu SBU có phần trămlớn hơn 10% được xem mức tỷ lệ tăng trưởng thị phần cao
Trang 28Hình 1.2 Ma trận BCG
(Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược, truyền thông và Phát triển)
Ma trận BCG đưa ra các chiến lược cơ bản sau:
- Xây dựng: Sản phẩm của công ty cần được đầu tư để củng cố để tiếptục tăng trưởng thị phần Trong chiến lược này, đôi khi phải hy sinh lợi nhuậntrước mắt để nhắm đến mục tiêu dài hạn Chiến lược này được áp dụng chosản phẩm nằm trong phần Dấu hỏi (Question Mark)
- Giữ: Chiến lược này áp dụng cho sản phẩm nằm trong phần Bò Sữa(Cash Cow) nhằm tối đa hoá khả năng sinh lợi và sản sinh tiền
- Thu hoạch: Chiến lược này tập trung vào mục tiêu đạt được lợi nhuậnngay trong ngắn hạn thông qua cắt giảm chi phí, tăng giá, cho dù nó có ảnhhưởng tới mục tiêu lâu dài của sản phẩm hay công ty Chiến lược này phù hợpvới sản phẩm trong phần Bò Sữa nhưng thị phần hoặc tăng trưởng thấp hơnbình thường hoặc Bò Sữa nhưng tương lai không chắc chắn Ngoài ra, có thể
sử dụng cho sản phẩm trong Dấu hỏi nhưng không thể chuyển sang Ngôi saohay Chó
Trang 29- Từ bỏ: Mục tiêu là từ bỏ sản phẩm hoặc bộ phận kinh doanh nào không
có khả năng sinh lời để tập trung nguồn lực vào những sản phẩm hay bộ phận
có khả năng sinh lời lớn hơn Chiến lược này áp dụng cho sản phẩm nằmtrong phần Dấu hỏi và chắc chắn không thể trở thành Ngôi sao và cho sảnphẩm nằm trong phần Chó
Phân tích ma trận BCG giúp doanh nghiệp phân bổ nguồn nhân lực mộtcách hợp lý, xây dựng vốn đầu tư hiệu quả
- Xác định hệ thống cho tầm quan trọng cho từng yếu tố theo mức độ từ
0 đến 1, không quan trọng đến rất quan trọng Yếu tố nào doanh nghiệp đánhgiá là quan trọng hơn sẽ có hệ số lớn hơn Tổng các yếu tố trong ma trận phảibằng 1
- Đánh giá mức độ hấp dẫn của từng yếu tố theo thang điểm từ 1 đến 5,không hấp dẫn đến rất hấp dẫn Nhân hệ số tầm quan trọng với điểm hấp dẫn
để xác định điểm cho từng yếu tố đó
- Cộng điểm của tất cả các yếu tố trong ma trận để xác định tổng số điểmcho ma trận sự hấp dẫn của ngành và xác định vị trí của ma trận này trênchiều dọc của ma trận GE
Bước 2:
Xây dựng ma trận vị thế cạnh tranh của SBU, phản ánh vị thế cạnh tranhcủa SBU trong ngành kinh doanh theo trình tự sau:
Trang 30- Chọn khoảng 10 yếu tố thể hiện vị thế cạnh tranh của SBU trong ngànhkinh doanh, các yếu tố này được thu thập khi phân tích môi trường bên ngoàicủa SBU.
