Kể chuyện giúp cho vốn từ ngữ của các em được trau rồi, vận dụng vốn từ ngữ của bản thân kết hợp với vốn từ ngữ đã học để dùng từ chính xác, rõràng; diễn đạt mạch lạc nội dung cần kể, đư
Trang 1MỤC LỤC
1.MỞ ĐẦU : 1
1.1 Lý do chọn đề tài : 1
1.2 Mục đích nghiên cứu : 2
1.3 Đội tượng nghiên cứu: 2
1.4 Phương pháp nghiên cứu: 2
2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN 3
2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm: 3
2.2.Thực trạng của vấn đề: 4
2.3 Các giải pháp đã sử dụng để rèn kỹ năng kể chuyện cho học sinh: 5
2.3.1 Nắm bắt lại chương trình phân môn kể chuyện 5
2.3.2 Tăng cường khâu chuẩn bị của giáo viên và học sinh 5
2.3.3.Thực hiện nghiêm túc đầy đủ quy trình dạy từng bài trong giờ kể chuyện 8 2.3.4 Tích cực đổi mới phương pháp dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin tron tiết dạy 16
2.4 Hiệu quả của sáng kiến: 18
3 KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ:
19 3.1 Kết luận 19
3.2 Kiến nghị 19
Trang 21 MỞ ĐẦU:
1.1.Lý do chọn đề tài :
Kể chuyện là một phân môn của Tiếng Việt góp phần thực hiện mục tiêudạy học ,là hình thành và phát triển bốn kỹ năng: nghe, nói, đọc và viết để các
em tiếp tục học lên bậc học cao hơn và cung cấp cho các em hiểu biết sơ giản về
hệ thống Tiếng việt, sử dụng Tiếng việt trong giao tiếp Kể chuyện còn giúp họcsinh củng cố, mở rộng và tích cực hoá vốn từ ngữ, phát triển tư duy lôgic chohọc sinh, nâng cao hiểu biết của các em về đời sống và phát triển kĩ năng giaotiếp, đây là một kĩ năng rất quan trọng và đang được quan tâm Đồng thời còncung cấp cho các em những hiểu biết về xã hội, con người, tự nhiên và văn hóaViệt Nam và nước ngoài
Kể chuyện giúp cho vốn từ ngữ của các em được trau rồi, vận dụng vốn
từ ngữ của bản thân kết hợp với vốn từ ngữ đã học để dùng từ chính xác, rõràng; diễn đạt mạch lạc nội dung cần kể, được luyện phát âm tròn vành rõ chữ
để thu hút người nghe, hỗ trợ nhiều cho phân môn tập đọc và nói chuyện vớimọi người trong đời sống sinh hoạt hàng ngày Kể chuyện không chỉ mở rộngtầm hiểu biết, khêu gợi trí tưởng tượng cho các em mà còn chắp cánh cho trítưởng tượng của các em bay bổng Cùng với ý tưởng, óc tưởng tượng sẽ là bệphóng cho những hoài bão, ước mơ cao đẹp khi các em bước vào cuộc sống.Sống với các nhân vật trong chuyện, tư duy hình tượng của các em được mởrộng và có điều kiện phát triển cùng với cảm xúc thẩm mĩ Qua từng câu chuyện,các em biết cảm nhận được cái hay, cái đep, phân biệt được tốt, xấu Do đó, kểchuyện là miếng đất màu mỡ để phát triển tư duy hình tượng của các em
Nó góp phần bồi dưỡng tâm hồn, đem lại niềm vui, trau dồi vốn sống vàvốn văn học, phát triển tư duy và ngôn ngữ cho học sinh Ngoài ra nó còn nhằmnâng cao năng lực trí tuệ, đồng thời rèn luyện cho các em khả năng diễn đạtbằng ngôn ngữ Chính vì vậy tiết kể chuyện đòi hỏi giáo viên vừa biết kể chuyệnhấp dẫn, vừa biết dạy cho học sinh tập nói - tập kể chuyện và phát triển ngônngữ, bước đầu tập dùng ngôn ngữ của bản thân để diễn tả (tập kể chuyện) Quamỗi tiết kể chuyện, học sinh được tiếp xúc với một văn bản truyện kể khá lý thú,cảm nhận được nội dung và thu hoạch được những bài học bổ ích nhưng điềuquan trọng hơn là các em học được cách dùng từ ngữ, câu văn, để diễn đạt một
