1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nhằm tăng cường quản trị chi phí tại Công ty Cổ phần Sông Đà 8

13 87 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 222,23 KB

Nội dung

Trong chương này luận văn tập trung phân tích những vấn đề mang tính lý luận chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nhằm tăng cường quản trị chi phí sản xuất trong

Trang 1

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP

Trong chương này luận văn tập trung phân tích những vấn đề mang tính lý luận chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nhằm tăng cường quản trị chi phí sản xuất trong các Doanh nghiệp xây lắp Bao gồm những nội dung cơ bản sau:

1.1 Cơ sở lý luận về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong Doanh nghiệp kinh doanh xây lắp

1.1.1 Đặc điểm hoạt động sản xuất xây lắp và ảnh hưởng của nó đến kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp

1.1.1.1 Đặc điểm sản xuất xây lắp

1.1.1.2 Đặc điểm kinh doanh xây lắp

1.1.2 Khái niệm, phân loại chi phí sản xuất

1.1.2.1 Khái niệm chi phí sản xuất

- Trên góc nhìn của kế toán tài chính

- Theo kế toán quản trị

1.1.2.2 Phân loại chi phí sản xuất

a) Phân loại chi phí theo mối quan hệ với mức độ hoạt động, bao gồm chi phí biến đổi, chi phí cố định, chi phí hỗn hợp

b) Phân loại chi phí theo mối quan hệ và khả năng qui nạp chi phí vào các đối tượng chịu chi phí, bao gồm chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp

c) Phân loại chi phí theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí, bao gồm chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí khấu hao tài sản cố địn, chi phí dịch vụ mau ngoài, chi phí bằng tiền khác

d) Phân loại chi phí theo sự ảnh hưởng tới việc lựa chọn các phương án, bao gồm chi phí phù hợp và chi phí không phù hợp

e) Phân loại chi phí theo mục đích, công dụng của chi phí, bao gồm chi nguyên vật liệu trực tiếp ,chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công , chi phí sản xuất chung

1.1.3 Khái niệm, phân loại giá thành sản phẩm

Trang 2

1.1.3.1 Khái niệm giá thành sản phẩm được biểu hiện bằng tiền của toàn bộ lao động sống và lao động vật hoá

1.1.3.2 Phân loại giá thành sản phẩm

(1) - Phân loại giá thành sản phẩm theo phạm vi tính toán

- Giá thành sản xuất toàn bộ

- Giá thành sản xuất theo biến phí

- Giá thành sản xuất có phân bổ hợp lý chi phí cố định

- Giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ

(2) - Phân loại giá thành theo thời gian và cơ sở số liệu tính giá thành

- Giá thành dự toán

- Giá thành kế hoạch

- Giá thành định mức

- Giá thành thực tế

1.1.4 Mối quan hệ giữa chi phí và giá thành

1.2 Kế toán chi phí sản xuấtvà tính giá thành sản phẩm trongDoanh nghiệp xây lắp

1.2.1 Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dưới góc độ kế toán tài chính

1.2.1.1.Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm

Là phạm vi giới hạn tập hợp chi phí sản xuất Giới hạn tập hợp chi phí sản xuất có thể là nơi phát sinh chi phí, có thể là đối tượng chịu chi phí Đối tượng tính giá thành là công trình, hạng mục công trình hay khối lượng xây lắp hoàn thành theo điểm dừng kỹ thuật hợp lý hoặc giai đoạn sản xuất, công việc cụ thể

1.2.1.2 Phương pháp kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp

a Chứng từ kế toán và hạch toán ban đầu

b Tài khoản và sổ kế toán

- Tài khoản áp dụng thông quyết định 15/2006/QĐ-BTC hoặc quyết định 15/2006/QĐ-BTC của Bộ tài chính

- Sổ sách kế toán còn tuỳ thuôc hình thức ghi sổ mà Doanh nghiệp lựa chọn

c Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất

Một là, phương pháp tập hợp chi phí trực tiếp

Trang 3

Hai là, phương pháp phân bổ gián tiếp

d Phương pháp kế toán chi phí sản xuất

 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp

 Kế toán chi phí sử dụng máy thi công

 Kế toán chi phí sản xuất chung

 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất

e Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ

Một là: Khi bên nhận thầu và chủ đầu tư quy định thanh toán khi có khối lượng

công việc hay giai đoạn xây lắp đến điểm dừng kỹ thuật hợp lý có giá trị dự toán riêng hoàn thành

