Để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh một cách hiệu quả, việcphối hợp với phụ huynh là cực kỳ quan trọng, không nên phụ thuộc quá nhiềuvào giáo viên vì giáo dục kỹ năng sống không phải c
Trang 1MỤC LỤC Trang
Trang 2Trong xu thế hội nhập và phát triển của thế giới hiện nay, đòi hỏi conngười phải luôn năng động, sáng tạo; có khả năng tìm kiếm, xử lí thông tin vàứng phó với các tình huống trong đời sống Tuy nhiên, theo nghiên cứu mới củangành giáo dục hiện nay có khoảng 35% sinh viên ra trường không tìm đượcviệc làm do thiếu kĩ năng thực hành xã hội, hơn 80% sinh viên ra trường bị cácnhà tuyển dụng đánh giá là thiếu kĩ năng sống, thiếu năng lực hành động, nănglực thực tiễn…Chính vì thế, việc giáo dục kỹ năng sống hiện nay càng trở nêncấp thiết đối với thế hệ trẻ, bởi các em chính là những chủ nhân tương lai củađất nước.
Nhằm đáp ứng yêu cầu của sự phát triển quốc gia, mục tiêu giáo dục phổthông ở nước ta hiện nay bên cạnh việc trang bị kiến thức còn trang bị nhữngnăng lực cần thiết cho học sinh, đặc biệt là năng lực hành động, năng lực thựctiễn Tuy nhiên, để rèn luyện được những kỹ năng đó đòi hỏi phải tiến hànhđồng bộ nhiều hoạt động, từ việc trang bị lí thuyết cho đến thực hành rèn luyện
kỹ năng sống Để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh một cách hiệu quả, việcphối hợp với phụ huynh là cực kỳ quan trọng, không nên phụ thuộc quá nhiềuvào giáo viên vì giáo dục kỹ năng sống không phải chỉ trong ngày một, ngày hai
mà là cả một quá trình lâu dài liên tục được kết hợp có hiệu quả bằng nhiềuphương pháp của việc dạy và học trong nhà trường, gia đình và xã hội
Một trong những môn học có nhiều thuận lợi trong việc giáo dục, rèn luyện
kỹ năng sống cho học sinh đó là môn Lịch sử, bởi nội dung bài học lịch sử chứađựng nhiều bài học quý để giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, niềm tự hàodân tộc, ý thức tự chủ, tinh thần chiến đấu…buộc học sinh phải vận dụng rấtnhiều kỹ năng tư duy sáng tạo, phân tích đánh giá, vận dụng và rút ra bài học bổích cho bản thân Vì vậy, tôi chọn đề tài này để trao đổi một kinh nghiệm nhỏcùng các đồng nghiệp với mong ước giáo dục, hướng dẫn và rèn luyện kỹ năngsống cho học sinh nhất là hoc sinh THPT đạt được nhiều kết quả tốt
Trong quá trình triển khai tôi được sự giúp đỡ tận tình của bộ phận chuyênmôn, của BGH nhà trường nên đề tài đã mang lại một số kết quả đáng kể trongnhững năm học vừa qua Tôi xin trân thành cảm ơn BGH, tập thể các thầy cô bộmôn và học sinh các lớp khối 10 đã giúp tôi hoàn thành đề tài này Rất mong sựgiúp đỡ, góp ý để sáng kiến này thành công hơn và đi vào thực tiễn giảng dạytrong các nhà trường đạt hiệu quả cao nhất
1.1 Lí do chọn đề tài:
Thực hiện chủ trương của bộ GD và ĐT triển khai giáo dục kỹ năng sốngtrong một số môn học và hoạt động giáo dục ở các cấp học Hoạt động giáo dụcgiá trị sống và rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh vừa mang tính chiến lược,vừa mang tính cấp bách, là động cơ và cũng là nhiệm vụ của nhà trường, cơquan và của cha mẹ học sinh thường xuyên và lâu dài
Hiện nay, Bộ GD và ĐT đã đưa nội dung giáo dục kỹ năng sống lồng ghéptrong các môn học ở THPT nhằm đạt mục tiêu trang bị cho học sinh những kiếnthức, giá trị thái độ và kỹ năng phù hợp, tạo cơ hội thuận lợi cho học sinh sửdụng toàn quyền và bổn phận của mình để phát triển toàn diện về thể chất, trítuệ, tinh thần, đạo đức Đây là một chủ trương cần thiết và đúng đắn Tuy nhiên,trong dạy học các môn học nói chung và dạy học lịch sử ở trường THPT nói
Trang 3riêng, việc thiết kế những bài dạy sao cho vừa đảm bảo yêu cầu về nội dung vừagiúp HS nhận thức được các giá trị trong cuộc sống, hình thành lối sống, cáchứng xử có văn hóa trong các tình huống giao tiếp đa dạng của cuộc sống mà vẫntạo hứng thú cho học sinh trong một thời lượng có hạn là vấn đề rất cần thiết đốivới người giáo viên Lịch sử.
Đối với việc dạy học Lịch sử ở các cấp học nói chung và ở trường THPTnói riêng, việc làm sao để đảm bảo được nội dung kiến thức bài học mà đồngthời học sinh lại phải chủ động chiếm lĩnh kiến thức bài học theo yêu cầu đổimới về phương pháp hiện nay quả thật là điều không dễ thực hiện.Vì vậy, đòihỏi người giáo viên phải vận dụng nhiều kĩ năng, trong đó không chỉ là kiếnthức mà đòi hỏi cả sự sáng tạo, linh hoạt ở mỗi bài dạy cụ thể Sự chuẩn bị kĩcàng cho việc lên lớp của người giáo viên từ khâu chuẩn bị - tức là phần thiết kếbài dạy - là một trong những yếu tố góp phần không nhỏ vào hiệu quả của tiếthọc, đặc biệt là trong việc vận dụng và phát huy tối đa công năng của cácphương pháp dạy học tích cực trong việc giáo dục KNS cho HS Chính vì thế, đểnhằm giáo dục KNS cho học sinh, tôi đã áp dụng các phương pháp dạy học tíchcực để nâng cao chất lượng giờ dạy như dạy học nhóm, dạy học theo dự án vàdạy học thông qua trò chơi nhằm giúp cho HS phát triển và rèn luyện những kĩnăng cần thiết để hội nhập cuộc sống một cách chủ động hơn
Từ thực tế dạy học qua nhiều năm và việc rút kinh nghiệm của bản thântrong quá trình giảng dạy, cũng là để trao đổi với các đồng nghiệp giảng dạyLịch sử về hướng áp dụng các phương pháp dạy học tích cực để giáo dục KNScho HS lớp 10, khối lớp đầu cấp THPT, tôi mạnh dạn trình bày đề tài “Giáo dục
kĩ năng sống cho học sinh thông qua một số phương pháp dạy học tích cực khidạy và học Chương I: Các cuộc cách mạng tư sản, chương trình Lịch sử lớp 10trung học phổ thông” mà bản thân tôi nhận thấy có hiệu quả trong quá trình thựchiện Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp để sáng kiếnnày thành công hơn và đi và thực tiễn giảng dạy trong nhà trường đạt hiệu quả
cao nhất