- Xác định hệ cho tầm quan trọng cho từng yếu tố theo mức độ từ 0 đến 1,không quan trọng đến rất quan trọng Yếu tố nào doanh nghiệp đánh giá là quantrọng hơn sẽ có hệ số lớn hơn Tổng các yếu tố trong ma trận phải bằng 1
- Đánh giá mức độ hấp dẫn của từng yếu tố theo thang điểm từ 1 đến 5,không hấp dẫn đến rất hấp dẫn Nhân hệ số tầm quan trọng với điểm hấp dẫn
để xác định điểm cho từng yếu tố đó
- Cộng điểm của tất cả các yếu tố trong ma trận để xác định tổng số điểmcho ma trận sự hấp dẫn của ngành và xác định vị trí của ma trận này trênchiều ngang của ma trận GE
Bước 3:
Xác định vị trí của SBU trên ma trận GE, vị trí của SBU trên ma trận GEđược biểu hiện bằng một hình tròn , có tâm là giao điểm giữa vị trí của matrận sự hấp dẫn của ngành với vị trí của ma trận vị thế cạnh tranh Độ lớn củavòng tròn phụ thuộc vào qui mô ngành, còn phần tô đen thị phần của SBUtrong ngành kinh doanh
Bước 4:
Căn cứ vào vị trí của SBU trên ma trận GE, xác định phương án chiếnlược cho SBU, ở ví dụ trên ta thấy SBU có vị trí là (3,45; 3,8) trên ma trận GEthì đây là vị thế cạnh tranh trung bình và ngành kinh doanh hấp dẫn cao nênphương án thích hợp là doanh nghiệp nên đầu tư có chọn lọc nhằm mục đích
để tăng trưởng Ma trận GE có ưu điểm là việc sử dụng nhiều yếu tố để xácđịnh vị trí của SBU nên tính linh hoạt ở mức độ cao song nó cũng có nhượcđiểm là: Việc đánh giá các yếu tố mang tính chủ quan và ma trận chỉ xét cácSBU ở thời điểm hiện tại, không tính xem xét giai đoạn phát triển của ngành
Trang 31Bước 1: Xây dựng các yếu tố
Điển mạnh- Điểm yếu:
Doanh nghiệp liệu kê ra tất cả những điểm mạnh điểm yếu của doanh nghiệpcăn cứ vào ngành nghề hoạt động, so sánh với các đối thủ cạnh tranh
Cơ hội- Thách thức:
Liệt kê ra các cơ hội và thách thức dựa vào các yếu tố của môi trường kinhdoanh như môi trường ngành, môi trương kinh tế trong nước và thế giới
Bước 2: Xây dựng ma trận SWOT
Xây dựng chiến lược kết hợp các yếu tố sau:
Chiến lược S-O: là chiến lược sử dụng điểm mạnh của doanh nghiệp để khaithác cơ hội Đây là chíến lược ưu tiên hàng đầu vì nếu sử dụng điểm mạnhcủa doanh nghiệp thì cơ hội thành công cao mà không tốn nhiều công sức.Thường tương ứng với chiến lược ngắn hạn
Chiến lược W-O: là chiến lược sử dụng điểm yếu khai thác cơ hội Việc sửdụng điểm yếu sẽ khiến doanh nghiệp tốn nhiều nguồn lực để có thể tận dụng
cơ hội Nhiều khi khắc phục xong điểm yếu thì cơ hội đã không còn Thườngtương ứng với chiến lược trung hạn
Chiến lược S-T: là chiến lược sử dụng điểm mạnh hạn chế nguy cơ Hạn chếnguy cơ là công việc giúp doanh nghiệp tránh được các rủi ro gây phá sản haylàm thiệt hại tới doanh nghiệp Doanh nghiệp sử dụng điểm mạnh của mình sẽtốn ít nguồn lực Thường tương ứng với chiến lược ngắn hạn
Trang 32Chiến lược WT: là chiến lược khắc phục điểm yếu hạn chế nguy cơ Nguy cơđánh trực tiếp vào điểm yếu của doanh nghiệp nên doanh nghiệp một mặt phảikhắc phục điểm yếu, một mặt dự đoán các rủi ro có thể xảy ra nhắm tránhnguy cơ tấn công trực tiếp vào điểm yếu Là một chiến lược phòng thủ.
