SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG VIỆC CHUẨN BỊ TÀI LIỆU VÀ TỔ CHỨC ÔN TẬP MÔN SINH HỌC, HỌC KÌ I, CHO HỌC SINH LỚP 12 - BAN KHTN CỦA TRƯỜNG THPT SÔNG RAY I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: - Trong những năm qua, toàn ngành giáo dục đã và đang có nhiều cố gắng tích cực trong nhiệm vụ đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục. Năm học 2010 – 2011 toàn ngành thực hiện chủ đề “Năm học tiếp tục đổi mới quản lí và nâng cao chất lượng giáo dục”, trong đó nổi lên rõ nét nhất là việc đổi mới kiểm tra đánh giá. Với trách nhiệm của một người giáo viên môn Sinh học, một cán bộ quản lí của trường tôi luôn xác định nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục là rất quan trọng, cần phải làm gì để nâng cao chất lượng giáo dục ở bộ môn mình, lớp mình phụ trách từ đó mới góp phần vào nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. - Kết quả giảng dạy có đựơc tốt hay xấu là phụ thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan và khách quan của thầy, trò. Đó là cả một quá trình phấn đấu của thầy từ việc soạn giáo án đến tổ chức giảng dạy, tổ chức ôn tập, tổ chức kiểm tra đánh giá, tục ngữ có câu “Không thầy đố mày làm nên”. Sự phối hợp và chuẩn bị tích cực của người thầy, học sinh luôn là yếu tố quan trọng để đạt được hiệu quả giảng dạy cao góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. - Từ thực tế và kinh nghiệm giảng dạy những năm qua cho thấy với lượng kiến thức khổng lồ trong SGK, thời gian học ngắn thì học sinh khó có thể lĩnh hội những kiến thức đó thật tốt và khó đạt kết quả cao. Hơn nữa hình thức kiểm tra học kì của bộ môn là kiểm tra tập trung theo đề của Sở Giáo dục và đào tạo (gọi chung là Sở) không có đề cương chi tiết, dưới hình thức trắc nghiệm nên học sinh thiếu tự chủ và khó tìm ra hướng ôn tập để kiểm tra có hiệu quả. Để giải quyết vấn đề này tôi đã có nhiều trăn trở, tìm tòi tài liệu, biên soạn đề cương, câu hỏi trắc nghiệm, đề kiểm tra thử để giúp học sinh tự tin hơn mà ôn tập, tham gia kiểm tra học kì I đạt kết quả tốt, đó là lí do mà tôi tiên hành đề tài: “Một số kinh nghiệm trong việc chuẩn bị tài liệu, tổ chức ôn tập môn Sinh học, học kì I, cho học sinh lớp 12 - Ban KHTN ở trường THPT Sông Ray”. - Từ đầu năm học 2009 – 2010 tôi tiến hành chuẩn bị tài liệu và áp dụng ngay cho năm học 2009 – 2010, 2010 – 2011. Qua 2 năm thực hiện đề tài tôi thấy có được những kết quả nhất định giúp tôi tự tin hơn trong giản dạy, những lớp tôi phụ trách đều đạt kết quả tốt, từ đó góp phần vào kết quả giảng dạy của bộ môn. II. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI: 1. Thuận lợi: - Được sự quan tâm của BGH nhà trường đến bộ môn, sự giúp đỡ của quí thầy cô trong tổ đã góp ý cho việc sưu tầm, biên soạn tài liệu ôn tập. - Học sinh ban KHTN đa số có ý thức học tập cao và luôn năng nỗ trong giờ học. - Nhà trường có kết nối mạng nên dễ dàng sưu tầm tài liệu và nhất là các câu hỏi trắc nghiệm, các đề thi thử. 2. Khó khăn: - Số giáo viên có kinh nghiệm của tổ còn ít nên việc trao đổi thông tin, góp ý chuyên môn còn hạn chế. - Một bộ phận nhỏ học sinh ý thức học tập chưa cao, thiếu tinh thần tự giác, còn thụ động, ỷ lại trong học tập. - Lượng kiến thức nhiều, trãi dài trong suốt 30 bài học của 5 chương mà thời gian ôn tập ngắn chỉ 1 tiết ôn tập chương và 1 tiết ôn tập kiểm tra học kì, thì khó có thể bao quát kiến thức cho học sinh. 3. Số liệu thống kê: - Năm học 2009 – 2010 tôi dạy 2 lớp 12 ban KHTN. Lớp Tổng số học sinh Kết quả bài kiểm tra học kì I Điểm dưới 5 Điểm từ 5 -7 Điểm từ 7 - 10 12A4 40 8 20.0 % 18 45.0 % 14 35.0 % 12A5 40 7 17.5 % 16 40.0 % 15 37.5 % 12A6 44 9 20.5 % 19 43.2 % 