1.2.Mục đích nghiên cứu:
Tìm hiểu cơ sở lí luận và pháp lí của đề tài Xây dựng mô hình giáo dục,
rèn luyện kỹ năng sống thông qua một số phương pháp dạy học tích cực, giúphọc sinh có tinh thần, thái độ học tập tự giác, tích cực, sống có lí tưởng và hoàibão, ứng xử, hành động mang tính nhân văn Nó giúp cho học sinh có ý thức bảo
vệ và rèn luyện cơ thể, không vi phạm các tệ nạn xã hội Giúp học sinh có đủkhả năng tự thích ứng với môi trường xung quanh, tự chủ, độc lập, tự tin khi giảiquyết công việc Đồng thời, góp phần đạt hiệu quả cao trong phong trào “Xâydựng trường học thân thiện, học sinh tích cực’’ Ngoài ra, còn thực hiện đượccác mục tiêu của giáo dục đã được định hướng: Học để biết, học để làm, học đểcùng chung sống và học để làm người
1.3 Đối tượng nghiên cứu :
Đề tài hướng vào nghiên cứu đặc điểm của các bài dạy trong phần lịch sửthế giới (từ giữa thế kỷ XVI đến cuối thế kỷ XVIII), từ đó áp dụng nhữngphương pháp dạy học tích cực để lồng ghép giáo dục kỹ năng sống trong mônlịch sử
Trang 41.4 Phương pháp nghiên cứu:
Tìm hiểu về khái niệm kỹ năng sống, đặc điểm cơ bản của một số phươngpháp dạy học tích cực qua đó áp dụng vào dạy và học Chương I Các cuộc cáchmạng tư sản (từ giữa thế kỉ XVI đến cuối thế kỷ XVIII) Từ đó lôi cuốn học sinhhoạt động học tập một cách tích cực, chủ động, nắm vững kiến thức bài họcđồng thời các kỹ năng sống cũng được hình thành
1.5 Những điểm mới của đề tài:
Sự dụng các phương pháp dạy học tích cực: học nhóm, dạy học theo dự án,
dạy học áp dụng phần mềm Kahoot để củng cố bài hoặc kiểm tra đánh giá họcsinh, thông qua đó làm tăng hứng thú học tập và giáo dục kĩ năng sống cho cácem
2 NỘI DUNG
2.1 Cơ sở lí luận
Theo WHO (1993) “Năng lực tâm lí xã hội là khả năng ứng phó một cách cóhiệu quả với những yêu cầu và thách thức của cuộc sống Đó cũng là khả năngcủa một cá nhân để duy trì một trạng thái khỏe mạnh về mặt tinh thần, biểu hiệnqua hành vi phù hợp và tích cực khi tương tác với người khác, với nền văn hóa
và môi trường xung quanh Năng lực tâm lí xã hội có vai trò quan trọng trongviệc phát huy sức khoẻ theo nghĩa rộng nhất về mặt thể chất, tinh thần và xãhội KNS là khả năng thể hiện, thực thi năng lực tâm lí xã hội này”
Như vậy, KNS chính là năng lực của mỗi người giúp giải quyết những nhucầu và thách thức của cuộc sống một cách có hiệu quả Việc đưa giáo dục KNSvào nhà trường cho thấy mục tiêu của giáo dục trong thời kì mới chú trọng tínhhữu dụng, thiết thực của chương trình nhà trường, đồng thời tăng khả năng đápứng yêu cầu đào tạo con người mới năng động, tích cực, tự tin, hội nhập thànhcông trong xã hội
Mục tiêu và nội dung môn Lịch sử đã chứa đựng những yếu tố của giáo dụcKNS, phù hợp với các nội dung cơ bản của giáo dục KNS, bao gồm kĩ năng tưduy sáng tạo, kĩ năng hợp tác nhóm, kĩ năng giao tiếp, phù hợp với cách tiếpcận làm thay đổi hành vi của người học trên cơ sở nhận thức về các nội dung củamôn Lịch sử Nhiều bài học của môn Lịch sử hướng đến việc giúp HS nhận thứcđược các giá trị trong cuộc sống, hình thành lối sống, tình cảm gia đình, bạn bè,tình yêu đối với quê hương đất nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, lòng biết ơnsâu sắc Mặt khác, các KNS còn được giáo dục thông qua phương pháp học tậptích cực, dựa trên sự tương tác giữa nội dung bài học với những hiểu biết, kinhnghiệm vốn có của bản thân người học và quá trình đối thoại, tương tác ngườihọc với nhau để thực hành, vận dụng linh hoạt vào các tình huống trong cuộc
sống phù hợp với lứa tuổi của các em
Có rất nhiều phương pháp dạy học tích cực nhằm giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong dạy học lịch sử Tuy nhiên trong khuôn khổ một sáng kiến
kinh nghiệm, tôi xin trình bày một số vận dụng mà bản thân nhận thấy có hiệuquả tích cực trong giáo dục KNS cho học sinh ở ba phương pháp: dạy học nhóm,dạy học theo dự án và phương pháp trò chơi với việc áp dụng phần mềmKahoot
* Phương pháp dạy học nhóm:
Trang 5Dạy học theo nhóm là một hoạt động học tập có sự phân chia học sinh theotừng nhóm nhỏ với đủ thành phần khác nhau về trình độ, cùng trao đổi ý tưởng,một nguồn kiến thức dựa trên cơ sở hoạt động tích cực của từng cá nhân Từngthành viên của nhóm không chỉ có trách nhiệm với việc học tập của mình màcòn có trách nhiệm quan tâm đến việc học tập của các thành viên trong nhóm Hoạt động nhóm hợp lí, tích cực sẽ giúp HS rèn luyện các kĩ năng: đảmnhận trách nhiệm, hợp tác, chia sẻ, thương lượng, giải quyết mâu thuẫn, giảiquyết vấn đề,
* Phương pháp dạy học theo dự án:
Dạy học theo dự án (DHDA) có nguồn gốc từ châu Âu (thế kỉ 16, ở Ý vàPháp) Đầu thế kỉ 20, các nhà sư phạm Mỹ đã xây dựng cơ sở lí luận cho dạyhọc theo dự án (Richard, J.Dewey,.v.v.), và coi đó là phuoqng pháp dạy họcquan trọng để thực hiện quan điểm dạy học định hướng vào người học, nhằmkhắc phục nhược điểm của dạy học truyền thống coi GV là trung tâm Dạy họctheo dự án là phương pháp trong đó cá nhân hay nhóm người học thiết lập một
dự án có nội dung gắn kết với nội dung học tập Dựa vào tri thức, kinh nghiệm
và kĩ năng vốn có, trên cơ sở phân tích thực tiễn thuộc phạm vi học tập, cùngvới tài liệu, phương tiện, người học đề xuất ý tưởng, thiết kế dự án, soạn thảo vàhoàn chỉnh dự án Trong dạy học theo dự án, người học tham gia tích cực và tựlực vào các giai đoạn của quá trình dạy học, từ việc xác định mục đích, lập kếhoạch đến việc thực hiện dự án Vì thế dạy học theo dự án là một phương phápdạy học tích cực, hữu hiệu phát huy được năng lực của học sinh, đồng thời rất
ưu việt trong giáo dục kỹ năng sống cho các em