Sau khi đã kiệt kê chi tiết, kết hợp các yếu tố bên trong và bên ngoài đểphân tích vào các ô SO, WO, ST, WT
Bảng 1.1 Ma trận SWOT
Cơ hội- O O1 O2 O3 O4
Thách thức- T
T1 T2 T3 T4 Điểm mạnh- S
(Nguồn học viện Marketing Nanado)
CHƯƠNG 2- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ LUẬN
VĂN
Trang 332.1 Quy trình nghiên cứu
Hình 2.1 Quy trình nghiên cứu và thiết kế luận văn
(Nguồn tác giả tự tổng hợp)
2.1.1 Xây dựng mục tiêu nghiên cứu
Trong quá trình phát triển của doanh nghiệp, việc xây dựng mục tiêu làđiều kiện then chốt để hoạch định chiến lược, các mục tiêu cần cụ thể mongmuốn của doanh nghiệp muốn đạt được Trong quá trình xây dựng mục tiêucần cân nhắc các cơ hội và thách thức, khả năng tài chính của doanh nghiệp.Xây dựng mục tiêu nghiên cứu sẽ hỗ trợ trong việc thu thập và phân tích sốliệu thích hợp, từ đó đưa ra được những phân tích đúng đắn phù hợp với xuhướng phát triển của doanh nghiệp
Xây dựng mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu các lý thuyết quản trịXây dựng đề cương nghiên cứu
Thu thập dữ liệu
Phân tích số liệu
Đánh giá phân tích kết quả, lựa chọn chiến lược phù hợp và kế hoạch thực thi chiến lược
Trang 342.1.2 Nghiên cứu các lý thuyết quản trị
Sau khi đã xây dựng mục tiêu nghiên cứu cụ thể, cần nghiên cứu các lýthuyết về quản trị phù hợp được thu thập thông qua các tài liệu tham khảo nhưsách báo, giáo trình, các đề tài về hoạch định chiến lược trong và ngoài nước.Vận dụng các lý thuyết về hoạch định chiến lược vào các hoạt động thực tiễntrong ngành kinh doanh về tích hợp hệ thống công nghệ thông tin, tìm hiểunhững vấn đề cốt lõi trong quá trình hoạch định chiến lược phát triển củacông ty ITC
2.1.3 Xây dựng đề cương nghiên cứu
Đề cương nghiên cứu công tác hoạch định chiến lược phát triển tạicông ty ITC được xây dựng về các kế hoạch, phân tích nội dung nghiên cứunhư sau:
- Tìm hiểu về quy trình nghiệp vụ của các phòng ban trong công ty,nghiên cứu về các quy trình thực hiện, nội dung công việc chi tiếtcủa các phòng ban đó
- Phân tích các chiến lược và đánh giá hiệu quả đã đạt được của công
ty ITC trong năm hoạt động
- Các thông tin về hoạt động kinh doanh của công ty ITC bao gồm:
+ Báo cáo tài chính của công ty
+ Quy trình hoạt động, phân công nhiệm vụ, công việc của các bộ phận phòngban trong công ty
Trang 35Việc thu thập dữ liệu theo hai phương pháp: phương pháp thu thập dữliệu thứ cấp và phương pháp phỏng vấn sâu Các dữ liệu được thu thập từ cácphòng ban, bộ phận tham gia vào công tác hoạch định chiến lược của doanhnghiệp, thông qua phòng kế toán và các trang mạng để phục vụ cho quá trìnhnghiên cứu và phân tích.
2.1.5 Phân tích số liệu
Sau khi đã thu thập các số liệu cần thiết cần phân tích các dữ liệu đómột cách khách quan dựa trên quan điểm nhìn nhận về hoạch định chiến lượcphát triển của công ty Phương pháp được dùng để phân tích số liệu là phươngpháp phân tích tổng hợp
2.1.6 Đánh giá phân tích kết quả, lựa chọn chiến lược phù hợp và kế
hoạch thực thi chiến lược.
