Sau khi tham khảo các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài, tác giả đặt ra hai nhiệm vụ nghiên cứu chính: thứ nhất, luận văn hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về đạo đức nghề nghiệp, giáo dục đạo đức nghề nghiệp, giáo dục đạo đức nghề nghiệp cảnh sát Phòng cháy chữa cháy, sáu điều Bác Hồ dạy lực lượng Công an nhân dân. Giới thiệu chung về Trường Đại học Phòng cháy chữa cháy và công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên nhà trường. Thứ hai, phân tích thực trạng và đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên nhà trường theo Sáu điều Bác Hồ dạy lực lượng Công an nhân dân
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
HÀ THỊ PHƯƠNG NGÂN
GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP THEO SÁU ĐIỀU BÁC HỒ DẠYLỰC LƯỢNG CÔNG AN NHÂN DÂN CHO HỌC VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY
LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC
Hà Nội – 2018
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
HÀ THỊ PHƯƠNG NGÂN
GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP THEO SÁU ĐIỀU BÁC HỒ DẠYLỰC LƯỢNG CÔNG AN NHÂN DÂN CHO HỌC VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Chủ nghĩa xã hội khoa học
Mã số: 60 22 03 08
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS PHAN THANH KHÔI
Hà Nội – 2018
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là đề tài nghiên cứu khoa học của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Phan Thanh Khôi Các số liệu, tài liệu nêu ra và trích dẫn trong luận văn là trung thực Kết quả nghiên cứu của luận văn không trùng lặp với các công trình khác
Tác giả luận văn
Hà Thị Phương Ngân
Trang 47 PCCC : Phòng cháy chữa cháy
8 PCCC&CNCH : Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ
9 XHCN : Xã hội chủ nghĩa
+
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu 2
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 5
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 6
7 Kết cấu của luận văn 6
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP THEO SÁU ĐIỀU BÁC HỒ DẠY LỰC LƯỢNG CÔNG AN NHÂN DÂN CHO HỌC VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY 7
1.1 Quan niệm về đạo đức nghề nghiệp Phòng cháy chữa cháy 7
1.1.1 Đạo đức 7
1.1.2 Đạo đức nghề nghiệp 9
1.1.3 Đạo đức nghề nghiệp Cảnh sát PCCC 13
1.2 Sáu điều Bác Hồ dạy lực lượng CAND và tầm quan trọng của những điều dạy này đối với hoạt động giáo dục ĐĐNN cho học viên Trường Đại học PCCC 17
1.2.1 Sáu điều Bác Hồ dạy lực lượng CAND 17
1.2.2 Khái quát về Trường Đại học PCCC 22
1.2.3 Hoạt động giáo dục ĐĐNN cho học viên Trường Đại học PCCC theo Sáu điều Bác Hồ dạy lực lượng CAND 26
1.2.4 Tầm quan trọng của Sáu điều Bác Hồ dạy lực lượng CAND đối với hoạt động giáo dục ĐĐNN cho học viên Trường Đại học PCCC 42
Tiểu kết chương 1 47
Trang 6CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO HỌC VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY THEO SÁU ĐIỀU
BÁC HỒ DẠY LỰC LƯỢNG CÔNG AN NHÂN DÂN 47
2.1 Thực trạng giáo dục ĐĐNN cho học viên Trường Đại học PCCC theo Sáu điều Bác Hồ dạy lực lượng CAND trong thời gian qua 48
2.1.1 Thực trạng nhận thức của học viên về giáo dục ĐĐNN cảnh sát PCCC theo Sáu điều Bác Hồ dạy CAND 48
2.1.2 Thực trạng rèn luyện, tu dưỡng ĐĐNN của học viên Trường Đại học PCCC theo Sáu điều Bác Hồ dạy lực lượng CAND 59
2.1.3 Thực trạng thực hiện các mục tiêu, nội dung và hình thức giáo dục ĐĐNN cho học viên Trường Đại học PCCC theo Sáu điều Bác Hồ dạy lực lượng CAND 63
2.2 Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục ĐĐNN cho học viên Trường Đại học PCCC theo Sáu điều Bác Hồ dạy lực lượng CAND trong giai đoạn hiện nay 74
2.2.1 Nhóm các giải pháp đối với lực lượng giáo dục 74
2.2.2 Nhóm giải pháp về đổi mới nội dung và hình thức giáo dục 78
2.2.3 Nhóm giải pháp đối với bản thân học viên 84
Tiểu kết chương 2 87
KẾT LUẬN 88
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 89
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Hơn ba mươi năm tiến hành đổi mới, đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn về kinh tế - xã hội, đời sống nhân dân không ngừng được nâng cao Nhưng chúng ta cũng đang phải đứng trước những thử thách mới về sự xuống cấp đạo đức diễn ra ở nhiều lứa tuổi, trong mọi mối quan hệ và các lĩnh vực hoạt động của xã hội Nghiêm trọng hơn cả, đó là sự xuống cấp về đạo đức nghề nghiệp Điều này không chỉ diễn ra trong những nghề nghiệp liên quan đến sản xuất, kinh doanh mà nguy hiểm hơn nó còn len lỏi trong các nghề được xã hội tôn vinh như: nhà giáo, bác sĩ, quân đội, công an những nghề nghiệp đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ an ninh Tổ quốc, phục vụ nhân dân Khó khăn, thách thức này không dễ gì vượt qua được, nếu không có những giải pháp tích cực để nâng cao giáo dục ĐĐNN Đặc biệt là giáo dục ĐĐNN cho thế hệ trẻ đang được đào tạo trong các nhà trường dạy nghề, cao đẳng và đại học ở nước ta hiện nay
Nhận thức sâu sắc tầm quan trọng đó, trong những năm qua, Trường Đại học PCCC luôn quan tâm đến việc giáo dục ĐĐNN cho học viên của nhà trường.Chiến đấu với đám cháy dữ dội và cứu các nạn nhân khỏi một tòa nhà đang cháy là hình tượng mà ai cũng nghĩ tới khi nhắc đến người lính cứu hỏa
- cái tên thân quen, mà nhân dân vẫn đặt cho lực lượng cảnh sát PCCC và CNCH Một mặt trận không có tiếng súng, không có tội phạm, nhưng mỗi lần xung trận họ dường như có thể đón nhận sự hy sinh bất cứ lúc nào Cái nghề, mà người ta chạy ra để tránh khỏi ngọn lửa hung tàn, còn các anh thì chạy vào để cứu người, cứu tài sản
Là cơ sở duy nhất ở Việt Nam đào tạo nguồn nhân lực cán bộ PCCC, CNCH cho ngành Công an và các ngành kinh tế quốc dân, mỗi chặng đường phát triển của Nhà trường luôn gắn liền với sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng, của dân tộc và của lực lượng Công an nhân dân
Trang 8Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành sự quan tâm đặc biệt đối với lực lượng CAND Sáu điều Người dạy đã trở thành di sản tinh thần thiêng liêng, là nền tảng lý luận, là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của lực lượng Thấm nhuần tư tưởng đó, công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp của Nhà trường luôn được gắn liền với những điều căn dặn của Người Bởi vậy, mà các thế hệ học viên do Nhà trường đào tạo luôn có phẩm chất, đạo đức tốt, lập trường chính trị vững vàng, có trình độ chuyên môn khá, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao
Bên cạnh đại bộ phận học viên xác định được việc phải tu dưỡng, rèn luyện ĐĐNN, vẫn có một bộ phận nhỏ học viên còn chưa chấp hành tốt kỷ luật của ngành, của trường Nhiều học viên chưa xác định động cơ chọn nghề nghiệp của mình, nên dẫn đến tâm lý chán nản, buông xuôi Vì vậy, tăng cường giáo dục, rèn luyện đạo đức nói chung và đạo đức nghề nghiệp nói riêng cho học viên Trường Đại học PCCC đang là vấn đề có ý nghĩa lý luận
và thực tiễn cấp bách hiện nay Chính bởi lý do đó, tác giả chọn đề tài “Giáo dục đạo đức nghề nghiệp theo Sáu điều Bác Hồ dạy lực lương công an nhân dân cho học viên trường Đại học Phòng cháy chữa cháy” làm đề tài
luận văn thạc sĩ của mình
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Vấn đề đạo đức nghề nghiệp nói chung, đạo đức CAND nói riêng và Sáu điều Bác Hồ dạy lực lượng CAND đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu và đã
có nhiều công trình khoa học có giá trị được công bố như:
- Nghiên cứu về ý nghĩa tầm quan trọng của tư tưởng Hồ Chí Minh, đặc biệt là Sáu điều Bác Hồ dạy đối với công tác xây dựng lực lượng và rèn luyện đạo đức cách mạng cho lực lượng CAND có nhiều bài báo, tạp chí và công trình khoa học như:
+ Tạp chí Công an nhân dân (số 3/2008) của PGS.TS Nguyễn Bình Ban
“Sáu điều Bác Hồ dạy là định hướng chính trị - tư tưởng đối với công tác xây dựng lực lượng công an nhân dân trong tình hình hiện nay” Tác giả đã làm rõ
Trang 9nội dung sáu điều Bác Hồ dạy lực lượng CAND, ý nghĩa của nó đối với công tác xây dựng định hướng chính trị, tư tưởng cho cán bộ, chiến sĩ nói riêng và xây dựng lực lượng CAND nói chung
+ Đề tài Khoa học cấp Bộ - Mã số: TL - 2005 - T31 - 034 (2008), “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng lực lượng Công an nhân dân trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa” do TS Nguyễn Bình Ban
làm chủ nhiệm cũng bàn về vấn đề này Đề tài đã đi sâu nghiên cứu làm rõ những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về lực lượng CAND, những vấn đề đặt ra với công tác xây dựng lực lương trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa Từ đó đưa ra các định hướng và giải pháp xây dựng lực lượng theo tư tưởng Hồ Chí Minh
- Nghiên cứu về việc xây dựng lực lượng phòng cháy và chữa cháy cũng có nhiều tập bài giảng và công trình nghiên cứu như:
+ “Tập bài giảng xây dựng lực lượng phòng cháy và chữa cháy” của
tác giả Đào Hữu Dân (2012) Tập bài giảng trình bày khái lược lịch sử phòng cháy và chữa cháy, những vấn đề về xây dựng lực lượng phòng cháy và chữa cháy đối với từng lực lượng cụ thể
+ Luận văn tiến sĩ “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cảnh sát phòng cháy, chữa cháy ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Nguyễn Ngọc
Quỳnh (2015) Luận văn đã làm rõ được khái niệm nguồn nhân lực cảnh sát
và tầm quan trọng của nguồn nhân lực cảnh sát PCCC đối với quá trình phát triển của đất nước, tiến hành khảo sát và đề xuất phương hướng và một số giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả công tác giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực cảnh sát PCCC từ 2010 đến 2020
+ Tạp chí Giáo dục (số 352 /kỳ 2 – Tháng 2/2015) của tác giả Nguyễn
Thanh Nga “Thực trạng giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên báo chí theo tư tưởng Hồ Chí Minh” Bài báo đã trình bày sự cần thiết phải vận dụng tư
tưởng đạo đức Hồ Chí Minh vào giáo dục ĐĐNNcho sinh viên báo chí Đánh giá, đưa ra các cách thức và biện pháp để nâng cao hiệu quả của công tác này
Trang 10- Nghiên cứu về giáo dục ĐĐNNnói chung và các ngành nghề nói riêng cũng có nhiều công trình như:
+ Luận văn tiến sĩ “Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên sư phạm trong nhà trường quân sự hiện nay” của Nguyễn Bá Hùng (Học viện
chính trị, 2010) Luận văn đã đánh giá thực trạng quá trình giáo dục ĐĐNNcho học viên sư phạm trong nhà trường quân sự hiện nay Đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục ĐĐNN, tổ chức thực nghiệm
sư phạm để kiểm chứng tính khả thi của biện pháp được đề xuất
+ Luận văn tiến sĩ “Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên báo chí theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh” của Nguyễn Thanh Nga ( Trường
Đại học Sư phạm Hà Nội, 2015) Luận văn tìm hiểu thực trạng giáo dục đạo đức nghề nghiệp và xác định giá trị khoa học của tư tưởng Hồ Chí Minh vào quá trình đào tạo và rèn luyện ĐĐNNcho sinh viên ngành báo chí theo tư tưởng Hồ Chí Minh để nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên trong các trường đào tạo chuyên ngành báo chí
+ Luận án tiến sĩ “Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên các trường cao đẳng nghề vùng Đồng bằng sông Cửu Long” của Kiều Thị Kiều
Thanh (Viện Khoa học giáo dục Việt Nam, 2017) Luận văntrên cơ sở nghiên
cứu lý luận và thực tiễn, tác giả đã đề xuất các hoạt động tổ chức giáo dục ĐĐNN cho sinh viên ở các trường cao đẳng nghề nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực vùng đồng bằng sông Cửu Long
Ngoài những công trình nêu trên, còn rất nhiều các công trình đề cập đến nội dung này Tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu về giáo dục ĐĐNN cho học viên trường Đại học PCCC Giáo dục ĐĐNN cho học viên trường Đại học Phòng cháy chữa cháy vừa mang những cái chung của sinh viên cả nước, cái riêng của học viên trong ngành CAND và cả cái đơn nhất -
là ngôi trường duy nhất trong cả nước đào tạo lực lượng cảnh sát PCCC&CNCH cho đất nước Vì vậy, đề tài không trùng lặp với các công
Trang 11trình trước đó Tuy nhiên, đây cũng là nguồn tài liệu quý giá để tác giả tiếp tục nghiên cứu về đề tài của mình
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích: Luận văn làm rõ thực trạng giáo dục ĐĐNN theo Sáu điều
Bác Hồ dạy lực lượng CAND cho học viên trường Đại học PCCC,trên cơ sở
đó, đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động này
+ Trên cơ sở đó, đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục ĐĐNN theo Sáu điều Bác Hồ dạy lực lượng CAND cho học viên trường Đại học PCCC trong giai đoạn hiện nay
4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
-Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu việc giáo dục ĐĐNN
theo Sáu điều Bác Hồ dạy lực lượng CAND cho học viên Trường Đại học PCCC
Trang 12- Cơ sở lý luận: Luận văn được thực hiện trên nền tảng quan điểm của
chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các văn bản quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Công an có liên quan đến giáo dục
lý luận, chính trị, đạo đức trong các trường đại học, cao đẳng và trong các trường CAND
- Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên
cứu: logic tổng hợp, quy nạp, diễn dịch, phương pháp điều tra xã hội học
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm rõ hơn một số vấn đề lý luận và thực tiễn về ĐĐNN, ĐĐNN Cảnh sát PCCC, thực trạng nhận thức, rèn luyện, tu dưỡng của học viên và việc thực hiện nội dung, hình thức giáo dục ĐĐNN theo Sáu điều Bác Hồ dạy lực lượng CAND của Nhà trường Trên
cơ sở đó cung cấp cơ sở khoa học để nghiên cứu, tham mưu, đề xuất Ban Giám hiệu các giải pháp cần thiết để nâng cao hiệu quả những hoạt động này
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong học tập, nghiên cứu, giảng dạy ở nhà trường trong và ngoài ngành Công
an, các cơ quan nghiên cứu khoa học về các vấn đề có liên quan đến nội dung luận văn
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm 2 chương ( 5 tiết )
Chương 1: Cơ sở lý luận về giáo dục đạo đức nghề nghiệptheo Sáu điều Bác Hồ dạy lực lượng Công an nhân dân cho học viên Trường Đại học Phòng cháy chữa cháy
Chương 2: Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên Trường Đại học Phòng cháy chữa cháy theo Sáu điều Bác Hồ dạy lực lượng Công an nhân dân
Trang 13Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP THEO SÁU ĐIỀU BÁC HỒ DẠY LỰC LƯỢNG CÔNG AN NHÂN DÂN CHO HỌC VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY
1.1 Quan niệm về đạo đức nghề nghiệp Phòng cháy chữa cháy
1.1.1 Đạo đức
Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội xuất hiện sớm và có vai trò quan trọng trong lịch sử phát triển của xã hội loài người Sự ra đời và phát triển của đời sống đạo đức xã hội là do nhu cầu cuộc sống của con người, của xã hội đặt ra Ở một mức độ khái quát nhất, có thể hiểu:Đạo đứclà hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng và của xã hội
Thứ nhất, đạo đức là một trong những phương thức cơ bản để điều
chỉnh hành vi con người, một sự điều chỉnh tự nguyện, tự giác, không vụ lợi,
đi từ tối thiểu đến tối đa trong mọi hành vi con người
Thứ hai, đạo đức sẽ góp phần thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của
xã hội Đạo đức - với tư cách là một hình thái ý thức xã hội - tác động đến tồn tại xã hội, đến đời sống kinh tế
Thứ ba, đạo đức còn góp phần nhân đạo hoá con người và xã hội
Trong một xã hội, con người biết sống vì nhau, vì người khác, sống thân ái, biết yêu thương và nhường nhịn lẫn nhau đó sẽ là xã hội tốt đẹp
Đạo đức có một số chức năng cơ bản:
Thứ nhất, chức năng điều chỉnh hành vi: Sự điều chỉnh hành vi được
thực hiện bằng hai hình thức chủ yếu Một là, thông qua dư luận xã hội, ca ngợi, khuyến khích cái thiện, cái tốt, lên án, phê phán cái ác, cái xấu Trong trường hợp này, giá trị đạo đức phụ thuộc vào sức mạnh và tính đúng đắn của
dư luận Mỗi khi dư luận xã hội được củng cố và phát triển, được mọi người đồng tình ủng hộ, nó sẽ trở thành sức mạnh to lớn trong việc điều chỉnh đạo đức Hai là, bản thân chủ thể đạo đức tự giác điều chỉnh hành vi của mình
Trang 14theo những chuẩn mực đạo đức xã hội Cách thức điều chỉnh này phụ thuộc vào việc giáo dục, giác ngộ của chủ thể đạo đức
Thứ hai, chức năng giáo dục: chức năng giáo dục được thực hiện thông
qua sự giáo dục của xã hội và sự tự giáo dục của mỗi cá nhân Giáo dục đạo đức là quá trình tuyên truyền những tư tưởng, những chuẩn mực đạo đức xã hội, biến nó thành thước đo đánh giá, điều chỉnh hành vi của mỗi cá nhân nhằm đạt tới một sự phù hợp giữa hành vi cá nhân với lợi ích xã hội Trong quá trình hoạt động sinh sống, mỗi cá nhân không chỉ mưu cầu lợi ích vật chất, lợi ích tinh thần, mà còn mưu cầu sự tiến bộ của bản thân và đều muốn được dư luận xã hội ca ngợi, biểu đương Do đó, những tư tưởng và những chuẩn mực đạo đức xã hội trở thành mục tiêu, thành những định hướng cho hoạt động cá nhân của nó Tự giáo dục đạo đức của cá nhân, trước hết thế hiện ở chỗ, mỗi cá nhân thông qua sự tự phán xét của lương tâm về hành vi của mình để củng cố các chuẩn mực đạo đức cá nhân, để đạt tới hành vi ứng
xử phù hợp với các chuẩn mực đạo đức đó Mặt khác, dựa vào dư luận xã hội,
họ tự điều chỉnh hành vi và điều chỉnh ngay cả những chuẩn mực đạo đức cá nhân khi nhận thấy nó sai lệch với chuẩn mực xã hội Giá trị đạo đức trong trường hợp này được xác định phụ thuộc vào sự nhạy cảm, sự cầu thị của chủ thể trong việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cho phù hợp với tư tưởng, chuẩn mực đạo đức của xã hội
