1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN biện pháp, cách thức giáo dục kĩ năng tự nhận thức cho học sinh lớp 12 qua dạy học đọc hiểu các văn bản văn chương

20 137 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 52,14 KB

Nội dung

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓATRƯỜNG THPT LÊ VIẾT TẠO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM BIỆN PHÁP, CÁCH THỨC GIÁO DỤC KĨ NĂNG TỰ NHẬN THỨC CHO HỌC SINH LỚP 12 QUA DẠY HỌC ĐỌC HIỂU CÁC VĂN BẢN VĂ

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT LÊ VIẾT TẠO

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

BIỆN PHÁP, CÁCH THỨC GIÁO DỤC KĨ NĂNG

TỰ NHẬN THỨC CHO HỌC SINH LỚP 12 QUA DẠY HỌC

ĐỌC HIỂU CÁC VĂN BẢN VĂN CHƯƠNG

Người thực hiện: Nguyễn Thị Lê Chức vụ: Giáo viên SKKN môn: Ngữ văn

THANH HÓA, NĂM 2018

Trang 2

MỤC LỤC

II NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

2.2.Thực trạng của vấn đề trước khi nghiên cứu SKKN 4 2.3 Biện pháp, cách thức giáo dục KN TNT cho HS lớp 12 qua dạy học

đọc hiểu các văn bản văn chương

2.3.1 Học sinh nhập vai, đóng vai, trải nghiệm cùng các nhân vật, tình

huống trong tác phẩm để nhận ra điểm mạnh, điểm yếu của bản thân

mình

2.3.2 Xây dựng các dạng câu hỏi, bài tập cho học sinh liên hệ tác phẩm

với cá nhân học sinh để rút ra những bài học có ý nghĩa

2.3.3 Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo ngoài giờ đọc hiểu để

nâng cao kĩ năng tự nhận thức cho học sinh

5

CÁC QUY TẮC VIẾT TẮT TRONG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Trang 3

ST

T Nội dung viết tắt Quy ước viết tắt

Trang 4

I MỞ ĐẦU:

1.1 Lí do chọn đề tài:

1.1.1 Xuất phát từ vai trò của kĩ năng sống nói chung và kĩ năng tự nhận thức nói riêng

Tại các diễn đàn thế giới về giáo dục cho mọi người, chương trình giáo dục kĩ năng sống trở thành một nội dung, một yêu cầu, một vấn đề vô cùng quan trọng Học KNS trở thành quyền của người học và chất lượng giáo dục được đánh giá

cả trong KNS của người học Hơn lúc nào hết, KNS là một đòi hỏi thiết yếu trong xã hội hiện đại

Kỹ năng tự nhận thức là một kỹ năng sống cơ bản, là khả năng con người có thể ý thức rõ ràng về cảm xúc, tính cách, quan điểm, giá trị và động cơ, hiểu biết

và chấp nhận những tố chất vốn có để phát huy điểm mạnh, hạn chế những điểm yếu nhằm tổ chức tốt cuộc sống và cải thiện mối quan hệ của mình với mọi người

1.1.2 Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý, trình độ nhận thức của học sinh lớp 12

Học sinh lớp 12 là lứa tuổi sắp bước vào chặng đường mới, trở thành một công dân tương lai Đây có thể coi là bước ngoặt trong cuộc đời của các em Do

đó nhận thức rõ về bản thân, môi trường, bối cảnh xã hội, từ đó đưa ra quyết định hợp lý, đúng đắn cho cuộc sống tương lai là điều vô cùng quan trọng và cần thiết với các em Đặc biệt, với học sinh hiện nay, các em đang phải đương đầu với rất nhiều nguy cơ, cám dỗ không lành mạnh của xã hội hiện đại nhưng lại không có hoặc thiếu những kỹ năng để ứng phó với khó khăn và lựa chọn cách sống lành mạnh, tích cực cho bản thân và xã hội

1.1.3 Xuất phát từ đặc trưng, thế mạnh của các văn bản văn chương trong chương trình Ngữ văn 12

Phần văn bản văn chương trong chương trình, SGK Ngữ văn lớp 12, đặc biệt

là phần văn xuôi phong phú, đa dạng về chủ đề, dồi dào, giàu có tiềm năng giáo dục tạo điều kiện để phát triển kỹ năng sống trong đó có kỹ năng tự nhận thức cho học sinh

