PR-TC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMTRƯỜNG TH PHỦ HÀ 1 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐỀ TÀI: GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH LỚP 3 I.PHẤN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ Cùng với xu thế ph
Trang 1PHÒNG GD- TP PR-TC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG TH PHỦ HÀ 1 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐỀ TÀI: GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH LỚP 3
I.PHẤN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ
Cùng với xu thế phát triển của thời đại, giáo dục đã và đang được đổi mới mạnh
mẽ theo bốn trụ cột của giáo dục thế kỉ XXI, mà thực chất là cách tiếp cận kỹ năng sống,
Hiện nay, đa số học sinh sống trong hai môi trường có hoàn cảnh khác nhau: một
là các em được sự quan tâm chăm sóc quá sức chu đáo của phụ huynh vì sống trong giađình ít con, hoàn cảnh kinh tế ổn định; hai là những em sống trong gia đình với nhiều lotoan cho cuộc mưu sinh, phụ huynh bỏ mặc con cái
Ngoài những khó khăn lứa tuổi, các em là con em thành phố và nông thôn, trong
đó có nhiều em nông thôn có nhiều hoàn cảnh khác nhau, có nhiều thói quen trong sinhhoạt còn chưa văn minh, thiếu kỹ năng thực hành, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyếtvấn đề, kỹ năng đối phó với những khó khăn trong cuộc sống và khả năng tự phục vụ bảnthân… Hơn thế nữa trong nền kinh tế thị trường, cuộc sống hiện đại vận động hết sứckhẩn trương và chứa đựng nhiều yếu tố khôn lường đòi hỏi thế hệ trẻ không làm chủ trithức, rút ngắn khoảng cách về chênh lệch tri thức giữa các vùng nông thôn và thành thị
mà còn phải thực sự tự tin; phải nắm bắt kịp thời các cơ hội cũng như phải có một số kỹnăng: sống khỏe, sống tốt, sống lành mạnh, cập nhật thông tin nhanh nhạy và hội nhậpvới thế giới, góp phần tích cực cho cuộc sống cá nhân và cộng đồng tốt đẹp hơn, nhằmthích ứng với mọi biến động của hoàn cảnh
Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh là một trong những nội dung được Bộ
GD&ĐT triển khai khi thực hiện phong trào thi đua xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” đối với các trường trung học phổ thông nói chung và bậc tiểu học nói
Trang 2II/ PHẤN THỨ HAI : NHỮNG BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Căn cứ vào tình hình thực tế hiện nay, tôi thấy các em còn thiếu những kỹ năngsống trầm trọng Chính vì vậy tôi đã đưa ra 1 số phương pháp giáo dục kỹ năng sống chocác em Dựa trên thực trạng học sinh nông thôn và thành thị tôi hướng dẫn các em hìnhthành một số các kỹ năng cơ bản sau:
Trang 3
Các em làm vệ sinh lớp và nhặt rác
2 Kỹ năng giao tiếp:
Kỹ năng giao tiếp là khả năng có thể bày tỏ ý kiến của bản thân theo hình thứcnói, viết hoặc sử dụng ngôn ngữ có thể một cách phù hợp với hoàn cảnh và văn hóa, đồngthời biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến người khác ngay cả khi bất đồng quan điểm Bày tỏ
ý kiến bao gồm bày tỏ về suy nghĩ, ý tưởng, nhu cầu, mong muốn và cảm xúc, đồng thờigiáo dục cho các em biết đánh giá tình huống giao tiếp và điều chỉnh cách giao tiếp mộtcách phù hợp, hiệu quả; cởi mở bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc nhưng không làm hại hay gâytổn thương cho người khác, giúp các em có mối quan hệ tích cực với người khác, baogồm biết gìn giữ mối quan hệ tích cực với các thành viên trong trong lớp ,khác lớp nơisinh sống là nguồn hỗ trợ quan trọng cho các em; đồng thời biết cách xây dựng mối quan
hệ với bạn là yếu tố rất quan trọng đối với niềm vui trong cuộc sống
Trao đổi trong giờ học nhóm 3.Kỹ năng quản lý thời gian:
Trang 4Giúp các em quản lý thời gian là khả năng các em biết sắp xếp các công việc theothời khoá biểu, biết tập trung vào giải quyết công việc trọng tâm trong một thời gian nhấtđịnh Giờ ăn, giờ học, giờ làm, giờ chơi một cách hợp lí Kỹ năng này rất cần thiết choviệc giải quyết vấn đề, lập kế hoạch, đặt mục tiêu và đạt được mục tiêu đó; đồng thờigiúp các em tránh được căng thẳng do áp lực trong việc học và việc làm
Quản lý thời gian là một trong những kỹ năng quan trọng làm chủ bản thân gópphần rất quan trọng vào sự thành công của cá nhân
4.