Hai là: Nếu bên nhận thầu và chủ đầu tư quy định thanh toán khi công trình, hạng

mục công trình hoàn thành toàn bộ và doanh nghiệp xây lắp xác định đối tượng tính giá thành là công trình, hạng mục công trình thì chi phí sản xuất tính cho sản phẩm xây lắp

dở dang cuối kỳ là tổng chi phí sản xuất xây lắp phát sinh luỹ kế từ khi khởi công đến cuối kỳ báo cáo mà công trình, hạng mục công trình chưa hoàn thành

f Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp

Phương pháp giản đơn (Phương pháp trực tiếp)

 Phương pháp tổng cộng chi phí

 Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng

k Phương pháp khoán thầu xây lắp

Do đặc thù của kinh doanh xây lắp diễn ra ở nhiều địa phương khác nhau, mỗi Doanh nghiệp xây lắp có thể thực hiện nhiều công trình, hàng mục công trình cùng một thời điểm, trong mỗi công trình, hạng mục công trình có thể thực hiện bởi nhiều đơn vị thi công khác nhau, mà yêu cầu quản trị phải có thông tin chi tiết về từng khoản mục chi phí của từng công trình, hạng mục công trình, hoặc từng bộ phận, từng đơn vị thi công

Vì vậy, cơ chế khoán ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế của hoạt động kinh doanh đặc thù này Doanh nghiệp lựa chọn một trong các phương pháp khoán sau:

- Nếu đơn vị nhận khoán không tổ chức bộ máy riêng:

- Nếu đơn vị nhận khoán tổ chức bộ máy riêng:

Trang 4

1.2.2 Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dưới góc độ kế toán quản trị

1.2.2.1.Phương pháp xác định chi phí và tính giá thành theo công việc hoặc giai đoạn 1.2.2.2.Lập dự án chi phí sản xuất

a Hệ thống định mức chi phí

b Lập dự án chi phí sản xuất kinh doanh

Lập dự toán sản xuất kinh doanh là việc dự kiến chi phí sản xuất kinh doanh một cách chi tiết, phù hợp với yêu cầu quản lý cụ thể của đơn vị dựa trên định mức chi phí

Dự toán là tổng thể các dự đoán về khối lượng được thể hiện theo một cơ cấu nhất định,

là sự cụ thể hóa bằng các con số, các kế hoạch, dự án

Dự toán xây lắp cho từng công trình, hạng mục công trình được xác định dựa trên

cơ sở khối lượng xây lắp của bản vẽ thiết kế kỹ thuật, đơn giá xây dựng cơ bản (hoặc định mức xây lắp chi tiết) do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố ban hành hoặc đơn giá công trình, định mức công trình đối với những công trình được lập đơn giá riêng, định mức các chi phí tính theo tỷ lệ phần trăm (%) do Bộ xây dựng ban hành và các chế độ chính sách của Nhà nước có liên quan, bao gồm:

Lập dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Lập dự toán chi phí nhân công trực tiếp

Lập dự toán chi phí máy thi công dựa

Lập dự toán chi phí sản xuất chung

1.2.2.3.Phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận

Thông tin kế toán thu thập được có rất nhiều và đa dạng, để phục vụ cho việc ra quyết định của nhà quản lý , kế toán quản trị cần phải lựa chọn những thông tin thích hợp, trên cơ sở đó tổ chức phân tích theo yêu cầu quản lý

1.3 Kinh nghiệm về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm vào Việt Nam

1.3.1 Hệ thống kế toán pháp

Hệ thống kế toán Pháp bao gồm kế toán tổng quát (kế toán tài chính) và kế toán phân tích (kế toán quản trị) Đặc trưng của kế toán Pháp là mô hình kế toán “tĩnh” đối với

kế toán tổng quát và mô hình kế toán “động” đối với kế toán phân tích Hai mô hình này được tổ chức tách rời nhau và có tính độc lập tương đối