1.1.4 Xuất phát từ thực trạng kĩ năng tự nhận thức của HS và việc giáo dục

kĩ năng tự nhận thức cho HS lớp 12 thông qua dạy học Văn

Trong thực tế dạy học môn Ngữ văn, giáo viên mới chủ yếu cung cấp những giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm mà chưa chú ý đúng mức, chưa phát huy hết được hiệu quả của việc phát triển kỹ năng tự nhận thức cho học sinh thông qua những tiết đọc hiểu các văn băn văn chương

Vì những lí do trên, với tư cách là một giáo viên dạy Ngữ văn, tôi đã trăn trở và thử nghiệm cách rèn luyện, giáo dục những kĩ năng sống đặc biệt là kĩ năng tự nhận thức cho học sinh lớp 12 qua bộ môn mình giảng dạy nhằm mục đích nâng

Trang 5

cao hiệu quả thiết thực của việc dạy học văn, đồng thời góp phần bé nhỏ vào việc khắc phục vấn đề nhức nhối của ngành giáo dục hiện nay là tình trạng thiếu kĩ năng sống của một bộ phận không nhỏ học sinh, nhất là học sinh cuối cấp THPT

1.2 Mục đích nghiên cứu

- Nghiên cứu lựa chọn, đề xuất nội dung giáo dục kỹ năng tự nhận thức cho học sinh lớp 12 qua dạy học các tác phẩm văn xuôi trong chương trình

- Đề xuất biện pháp, cách thức giáo dục kỹ năng tự nhận thức cho học sinh qua dạy học đọc hiểu các tác phẩm văn xuôi trong chương trình Ngữ văn lớp 12

1.3 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nội dung và các biện pháp, cách thức tổ

chức nhằm nâng cao kĩ năng tự nhận thức cho học sinh lớp 12 qua dạy học đọc hiểu một số tác phẩm văn xuôi trong chương trình Ngữ văn 12

1.4 Phương pháp nghiên cứu:

Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết

- Tổng hợp, phân tích, hệ thống hoá các vấn đề lý luận về KN, KN TNT, việc giáo dục KN TNT thông qua dạy học Ngữ văn lớp 12

- So sánh, đối chiếu giữa lí luận và thực tiễn dạy học

Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Điều tra, khảo sát, phỏng vấn, dự giờ dạy học Ngữ văn ở THPT nói chung và lớp 12 nói riêng

- Thống kê, phân loại, đánh giá kết quả khảo sát và thực nghiệm

1.5 Những điểm mới của SKKN:

- Góp phần xác định nội dung giáo dục KN TNT, đồng thời đề xuất một số giải

pháp cách thức giáo dục KN TNT cho HS lớp 12 qua dạy học Ngữ văn

- Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu hữu ích cho giáo dục KN TNT cho HS lớp 12 nói riêng và HS THPT nói chung

II NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm

2.1.1 Khái quát chung về KN TNT

* Các khái niệm cơ bản

+ Khái niệm kĩ năng sống:

Trong xã hội hiện nay khi mà công nghệ thông tin phát triển như vũ bão, con người bị cuốn vào vòng quay của cuộc sống số, theo đó, sự phát triển mạnh mẽ

về mọi mặt của đời sống xã hội đã tác động rất lớn tới đời sống của con người

Để có thể giải quyết, thích ứng với những vấn đề nảy sinh, đối mặt, chế ngự nó con người cần phải có phương pháp giải quyết hữu hiệu Do đó, hơn lúc nào hết, con người cần phải có kỹ năng sống (KNS) hay còn gọi là kĩ năng mềm

Trang 6

Như vậy, có thể thấy kĩ năng sống bao gồm một loạt các kĩ năng cụ thể, cần

thiết cho cuộc sống hằng ngày của chúng ta Hơn lúc nào hết để tồn tại, để thích ứng với môi trường xung quanh con người cần có kĩ năng sống Khả năng ứng

xử phù hợp và tích cực với bản thân, người khác, xã hội là bản chất của kĩ năng sống Và một trong những kĩ năng sống cơ bản và cần thiết của con người là kĩ năng tự nhận thức

