1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nhằm tăng cường quản trị chi phí tại các doanh nghiệp xây lắp thuộc Bộ Văn hoá Thông tin

139 22 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 139
Dung lượng 1,11 MB

Nội dung

Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh kết quả sử dụng tài sản, vật tư, lao động và tiền vốn trong quá trình sản xuất, cũngnhư tính đúng đắn của các giải pháp tổ c

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Xây dựng cơ sở hạ tầng là nhu cầu cấp thiết trong quá trình hội nhập vàphát triển của đất nước ta Sản phẩm của ngành xây dựng là những công trìnhxây dựng như: nhà ở, đường xá, các nhà bảo tàng, các công trình văn hoá…góp phần tạo nên cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế Tuy nhiên ngànhxây dựng hiện nay đang phải đối mặt với một vấn đề được toàn xã hội quantâm đó là sự thất thoát, lãng phí về chi phí và sự kém chất lượng của các côngtrình xây dựng Trước thực trạng đó Đảng và nhà nước ta đã ban hành các vănbản về quản lý các công trình xây dựng

Trong các ngành sản xuất nói chung và ngành xây lắp nói riêng, hạchtoán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một khâu rất quan trọngtrong toàn bộ công tác kế toán của doanh nghiệp Chi phí sản xuất là nhữnggiá trị tài sản, vật tư, lao động tiêu hao trong quá trình sản xuất, là cơ sở cấutạo nên giá thành sản phẩm – chỉ tiêu tổng hợp phản ánh hiệu quả hoạt độngsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Vì thế, việc sử dụng hợp lý, tiết kiệmtài sản vật tư, tiền vốn, lao động đi đôi với việc hạ thấp giá thành sản phẩm làmục tiêu chung của toàn ngành xây lắp Để đạt được điều đó chúng ta phảiquan tâm xem xét những cách thức quản trị chi phí để đem lại hiệu quả caotrong hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp

Trong ngành xây lắp nói chung, xây lắp các công trình văn hoá như:xây dựng tượng đài, xây dựng các nhà bảo tàng, nhà lưu niệm… lại mangnhững đặc thù riêng của ngành Chí phí trong xây dựng công trình văn hoá cónhững tính chất riêng biệt như: chí phí nhân công cao (sáng tác các tác phẩmnghệ thuật), vật liệu thi công mang tính đặc thù phải mua lẻ trên thị trường vàkhó giám sát, kiểm tra chất lượng dẫn đến việc quản lý chi phí có hiệu quả và

Trang 2

tính chính xác giá thành sản phẩm gặp nhiều khó khăn hơn Để quản lý chiphí có hiệu quả và nâng cao chất lượng công trình yêu cầu công tác hạch toán

kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm phải được hoàn thiện

Để nâng cao hiệu quả quản trị chi phí trong ngành xây lắp tác giả đã

lựa chọn nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính

giá thành sản phẩm nhằm tằng cường quản trị chi phí tại các doanh nghiệp xây lắp thuộc Bộ Văn hoá Thông tin” Trong đề tài của mình tác giả

đã sử dụng những kiến thức chung về kế toán quản trị và kế toán tài chính đểnghiên cứu hạch toán chi phí và tính giá thành với mục đích đáp đáp ứng tốthơn yêu cầu quản trị chi phí tại các doanh nghiệp xây lắp thuộc Bộ Văn hoáThông tin trong điều kiện kinh tế thị trường

2 Mục đích nghiên cứu của đề tài

- Về mặt lý luận: Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về hạchtoán chi phí sản xuất và tính giá thành trong các doanh nghiệp xây lắp dưới cảhai góc độ kế toán tài chính và kế toán quản trị

- Về mặt thực tế: Vận dụng lý luận nghiên cứu thực trạng hạch toán chiphí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dưới cả hai góc độ kế toán tài chính

và kế toán quản trị trong các doanh nghiệp xây lắp thuộc Bộ Văn hoá Thôngtin

- Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện hạch toán chi phí và tính giáthành nhằm tăng cường quản trị chi phí trong các doanh nghiệp xây lắp thuộc

Bộ Văn hoá Thông tin

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

* Đối tượng nghiên cứu của đề tài

- Nghiên cứu lý luận chung về hạch toán chi phí sản xuất và tính giáthành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp

Trang 3

- Nghiên cứu thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sảnphẩm trong các doanh nghiệp xây lắp thuộc Bộ Văn hoá Thông tin.

- Nghiên cứu mức độ đáp ứng yêu cầu của công tác kế toán nhằm tăngcường quản trị chi phí trong các doanh nghiệp xây lắp thuộc Bộ Văn hoáThông tin

* Phạm vi nghiên cứu của đề tài

- Các doanh nghiệp xây lắp thuộc Bộ Văn hoá Thông tin: Công ty Mỹthuật Trung ương, Viện tu bổ di tích Trung ương, Công ty thiết kế xây dựngcông trình văn hóa Thời gian nghiên cứu của đề tài tại các công ty là các năm

2005, 2006, 2007

4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp luận: Phương pháp luận biện chứng duy vật, tức là xemxét các sự vật, hiện tượng hay các mặt của một sự vật, hiện tượng trong mốiliên hệ tác động qua lại chuyển hoá lẫn nhau trong sự vận động và phát triểnkhông ngừng

- Phương pháp cụ thể: Bao gồm các phương pháp hạch toán kế toán(phương pháp chứng từ, phương pháp tài khoản, phương pháp tính giá,phương pháp tổng hợp cân đối), các phương pháp phân tích kinh doanh(phương pháp chi tiết, phương pháp so sánh, phương pháp liên hệ), cácphương pháp thống kê trong việc nghiên cứu mặt lượng của các sự vật hiệntượng số lớn để tìm ra bản chất và tính quy luật của chúng như các phươngpháp điều tra chọn mẫu, các phương pháp toán (quy nạp, diễn dịch), phươngpháp đồ thị để minh họa các quá trình và kết quả nghiên cứu

5 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần lời mở đầu và kết luận, luận văn được chia thanh bachương:

Trang 4

Chương 1: Lý luận chung về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá

thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp

Chương 2: Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá

thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp thuộc Bộ V ăn hoáThông tin

Chương 3: Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản

phẩm nhằm tăng cường quản trị chi phí trong các doanh nghiệp xây lắp thuộc

Bộ Văn hoá Thông tin

6 Những đóng góp của luận văn

- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về tổ chức kế toán chi phí sản xuất

và tính giá thành sản phẩm xây lắp

- Khảo sát, nghiên cứu thực trạng tổ chức kế toán chi phí sản xuất vàtính giá thành sản phẩm đồng thời nêu rõ những tồn tại cần tiếp tục hoàn thiệntrong thời gian tới tại các doanh nghiệp xây lắp thuộc Bộ VHTT&DL trongcông tác quản lý và kiểm soát chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

- Căn cứ vào hệ thống lý luận và khảo sát thực tế đề ra các giải phápnhằm hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩmcho các doanh nghiệp xây lắp thuộc Bộ VHTT&DL đặc biệt về hệ thống báocáo quản trị chi phí

Trang 5

CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT

VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH

NGHIỆP XÂY LẮP.

1.1 Bản chất và nội dung kinh tế của chi phí sản xuất.

Chi phí nói chung là sự ghi nhận trên góc độ chủ sở hữu những gì đã bỏ

ra trong kỳ với kỳ vọng thu được lợi ích lớn hơn trong tương lai Những gì đã

bỏ ra chính là các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) đã được sử dụng (bịtiêu hao) cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Trong doanh nghiệp sản xuất chi phí bỏ ra cho quá trình này được gọi

là chi phí sản xuất Chi phí sản xuất là toàn bộ hao phí về lao động sống, laođộng vật hoá và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp phải chi ra trongquá trình sản xuất trong một thời kỳ nhất định biểu hiện bằng tiền

Chi phí là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp có các đặc trưng sau:

- Chi phí chỉ có thể biểu hiện bằng tiền

- Chi phí được tổng hợp theo từng kỳ nhất định (tuần, tháng, quý, năm)

- Chi phí chỉ được ghi nhận khi có xác nhận về việc sử dụng các nguồnlực cho hoạt động sản xuất kinh doanh

Trong doanh nghiệp cần phân biệt giữa chi phí và chi tiêu, thực chi, haophí

- Có mục đích tạo ra thu nhập - Không (hoặc chưa) tạo ra thu nhập

- Được bù đắp bằng thu nhập do nó

tạo ra

- Được bù đắp bằng vốn quỹ đã có từtrước

Trong doanh nghiệp các khoản mua sắm tài sản, trang trải công nợkhông được coi là chi phí Chi phí, chi tiêu cũng khác thực chi mặc dù hầu hết