Thứ ba, chức năng nhận thức: những tư tưởng đạo đức và chuẩn mực
đạo đức xã hội có trở thành các quan hệ đạo đức trong đời sống xã hội hay không, điều đó không chỉ phụ thuộc vào tính đúng đắn, tư tưởng đạo đức, của các chuẩn đạo đức, vào việc tuyên truyền, giáo dục trong xã hội, mà còn phụ thuộc rất lớn vào khả năng tiếp nhận và chuyển hoá nó trong hoạt động nhận thức và trong hành vi của mỗi chủ thể đạo đức Thông qua sự lựa chọn, đánh giá của các chủ thể đạo đức về những tư tưởng, chuẩn mực đạo đức, trong bản thân họ hình thành niềm tin, lý tương đạo đức và các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức trong quan hệ ứng xử của chính họ
Trang 15Như vậy, có thể nói, giá trị đạo đức được hình thành ở mỗi cá nhân luôn phụ thuộc vào việc các cá nhân ấy được giáo dục và tiếp nhận những tư tưởng và các chuẩn mực đạo đức đúng đắn của xã hội
Nghề là một việc làm có tính ổn định, đem lại thu nhập để duy trì và phát triển cuộc sống cho mỗi người Nghề không đơn giản chỉ để kiếm sống, mà còn là con đường để chúng ta thể hiện và khẳng định giá trị của bản thân.Sự thành đạt, nổi tiếng của mỗi người, hầu hết đều gắn liền với nghề nghiệp của
Nghề nghiệp là những tri thứ c và kĩ năn g lao đô ̣ng mà người lao đô ̣ng
có được trong quá trình huấn luyện chuyên môn hoặc qua thực tiễn , cho phép người đó có thể thực hiê ̣n được mô ̣t loa ̣i hoa ̣t đô ̣ng nhất đi ̣nh trong hê ̣ thống phân công lao đô ̣ng xã hô ̣i Cùng với quá trình phát triển kinh tế và khoa học -
kĩ thuật, viê ̣c phân ngành, phân nghề ngày càng mở rô ̣ng và chuyên sâu
Trang 16Trong hoạt động nghề nghiệp con người sử dụng sức lao động của mình để tạo ra sản phẩm vật chất, tinh thần đóng góp cho xã hội Thông qua hoạt động nghề con ngườiduy trì, phát triển đời sống cá nhân và góp phần
duy trì và phát triển xã hội
Mỗi ngành nghề, mỗi công việc đều cần những quy tắc, chuẩn mực đặc trưng, nhất là những hoạt động nghề nghiệp mang tính chuyên môn hóa cao, càng cần những yêu cầu cao về chuẩn mực đạo đức, làm cơ sở để điều chỉnh các quan hệ trong hoạt động nghề nghiệp
Tác giả Mạc Văn Trang trong nghiên cứu “Tâm lý học sư phạm kỹ thuật” đã chỉ ra là: Trong xã hội có hàng trăm nghìn nghề với những chuyên môn khác nhau Mỗi người hành nghề dù ở lĩnh vực nào đều phải thấm nhuần đạo đức chung của xã hội, đều phải mang trong mình những giá trị phổ quát của nhân loại và của dân tộc Đạo đức nghề nghiệp nói chung không thể tách rời nền tảng đạo đức chung của mỗi con người Tuy nhiên, mỗi một nghề, do tính đặc thù của nó, lại đòi hỏi người hành nghề có những tri thức, kỹ năng, thái độ đối với công việc, đối với khách hàng và đối với bản thân theo những yêu cầu khác nhau
Mỗi một lĩnh vực nghề nghiệp đều có chuẩn mực ĐĐNN chung: Ví dụ khi nói đến đạo đức của ngành y thì vấn đề “lương y như từ mẫu” được coi là một chuẩn mực đạo đức của ngành này Trong thời kì chiến tranh, phẩm chất đạo đức “yêu xe như con, quí xăng như máu” là phẩm chất ĐĐNNcủa người
bộ đội lái xe thời kì đó Đối với ngành giáo dục, một khẩu hiệu chung cho các cấp học là: “Tất cả vì học sinh thân yêu” Đó chính là ĐĐNN của người giáo viên Với những người làm công tác dịch vụ xã hội thì: “Vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi” là biểu hiện ĐĐNNcủa họ
Mỗi loại hình nghề nghiệp, luôn đặt ra cho những người trong lĩnh vực nghề nghiệp đó những yêu cầu, quy tắc, chuẩn mực mà họ phải tự giác thực hiện Có bao nhiêu loại nghề nghiệp thì cũng có bấy nhiêu loại đạo đức nghề nghiệp Để có được thành công trong sự nghiệp cá nhân, hoạt động nghề
Trang 17nghiệp của mỗi người, trong bất kỳ lĩnh vực nào, cũng đều đòi hỏi phải nâng cao những chuẩn mực ĐĐNN ĐĐNNlà những quan điểm, quy tắc và chuẩn
mực hành vi đạo đức xã hội đòi hỏi phải tuân theo trong hoạt động nghề
nghiệp ĐĐNNlà đạo đức xã hội được thể hiện một cách đặc thù, cụ thể trong các hoạt động nghề nghiệp Với tính cách là một dạng của đạo đức xã hội, nó
có quan hệ chặt chẽ với đạo đức cá nhân và thể hiện thông qua đạo đức cá nhân Đồng thời, do liên quan với hoạt động nghề và gắn liền với một kiểu quan hệ sản xuất trong một giai đoạn lịch sử nhất định, nên đạo đức nghề nghiệp cũng mang tính giai cấp, tính dân tộc
Đạo đức nghề nghiệp là một bộ phận trong hệ thống đạo đức xã hội, là một loại đạo đức đã được thực tiễn hoá ĐĐNNbao gồm hai yếu tố cơ bản:
Thứ nhất, nói đến ĐĐNN là nói đến lương tâm nghề nghiệp Lương
tâm nghề nghiệp là biểu hiện tập trung nhất của ý thức đạo đức cá nhân trong thực tiễn, nó vừa là dấu hiệu vừa là thước đo sự trưởng thành của đời sống đạo đức cá nhân Mỗi con người với tư cách một chủ thể đạo đức đã trưởng thành bao giờ cũng biểu hiện là người sống có lương tâm, mà rõ nét nhất là trong hoạt động nghề nghiệp của họ Lương tâm nghề nghiệp là ý thức trách nhiệm của chủ thể đối với hành vi của mình trong hoạt động nghề nghiệp, là thái độ và cách ứng xử của người làm nghề trước lợi ích của người khác, của
xã hội, là sự tự phán xử về các hoạt động, các hành vi nghề nghiệp của mình Theo Đêmôcrít - nhà triết học Hy Lạp cổ đại - lương tâm chính là sự tự hổ thẹn, nghĩa là hổ thẹn với bản thân mình Sự hổ thẹn giúp cho con người tránh được ý nghĩ, việc làm sai trái Do vậy, ông cho rằng, cần phải dạy cho con người biết hổ thẹn, nhất làm hổ thẹn trước bản thân mình Nếu làm được như vậy thì sẽ giữ vững và nâng cao được đời sống đạo đức cá nhân và cộng đồng Trong hoạt động nghề nghiệp nếu không biết tự hổ thẹn, sẽ không nâng cao được tay nghề và kết quả của hoạt động nghề nghiệp không những không có tác dụng, mà ngược lại, còn ảnh hưởng xấu đối với xã hội Lương tâm nghề nghiệp không phải là cảm xúc nhất thời, hời hợt mà là kết quả của một quá
Trang 18trình nhận thức sâu sắc thông qua hoạt động nghề nghiệp của một con người (hoặc của những người có cùng nghề nghiệp) đối với nhu cầu, đòi hỏi của xã hội và sự tồn tại, phát triển của nghề nghiệp
Trong ĐĐNN,cũng như đạo đức nói chung, trạng thái khẳng định của lương tâm có vai trò nâng cao tính tích cực của con người, giúp cho con người tin tưởng vào mình trong quá trình hoạt động nghề nghiệp Niềm tin tưởng đó
là động lực bên trong thôi thúc con người vươn tới cái thiện, cái tốt đẹp, cái cao cả; loại trừ cái xấu, cái nhỏ nhen, ty tiện nhằm làm cho xã hội ngày một tốt đẹp hơn Khi lương tâm được thức tỉnh trong hoạt động nghề nghiệp cũng
có nghĩa là nghĩa vụ đạo đức trước nghề nghiệp của chủ thể bắt đầu được khôi phục
Thứ hai, đi cùng với lương tâm nghề nghiệp là nghĩa vụ đạo đức trong
công việc của mình Nghĩa vụ ĐĐNNlà trách nhiệm của người làm nghề trước xã hội và trước người khác, còn lương tâm là sự tự phán xét, tự ý thức
về trách nhiệm đó Vì thế, có thể nói rằng, ý thức về nghĩa vụ ĐĐNNlà nền tảng, là cơ sở để hình thành lương tâm nghề nghiệp của mỗi người Nghĩa vụ đạo đức không chỉ là sự đòi hỏi, yêu cầu của xã hội đối với cá nhân mà còn là nhu cầu tiến bộ và hoàn thiện của chính bản thân mỗi người Vì thế, nghĩa vụ đạo đức không phải là sự ép buộc từ bên ngoài mà nó là sự gắn bó chặt chẽ với ý thức về lẽ sống, hạnh phúc và triết lý sống của mỗi con người Trong lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp cũng vậy, nghĩa vụ ĐĐNNđòi hỏi mỗi cá nhân phải giải quyết một cách hài hoà giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội Mỗi bước tiến bộ nghề nghiệp của cá nhân đều gắn liền với sự tiến bộ của xã hội và sự trưởng thành về mặt nhân cách của mỗi người Trong quá trình hoạt động nghề nghiệp, mỗi người lựa chọn cho mình một triết lý nghề nghiệp riêng, không những không mâu thuẫn với lợi ích của người khác và của xã hội mà còn đáp ứng những yêu cầu, đòi hỏi của xã hội Trong xã hội ta hiện nay, quan niệm cho rằng, “tiền không phải là tất cả, cái quý hơn tiền đó là niềm tin nơi con người và lòng tự trọng” đã trở thành lẽ sống trong hoạt động
Trang 19nghề nghiệp của không ít người Đấy thực sự là một giá trị đáng trân trọng trong đời sống đạo đức của xã hội nói chung và ĐĐNNnói riêng
Giáo dục ý thức về nghĩa vụ đạo đức có tác dụng quan trọng đối với quá trình hình thành nhân cách nghề nghiệp, hướng con người vươn tới những
giá trị chân, thiện, mỹ trong hoạt động nghề nghiệp Đó là sự thống nhất của
quá trình nhận thức và hành động thực tiễn đạo đức của mỗi cá nhân Nó trải qua quá trình rèn luyện, phấn đấu vượt qua những cám dỗ vật chất nhỏ nhen, ích kỷ và những lợi ích tầm thường của cuộc sống hết sức đa dạng, phức tạp
Vì thế, ở thời đại nào và ở bất cứ quốc gia nào cũng vậy, việc giáo dục đạo đức nói chung và giáo dục đạo đức nghề nghiệp nói riêng là trung tâm chú ý của các cơ sở giáo dục, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp và của toàn xã hội
Đạo đức nghề nghiệp luôn thể hiện qua hành vi nghề nghiệp và kết quả lao động ĐĐNNcó các chức năng sau đây:
Một là, định hướng giáo dục những người làm việc trong nghề nghiệp
để họ có được những phẩm chất phù hợp với mong đợi của xã hội và mục tiêu ĐĐNN
Hai là, điều chỉnh hành vi của người làm việc trong nghề nghiệp để họ
phải tuân thủ những quy tắc, chuẩn mực trong lĩnh vực đó
Ba là, giúp những người quản lý có cơ sở khách quan để đánh giá
người lao động nghề nghiệp
Khái quát chung lại, đạo đức nghề nghiệp là hệ thống các chuẩn mực đạo đức phản ánh những yêu cầu, đòi hỏi của xã hội, của bản thân nghề nghiệp đối với người lao động trong lĩnh vực nghề nghiệp đó, giúp họ có lương tâm, nghĩa vụ để đạt kết quả cao nhất của mục tiêu nghề nghiệp
1.1.3 Đạo đức nghề nghiệp Cảnh sát PCCC
Cho đến nay chưa có khái niệm cụ thể về nghề phòng cháy chữa cháy Trong tài liệu chuyên ngành đào tạo sĩ quan Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy
có đề cập đến khái niệm công tác PCCC như sau: “Phòng cháy và chữa cháy
là tổng hợp các biện pháp, giải pháp về tổ chức, chiến thuật và kỹ thuật nhằm
Trang 20loại trừ hoặc hạn chế các điều kiện, nguyên nhân gây cháy và tạo các điều kiện cho việc cứu người, cứu tài sản, chống cháy và chữa cháy được kịp thời
và có hiệu quả khi cháy xảy ra” Công tác phòng cháy, chữa cháy do lực lượng phòng cháy, chữa cháy đảm nhiệm lực lượng phòng cháy, chữa cháy
là lực lượng nòng cốt trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy của toàn dân
Lực lượng phòng cháy và chữa cháy bao gồm:
- Lực lượng dân phòng
- Lực lượng phòng cháy chữa cháy của các cơ sở như nhà máy, công
ty, nông, lâm trường.v.v
- Lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành như: Phòng cháy, chữa cháy của lực lượng phòng không không quân, Phòng cháy, chữa cháy của ngành dầu khí, Phòng cháy, chữa cháy của ngành kiểm lâm v.v
- Lực lượng Cảnh sát PCCC
Thực tế hiện nay, đối với lực lượng dân phòng và lực lượng PCCC của các cơ sở, phòng cháy, chữa cháy là công việc kiêm nhiệm, không phải là chuyên môn nghiệp vụ của những lực lượng này Phòng cháy, chữa cháy chuyên ngành lực lượng rất mỏng, số lượng người rất ít, trang thiết bị phòng cháy và chữa cháy thô sơ, nghèo nàn Lực lượng phòng cháy, chữa cháy chủ yếu hiện nay là cảnh sát PCCC
Phần lớn người trong lực lượng Phòng cháy, chữa cháy hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của họ là phòng cháy và chữa cháy Những người này được đào tạo cơ bản và Phòng cháy, chữa cháy là nghề của họ
Như vậy, căn cứ trên những nội dung đã phân tích chúng ta có thể đưa
ra khái niệm về nghề Phòng cháy, chữa cháy như sau:
Nghề Phòng cháy chữa cháy là hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của lực lượng Phòng cháy chữa cháy sử dụng tổng hợp các biện pháp, giải pháp nhằm loại trừ hoặc hạn chế các nguyên nhân và điều kiện gây cháy Chuẩn bị các trang thiết bị và phương tiện phòng cháy chữa cháy cần thiết để chữa cháy kịp thời và có hiệu quả khi cháy xảy ra
Trang 21Để thực hiện nhiệm vụ chính trị là bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa, tính mạng và tài sản riêng của công dân, bảo vệ sản xuất và giữ gìn trật tự an toàn
xã hội khỏi nạn cháy gây ra, lực lượng PCCC phải tiến hành nhiều mặt công tác thực hiện tổng hợp các biện pháp tổ chức và các giải pháp khoa học kĩ thuật nhằm bảo vệ an toàn cháy cho các cơ sở kinh tế văn hoá và xã hội Đồng thời với việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa, lực lượng PCCC c còn tổ chức ra các đơn vị chữa cháy chuyên nghiệp để kịp thời cứu chữa và làm giảm đến mức thấp nhất thiệt hại do cháy gây ra
Chúng ta biết rằng, nghề PCCC là nghề hết sức cần thiết cho xã hội Xã hội càng phát triển thì yêu cầu về PCCC càng phải được nâng cao Ở các nước phát triển, lực lượng PCCC được xây dựng chính qui, tinh nhuệ và trang
bị phương tiện hoạt động hết sức hiện đại Ở nước ta, việc phát triển lực lượng phòng cháy, chữa cháy cũng như đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho lực lượng này càng ngày càng được Đảng và Nhà nước ta quan tâm nhiều hơn Tuy nhiên, do điều kiện đất nước còn nghèo cho nên một số yếu tố cần thiết cho công tác đào tạo cán bộ PCCC cũng như trang thiết bị cần thiết cho công tác của lực lượng PCCC chưa đảm bảo yêu cầu
Theo Luật PCCC, lực lượng cảnh sát PCCC là một bộ phận của lực lượng vũ trang, được tổ chức thống nhất từ Trung ương đến địa phương do Bộ trưởng Bộ Công an tổ chức chỉ đạo Cảnh sát PCCC là lực lượng nòng cốt trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về PCCC
Lực lượng cảnh sát Phòng cháy chữa cháy có ba chức năng cơ bản Thứ nhất, tham mưu, đề xuất cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản,
tổ chức chỉ đạo hoạt động PCCC Thứ hai, thực hiện quản lý nhà nước về phòng cháy chữa cháy Thứ ba, thường trực sẵn sáng chữa cháy, thực hiện nhiệm vụ cứu nạn cứu hộ hàng ngày
Căn cứ vào quy định của Luật Phòng cháy chữa cháy, Nghị định số 35/2003/NĐ – CP của Chính phủ và Thông tư số 04/2004/TT – BCA của Bộ Công an thì lực lượng Cảnh sát PCCC có nhiệm vụ :
Trang 22Tham mưu đề xuất với cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, chỉ đạo, tổ chức thực hiện các quy định pháp luật về phòng cháy và chữa cháy
Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật, huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ, kiến thức về phòng cháy và chữa cháy; hướng dẫn xây dựng phong trào quần chúng tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy
Thực hiện các biện pháp phòng cháy; chữa cháy kịp thời khi có cháy xảy ra, thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn hàng ngày
Xây dựng lực lượng phòng cháy và chữa cháy; trang bị và quản lý phương tiện phòng cháy và chữa cháy
Tổ chức nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy
Kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về phòng cháy và chữa cháy
Để thực hiện những nhiệm vụ trên, lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy có các quyền hạn sau:
Thẩm duyệt về PCCC đối với các dự án, quy hoạch, các công trình, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về phòng cháy chữa cháy
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về PCCC; cấp giấy phép vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp, vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ; kiểm định phương tiện PCCC; cấp giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ PCCC
Quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động của cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình và cá nhân không đảm bảo an toàn về PCCC
Yêu cầu cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân khắc phục các thiếu sót trong PCCC; tiến hành kiểm tra, thanh tra và xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật
Huy động lực lượng, phương tiện và tài sản để chữa cháy; điều động lực lượng dân phòng, lực lượng PCCC cơ sở và chuyên ngành tham gia các hoạt động PCCC theo quy định của pháp luật
Trang 23Trong khi thực hiện nhiệm vụ quản lý của mình mà phát hiện có dấu hiệu tội phạm, có thẩm quyền khởi tố vụ án và tiến hành một số bước điều tra ban đầu theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự
Căn cứ vào khái niệm, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cảnh sát PCCC và nội hàm các khái niệm về đạo đức, đạo đức nghề nghiệp, ta có thể khái quát khái niệm đạo đức nghề nghiệp Cảnh sátPCCC như sau:
Đạo đức nghề nghiệp Cảnh sát PCCC là hệ thống các chuẩn mực đạo đức xã hội mang tính đặc thù của lực lượng CAND nói chung và Cảnh sát PCCC nói riêng, đòi hỏi mỗi cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát PCCC phải tự nguyện,
tự giác tuân theo trong quá trình thực hiện các hoạt động chuyên môn nhằm đạt kết quả cao nhất trong PCCC
Người Cảnh sát PCCC có ĐĐNNlà người vừa phải mang những tiêu chuẩn đạo đức của một người CAND nói chung, vừa phải mang những tiêu chuẩn đạo đức đặc thù của nghề PCCC nói riêng
Trước tính chất nguy hiểm của nghề, có thể thấy, việc giáo dục ĐĐNN cho cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát PCCC là một nội dung cần thiết và cấp bách trong công tác xây dựng lực lượng CAND nói chung, lực lượng Cảnh sát PCCC nói riêng trong giai đoạn hiện nay
1.2 Sáu điều Bác Hồ dạy lực lượng CAND và tầm quan trọng của những điều dạy này đối với hoạt động giáo dục ĐĐNN cho học viên Trường Đại học PCCC
1.2.1 Sáu điều Bác Hồ dạy lực lượng CAND
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh dành nhiều sự quan tâm tới lực lượng CAND Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Người đã để lại cho lực lượng CAND dân nhiều di huấn quý báu, trở thành di sản tinh thần thiêng liêng, là nền tảng lý luận, là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của lực lượng CAND, góp phần quan trọng làm nên những chiến công to lớn, thành tích xuất sắc trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn
Trang 24xã hội Một trong những di huấn thiêng liêng đó chính là Sáu điều Bác Hồ dạy lực lượng CAND
Năm 1948, Báo Bạn dân (Nội san của Công an Khu XII) ra số Tết Nguyên đán Mậu Tý Đồng chí Hoàng Mai, Giám đốc Công an Khu XII đã gửi số báo Tết đó biếu Chủ tịch Hồ Chí Minh Tháng 3-1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có thư gửi đồng chí Hoàng Mai Mở đầu bức thư, Người viết:
“Bác đã nhận được thư và báo cháu gửi tặng Bác Bác thấy có sự cố gắng, đáng hoan nghênh Nhưng báo theo cháu nói, từ 24 đến 32 trang thì dài quá Cần làm ngắn lại và viết những vấn đề thật thiết thực, mọi người đọc đều có thể hiểu và làm được Như thế mới có tác dụng giúp đẩy mạnh công tác, đẩy mạnh thi đua Trên báo, cần thường xuyên làm cho anh chị
em Công an nhận rõ Công an của ta là CAND, vì dân mà phục vụ và dựa vào dân mà làm việc
Nhân dân ta có hàng chục triệu người, có hàng mấy chục triệu tai mắt, tay, chân Nếu biết dựa vào nhân dân thì việc gì cũng xong
Trên tờ báo phải luôn luôn nhắc nhở anh em rèn luyện tư cách đạo đức
Tư cách của người Công an cách mệnh là:
“ Đối với tự mình, phải cần, kiệm, liêm, chính
Đối với đồng sự, phải thân ái giúp đỡ
Đối với Chính phủ, phải tuyệt đối trung thành
Đối với nhân dân, phải kính trọng, lễ phép
Đối với công việc, phải tận tụy
Đối với địch, phải cương quyết, khôn khéo”
Sáu điều Bác Hồ dạy đã khái quát toàn diện hình mẫu người công an cách mạng với những phẩm chất đặc trưng mà rất đỗi bình dị, sống có lý tưởng trong sáng, có lập trường tư tưởng vững vàng, có bản lĩnh, dũng khí và
ý chí tiến công cách mạng, tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc, với nhân dân, với sự nghiệp cách mạng, là con em, là công bộc tận trung của nhân
Trang 25dân, thủy chung gắn bó với tổ chức và đồng chí, đồng đội; sẵn sàng chiến đấu
hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc
Hiếm có lực lượng Công an của quốc gia nào trên thế giới có được vinh
dự, tự hào được chính lãnh tụ tối cao đề ra nội dung huấn thị, trở thành kim chỉ nam cho toàn bộ hoạt động nghiệp vụ và có giá trị lịch sử, nhân văn, trở thành
di sản tinh thần vô giá như Bác Hồ đã dành cho CAND Việt Nam
Trên con đường đi tới còn đầy cam go, thử thách, học tập, nhận thức đầy đủ giá trị to lớn của Sáu điều Bác dạy, hành động theo đúng tinh thần của lời dạy nàysẽ giúp mỗi chúng ta bình tâm, vững chí, thêm sức mạnh vượt qua
và chiến thắng khó khăn, thách thức, giữ trọn lời thề bảo vệ độc lập cho Tổ quốc, bình yên và hạnh phúc cho nhân dân, mà mỗi cán bộ, chiến sĩ CAND luôn khắc ghi
Thứ nhất, đối với tự mình, phải cần, kiệm, liêm, chính
Cần, kiệm, liêm, chính là những đức tính không thể thiếu, luôn phải
được đặt lên hàng đầu đối với người cán bộ, chiến sỹ CAND.“Cần” là trong
công tác Công an, phải giáo dục cho mỗi cán bộ, chiến sỹ phải làm việc một cách cần mẫn, sáng tạo, mưu trí, dũng cảm và tỉnh táo; phải xây dựng một ý
chí vững chắc, không ngại khó khăn, gian khổ “Cần” hoàn toàn xa lạ với chủ nghĩa trung bình với thái độ làm việc cầm chừng.“Kiệm”là tiết kiệm, không
xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi, phải luôn chú ý bảo vệ của công Yêu cầu cơ bản của tiết kiệm là làm việc có chỉ tiêu, có kế hoạch, phân định rạch ròi từng công việc trong từng thời gian cụ thể, từ đó phấn đấu thực hiện cho được mục tiêu đề ra trong thời gian ngắn nhất, hiệu quả tốt nhất Cùng với thực hành tiết kiệm, cần không ngừng chống lại thói xa hoa, tham ô, lãng
phí “Liêm” là một phẩm chất đạo đức quan trọng không thể thiếu đối với
mỗi người cán bộ cách mạng nói chung Đó là, liêm khiết, trong sạch, không lạm dụng của công, không tham lam địa vị, quyền lực, tiền tài Người luôn nhắc nhở làm công an không phải làm quan cách mạng mà là làm đầy tớ cho nhân dân, thực sự phục vụ nhân dân Việc gì có lợi cho Đảng, cho dân dù nhỏ
Trang 26cũng làm, việc gì sai trái, làm hại Tổ quốc, ảnh hưởng đến Đảng, lợi ích của
nhân dân thì dù nhỏ cũng hết sức tránh.“Chính” theo Người là không
“tà”, là thẳng thắn, việc thiện dù nhỏ cũng cố làm, việc ác dù nhỏ cũng cố tránh Đức tính chính trực của người cán bộ, chiến sỹ Công an cách mạng thể hiện ở chỗ: Phải biết tôn trọng lẽ phải, làm theo lẽ phải; tránh những việc trái với lợi ích của nhân dân, trái với đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước Trên thực tế, người Công an cách mạng nếu chỉ giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ mà thiếu dũng khí đấu tranh bảo vệ chân lý thì kỷ cương phép nước khó có thể được thực hiện nghiêm minh
Thứ hai, đối với đồng sự, phải thân ái giúp đỡ
Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh giáo dục cán bộ, chiến sỹ Công an nhân dân cần có tinh thần đoàn kết thương yêu đồng chí, đồng đội, thân ái giúp đỡ nhau trong học tập, rèn luyện và công tác Và đây cũng là truyền thống quý báu của lực lượng Công an nhân dân Việt Nam Biểu hiện của người cán bộ, chiến sỹ Công an nhân dân biết giữ gìn sự đoàn kết nội bộ được thể hiện bởi sự yêu thương đồng chí, đồng đội, đồng cam chịu khổ; phát huy dân chủ, thẳng thắn đấu tranh, phê bình và tự phê bình; tương trợ giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ Thân ái giúp đỡ đồng chí, đồng đội phải thể hiện thái độ chân thành, trung thực, cầu thị trong quá trình học tập, rèn luyện, công tác; mọi biểu hiện che giấu khuyết điểm, bao che những hành vi thiếu trung thực, thiếu lành mạnh là những biểu hiện thiếu thân ái, giúp đỡ với đồng chí, đồng đội
Thứ ba, đối với Chính phủ, phải tuyệt đối trung thành
Lòng trung thành của người cán bộ, chiến sỹ CAND với Đảng, với Nhà nước và với nhân dân là giá trị truyền thống quý báu của lực lượng CAND, là bản chất của người chiến sỹ Công an cách mệnh Lòng trung thành được thể hiện bởi bản lĩnh chính trị, lập trường cách mạng của người cán bộ, chiến
sỹ Công an nhân dân Lòng trung thành được hình thành trên cơ sở giác ngộ cách mạng, lòng yêu mến đồng chí, đồng đội, lòng yêu nghề và nó được hình thành, trau dồi và tôi luyện qua thực tiễn công tác, chiến đấu, thắng không
Trang 27kiêu, bại không nản, nó còn thể hiện bởi ý chí vươn lên sáng tạo trong công tác chuyên môn
Thứ tư, đối với nhân dân, phải kính trọng, lễ phép
Lực lượng CAND từ dân mà ra, vì dân mà phục vụ cho nên phải gần dân, kính trọng và lễ phép với nhân dân Kính trọng, lễ phép với nhân dân không chỉ dừng lại ở lòng tôn trọng, gần gũi bảo vệ, chăm lo cho lợi ích của nhân dân mà phải hiểu tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, biết được những trăn trở, bức xúc trong nhân dân từ đó từng bước tháo gỡ Đây là tiền đề để xây dựng mối quan hệ gắn bó máu thịt giữa lực lượng CAND
Thứ năm, đối với công việc, phải tận tụy
Một điều tuy ngắn nhưng bao quát được yêu cầu về tinh thần, thái
độ đối với công việc Đây là phẩm chất chung của mỗi cán bộ, đảng viên, càng phải là phẩm chất cần phải có của mỗi chiến sỹ công an cách mạng Tận tụy với công việc được thể hiện ở sự làm việc bền bỉ, có tính chủ động, sáng tạo, xuất phát từ động cơ đúng đắn và trong sáng vì mục tiêu phục vụ nhân dân Luôn xây dựng ý thức chăm lo đổi mới, cải tiến phương pháp làm việc, hình thành tác phong làm việc chu đáo, khoa học, nền nếp, có hiệu quả thiết thực Đã phụ trách công việc gì thì quyết tâm làm cho bằng được, cho đến nơi, đến chốn, không sợ khó nhọc, không sợ nguy hiểm Đó cũng chính là sự thể hiện tinh thần trách nhiệm, nghĩa vụ đạo đức cao cả của người chiến sỹ CAND
Thứ sáu, đối với địch, phải cương quyết, khôn khéo
Cương quyết đối với kẻ địch là một nguyên tắc bất di bất dịch Cách xử thế thứ hai đối với kẻ địch lại phải khôn khéo; là một vấn đề cơ bản có tính chiến lược của cách mạng, có quan hệ biện chứng với tư tưởng, ý chí cương quyết với địch Tinh thần cương quyết, khôn khéo là vũ khí sắc bén, là nguyên tắc, phương châm hoạt động của người cán bộ, chiến sỹ CAND Quán triệt lời dạy của Bác, người cán bộ, chiến sỹ CAND dân cần phải xây dựng cho mình bản lĩnh chiến đấu, lập trường kiên định, không hoang mang, dao
Trang 28động trước những khó khăn, thử thách để ngày càng trưởng thành trong công tác
Hiện nay, các thế lực thù địch, phản động tiếp tục ráo riết thực hiện chiến lược "diễn biến hòa bình", bạo loạn, lật đổ ở nước ta với quy mô ngày càng mở rộng, cường độ ngày càng quyết liệt, tính chất ngày càng nguy hiểm, thâm độc, tinh vi, xảo quyệt Tình hình tội phạm và tệ nạn xã hội còn diễn biến phức tạp, có mặt nghiêm trọng hơn, gây bức xúc trong nhân dân Trong bối cảnh đó, tư tưởng Hồ Chí Minh về CAND vẫn mang tính thời sự, còn nguyên vẹn giá trị và là bài học quý báu đối với toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, nhất là đối với lực lượng Công an nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ
an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, bảo đảm vững chắc an ninh quốc gia, góp phần tích cực vào việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và mở rộng đối ngoại của đất nước để mãi mãi xứng đáng với
sự tin yêu của Đảng, Nhà nước và Nhân dân
1.2.2 Khái quát về Trường Đại học PCCC
Trường Đại học PCCC thuộc hệ thống các trường CAND và là cơ sở đào tạo bồi dưỡng cán bộ nghiên cứu khoa học về PCCC duy nhất ở Việt Nam nói riêng và Đông Dương nói chung
Trường Đại học PCCC tiền thân là tổ chức giáo dục PCCC thuộc trường Công an Trung Ương (9/1963 – 12/1965), sau đó trở thành Khoa Cảnh sát PCCC (12/1965 -7/1971); Phân hiệu Cảnh sát PCCC (7/1971 – 9/1976); Trường Hạ sĩ quan Cảnh sát PCCC (9/1976 – 11/1984: Trường Cao đẳng Cảnh sát PCCC (11/1984 – 10/1999).Trước yêu cầu cấp thiết đáp ứng yêu cầu tình hình mới, đảm bảo phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, ngày 14/10/1999 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 203/1999/QĐ
- TTg thành lập Trường Đại học PCCC trên cơ sở Trường cao đẳng cảnh sát PCCC Trường có nhiệm vụ đào tạo cán bộ PCCC trình độ đại học và các trình độ thấp hơn; bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về PCCC; nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội
Trang 29Qua 40 năm xây dựng và phát triển, nhà trường có 3 cơ sở Cơ sở 1 tại
243 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội có diện tích 3.02ha được chia thành 2 khu: khu giảng đường và khu kí túc xá Toàn bộ các công trình đã được xây dựng kiên cố, đồng bộ với các hạng mục như: giảng đường gồm 30 phòng học, 12 phòng thí nghiệm, trung tâm thông tin tư liệu, thư viện; khu nhà Hiệu bộ và hành chính; kí túc xá học viên; nhà ăn học viên, võ đường và khu thể thao
Cơ sở 2 tại Hòa Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình có diện tích gần 10ha Sau nhiều năm được Bộ Công an đầu tư và xây dựng, năm học 2011-
2012 nhà trường đã tiến hành đào tạo hệ trung cấp PCCC&CNCH với quy mô
1000 học viên Hiện nay, nhiều hạng mục công trình đã hoàn thành đưa vào
sử dụng như: giảng đường, nhà thử vật liệu, tháp tập 10 tầng, sân thực hành chữa cháy, sân tập và sát hạch lái xe ô tô, nhà ăn, nhà ở học viên, nhà tập thể hình, sân bóng, bể bơi
Cơ sở 3 tại xã An Phước, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai có diện tích 20ha Năm 2013-1014 đã tiến hành đào tạo quy mô trên 1000 học viên hệ Trung cấp PCCC&CNCH cho các tỉnh phía Nam
Các đội chữa cháy và CNCH học tập được thành lập và đi vào hoạt động (cơ sở 1 năm 2012, cơ sở 3 năm 2015) đã góp phần quan trọng trong đổi mới công tác giảng dạy, gắn lý thuyết với thực hành, đồng thời phối hợp với các đơn vị cảnh sát PCCC&CNCH tham gia có hiệu quả chữa cháy các vụ cháy xảy ra trên địa bàn đóng quân
Mô hình tổ chức Trường Đại học PCCC hiện nay có 25 đơn vị gồm
4 Khoa, 6 bộ môn, 10 phòng, 4 trung tâm, 1 ban quản lí dự án và 1 Tạp chí Phòng cháy và chữa cháy
Trải qua 40 năm chiến đấu, xây dựng và phát triển, được sự quan tâm của lãnh đạo Đảng, Chính phủ, Bộ Công an, Bộ Giáo dục và Đào tạo, sự ủng
hộ nhiệt tình của các đơn vị trong và ngoài ngành, sự giúp đỡ quý báu của nhân dân địa phương, Trường Đại học PCCC đã vượt qua nhiều khó khăn, thử
Trang 30thách, từng bước trưởng thành về mọi mặt, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực PCCC&CNCH cho lực lượng CAND và các ngành, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, góp phần giữ vững an ninh, trật tự trên địa bàn đóng quân
Công tác giáo dục và đào tạo của Nhà trường đã có những bước phát triển quan trọng cả về bề rộng lẫn chiều sâu, đóng góp to lớn vào sự nghiệp giáo dục, đào tạo của Ngành Trong đó, giáo dục, đào tạo đại học PCCC&CNCH được xây dựng và phát triển theo hướng đa dạng hóa, phù hợp với xu thế thời đại Chương trình giáo dục, đào tạo thường xuyên được đổi mới cả về nội dung lẫn hình thức, đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của lực lượng CAND nói chung và lực lượng Cảnh sát PCCC nói riêng Hệ thống chương trình giáo dục, đào tạo của Nhà trường đã đi đúng hướng, bám sát yêu cầu từng giai đoạn, đáp ứng đòi hỏi cấp thiết và lâu dài của sự phát triển kinh tế, xã hội Sự mở rộng ngành và chuyên ngành đào tạo đại học là cơ sở tạo nên qui mô và tầm vóc của Nhà trường hiện nay Bên cạnh đó, Nhà trường luôn quán triệt và thực hiện nghiêm túc các phương châm, nguyên tắc cơ bản trong giảng dạy, bảo đảm thực hiện đúng Luật Giáo dục đại học, các nguyên tắc nền tảng như: “Học đi đôi với hành”; “Lý luận kết hợp chặt chẽ với thực tiễn”, Nhà trường đã phối hợp với gia đình và đơn
vị trong giáo dục, đào tạo được sử dụng một cách linh hoạt và ngày càng có hiệu quả hơn Đặc biệt, Nhà trường đã chuyển đổi toàn bộ chương trình giáo dục, đào tạo nhằm không ngừng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực PCCC&CNCH; Đổi mới công tác quản lý giáo dục, xây dựng cơ sở dữ liệu theo tiêu chuẩn của các trường tiên tiến Nhà trường đã được Chính phủ cho phép đào tạo Thạc sĩ chuyên ngành PCCC và CNCH tạo cơ hội thuận lợi để khi có đủ điều kiện Nhà trường sẽ thực hiện nhiệm vụ đào tạo bậc cao hơn
Nhà trường hiện nay đào tạo 4 chuyên ngành cơ bản: Chỉ huy chữa cháy, An toàn phòng cháy, Tổ chức Cứu nạn cứu hộ, Tự động và phương tiện
kĩ thuật PCCC
Trang 31Bên cạnh công tác giáo dục, đào tạo, Nhà trường đã đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học, ứng dụng kỹ thuật và công nghệ PCCC vào thực tiễn Nhà trường tham gia vào Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng và là thành viên Câu lạc bộ khoa học các trường đại học kỹ thuật Việt Nam Trong suốt 40 năm qua, Nhà trường không ngừng mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế với nhiều nước về lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (Nga, Belarus, Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore)
Trường Đại học Phòng cháy chữa cháy là cơ sở duy nhất ở Việt Nam đào tạo nguồn nhân lực cán bộ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ cho ngành Công an và các ngành kinh tế quốc dân, phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Trường đã có quan hệ hợp tác trên nhiều lĩnh vực như: trao đổi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nghiên cứu khoa học,
tổ chức quản lý… với nhiều quốc gia trên thế giới Trường đã đặt mối quan hệ với Học viện PCCC- Học viện Phòng vệ dân sự Quốc gia Liên Ban Nga, Học viện PCCC Belarus, Tổng cục PCCC và cứu nạn Nhật Bản, Học viện Cảnh sát vũ trang Trung Quốc Ngoài ra, Nhà trường còn được giao nhiệm vụ đào tạo cán bộ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ cho Bộ An ninh nước Cộng hòa dân chủ nhân Lào và Bộ Nội vụ Vương quốc Cămpuchia Từ khi thành lập đến nay, Trường đã đào tạo hệ chính quy Công an: 05 khóa cao học (109 học viên tôt nghiệp), 16 khóa đại học (2730 học viên tốt nghiệp), 15 khóa cao đẳng (726 học viên tốt nghiệp), 40 khóa trung cấp,24 khóa đào tạo lái xe chữa cháy, 11 khóa hoàn chỉnh kiến thức từ Cao đẳng lên Đại học, 7 khóa liên thông từ trung cấp lên đại học Bên cạnh đó, hệ vừa học vừa làm, Nhà trường cũng đào tạo được 8 khóa đại học và 13 khóa trung cấp Đào tạo cán bộ PCCC cho Bộ An ninh Lào được 7 khóa đại học (50 học viên), 4 khóa cao đẳng (34 học viên), trung cấp PCCC mở tại Lào (58 học viên), bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC mở tại Lào (200 học viên) Đào tạo cho cán bộ PCCC cho
Bộ Nội vụ Cam - pu - chia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cả mở tại trường và
cả ở nước bạn là 84 học viên
Trang 32Mỗi chặng đường phát triển của Nhà trường luôn gắn liền với sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng, của dân tộc và của lực lượng CAND Các thế
hệ học viên do Nhà trường đào tạo đã được tôi luyện qua thực tiễn chiến đấu, công tác đều thể hiện rõ phẩm chất, đạo đức tốt, lập trường chính trị vững vàng, có trình độ chuyên môn khá, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, góp phần bảo vệ an toàn tài sản Nhà nước, tính mạng và tài sản của nhân dân
Với những thành tích đã đạt được, Nhà trường vinh dự được Đảng, Nhà nước đã được tặng nhiều phần thưởng cao quý: Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất năm 2016, Huân chương Quân công hạng Nhất năm 2011, Huân chương Quân công hạng Nhì năm 2006, Huân chương Chiến công hạng Nhất năm 1985 Bộ Công an tặng 9 lần “ Cờ thi đua xuất sắc”, nhiều bằng khen của Chính phủ cho các tập thể và cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong công tác đào tạo cán bộ PCCC và hàng tram lượt tập thể, cá nhân được công nhận danh hiệu “ Chiến sĩ thi đua” “Đơn vị quyết thắng” trong các năm học Có được những thành tích đó là do sự chỉ đạo của Ban giám hiệu, sự cố gắng của tập thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên và toàn thể học viên của Nhà trường