+ Kĩ năng tự nhận thức:

Để làm rõ khái niệm kĩ năng tự nhận thức, trước hết cần xem xét khái niệm

tự nhận thức Tựu chung, tự nhận thức là quá trình con người tiếp nhận và xử lí thông tin về bản thân để điều chỉnh hành vi của mình nhằm đảm bảo sự thích nghi và phát triển của bản thân

Mỗi tác giả có một cách phát biểu khác nhau về nội hàm khái niệm KN TNT Tuy vậy ta có thể nhận thấy kĩ năng tự nhận thức là khả năng nhận biết được cảm xúc, những điểm mạnh, điểm yếu, giá trị và năng lực của bản thân để

có thể xác định mục tiêu,điều chỉnh hành vi của mình một cách phù hợp nhằm phát triển bản thân và góp phần phát triển cộng đồng, xã hội

Có thể nói, KNS nói chung và kĩ năng tự nhận thức nói riêng chính là những nhịp cầu giúp con người biến kiến thức thành thái độ, hành vi và thói quen tích cực, lành mạnh Người có KNS phù hợp sẽ luôn vững vàng trước những khó khăn thử thách; biết ứng xử giải quyết vấn đề một cách tích cực phù hợp, họ thường thành công hơn trong cuộc sống, luôn luôn yêu đời và làm chủ cuộc sống

2.1.2 Đặc điểm tâm sinh lí và trình độ nhận thức của HS lớp 12

Để tìm ra được phương pháp phù hợp nhằm giáo dục học sinh phát triển theo đúng hướng, đúng với mục tiêu, nội dung giáo dục, chúng ta cần phải hiểu tâm

lý lứa tuổi học sinh So với lứa tuổi Trung học cơ sở hoặc Tiểu học, lứa tuổi Trung học phổ thông có những đặc trưng cơ bản, khác biệt

* Đặc điểm về sự hình thành thế giới quan

Sự hình thành thế giới quan là nét chủ yếu trong tâm lý của học sinh THPT vì các em sắp bước vào cuộc sống xã hội với bao điều đang đón đợi các em ở phía trước Hầu hết các em đều có nhu cầu tìm hiểu khám phá để có quan điểm về tự nhiên, xã hội, về các nguyên tắc và quy tắc ứng xử trong cuộc sống, những định hướng giá trị về con người Bên cạnh đó vẫn có em chưa được giáo dục đầy đủ

về thế giới quan, chịu ảnh hưởng của tư tưởng bảo thủ lạc hậu như: có thái độ coi thường phụ nữ, coi khinh lao động chân tay, ý thức tổ chức kỉ luật kém, thích có cuộc sống xa hoa, hưởng thụ hoặc sống thụ động…

Vì vậy, giáo viên phải khéo léo, tế nhị khi phê phán những hình ảnh lý tưởng còn lệch lạc để giúp các em chọn cho mình một hình ảnh lý tưởng đúng đắn để

Trang 7

phấn đấu vươn lên.

* Đặc điểm về sự phát triển trí tuệ

Lứa tuổi học sinh THPT là giai đoạn quan trọng trong việc phát triển trí tuệ

Do cơ thể các em đã được hoàn thiện, đặc biệt là hệ thần kinh phát triển mạnh tạo điều kiện cho sự phát triển các năng lực trí tuệ

Nhìn chung tư duy của học sinh THPT phát triển mạnh, hoạt động trí tuệ linh hoạt và nhạy bén hơn Tuy nhiên, ở một số học sinh vẫn còn nhược điểm là chưa phát huy hết năng lực độc lập suy nghĩ của bản thân, còn kết luận vội vàng theo cảm tính Vì vậy giáo viên cần hướng dẫn, giúp đỡ các em tư duy một cách tích cực độc lập để phân tích đánh giá sự việc và tự rút ra kết luận cuối cùng Việc phát triển khả năng nhận thức của học sinh trong dạy học là một trong những nhiệm vụ quan trọng của người giáo viên

