1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Vận dụng một số trò chơi trong dạy học ngữ văn 6 ở trường THCS nguyệt ấn

22 476 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 1,12 MB

Nội dung

Lí do chọn đề tài Bất kì môn học nào, không riêng gì môn Ngữ văn, tạo được hứng thú, yêuthích và đỉnh cao là đam mê, là một cơ sở nền móng cho những viên gạch trithức hay những muc tiê

Trang 1

2.3.8 Trò chơi đóng vai các nhân vật trong bài đọc 15

Trang 2

1 MỞ ĐẦU 1.1 Lí do chọn đề tài

Bất kì môn học nào, không riêng gì môn Ngữ văn, tạo được hứng thú, yêuthích và đỉnh cao là đam mê, là một cơ sở nền móng cho những viên gạch trithức hay những muc tiêu khác vươn cao Nhưng dạy học vừa là khoa học, vừa

là nghệ thuật Nhà giáo dục John Amos Comenius (Tiệp Khắc cũ) đã quan niệm

nghệ thuật dạy học là “một loại nghệ thuật mà khi đem dạy thì làm cho người ta cảm thấy vui vẻ, có nghĩa là, nó không thể làm cho giáo viên buồn phiền, làm cho học sinh nhàm chán, mà có thể làm cho giáo viên và học sinh đều có được hứng thú lớn nhất” Vậy, làm thế nào để tạo hứng thú, động lực cho học sinh?

Là một giáo viên trực tiếp đứng lớp giảng dạy bộ môn Ngữ văn THCS, mỗilần lên lớp, bản thân luôn băn khoăn trước việc học của học sinh mình MônNgữ văn cũng là một bộ môn quan trọng trong chương trình giáo dục Nhưng tạisao các em ít đạt điểm khá giỏi mặc dầu thang điểm cũng có 9,10; dù giáo viênrất nhiệt tình giảng dạy? Hay các em chưa có hứng thú học văn? Khi lên lớpkiểm tra, nhiều em chưa biết cách soạn văn bản cho đúng cách, chưa biết tóm tắtmột văn bản cho ngắn gọn, đủ nội dung Như vậy làm sao các em cảm thụ đượcvăn bản chuẩn bị tìm hiểu? Có những em còn chưa hề đọc trước văn bản ở nhàmặc dù gia đình tạo điều kiện về thời gian học tập cho các em Còn đối với phânmôn Tiếng Việt, học bài mới nhưng đa số các em chỉ học bài cũ mà không xemđến bài mới trước, mặc dù giáo viên đã dặn dò Đặc biệt phân môn tập làm văn

thì học sinh có vẻ hời hợt nhất vì các em cho rằng “khô, khó khổ” nên gần như

các em ít chuyên tâm Kiến thức có được chủ yếu do giáo viên cung cấp, họcsinh còn thụ động Tôi đã làm một hệ thống trắc nghiệm như sau:

Trong các bộ môn em thích học những bộ môn nào?

Môn Toán Lí Hóa Sinh Văn Sử Địa lí Tiếng

Anh GDCD Thích

Không

Qua điều ta cho thấy bộ môn Ngữ văn là một trong những bộ môn mà các

em ít chọn Tại sao như vậy? Tại sao các em lại ít hứng thú học môn Ngữ văn? Với những trăn trở trên, cùng một nhiệt huyết yêu nghề mong sao cónhững kết quả cao từ phía HS, tạo cho các em một hứng thú, tự giác học tập bộmôn này đặc biệt với HS lớp 6 - lớp học đầu tiên của bậc THCS Qua quá trìnhgiảng dạy nghiên cứu áp dụng, tôi nghiệm ra rằng tổ chức cho HS tham gianhững trò chơi phù hợp ngay trong những giờ học hoặc giờ ngoại khoá môn Văn

sẽ tạo hứng thú, bồi dưỡng lòng say mê học tập và ý chí vươn lên của các em

Từ những lí do trên tôi chọn đề tài “ Vận dụng một số trò chơi trong dạy học Ngữ văn 6 ở trường THCS Nguyệt Ấn ”.