Trang 6

mọi khoản chi phí và chi tiêu đều trực tiếp hay gián tiếp gắn với thực chi Cóthể có các trường hợp xảy ra:

- Có thực chi sau mới có chi phí (nguyên vật liệu, khấu hao)

- Có chi phí sau mới có thực chi (tính trước chi phí bảo hành)

- Chi phí = thực chi (ví dụ chi phí tiếp khách)

Sự khác nhau giữa chi phí, chi tiêu và thực chi:

- Thực chi có sử dụng tiền để mua sắm tài sản, trang trả công nợ, thanhtoán dịch vụ, thu nhập, công tác phí

- Chi phí, chi tiêu ghi nhận có sử dụng nguồn lực nhưng chưa chắc đãchi tiền trong cùng một kỳ Ví dụ khấu hao tài sản cố định dùng vào sản xuấtkinh doanh ghi nhận là chi phí (không thực chi), tính giá trị hao mòn tài sản

cố định phúc lợi (chi tiêu nhưng không thực chi)

Sự khác nhau giữa chi phí và hao phí:

Chi phí và hao phí đều thể hiện sự suy giảm các nguồn lực , tuy nhiênhao phí có thể là sự suy giảm không mang lại thu nhập Ngoài ra hao phíkhông nhất thiết phải biểu hiện bằng tiền

Chi phí sản xuất của doanh nghiệp xây lắp là toàn bộ chi phí về laođộng sống và lao động vật hoá phát sinh trong quá trình xây lắp và cấu thànhnên giá thành xây lắp

1.2 Bản chất và chức năng của giá thành

Giá thành sản phẩm (công việc, lao vụ) là chi phí sản xuất tính cho mộtkhối lượng hoặc một đơn vị sản phẩm (công việc, lao vụ) do doanh nghiệpsản xuất đã hoàn thành

Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh kết quả

sử dụng tài sản, vật tư, lao động và tiền vốn trong quá trình sản xuất, cũngnhư tính đúng đắn của các giải pháp tổ chức, quản lý, kỹ thuật và công nghệ

mà doanh nghiệp đã sử dụng nhằm nâng cao năng suất lao động, chất lượng

Trang 7

sản xuất, hạ thấp chi phí và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp Giá thành còn làmột căn cứ quan trọng để định giá bán và xác định hiệu quả kinh tế của hoạtđộng sản xuất.

Giá thành sản phẩm là một phạm trù của sản xuất hàng hoá, phản ánhlượng giá trị của những hao phí lao động sống và lao động vật hoá đã thực sựchi ra cho sản xuất sản phẩm Trong giá thành sản phẩm chỉ bao gồm nhữngchi phí tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình sản xuất phải được bồihoàn để tái sản xuất ở doanh nghiệp mà không bao gồm những chi phí phátsinh trong kỳ kinh doanh của doanh nghiệp Những chi phí đưa vào giá thànhsản phẩm phải phản ánh được giá trị thực của các tư liệu sản xuất tiêu hao chosản xuất và các tư liệu tiêu dùng khác có liên quan tới việc bù đắp đơn giảnhao phí lao động sống

Mọi tính toán chủ quan không phản ánh đúng các yếu tố giá trị tronggiá thành đều có thể dẫn đến việc phá vỡ các quan hệ hàng hoá - tiền tệ,không xác định được hiệu quả kinh doanh và không thực hiện được tái sảnxuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng

Giá thành sản phẩm xây lắp là biểu hiện bằng tiền toàn bộ hao phí vềlao động sống và lao động vật hoá phát sinh trong quá trình sản xuất có liênquan tới khối lượng xây lắp hoàn thành

1.3 Đặc điểm của ngành xây lắp và ảnh hưởng của nó đến công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.

Xây dựng cơ bản là ngành sản xuất vật chất quan trọng mang tính chấtcông nghiệp nhằm tạo ra cơ sở vật chất cho nền kinh tế quốc dân Hoạt độngcủa ngành xây dựng bao gồm: xây dựng mới, mở rộng, khôi phục, cải tạo,trùng tu các công trình xây dựng, các di tích Thông thường, công tác XDCB

do các đơn vị xây lắp nhận thầu tiến hành Để thực hiện công tác XDCBngười ta thường ký kết các hợp đồng xây dựng Ngành sản xuất này có các

Trang 8

đặc điểm sau:

- Sản phẩm xây lắp là các công trình, vật kiến trúc… có quy mô lớn,kết cấu phức tạp, mang tính đơn chiếc, thời gian sản xuất dài Do vậy việc tổchức quản lý và hạch toán nhất thiết phải có các dự toán thiết kế, thi công

- Sản phẩm xây lắp được tiêu thụ theo giá dự toán hoặc giá thoả thuậnvới Chủ đầu tư từ trước Do đó tính chất hàng hoá của sản phẩm thể hiệnkhông rõ

- Sản phẩm xây lắp cố định tại nơi sản xuất còn các điều kiện sản xuấtphải di chuyển theo địa điểm đặt sản phẩm

- Tổ chức sản xuất trong các doanh nghiệp xây lắp ở nước ta hiện nayphổ biến theo phương thức khoán gọn các công trình, hạng mục công trình,khối lượng hoặc công việc cho các đơn vị trong nội bộ doanh nghiệp (đội, xínghiệp) Trong giá khoán gọn, không chỉ có tiền lương mà còn có đủ các chiphí về vật liệu, công cụ, dụng cụ thi công, chi phí chung của bộ phận nhậnkhoán

Do những đặc điểm hoạt động kinh doanh, đặc điểm sản phẩm, đặcđiểm tổ chức sản xuất đã có ảnh hưởng đến công tác kế toán tại các doanhnghiệp xây lắp Xuất phát từ quy định về lập dự toán công trình xây dựng cơbản là phải lập theo từng hạng mục công trình và phân tích theo từng khoảnmục chi phí cũng như đặc điểm tại các đơn vị nhận thầu, hạch toán chi phí sảnxuất và tính giá thành xây lắp phải chú ý những đặc điểm sau:

- Hạch toán chi phí nhất thiết phải được phân tích theo từng khoản mụcchi phí, từng hạng mục công trình, từng công trình cụ thể Qua đó thườngxuyên so sánh, kiểm tra việc thực hiện dự toán chi phí, xem xét nguyên nhânvượt, hụt dự toán và đánh giá hiệu quả kinh doanh

- Đối tượng hạch toan chi phí có thể là các công trình, hạng mục côngtrình, từng công trình cụ thể Qua đó thường xuyên so sánh, kiểm tra việc thực

Trang 9

hiện dự toán chi phí, xem xét nguyên nhân vượt, hụt dự toán và đánh giá hiệuquả kinh doanh.

- Đối tượng hạch toán chi phí có thể là các công trình, hạng mục côngtrình, các đơn đặt hàng, các giai đoạn của hạng mục hay nhóm hạng mục…

Vì thế phải lập dự toán chi phí và tính giá thành theo từng hạng mục hay giaiđoạn của hạng mục

- Giá thành công trình lắp thiết bị không bao gồm giá trị bản thân thiết

bị do Chủ đầu tư đưa vào để lắp đặt mà chỉ bao gồm những chi phí do doanhnghiệp xây lắp bỏ ra có liên quan đến xây lắp công trình Bởi vậy khi nhậnthiết bị do đơn vị Chủ đầu tư bàn giao để lắp đặt, giá các thiết bị được ghi vàoBên Nợ TK 002 - “Vật tư, hàng hoá nhận giữ hộ, nhận gia công”

- Giá thành công tác xây dựng và lắp đặt kết cấu bao gồm giá trị vật kếtcấu và giá trị thiết bị kèm theo như các thiết bị vệ sinh, thông gió, điều hoànhiệt độ, thiết bị truyền dẫn…

1.4 Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp dưới góc độ kế toán tài chính.

1.4.1 Phân loại chi phí sản xuất

Để quản lý và hạch toán chi phí sản xuất theo từng nội dung cụ thể,từng đối tượng tính giá thành sản phẩm thì phải phân loại chi phí một cáchkhoa học Phân loại chi phí sản xuất là việc sắp sếp chi phí sản xuất vào từngloại, từng nhóm khác nhau theo những đặc trưng nhất định Trong các doanhnghiệp xây lắp chi phí sản xuất kinh doanh có thể được phân loại theo nhiềutiêu thức khác nhau tuỳ thuộc vào mục đích và yêu cầu của công tác quản lý

a/ Phân theo nội dung kinh tế ban đầu.