* Đặc điểm về hoạt động học tập

Cũng như học sinh Trung học cơ sở hay Tiểu học thì hoạt động học tập vẫn là hoạt động chủ đạo đối với học sinh THPT nhưng yêu cầu cao hơn nhiều đối với tính tích cực và độc lập trí tuệ của các em Nhà trường cần có những hình thức

tổ chức đặc biệt đối với hoạt động của học sinh THPT nhất là học sinh cuối cấp

để tạo ra sự thay đổi căn bản về hoạt động tư duy, về tính chất lao động trí óc của các em

2.1.3 Một số văn bản văn chương trong chương trình Ngữ văn 12 và khả năng giáo dục KN TNT cho HS lớp 12

Với tính chất là một môn học công cụ, môn Ngữ văn giúp học sinh có năng lực ngôn ngữ để học tập, khả năng giao tiếp, nhận thức về xã hội và con người Với tính chất là môn học giáo dục thẩm mĩ, môn Ngữ văn giúp học sinh bồi dưỡng năng lực tư duy, làm giàu xúc cảm thẩm mĩ và định hướng thị hiếu lành mạnh để hoàn thiện nhân cách Vì thế, Ngữ văn là môn học có những khả năng đặc biệt trong việc giáo dục các kĩ năng sống cho học sinh, nhất là giáo dục

kĩ năng tự nhận thức , đặc biệt là học sinh lớp 12, lứa tuổi bắt đầu làm quen với cuộc sống độc lập- bước ngoặt lớn trong cuộc đời của các em

2.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng SKKN

Thuận lợi:

Trong những năm gần đây, vấn đề dạy và học môn Ngữ văn đã và đang đổi mới và là một trong những môn có chuyển biến mạnh mẽ về đổi mới phương pháp dạy học

Chương trình Sách giáo khoa Ngữ văn mới có nhiều đổi mới về mục tiêu, cấu trúc, sự đổi mới này rất thích hợp cho giáo viên giảng dạy bộ môn Ngữ văn cho học sinh Thông qua bài học học sinh có thể tự hoạt động tích cực, chủ động

Trang 8

sáng tạo tìm tòi phát hiện và chiếm lĩnh nội dung bài học.

Được sự đồng tình của xã hội, nhất là các bậc cha mẹ học sinh tích cực phối hợp cùng với nhà trường trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh

Khó khăn:

Song bên cạnh những thuận lợi trên chúng ta còn phải đối mặt với không ít khó khăn Trước sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, môn Ngữ văn trong nhà trường phổ thông dần mất đi sự hứng thú đối với học sinh Cũng bởi từ trước đến nay chúng ta vẫn dạy học theo một khuôn mẫu có sẵn mà chưa

có sự thay đổi hay cải tiến, để giờ học văn trở thành một giờ học buồn tẻ, nặng

nề Đây cũng là thực trạng chung đối với môn Ngữ văn, nhất là trong thời đại công nghệ số Nhìn nhận vấn đề từ góc độ giáo viên cũng như học sinh sẽ giúp chúng ta hiểu được vấn đề cốt lõi đó:

Đối với giáo viên: Chưa đưa ra những nội dung giáo dục tiêu biểu cho các bài học Bên cạnh đó người thầy cũng chưa phát huy hết khả năng của mình trong việc vận dụng các tình huống giáo dục, dẫn đến học sinh nghe mãi cũng nhàm chán và không yêu thích môn văn, không khí lớp học trầm lặng buồn tẻ, nặng nề

Đối với học sinh: Chỉ nghe, chép và phát biểu theo những gì mà người thầy sắp đặt Học sinh không được tìm hiểu, khám phá và sáng tạo những gì các em biết

Từ thực trạng trên, tôi thiết nghĩ cần phải đổi mới phương pháp dạy học, cần đưa việc giáo dục kĩ năng sống đặc biệt là kĩ năng tự nhận thức vào quá trình dạy học văn Có như thế mỗi tiết học văn mới thực sự trở thành nhịp cầu đưa các em hòa nhập, bắt nhịp với cuộc sống bộn bề đang trải ra trước mắt mỗi học sinh