Trang 3

1.2 Mục đích nghiên cứu

Với đề tài này, bản thân muốn góp phần giải quyết tình trạng lười học,chán học, không hứng thú trong học tập môn Ngữ văn của học sinh trong nhàtrường hiện nay

Góp phần nâng cao chất lượng học tập, tạo hứng thú trong học tập mônNgữ văn cho HS Giúp học HS nắm đựơc những kiến thức chuẩn môn học mộtcách nhẹ nhàng thông qua những trò chơi phù hợp Từ đó tạo điều kiện cho giáo

viên hứng khởi hơn trong giờ dạy - học văn Cụ thể:

Giảm tỉ lệ HS yếu kém môn Ngữ văn trong nhà trường

Nâng cao chất lượng bộ môn Ngữ văn nói riêng và chất lượng văn hoá củanhà trường nói chung góp phần nâng cao ý thức học tập của HS trong nhàtrường

Giúp HS có hứng thú, ham học môn Ngữ văn

Tạo cho HS tâm lí thoải mái khi học, mạnh dạn trao đổi ý kiến với bạn bè,thầy cô, hoà đồng với bạn bè, thầy cô; tạo môi trường thân thiện trong nhàtrường

Giúp HS khắc phục được lối học thụ động, không hứng thú trong học tậpmôn văn, từ đó dần dần củng cố được những kiến thức cũ và tiếp thu kiến thứcmới một cách tự giác

1.3 Đối tượng nghiên cứu

Các trò chơi có thể vận dụng vào dạy học Ngữ văn lớp 6 nói riêng, Ngữvăn THCS nói chung

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Chúng tôi đã sử dụng hai nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận và thựcnghiệm, cơ bản gồm một số phương pháp sau:

- Phương pháp đọc, nghiên cứu tài liệu

- Phương pháp quan sát

- Phương pháp phân tích, so sánh

- Phương pháp thống kê

- Phương pháp khảo sát, thực nghiệm

2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1 Cơ sở lý luận

Ngày 24/01/2002, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ký và cho banhành Quyết định số 03/2002/QĐ-BGD&ĐT Môn Ngữ văn được triển khai dạyhọc theo nguyên tắc tích hợp nhằm phát huy tính chủ động, tích cực của HS.Tiếp nối con đường đổi mới đến Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 của BCH TWĐảng khoá VIII nêu rõ: “đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lốitruyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học”,

“phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo

Trang 4

của người học, bồi dưỡng lòng say mê học tập và ý chí vươn lên” Gần đây nhất,

Nghị quyết Hội nghị TW 8 khóa XI (số 29/2013) về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo xác định: “tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình

thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời”.

Đã hơn một thập kỉ đổi mới song, do nhiều nguyên nhân, đổi mới PPDHvẫn còn sức ì không hề nhỏ Cách dạy này không thể không ảnh hưởng đến việctiếp nhận tri thức một cách thụ động của HS HS máy móc rập khuôn tiếp nhậnchứ chưa tích cực tự giác, sáng tạo Một mặt, dạy văn không chỉ là truyền thụkiến thức mà còn phải hấp dẫn lôi cuốn HS, làm cho HS thích thú, say mê Có

thể nói “văn học là nhân học”: kết tinh nhiều giá trị văn hoá của dân tộc cũng

như của nhân loại, là môn học có ý nghĩa trong việc hình thành phát triển nhâncách cho học sinh và rèn luyện những kỹ năng cơ bản cần thiết cho các em Mặtkhác, đây là môn học nghệ thuật kích thích, bồi dưỡng trí tưởng tượng bay bổng,

sáng tạo của các em HS Bởi thế môn này đảm nhiệm kép: vừa là khoa học vừa

là nghệ thuật Chính vì vậy, để thực hiện một giờ học có hiệu quả, người GV

cần phải sử dụng linh hoạt các phương pháp như: phân tích, diễn giảng, vấn đáp,

nêu vấn đề, gợi mở và đặc biệt để tạo một giờ học phong phú, sinh động thì việc lồng ghép tổ chức các trò chơi trong quá trình giảng dạy sẽ giúp học sinh cảm thấy hứng thú, tích cực, sôi nổi hơn không gây nhàm chán trong một số tiết

học môn Ngữ văn

Trò chơi là một hoạt động của con người nhằm mục đích trước tiên và chủyếu là vui chơi, giải trí, thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng, mệt mỏi.Nhưng qua trò chơi người chơi còn được rèn luyện thể lực, rèn luyện các giácquan, tạo cơ hội giao lưu với mọi người, cùng hợp tác với bạn bè trong tổ, nhóm Đối với học sinh THCS thì hoạt động chơi không còn đóng vai trò chủ đạo,song cùng với học thì chơi là nhu cầu không thể thiếu và nó đóng một vai tròquan trọng đối với các em Nếu ta biết tổ chức cho học sinh chơi một cách hợp