Trang 5

1.3.1 Hệ thống kế toán Mỹ

Mô hình kế toán Mỹ bao gồm ba bộ phận đó là kế toán thuế, kế toán tài chính và

kế toán quản trị Đặc trưng cơ bản của kế toán Mỹ là sự kết hợp giữa kế toán tài chính và

kế toán quản trị Kế toán quản trị không tổ chức thành bộ phận riêng như mô hình kế toán Pháp mà được tổ chức chung với kế toán tài chính Kế toán quản trị và kế toán tài chính cùng đưa ra một tiêu thức phân loại chi phí và hệ thống tài khoản chung

1.3.3 Bài học kinh nghiệm về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại trong các Doanh nghiệp Việt Nam

Qua nghiên cứu hai mô hình kế toán Pháp và Mỹ tác giải nhận thấy hai mô hình kế toán này có ưu điểm và đặc điểm riêng, nhưng tính ưu việt của kế toán Mỹ nổi trội hơn và cùng su thế Thế giới tại Việt Nam chủ yếu sử dụng mô hình kế toán Mỹ

Trang 6

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 8

2.1 Tổng quan về Công ty cổ phần Sông Đà 8

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Sông Đà 8

Tiền thân của Công ty Cổ phần Sông Đà 8 là Công ty Xây dựng Sông Đà 8, được thành lập theo quyết định số 04/BXD-TCLĐ ngày 02/11/1996 của Bộ trưởng Bộ xây dựng, ngày 11/3/2002 Công ty Xây dựng Sông Đà 8 được đổi tên thành Công ty Sông Đà

8 theo quyết định số 285/QĐ-BXD và Công ty TNHH NN một thành viên Sông Đà 8 là tên được gọi theo quyết định số 2385/ QĐ-BXD của Bộ trưởng Bộ Xây dựng Hiện tại, Công ty đã chuyển đổi sang hình thức cổ phần theo Quyết định số 1423/QĐ-BXD ngày 23/11/2007 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng

Từ khi thành lập đến nay, Công ty đã tham gia thi công nhiều công trình trọng điểm của Tổng công ty Sông Đà và Quốc gia Hiện nay, Công ty có 705 cán bộ kỹ thuật

và công nhân lành nghề; trong đó có hơn 180 cán bộ quản lý và chuyên môn nghiệp vụ

có trình độ đại học, sau đại học với bề dày kinh nghiệm trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực tổ chức thi công, tổ chức và quản lý điều hành sản xuất tại các dự án lớn của các công trình thuỷ điện, thuỷ lợi và công trình dân dụng trên cả nước

2.1.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh

Thứ nhất, sản phẩm của các doanh nghiệp này mang tính đơn chiếc Mỗi sản phẩm

được xây dựng theo thiết kế kỹ thuật riêng biệt

Thứ hai, Địa bàn sản xuất kinh doanh ở các địa bàn khác nhau trên cả nước, chủ

yếu là biên giới phía bắc, mỗi vùng miền có điều kiện về khí hậu, môi trường, văn hoá và điều kiện đi lại khó khăn Do đó ảnh hưởng đến công tác tổ chức kế toán

Thứ ba, sản phẩm của Công ty cổ phần Sông Đà 8 thường được tiến hành sản xuất

sau khi đã ký kết hợp đồng với người mua, giá bán được xác định theo giá bỏ thầu

Trang 7

Thứ tư, bên cạnh các công trình được chỉ định thầu của Tổng Công ty giao thì

Công ty phải trải qua khâu đấu thầu để tìm thêm khách hàng

Thứ năm, Công ty cổ phầm Sông Đà 8 ngoài hoạt động kinh doanh chính là xây

lắp các công trình thuỷ điện, công trình dân sự,…còn kinh doanh nhiều lĩnh vực khác

Thứ sáu, Công ty có 4 xí nghiệp đều có trình độ và năng lực kinh doanh như nhau,

trong đó xí nghiệp 801, xí nghiệp 802 có thế mạnh hơn vì được khai sinh trước Xí nghiệp 807 ngoài hoạt động xây lắp, còn có hoạt động sản xuất kinh doanh bê tông thương phẩm, bê tông đúc sẵn để phục vụ nội bộ và bán ra thị trường

2.1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý

Công ty cổ phần Sông Đà 8 được thành lập theo Quyết định số 1423/QĐ-BXD ngày 23/11/2007 của Bộ trưởng Bộ Xây Dựng với cơ cấu tổ chức của Công ty bao gồm: Hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban tổng giám đốc, bộ máy giúp việc, các phòng ban chức năng, các xí nghiệp và một Công ty con là Công ty cổ phần vật liệu & xây dựng Sông Đà được trình bày trong sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty Sông Đà 8