ý, liên kết các ý trong một đoạn, một bài
Những câu chuyện kể lớp 1 có nội dung giản dị, dễ hiểu và có ý nghĩa, bàihọc sâu sắc vì vậy giáo viên biết liên hệ, giáo dục đạo đức cho các em học tậpnhững phẩm chất đạo đức tốt đẹp, hướng dẫn các em những kĩ năng sống để các
em học tập noi theo trở thành con ngoan trò giỏi Học sinh Tiểu học nói chung
và học sinh lớp 1 nói riêng rất thích được nghe chuyện và đặc biệt là được nghe
cô giáo kể chuyện Nhưng các em chưa tự tin khi kể chuyện, chưa biết cách kểcâu chuyện vì các em rất sợ kể lại câu chuyện trước lớp cho cô và các bạnnghe Làm thế nào để các em có thể kể được câu chuyện hay và hấp dẫn nên tôi
đã tìm tòi và đưa ra “Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học phân môn
kể chuyện cho học sinh lớp Một”
Trang 31.2 Mục đích nghiên cứu:
Góp phần đổi mới phương pháp dạy học môn kể chuyện cho học sinh lớp 1,theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh và tăngcường hoạt động cá nhân.- Góp phần gây hứng thú học tập môn kể chuyện - mộtmôn học được coi là khó diễn đạt và thiếu tự tin trong khi học
Giúp học sinh có kĩ năng nói tốt sẽ hỗ trợ đắc lực cho các môn học nóichung và phân môn kể chuyện nói riêng
1.3 Đối tượng nghiên cứu:
Các kỹ năng kể chuyện đối với yêu cầu cần đạt của học sinh lớp 1 theochuẩn kiến thức, kỹ năng
Nghiên cứu kỹ các giải pháp rèn kỹ năng kể chuyện cho học sinh lớp1 ởtrường Tiểu học Minh Lộc 2, huyện Hậu Lộc
1.4 Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng kết hợp các phương pháp:
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Phương pháp điều tra, khảo sát, thống kê
- Phương pháp thực nghiệm
- Phương pháp phân tích tổng hợp
Trang 42 NỘI DUNG SÁNG KIẾN:
2.1.Cơ sở lý luận của sáng kiến
Kể chuyện là một hình thức thông tin nhanh gọn, truyền cảm bằng ngônngữ Mặc dù đã có những thông tin đại chúng hiện đại như ti vi, đài phátthanh, nhưng con người vẫn thích nghe nói chuyện bằng miệng Khi xã hộicàng hiện đại thì kể chuyện không chỉ dừng lại ở mức độ thông tin nữa mà nómang chức năng giải trí hay cao hơn nữa là chức năng nghệ thuật Những truyện
kể, truyện dân gian là một trong những nhận thức thế giới của các em, giúp các
em chính xác hóa những biểu tượng đã có về thực tế xã hội xung quanh, từngbước cung cấp thêm những khái niệm mới và mở rộng kinh nghiệm sống chocác em
Truyện cổ tích gắn liền với cái đẹp góp phần phát triển các cảm xúc thẩm
mĩ mà thiếu chúng không thể có tâm hồn cao thượng, lòng mẫn cảm chân thànhtrước nỗi bất hạnh, đau đớn, khổ ải của con người Nhờ có truyện cổ tích, trẻnhận thức được thế giới không chỉ bằng trí tuệ mà còn bằng trái tim Và trẻ emkhông phải chỉ có nhận thức mà còn đáp ứng lại sự kiện và hiện tượng của thếgiới xung quanh, tỏ thái độ của mình với những điều thiện và ác Truyện cổ tíchcung cấp cho trẻ những biểu tượng đầu tiên về chính nghĩa và phi nghĩa Giaiđoạn đầu tiên của giáo dục lí tưởng cũng diễn ra nhờ có truyện cổ tích Truyện
cổ tích là một nguồn phong phú và không gì thay thế được để giáo dục tình yêu
Tổ quốc