lý, khoa học sẽ mang lại hiệu quả giáo dục cao Vì vậy trò chơi học tập khi được

sử dụng trong giờ học Ngữ văn ở THCS không chỉ làm thay đổi những hình thức học tập đơn giản, truyền thống không hiệu quả mà qua các trò chơi được tổ chức không khí lớp học sẽ trở nên thoải mái, dễ chịu và việc thu nhận kiến thức mới, củng cố và nâng cao kiến thức cũ cũng vì thế tự nhiên, nhẹ nhàng và thoải

mái hơn Do đó phương châm của chúng tôi là: học mà chơi, chơi mà học.

Trong năm học vừa qua, tôi và đồng nghiệp cũng đã tiến hành áp dụng một

số phương pháp vào việc tạo hứng thú trong giờ học Ngữ văn 6 trong đó việc

Trang 5

“Vận dụng một số trò chơi trong dạy học Ngữ văn 6 ở trường THCS Nguyệt Ấn” đã đạt được kết quả như mong đợi Đó là học sinh ngày càng yêu thích môn

học này hơn và kết quả học tập càng cao hơn

Hiện nay chương trình vẫn còn những bài dài, dung lượng kiến thức lớnhơn so với thời lượng từ 45- 90 phút nghiên cứu trên lớp, thiết kế chưa đa dạng,sinh động nên HS lại càng khó tiếp thu kiến thức Chính điều này mà HS bị hạnchế rất nhiều trong việc tiếp thu và cảm thụ kiến thức Ngữ văn

Học sinh lười học, không chịu đầu tư suy nghĩ, phát biểu xây dựng bàitrong giờ học, khâu chuẩn bị bài còn hời hợt, tiếp thu bài chậm HS học thụđộng, thiếu sáng tạo; không biết tự học; thiếu sự hợp tác giữa trò và thầy, giữatrò với trò; học thiếu hứng thú, đam mê,

Có thể nói nhiều nguyên nhân tạo nên tình trạng học tập trì trệ, thụ độngthiếu hào hứng của HS Xét về xã hội, thời đại chúng ta đang sống là thời đạibùng nổ khoa học công nghệ, cũng không khó hiểu khi phần lớn HS chỉ muốnhọc các nghành khoa học tự nhiên, kĩ thuật, kinh tế, ít HS hứng thú học văn,bởi phần đông HS nghĩ rằng năng lực văn là năng lực tự nhiên của con người xãhội, không học vẫn biết đọc, biết nói; học văn không thiết thực Văn có kém mộtchút, ra đời vẫn không sao, vẫn nói và viết được, còn không học ngoại ngữ,không học khoa học, kĩ thuật thì coi như khó có cơ hội việc làm

Một số giáo viên còn lúng túng trong phương pháp giảng dạy, không biếtlàm thế nào để tạo hứng thú cho HS trong học tập và nắm bắt những kiến thứctrọng tâm của bài học một cách nhẹ nhàng và sinh động nhất

Theo điều tra ban đầu số lượng HS ham thích học môn Ngữ văn còn rất ít,khoảng 30% Từ việc không yêu thích học môn văn dẫn đến kết quả học tậpchưa đáp ứng được yêu cầu

Cụ thể kết quả khảo sát đầu năm môn Ngữ văn 4 lớp từ 6A1 đến 6A4trường THCS Nguyệt Ấn (khi chưa áp dụng kinh nghiệm - Đề khảo sát củaPhòng Giáo dục và đào tạo) như sau:

(3,6%)

50(28,9%)

94(54,3%)

19(10,9%)

04(2,3%)

Trang 6

Với kết quả như trên so với yêu cầu của nhà trường đặt ra thì quả là đáng

lo ngại Là một giáo viên giảng dạy bộ môn Ngữ văn, tôi rất băn khoăn và trăntrở làm thế nào giúp các em ham học bộ môn này hơn, để các em tiến bộ và đạtđược kết quả cao hơn Nếu cứ duy trì tình trạng dạy và học như thế này thì chắcchắn sẽ không cải thiện được mà thậm chí còn làm cho HS ngày càng sa sút hơn,nhàm chán hơn khi học bộ môn này

Trên cơ sở đó, việc giúp HS ham học môn Ngữ văn, nắm bắt được nhữngkiến thức cơ bản của bài học, là một yêu cầu cấp thiết mà mỗi giáo viên trong tổNgữ văn chúng tôi cần phải nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo trong giảng dạy để đạtđược kết quả cao Một trong những đề xuất của bản thân tôi để thực hiện yêu

cầu đó là ““Vận dụng một số trò chơi trong dạy học Ngữ văn 6 ở trường THCS Nguyệt Ấn ” để tạo hứng thú học văn cho HS.