Thực hiện dạy học theo dự án, HS làm việc theo nhóm để giải quyết nhữngvấn đề có thực mang tính thách đố, dựa trên bài học và thường có tính liên môn
Vì vậy, đặc điểm này còn được gọi là học tập mang tính xã hội Các dự án họctập góp phần gắn liền nhà trường với thực tiễn đời sống xã hội và có thể manglại những tác động xã hội tích cực Dạy học theo dự án không chỉ rèn luyện chohọc sinh các kĩ năng sống cần thiết mà còn tạo ra các sản phẩm cụ thể Các sảnphẩm của dự án không giới hạn trong những thu hoạch lí thuyết mà trong đa sốtrường hợp, các dự án học tập tạo ra những sản phẩm vật chất của hoạt độngthực tiễn, thực hành
* Phương pháp trò chơi áp dụng phần mềm Kahoot:
A.I Xôrôkina đã đưa ra một luận điểm vô cùng quan trọng về đặc thù củadạy học kết hợp với trò chơi: “Trò chơi học tập là một quá trình phức tạp, nó làhình thức dạy học và đồng thời nó vẫn là trò chơi…Khi các mối quan hệ chơi bịxóa bỏ, ngay lập tức trò chơi biến mất và khi ấy, trò chơi biến thành tiết học, đôikhi biến thành sự luyện tập” Vì vậy có thể kết luận: học và chơi là hai việckhông loại trừ lẫn nhau Trò chơi có thể được điều chỉnh cho phù hợp với hầuhết các chủ đề hoặc đề tài trong nội dung học tập Bản chất của phương pháp sửdụng trò chơi học tập là dạy học thông qua việc tổ chức hoạt động cho học sinh.Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh được hoạt động bằng cách tự chơitrò chơi trong đó mục đích của trò chơi chuyển tải mục tiêu của bài học Luậtchơi (cách chơi) thể hiện nội dung và phương pháp học, đặc biệt là phương pháphọc tập có sự hợp tác và sự tự đánh giá Trò chơi học tập khác với trò chơi khác
Trang 6là ở chỗ, nhiệm vụ nhận thức và luật chơi trong trò chơi đòi hỏi người chơi phảihuy động trí óc làm việc thực sự nhưng chúng lại được thực hiện dưới hình thứcchơi vui vẻ, thú vị (chơi là phương tiện, học là mục đích) Học trong quá trìnhchơi là quá trình lĩnh hội tri thức nhẹ nhàng, tự nhiên không gò bó, khơi dậyhứng thú tự nguyện và giảm thiểu sự căng thẳng cho học sinh Học tập thôngqua trò chơi sẽ giúp học sinh ghi nhớ tri thức dễ dàng và bền vững hơn Trò chơihọc tập giúp học sinh lĩnh hội những tri thức và kĩ năng khác nhau mà không cóchủ định từ trước Đồng thời, giúp người học cảm nhận được một cách trực tiếpkết quả hành động của mình, từ đó thúc đẩy tính tích cực, mở rộng, củng cố vàphát triển vốn hiểu biết của người học
Phương pháp trò chơi được sử dụng trong học tập để hình thành kiến thức, kĩnăng mới hoặc củng cố kiến thức, kĩ năng đã học Trong thực tế dạy học, giáoviên thường tổ chức trò chơi học tập để củng cố kiến thức, kĩ năng Tuy nhiênviệc tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi để hình thành kiến thức, kĩ năng mới
là rất cần để tạo hứng thú học tập cho học sinh ngay từ khi bắt đầu bài học mới.Việc tạo ra các trò chơi mà học không chỉ giúp học sinh khắc sâu tri thức, nângcao nhận thức mà còn tăng cường các kĩ năng sống cho học sinh như: biết ứng
xử linh hoạt, quan hệ tích cực và hợp tác,
2.2 Thực trạng vấn đề.
Trước khi tiến hành áp dụng sáng kiến vào trong giảng dạy môn Lịch sử ở
trường THPT, tôi đã tiến hành khảo sát tìm hiểu về phía học sinh Cụ thể, tôi đãphát câu hỏi cho học sinh ở bốn lớp 10 mà tôi phụ trách giảng dạy, để cho các
em phát biểu những cảm nhận của mình về những tác dụng của bài học trongviệc rèn luyện kĩ năng sống Kết quả cụ thể như sau:
1 Theo em, học Lịch sử ở trường phổ
thông có giúp em nâng cao khả năng
nhận thức không?
69/159 HS Không thực tế
90/159 HS
2 Theo em, học Lịch sử có giúp em điều
chỉnh hành vi không? 45/159 HS 114/159 HSKhông biết:
3 Theo em, học Lịch sử có ý nghĩa
4 Theo em, học Lịch sử có cần thiết
không? 85/159HS 74/159HSKhông: Qua kết quả khảo sát, tôi nhận thấy có sự mâu thuẫn trong nhận thức của
HS khi các em nhận định Lịch sử là môn học bổ ích, có ý nghĩa nhưng có đến46,5% HS cho rằng học Lịch sử là không cần thiết Hoặc có tới có 56,6% họcsinh cho rằng học lịch sử giúp nâng cao nhận thức nhưng không thực tế vì họclịch sử trong trường phổ thông phần lớn chỉ phản ánh những cái đã qua nên chỉgiúp các em nhìn nhận lại quá khứ mà không giúp các em hội nhập với cuộcsống hiện đại Thậm chí có đến 71,6% HS không biết là học Lịch sử có giúp emđiều chỉnh hành vi của mình hay không và 46,5% HS kết luận không cần học môn
Trang 7Lịch sử là một tỉ lệ không nhỏ Từ đó ta dễ dàng nhận ra HS nhận thấy môn Lịch
sử có ý nghĩa nhưng còn mơ hồ về khả năng áp dụng thực tiễn của môn học này
Từ thực trạng trên, để việc dạy học môn Lịch sử nói chung và giảng dạymôn Lịch sử ở chương trình lớp 10, lớp đầu cấp của khối THPT - HS còn nhiều
bỡ ngỡ, đạt hiệu quả, hấp dẫn, lôi cuốn và tác động tích cực hơn đối với HSnhằm giáo dục KNS cho các em, tôi đã tìm cách để nâng cao hiệu quả của việcgiáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua dạy và học chương I: Các cuộccách mạng tư sản ( thế kỷ XVI đến cuối thế kỷ XVIII), Lịch sử lớp 10 THPTgiúp học sinh có những kĩ năng cần thiết để hội nhập cuộc sống một cách chủđộng hơn
2.3 Các giải pháp để giải quyết vấn đề:
2.3.1 Phương pháp dạy học nhóm:
Phương pháp dạy học nhóm rất đa dạng từ cách chọn chủ đề cần thảo luậncho đến cách phân chia nhóm, giáo viên có thể vận dụng linh hoạt tùy theo từngmục tiêu và đặc trưng của bài học Trong phuong pháp dạy học nhóm, có rất nhiềucách phân chia nhóm khác nhau Nếu hoạt động nhóm diễn ra trên lớp học thì nêntạo các nhóm nhỏ, tối đa 10 học sinh một nhóm, để HS có điều kiện thảo luận vớinhau Các nhóm này cũng không nên trùng lặp trong suốt quá trình dạy của giáoviên Việc phân chia nhóm linh hoạt sẽ giúp học sinh hứng thú hơn, đồng thời tạo
cơ hội cho các học sinh được học hỏi, giao lưu với các bạn trong lớp