1.2.3 Hoạt động giáo dục ĐĐNN cho học viên Trường Đại học PCCC theo Sáu điều Bác Hồ dạy lực lượng CAND
Như đã nói, giáo dục đạo đức là một bộ phận quan trọng của giáo dục,
là yêu cầu khách quan nhằm hình thành và phát triển nhân cáchmỗi con người Thông qua giáo dục đạo đức để bồi đắp lương tâm, định hướng dư luận cộng đồng nhằm hoàn thiện nhân cách con người Kết quả của giáo dục chính
là làm cho con người trở thành chủ thể tự ý thức, có năng lực hoạt động thực tiễn vì sự phát triển chung của toàn xã hội trong đó bao hàm cả sự phát triển của chính cá nhân
Giáo dục không chỉ là mô ̣t khoa học mà còn là nghê ̣ thuâ ̣t Giáo dục
đa ̣o đức càng lại là khoa học và nghê ̣ thuâ ̣t cao hơn, đòi hỏi không chỉ sự công
Trang 33phu, nghiêm túc mà còn phải có sứ c biểu cảm tinh tế, từ các chủ thể giáo dục trong quá trình tác động có chủ đích tới đối tượng giáo dục Tác đô ̣ng to lớn của giáo dục đa ̣o đức biểu hiê ̣n ở sự thức tỉnh, thúc đẩy sự phát triển nhâ ̣n thức, truyền cảm hứng, cảm xúc, tạo ra hiê ̣u ứng và sức lan tỏa tới từng cá thể
và cô ̣ng đồng xã hô ̣i, nhờ đó thực hiê ̣n bước chuyển quan trọng từ giáo dục tới tự giáo dục, tạo thành nhu cầu đa ̣o đức và văn hóa đa ̣o đức ở mỗi người
Giáo dục nói chung, giáo dục đạo đức nói riêng, chính là phương thức chuyển văn hóa đạo đức của xã hội thành văn hóa đạo đức của cá nhân Hay nói cách khác, đó chính là phương thức và là quá trình chuyển những nguyên tắc, những chuẩn mực, những quan điểm và lý tưởng đạo đức của xã hội thành những phẩm chất đạo đức cá nhân, thành nhu cầu và tình cảm đạo đức, thành niềm tin và tri thức, thành trách nhiệm và nghĩa vụ, thành ý chí và động
cơ cá nhân, thành năng lực sáng tạo và đánh giá đạo đức của mỗi con người Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, công việc này phải tiến hành thường xuyên, phải coi đây là công việc của tất cả mọi người và diễn ra ở mọi lúc, mọi nơi Đó cũng là một công việc hết sức khó khăn, nó đòi hỏi một sự nỗ lực, tính tự kiềm chế và cả đức tính kiên trì
Sau hơn 30 năm đổi mới, đất nước ta đã có bước ngoặt lịch sử trong sự phát triển kinh tế - xã hội Đó là sự chuyển đổi từ mô hình kinh tế hiện vật với hai thành phần kinh tế (kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể) sang mô hình nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần và chuyển đổi từ mô hình quản lý kinh tế theo cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang mô hình quản lý kinh tế theo cơ chế thị trường có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước Sự chuyển đổi đó đã tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó có đạo đức Bên cạnh sự xuất hiện những giá trị đạo đức mới, nếp sống văn hoá mới lành mạnh, phù hợp với nền kinh tế thị trường cũng có tình trạng, một số giá trị đạo đức truyền thống, nếp sống văn hoá truyền thống tốt đẹp bị xâm hại, mai một Nhiều nơi trong xã hội, kể cả trong các trường đại học và cao đẳng ở Việt Nam, đã xuất hiện những quan niệm và hành vi đạo đức ngoại lai, lối sống lai căng, kệch
Trang 34cỡm, xa lạ, thiếu văn hoá; biểu hiện qua lối sống thực dụng, cá nhân vị kỷ, coi trọng vật chất và đồng tiền của một bộ phận thanh niên, học sinh, sinh viên, gây tổn hại không nhỏ đến thuần phong, mỹ tục của dân tộc, đến chất lượng đào tạo của các trường đại học và cao đẳng Chưa bao giờ, sự nghiệp giáo dục của nước ta lại phải chịu nhiều tác động bởi cơ chế thị trường và quá trình toàn cầu hóa như hiện nay Cho nên, việc tăng cường, đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục, đặc biệt là giáo dục đạo đức vừa là yêu cầu của công cuộc đổi mới
về kinh tế - xã hội, vừa là đòi hỏi cấp thiết của sự nghiệp phát triển văn hóa, con người
Giáo dục đạo đức là quá trình biến đổi hệ thống các chuẩn mực đạo đức
từ những đòi hỏi bên ngoài, bên trong của cá nhân thành niềm tin, nhu cầu, thói quen của người được giáo dục
Giáo dục đạo đức là bộ phận nền tảng hợp thành của nội dung giáo dục toàn diện nhằm giúp thế hệ trẻ hình thành lý tưởng, ý thức và tình cảm đạo đức, tạo nên một thế giới quan, nhân sinh quan và hành vi đạo đức của con người mới xã hội chủ nghĩa Giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ là một vấn đề lớn trong chiến lược con người của Đảng, được toàn xã hội quan tâm và có vị trí đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước
vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh
Trong nhà trường xã hội chủ nghĩa, giáo dục đạo đức cho học viên là phát triển mặt đạo đức của nhân cách, là xây dựng các sản phẩm đạo đức xã hội chủ nghĩa trong mỗi cá nhân, là hoàn thành ý thức đạo đức, tình cảm đạo đức, hành
vi và thói quen đạo đức của học sinh, sinh viên theo những nguyên tắc đạo đức
cách mạng mà tấm gương sáng ngời là đạo đức của chủ tịch Hồ Chí Minh
Để người học có thể lao động trong lĩnh vực nghề nghiệp đó, thì trường đào tạo nghề phải thực hiện ba nhiệm vụ sau:
- Trang bị về những kiến thức nghề nghiệp cần thiết
- Hình thành những kỹ năng, kỷ xảo mà nghề nghiệp đòi hỏi
Trang 35- Giáo dục để người học có đủ những tri thức cơ bản và những phẩm chất đạo đức đặc thù của lĩnh vực nghề nghiệp
Nhà trường phải tiến hành ba nhiệm vụ trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau nhiệm vụ này là tiền đề, cơ sở cho việc thực hiện nhiệm vụ kia Nếu bỏ hoặc thực hiện không tốt bất cứ nhiệm vụ nào cũng sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới kết quả của quá trình đào tạo nghề Trong thực tiễn đào tạo nghề hiện nay có một thực trạng là các trường đào tạo nghề quá chú trọng tới việc thực hiện hai nhiệm vụ đầu mà chưa hoặc ít quan tâm đến nhiệm vụ thứ ba – nhiệm vụ giáo dục đạo đức nghề nghiệp Về mặt lý luận và thực tiễn cho thấy nếu thực hiện hai nhiệm vụ đầu đã rất khó thì việc thực hiện nhiệm vụ thứ ba còn khó khăn
và phức tạp hơn nhiều
Giáo dục đạo đức nghề nghiệp là một bộ phận của giáo dục nói chung Giáo dục là hoạt động có mục đích, có tổ chức nhằm đào tạo, bồi dưỡng con người một cách toàn diện trên tất cả các mặt: Đức, Trí, Thể, Mỹ Giáo dục đạo đức là yếu tố được quan tâm hàng đầu trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chung của giáo dục Giá trị nhân cách của một con người luôn được đo bằng các yếu tố tài và đức Chính vì vậy, trong kho tàng tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, Người luôn quan tâm đến giáo dục đạo đức và khuyên nhủ mọi người phải thường xuyên chăm lo rèn luyện đạo đức Người đã từng khẳng định:
“Có tài mà không có đức ví như một anh làm kinh tế, tài chính rất giỏi nhưng lại đi đến thụt két thì chẳng những không làm gì được cho xã hội mà còn hại cho xã hội nữa Nếu có đức mà không có tài ví như ông Bụt không làm hại gì, nhưng cũng không có lợi gì cho loài người” [13; tr 222]
Giáo dục ĐĐNN là sự tác động qua lại giữa các hoạt động giáo dục ĐĐNN với người học nhằm hình thành ở người học những phẩm chất nghề nghiệp cần thiết Như vậy, nếu xem xét dưới góc độ lý thuyết hệ thống thì giáo dục ĐĐNN bao gồm nhiều thành tố: mục tiêu, nội dung và phương pháp, biện pháp, phương tiện, các lực lượng tham gia, người dạy nghề, ngưòi học nghề và kết quả giáo dục ĐĐNN Các thành tố này vận động và phát triển trong mối
Trang 36quan hệ biện chứng với nhau, thành tố này quy định và ảnh hưởng đến thành tố khác và tạo nên sự vận động chung của cả hệ thống giáo dục ĐĐNN Cụ thể: mục tiêu giáo dục ĐĐNN sau khi được xây dựng, quy định những nội dung giáo dụcĐĐNN cụ thể cần hình thành ở người học nghề Sau khi xác định nội dung giáo dục ĐĐNN, từ đó quy định phương pháp giáo dụcĐĐNN Trong mối quan hệ giữa lực lượng tham gia giáo dục ĐĐNNvà người học thì lực lượng giáo dục ĐĐNNgiữ vai trò chủ đạo tổ chức, điều khiển hoạt động của ngưòi học Dưới các tác động giáo dục đó, người học sẽ phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của mình trong quá trình tự rèn luyện tự bồi dưỡng các phẩm chất nghề nghiệp Sự vận động của tất cả các thành phần nêu trên sẽ đưa lại kết quả giáo dục ĐĐNN Kết quả này phản ánh sự vận động đúng hay không đúng quy luật khách quan của các thành tố và cả hệ thống
Tuy nhiên, giáo dục đạo đức nghề nghiệp là một hệ thống mở vì các thành tố cấu thành của nó còn có mối quan hệ chặt chẽ với các lĩnh vực khác của đời sống xã hội: chính trị, đạo đức, pháp luật, văn hoá
Như vậy, có thể nói: Giáo dục đạo đức nghề nghiệp là một hệ thống các hoạt động, các giải pháp nhằm giáo dục những chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp cho học viên để khi hành nghề, mỗi cá nhân biết kết hợp hài hòa giữa năng lực nghề nghiệp và đạo đức nghề nghiệp
Cảnh sát PCCC là một đối tượng đặc thù và tính đặc thù này còn thể hiê ̣n trong nghề nghiê ̣p và môi trường công tác của ho ̣ Trong bối cảnh xã