Để phục vụ cho việc tập hợp, quản lý chi phí theo nội dung kinh tế banđầu đồng nhất của nó mà không xét đến công dụng cụ thể, địa điểm phát sinh,chi phí được phân theo yếu tố Cách phân loại này giúp cho việc xây dựng và

Trang 10

tính định mức vốn lưu động cũng như việc lập, kiểm tra và phân tích dự toánchi phí Chi phí phân theo yếu tố bao gồm:

- Yếu tố chi phí nguyên liệu, vật liệu: Bao gồm toàn bộ giá trị nguyên,vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, công cụ, dụng cụ…

sử dụng vào sản xuất - kinh doanh

- Yếu tố chi phí nhân công: Phản ánh tổng số tiền lương và phụ cấpmang tính chất lương, BHXH, BHYT, KPCĐ trích theo tỷ lệ quy định trêntổng số tiền lương phải trả cho công nhân viên chức

- Yếu tố chi phí khấu hao TSCĐ: Phản ánh tổng số khấu hao TSCĐphải trích trong kỳ của tất cả TSCĐ sử dụng cho sản xuất - kinh doanh

- Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh toàn bộ chi phí dịch vụmua ngoài dùng vào sản xuất - kinh doanh

- Yếu tố chi phí bằng tiền: Phản ánh toàn bộ chi phí thể hiện trực tiếpbằng tiền dùng vào hoạt động sản xuất - kinh doanh trong kỳ

Phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố chi phí có tác dụng quan trọngđối với việc quản lý chi phí của lĩnh vực sản xuất: cho phép hiểu rõ cơ cấu, tỷtrọng từng yếu tố chi phí, là cơ sở để phân tích, đánh giá tình hình thực hiện

dự toán chi phí sản xuất, làm cơ sở cho việc dự trù hay xây dựng kế hoạchcung cấp vật tư, huy động tiền vốn, lập kế hoạch tiền lương…

b/ Phân theo công dụng của chi phí

Cách phân loại chi phí sản xuất thông dụng nhất thể hiện rõ đặc điểmcủa chi phí sản xuất xây lắp là phân loại theo mục đích, công dụng của chiphí Theo các phân loại này chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp đượcchia thành các khoản mục:

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Là giá mua các loại vật liệu chính,vật liệu phụ, nhiên liệu, sử dụng vào hoạt động xây lắp trong kỳ

- Chi phí nhân công trực tiếp: Là chi phí tiền lương cơ bản, các khoản

Trang 11

phụ cấp lương, lương phụ có tính chất ổn định phải trả công nhân trực tiếp sảnxuất xây lắp trong kỳ.

- Chi phí sử dụng máy thi công: Là khoản tiền doanh nghiệp phải bỏ ra

để sử dụng máy xây lắp bao gồm: chi phí khấu hao máy thi công, chi phí sửachữa thường xuyên máy móc thi công, chi phí động lực, tiền lương của côngnhân điều khiển máy và chi phí khác của máy thi công

- Chi phí sản xuất chung: Chi phí sản xuất trực tiếp khác như chi phícho bộ máy quản lý tổ, đội, các khoản trích BHYT, BHXH, KPCĐ của côngnhân trực tiếp sản xuất và công nhân thực hiện công tác quản lý …

Đối với ngành xây lắp do đặc điểm riêng biệt của sản phẩm xây lắp đòihỏi việc tổ chức quản lý và hạch toán phải lập dự toán Giá thành dự toán củamột công trình, hạng mục công trình hay một khối lượng công việc gồm 4khoản mục đã nêu ở trên, giá thành thực tế của quá trình xây lắp phải so sánhvới giá thành dự toán đã được lập và lấy đó làm thước đo

b/ Phân theo cách thức kết chuyển chi phí (bù đắp chi phí)

Theo cách thức kết chuyển, toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh đượcchia thành chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ Chi phí sản phẩm là những chiphí gắn liền với các sản phẩm được sản xuất ra và được bù đắp khi những sảnphẩm đó bán được Chi phí thời kỳ không gắn liền với giá trị sản phẩm đượcsản xuất ra hoặc được mua vào nên phát sinh kỳ nào được bù đắp hết ngaybằng lãi gộp trong kỳ của kỳ phát sinh

c/ Phân theo quan hệ của chi phí với khối lượng công việc, sản phẩm hoàn thành.

Để thuận lợi cho việc lập kế hoạch và kiểm tra chi phí, đồng thời làmcăn cứ để đề ra các quyết định kinh doanh, toàn bộ chi sản xuất - kinh doanhlại được phân theo quan hệ với khối lượng công việc hoàn thành Theo cáchnày, chi phí được chia thành biến phí và định phí

Trang 12

Biến phí là những chi phí thay đổi về tổng số, về tỷ lệ so với khối lượngcông việc hoàn thành, chẳng hạn chi phí về nguyên liệu, nhân công trựctiếp… Cần lưu ý rằng, các chi phí biến đổi nếu tính trên một đơn vị sản phẩmthì lại có tính cố định Định phí là những chi phí không đổi về tổng số so vớikhối lượng công việc hoàn thành, chẳng hạn các chi phí về khấu hao tài sản

cố định, chi phí cho thuê mặt bằng, phương tiện kinh doanh… Các chi phí nàynếu tính cho 1 đơn vị sản phẩm thì lại biến đổi nếu số lượng sản phẩm thayđổi

Các phân loại này có tác dụng trong việc phân tích tình hình tiết kiệmhay lãng phí chi phí và định ra phương pháp thích hợp để phấn đấu hạ thấpchi phí sản xuất cho một đơn vị sản phẩm

d/ Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ giữa chi phí và đối tượng chịu chi phí

Theo cách phân chia này người ta chia chi phí sản xuất của doanhnghiệp thành:

- Chi phí tập hợp trực tiếp: là các chi phí có liên quan trực tiếp đến mộtđối tượng chịu chi phí

- Chi phí phân bổ gián tiếp: Là chi phí có liên quan đến nhiều đối tượngchịu chi phí

Cách phân loại này có ý nghĩa kinh tế đối với việc xác định phươngpháp kế toán tập hợp và phân bổ chi phí

e/ Phân loại chi phí theo mối quan hệ với quy trình công nghệ sản xuất:

- Chi phí trực tiếp: có liên quan trực tiếp với công nghệ sản xuất Ví dụ:Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp

- Chi phí gián tiếp (chi phí chung): không liên quan trực tiếp với côngnghệ sản xuất như chi phí nhân viên bán hàng, dụng cụ quản lý, vật tư quản lý

1.4.2 Phân loại giá thành sản phẩm xây lắp

Trang 13

Trong sản xuất xây lắp để đáp ứng yêu cầu quản lý, phân loại giá thànhđược xem xét dưới nhiều góc độ, nhiều phạm vi tính toán khác nhau.

Trang 14

a/ Phân loại giá thành xét theo thời điểm và nguồn số liệu để tính giá

thành.

- Giá thành dự toán: Là tổng số chi phí trực tiếp, gián tiếp tạo nên sảnphẩm tính theo đơn giá tổng hợp cho từng khu vực và theo các định mức kinh

tế kỹ thuật do Nhà nước ban hành để xây dựng công trình XDCB

+ Giá thành dự toán chính là chi phí trung bình xã hội cần thiết để xâydựng công trình XDCB

+ Giá thành dự toán nhỏ hơn giá trị dự toán công trình xây lắp ở phầnthu nhập định mức Trong đó thu nhập định mức trong XDCB được Nhà nướcxác định trong từng thời kỳ

+ Giá thành dự toán là cơ sở để đơn vị tổ chức xây lắp xác định trướckhối lượng công việc cần làm, vật tư tiêu hao và là giới hạn giá thành cao nhấttheo các khối lượng công việc trong dự toán mà doanh nghiệp có thể đạt tới

để đảm bảo có thu nhập bằng với thu nhập định mức

- Giá thành kế hoạch: Là giá thành xác định xuất phát từ những điềukiện cụ thể ở mỗi doanh nghiệp xây lắp trên cơ sở biện pháp thi công, cácđịnh mức, đơn giá áp dụng trong đơn vị dựa vào năng lực thực tế của doanhnghiệp xây lắp trong một thời kỳ nhất định (kỳ kế hoạch) Giá thành kế hoạchđược xác lập có tính chất định ra mục tiêu tiết kiệm chi phí so với giá thành

dự toán, là căn cứ để doanh nghiệp xây lắp xác định giá bỏ thầu trong việcđấu thầu công trình

Giá thành kế hoạch = Giá thành dự toán - Mức hạ giá thành dự

- Giá thành thực tế: Là biểu hiện bằng tiền của những chi phí thực tế đểhoàn thành khối lượng xây lắp Giá thành thực tế được tính trên cơ sở số liệu

kế toán về chi phí sản xuất của khối lượng xây lắp thực hiện trong kỳ

b/ Phân loại giá thành xét theo phạm vi phát sinh chi phí.