Kỹ năng thể hiện sự tự tin:
Các em biết tự tin vào bản thân, hài lòng với bản thân; tin rằng mình có thể trởthành một người có ích và tích cực, có niềm tin về tương lai, cảm thấy có nghị lực đểhoàn thành các nhiệm vụ Các em thể hiện sự tự tin giúp các em giao tiếp hiệu quả hơn,mạnh dạn bày tỏ suy nghĩ và ý kiến của mình, quyết đoán trong việc ra quyết định và giảiquyết vấn đề, thể hiện sự kiên định, đồng thời cũng giúp các em có suy nghĩ tích cực vàlạc quan trong cuộc sống, là yếu tố cần thiết trong giao tiếp
5.Kỹ năng giải quyết vấn đề:
Kỹ năng giải quyết vấn đề là khả năng của cá nhân biết quyết định lựa chọnphương án tối ưu và hành động theo phương án đã chọn, để giải quyết vấn đề hoặc tìnhhuống gặp phải trong tập và trong cuộc sống Để giải quyết vấn đề có hiệu quả, các emcần nhiều kỹ năng sống khác : Giao tiếp , xác định giá trị , tư duy phê phán , tư duy sángtạo , tìm kiếm sự hỗ trợ
6.
Kỹ năng hợp tác :
Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong học tập, trongcông việc, một lĩnh vực nào đó vì mục đích chung, các em biết chia sẻ trách nhiệm, biếtcam kết và cùng làm việc có hiệu quả với những thành viên trong lớp, trong giờ họcnhóm, hoặc những nơi khác Sự hợp tác trong học tập hay trong công việc các em điềubiết giúp đỡ cho nhau hỗ trợ cho nhau, bổ sung cho nhau, tạo nên sức mạnh trí tuệ, tinhthần và thể chất, vượt qua khó khăn, đem lại chất lượng và hiệu quả cao hơn trong họctập, trong công việc chung
-Biết giao tiếp hiệu quả, tôn trọng, đoàn kết và cảm thông, chia sẻ với các bạn
-Biết bày tỏ ý kiến, tham gia xây dựng kế hoạch hoạt động của bản thân Đồng thờibiết lắng nghe, tôn trọng, xem xét các ý kiến, quan điểm của mọi người
-Nỗ lực phát huy năng lực, sở trường của bản thân để hoàn thành tốt nhiệm vụ đãđược phân công Đồng thời biết hỗ trợ, giúp đỡ mọi người khác trong quá trình hoạtđộng
-Biết cùng chia sẻ đồng cam cộng khổ vượt qua những khó khăn, vướng mắc để hoànthành mục đích, mục tiêu hoạt động chung
-Có trách nhiệm về những thành công hay thất bại, về những sản phẩm do mình tạo ra
7/
Kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ :
Trong cuộc sống, nhiều khi các em gặp những vấn đề, tình huống phải cần đến sự
hỗ trợ, giúp đỡ của những người khác mà nếu các em không tự tìm kiếm sự hỗ trợ thìngười khác khó có thể biết để giúp đỡ, chia sẻ các em có thể nhận được những lờikhuyên, sự can thiệp cần thiết để tháo gỡ, giải quyết những vấn đề, tình huống của mình;
Trang 5đồng thời là cơ hội để các em chia sẻ, giải bày khó khăn, giảm bớt được căng thẳng tâm
lý do bị dồn nén cảm xúc Biết tìm kiếm sự giúp đỡ kịp thời sẽ giúp các em không cảmthấy đơn độc, bi quan, và trong nhiều trường hợp, giúp các em có cách nhìn mới vàhướng đi mới
Giáo dục kỹ năng sống là giáo dục cách sống tích cực trong xã hội hiện đại, xâydựng những hành vi lành mạnh và thay đổi những hành vi, thói quen tiêu cực trên cơ sởgiúp học sinh có thái độ, kiến thức, kỹ năng, giá trị cá nhân thích hợp với thực tế xã hội.Mục tiêu cơ bản của giáo dục kỹ năng sống là làm thay đổi hành vi của học sinh, chuyển