18 40.9 % Tổng cộng 124 24 19.4 % 53 42.7 % 47 37.9 % - Năm học 2010 – 2011. Lớp Tổng số học sinh Kết quả bài kiểm tra học kì I Điểm dưới 5 Điểm từ 5 -7 Điểm từ 7 - 10 12A1 47 7 14.9 % 20 42.6 % 20 42.6 % 12A2 49 8 16.3 % 22 44.9 % 19 38.8 % 12A3 47 7 14.9 % 20 42.6 % 20 42.6 % Tổng cộng 143 22 15.4 % 62 43.4 % 59 41.3 % III. CÁC NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI: 1. Cơ sở lí luận của việc thực hiện đề tài: - Trong học tập để đạt được kết quả cao thì phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm cả của người thầy và của học sinh, người thầy biết phối hợp 2 yếu tố này trong giảng dạy thì mới có thể truyền thụ kiến thức một cách hiệu quả. - Với sự phát triển của khoa học kĩ thuật hiện nay nhất là sự bùng nổ của công nghệ thông tin dễ dàng giúp học sinh tiếp cận với kiến thức trên mạng. Thế nhưng khi truy cập vào mạng học sinh dễ dàng bị mất phương hướng vì có quá nhiều nguồn tài liệu, đôi khi kiến thức sai khác, có mâu thuẫn nhau nên việc ôn tập của các em sẽ gặp nhiều khó khăn. Như vậy, lúc này người thầy giữ vai trò hết sức quan trọng giúp cho các em có nguồn tài liệu, định hướng cho các em lựa chọn kiến thức và sử dụng kiến thức có hiệu quả. - Với chủ trương đổi mới phương pháp giảng dạy, những năm qua Sở và Trường đã tổ chức nhiều chuyên đề, trong đó có chuyên đề đổi mới kiểm tra đánh giá. Và đặc biệt là sau khi triển khai chuẩn kiến thức và biên soạn đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức mà Bộ đã triển khai. Bản thân tôi đã ứng dụng vào hoạt động giảng dạy trong đó tôi đã bổ sung vào khâu biên soạn và tổ chức ôn tập kiến thức cho các em học sinh, nhờ đó mà các em học tập tốt hơn. 2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài: Từ những kinh nghiệm trong giảng dạy chương trình chưa phân ban tôi cũng biên soạn tài liệu ôn tập để HS ôn tập. Khi chuyển sang chương trình phân ban tôi bắt đầu nghiên cứu tài liệu, tìm thông tin và đến năm học 2009 – 2010 tôi tiến hành sưu tầm và biên soạn bộ tài liệu ôn tập học kì I gồm 2 phần, lí thuyết và bài tập (gồm tự luận và trắc nghiệm). a) Xây dựng tài liệu ôn tập lí thuyết: - Bộ tài liệu được biên soạn dưới dạng tóm tắt kiến thức cơ bản của sách giáo khoa theo từng bài, từng chương để sau mỗi bài học các em có thể tóm tắt được những vấn đề cần phải nắm và đến khi ôn tập học kì thì có sẵn một hệ thống kiến thức liên hoàn và gọn gàng hơn. - Trong quá trình giảng dạy tôi đã điều chỉnh theo chuẩn kiến thức và kỉ năng đồng thời có bổ sung phần kiến thức mở rộng để giúp nhũng học sinh khá, giỏi có nhu cầu nghiên cứu thêm phục vụ cho việc ôn tập thi đại học, cao đẳng. - Đối với kì kiểm tra học kì I thì HS chỉ cần ôn tập phần tóm tắt chuẩn còn phàn mở rộng ở một số bài thì và ôn thi ĐH – CĐ. b) Xây dựng bộ câu hỏi thực hành gồm tự luận và trắc nghiệm: - Song song với việc tổng hợp kiến thức về lí thuyết tôi cũng tiến hành sưu tầm và biên soạn bộ câu hỏi trắc nghiệm và bài tập tự luận(một số bài toán di truyền và lai). - Phần bài tập được biên soạn theo bài, chương để sau mỗi bài, chương tôi sẽ vận dụng để kiểm tra kiến thức học sinh đã học và các em sử dụng để ôn luyện. c) Tổ chức ôn tập: - Sau mỗi chương tôi phát cho mỗi lớp 1 bản và yêu cầu nhân bản cho mỗi học sinh để học sinh sử dụng tự ôn tập. Cuối kì học sinh sẽ có đầy đủ một bộ tài liệu ôn tập cả lí thuyết và bài tập trắc nghiệm. - Sau khi tổ chức ôn tập 2 tiết theo phân phối chương trình tôi sử dụng thêm 1 tiết tự chọn để cho các em kiểm tra thử nhằm giúp các em có thể sơ bộ đánh giá kết quả học tập của mình, từ đó có biện pháp ôn tập tốt hơn(các lớp ban KHTN ở trường THPT Sông Ray được phân bổ một kì 6 tiết tự chọn). - Trong