Ví dụ, giáo viên có thể chia nhóm theo cách gộp hai bàn kế nhau làm mộtnhóm, với mô hình lớp học phổ biến trong trường phổ thông ở Việt Nam hiệnnay thì cách chia này hiệu quả vì học sinh dễ dàng xoay chuyển để thảo luậncùng nhau; hoặc trong trường hợp vấn đề cần thảo luận không quá khó ta có thểchia nhóm theo đơn vị một bàn là một nhóm; ngoài ra cũng có thể chia nhómtheo ngày sinh, theo sở thích, theo đặc điểm, hoặc cho học sinh bốc thăm tạonhóm theo các chủ đề như: trái cây, các loại hoa, cây cối, tên địa danh thắngcảnh, Việc lựa chủ đề thảo luận cũng là một nhân tố quyết định đến việc phânchia nhóm Nếu vấn đề thảo luận lớn, cần dung lượng thời gian nhiều để tìmkiếm thông tin, phân tích, tổng hợp thì giáo viên không nên cho thảo luận trênlớp mà giao cho các em làm việc ở nhà theo hình thức nghiên cứu dự án
Bởi khi đó việc thảo luận sẽ chỉ là hình thức Nhưng cũng không phải bất kìvấn đề nào cũng tạo nhóm thảo luận trước bởi có những vấn đề giáo viên có thểyêu cầu học sinh tìm hiểu cá nhân trước sau đó khi lên lớp mới tạo nhóm để cho
HS thảo luận, thống nhất ý kiến trên cơ sở nội dung tìm hiểu của các cá nhân.Bằng hình thức thảo luận nhóm, bài học sẽ bớt khô khan và học sinh cũng dễtiếp nhận hơn vì đã thảo luận và tìm hiểu từ trước Vấn đề của giáo viên là phảiđưa ra những yêu cầu cụ thể để học sinh không thể thảo luận chiếu lệ mà thực sựphải tìm tòi, động não và tranh luận thì bài học mới được lĩnh hội dễ dàng hơn,sâu sắc hơn và các kỹ năng sống từ đó cũng được gia tăng Chẳng hạn khi dạybài Cách mạng tư sản Anh, tôi chia lớp thành 4 nhóm vào giao nhiệm vụ cho cácnhóm tìm hiểu bài trước theo hình thức cá nhân cụ thể: nhóm 1, nhóm 2 tìm hiểutình hình nước Anh trước cách mạng Nhóm 3, nhóm 4 tìm hiểu về diễn biếnchính của cuộc cách mạng Anh thế kỷ XVII Sau khi học sinh đã có sự chuẩn bịbài trước ở nhà theo nội dung câu hỏi giáo viên yêu cầu thì lên lớp các em thống
Trang 8nhất ý kiến của nhóm một cách chung nhất Khi giáo viên giảng đến phần kiếnthức nào thì mời đại diện của một nhóm lên trình bày nội dung đã được thốngnhất ý kiến, các nhóm khác nghe và nhận xét, bổ sung Như vậy học sinh sẽ chủđộng lĩnh hội kiến thức và dễ dàng trả lời những câu hỏi mang tính vận dụng caohơn Ví dụ sau khi học sinh tìm hiểu xong về đặc điểm tình hình nước Anh trướccách mạng thì giáo viên hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi: Nguyên nhân dẫnđến cách mạng tư sản Anh bùng nổ là gì? Khi giảng đến phần diễn biến củacuộc cách mạng, giáo viên mời đại diện của một trong hai nhóm được giaonhiệm vụ tìm hiểu ở nhà đứng lên trình bày kết quả tìm hiểu của nhóm mình,các nhóm còn lại lắng nghe và nhận xét, bổ sung Sau khi tìm hiểu xong nhữngdiễn biến chính, giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu trả lời câu hỏi: đỉnh caocủa cách mạng tư sản Anh là giai đoạn nào, vì sao? Vai trò của giai cấp tư sản
và quần chúng nhân dân trong cuộc cách mạng như thế nào? Như thế, việc họcsinh được tìm hiểu nội dung bài trước ở nhà thông qua thảo luận nhóm rồi sẽgiúp các em tự tin đứng trước lớp trả lời câu hỏi cô yêu cầu Qua đó, giáo dụcđược kĩ năng mạnh dạn thuyết trình trước đám đông, kỹ năng tự xử lý tìnhhuống có vấn đề khi giáo viên đặt ra, kỹ năng tự chủ động suy nghĩ và lĩnh hộikiến thức Như thế tiết học cũng bớt đơn điệu, nhàm chán
Khi dạy bài 30: Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ
ở mục 2 Diễn biến chiến tranh và sự thành lập Hợp chúng quốc Mĩ, giáo viênchia lớp thành 4 nhóm theo hai dãy bàn ngồi, Nhóm1 và nhóm 2 cùng dãy tìmhiểu những diễn biến chính của chiến tranh giành độc lập của 13 bang thuộc địa
ở Bắc Mĩ, nhóm 3 và nhóm 4 dãy bàn còn lại tìm hiểu nội dung của bản Tuyênngôn độc lập Học sinh các nhóm thảo luận trong vòng 7 phút, giáo viên yêu cầucác nhóm dừng thảo luận và tập trung nghe kết quả thảo luận của các nhóm đểnhận xét, bổ sung Cụ thể, giáo viên mời đại diện của nhóm 1 trình bày diễn biếnchính của chiến tranh giành độc lập của 13 bang thuộc địa ở Bắc Mĩ Các nhómcòn lại nghe, nhận xét, bổ sung hoàn chỉnh
Sau khi học sinh liệt kê xong diễn biến chính của chiến tranh, giáo viên hỏihọc sinh: Trong tiến trình của cuộc chiến tranh có sự kiện nào diễn ra mang tínhkhích lệ lớn đến tinh thần chiến đấu của quân dân Bắc Mĩ? Học sinh sẽ trả lời đó
là sự ra đời của Tuyên ngôn độc lập Vậy Tuyên ngôn có nội dung gì mà nó cótính khích lệ lớn đối với cuộc chiến tranh ở 13 bang thuộc địa Bắc Mĩ, giáo viênmời đại diện nhóm 4 lên trình bày kết quả thảo luận về nội dung của Tuyênngôn Các nhóm khác nghe và nhận xét bổ sung hoàn chỉnh phần trả lời sau đógiáo viên hỏi tiếp: Kết quả đầu diên của nhân dân Bắc Mĩ giành được trong tiếntrình chiến tranh giành độc lập đó là gì? (học sinh trả lời đó là 13 băng thuộc địaBắc Mĩ tuyên bố thoát li khỏi chính quốc, thành lập một quốc gia độc lập- Hợpchúng quốc Mĩ)
Kế tiếp giáo viên hỏi: Điểm tiến bộ và hạn chế của Tuyên ngôn độc lập làgì? Học sinh dựa vào kênh chữ SGK để trả lời Sau khi tìm hiểu xong diễn biếncủa chiến tranh giành độc lập ở 13 bang thuộc địa Bắc Mĩ, giáo viên hỏi thêm:Yếu tố nào giúp nghĩa quân Bắc Mĩ chiến thắng quân Anh, Yếu tố nào là quantrong nhất? Câu hỏi này sẽ có nhiều ý kiến lập luận khác nhau của học sinh, các
em sẽ đưa ra những quan điểm của mình thông qua các lập luận Điều này, giúp
Trang 9rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh như kĩ năng độc lập suy nghĩ, đánh giá, kĩnăng trình bày và thể hiện quan điểm của mình trước cô giáo và các bạn họcsinh trong lớp