từ thói quen thụ động, có thể gây rủi ro, dẫn đến hậu quả tiêu cực thành những hành vimang tính xây dựng tích cực và có hiệu quả để nâng cao chất lượng cuộc sống cá nhân vàgóp phần phát triển xã hội bền vững
Giáo dục kỹ năng sống còn mang ý nghĩa tạo nền tảng tinh thần để học sinh đối mặtvới các vấn đề từ hoàn cảnh, môi trường sống cũng như phương pháp hiệu quả để giảiquyết các vấn đề đó
Khi tham gia vào bất kì hoạt động nghề nghiệp nào phục vụ cho cuộc sống đều đòihỏi các em phải thoả mãn những kỹ năng tương ứng
Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh là giúp các em rèn luyện kỹ năng ứng xử thânthiện trong mọi tình huống; có thói quen và kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng hoạtđộng xã hội; Giáo dục cho học sinh thói quen rèn luyện sức khoẻ, ý thức bảo vệ bản thân,phòng ngừa tai nạn giao thông, đuối nước và các tệ nạn xã hội
Đối với học sinh tiểu học việc hình thành các kỹ năng cơ bản trong học tập và sinhhoạt là vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách
sau này Kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, múa, hát, đi, đứng, chạy, nhảy… kỹ năng tư duy
logic, sáng tạo, suy nghĩ nhiều chiều, phân tích, tổng hợp, so sánh, nêu khái niệm, đặt câuhỏi…
Trang bị cho học sinh những kiến thức, giá trị thái độ và kỹ năng phù hợp, trên cơ sở
đó hình thành cho học sinh những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực, loại bỏ nhữnghành vi thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ, các tình huống và hoạt động hàng ngày.Tạo cơ hội thuận lợi để học sinh thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình và phát triểntoàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức
Để việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh đạt hiệu quả, cần phải thay đổi tư duy,tiếp đó là tiến hành nhiều giải pháp đồng bộ Giáo dục kỹ năng sống, theo cách hiểu hiệnnày là giáo dục những cách ứng phó với những thử thách như: Tai nạn, điện giật, bị ngộđộc, động vật cắn, bị xâm hại tình dục, phòng chống các tệ nạn xã hội… đây mới chỉ làmục đích trước mắt Mục đích quan trọng nhất, lâu dài đó là hình thành nhân cách chohọc sinh, trong đó quan trọng nhất là giáo dục tình thân ái và các ứng xử văn hoá
Hiện nay, các nội dung dạy học đều có một phần lồng ghép giáo dục kỹ năng sống chohọc sinh từ cấp tiểu học Theo tôi nghĩ việc giáo dục kỹ năng sống được lồng vào trongcác môn học là rất cần thiết Tuy nhiên chúng ta phải giáo dục như thế nào mới là điềuquan trọng
Như chúng ta thấy giáo dục là quá trình bao gồm giáo dục và giáo dưỡng Tronggiáo dục có giáo dưỡng, trong giáo dưỡng có giáo dục Vậy để hai quá trình này tạo thành
Trang 6mục tiêu chung thì giáo dục đóng vai trò chủ đạo, tích cực để hướng tới mục tiêu đó.Trong xu thế phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ ngày nay, mỗi nội dung giáodục được thể hiện theo xu hướng chung Trong việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinhtiểu học được thể hiện trên nhiều mặt từ hoạt động trên lớp, hoạt động ngoại khoá và hìnhthức giáo dục khác Cái lợi thế nhất trong hoạt động giáo dục đó là hoạt động của tổ chứcĐội Thiêu niên Tiền phong Các tổ chức này có nhiệm vụ bồi dưỡng giáo dục lý tưởngsống; rèn luyện cho các em nề nếp, tác phong, tư cách đạo đức; hướng các em vào tất cảcác hoạt động văn hoá xã hội, thể dục thể thao và nhiều phong trào khác để giúp các emtrở thành những con người tiến bộ và phát triển toàn diện Trong xu thế phát triển hiệnnay vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học không phải là mới cũng khôngphải là việc gì to tác rộng lớn Tuy nhiên nội dung nào được đưa vào giáo dục cho các