Giá thành sản phẩm xây lắp được chia ta thành: giá thành sản xuất và

Trang 15

giá thành toàn bộ.

Giá thành sản xuất của sản phẩm xây lắp chỉ bao gồm những chi phíphát sinh liên quan đến việc xây dựng hay lắp đặt sản phẩm xây lắp (chi phínguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thicông và chi phí sản xuất chung)

Giá thành toàn bộ sản phẩm xây lắp bao gồm giá thành sản xuất sảnphẩm cộng với các chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổcho sản phẩm xây lắp

1.4.3 Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm xây lắp.

Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi, giới hạn nhất định đểtổng hợp chi phí sản xuất Thực chất của xác định đối tượng tập hợp chi phísản xuất là xác định nơi phát sinh chi phí và nơi chịu chi phí (tổ, đội xí nghiệpthi công, địa điểm thi công, công trình, hạng mục công trình, dự án…)

Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất được xác định dựa vào căn cứ sau:

- Căn cứ vào loại hình sản xuất: các doanh nghiệp thuộc loại hình sảnxuất đơn chiếc thì đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có thể là từng loại sảnphẩm, từng hạng mục công trình Các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuấthàng loạt thì đối tượng tập hợp có thể là từng đơn đặt hàng

- Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất: Nếu doanh nghiệp tổ chức sảnxuất theo phân xưởng thì chi phí sản xuất tập hợp theo phân xưởng

Do đặc điểm sản xuất trong các doanh nghiệp có quy trình công nghệsản xuất phức tạp, sản phẩm được sản xuất đơn chiếc riêng lẻ, việc tổ chứcsản xuất được phân chia thành nhiều công trường nhiều khu vực thi công nênđối tượng hạch toán chi phí sản xuất có thể là đơn đặt hàng, sản phẩm haynhóm sản phẩm, giai đoạn công việc, khu vực thi công

* Theo sản phẩm hay đơn đặt hàng: Sản phẩm trong doanh nghiệp xây

Trang 16

lắp là công trình, hạng mục công trình hoàn thành Hàng tháng, chi phí sảnxuất phát sinh có liên quan đến công trình, hạng mục công trình nào thì đượctập hợp vào đối tượng đó một cách thích hợp, khi hoàn thành tổng chi phítheo đối tượng hạch toán cũng chính là giá thành sản phẩm xây lắp.

* Theo bộ phận sản phẩm: Bộ phận sản phẩm trong XDCB là các giaiđoạn xây lắp của các công trình, hạng mục công trình có dự toán riêng Hàngtháng, chi phí sản xuất được tập hợp cho từng giai đoạn xây lắp có liên quan,khi hoàn thành tổng cộng chi phí theo các giai đoạn chính là giá thành sảnphẩm xây lắp

* Theo nhóm sản phẩm: được áp dụng trong trường hợp doanh nghiệpxây lắp cùng lúc thi công một số công trình, hạng mục công trình theo cùngmột thiết kế hoặc thiết kế gần giống nhau theo một phương thức thi công nhấtđịnh trên cùng một địa điểm Hàng tháng, chi phí sản xuất được tập hợp theonhóm sản phẩm, khi hoàn thành xác định giá thành đơn vị sản phẩm

Căn cứ vào phương pháp lập dự toán cho công trình, hạng mục côngtrình và phương thức thanh toán giữa bên giao thầu và bên nhận thầu để xácđịnh đối tượng tính giá thành

Khi phương thức thanh toán giữa hai bên là thanh toán một lần thì đối tượngtính giá thành là sản phẩm hoàn chỉnh

* Sản phẩm hoàn chỉnh (theo đơn đặt hàng):

Là công trình, hạng mục công trình đã xây lắp xong đến giai đoạn cuốicùng của toàn bộ quy trình công nghệ và chuẩn bị bàn giao cho đơn vị sửdụng

Giá thành sản phẩm hoàn chỉnh là thước đo bù đắp chi phí đã bỏ ranhưng không đáp ứng được yêu cầu quản lý kịp thời vì chỉ tính được khi côngtrình, hạng mục công trình hoàn thành

Khi phương thức thanh toán giữa hai bên là thanh toán nhiều lần thì đối tượng

Trang 17

tính giá thành sản phẩm là sản phẩm hoàn thành theo giai đoạn quy ước.

* Sản phẩm hoàn thành theo giai đoạn quy ước:

Là đối tượng xây lắp chưa kết thúc toàn bộ công tác quy định trongthiết kế kỹ thuật mà chỉ kết thúc việc thi công đến một giai đoạn nhất định gọi

là điểm dừng kỹ thuật hợp lý

Đối tượng tính giá thành theo giai đoạn quy ước sẽ phục vụ kịp thờicho việc kiểm tra tình hình sử dụng các loại chi phí trong các doanh nghiệp để

có các biện pháp quản lý kịp thời

1.4.4 Phương pháp tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp

Chi phí sản xuất được tập hợp theo hai phương pháp là tập hợp trựctiếp và phân bổ gián tiếp:

- Phương pháp tập hợp trực tiếp được áp dụng với các chi phí có liênquan trực tiếp đến đối tượng tập hợp chi phí đã xác định, công tác hạch toán,ghi chép ban đầu cho phép quy nạp trực tiếp các chi phí này vào từng đốitượng kế toán chi phí có liên quan

- Phương pháp phân bổ gián tiếp được áp dụng khi một loại chi phí liênquan đến nhiều đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất Trong trường hợpnày phải lựa chọn tiêu chuẩn hợp lý để tiến hành phân bổ cho các đối tượngchịu phí liên quan

Phương pháp tính giá thành là hệ thống phép tính được sử dụng đểtính giá thành sản phẩm và đơn vị sản phẩm, nó mang tính thuần tuý kỹ thuậttính toán chi phí cho từng đối tượng tính giá thành Trong xây lắp có thể ápdụng nhiều phương pháp tính giá thành khác nhau phụ thuộc vào đối tượnghạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành Sản phẩm xây lắp cuốicùng là công trình, hạng mục công trình xây dựng xong và đưa vào sử dụng

do đó phải tính được giá thành công trình, hạng mục công trình đó Giá thànhcác hạng mục công trình xây lắp đã hoàn thành được xác định trên cơ sở tổng

Trang 18

cộng chi phí phát sinh từ lúc khởi công đến lúc hoàn thành được tập hợp trêncác sổ chi tiết chi phí sản xuất.

Các phương pháp sử dụng trong tính giá thành sản phẩm xây lắp là:Phương pháp trực tiếp: được áp dụng khi đối tượng tính giá thành làcác sản phẩm hoàn chỉnh hay nhóm sản phẩm có thiết kế như nhau được thicông trên cùng một địa điểm Giá thành sản phẩm tính theo phương pháp nàyđược tính bằng cách trực tiếp lấy chi phí sản xuất sản phẩm (hay nhóm sảnphẩm) cộng hoặc trừ đi chênh lệch giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ so vớicuối kỳ rồi chia cho số lượng sản phẩm hoàn thành

Phương pháp tổng cộng chi phí: giá thành công trình, hạng mục côngtrình được xác định bằng cách tổng cộng chi phí sản xuất để hoàn thành các

bộ phận của công trình, hạng mục công trình Sử dụng phương pháp này khiđối tượng tính giá thành là bộ phận sản phẩm cụ thể là các giai đoạn công việctheo quy ước

Phương pháp tỷ lệ: được sử dụng khi doanh nghiệp thực hiện các côngtrình hay nhóm công trình, hạng mục công trình có tính năng cũng như khốilượng công việc tương đương nhau cùng thi công trong kỳ kế toán, từ đó tính

tỷ lệ chi phí giữa giá thành thực tế với giá thành dự toán hoặc giá thành kếhoạch để tính giá thành thực tế mỗi công trình hoặc hạng mục công trình.Phương pháp này được sử dụng khi đối tượng tính giá thành là nhóm sảnphẩm xây lắp có thiết kế gần giống nhau cùng thi công tại một địa điểm

Phương pháp liên hợp: Là việc sử dụng kết hợp nhiều phương pháptính giá thành như phương pháp tổng cộng chi phí với phương pháp tỷ lệ

1.4.5 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ

Để phục cho việc tính giá thành sản xuất của sản phẩm xây lắp, định

kỳ (tháng, quý), doanh nghiệp phải tiến hành kiểm kê khối lượng công việc

đã hoàn thành hay đang dở dang Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang

Trang 19

trong sản xuất xây lắp phụ thuộc vào phương thức thanh toán khối lượng xâylắp hoàn thành giữa bên nhận thầu và bên giao thầu Nếu quy định thanh toánsản phẩm xây lắp sau khi hoàn thành toàn bộ thì giá trị sản phẩm dở dang làtổng chi phí phát sinh từ lúc khởi công đến cuối tháng đó Nếu quy định thanhtoán sản phẩm xây lắp theo điểm dừng kỹ thuật hợp lý (là điểm mà đó có thểxác định được giá dự toán) thì giá trị sản phẩm dở dang là giá trị khối lượngxây lắp chưa đạt tới điểm dừng kỹ thuật hợp lý đã quy định và được tính theochi phí thực tế trên cơ sở phân bổ chi phí thực tế của hạng mục công trình đócho các giai đoạn, tổ hợp công việc đã hoàn thành và giai đoạn còn dở dangtheo giá trị dự toán của chúng.