Hay khi dạy tiết 1 của bài 31: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỷ XVIII,giáo viên cho học sinh tìm hiểu bài theo nhóm trước ở nhà cụ thể: Nhóm 1, 2tìm hiểu và hoàn thành sơ đồ ba đẳng cấp Nhóm 3, 4: Xây dựng hình tượngnhân vật vua Lui XVI – người đại diện cho chế độ quân chủ chuyên chế điểnhình ở Pháp Nhóm 5, 6 tìm hiểu về trào lưu triết học ánh sáng, tác dụng của tràolưu triết học ánh sáng đối với cuộc cách mạng Pháp cuối thế kỷ XVIII Sau khicác nhóm nhận nhiệm vụ được giao, các em sẽ có sự chuẩn bị trước ở nhà, đếnlớp các em thống nhất lại ý kiến và chuẩn bị tư thế trả lời khi giáo viên gọi Khinhóm thứ nhất lên trình bày thì nhiệm vụ của các nhóm còn lại là phải theo dõi,đặt câu hỏi cho nhóm được trình bày nếu thấy vấn đề được trình bày chưa rõ và
có thể dùng bài soạn của nhóm mình để trình bày minh họa bổ sung cho nhữngluận điểm mà nhóm đã được trình bày còn thiếu Nếu thời gian cho phép, giáoviên cũng có thể cho các nhóm lần lượt trình bày để học sinh có sự đối chiếu cụthể Tuy nhiên, nếu muốn giờ dạy có hiệu quả hơn thì giáo viên nên theo dõi quátrình thống nhất ý kiến, hoàn thiện sản phẩm của học sinh để có những gợi ý chohọc sinh điều chỉnh phù hợp Dĩ nhiên là để phát huy năng lực sáng tạo của họcsinh, giáo viên chỉ gợi ý, khuyến khích, động viên chứ không nên gò ép học sinhtheo ý của mình Điều quan trọng là sau khi học sinh trình bày, thảo luận bao giờgiáo viên cũng phải có phần nhận xét, chốt ý và có những câu hỏi gợi mở, dẫndắt để giúp học sinh hiểu rõ hơn những nội dung chưa được thể hiện, hoặc thểhiện chưa sâu
Như vậy, phương pháp dạy học nhóm không phải là phương pháp hoàn toànmới, ngay từ khi Bộ Giáo Dục chủ trương: dạy học tích cực, lấy học sinh làmtrung tâm, phương pháp này đã được sử dụng rộng rãi bởi đây là một phươngpháp ưu việt trong việc thúc đẩy học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức Tuy nhiên cónhiều giờ học, giáo viên chỉ sử dụng phương pháp nhóm chiếu lệ, không pháthuy được hết tác dụng của phương pháp này Nghĩa là giáo viên vẫn tổ chứchoạt động nhóm nhưng thực sự các thành viên trong nhóm có hợp tác với nhaukhông thì giáo viên không kiểm soát Hoặc có nhiều giáo viên lại quá lạm dụng,mỗi hoạt động đều tổ chức thảo luận nhóm khiến học sinh rất áp lực, giờ họccũng trở nên nhàm chán Điều này dẫn tới việc học sinh đối phó bằng cách đemsách giải ra chép để trả lời Hơn nữa với tiêu chí lồng ghép giáo dục kỹ năngsống cho học sinh bằng chiến thuật mưa dầm thấm lâu thì giáo viên cần phải lựachọn phương pháp hợp lí để phát huy tác dụng của phương pháp và có nhữngbiện pháp để tất cả các thành viên trong nhóm đều phải hợp tác tham gia và có
cơ hội rèn luyện kỹ năng sống như nhau
Trong quá trình dạy và học, giáo viên cũng nên hướng các em đến các kĩnăng xử lí tình huống như là: không trừ điểm nếu học sinh không trả lời đượccâu hỏi của học sinh khác nhưng có cách xử lí hay Chẳng hạn như học sinh biếtcách chất vấn ngược lại, hoặc tìm cách hứa hẹn trả lời sau, Với những giảipháp này, học sinh sẽ dạn dĩ hơn, xử lí tình huống nhanh hơn, đồng thời cũnghạn chế được việc học sinh tìm cách né tránh hoặc đùn đẩy trách nhiệm cho bạn
Trang 10trong nhóm Nhưng cũng có những vấn đề thảo luận ngay trên lớp, trong mộtthời gian có hạn mà giáo viên lại muốn học sinh thống nhất ý kiến trên cơ sởmọi thành viên đều có ý kiến riêng thì lúc đó ta có thể áp dụng kĩ thuật khăn trảibàn trong việc tổ chức thực hiện hoạt động nhóm
Giáo viên có thể chuẩn bị những tờ giấy khổ lớn và yêu cầu mỗi thành viêntrong nhóm đều phải ghi ý kiến riêng của mình sau khi đã tìm hiểu nội dung câuhỏi ở nhà vào các ô xung quanh, sau đó thống nhất ý kiến của cả nhóm và ghi vàogiữa Với cách này mỗi học sinh đều được thể hiện chính kiến của mình, đồng thờivẫn phải hợp tác, tranh luận để đi đến thống nhất lựa chọn ý kiến chung
2.3.2 Phương pháp dạy học theo dự án
Phương pháp dạy học theo dự án là một trong những phương pháp ưu việttrong việc phát huy năng lực tư duy sáng tạo của chủ thể - trò, đồng thời lồng ghépđược kỹ năng sống hợp lí, tự nhiên Đây là phương pháp dạy học kết hợp có hiệuquả việc sử dụng máy tính với các chương trình dạy học hiện có, giúp các giáo viênphát huy khả năng sáng tạo của mình và phát triển trí tưởng tượng, sở trường củahọc sinh ra ngoài phạm vi học đường, học tập kết hợp với thực hành Để thực hiệnphương pháp dạy học này này, trước hết giáo viên phải chuẩn bị một kế hoạch bàidạy cụ thể, chi tiết Hồ sơ và các bước thực hiện bao gồm:
- Bước 1:
+ Kế hoạch bài dạy với các mục tiêu học tập của học sinh đáp ứng yêu cầu vềkiến thức, kĩ năng của chương trình do Bộ Giáo Dục và Đào Tạo quy định + Thu thập tư liệu, thiết kế bài trình bày đa phương tiện của GV
+ Thiết lập các tiêu chí đánh giá cho bài trình bày đa phương tiện của học sinh + Bài trình bày, bài báo, tờ giới thiệu, hoặc trang web,… của giáo viên hỗ trợcho bài dạy
- Bước 2:
+ Hướng dẫn HS cách thiết kế các bài trình bày đa phương tiện: PowerPoint,cách sử dụng phần mềm làm phim: Windows Movie Maker hoặc Corel VideoStudio,
+ Gợi ý cho HS hình thành ý tưởng, chọn vai
- Bước 3:
+ Theo dõi quá trình thực hiện dự án của HS
+ Gợi ý cho HS điều chỉnh để có sản phẩm tốt hơn
- Đánh giá, cho điểm Lưu ý là khi xây dựng dự án, khâu chọn vai rất quantrọng Nếu vai trò đảm nhiệm quá khó hoặc nếu vai không phù hợp học sinhcũng khó mà thực thi được nhiệm vụ của mình
Chẳng hạn như khi dạy bài Cách mạng cách mạng tư sản Anh, giáo viên giaonhiệm vụ cho học sinh nghiên cứu làm việc theo dự án
Trang 11Trước hết, giáo viên chia học sinh làm hai nhóm lớn và giao nhiệm vụ nghiên cứucho các nhóm Cụ thể, nhóm 1: Hoàn thành dự án về tình hình nước Anh trướccách mạng Nhóm 2: Hoàn thành dự án về diễn biến cách mạng tư sản Anh.