em, vấn đề cụ thể nào cũng cần quan tâm đến việc giáo dục kỹ năng sống hiện nay là cấpbách Theo tôi nghĩ vấn đề giáo dục đạo đức lối sống, văn hoá con người, văn hoá dântộc, văn hoá ứng xử là vấn đề quan trọng nhất Vì tôi thấy ngày nay các em học sinhthông minh, tiếp thu kiến thức nhanh và vận dụng rất tốt Nhưmg việc ứng xử một số vấn
đề mang tính văn hoá, mang tính xã hội còn rất hạn chế Trước đây hoạt động Đội Thiếuniên sinh hoạt rất phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức và được nhiều thời gian,còn hiện nay thì giờ học trên lớp rất nhiều, thời gian hoạt động ngoại khoá rất hạn hẹp
Việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh được thể hiện trên nhiều mặt từ hoạtđộng trên lớp, lồng vào các môn học như đạo đức, tự nhiên xã hội, Tiếng Việt,… Vì cácmôn học mang tính xã hội rộng lớn hoạt động ngoại khoá và các hình thức giáo dục khác
Trong phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong đó nội dung thứ ba trong năm nội dung chính là “Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh”:
- Rèn luyện kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, thói quen
và kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm
Các em thảo luận nhóm giáo tiếp trao đổi lẫn nhau trong giờ học tự nhiên xã hội
Rèn luyện sức khỏe và ý thức bảo vệ sức khỏe, kỹ năng phòng, chống tai nạn giaothông, đuối nước và các tai nạn thương tích khác
Trang 7
Giờ thực hành hướng dẫn học sinh đi xe đạp an toàn
- Rèn luyện kỹ năng ứng xử văn hóa, chung sống hòa bình, phòng ngừa bạo lực vàcác tệ nạn xã hội
Việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh có thành công hay không, phụ thuộc rấtlớn vào tư chất, đạo đức và năng lực của thầy giáo, cô giáo Muốn giáo dục kỹ năng sốngcho học sinh tốt, trước hết, mỗi thầy giáo, cô giáo phải giáo dục cho học sinh bằng sựnêu gương Thầy giáo, cô giáo phải gương mẫu trong ứng xử, trong giáo dục nhân cách
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh rất cần sự chung tay, chung sức của tất cả giađình phụ huynh, nhà trường và các tổ chức xã hội
- Ban giám hiệu nhà trường đã chỉ đạo giáo viên luôn đổi mới phương pháp dạyhọc theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh Sử dụng các phương pháp và kĩ thuậtdạy học tích cực để tạo điều kiện, cơ hội cho học sinh được thực hành, trải nghiệm kỹnăng sống trong quá trình học tập Thực hiện lồng ghép, tích hợp giáo dục đạo đức, giáodục ngoài giờ lên lớp, giáo dục hướng nghiệp, giáo dục giá trị sống, giáo dục kỹ năngsống trong các môn học và các hoạt động giáo dục
- Giáo viên chủ nhiệm: Quan tâm gần gũi đối với các em học sinh là người cha,người mẹ thứ hai của các em để hiểu được tâm tư nguyện vọng của các em, phối hợp chặtchẽ với gia đình học sinh, làm cho họ nhận thức được tầm quan trọng và cùng với nhàtrường giáo dục và rèn luyện cho con em về kỹ năng sống