Có thể áp dụng một số phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang nhưsau:

- Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí thực tế phát sinh: Nếuquy định thanh toán sản phẩm xây lắp sau khi hoàn thành toàn bộ thì giá trịsản phẩm dở dang là toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh từ lúc khởi công đếncuối kỳ kế toán đó

- Xác định theo tỷ lệ hoàn thành sản phẩm: Nếu quy định thanh toánsản phẩm xây lắp theo giai đoạn quy ước là điểm dừng kỹ thuật hợp lý đã quyđịnh và giá trị được đánh giá tính theo chi phí thực tế phát sinh trên cơ sởphân bổ chi phí thực tế của hạng mục công trình đó cho các giai đoạn tổ hợpcông việc đã hoàn thành và giai đoạn còn dở dang theo giá trị dự toán củachúng

- Xác định theo đơn giá dự toán: Đối với công trình, hạng mục công trìnhđược quy định thanh toán định kỳ theo khối lượng của từng loại công việc, bộphận kết cấu trên cơ sở đơn giá dự toán thì sản phẩm dở dang là những khốilượng công việc chưa hoàn thành và được đánh giá theo chi phí dự toán

Trang 20

1.4.6 Tổ chức hạch toán chi phí sản xuất.

Chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp xây lắp được chia thành cáckhoản mục sau:

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

- Chi phí nhân công trực tiếp

- Chi phí sử dụng máy thi công

- Chi phí sản xuất chung

a/ Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

* Tài khoản sử dụng:

TK 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”: TK này dùng để phản ánhcác chi phí nguyên nhiên vật liệu, sử dụng trực tiếp cho hoạt động xây lắp củadoanh nghiệp xây lắp

Kết cấu của tài khoản 621:

Bên Nợ:

- Phản ánh trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu xuất dùng trực tiếpcho hoạt động xây lắp trong kỳ hạch toán (không bao gồm thuế GTGT nếuđược khấu trừ thuế)

Tài khoản 621 không có số dư

* Nguyên tắc hạch toán:

Chỉ hạch toán vào TK 621 các chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp sử

Trang 21

dụng cho thi công xây lắp công trình bao gồm: vật liệu xây dựng, vật liệu phụ,nhiên liệu, vật kết cấu như bê tông đúc sẵn…, giá trị thiết bị đi kèm với vậtkiến trúc như thiết bị vệ sinh…

Trong kỳ hạch toán tập hợp chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp thực

tế phát sinh vào bên nợ TK 621 chi tiết cho từng đối sử dụng trực tiếp nguyênliệu, vật liệu Cuối kỳ hạch toán thực hiện kết chuyển vào các tài khoản 154 -Chi phi sản xuất kinh doanh dở dang - phục vụ cho việc tính giá thành thực tếcủa công trình xây lắp trong kỳ kế toán có chi tiết theo từng đối tượng hạchtoán chi phí

Trường hợp vật liệu chính sử dụng để thi công nhiều công trình khôngthể xác định trực tiếp mức tiêu hao thực tế cho từng công trình thì kế toánphải tiến hành phân bổ theo tiêu thức phù hợp (thường là chi phí dự toán).Mức phân bổ chi phí về nguyên vật chính dùng cho từng công trình được xácđịnh theo công thức tổng quát sau:

Tổng Tiêu thức của các đốitượng được phân bổ

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

TK152, 111,112… TK621 (chi tiết theo TK154 (chi tiết theo

đối tượng) đối tượng)

Tập hợp chi phí Kết chuyển vào NVL trực tiếp TK tính giá thành

Trang 22

b/ Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp

Theo chế độ kế toán hiện hành hạch toán chi phí nhân công trực tiếpđược thực hiện vào TK622 “Chi phí nhân công trực tiếp” Tài khoản 622dùng để phản ánh chi phí lao động trực tiếp tham gia vào hoạt động xây lắp.Chi phí lao động trực tiếp bao gồm cả các khoản phải trả cho người lao độngthuộc quản lý của doanh nghiệp và cho lao động thuê ngoài theo từng loạicông việc Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm nhân công trực tiếp xây lắpcác công trình, công nhân phục vụ thi công (kể cả công nhân vận chuyển, bốc

dỡ vật tư trong phạm vi mặt bằng xây lắp và công nhân chuẩn bị thi công vàthu dọn hiện trường)

Kết cấu của TK 622 như sau:

TK 622 không có số dư

* Nguyên tắc hạch toán:

- Trong kỳ kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp vào bên Nợ TK

622, cuối kỳ kế toán tính, phân bổ và kết chuyển chi phí nhân công trực tiếptheo đối tượng tập hợp chi phí vào TK 154 - chi phí sản xuất kinh doanh dởdang chi tiết theo từng đối tượng hạch toán chi phí

Trang 23

Sơ đồ 1.2: Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp:

TK334,335,338… TK622 (chi tiết theo TK154 (chi tiết theo

đối tượng) đối tượng)

Tập hợp chi phí Kết chuyển vào nhân công trực tiếp TK tính giá thành

Không hạch toán vào tài khoản này lương của công nhân vận chuyểnngoài công trường, lương nhân viên thu mua, bốc dỡ, bảo quản vật liệu trướckhi đến công trường, lương nhân viên quản lý, công nhân điều khiển máy thicông, những người làm công tác bảo quản tại công trường, lương nhân viênthu mua, bốc dỡ, bảo quản vật liệu…

c/ Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công

Máy thi công xây lắp là một bộ phận của TSCĐ bao gồm tất cả các loại

xe máy kể cả thiết bị được chuyển động bằng động cơ được sử dụng trực tiếpcho công tác xây lắp trên công trường thay thế cho sức lao động của conngười Chi phí sử dụng máy thi công là toàn bộ chi phí vật liệu, nhân công,các chi phí trực tiếp dùng cho quá trình sử dụng máy thi công phục vụ cho cáccông trình xây lắp

Chi phí sử dụng máy thi công được hạch toán vào TK623 “chi phí sửdụng máy thi công”, nội dung như sau:

Bên Nợ:

Phản ánh các chi phí có liên quan đến máy thi công như: chi phínguyên vật liệu cho máy thi công, chi phí tiền lương và các khoản phụ cấptheo lương, tiền công trả cho công nhân sử dụng máy thi công

Bên Có:

Các khoản ghi giảm chi phí sử dụng máy thi công

Trang 24

Kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công trong kỳ sang TK 154 - chiphí sản xuất kinh doanh dở dang.

TK 623 không có số dư Tài khoản này dùng để tập hợp và phân bổ chiphí sử dụng xe, máy thi công phục vụ trực tiếp cho hoạt động xây, lắp côngtrình theo phương thức thi công hỗn hợp vừa thủ công vừa kết hợp bằng máy.Trường hợp doanh nghiệp thực hiện xây lắp công trình hoàn toàn bằng máythì kế toán không sử dụng tài khoản 623 mà phản ánh trực tiếp vào các tàikhoản 621,622,627 Cũng như chi phí nhân công trực tiếp, các khoản tríchtheo lương như BHXH, BHYT, KPCĐ và tiền ăn ca của công nhân sử dụngmáy thi công không được hạch toán ở TK này mà hạch toán ở TK 627 “chiphí sản xuất chung”

Cuối kỳ hạch toán kế toán tiến hành phân bổ chi phí sử dụng máy thicông cho các đối tượng chịu chi phí theo từng công trình của từng loại máy sửdụng

Sơ đồ 1.3: Sơ đồ hạch toán chi phí sử dụng máy thi công:

TK111, 152, 334… TK623 TK154 (chi tiết theo

335,338 đối tượng)

Tập hợp chi phí Kết chuyển vào máy thi công TK tính giá thành

TK 627

d/ Hạch toán chi phí sản xuất chung

Chi phí sản xuất chung trong từng đội xây lắp bao gồm lương nhân

Trang 25

viên quản lý đội, trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định trên tổng sốlương công nhân viên chức của đội, khấu hao TSCĐ dùng chung cho đội, chiphí dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền khác.