- Sau khi giao nhiệm vụ cho các nhóm xong, giáo viên định hướng cho học sinhcác nhóm cách lên ý tưởng: làm phóng sự về tình hình nước Anh trước cáchmạng, phóng sự về diễn biến của cách mạng Anh lên kế hoạch thực hiện dự án,đồng thời phân công công việc cho từng thành viên: như nghiên cứu thu thập tàiliệu, hình ảnh phục vụ cho dự án, xây dựng vi deo, lập báo cáo thuyết trình,chuẩn bị câu hỏi …Học sinh tìm tài liệu phục vụ cho dự án của nhóm bằng cáchvào Internet để tìm tài liệu, tranh ảnh, vi deo phục vụ cho dự án của nhóm.Trong thời gian học sinh thực hiện dự án cần liên tục báo cáo tiến trình thựchiện sản phẩm xin ý kiến giáo viên để giáo viên nắm bắt và kịp thời góp ý điềuchỉnh
- Đến ngày báo cáo kết quả dự án, các nhóm tự tin thể hiện bài thuyết trình sảnphẩm của mình Những phản hồi của các nhóm khác, những câu hỏi nhanh cóquà tặng hấp dẫn và cả những câu hỏi hóc búa của người nghe làm cho tiết học
“nóng” lên, khác hẳn với những tiết học truyền thống
- Trong quá trình dạy học theo dự án, GV nhất thiết phải có một bài trình bày để
hệ thống kiến thức cho HS nếu không PPDH này sẽ phản tác dụng
- Sau buổi báo cáo dự án, cô trò đã tiến hành chia sẻ, đánh giá, rút kinh nghiệm.Những việc làm được và chưa làm được ở các nhóm để có thể làm tốt hơn ởnhững dự án tiếp theo Thông qua việc học theo dự án, cách học môn Lịch sử đã
có sự thay đổi tích cực: các em được chủ động trong việc học tập, được tự mìnhtìm hiểu, nghiên cứu sưu tầm tài liệu, được chia sẻ thông tin, được hợp tác cùngnhau làm việc, được trình bày một vấn đề trước mọi người Qua đó, rèn luyệncác kỹ năng sống cho học sinh như: tụ giác nghiên cứu học tập, tính đoàn kếttinh thần hợp tác làm việc nhóm, sự mạnh dạn trình bày suy nghĩ của mình trước
cô giáo và các bạn học sinh, rèn kỹ năng thuyết trình…
Mặc dù thực hiện phương pháp dạy học theo dự án học sinh rất hứng thúnhưng nếu GV quá lạm dụng hoặc phó thác hoàn toàn cho học sinh thì có thể sẽlàm cho học sinh không nắm được kiến thức một cách hệ thống Tóm lại, vớiphương pháp dạy học theo dự án giáo viên sẽ chỉ là người hướng dẫn, định hướngviệc tìm hiểu cũng như chiếm lĩnh nội dung kiến thức trong bài học của học sinh.Học sinh chính là người thiết kế dự án, lên kế hoạch, thiết lập ý tưởng, tìm hiểu,phân tích và thể hiện nội dung bài học trong sự tương tác lẫn nhau Với phươngpháp này bài học luôn luôn mới, đặc biệt trong thời đại hiện nay, chỉ với một chiếcmáy tính ta đã có “cả thế giới trong tầm tay” thì học sinh hoàn toàn có khả năng thểhiện những bài học đa dạng Ngoài ra, với phuong pháp dạy học theo dự án này họcsinh còn có thể tạo ra các ấn phẩm bên cạnh những bài trình chiếu
2.3.3 Phương pháp tổ chức trò chơi
Phương pháp trò chơi thường được tổ chức đầu tiết dạy để tạo tâm thế hứngthú cho học sinh đi vào tìm hiểu bài học hoặc để kiểm tra những kiến thức đãhọc qua, hoặc sử dụng ở cuối giờ để củng cố nội dung bài học Nhưng giáo viêncũng có thể thực hiện phương pháp trò chơi này ở giữa tiết học để nối kết cáchoạt động của bài học; tạo sự sôi nổi, tránh nhàm chán của tiết học Việc tổ chức
Trang 12hình thức chơi rất đa dạng dưới hình thức trả lời các câu hỏi trắc nghiệm Giáoviên có thể thực hiện trò chơi bằng việc trình chiếu các câu hỏi trên PowerPointtheo cách truyền thống Tuy nhiên, để đảm bảo yêu cầu vừa là trò chơi, vừa thôngqua trò chơi để đánh giá khả năng tiếp thu bài ngay tại lớp hoặc kiểm tra bài cũ…một cách chính xác của tất cả các học sinh trong lớp, tôi đã áp dụng phần mềmKahoot vào việc tổ chức trò chơi Yêu cầu của việc vận dụng phần mềm Kahoot làmỗi học sinh và giáo viên đều phải có điện thoại hoặc thiết bị có kết nối internet.Trong điều kiện thực tế hiện nay, việc mỗi học sinh đều có điện thoại và được kếtnối mạng wf hoặc 3G không phải là điều khó khăn Thêm vào đó trong các nhàtrường, ở các phòng ban hiện nay như điều kiện của một trường nông thôn nhưtrường tôi đang giảng dạy đều có mạng wf Vì vậy nếu áp dụng phần mềm Kahoottrong kiểm tra ðộ nhận thức của học sinh thì rất dễ thành công
Cách dạy học trên phần mềm kahoot như sau:
Ví dụ: Khi dạy bài bài Cách mạng tư sản Anh, để củng cố bài đồng thờikiểm tra kiến thức của học sinh sau khi học xong bài, giáo viên dùng phần mềmKahoot để tổ chức trò chơi
- Bước 1: giáo viên cần đăng ký tài khoản Kahoot tại địa chỉ GetKahoot com.