- Đối với Đội
+ Gắn việc rèn luyện kỹ năng sống với những nội dung cụ thể của Phong trào thiđua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực như: trang trí phòng học, chăm sóccây xanh ,
Trang 8
Các em trang trí phòng học
Chỉ đạo Đội trong nhà trường phối hợp tổ chức các hội thi văn nghệ nhân các ngày
lễ lớn trong năm như: 20/11
Thực tế các kỹ năng này được đưa vào mục tiêu cụ thể từng môn học, bài học màtập trung nhiều nhất là môn Đạo đức, tự nhiên xã hội và tiếng Việt Song, để có hiệu quảcao, tôi tổ chức tốt các biện pháp sau đây:
- Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính độc lập, sáng tạo củahọc sinh gắn với thực tiễn, có tài liệu bổ trợ phong phú, sử dụng thiết bị dạy học và ứngdụng trong dạy học, luôn tạo cho các em tính chủ động, tích cực, hứng thú trong học tập;phát huy tính sáng tạo, tạo được bầu không khí cởi mở thân thiện của lớp của trường.Trong giờ học, giáo viên cần tạo cơ hội cho các em được nói, được trình bày trước nhóm
Trang 9bạn, trước tập thể, nhất là các em còn hay rụt rè, khả năng giao tiếp kém qua đó góp phầntích lũy kỹ năng sống cho các em.
- Quán triệt mục tiêu giảng dạy môn Đạo đức, nhất là hình thành các hành vi đạođức ở tiết 2 Giáo viên chủ nhiệm làm tốt công tác kiểm tra đánh giá phân loại hạnh kiểmcủa học sinh, rèn cho học sinh khả năng tự học, tự chăm sóc bản thân, biết lễ phép, hiếuthảo, tự phục vụ bữa ăn và vệ sinh cá nhân
- Tổ chức tốt hoạt động ngoại khóa, ở phạm vi lớp khối của mình Mỗi năm học sẽ
có một số chủ đề rèn luyện kỹ năng sống được triển khai Trong đó nhà trường cần pháthuy vai trò của tổ chức Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và Sao nhi đồng theo cácchủ điểm hàng tháng Tổ chức các trò chơi dân gian,
- Nhà trường tổ chức tốt các buổi chào cờ đầu tuần Theo đó mục tiêu buổi chào cờkhông chỉ là đánh giá xếp loại nền nếp, học tập, các hoạt động giáo dục trong tuần quacủa giáo viên trực, triển khai kế hoạch tuần tới của Ban giám hiệu nhà trường cần thayđổi hình thức buổi lễ chào cờ một cách sáng tạo, rèn luyện các kỹ năng cho học sinh.Chẳng hạn như để các em được thay mặt lớp trực đánh giá, nhận xét thêm phần giao lưuvới toàn trường qua các tiết mục văn nghệ, kể chuyện, câu đố, trò chơi… do chính các emđứng ra tổ chức dưới sự giúp đỡ và hướng dẫn của giáo viên chủ nhiệm Nhà trường đã
tổ chức các hoạt động như diễn đàn “Văn hóa ứng xử trong học đường”, “Phòng, chống bạo lực học đường”, “Một số kỹ năng cần thiết” Vào kỳ nghỉ hè, trường học kết hợp
với địa phương tổ chức các em sinh hoạt hè, tổ chức hoạt động cung cấp kiến thức và kỹnăng giữ môi trường xanh – sạch – đẹp , thân thiên với thiên nhiên, với môi trường xungquanh, quét dọn hè phố, các khu di tích để tử đó các em hình thành được thói quen biết
Trang 10bảo vệ môi trường sống của trái đất của con người Công tác giáo dục kỹ năng sống chohọc sinh bậc tiểu học Qua đó, học sinh không chỉ có kiến thức văn hóa từ sách vở màcòn có kỹ năng sống, thiết thực phục vụ trong cuộc sống hàng ngày.