- Luật chơi trò chơi học tập

Phải rõ ràng, đơn giản, dễ nhớ, dễ thực hiện, không đòi hỏi thời gian dàicho việc hướng dẫn, huấn luyện

- Đối tượng tham gia trò chơi

Trò chơi phải hướng tới đảm bảo tất cả HS trong lớp đều được tham gia.Tuy nhiên đối với những HS học còn yếu, nhút nhát GV chỉ nên chỉ định thamgia vào những trò chơi dễ để tạo cơ hội cho các em hình thành được nhiệm vụcủa mình, từ đó khích lệ tinh thần học tập, giúp các em tự tin, mạnh dạn hơntrong học tập

GV phải định hướng, hướng dẫn nhằm đạt được mục đích, ý đồ bài học

Trang 7

Cách thức tiến hành:

- Người chơi đứng thành vòng tròn Một người cầm quả bóng ném cho mộtngười khác đồng thời hô to lên một động từ có đối tượng Người được bạn mìnhném bóng tới phải bắt quả bóng đồng thời trong khoảng 10 giây (người némbóng dùng cách đến từ 1 đến 10 để ước lượng thời gian) phải nói lên được têncủa một vật gì đó là đối tượng của hành động mà bạn mình vừa nêu trong động

từ Sau đó người thứ hai này lại ném quả bóng cho người thứ ba và hô to lên mộtđộng từ cho người thứ ba này đáp lại Ví dụ:

+ Người thứ nhất: Cắt! (Ném quả bóng cho một người nào đó).

+ Người thứ hai: Tóc! (Ném quả bóng đồng thời hô to “Chải!”)

+ Người thứ ba: Đầu! (Ném quả bóng đồng thời hô to “Xây dựng!”) + Người thứ tư: Đất nước! (Ném quả bóng đồng thời hô to “Tìm hiểu!”) + Người thứ năm: Bạn bè!

- Trò chơi cứ như thế tiếp tục, nhưng các động từ nêu ra phải không lặp lại Nếuđộng từ nêu ra bị lặp lại, người nêu sẽ bị trừ một điểm Người đến lượt mình màkhông nêu ra tên của vật phù hợp với động từ của người trước đó hoặc khôngnói ra được động từ cho cho người kế tiếp đối đáp lại thì mỗi trường hợp đều bịtrừ đi một điểm Người nào bị trừ ba điểm thì bị loại khỏi cuộc chơi (hoặc bị bắtphạt làm một điều gì đó rồi mới được tiếp tục chơi) Khi chấm dứt cuộc chơi,những người nào bị trừ ít điểm nhất sẽ thắng

- Nếu lớp học đông, có thể tổ chức lớp thành hai đội thi đấu với nhau Hai độixếp hàng, đứng đối diện nhau, quả bóng được chuyền cho người đối diện Độinào ít lỗi hơn sẽ thắng

- Lưu ý: Vì trong SGK NV6 không đề cập đến khái niệm động từ có đối tượng (động từ ngoại động) nên trước khi bắt đầu trò chơi, GV cần dành ít phút để nói

thêm về khái niệm này và làm mẫu cho HS bằng một số kết hợp Có thể vận

dụng tương tự cho từ loại Tính từ (Tiết 68).

2.3.2 Trò chơi: Ai nhanh, ai giỏi

Mục đích:

- Hình thành được yêu cầu về kiến thức SGK, chuẩn kiến thức

- Rèn tác phong nhanh nhẹn, phối hợp nhịp nhàng các thành viên trong nhóm

- Giáo dục ý thức tích cực và tinh thần hợp tác trong các hoạt động tập thể

Chuẩn bị:

- Lớp đọc kĩ và xác định yêu cầu bài tập

- Chia học sinh thành 2 - 4 nhóm tuy vào từng bài, đặc điểm lớp học

- Chia bảng, phấn, phiếu học tập… cho nhóm

- Quy định thời gian chơi

Cách thức tiến hành:

Giáo viên hô hiệu lệnh, các nhóm cùng làm theo kiểu tiếp sức

Trang 8

- Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm.