- Bước 2: giáo viên tạo bộ câu hỏi trắc nghiệm riêng từ kiến thức liên quan đến
bài học Khi tạo bộ câu hỏi, giáo viên có thể làm sinh động câu hỏi bằng cáchình ảnh minh họa, sơ đồ,…Mỗi hình ảnh có thể được tải từ máy tính hoặc từInternet để đặt câu hỏi trong Kahoot
Cụ thể: Giáo viên có thể tạo bộ câu hỏi sau khi học bài Cách mạng tư sản Anh như sau:
- Trước tiên, Giáo viên ấn vào hộp K!Quiz để tạo câu hỏi 1 ( K!Question 1) ghinội dung câu hỏi
- Sau đó, ghi 4 đáp án và chọn hình ảnh minh họa cho câu hỏi nếu có
A Giữa tư sản, quý tộc mới, nông dân với chế độ phong kiến
B Giữa nông dân với quý tộc, giữa tư sản, quý tộc mới với chế độ quân chủ
C Giữa nông dân với quý tộc, địa chủ và giữa vô sản với tư sản và quý tộc mới
D Giữa nông dân, nô lệ với chủ đồn điền và giữa quý tộc mới với tư sản
Câu trả lời : B
(Ảnh minh họa: Hình 1 trang 20, Hình 2 trang 21)
Câu 2: Tháng 4/1640, vua Sáclơ I đã buộc phải triệu tập Quốc hội để
A thông qua việc tăng thuế để có tiền chi cho việc đàn áp các cuộc nổi dậy
B thông qua những chính sách cải cách về chính trị, quân sự
C thông qua những chính sách cải cách về kinh tế, chính trị
D Phê chuẩn nội các mới và giảm một số khoản thuế cho tư sản
Câu trả lời: A
( Ảnh minh họa: Hình 3 trang 22)
Câu 3: Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bùng nổ cuộc cách mạng ở Anh là
Trang 13A những mâu thuẫn trong xã hội Anh không thể điều hòa được nữa.
B Quốc hội không phê duyệt các khoản thuế mới do vua đặt ra
C quân đội đứng về phía Quốc hội chống lại nhà vua
D nhân dân đứng về phía Quốc hội phản đối nhà vua quyết liệt
Câu trả lời: B
( Ảnh minh họa: Hình 4trang 23)
Câu 4: Từ thế kỷ XVII, tình hình kinh tế Anh có điểm gì nổi bật?
- Sau đó ghi 4 đáp án và chọn hình ảnh minh họa cho câu hỏi nếu có:
A Nền kinh tế phát triển nhất Châu Âu
B Công nghiệp tương đối phát triển, nông nghiệp lạc hậu
C Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã thâm nhập vào nông nghiệp
D Bắt đầu cuộc cách mạng công nghiệp
Đáp án trả lời: A
Câu 5: Sau khi Anh trở thành nước cộng hòa, quyền hành trong nước thuộc về
A công nhân và binh lính B quý tộc và tư sản
C Quý tộc mới và tư sản D Tư sản và binh lính.Câu trả lời: C
( Ảnh minh họa: Hình 5 trang 24)
Câu 6: Ý không phản ánh đúng những biện pháp mà chính quyền phong kiến Anh đã thực hiện nhằm cản trở sự phát triển kinh doanh của tư sản và quý tộc mới là
A đặt ra nhiều thứ thuế mới
B duy trì nhiều đặc quyền phong kiến
C cấm kinh doanh một số ngành công nghiệp
D nhà nước độc quyền thương mại, tàu thuyền
Câu trả lời: C
( Ảnh minh họa: Hình 6 trang 25)
Câu 7: Từ thế kỷ XVII, nền nông nghiệp Anh có điểm gì nổi bật?
A Nông nghiệp lạc hậu, manh mún
B Nông nghiệp kém phát triển, bị nông phẩm của Pháp cạnh tranh
C Phương thức kinh doanh tư bản chủ nghĩa thâm nhập vào nông nghiệp
D Bắt đầu cuộc cách mạng trong lĩnh vực nông nghiệp
Câu trả lời: C
Câu 8: Tầng lớp quý tộc mới ở Anh là
A tầng lớp có nguồn gốc quý tộc phong kiến, cấu kết với tăng lữ bóc lột nhândân
B tầng lớp có quyền lợi chính trị gắn với quý tộc phong kiến, nhưng lại cóquyền lợi kinh tế gắn liện với giai cấp tư sản
C tầng lớp có quan hệ gần gũi với nhân dân
D tầng lớp đã thực hiện nhiều chính sách tiến bộ đối với nhân dân
Câu trả lời: B
Câu 9: Năm 1649, cách mạng tư sản Anh đạt đến đỉnh cao vì
A Đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình là lật đổ giai cấp tư sản
B Vua Sác lơ I bị xử tử, chế độ cộng hòa được thiết lập
Trang 14C Ngay sau khi cuộc nội chiến kết thúc, chế độ độc tài quân sự được thiết lập.
D Cách mạng đã thiết lập được chế độ quân chủ lập hiến ở nước Anh
Câu trả lời : B
Câu 10: Vì sao chế độ quân chủ lập hiến ở Anh được thiết lập?
A Đây là một thể chế chính trị phù hợp nhất cho sự phát triển của nước Anh
B Xét về bản chất, quý tộc mới vẫn có quan hệ với chế độ phong kiến
C Là sự thỏa hiệp của quý tộc mới, tư sản Anh với lực lượng phong kiến cũ đểduy trì quyền lực
D Quần chúng bất mãn với chế độ cộng hòa vì đã không đem lại quyền lợi cho họ.Câu trả lời: C
- Sau khi tạo xong bộ câu hỏi, giáo viên bấm Save để lưu
- Lúc đó màn hình sẽ hiện lên bảng tiếp theo thì bấm I’Done
( Ảnh minh họa: Hình 7 trang 25)
- Bước 3: giáo viên kích hoạt, chọn bộ trắc nghiệm trong danh sách đã tạo, sau
đó nhấn nút PLAY ( Ảnh minh họa: Hình 8 trang 26).
- Bước 4: Chọn kiểm tra cá nhân hoặc kiểm tra nhóm.
( Ảnh minh họa: Hình 9 trang 27)
- Bước 5 : Bấm Clasic ( Ảnh minh họa: Hình 10 trang 28).
- Bước 6: Giáo viên copy mã pin và mở một cửa sổ mới với trang Kahootit và
dán mã pin vào, sau đó ấn Enter( Ảnh minh họa: Hình 11 trang 29, hình 12
trang 30, Hình 13 trang 31, hình 14 trang 3 ).
=> Chú ý, các bước này của từ đăng nhập đến tạo bộ câu hỏi, lấy số hiệu pin) đều được giáo viên chuẩn bị sẵn ở nhà
(game-* Các bước thực hiện trên lớp đối với Kahhoot:
- Bước 5: Khi đến lớp áp dụng dạy phần mềm Kahoot, giáo viên chỉ thông báo
số hiệu (game-pin) cho học sinh Và hướng dẫn học sinh truy cập vào websiteKahoot.it Giáo viên chỉ cần hướng dẫn một lần trong tiết dạy đầu tiên, các tiếtdạy áp dụng phần mềm Kahoot sau học sinh sẽ tự truy cập được Học sinh sẽtruy cập vào website Kahoot.it bằng bất kỳ thiết bị nào có kết nối internet, vànhập vào số hiệu (game-pin) nick-name của mình mà không cần đăng ký tàikhoản
- Bước 6: Học sinh truy cập vào website Kahoot.it và nhập số hiệu, nivk-name
của mình xong, các em bắt đầu sẵn sàng chờ hiệu lệnh của giáo viên để tham giatrò chơi
- Bước 7: Bước vào phần thi của học sinh trên Kahoot, giáo viên sẽ nhấn nút
START để kích hoạt các câu hỏi và học sinh sẽ sử dụng thiết bị của mình để trảlời mỗi câu hỏi sao cho có càng nhiều điểm càng tốt
( Ảnh minh họa: Hình 13trang 30 , hình 14 trang 31, hình 15 trang 33).