2.1.4 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và hình thức kế toán áp dung tại Công ty cổ phần Sông Đà 8

2.1.4.1 - Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán

Tại Công ty cổ phần Sông Đà 8, tổ chức công tác kế toán theo mô hình nửa tập trung, nửa phân tán Tại các đội công trình, không tổ chức bộ máy kế toán mà chỉ có nhân viên thống kê kế toán thu thập số liệu ban đầu, từng kỳ nộp chứng từ về phòng kế toán Công ty để hạch toán

Tại các xí nghiệp tổ chức kế toán theo mô hình tập trung, có tổ chức các đội công trình để dễ theo dõi, nhưng không tổ chức khoán đội, tại mỗi đội có nhân viên thống kê

số liệu ban đầu, định kỳ chuyển về phòng kế toán xí nghiệp Tại đây, kế toán sẽ hạch hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp, xác định lãi trước thuế, đồng thời kê khai thuế giá trị gia tăng, phần còn lại chuyển lên phòng kế toán Công ty tiếp tục hạch toán lãi sau thuế và lập Báo cáo tài chính

2.1.4.2 Hình thức kế toán áp dụng tại Công ty

Hình thức kế toán áp dụng tại các đơn vị tại Công ty cổ phần Sông Đà 8 là hình thức Nhật ký chung Công tác kế toán tại các đơn vị này này hiện nay đều sử dụng thống

Trang 8

nhất 1 phần mềm kế toán (SAS ACCOUNT) do Tổng công ty Sông Đà xây dụng chung cho toàn hệ thống của Sông Đà Phần mềm này khá phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp xây lắp và tổ chức quản lý của các doanh nghiệp này Việc sử dụng phần mềm kế toán giúp việc tổng hợp thông tin đặc biệt là thông tin về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm theo từng đối tượng rất dễ dàng

Cũng như các Doanh nghiệp cổ phần lớn, Công ty cổ phần Sông đà 8 áp dụng đúng chế độ kế toán hiện hành theo quyết định số 15/2006/QĐ- BTC ngày 20/3/2006 của

Bộ tài chính

2.2 Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty cổ phần Sông

Đà 8

2.2.1 Phân loại chi phí sản xuất và phân loại giá thành

2.2.1.1 Phân loại chi phí sản xuất

* Theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí

* Theo công dụng, mục đích của chi phí

2.2.1.2 Phân loại giá thành sản phẩm xây lắp

- Giá thành dự toán

- Giá thành thực tế

- Giá thành toàn bộ

2.2.2 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành

Xuất phát từ đặc thù sản xuất kinh doanh của ngành, Công ty cổ phần Sông đà 8 xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính là các công trình, hạng mục công trình

2.2.3 Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty cổ phần Sông Đà 8

2.2.3.1 Chứng từ kế toán

Phiếu chi, hoá đơn giá trị gia tăng, bảng chấm công, giấy đề nghị tạm ứng, giấy

đề nghị thanh toán, bảng thanh toán tiền lương, bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định

2.2.3.2 Tài khoản kế toán và sổ sách kế toán

Hệ thống tài khoản kế toán mà Công ty đang sử dụng bao gồm hầu hết các tài khoản theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC

Trang 9

Các tài khoản mở chi tiết trên tài khoản cấp hai và theo từng hạng mục công trình Tại Công ty Sông đà 8, sử dụng mẫu biểu sổ sách theo hình thức nhật ký chung,

2.2.3.3 Tổ chức hạch toán chi phí sản xuất

Tại Công ty cổ phần Sông Đà 8, mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh là mô hình cấp 2 (Công ty – Xí nghiệp) và tại các xí nghiệp cũng tổ chức mô hình cấp 2 (Xí nghiệp - Đội công trình) Công ty chưa thực hiện cơ chế khoán gọn cho xí nghiệp theo đúng tính chất khoán, có tỷ lệ phân chia thu nhập rõ ràng, tại các xí nghiệp không thực hiện cơ chế khoán cho các đội công trình mà chỉ có chỉ tạm ứng để thực hiện khối lượng thi công có

sự giám sát về tiến độ thi công, tiến độ tạm ứng, thanh toán

Việc hạch toán chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần Sông đà 8 được tiến hành trên