Tài khoản sử dụng để hạch toán chi phí sản xuất chung: TK 627 “Chiphí sản xuất chung” Tài khoản này dùng để phản ánh những chi phí phụ vụxây lắp tại các đội và các bộ phận sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệpxây lắp Đây là những chi phí phát sinh trong từng bộ phận, từng đội xây lắp,ngoài chi phí vật liệu và nhân công trực tiếp (kể cả phần trích cho các quỹBHXH, BHYT, KPCĐ trên tiền lương phải trả cho toàn bộ công nhân viêntừng bộ phận, từng đội và toàn bộ tiền ăn ca của đội, bộ phận) Tài khoản 627được mở chi tiết theo từng bộ phận xây lắp (xí nghiệp trực thuộc, đội xâylắp…)

Kết cấu của TK 627 như sau:

Bên Nợ:

- Phản ánh các chi phí phát sinh trong kỳ như chi phí vật liệu dùngtrong đội, công trường xây dựng, lương nhân viên quản lý đội, tiền ăn giữa cacủa nhân viên quản lý đội, của công nhân xây lắp, khoản BHXH, BHYT,KPCĐ được tính theo tỷ lệ quy định trên tiền lương phải trả công nhân trựctiếp xây lắp, nhân viên quản lý đội và nhân viên sử dụng máy thi công thuộcbiên chế doanh nghiệp, khấu hao TSCĐ dùng chung cho hoạt động của đội,những chi phí khác có liên quan đến hoạt động của đội và chi phí liên quanđến sử dụng máy thi công trong trường hợp thi công xây lắp bằng máy

Bên Có:

Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung

Kết chuyển chi phí sản xuất chung trong kỳ vào TK 154 - chi phí sảnxuất kinh doanh dở dang

TK 627 không có số dư

Trang 26

Sơ đồ 1.4: Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung

TK111,152,334, TK627 TK154 (chi tiết theo

Tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bằng cách tổng hợp các chiphí đã tập hợp bên Nợ của TK 621

Tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp bằng cách tổng hợp các chi phí đãtập hợp bên Nợ TK 622

Tổng hợp chi phí sử dụng máy thi công bằng cách tổng hợp các chi phí

đã tập hợp bên Nợ TK 623

Tổng hợp chi phí sản xuất chung bằng cách tập hợp các chi phí đã tậphợp bên Nợ của TK 627

Để tính giá thành, các chi phí được kết chuyển hoặc phân bổ vào TK

154 - chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Kết cấu tài khoản này như sau:

Bên Nợ:

- Các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chiphí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ có liên

Trang 27

quan đến giá thành sản phẩm xây lắp công trình hoặc giá thành xây lắp theogiá khoán nội bộ.

- Giá thành xây lắp của nhà thầu phụ bàn giao cho nhà thầu chính chưađược xác định tiêu thụ trong kỳ

- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ

- Giá thành xây lắp của nhà thầu hoàn thành bàn giao cho Chủ đầu tưchưa được xác định tiêu thụ trong kỳ kế toán

Trang 28

Sơ đồ 1.5: Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất và giá thành sản

(7) (5)

(3)

(2)

145(9)

Trang 29

tổng hợp, có tính hiện thực thể hiện nội dung kinh tế – tài chính đã diễn ra, đãkết thúc, đã hoàn thành làm cơ sở cho những quyết định kinh tế sẽ thực hiện.Thông tin kế toán tài chính có độ chính xác cao và có thể kiểm tra được tuynhiên thông tin của kế toán tài chính chủ yếu dưới hình thức giá trị Các chỉtiêu kinh tế tài chính nói chung và chi phí giá thành nói riêng do kế toán tàichính cung cấp là những thông tin có tính sử liệu, phản ánh các nghiệp vụkinh tế phát sinh trong quá khứ, chủ yếu phục vụ cho các đối tượng bên ngoàidoanh nghiệp Tuy nhiên để hoạt động kinh doanh có hiệu quả, các nhà quản

lý doanh nghiệp cần những thông tin hướng về tương lai, cả những thông tintài chính và những thông tin phi tài chính về các quá trình hoạt động trong nội

bộ tổ chức cũng như môi trường bên ngoài tổ chức Dưới góc độ kế toán tàichính, bộ phận kế toán chi phí có chức năng tính toán, đo lường chi phí phátsinh trong tổ chức theo đúng các nguyên tắc kế toán để cung cấp các thông tin

về giá vốn hàng bán, các chi phí hoạt động trên báo cáo kết quả kinh doanh vàgiá trị hàng tồn kho trên bảng cân đối kế toán tuy nhiên các nhà doanh nghiệpcòn cần bộ phận kế toán chi phí có chức năng đo lường, phân tích về chi phí

và khả năng sinh lời của các sản phẩm, dịch vụ, các hoạt động và các bộ phậncủa tổ chức nhằm nâng cao hiệu quả và hiệu năng của quá trình hoạt độngkinh doanh thì kế toán tài chính chưa đáp ứng được yêu cầu này Để giảiquyết được vấn đề này các nhà quản trị cần phải có thông tin của phần hành

hệ thống kế toán quản trị

1.4 Kế toán chi phí - giá thành trong doanh nghiệp sản xuất dưới góc độ

kế toán quản trị.

1.4.1 Phân loại chi phí

1.4.1.1 Phân loại chi phí theo cách sắp xếp trên các báo cáo tài chính

Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệpđược chia thành chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ

Trang 30

Chi phí sản phẩm là những khoản chi phí gắn liền với quá trình sảnxuất sản phẩm Chi phí sản phẩm bao gồm các chi phí nguyên vật liệu trựctiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung Chi phí nguyên vậtliệu trực tiếp là các chi phí về nguyên vật liệu cấu thành thực thể của sảnphẩm và có thể xác định trực tiếp cho từng sản phẩm Chi phí nhân công trựctiếp là các khoản thù lao cho công nhân trực tiếp sản xuất và các khoản thùlao này có thể xác định trực tiếp cho từng sản phẩm Chi phí sản xuất chung lànhững chi phí sản xuất gián tiếp, chưa được tính vào chi phí nguyên vật liệutrực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp.

Các chi phí sản phẩm được tính vào giá thành sản xuất sản phẩm và sẽđược chuyển thành giá vốn hàng bán (chi phí thời kỳ) trên Báo cáo kết quảkinh doanh khi các sản phẩm được tiêu thụ Nếu các sản phẩm vẫn đang làm

dở hoặc sản phẩm hoàn thành nhưng chưa được tiêu thụ thì các chi phí này sẽđược xem là tài sản của doanh nghiệp và được phản ánh dưới khoản mụchàng tồn kho của bảng cân đối kế toán

Chi phí thời kỳ là những khoản chi phí phát sinh ngoài quá trình sảnxuất sản phẩm, bao gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.Chi phí thời kỳ trực tiếp làm giảm lợi nhuận trong kỳ mà nó phát sinh, nóicách khác là chi phí thời kỳ được chuyển thẳng vào các chỉ tiêu chi phí trênBáo cáo kết quả kinh doanh của kỳ phát sinh

1.4.1.2 Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí

Theo cách ứng xử của chi phí có nghĩa là những chi phí này tăng, giảmnhư thế nào đối với các mức độ thay đổi của hoạt động kinh doanh Mục đíchcủa cách phân loại này là cung cấp thông tin phục vụ cho việc lập kế hoạch,kiểm tra và điều tiết chi phí

Theo cách phân loại này chi phí được phân thành 3 loại:

- Biến phí (chi phí biến đổi): Là những chi phí thay đổi khi mức hoạt

Trang 31

động thay đổi, được chia làm biến phí tỷ lệ và biến phí cấp bậc.