2.3 Biện pháp, cách thức giáo dục KN TNT cho HS lớp 12 qua dạy học đọc hiểu các văn bản văn chương

2.3.1 Học sinh nhập vai, đóng vai, trải nghiệm cùng các nhân vật, tình huống trong tác phẩm để nhận ra điểm mạnh, điểm yếu của bản thân mình

Nhập vai, đóng vai là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định Khi nhập vai diễn xuất, học sinh luôn có xúc cảm với vai của một nhân vật nào đó nên đây là phương pháp dạy học đặc biệt gây hứng thú cho học sinh khi dạy tác phẩm truyện Học sinh được sống thử cuộc sống của nhân vật, tình huống của nhân vật để tìm ra cách hành động, cư xử, giải quyết vấn đề nên tập dượt được kỹ năng giải quyết vấn

đề hoặc đánh giá được tích cách của các nhân vật

Cách thức tiến hành: Trước hết giáo viên chọn tình huống, nhân vật tiêu biểu, có khả năng giáo dục tự nhận thức cho học sinh Sau đó giáo viên hướng dẫn học sinh xây dựng, chuyển thể kịch bản Sau khi giúp học sinh hoàn chỉnh

Trang 9

kịch bản, giáo viên chia nhóm, giao nhiệm vụ, phân vai cho học sinh diễn kịch

và nhận xét, đánh giá Ví dụ dạy“Vợ nhặt”, giáo viên cho học sinh đóng vai tái

hiện lại tình huống khi Tràng dẫn Thị về nhà Hoặc GV có thể tổ chức cho HS đóng vai diễn lại cảnh Tràng đẩy xe thóc, gặp Thị và mời Thị ăn bánh đúc GV cũng có thể cho HS chuyển thể cảnh trên khác một chút ở phần kết thúc Nội dung kịch bản có thể thay đổi như sau:

HS 1-Nhân vật Tràng (thủ thỉ):

- Này nói đùa chứ! Có về với tớ thì khuân hàng lên xe rồi cùng về!

HS 5- Nhân vật Thị (ngạc nhiên):

- Đằng ấy nói gì cơ?Tớ về nhà với đằng ấy hở? Sao lại thế được? Tớ có biết nhà đằng ấy như thế nào đâu!

HS 1- Nhân vật Tràng(bộc bạch):

- Nhà tớ nghèo, ở xóm ngụ cư, u tớ cũng ngoài 70 tuổi nhưng u thương và quý người lắm U lúc nào cũng mong có cháu nội để bế bồng Đằng ấy nếu không chê gia cảnh của tớ thì về ở với tớ một nhà cho vui.

HS 5- Nhân vật Thị (nghĩ ngợi một lúc rồi lên tiếng):

- Nếu tớ theo đằng ấy về, ngộ nhỡ u không đồng ý nhận tớ là dâu con thì tớ còn mặt mũi nào nữa! Tớ tớ ngại lắm! Hay đằng ấy về thưa chuyện với u cái đã?

HS 1- Nhân vật Tràng (quả quyết):

- Không ngại đâu, tớ nói rồi: u tớ quý người lắm! Đằng ấy cứ về với tớ đi!

HS 5- Nhân vật Thị (ngượng nghịu):

- Tớ tớ không biết đâu đấy!

HS 1- Nhân vật Tràng(hồ hởi xen lẫn ngạc nhiên):

- Thế là thế là mình đồng ý theo tôi về nhà rồi đấy hở?

Nào mình lên xe tôi đẩy mình đi một đoạn nhé!

Sau khi HS diễn xong hai lớp kịch trên, GV tổ chức cho HS thảo luận Trên

cơ sở nội dung kịch bản và sự diễn xuất của HS, GV có thể cho HS so sánh các nhân vật (cách thể hiện tâm trạng, cách ứng xử trong các tình huống, lời thoại ), từ đó HS được sáng tạo, được thể hiện quan điểm cá nhân về các nhân vật trong tác phẩm GV có thể dừng cho HS bộc lộ chia sẻ xem vì sao các em thích sáng tạo lời nói, cử chỉ hành động của nhân vật khác với VB của nhà văn