Ưu điểm của phương pháp dạy học này là sau mỗi câu hỏi, giáo viên và họcsinh sẽ xem ngay được kết quả trả lời của từng học sinh, xem có bao nhiêu họcsinh trả lời đúng, số điểm của học sinh sau mỗi câu trả lời Kết quả trả lời câuhỏi của học sinh sẽ được phần mềm thống kê theo bảng danh sách điểm từ caođến thấp Ai trả lời đúng và nhanh sẽ được hệ thống phần mềm cộng điểm với sốđiểm cao hơn Để củng cố thêm kiến thức của học sinh, sau khi học sinh trả lờixong mỗi câu hỏi, giáo viên có thể hỏi học sinh tại sao lại chọn đáp án đó Giáo
Trang 15viên có thể tăng độ khó của trò chơi sau 30 giây để tăng sự tập trung cao độ củahọc sinh vào phần thi của mình Kết quả kiểm tra như vậy sẽ giúp giáo viênđánh giá nhanh và chính xác mức độ nhận thức và nắm kiến thức của từng họcsinh sau bài học.
Tóm lại, sử dụng phần mềm Kahoot trong dạy học môn lịch sử sẽ mang lạikhông khí chơi mà học giúp tiết học trở nên vui và thú vị hơn Khi tham gia tròchơi, học sinh phải tập trung cao độ vào suy nghĩ câu trả lời với một thời giannhanh nhất để đạt được kết quả cao nhất và trở thành người chiến thắng trong tròchơi Vì vậy, đây là một trong những phương pháp rất hiệu quả trong việc tạohứng thú cho học sinh trong giờ học môn Lịch sử và qua đó rèn luyện kĩ năngsống một cách hữu hiệu nhất cho học sinh như: độc lập suy nghĩ, tính quyếtđoán, bình tĩnh, nhanh mắt, nhanh tay…và quyết tâm để chiến thắng
2.4 HIỆU QUẢ
Qua thực tiễn dạy học của bản thân những năm gần đây và từ thực tế dạyhọc các lớp 10 ban Cơ bản tại trường THPT Hà Trung, tôi nhận thấy các phươngpháp này có những ưu điểm sau đây:
- Kiến thức đúng trọng tâm, tích hợp liên môn, lồng ghép nội dung giáo dụcKNS nhẹ nhàng nhưng hiệu quả
- Phát huy được khả năng nhiều mặt của học sinh, kích thích động cơ, hứng thúhọc tập của người học, phát huy tính độc lập, khả năng sáng tạo Người học tựđịnh hướng hoạt động học tập, tự khám phá, tích hợp, trình bày, tự chủ động tổchức hoạt động học tập, dám chịu trách nhiệm
- Rèn luyện cho học sinh năng lực làm việc theo nhóm, vận dụng kiến thức líthuyết, năng lực thiết kế, khả năng tổ chức, năng lực tư duy sáng tạo, năng lựcgiải quyết những vấn đề phức hợp, năng lực đánh giá, kĩ năng ứng dụng CNTT,
… Đồng thời còn rèn luyện tính bền bỉ, kiên nhẫn,… cho các em
- Gắn lí thuyết với thực hành, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội
- Phát huy vai trò tích cực của học sinh trong việc tự khám phá, chiếm lĩnh kiếnthức của bài học Tạo hứng thú, kích thích khả năng tư duy của học sinh trongmỗi giờ học Đặc biệt là sau một năm học áp dụng các phương pháp dạy học nàybên cạnh các phương pháp truyền thống thì 100% học sinh đều đồng ý là mônLịch sử rất cần thiết và hữu ích với các em trong cuộc sống sau này Đồng thời
có rất nhiều em học sinh yêu thích muốn khám phá nhiều hơn đối với môn họcLịch sử
3 KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1 Kết luận:
Ba phương pháp dạy học trên chỉ là một trong những kiểu dạy học lấy hoạtđộng học của người học làm trung tâm Mỗi phương pháp dạy học đều có nhữngđiểm khả thi và những hạn chế riêng, vì vậy khi vận dụng phương pháp dạy họcđòi hỏi người dạy phải hết sức linh hoạt lựa chọn sao cho phù hợp với đặc trưngbài học, năng lực học sinh, điều kiện áp dụng của từng thời điểm, Trong quátrình vận dụng, tôi nhận thấy cả ba phương pháp đều đòi hỏi giáo viên phải dànhthời gian, công sức nhiều trong khâu chuẩn bị, lên kế hoạch giảng dạy Kế hoạchgiảng dạy càng chi tiết thì xác xuất thành công càng cao Đặc biệt là với phươngpháp dạy học theo dự án, giáo viên phải chấp nhận tốn nhiều thời gian đầu tư
Trang 16hơn là giờ học thông thường bởi ngoài khâu soạn giảng, giáo viên còn phảichuẩn bị, chỉ dẫn, điều chỉnh cho việc chuẩn bị của học sinh Ngoài ra để thựchiện được những tiết dạy như thế này đòi hỏi giáo viên phải có một quá trình tậpluyện từng bước cho học sinh, bởi nếu áp dụng tức thời học sinh sẽ khó hoànthành nhiệm vụ, hoặc có thể tạo ra những sản phẩm không tốt bởi chưa quen.Hơn nữa để triển khai thuận lợi các phương pháp dạy học này đòi hỏi sự đồngthuận cao của tổ bộ môn, sự ủng hộ của lãnh đạo trong nhà trường đặc biệt làviệc ứng dụng phần mềm Kahoot trong dạy học, để kiểm tra, đánh giá học sinh,phát huy vai trò tích cực của chủ thể trò trong giờ học.
để dạy mà không phải dạy hết tất cả các bài cũng như các mục trong một bài dạy
để có nhiều thời gian đầu tư hơn, hiệu quả bài dạy cao hơn; ngoài ra nếu đượcđầu tư hơn nữa về cơ sở vật chất để học sinh được học với các trang thiết bị hiệnđại chắc chắn hiệu quả dạy học sẽ cao hơn rất nhiều
Trên đây, chỉ là một vài kinh nghiệm mang tính chất cá nhân mà bản thân tôitrong quá trình áp dụng thấy có hiệu quả phù hợp với mục tiêu giáo dục hiệnnay, nhưng cũng có thể không phù hợp với quan điểm dạy học của từng người
Vì vậy, người viết rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến và trao đổi chânthành của các đồng nghiệp về việc áp dụng các phương pháp dạy học khác nhautrong giáo dục kỹ năng sống cho học sinh để tôi có một sự kết hợp phương pháptối ưu hơn, hiệu quả hơn trong quá trình giảng dạy
XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ Hà Trung, ngày 4 tháng 5 năm 2018
Tôi cam đoan đây là SKKN của mình viết,không sao chép nội dung của người khác
Người viết
Đỗ Thị Thu
TÀI LIỆU THAM KHẢO