Phân môn kể chuyện phát triển các kĩ năng Tiếng Việt cho các học sinh.Trước hết phát triển kĩ năng nói trước đám đông dưới dạng độc thoại thành đoạnbài theo phong cách nghệ thuật; giúp học sinh tiếp xúc với tác phẩm văn học cógiá trị của Việt Nam và thế giới, từ truyện cổ tích đến truyện hiện đại Nhờ đó,vốn văn học của học sinh được tích lũy dần Đồng thời, các kĩ năng nghe, đọc,ghi chép cũng được phát triển trong quá trình kể lại truyện đã nghe, đã đọc.Cùng với sự rèn luyện các kĩ năng ngôn ngữ, tư duy cũng được phát triển Đặcbiệt sống trong thế giới các nhân vật, thâm nhập vào các tình tiết của truyện, tiếpxúc với nghệ thuật ngôn từ kể chuyện tư duy hình tượng và cảm xúc thẩm mĩ ởhọc sinh cũng được phát triển Kể chuyện còn góp phần tích lũy vốn sống, vốnvăn học cho các em, là hành trang quý sẽ theo các em trong suốt cuộc đời mình.Qua từng câu chuyện, thế giới muôn sắc màu mở rộng trước các em Truyện kểcòn làm tăng vốn hiểu biết về thế giới và xã hội loài người xưa đến nay, chắpcánh cho trí tưởng tượng và mơ ước của học sinh, thúc đẩy sự sáng tạo của các
em
Truyện kể lớp 1 đơn giản, dễ hiểu, có giá trị thẩm mĩ và tác dụng giáo dục rõrệt cho các em học sinh Các em được nghe và kể lại được câu chuyện, tập phátbiểu cảm nghĩ của mình đối với các nhân vật (Yêu nhân vật nào? Tại sao?), bàihọc rút ra từ câu chuyện Vậy làm thế nào để đạt được điều đó, là cán bộ quản lýtrực tiếp chỉ đạo chuyên môn của trường, tôi không khỏi băn khoăn, trăn trở mỗi
Trang 5khi giờ giáo viên tôi bắt gặp có nhiều bất cập trong giảng dạy phân môn kể
chuyện do đó tôi mới chọn nghiên cứu đề tài này.
2.2.Thực trạng
* Đối với giáo viên:
Khi dự giờ đồng nghiệp tôi nhận thấy: Giáo viên chưa chuẩn bị các
đồ dùng dạy học thường xuyên, để minh hoạ cho câu chuyệnthêm sinh động Giáo viên còn phải gọi các em học sinh hay rụt
rè, ngại nói và diễn đạt kém lên để kể chuyện Chưa có tranhphóng to minh họa cho các bài kể chuyện, giáo viên sử dụngtranh thì cũng chỉ dùng tranh phô tô ở trong sách giáo khoa chonên không có tính khoa học và thẩm mỹ
Giáo viên thường coi trọng những môn học khác như: Học vần (Tập đọc),Toán còn phân môn Kể chuyện có phần bị giảm nhẹ Khi giới thiệu vào đề câuchuyện bằng giọng tẻ nhạt, thiếu hình ảnh, thái độ hờ hững Hoặc khi kể chorằng cần phải trung thành với văn bản truyện, không được sai lệch một câu, một
từ Vì vậy, lời kể của giáo viên chưa hấp dẫn, lôi cuốn, nên làm giảm sự chú ýcủa các em Việc vận dụng phương pháp dạy học chưa linh hoạt, sáng tạo nênlớp học còn trầm, Giáo viên còn chưa rèn cho học sinh nhiều về kĩ năng kểchuyện nên học sinh chưa biết cách kể chuyện hay, hấp dẫn Hoặc do giáo viênchưa chuẩn bị tốt phần kể chuyện ở nhà nên khi kể giáo viên mắt không rời khỏiquyển sách hay còn tuỳ tiện cắt xén nội dung tiết kể chuyện
Chuẩn bị đồ dùng của giáo viên còn hạn chế chưa giành nhiều thời giannghiên cứu, tìm tòi để làm đồ dùng, ít quan tâm đến việc sử dụng đồ dùng trựcquan đã có sẵn mà mới dừng lại ở tranh vẽ sách giáo khoa Khi kể chưa nghiêncứu khai thác hết nội dung trong tranh làm cho câu chuyện kể chưa lôi cuốn, hấpdẫn học sinh
*Đối với học sinh:
Các em học sinh rất yêu thích môn học này, luôn háo hức, chờ đợi đến tiết
kể chuyện và say sưa nghe cô kể chuyện Nhưng trong quá trình dạy kể chuyệntôi thấy còn có một số tồn tại như: Thời gian đầu nhiều học sinh chưa biết cách