Biến phí thường gồm các khoản chi phí như chi phí nguyên vật liệutrực tiếp, chi phí lao động trực tiếp… các biến phí này có đặc điểm là:

+ Biến phí đơn vị sản phẩm không thay đổi khi sản lượng thay đổi.+ Tổng các biến phí thay đổi khi sản lượng thay đổi

+ Biến phí = 0 khi không có hoạt động

- Định phí (chi phí cố định): là những khoản chi phí không thay đổi khimức độ hoạt động thay đổi trong phạm vi phù hợp của doanh nghiệp Phạm viphù hợp là phạm vi giữa khối lượng sản phẩm tối thiểu và khối lượng sảnphẩm tối đa mà doanh nghiệp dự định sản xuất Định phí được chia làm 2 loại

là định phí bắt buộc và định phí không bắt buộc

Định phí thường gồm các khoản chi phí như chi phí khấu hao nhàxưởng, máy móc, thiết bị dùng trong phân xưởng, chi phí thuê nhà xưởng,nhân viên phân xưởng… Định phí có đặc điểm là:

+ Định phí đơn vị sản phẩm thay đổi khi sản lượng thay đổi

+ Tổng định phí không thay đổi khi sản lượng thay đổi trong phạm viphù hợp

- Chi phí hỗn hợp là những chi phí có cả yếu tố cố định và yếu tố biếnđổi Trong thực tế có rất nhiều chi phí phát sinh trong hoạt động kinh doanhcủa doanh nghiệp không thuần tuý là chi phí biến đổi hay thuần tuý là chi phí

cố định mà là chi phí hỗn hợp Hiểu biết rõ về các thành phần biến đổi và cốđịnh trong chi phí hỗn hợp sẽ giúp ích cho doanh nghiệp trong việc lập dựtoán chi phí

Cách phân loại chi phí này có tác dụng rất lớn trong việc phân tích mốiquan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận, xây dựng các mô hình kế toán chiphí và giúp nhà quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí

Trang 32

1.4.1.3 Phân loại chi phí nhằm mục đích ra quyết định

Để phục vụ cho việc ra quyết định của các nhà quản lý, ngoài các cáchphân loại chi phí trên, chi phí còn được phân thành các loại sau:

- Chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp:

+ Chi phí trực tiếp: Là những chi phí chỉ quan hệ trực tiếp đến việc sảnxuất một loại sản phẩm, một công việc, lao vụ hoặc một hoạt động, một địađiểm nhất định và hoàn toàn có thể hạch toán, quy nạp trực tiếp cho sảnphẩm, công việc lao vụ đó Trên góc độ quản trị doanh nghiệp, chi phí trựctiếp thường mang tính chất có thể tránh được, tức là nó phát sinh và mất đicùng với sự phát sinh và mất đi của một hoạt động cụ thể

+ Chi phí gián tiếp: Là các chi phí có liên quan đến nhiều sản phẩm,công việc, lao vụ, nhiều đối tượng khác nhau nên phải tập hợp, quy nạp chotừng đối tượng bằng phương pháp phân bổ gián tiếp Trên góc độ quản trịdoanh nghiệp, chi phí gián tiếp thường mang tính chất không thể tránh được

Cách phân loại này rất có ích cho các nhà quản lý khi cân nhắc tiếp tụcduy trì hay loại bỏ các hoạt động, bộ phận kinh doanh

- Chi phí có thể kiểm soát được và chi phí không thể kiểm soát được:+ Chi phí có thể kiểm soát được: là những chi phí mà nhà quản trị cóquyền quyết định hoặc có ảnh hưởng đáng kể tới mức độ phát sinh chi phí

+ Chi phí không thể kiểm soát được: là những chi phí mà nhà quản trịkhông có quyền quyết định hoặc không có ảnh hưởng đáng kể tới mức độphát sinh chi phí

Việc xem xét một khoản chi phí là kiểm soát được hay không kiểm soátđược phải gắn với một cấp quản lý cụ thể trong doanh nghiệp Cách phân loạichi phí này có ý nghĩa trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động, hiệu quả quản

lý chi phí của từng cấp bậc, bộ phận trong doanh nghiệp

- Chi phí cơ hội là phần lợi nhuận tiềm năng bị từ bỏ khi lựa chọn

Trang 33

phương án hoạt động này thay vì một phương án hoạt động khác Chi phí cơhội là khoản chi phí không được theo dõi trên sổ sách kế toán nhưng lại rấtquan trọng đối với việc ra quyết định Khi lựa chọn các phương án hoạt động,ngoài các chi phí được phản ánh trên hệ thống sổ kế toán, nhà quản lý còn cầnxem xét chi phí cơ hội của các phương án đó do các nguồn lực của doanhnghiệp có thể được sử dụng theo những cách khác nhau để quyết định lựachọn phương án có lợi nhuận cao nhất.

1.4.2 Kế toán chi phí sản xuất - giá thành

1.4.2.1 Kế toán chi phí sản xuất - giá thành theo công việc

Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất theo công việc là phương pháptheo dõi, ghi chép số lượng nguyên liệu, lao động và chọn các căn cứ để phân

bổ chi phí sản xuất chung cho từng công việc Theo phương pháp này chi phísản xuất được hạch toán trực tiếp cho từng công việc (từng đơn đặt hàng).Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất theo công việc thường được sử dụng ởcác doanh nghiệp sản xuất chế biến theo đơn đặt hàng hoặc là sản xuất nhữngsản phẩm có giá trị cao hoặc có kích thước lớn

Sơ đồ 1.6: Sơ đồ luân chuyển chứng từ

Tài khoản sử dụng:

+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

+ Chi phí nhân công trực tiếp

+ Chi phí sản xuất chung

+ Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang được mở chi tiết theo các đơnđặt hàng và phản ánh trên Phiếu chi phí

Phiếu xuất kho vật tư

Phiếu theo dõi thời gian, khối lượng sản xuất

Mức phân bổ chi phí sản xuất chung

Phiếu chi phí công việc

Trang 34

hợp chi phí theo công việc Phiếu này được lập khi phòng kế toán nhận đượcthông báo sản xuất Phiếu này được lập khi phòng kế toán nhận được thôngbáo sản xuất Phiếu này có tác dụng như một sổ phụ phản ánh chi phí sản xuấtphát sinh trong quá trình sản xuất và được coi là một báo cáo sản phẩm dởdang Khi sản phẩm hoàn thành nhập kho thì phiếu này được chuyển từ khâusản xuất sang tập hồ sơ theo dõi đơn đặt hàng này đã kết thúc.

Sơ đồ 1.7: Hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp xác định chi phí

theo công việc.

TK CP sản

(1) Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chiphí sản xuất chung cho từng đơn đặt hàng

(2) Giá thành của từng đơn đặt hàng hoàn thành

1.4.2.2 Kế toán chi phí sản xuất theo quá trình sản xuất

Phương pháp này áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất hàng loạt, cácsản phẩm giống nhau cả về đặc tính, quá trình sản xuất và chi phí sản xuất.Theo phương pháp này các chi phí sản xuất được hạch toán luỹ kế cho tất cả

Trang 35

các sản phẩm sản xuất trong một kỳ Giá thành sản xuất đơn vị sản phẩmđược xác định bằng cách lấy tổng chi phí sản xuất trong kỳ chia cho số lượngsản phẩm sản xuất trong kỳ đó Quá trình kế toán chi phí sản xuất theo phânxưởng được tiến hành như sau:

Sơ đồ 1.8: Sơ đồ luân chuyển chứng từ

Phương pháp này đặt trọng tâm vào việc lập báo cáo sản xuất của từngphân xưởng sản xuất Báo cáo sản xuất coi trọng việc xác định sản lượngtương đương Việc xác định sản lượng tương đương sử dụng các phương phápđánh giá hàng tồn kho làm cơ sở, trong đó phương pháp trọng số trung bình

và phương pháp nhập trước xuất trước thường được sử dụng

Báo cáo sản xuất là tài liệu quan trọng trong việc kiểm tra, đánh giáhoạt động ở phân xưởng sản xuất đối với nhà quản trị

Tài khoản sử dụng:

+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

+ Chi phí nhân công trực tiếp

+ Chi phí sản xuất chung

+ Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

Giá vốn hàng bán

Trang 36

Trình tự hạch toán

+ Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng trong kỳ

+ Kết chuyển chi phí nhân công sử dụng trực tiếp trong kỳ

+ Kết chuyển chi phí sản xuất chung sử dụng trong kỳ cho từng phânxưởng sản xuất

+ Sản phẩm hoàn thành của phân xưởng này được chuyển sang phânxưởng sản xuất tiếp theo Quá trình vận động sản phẩm giữa các phân xưởng

cứ thế tiếp tục cho đến phân xưởng cuối cùng

+ Sản phẩm hoàn thành ở phân xưởng cuối cùng được nhập kho thànhphẩm Sau đó thành phẩm được xuất kho tiêu thụ

1.4.3 Lập dự toán chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh

Trong quá trình thự hiện đầu tư xây dựng cơ bản, vấn đề quan trọngnhất của chủ đầu tư, ban quản lý dự án, các nhà thầu xây dựng là: xác địnhchính xác tổng chi phí đầu tư xây dựng công trình Để thực hiện công trình vàxác định được chi phí thực hiện công trình doanh nghiệp phải tiến hành dựtoán được toàn bộ ngân sách sản xuất kinh doanh Dự toán là những dự kiến

về chi phí kinh doanh: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân côngtrực tiếp, chi phí sản xuất chung