Một nội dung quan trọng trong việc thực hiện phong trào này là các trường học coitrọng tổ chức hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh vào các ngày sinh hoạt ngoại khóa.Qua đó giúp hoc sinh hiểu hơn về truyền thống quê hương
Ngoài ra ban giám hiệu có kế hoạch Triển khai chiếu phim giới thiệu cho học sinh
những giá trị di sản văn hoá vật thể và phi vật thể nhân loại nói chung của địa bàn học
sinh, sinh sống nói riêng (như đề án “Bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá vùng
biển đảo của quê hương đất nước” để các em biết giữ gìn và bảo vệ vùng biển thiêng
liêng của tổ quốc không để kẻ thù xâm phạm
Biển đảo quê hương Việt Nam
Xây dựng trường, lớp an toàn – xanh - sạch - đẹp Trong đó cần chú trọng tạo môitrường tự nhiên gần gũi với cuộc sống như trồng vườn cây thuốc nam, các câu khẩu hiệu
ở các cây xanh, bồn hoa để thông qua đó mà giáo dục ý thức bảo vệ môi trường ở các em.Ngoài ra, nhà trường cần phối hợp với gia đình, các tổ chức xã hội trong và ngoài nhàtrường để cùng góp phần giáo dục kỹ năng sống cho các em Tổ chức các buổi hoạt động
Trang 11ngoài giờ lên lớp, các cuộc thi bằng các hình thức như vẽ tranh, xé dán tranh, tiểu phẩm
về bảo vệ môi trường ,
Sản phẩm xé dán tranh về bảo vệ môi trường của lớp 3A
Hàng năm nhà trường tổ chức cho các em chăm sóc đình, Miếu, thăm và chăm sóc
bà mẹ Việt Nam anh hùng neo đơn,
Các em chăm sóc Khu di tích lịch sử Miếu Phủ Thành
thăm và thắp hương các anh hùng liệt sĩ, dã ngoại, du lịch như cha ông ta đã nói: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”.