- Mỗi nhóm có một phiếu học tập

- Trong cùng thời gian nhóm nào nối đúng được nhiều, nhóm đó chiến thắng

- Chơi kiểu tiếp sức, tất cả thành viên trong nhóm đều tham gia chơi

b Trò chơi đổi chỗ (Bài: “Hoán dụ”, Tiết 109, NV6, tập 2 )

Chia những người tham gia thành 2 đội:

+ Đội A là những người sẽ chuyển thành chữ đã được sắp xếp theo thứ tự a, b,c… sang vị trí những thanh chữ có nghĩa tương ứng được sắp xếp theo thứ tự 1,

2, 3…

+ Đội B sẽ chuyển thanh chữ có thứ tự a, b, c…(tức là chuyển về vị trí vốn cócủa nó trong các câu văn, thơ)

Đội nào nhanh hơn, đúng sẽ thắng

? Những thành ngữ sau đã thực hiện phép tu từ gì? Vì sao?

Trang 9

Đội A Đội B

Chồng em (a) nghèo khổ em thương

Chồng người (b) giàu sang phú quý mặc người

Tôi kể ngày xưa chuyện Mị Châu

(c) Tình cảm lầm chỗ để trên (d) lý trí

(e) ít miệng thì kín, (g) nhiều miệng thì hở

Ra thế! To gan hơn béo bụng

Anh hùng đâu cứ phải (h)đàn ông

c Cho biết câu nào dùng từ đúng? (Bài Chữa lỗi dùng từ, Tiết 28, NV6, Tập1)

- Tìm câu dùng đúng và giải nghĩa từ dùng đúng ?

- Giáo viên chia lớp làm 4 nhóm Mỗi nhóm chịu trách nhiệm một số câu (Ahoặc B, C, D) theo cách bốc thăm GV chấm điểm theo quy định

a1) Tính nó cũng dễ dàng

a2) Tính nó cũng dễ dãi

b1) Ông ngồi dậy cho dễ dàng

b2) Ông ngồi dậy cho dễ chịu

c1) Tình thế không thể cữu vãn nổi

c2) Tình thế không thể cứu vớt nổi

d1) Hùng là một người cao ráo

b2) Nước sông đỏ rực

c1) Anh ấy là người rất kiên cốc2) Anh ấy là người rất kiên cườngd1) Thấp thoáng, đã mười năm trôi quad2) Thấm thoát, đã mười năm trôi quae1) Chiến sĩ của ta ngang tàn, bất khuấte2) Chiến sĩ của ta ngang tàng, bất khuất

a1) Lớp học có nền nếp tốt

a2) Lớp học có nề nếp tốt

b1) Tôi nghe nói phong phanh như thế

b2) Tôi nghe nói phong thanh như thế

c1) Mẹ tôi có dáng người thanh thản

c2) Mẹ tôi có dáng người thanh mảnh

d1) Không nên nói năng tuỳ tiện

d2) Không nên nói năng tự tiện

Trang 10

còn rất minh bạche2) Tuy tuổi đã cao nhưng bà tôi vẫncòn rất minh mẫn.

Thi nhóm giỏi hơn

Sau khi làm đúng phần trước, mỗi nhóm chỉ ra câu dùng sai thuộc lỗi nào?

2.3.3 Trò chơi: Điền bảng (kết hợp với hoạt động nhóm)

Đặc điểm:

Trò chơi này dùng trong những giờ ôn tập Thay bằng việc cho học sinh lậpbảng thống kê kiến thức bình thường, ta có thể làm thành những thẻ (tờ phiếu)kiến thức, sau đó phát cho nhóm và yêu cầu các nhóm học sinh dùng thẻ này đểđiền vào ô trống trên bảng thống kê Mục tiêu cuối cùng là giúp học sinh thống

kê được kiến thức

Cách này nhẹ nhàng mà huy động được sự tham gia của cả lớp

Chuẩn bị:

Giáo viên làm một bảng tổng kết trong đó chỉ có đề mục và các tiêu chíthống kê Phần nội dung các ô trong bảng sẽ được chuyển thành các thẻ, các thẻnày phát cho các nhóm

Ví dụ: Bài: Ôn tập truyện dân gian, Tiết 59+60, NV6, Tập 1

Trong phần lập bảng thống kê các văn bản truyện dân gian ta giữ lại các ô: thứ tự, tên văn bản, thể loại, nội dung ý nghĩa, đặc điểm nghệ thuật Các ô nội dung khác bỏ trống để học sinh dán thẻ kiến thức.