Đó là cơ sở để HS hiểu rõ hơn về nhân vật cũng là cơ hội để HS hiểu rõ hơn về mình, tự nhận thức về mình sâu sắc hơn Vì thế, tác phẩm văn học thực sự sống với HS, đi vào nhận thức các em một cách nhẹ nhàng mà vô cùng hiệu quả Ngoài ra, trong quá trình đọc hiểu văn bản ở trên lớp, giáo viên có thể tạo điều kiện cho học sinh nhập vai, trải nghiệm, để các em có khả năng tự nhận

thức về mình Ví dụ, dạy “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ,

Trang 10

giáo viên có thể nêu tình huống: Em thử hình dung nếu em là nhân vật Trương

Ba em có bằng lòng sống trong thể xác anh hàng thịt không? Vì sao? Nếu rơi vào hoàn cảnh như Trương Ba- phải trú nhờ trong thân xác của người khác em

sẽ hành động như thế nào? Trong giờ học, HS sẽ có nhiều ý kiến, nhiều cách lí

giải khác nhau Tuy nhiên, GV cũng nên hướng HS vào những nhận thức mang

tính chuẩn mực của các hệ giá trị của xã hội Chính vì vậy, vở kịch không chỉ có

ý nghĩa triết lí về nhân sinh, về hạnh phúc con người mà thông qua vở kịch Lưu Quang Vũ muốn góp phần phê phán một số biểu hiện tiêu cực trong lối sống lúc bấy giờ Đó là lối sống mà con người đang có nguy cơ chạy theo những ham muốn tầm thường về vật chất, chỉ thích hưởng thụ đến nỗi trở nên phàm phu, thô thiển Lại có tình trạng con người phải sống giả, không dám và cũng không được

là chính bản thân mình Đấy là nguy cơ đẩy con người đến chỗ bị tha hóa do danh và lợi Nhận thức được ý nghĩa triết lí nhân sinh sâu sắc cùng ý nghĩa xã hội bức xúc mà Lưu Quang Vũ gửi gắm qua vở kịch của mình, học sinh sẽ nhận

ra được chân giá trị của cuộc sống, sẽ tìm cho mình được cách ứng xử phù hợp trong cuộc sống hôm nay Quá trình đóng vai, trải nghiệm cùng nhân vật, cùng hóa thân vào nhân vật để cảm nhận hành động cũng như cảm xúc của nhân vật cũng là quá trình nhận thức và tự nhận thức của HS đang diễn ra tích cực nhất

Khi HS được thử thách trong các tình huống: Nếu em là nhân vật Thị, em có theo anh cu Tràng về không? Vì sao? Nếu em là bà cụ Tứ, em có thể chấp nhận Thị nhanh như vậy không? , HS sẽ cảm nhận rõ hơn mình giống hay khác nhân

vật, tốt hơn hay chưa tốt bằng nhân vật, từ đó mà dần dà thay đổi được cách sống, lối sống

Như vậy, sau mỗi lần cho các em nhập vai, đóng vai, trải nghiệm đời sống của các nhân vật trong tác phẩm, học sinh sẽ có thêm nhiều khám phá về chính mình, hiểu biết hơn về cuộc sống, biết yêu thương con người, quý trọng những

gì mình có Ngoài ra, hoạt động này góp phần quan trọng giúp học sinh phát triển năng lực ngôn ngữ, hình thành và hoàn thiện dần kỹ năng giao tiếp và phát triển năng lực tư duy sáng tạo

2.3.2 Xây dựng các dạng câu hỏi, bài tập cho học sinh liên hệ tác phẩm với

cá nhân học sinh để rút ra những bài học có ý nghĩa

Nếu chỉ dừng lại ở việc giải mã văn bản, tác phẩm văn chương sẽ khó phát huy hết ý nghĩa, tác dụng giáo dục đối với HS Vì vậy, bên cạnh các dạng câu hỏi, bài tập hướng dẫn HS giải mã VB cần chú trọng đến các dạng câu hỏi, bài tập cho phép HS liên hệ tác phẩm với đời sống của cá nhân HS Có như vậy việc dạy văn, học văn mới có địa chỉ và TPVC mới thực sự thấm sâu vào ngõ ngách tâm hồn mỗi người đọc để thực hành chức năng thanh lọc tâm hồn

Ngày đăng: 21/11/2019, 09:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w