quá trình ôn tập tôi còn sử dụng đề kiểm tra học kì I năm học 2008 – 2009, 2009 – 2010 để các em tham khảo và tự kiểm tra. IV. KẾT QUẢ THỰC HIỆN: - Qua 2 năm sử dụng bộ tài liệu ôn tập tôi nhận thấy các em học sinh tự tin hơn trong quá trình học tập và có thể khái quát lại bài học một cách dễ dàng đồng thời kết quả học tập cũng ổn định. - Khi kiểm tra học kì I theo đề của Sở thì những lớp tôi dạy cũng đạt kết quả khá tốt (theo bằng thống kê ở phần thực trạng trang 2). V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM: - Để giảng dạy tốt thì mỗi giáo viên cần tích cực hơn trong việc tìm thông tin, tài liệu để bổ sung, mở rộng kiến thức cho mình đồng thời cũng biết tạo cho mình một bộ tài liệu riêng dành để phục vụ giảng dạy, lúc này mình sẽ tự tin hơn khi đứng lớp. - Việc tóm tắt kiến thức cho học sinh sau mỗi bài, mỗi chương là rất cần để giúp học sinh khái quát kiến thức dễ dàng, ôn tập có hiệu quả và có cơ sở kiểm tra khả năng tiếp thu bài và vận dụng kiến thức của các em. Đồng thời khi sử dụng bộ tài liệu này cũng tạo cho các em hứng thú trong học tập, tự tin hơn trng các kì kiểm tra. VI. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ: 1. Kết luận: Biên soạn bộ tài liệ ông tập cho học sinh là hết sức cần thiết vì hiện nay có quá nhiều sách, nhiều tài liệu trên mạng nhưng các tác giả viết rộng làm các em học sinh bị lúng túng khi ôn tập kiểm tra học kì. Mặc khác khi giáo viên biên soạn sẽ bám sát theo sách giáo khoa thí giúp các em dễ học, dễ ôn tập và không làm cho từng bài học, từng chương trở nên nặng nề, kiến thức rộng tạo cho các em niền tin và hứng thú trong học tập. 2. Kiến nghị: BGH cho phép tiếp tục được triển khai trong những năm đến và nhân rộng cho toàn trường, đánh giá kết quả trong thời gian dài hơn, nhiều đối tượng hơn để phổ biến tành tài liệu ôn tập của trường. Mong nhận được sự góp ý bổ sung của quí đồng nghiệp và các em học sinh để bộ tài liệu được học thiện hơn, sử dụng hiệu quả hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. Sách giáo khoa Sinh học 12 Ban KHTN. NXB Giáo dục - 2009. 2. Sách giáo viên Sinh học 12 Ban KHTN. NXB Giáo dục - 2009. 3. Bài tập Sinh học lớp 12 Ban KHTN. NXB Giáo dục - 2009. 4. Cẩm nang ôn luyện Sinh học. Lê Đình Trung – Trịnh Nguyên Giao. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội – 2001. 5. Chuẩn bị kiến thức ôn thi tốt nghiệp và ĐG – CĐ. NXB giáo dục.Năm 2009, 2010. 6. Dạy học theo chuẩn kiến thức kỉ năng môn Sinh học lớp 12. Lê Đình Trung – Trịnh Nguyên Giao – Ngô Văn Hưng – Nguyễn Thị Hồng Liên. NXB Đại học Sư Phạm – 2010. 7. Đề kiểm tra học kì I, môn Sinh lớp 12, học năm học 2008 – 2009 đến 2010 - 2011. NGƯỜI THỰC HIỆN Hồ Đắc An MỤC LỤC I. Lí do chọn đề tài Trang: 1 II. Thực trạng trước khi thực hiện các giải pháp Trang: 2 III. Nội dung chuyên đề Trang: 2 1. Cơ sở lí luận của đề tài Trang: 2 2. Nội dung và các biện pháp thựchiện Trang: 3 IV. Kết quả thực hiện đề tài Trang: 4 V. Bài học kinh nghệm Trang: 4 VI. Kết luận và kiến nghị Trang: 4 Tài liệu tham khảo Trang: 5 Phụ lục Nhà em Nhữ Thị Hải Yến – Lớp 12A6 Nhà em Cao Thị Thông – Lớp 10B7 . SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG VIỆC CHUẨN BỊ TÀI LIỆU VÀ TỔ CHỨC ÔN TẬP MÔN SINH HỌC, HỌC KÌ I, CHO HỌC SINH LỚP 12 - BAN KHTN CỦA TRƯỜNG THPT SÔNG RAY I mà ôn tập, tham gia kiểm tra học kì I đạt kết quả tốt, đó là lí do mà tôi tiên hành đề tài: Một số kinh nghiệm trong việc chuẩn bị tài liệu, tổ chức ôn tập môn Sinh học, học kì I, cho học sinh. yêu cầu nhân bản cho mỗi học sinh để học sinh sử dụng tự ôn tập. Cuối kì học sinh sẽ có đầy đủ một bộ tài liệu ôn tập cả lí thuyết và bài tập trắc nghiệm. - Sau khi tổ chức ôn tập 2 tiết theo