STT Tên văn bản Thể loại Khái niệm,

Trang 11

11 Thầy bói xem voi

12 Chân, tay, tai,

mắt, miệng

13 Treo biển

14 Lơn cưới áo mới

Các nhóm học sinh nhận thẻ kiến thức và tiến hành trao đổi thảo luận đểtìm và đưa ra những thẻ kiến thức phù hợp với các ô trống

Đại diện các nhóm học sinh lên trình bày và dán phiếu vào bảng tổng kết.Nhóm nào dán đúng thì tất cả thành viên sẽ được khen

(Bảng Hướng dẫn GV dùng bảng phụ hoặc máy chiếu)

2.3.4 Trò chơi: Đọc thơ (hoạt động cá nhân)

Đặc điểm:

Học sinh thường sợ đọc thuộc lòng các bài thơ hay đoạn thơ Nhưng vớitrò chơi này sẽ giúp HS hứng thú hơn và thuộc thơ nhanh hơn Hoạt động nàynên sử dụng sau những tiết học xong bài thơ hoặc ca dao

Chuẩn bị:

- Sau khi học xong bài thơ, GV cho HS nhẩm lại bài thơ

- Học sinh nhẩm lại các câu thơ trong bài thơ vừa học xong

Ví dụ: Văn bản: Đêm nay Bác không ngủ, Tiết 101+102, Ngữ văn 6, Tập 2

- Sau khi học xong bài thơ này, giáo viên cho học sinh nhẩm lại và sau đó tiếnhành thực hiện trò chơi

- Giáo viên đọc trước một câu:

“Anh đội viên thức dậy”

- Sau đó yêu cầu học sinh đọc câu thơ tiếp theo:

“Thấy trời khuya lắm rồi”

- Học sinh vừa đọc xong thì có quyền chỉ định một bạn bất kỳ trong lớp đọc tiếpcác câu còn lại của bài thơ

- Tương tự thực hiện cho đến khi hết bài thơ hoặc có yêu cầu dừng của giáoviên

- Bạn nào đọc sai sẽ làm một hoạt động do lớp hoặc giáo viên yêu cầu

2.3.5 Trò chơi: Xem tranh đoán bài, giới thiệu về bài

Ví dụ: Bài: Ôn tập truyện và kí, Tiết 125, NV6, Tập 2

a Xem tranh đoán bài, giới thiệu về bài

Đặc điểm:

Trò chơi này kích thích khả năng ghi nhớ, tư duy và khả năng diễn đạt củahọc sinh Nó cũng đơn giản, thích hợp với nhiều giờ học Ngữ văn Mục đích chủyếu của trò chơi này là kỹ năng ghi nhớ, trình bày miệng trước tập thể

Ngày đăng: 20/11/2019, 10:28

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sách giáo khoa Ngữ văn 6, tập 1 và 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2009 Khác
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Ngữ văn THCS tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2010 Khác
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo dục kĩ năng sống trong môn Ngữ văn ở trường THCS (Tài liệu dành cho GV), Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2010 Khác
4. Cẩm nang phương pháp sư phạm, Nhiều tác giả, NXB Tổng hợp TP. HCM, 2014 Khác
5. Dạy học Ngữ văn 6 theo hướng tích hợp, Lê A (chủ biên), Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2007 Khác
6. Dạy học phát triển năng lực môn Ngữ văn THCS, Đỗ Ngọc Thống (chủ biên), Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2018 Khác
7. Đánh giá và đo lường kết quả học tập, Trần Thị Tuyết Oanh, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2009 Khác
8. Hoạt động ngoại khóa văn học, Võ Thị Quỳnh, Nxb Thuận Hóa, Huế, 2003 9. Kế hoạch giáo dục nhà trường, Môn: Ngữ văn, Phòng Giáo dục Ngọc Lặc, 2018 Khác
10. Luật Giáo dục tại Hội nghị TW 2 – Khoá VIII Khác
11. Quyết định số 03/QĐ-BGD&ĐT ngày 24/01/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Khác
12. Văn học và Tuổi trẻ (Chuyên mục Vui học Ngữ văn), Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2018 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w