Nội dung nghiên cứu về hoạch định chiến lược được phân tích kháchquan dựa trên những dữ liệu đã thu thập được phản ánh thực trạng tại công tyITC Kết quả nghiên cứu về đề tài hoạch đinh chiến lược phát triển của công
ty ITC dựa trên các số liệu đã thu thập và phân tích cụ thể, đưa ra kết luận vàlựa chọn những chiến lược phù hợp với thực trạng của doanh nghiệp, lên kếhoạch để thực thi chiến lược cụ thể
2.2 Phương pháp thu thập dữ liệu
2.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Dữ liệu thứ cấp là những dữ liệu được thu thập từ các báo cáo, các bảngbiểu thống kê chính thức của doanh nghiệp và các cơ quan, tổ chức có liênquan đến nội dung nghiên cứu của đề tài Trong luận văn, dữ liệu thứ cấpđược sử dụng ở chương 3 để phân tích các yếu tố của môi trường bên trong vàmôi trường bên ngoài làm căn cứ cho phân tích và lựa chọn chiến lược pháttriển của doanh nghiệp Trước tiên cần xác định dữ liệu cần có cho nghiêncứu, sau đó xác định những dữ liệu thứ cấp từ nguồn bên trong như: báo cáo
Trang 36tài chính trong 3 năm từ năm 2015 đến 2017, tình hình về hoạt động kinhdoanh, xuất nhập khẩu hàng hóa, kế hoạch, báo cáo của doanh nghiệp trướcđây
Sau đó thu thập thông tin từ những dữ liệu bên ngoài, các đề tài đã đượcnghiên cứu của Công ty Cổ phần Tư vấn Chuyển giao Công nghệ ITC Saukhi đã thu thập được các dữ liêụ thứ cấp, cần phải chọn lọc những dữ liệu cầnthiết, độ uy tín của dữ liệu này
2.2.2 Phương pháp phỏng vấn sâu
Phương pháp phỏng vấn sâu được sử dụng để phỏng vấn trực tiếp cácnhà quản lý các cấp trong doanh nghiệp, các chuyên gia, các nhà khoa họctrong và ngoài doanh nghiệp về các nội dung như:
- Sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi, điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội tháchthức
- Hướng đi của công ty trong thời gian tới, tìm hiểu đánh giá của banlãnh đạo đối với những khó khăn và thách thức cần phải đối mặt
- Lợi thế cạnh tranh hiện tại của công ty là gì, có thể tận dụng được lợithế nào cho kế hoạch sắp tới
- Đánh giá về xu hướng phát triển của ngành công nghệ thông tin trongthời gian sắp tới, phân tích sâu cơ hội và rủi ro
- Đánh giá đối thủ cạnh tranh hiện tại và tương lai thế nào
2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu
Sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp dựa theo những thông tin đãthu thập được ở phương pháp phỏng vấn sâu, phân tích về các nội dung củanhững người trực tiếp phụ trách về hoạt động chính của doanh nghiệp, sửdụng bảng câu hỏi và phỏng vấn, phân tích báo cáo tài chính của công ty
Trang 37CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH CƠ SỞ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN CHUYỂN GIAO
CÔNG NGHỆ ITC
3.1 Giới thiệu Công ty Cổ phần Tư vấn Chuyển giao Công nghệ ITC
3.1.1 Hoàn cảnh ra đời
Công ty Cổ phần Tư vấn Chuyển giao Công nghệ ITC thành lập vào năm
1995, đây là thời điểm ngành công nghệ thông tin vẫn còn rất mới mẻ tại ViệtNam và cũng là thị trường có rất nhiều tiềm năng phát triển Công ty hiện cótrụ sở chính tại Hà Nội, chi nhánh tại TP Hồ Chí Minh và Văn phòng đại diệntại Đà Nẵng Công ty ITC hoạt động chuyên sâu về lĩnh vực công nghệ cao tạithị trường Viễn thông và Công nghệ thông tin
Tên công ty: Công ty Cổ phần Tư vấn Chuyển giao Công nghệ ITC (ITC JSC)Địa chỉ: Số 10 ngõ 81 Linh Lang, phường Cống Vị, quận Ba Đình, thành phố
Hà Nội
Mã số thuế: 0100512643
Ngành nghề kinh doanh:
a) Kinh doanh dịch vụ viễn thông;
b) Đại lý dịch vụ viễn thông;
c) Thiết lập mạng viễn thông cố định mặt đất không sử dụng bằng tần số
vô tuyến điện, số thuê bao viễn thông trong phạm vi một tỉnh, thành phố trựcthuộc trung ương