3 khoản mục chi phí , bao gồm:

* Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

* Kế toán chi phí nhân công trực tiếp

* Kế toán chi phí máy thi công

* Kế toán chi phí sản xuất chung

2.2.3.4 Tổng hợp chi phí sản xuất, đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm

* Tổng hợp chi phí sản xuất

Tại Công ty cổ phần Sông đà 8, việc tổng hợp chi phí sản xuất thường được thực hiện vào cuối kỳ quý, vì kỳ tính giá thành được thực hiện theo quý Kế toán tập hợp chi phí được thực hiện trên tài khoản 154, tài khoản này được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình

* Đánh giá giá trị dở dang cuối kỳ

Việc xác định giá trị dở dang của công trình, hạng mục công trình cũng được thực hiện vào thời điểm cuối kỳ Tuy nhiên, để xác định giá trị sản phẩm dở dang về nguyên tắc phải căn cứ trên giá trị dự toán của khối lượng xây lắp hoàn thành trong kỳ và giá trị

dự toán của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ

Trên thực tế, tại Công ty việc xác định giá trị dở dang còn xem nhẹ, có một số công trình, hạng mục công trình không đánh giá chính xác giá trị sản phẩm dở dang Thông thường việc xác định giá trị sản phẩm dở dang được căn cứ trên khối lượng kiểm

Trang 10

kê thực tế nhân với đơn giá dự toán Công tác kiểm kê khối lượng dở dang cuối kỳ do phòng kỹ thuật thực hiện bằng cách ước lương tương đối không có cân đo cụ thể Do đó, giá trị dở dang tại đơn vị này không đảm bảo tính chính xác và khách quan, đôi khi có những công trình việc đánh giá giá trị sản phẩm dở dang còn dùng để điều chỉnh hay giảm giá thành sản phẩm nhằm điều chỉnh mức lợi nhuận trong kỳ theo ý muốn chủ quan, bởi vì doanh thu được ấn định theo giá trúng thầu

* Tính giá thành sản phẩm

Tính giá thành sản phẩm là khâu cuối cùng trong công tác kế toán chi phí sản xuất

và tính giá thành sản phẩm tại các xí nghiệp trong Công ty cổ phần Sông đà 8 Đây cũng được coi là cơ sở để phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và xác định kết quả hoạt động xây lắp

Đối tượng tính giá thành tại đơn vị này trùng với đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là công trình, hạng mục công trình Phương pháp tính giá thành là phương pháp giản đơn, kỳ tính giá thành trùng với kỳ báo cáo khi công trình, hạng mục công trình hoàn thành tại điểm dừng kỹ thuật hợp lý có doanh thu

2.2.4 Kế toán nguồn vốn phải thu - phải trả giữa Công ty và các xí nghiệp thành viên

Hiện nay, tại Công ty cổ phần Sông đà 8, hoạt động xây lắp chỉ diễn ra tại các xí nghiệp thành viên, Văn phòng Công ty chỉ là cơ quan chủ quản quản lý nguồn vốn và quản lý hành chính mang tính chất pháp nhân Doanh thu của Văn phòng Công ty chủ yếu là dựa vào các quỹ quản lý mà các xí nghiệp thành viên phải nộp định kỳ, doanh thu

từ cho thuê máy móc thiết bị và hoạt động đầu tư tài chính.Vì vậy, quan hệ giữa Công ty

và các xí nghiệp về tài chính là quan hệ công nợ nội bộ liên quan đến nghiệp vụ cấp phát, vay mượn vốn kinh doanh Quan hệ công nợ nội bộ được xác định là công nợ phải thu nếu đứng trên cương vị Công ty khi cho vay, cấp phát vốn, phải thu về các quỹ, đồng thời

đứng trên cương vị các xí nghiệp thành viên thì đây là công nợ phải trả

2.2.5 Kế toán quản trị chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

2.2.5.1 Tổ chức tập hợp thông tin thực hiện chi tiêt

Tại Công ty cổ phần Sông đà 8, đã kết hợp được kế toán tài chính và kế toán quản trị trong mỗi phần hành kế toán và công việc kế toán Dựa trên căn cứ các tài khoản chi tiết và báo cáo chi tiết, kế toán quản trị thiết kế lại theo nhu cầu quản trị và tổng hợp

Ngày đăng: 03/11/2016, 23:16

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w