kể lại câu chuyện vì đa số các em mới học (ở giai đoạn đầu còn đánh vần) nênchưa tự mình đọc được văn bản chuyện hoặc khi nghe cô giáo kể chuyện các emkhông nhớ hết được cốt truyện dẫn đến khi kể còn quên cốt truyện, một số chitiết chính và kể không đúng trình tự câu chuyện Một số em khác thuộc truyệnnhưng khi kể lại câu chuyện như đọc, hoặc kể rất lúng túng, nét mặt căng thẳngchưa mạnh dạn và tự tin đứng trước lớp, trước đám đông Các em thích nghe cô
kể, thấy được câu chuyện hay, hấp dẫn nhưng chưa hiểu rõ được nội dung câuchuyện hoặc giáo dục các em điều gì, học tập được điều gì qua câu chuyện Vìvậy mà khi kể các em chưa thể hiện được nội dung câu chuyện, chưa biết biếncâu chuyện thành của riêng mình dẫn đến giờ học nhạt nhẽo, chưa đạt được mụctiêu giờ kể chuyện
* Kết quả thực trạng:
Trang 6Ngay từ đầu năm (năm học: 2018 – 2019), sau quá trình tìm hiểu thực
tế tôi tiến hành điều tra kết quả học tập của học sinh lớp 1A trường Tiểu họcMinh Lộc 2, tôi nhận thấy:
Học sinh biết kểchuyện
Học sinh kểchuyện chưa đạtyêu cầu
*Giai đoạn học vần: Kể chuyện ở trong các bài Ôn tập của tiết Học vần trong
phần Luyện nói (Từ tuần 1 đến tuần 24) Ở giai đoạn học vần, kể chuyện dạyvào các bài Ôn tập sau phần luyện đọc, luyện viết (tiết 2) là phần kể chuyện theotranh nhằm giúp cho nội dung học tập thêm phong phú, sinh động và hấp dẫn,tên truyện gắn với những âm, vần học sinh đã học Sau khi nghe giáo viên kểmẫu học sinh chủ yếu nhìn tranh minh họa trong sách giáo khoa để kể lại câuchuyện có nội dung ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ Thời gian giành cho kể chuyện từ
10 đến 15 phút
*Giai đoạn Luyện tập thực hành: Kể chuyện trong phần Luyện tập tổng hợp,
cuối mỗi tuần học(Từ tuần 25 đến tuần 34).Ở giai đoạn này, phân môn kểchuyện được tách riêng thành một tiết học Nội dung câu chuyện dài hơn, chi tiếthơn, thời gian thực hành kể chuyện cũng dài hơn nhằm phát triển khả năng sángtạo của học sinh Vì giai đoạn này học sinh đã đọc được văn bản ngắn Mỗi câuchuyện được gắn với từng chủ đề trong tuần và cứ mỗi tuần một chủ đề (Nhàtrường - Gia đình - Thiên nhiên, Đất nước) và sau hai tuần lại lặp lại chủ đề đó
2.3.2 Tăng cường khâu chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
2.3.2.1 Chuẩn bị của giáo viên:
a.Đọc truyện, tìm hiểu thâm nhập truyện.
Để có thể kể được truyện, kể có nghệ thuật, hấp dẫn, hơn ai hết, tôi hiểu:Trước tiên, giáo viên phải thuộc truyện, nắm vững tình tiết, cốt truyện, hiểu cặn
kẽ nội dung, ý nghĩa và bài học rút ra từ truyện Lúc đầu, tôi đọc thầm toàn bộ
truyện kể cả phần hướng dẫn ở sách giáo viên Sau đó, tôi đọc to thành tiếng có
kết hợp ngữ điệu phù hợp để tìm giọng điệu chuẩn vì khi phát âm vang bên tai,
tôi mới có thể nuôi cấy truyện kể đó trong kí ức của mình và giúp tôi tự kiểm trakhả năng nghệ thuật phát âm thực tế, để tôi biểu hiện được sắc thái ngôn ngữcủa các nhân vật khác nhau, ngôn ngữ đối thoại theo tâm trạng nhân vật
Trang 7Khi đọc truyện, tôi chú ý dừng ở những chỗ cần thiết để tìm hiểu rõ từngtình tiết, từ ngữ của truyện Tôi lược ghi ra nháp những tình tiết chính để ghinhớ Cũng trong quá trình đọc truyện, tôi tìm hiểu những chú giải về từ ngữ, địadanh, tên nhân vật, ý nghĩa và bài học rút ra từ truyện Phần ý nghĩa toát ra trựctiếp từ cốt truyện, còn phần tổng kết rút ra bài học có tính chất nâng cao, kháiquát hơn.