Trang 37

1.4.4.1 Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Chi phí nguyên trực tiếp là yếu tố chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phísản xuất và giá thành sản phẩm Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bị ảnhhưởng bởi số lượng nguyên vật liệu tiêu hao tính cho một đơn vị sản phẩm,đơn giá nguyên vật liệu xuất dùng cho sản xuất và khối lượng sản phẩm cầnsản xuất Khối lượng sản phẩm sản xuất càng cao thì chi phí nguyên vật liệutrực tiếp càng cao và ngược lại Khi lập dự toán chi phí nguyên vật liệu trựctiếp ngoài việc chú ý đến các yếu tố ảnh hưởng nói trên còn cần thiết phảixem xét đến lượng nguyên vật liệu mua vào, tồn đầu kỳ và cuối kỳ Để xácđịnh dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, sử dụng công thức sau:

SX trong kỳ

x

Số lượngNVL tiêu haocho 1 đ/v SP

x

Đơn giáNVL xuấtdùng

Trong đó đơn giá NVL xuất dùng cho sản xuất có thể tính theo cácphương pháp khác nhau như phương pháp đơn giá bình quân của vật liệu luânchuyển trong kỳ, phương pháp đích danh, phương pháp nhập trước, xuấttrước…

1.4.4.2 Dự toán chi phí nhân công trực tiếp.

Dự toán chi phí nhân công trực tiếp là việc dự kiến tổng số lượng thờigian cần thiết để hoàn thành khối lượng sản phẩm sản xuất và đơn giá thờigian lao động trực tiếp (đơn giá giờ công) Khi lập dự toán chi phí nhân côngtrực tiếp phải chú ý đến kết cấu công nhân, trình độ thành thạo của từng loạicông nhân và đơn giá giờ công của từng loại Dự toán chi phí nhân công trựctiếp nhằm giúp cho các Nhà quản lý doanh nghiệp có kế hoạch chủ độngtrong việc sử dụng lao động trực tiếp, làm cơ sở cho việc phân tích ảnh hưởngcủa chi phí nhân công đối với chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm…

Trang 38

Căn cứ để lập dự toán chi phí nhân công trực tiếp là khối lượng sảnphẩm cần sản xuất, định mức thời gian sản xuất 1 đơn vị sản phẩm và đơn giágiờ công trực tiếp sản xuất

x

Định mức thờigian SX hoànthành 1 SP

x

Đơn giá giờcông trựctiếpTrường hợp doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau,phải lập dự toán chi phí nhân công trực tiếp riêng cho từng loại sản phẩm, sau

đó tổng hợp lại để tính dự toán cho toàn doanh nghiệp

1.4.4.3 Dự toán chi phí sản xuất chung

Mục đích của dự toán chi phí sản xuất chung là chỉ ra mức độ dự kiếncủa tất cả các chi phí sản xuất gián tiếp Khác với chi phí nguyên vật liệu vàchi phí nhân công trực tiếp, không sẵn có một mối quan hệ đầu ra - đầu vàonào cho các khoản mục chi phí sản xuất chung Tuy nhiên chi phí sản xuấtchung gồm hai bộ phận: chi phí biến đổi và chi phí cố định Số liệu thống kêtrong quá khứ sẽ giúp chúng ta xác định chi phí sản xuất chung sẽ biến độngnhư thế nào theo mức độ hoạt động của doanh nghiệp bằng việc áp dụng cácphương pháp ước tính chi phí

1.4.5 Báo cáo phân tích, ra quyết định chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm.

Báo cáo quản trị thường được soạn thảo linh hoạt tuỳ theo yêu cầu sửdụng thông tin của nhà quản trị Kỳ báo cáo của kế toán quản trị thườngxuyên hơn và ngắn hơn kỳ báo cáo của kế toán tài chính và thường gắn liềnvới một mặt hoạt động để đưa ra một quyết định cụ thể Luận văn xin đề cậpđến một số báo cáo có tính chất điển hình, phản ánh nội dung cơ bản nhằmđạt được mục đích ra quyết định quản trị chi phí

a/ Báo cáo chi phí sản xuất

Trang 39

- Mục đích: Cung cấp cho nhà quản lý những thông tin về chi phí sảnxuất theo từng đối tượng tập hợp chi phí và theo từng khoản mục chi phí.

- Cơ sở lập: Sổ chi tiết và sổ tổng hợp chi phí sản xuất trong kỳ theo đốitượng tập hợp chi phí

- Phương pháp lập: Căn cứ vào sổ chi tiết và sổ tổng hợp chi phí tiếnhành liệt kê các khoản mục chi phí theo từng đối tượng tập hợp chi phí, mỗiđối tượng được theo dõi trên cùng một dòng

b/ Báo cáo giá thành sản phẩm:

- Mục đích: Cung cấp thông tin về tổng giá thành sản xuất thực tế củatừng sản phẩm trên cơ sở đó so với giá thành kế hoạch để đánh giá tình hìnhthực hiện kế hoạch giá thành của từng đơn vị trong doanh nghiệp, đồng thờicung cấp thông tin cho việc lập kế hoạch và đưa ra các quyết định liên quanđến việc định giá sản phẩm tương tự

- Cơ sở lập: Bảng tổng hợp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

- Phương pháp lập: Liệt kê các chỉ tiêu giá thành kế hoạch, giá thànhthực tế theo từng sản phẩm, tổng giá thành cho từng sản phẩm trong doanhnghiệp, mỗi đối tượng giá thành được theo dõi trên cùng một dòng

c/ Báo cáo thực hiện kế hoạch:

Mục đích: Cung cấp thông tin về thực hiện kế hoạch trong kỳ báo cáothông qua các chỉ tiêu trên báo cáo để giúp ban lãnh đạo doanh nghiệp đánhgiá đúng tình hình doanh nghiệp và đua ra các giải pháp nhằm giúp doanhnghiệp thực hiện tốt hơn những chỉ tiêu kế hoạch sẽ đưa ra trong kỳ tiếp theo

Cơ sở lập: Các báo cáo chi tiết, báo cáo tổng hợp phản ánh thực tế tìnhhình doanh nghiệp trong kỳ và cùng kỳ năm trước, các dự toán ngân sách, các

kế hoạch đã lập đầu kỳ

Phương pháp lập: Liệt kê các chỉ tiêu đã xây dựng trong kế hoạch đầu

kỳ, mỗi chỉ tiêu một dòng, thể hiện sự so sánh đối với số liệu kế hoạch và số

Trang 40

liệu thực hiện cùng kỳ năm trước trên các cột tương ứng.

Về mặt phân tích để ra quyết định, kế toán quản trị đặc biệt quan tâmtới mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận, phân tích hoà vốn, phục vụcho việc ra quyết định ngắn hạn như: quyết định tiếp tục hay chấm dứt sảnxuất kinh doanh một bộ phận, quyết định tự sản xuất hay mua ngoài, quyếtđịnh bán ngay nửa thành phẩm hay sản xuất thành phẩm rồi mới bán, quyếtđịnh trong điều kiện năng lực sản xuất kinh doanh bị giới hạn, quyết định cóchấp nhận một đơn đặt hàng hay không

Nội dung phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận:

Các khái niệm cơ bản:

- Số dư đảm phí biểu hiện của mối quan hệ cơ bản của chi phí – khốilượng - lợi nhuận, được dùng để mô tả những gì còn lại của doanh thu saukhi trừ các biến phí tạo nên doanh thu đó

Số dư đảm phí = Doanh thu –Biến phí

- Mức số dư đảm phí đơn vị: là chênh lệch giữa đơn giá bán với biếnphí một sản phẩm

- Tỷ lệ số dư đảm phí: Là mối quan hệ giữa tổng mức số dư đảm phívới tổng doanh thu hoặc mối quan hệ giữa biến phí một sản phẩm với đơn giábán và được biểu hiện bằng số %

Mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận được thể hiện chủyếu trong việc phân tích điểm hoà vốn Thông qua việc phân tích đIểm hoàvốn cho phép ta xác định được mức doanh thu với khối lượng sản phẩm vàthời gian cần đạt được để bù đắp chi phí đã bỏ ra

Phân tích điểm hoà vốn trong tiêu thụ:

Điểm hoà vốn là điểm mà tại đó doanh thu vừa đủ bù đắp hết chi phí hoạtđộng kinh doanh đã bỏ ra, trong đIều kiện giá bán được chủ đầu tư chấp nhận:

Định phí

Ngày đăng: 27/11/2019, 08:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w