d) Cung cấp dịch vụ viễn thông;
e) Dịch vụ viễn thông cơ bản gồm: Dịch vụ thoại; Dịch vụ fax; Dịch vụtruyền số liệu; Dịch vụ truyền hình ảnh; Dịch vụ nhắn tin; Dịch vụ hội nghị;Dịch vụ kênh thuê riêng; Dịch vụ kết nối Internet;
Trang 38f) Dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng gồm: Dịch vụ thư điện tử; Dịch vụthư thoại; Dịch vụ fax gia tăng giá trị; Dịch vụ truy cập Internet;
g) Kinh doanh dịch vụ nội dung thông tin và giá trị gia tăng trên mạngviễn thông di động;
h) Sản xuất phần mềm tin học;
i) Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hoá;
j) Tư vấn, lắp đặt máy phát điện và tổ hợp máy phát điện các loại;
k) Xây lắp điện, đường dây và trạm biến thế đến 35KV;
l) Sản xuất, lắp ráp, sửa chữa, bảo trì các sản phẩm điện, điện tử, thiết bịmáy; tính, thiết bị văn phòng, thiết bị viễn thông;
m) Mua bán máy móc và thiết bị thay thế;
n) Uỷ thác, mua bán hàng hoá;
o) Kinh doanh, cho thuê thiết bị điện, điện tử, tin học, thiết bị viễn thông,thiết bị văn phòng;
p) Dịch vụ cho thuê nhà, văn phòng;
q) Lắp đặt trang thiết bị cho các công trình xây dựng;
r) Thiết kế trang Web, tích hợp và thiết kế mạng LAN (mạng cục bộ),mạng WAN (mạng diện rộng);
s) Mua bán thiết bị Camera giám sát bảo vệ, phòng cháy chữa cháy;
t) Mua bán các thiết bị truyền hình, thiết bị sân khấu điện ảnh;
u) Mua bán thiết bị tự động hoá, linh kiện và mạch điện tử chuyên dụng;v) Mua bán trang thiết bị, công cụ phòng thí nghiệm hoá sinh và y tế;w) Đào tạo, tư vấn, chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực viễn thông vàcông nghệ thông tin;
x) Vận chuyển khách bằng ô tô
Email: Info@itc.com.vn
Website: http://itc.com.vn
Trang 39Logo của công ty:
Tầm nhìn của công ty:
- Công ty luôn phấn đấu để giữ vững vị trí là một công ty Tích hợp hệthống chuyên nghiệp hàng đầu tại Việt nam với khả năng sáng tạo từ nhữngthành tựu công nghệ cao đem lại giá trị thiết thực cho khách hàng thông quacác giải pháp linh hoạt và dịch vụ mang đẳng cấp quốc tế
- Sáng tạo từ thành tựu Công nghệ: Phát huy nguồn lực sáng tạo trẻnhằm khai thác tối đa sức mạnh công nghệ mới phục vụ sự phát triển côngnghệ thông tin
- Xây dựng uy tín bởi Chất lượng dịch vụ: Khẳng định chất lượng sảnphẩm dịch vụ toàn diện cho khách hàng là tiêu chí hàng đầu để tạo dựng tínhchuyên nghiệp của công ty ITC đi đôi với sự tín nhiệm
- Hội tụ giá trị tạo sức mạnh thương hiệu
- Năng động tới Hội nhập Quốc tế: Phát triển kỹ năng trong toàn hệthống dựa trên môi trường kinh doanh năng động theo các tiêu chuẩn quản lýtiên tiến để phù hợp với xu thế Hội nhập Quốc tế
- Hoài bão để Thành công: Không ngừng phát triển hoạt động kinhdoanh lên tầm cao mới, định hướng phát triển bền vững giàu bản sắc để khẳngđịnh vị thế doanh nghiệp ngày một thành công hơn
Sứ mệnh của công ty: Luôn trung thành với tôn chỉ hoạt động của mình làluôn hướng tới khách hàng, vì khách hàng và cam kết đem đến cho kháchhàng những sản phẩm, giải pháp công nghệ phù hợp và kinh tế nhất
Giá trị cốt lõi:
- Sáng tạo từ thành tựu công nghệ
- Xây dựng uy tín bởi chất lượng dịch vụ
Trang 40- Hội tụ giá trị tạo sức mạnh thương hiệu
- Năng động tới hội nhập quốc tế
- Hoài bão để thành công
Về một số thành tích và giải thưởng đạt được:
Năm 2017:
- 3 năm liên tiếp đạt giải thưởng Top Systems Integrator Partner (nhà tíchhợp hàng đầu tại Việt nam) và 4 năm liên tiếp đạt giải thưởng Top GlobalService Provider (nhà tích hợp hàng đầu Việt Nam trong khối thị trường Viễnthông) của Cisco Systems Việt Nam
- Đạt giải thưởng Best Performance Partner của hãng Fortinet
- Trở thành đối tác Vàng đối tác dịch vụ của hãng Polycom