Dạy kỹ năng sống cho tuổi trẻ học đường trong giai đoạn hiện nay là một yêu cầucấp thiết ở các trường phổ thông nói chung, bậc tiểu học nói riêng Trong lúc nội dung vềrèn luyện kỹ năng sống chưa được đưa vào thành một chương trình riêng mà chủ yếuđược giáo viên lồng ghép trong từng bộ môn như giáo dục đạo đức, tự nhiên xã hội,Tiếng Việt… hay trong các tiết chào cờ đầu tuần Với thời lượng hạn hẹp như vậy, các
em chưa được trang bị đầy đủ các kỹ năng sống Đó là điều đang còn khó khăn, lúng túngcho giáo viên nhằm rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh Một trong những mục tiêuđược chú trọng trong năm học 2009-2010 mà Bộ GD-ĐT yêu cầu lòng ghép vào giảngdạy kỹ năng sống cho học sinh tiểu học Mong rằng các thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy,
Trang 12các nhà quản lý giáo dục quan tâm và thực hiện tốt nội dung này Tuy nhiên, làm thế nào
để triển khai hoạt động rèn kỹ năng sống một cách hiệu quả thu hút được học sinh và cácbậc phụ huynh đang là trăn trở của các thầy cô giáo, các nhà trường và toàn xã hội hiệnnay Tùy vào hoàn cảnh thực tế của từng địa phương, nhà trường tổ chức sao cho sáng tạo
và hiệu quả.đưa giáo dục kỹ năng sống (giáo dục kỹ năng sống) lồng ghép vào một sốmôn học như thế nào? Làm sao để không gây quá tải đối với học sinh… là vấn đề đặt ravới nhà trường.Trong xã hội hiện đại, chúng ta phải đối diện với việc khi xã hội có gì,trong nhà trường Hệ quả là, những vụ án học sinh hay đánh nhau có thể gây thương tích,
cố ý gây thương tích mà đối tượng gây án là học sinh và nạn nhân chính là bạn học.Nhiều em học giỏi, nhưng ngoài điểm số cao, khả năng tự chủ và kỹ năng giao tiếp lại rấtkém Và dường như câu chuyện kỹ năng sống theo trào lưu, a dua và đua đòi theo cáixấu, cái tiêu cực đang là thực tế nhức nhối, học sinh chưa bao giờ được dạy cách đươngđầu với những khó khăn của cuộc sống như cha mẹ ly hôn, gia đình phá sản, kết quả họctập kém Các em không được dạy để hiểu về giá trị của cuộc sống Trong khi đó, giáoviên đến lớp chỉ mỗi việc dạy học các môn theo chương trình không có thời gian để giáodục thêm mốt số kỹ năng sống cho các em
Việc Bộ GD&ĐT quyết định đưa giáo dục kỹ năng sống lồng ghép vào giảng dạycác môn là phù hợp với xu hướng quốc tế cũng như mong đợi của xã hội Học sinh cầnphải được rèn luyện song song cả kiến thức và kỹ năng, nếu chỉ có kiến thức không thìcác em sẽ gặp khó khăn trong cuộc sống, dễ bị vướng vào tệ nạn xã hội Tình trạng bạolực học đường cũng một phần do các em thiếu các kỹ năng sống như kỹ năng kiềm chế.Cảm xúc, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, kỹ năng đoàn kết
Hiện nay; chúng ta vẫn thường hay nói đến việc giáo dục kỹ năng sống cho họcsinh, giáo dục kỹ năng sống tức là không chỉ dạy cho học sinh kiến thức mà là giáo dụctoàn diện về đức, trí , thể, mỹ, giúp các em biết ứng xử có văn hóa, biết cách xử lý nhữngtình huống xảy ra trong cuộc sống Hạn chế của giáo dục hiện nay là mới chủ yếu dạychữ, chưa thật sự quan tâm đến dạy người một cách toàn diện Các gia đình coi điểm các
bộ môn là thước đo của sự tiến bộ của con cái, tạo thành sức ép buộc học sinh chỉ nghĩđến chuyện phải học để có điểm cao Các trường học cũng đã tích cực triển khai phong
trào thi đua “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” nhưng cũng còn dập khuôn, máy
móc Nhiều gia đình chưa thực sự quan tâm, cùng với nhà trường giáo dục con cái cũng