b.Tập kể chuyện
Đọc và thâm nhập truyện là bước đầu làm quen với truyện kể Như vậy làtôi mới thuộc nội dung truyện và văn bản truyện Tôi đã tập kể một mình đó làquá trình tập kể chuyển ngôn ngữ từ văn bản in ấn sang ngôn ngữ của bản thânmình Tôi tập kể theo nhiều cách thể nghiệm khác nhau sao cho bộc lộ được tâm
lí nhân vật trong truyện một cách sâu sắc nhất Tôi đã thoát li sách để kể bằngngôn ngữ, bằng giọng điệu hàng ngày của mình, tất nhiên là có cách điệu hoá đimột chút nhưng tôi không biến mình thành người biểu diễn nghệ thuật và tiết kểchuyện không phải là tiết xem nghệ thuật nên việc tập kể chuyện chỉ dừng ởmức: Kể có nghệ thuật diễn cảm, kể rành mạch các tình tiết, ngôn ngữ trongsáng, dễ hiểu Kể lại được toàn bộ truyện nghĩa là giáo viên đã thuộc truyện đócũng là cơ sở để người tôi chủ động trong tiết lên lớp Khi đã kể lại được truyện,tôi chú trọng luyện kể kết hợp hài hòa giữa ánh mắt với động tác, cử chỉ, điệu
bộ Ánh mắt của người kể có vai trò rất quan trọng trong kể chuyện, nó là yếu tố
cơ bản để làm cho người kể tạo dựng được câu chuyện có hồn Nếu biết kết hợphài hòa giữa ánh mắt với động tác, điệu bộ, cử chỉ thì câu chuyện mới sinh động,mới thu hút được học sinh Muốn làm được điều này đòi hỏi người kể phải nhậpvai, hòa mình vào câu chuyện Vì vậy, người kể phải hiểu rõ tâm trạng vui buồn,hay tức giận động tác cho phù hợp với ngôn ngữ kể chuyện đó là biện pháp sư
phạm có hiệu quả.
Ví dụ: Tôi sẽ không bắt chước tiếng cười, tiếng khóc, tiếng chó sủa, tiếng
gà gáy một cách dễ dãi hay tự nhiên chủ nghĩa bởi nó sẽ gây ra hiện tượng cườiđùa vô nguyên tắc.Vì tôi hiểu người giáo viên dù kể bất kì truyện nào cũng nênbiết mình chỉ là người kể chứ không phải là người trực tiếp ở trong truyện đó
c.Xác định rõ mục tiêu tiết kể chuyện.
Mục tiêu mỗi bài học kể chuyện phải đảm bảo ba mặt: Kiến thức, kĩ năng,
thái độ Trong đó, chú trọng mục tiêu rèn luyện kĩ năng thực hành nghe và nói,
rèn luyện khả năng tư duy, phát triển khả năng sáng tạo, trí tưởng tượng phongphú
Mục tiêu của bài học phải được xác định rõ ràng, phù hợp với trình độhọc sinh Nghĩa là làm sao để sau khi nghe giáo viên kể chuyện, học sinh nhớ lạiđược nội dung chính của câu chuyện, kể lại được từng đoạn và toàn bộ truyện,trong giờ kể chuyện đảm bảo tất cả các đối tượng học sinh trong lớp đều đượcthực hành và có những em kể được thật hay, hấp dẫn câu chuyện vừa học
Ví dụ: Mục tiêu tiết học bài “Thỏ và Sư tử”
- Nghe hiểu và kể được một đoạn truyện theo tranh truyện kể
- Giáo dục học sinh yêu quý và bảo vệ những con vật có xung quanh mình
Trang 8Ví dụ: Mục tiêu tiết học bài “Bông hoa cúc trắng”
- Kể lại được một đoạn của câu chuyện dựa theo tranh và gợi ý dưới tranh.(Họcsinh khá, giỏi kể được toàn bộ câu chuyện theo tranh)
- Hiểu nội dung câu chuyện: Lòng hiếu thảo của cô bé làm cho đất trời cũng cảmđộng, giúp cô chữa khỏi bệnh cho mẹ
d.Chuẩn bị đồ dùng trực quan:
Đồ dùng trực quan là một đồ dùng dạy học không thể thiếu được đểhướng dẫn học sinh thực hành kể chuyện Vì học sinh Tiểu học nói chung và họcsinh lớp 1 còn nhỏ nên nhận thức của các em đi từ trực quan sinh động đến tưduy trừu tượng Do đó, việc hướng dẫn học sinh kể được câu chuyện thông quatrực quan cụ thể là rất cần thiết Đồ dùng trực quan đóng một vai trò vô cùngquan trọng, có tác dụng đối với kết quả giờ học cũng như tác động lớn đến tưduy nhận thức của học sinh để thể hiện nội dung câu chuyện, kích thích sự suynghĩ, sáng tạo của học sinh Chính vì vậy mà đồ dùng dạy học phải đẹp, phù hợpvới nội dung bài học, đáp ứng yêu cầu thẩm mĩ và mang tính giáo dục cao
Mỗi dạng bài kể chuyện tôi sử dụng đồ dùng khác nhau Khi dạy kểchuyện ở các bài Ôn tập học vần trong phần Luyện nói đa số tôi dùng tranhminh họa các đoạn của truyện Còn đối với dạng kể chuyện trong phần Luyệntập tổng hợp, cuối mỗi tuần học tôi phân loại các bài để sử dụng các đồ dùngtrực quan khác nhau phù hợp với dạng bài dạy Tôi phân loại các loại đồ dùngdạy học cho từng dạng kể chuyện,từng câu chuyện như sau:
+Tranh minh hoạ các đoạn của câu chuyện
.Loại thứ nhất tranh phẳng: đây là các tranh hiện nay đã được cấp trên
trang bị đầy đủ với kích thước đủ lớn để tất cả học sinh trong lớp đều có thểnhìn thấy với màu sắc rực rỡ, kích thích sự háo hức, tò mò ở trẻ Hơn nữa chấtliệu tranh dày, cứng, bóng, đảm bảo tính thẩm mĩ cao
.Loại thứ hai tranh nổi: là tranh phẳng được cắt ở những điểm thật khéo
léo để có thể dựng lên như một sân khấu nhỏ nhằm thể hiện rõ từng nhân vậttrong truyện giúp các em hình dung một cách trực quan hơn
.Loại thứ ba là tranh động: Đối với học sinh lớp 1, mỗi câu chuyện đều
có sức hấp dẫn các em Các bức tranh minh hoạ cho từng đoạn truyện đã lôicuốn rồi nhưng khi các nhân vật trong tranh lại còn hoạt động được thì các emlại càng ngạc nhiên, thích thú Đây chính là cách kích thích rất lớn đến niềmhứng thú của các em và đặc biệt để lại ấn tượng sâu đậm trong các em về nộidung câu chuyện Vì vậy, nếu có câu chuyện nào có thể làm tranh động được thìtôi đều tìm cách thể hiện
Ví dụ: Câu chuyện “Tre ngà”, tôi chuẩn bị tranh động cho các chi tiết: Chú bé
Gióng lên ba vươn vai thành tráng sĩ, chi tiết: Gióng nhổ tre bên đường, chi tiếtngựa và Gióng bay về trời
Hoặc câu chuyện “Cây khế”, các chi tiết có thể “động” được là: Chim bổquả khế ăn, cánh chim vẫy vẫy, chim bay trên biển chở người em đi lấy vàng,chim hất người anh cùng túi vàng rơi xuống biển
+Đồ dùng hoá trang:
Trang 9Đồ dùng hóa trang là những phục trang minh hoạ cho các nhân vật trongcâu chuyện, là đồ dùng không thể thiếu trong phần hướng dẫn học sinh kể toàn
bộ truyện Đặc biệt là trong phần hướng dẫn học sinh kể theo cách phân vai
Ví dụ: Câu chuyện “Rùa và Thỏ”, tôi chuẩn bị mặt nạ (hoặc mũ) Rùa và ThỏCâu chuyện “Trí khôn”, tôi chuẩn bị mặt nạ (hoặc mũ) Trâu, Hổ, một chiếckhăn để quấn đầu khi đóng vai bác nông dân
Với bài: “Bông hoa cúc trắng”, phục trang chuẩn bị là: khăn, quần áo đóngvai bà mẹ; gậy, râu trắng, quần áo đóng vai cụ già