hô ̣i hiê ̣n nay và trong điều kiê ̣n phát triển mạnh mẽ kinh tế thị trường , tất yếu sẽ làm nảy sinh những mă ̣t trái của kinh tế thị trường và những hê ̣ lụy
xã hô ̣i của nó mà xã hô ̣i phải đối mă ̣t Nó đă ̣t giáo dục đa ̣o đức nói chung
và giáo dục ĐĐNNcho Cảnh sát PCCC nói riêng trước những thách thức phải vượt qua.Để vượt qua những thách thức đó, cả chủ thể lẫn đối tượng giáo dục phải có những nỗ lực sáng tạo để tự đổi mới, tự phát triển
Từ cách tiếp cận trên ta có thể nhận thấy : Giáo dục ĐĐNN Cánh sát PCCC được hiểu là quá trình tác động có mục đích, có tổ chức, có hệ thống
Trang 37của nhà giáo dục đối với người học nhằm hình thành những phẩm chất, phù hợp với hệ thống các chuẩn mực đạo đức xã hội mang tính đặc thù của lực lượng CAND nói chung và Cảnh sát PCCC nói riêng đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đào tạo đặt ra
Giáo dục ĐĐNNCảnh sát PCCC là quá trình giáo dục toàn diện bao gồm nội dung từ giáo dục nhận thức về nghề nghiệp, nâng cao ý thức đạo đức
về nghề nghiệp đến bồi dưỡng niềm tin và tình cảm đa ̣o đức nghề
nghiệp Giáo dục đa ̣o đức phải gắn liền với thực hành, từ lẽ sống trở thành lối sống và nếp sống hằng ngày, thực hành các chuẩn mực, các quy tắc của đạo đức nghề nghiệp, làm cho giá trị đa ̣o đức nghề nghiệp trở nên bền vững Giáo dục, đă ̣c biê ̣t là giáo dục đa ̣o đức nghề nghiệp phải chuyển hóa thành tự giáo dục ở mỗi mô ̣t chủ thể Con người ta phải đa ̣t đến trình đô ̣ tự giáo dục để đi ̣nh hình và hoàn thiê ̣n nhân cách của mình
* Mục tiêu đối củahoạt động giáo dục ĐĐNN cho học viên Trường Đại học PCCC theo Sáu điều Bác Hồ dạy lực lượng CAND
Mục tiêu quan trọng đầu tiên trong công tác giáo dục ĐĐNN Cảnh sát PCCC là giáo dục về nhận thức cho học viên Nhận thức ở đây có hai nội dung: nhận thức về Sáu điều Bác Hồ dạy CAND và nhận thức về nghề nghiệp PCCC cho mỗi học viên Việc giáo dục giúp học viên nhận thức đúng về ĐĐNN Cảnh sát PCCC, về những phẩm chất cơ bản để rèn luyện ĐĐNN, về nhiệm vụ cách mạng, thái độ, trách nhiệm đối với công việc, với đồng nghiệp
và với nhân dân
Ở cấp bậc nào cũng có sự khác biệt nhau về nhiều thứ, nhưng có lẽ bậc phổ thông và bậc đại học là hai cấp độ có nhiều sự thay đổi nhất Đối với rất nhiều em học sinh phổ thông khi bước ra khỏi ngôi trường cấp 3 vào đại học
và bắt đầu một cuộc sống tự lập là cả một quá trình thay đổi đột ngột và bất ngờ Đây là độ tuổi đã có sự phát triển tương đối về mặt thể chất và tinh thần,
là lực lượng thanh niên sung sức và đầy nhiệt huyết với công việc nhưng phần lớn lại chưa ổn định về nhân cách Đây là đặc điểm gắn liền với tuổi thanh
Trang 38niên, lứa tuổi mà con người thường nhạy cảm với cái mới, ham học hỏi, sôi nổi, nhiệt tình, thích ứng nhanh với sự biến đổi của môi trường xã hội Bởi vậy, cần phải có quá trình giáo dục, rèn luyện và bồi dưỡng để học viên có được một nhân cách, đạo đức hoàn chỉnh
Đặc thù của Trường Đại học PCCC là tuyển sinh trong cả nước nên hầu hết các học viên đều phải xa nhà, sống tập trung ở kí túc xá Khi thi tuyển vào Trường, hầu hết các em ôm trong mình hoài bão, lý tưởng khoác lên mình bộ quần áo Cảnh phục, nên hầu như chưa có nhiều nhận thức về ngành nghề của mình Bởi vậy, việc giáo dục học viên hiểu về nghề nghiệp, ĐĐNN, tư cách người công an cách mệnh theo Sáu điều Bác Hồ dạy có ý nghĩa rất quan trọng Trên cơ sở đó, người học tự nhận thức được những tiêu chuẩn phẩm chất đối với nghề nghiệp của mình và tự ý thức xây dựng cho mình những hành động đạo đức vào trong lối sống, nếp sống hàng ngày
Mục tiêu thứ hai, chính là từ sự nhận thức chuyển hóa thành tự ý thức thông qua học tập và tu dưỡng rèn luyện Hay nói đúng hơn đây chính là kỹ năng, thái độ của học viên Quá trình này giúp học viên có thái độ đúng đắn với hành vi đạo đức trong thi hành công việc, tận tâm, tận lực vì công việc Chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật nội quy, quy chế của trường, lớp, cơ quan, đơn vị trong công việc Có hành vi phù hợp với chuẩn mực đạo đức, có quan hệ xã hội lành mạnh, trong sáng, gần gũi với nhân dân
Tất cả đều hướng tới mục tiêu xây dựng cho người học các phẩm chất đạo đức chuẩn mực mà nội dung cốt lõi là: tuyệt đối trung thành với Tổ quốc;
có đạo đức lối sống trong sáng, giản dị, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; có trách nhiệm trong công việc được giao; có lòng yêu nghề, say mê học tập; có ý thức tổ chức kỷ luật, nghiêm túc thực hiện các nội quy của Ngành, của Trường; kính trọng, lễ phép với nhân dân; đoàn kết giúp đỡ bạn bè, đồng đội, sẵn sàng làm việc ở bất cứ nơi đâu khi Tổ quốc và nhân dân cần đến,đồng thời hướng tới và giữ gìn nét đẹp: chân, thiện, mỹ truyền thống của con người Việt Nam Tất cả các chuẩn mực này hội tụ trọn vẹn trong Sáu điều Bác Hồ
Trang 39dạy lực lượng Công an nhân dân Triết lý sâu sa trong từng điều là kim chỉ nam cho mỗi học viên trong quá trình tu dưỡng, rèn luyện và phấn đấu của mình
Thông qua công tác giáo dục ĐĐNN của nhà trường, mỗi học viên cần biết sống và làm việc theo hiến pháp, pháp luật, có thế giới quan khoa học, thấm nhuần tư tưởng chính trị của Đảng, học tập tốt, lao động tốt, có lòng yêu
Tổ quốc, yêu hoà bình độc lập, có lòng nhân ái và tình yêu thương con người, biết tôn trọng giá trị nhân cách của người khác Để khi tốt nghiệp ra trường, học viên sẽ trở thành một chiến sỹ CAND đủ đức đủ tài góp phần phục vụ cho đất nước, cho nhân dân
* Lực lượng giáo dục và đối tượng giáo dục
Giáo dục ĐĐNN cho học viên là sự phối hợp, tương tác giữa lực lượng giáo dục và đối tượng giáo dục Lực lượng giáo dục ở đây bao gồm nhiều bộ phận: Đảng ủy Nhà trường; Ban giám hiệu; Phòng Đào tạo; Khối Bộ môn; Khối Khoa chuyên môn; Phòng Công tác Đảng, công tác chính trị và công tác quần chúng; Phòng quản lý học viên – trực tiếp là các giáo viên chủ nhiệm; Đoàn Thanh niên; Tập thể lớp và chi đoàn; Hội phụ nữ; Phòng Quản lý Khoa học và đào tạo sau đại học Trong những bộ phận này trực tiếp đội ngũ giảng viên, cán bộ giảng dạy là quan trọng nhất Đặc biệt là những giáo viên giảng dạycác môn Lý luận chính trị nói riêng và Khoa học xã hội nhân văn nói chung
Trong công tác giáo dục, nếu có được một đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm chắc chắn sẽ đạt được chất lượng, hiệu quả cao trong giảng dạy Ngược lại, nếu đội ngũ giáo viên yếu, hạn chế về chuyên môn sẽ tạo ra những sản phẩm không giúp ích được nhiều cho xã hội sau này Đối với giáo dục ĐĐNNcho học viên Trường Đại học PCCC điều này càng hết sức quan trọng Đối tượng của công tác giáo dục này là những cán bộ Cảnh sát PCCC trong tương lai Nếu cán bộ giảng dạy yếu thì chất lượng đào tạo không đảm bảo, sẽ tạo ra đội ngũ cán bộ Cảnh sát PCCC năng lực yếu,
Trang 40trên thực tế không giúp ích cho xã hội mà còn làm ảnh huởng chung tới sự phát triển của xã hội
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, đối với cán bộ giảng dạy cái cần trước hết
là phải giỏi về chuyên môn Vì không giỏi chuyên môn sẽ đem lại cho người học những điều vô ích, có hại Sau đó là đạo đức của người làm thầy Vì vậy, đối với cán bộ giảng dạy lý luận chính trị "người huấn luyện của đoàn thể", Người yêu cầu họ phải là người kiểu mẫu về đạo đức, tư tưởng, tác phong Bởi vì theo Người, người giáo viên dạy cho người học không chỉ là truyền thụ cho họ những kiến thức về chuyên môn, mà phải giúp họ trao dồi, rèn luyện
cả về đạo đức, tư tưởng Vì vậy, để người học tin, nghe theo mình thì người thầy phải là tấm gương sáng về nhiều mặt
Bộ môn LLCT và KHXHNV là bộ môn có sứ mệnh quan trọng trong công tác xây dựng bản lĩnh chính trị, tư tưởng, đạo đức lối sống cho học viên của Nhà trường Hiện nay, cán bộ của Bộ môn đang thực hiện giảng dạy nhiều môn học như: Chủ nghĩa Mác - Lê nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Tâm lý học, Xây dựng Đảng Đây đều là những môn trang bị cho học viên nền tảng tư tưởng, thế giới quan biện chứng trong việc nhận thức thực tiễn cuộc sống, hình thành dần đạo đức nghề nghiệp cho mỗi học viên ngay từ khi mới bắt đầu vào trường
Bộ môn LLCT và KHXHNV có 22 giáo viên; trong đó có 03 tiến sĩ, 18 thạc sĩ (trong đó 03 đang nghiên cứu sinh), 01 cử nhân đang học thạc sĩ Về chức danh: 04 giảng viên chính, 14 giảng viên, 04 trợ giảng Có 22 giáo viên
đã qua phương pháp giảng dạy đại học, trong đó có 08 giáo viên đã hoàn thành bồi dưỡng sư phạm nâng cao Hiện nay, đồng chí Trung tá, tiến sĩ Triết học Hoàng Ngọc Thắng đang giữ chức Phó trưởng Bộ môn – Phụ trách Bộ môn
Trong quá trình giảng dạy, các giáo viên của Bộ môn không ngừng đổi mới tư duy giảng dạy, hình thức tổ chức giảng dạy và cách đánh giá học tập Nhờ sự nỗ lực đó, liên tiếp các năm học 2010 – 2011, 2013 – 2014 Bộ môn