là nguyên nhân của tình trạng trên Giáo dục kỹ năng sống, góp phần xây dựng đạo đức,lối sống lành mạnh cho học sinh là trách nhiệm và cần có sự phối hợp chặt chẽ của giađình, nhà trường, và của toàn xã hội
Môi trường hoàn cảnh khác nhau thường mang đến cho các em một thiếu sót lớntrong từng bước trưởng thành, đó là kỹ năng sống Vì vậy, việc giáo dục kỹ năng sốngcho học sinh tiểu học qua học tập – sinh hoạt ở trường là điều hết sức cần thiết
Trang 13III/.PHẤN THỨ BA: KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ PHỔ BIẾN ỨNG DỤNG NỘI
DUNG VÀO THỰC TIỄN 1.KẾT QUẢ
Theo đó, bằng trách nhiệm, bằng kinh nghiệm và vốn sống của mình, tôi cần từngbước một giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua từng bài dạy, thông qua các hoạtđộng ở trường, ở lớp
Qua giáo dục hàng ngày trên lớp hoặc thông qua các tiết dạy tôi thấy các em đã
biết và làm quen được một số kỹ năng làm việc theo nhóm: biết cách phân công, công
việc, lắng nghe ý kiến người khác, tranh luận, biết chấp nhận đúng sai, thống nhất ý kiến,thực hiện đúng ý kiến đã thống nhất Các em biết làm việc trong tập thể Ở môn kĩ thuật,các em biết được việc khâu may, nấu cơm, rửa chén bát, li cốc, luộc rau, quét nhà, quétlớp, chăm sóc cây đơn giản và biết tránh những việc làm xấu như nói không với thuốc lá,
ma túy, rượu… dứt khoát với những lời dụ dỗ, lôi kéo vào những thói hư tật xấu Ở mônđạo đức, qua các bài học giáo viên lồng ghép thêm giáo dục các em biết chào hỏi lễ phép,kính trọng ông bà, cha mẹ, anh chị em, thầy cô giáo, biết chia sẻ yêu thương, giúp đỡngười già, em nhỏ, bạn bè, và những người có công lao to lớn , huy sinh gian khổ bảo vệquê hương đất nước như các anh hùng thương binh - liệt sĩ, những người lao động nghèokhổ Bằng những hành vi, thái độ, việc làm nho nhỏ hằng ngày, biết xác định các giá trịhành vi đạo đức Ở môn tự nhiên xã hội, giáo dục các em yêu thiên nhiên, gần gũi vớithiên nhiên, động vật, thực vật để từ đó các em biết giá trị của sống quan trọng như thếnào để từ đó các em cảm nhận được bảo vệ môi trường là hết sức quan trọng đối với cuộcsống của con người
Trong sinh hoạt hằng ngày các em biết sử dụng đúng các quy tắc : ứng xử giao tiếpvới mọi người , biết thông cảm chia sẻ với mọi niềm vui, nỗi buốn với mọi người xungquanh Luôn luôn là một người mẫu mực, trung thực là niền tự hào của cha mẹ
2 BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Là giáo viên, bản thân hiểu rõ tầm quan trọng trong công tác trồng người Vì thế,bản thân luôn cố gắng trao dồi kinh nghiệm, học hỏi từ đồng nghiệp cũng như đúc kếtkinh nghiệm giảng dạy của bản thân, nâng cao đạo đức và chuyên môn, luôn tôn trọng vàkiên nhẫn, nhất là tạo cơ hội cho các em được nói, được diễn đạt, bày tỏ thoải mái ở mọinơi mọi lúc để các em có cơ hội phát triển một cách toàn diện
- Bản thân luôn học tập, rèn luyện, nêu cao khẩu hiệu là một giáo viên có tấm
gương tốt cho học sinh noi theo
- Phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường để xâydựng môi trường an toàn, thân thiện, hiệu quả, phù hợp với điều kiện của địa phương đápứng nhu cầu mới của xã hội
Học và học nữa , học mãi và không ngừng nghiên cứu thực hiện các giải pháp pháthuy cao độ tính chủ động, khả năng sáng tạo của, giáo viên, tổng phụ trách đội xây dựng
nhà trường “ Xây dựng trường học thân thiện , học sinh tích cực” Qua phong trào phát
động của Phòng giáo dục và đào tạo Thành phố Phan Rang- Tháp Chàm- Tỉnh Ninh
Thuận “Rèn kỹ năng sống đi đôi với xây dựng trường học thân thiện , học sinh tích cực”
giáo viên chủ nhiệm kết hợp cùng với trách cán bộ quản lý , giáo viên, tổng phụ trách đội