Hoặc với bài:“Con Rồng cháu Tiên”để giúp học sinh hình dung ra trang phụccủa những con người ngày xưa là tổ tiên của người Việt chúng ta, tôi chuẩn bị:quần áo,vòng đội đầu có lông chim hạc của Âu Cơ và Lạc Long Quân
+Vật thật:
Đối với những câu chuyện có thể sử dụng vật thật tôi đều chuẩn bị Vậtthật dùng để minh hoạ, giải nghĩa cho học sinh hiểu những chi tiết, từ ngữ khócủa câu chuyện Hơn nữa, nó mang ý nghĩa trực quan rất tốt nhằm gây ấn tượngmạnh cho học sinh
Ví dụ: Với bài: “Bông hoa cúc trắng”, tôi chuẩn bị một bông hoa cúc trắng đại
đoá để minh hoạ cho chi tiết: Hoa cúc là loài hoa có rất nhiều cánh, mỗi cánhhoa sẽ là một ngày mẹ cô bé được sống thêm Cô bé mong mẹ được sống dài vàlâu hơn nữa
Ví dụ: Bài “Bông cúc trắng”
Phân vai nhân vật: Người dẫn chuyện: Một em sắm vai Cụ già: 1em nam(nữ) sắm vai em bé:
+ Về soạn kịch bản
Trang 10Khi xây dựng kịch bản cho phân vai để kể chuyện học sinh phải biết đượccâu chuyện đó có mấy nhân vật, đó là những nhân vật nào, ngoài ra còn phải cóngười dẫn chuyện, cần phải phân định rõ lời dẫn chuyện và lời thoại Lời thoạicần ngắn gọn, đủ ý, tránh rườm rà để học sinh mau thuộc, dễ nhớ Từ ngữ tronglời thoại cần phù hợp với không gian, thời gian, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.Trong kịch bản tôi gợi ý cụ thể từng cử chỉ điệu bộ và ngữ điệu để học sinh dễhình dung vai mình sẽ đóng.
Ví dụ: Xây dựng kịch bản với nội dung câu chuyện “Dê đen nghe lời mẹ” Nhân vật:
Một em sắm vai sói, Một em nữ sắm vai dê mẹ
Năm em vừa nữ vừa nam sắm vai dê con
Một em dẫn chuyện
Cảnh 1: Người dẫn chuyện: Dê con nghe lời mẹ với sự tham gia của cácbạn xin bắt đầu
- Người dẫn chuyện: sắp đi kiếm cỏ Dê mẹ dặn các con
- Dê mẹ: Các con ơi! Nhanh lại đây mẹ dặn
- Dê con: Chạy lại vây quanh Dê mẹ
- Dê mẹ: Mẹ đi vắng, các con đóng chặt cửa Ai gọi các con không được
mở nghe chưa?
- Dê con: Dạ! Chúng con nghe rồi ạ!
- Người dẫn chuyện: Khi trở về, Dê mẹ gõ cửa và cất tiếng hát:
- Dê mẹ: Cốc! Cốc! Cốc! (gõ cửa) Các con ngoan ngoãn
- Dê con: Mở cửa để mẹ vào cho các con bú
- Dê mẹ: Dê mẹ lại ra đi
Cảnh 2: Người dẫn chuyện: Có một chú Sói đứng rình nghe trộm và học thuộclời bài hát Dê mẹ, vừa bước đi Sói rón rén đến trước cửa, gõ cửa vừa hát:
- Sói: Các con ngoan ngoãn (Giọng ồm ồm)
- Dê con: Lắng nghe tiếng hát và nói với nhau không phải tiếng hát của
mẹ mình nên không mở cửa
- Sói: Chờ mãi không thấy mở, Sói đành bỏ đi
Cảnh 3: Người dẫn chuyện: Dê mẹ về gõ cửa và hát:
2.3.2.2 Chuẩn bị của học sinh
Một tiết học không thể thành công được nếu không có sự chuẩn bị bài củahọc sinh Với phân môn kể chuyện thì nó đặc biệt cần thiết và càng đặc biệt hơn
vì câu chuyện chỉ có ở trong sách giáo viên vì thế mà trước mỗi bài học, tôi đềuyêu cầu các em chuẩn bị những nội dung cụ thể như: Xem trước tranh vẽ củamỗi câu chuyện, kết hợp tìm hiểu qua các câu hỏi gợi ý (nếu có), phỏng đoándiễn biến câu chuyện đây là điều rất cần thiết cho việc học kể chuyện của các
em Có như vậy, các em mới biết được hoàn cảnh xảy ra câu chuyện Khi đượcquan sát kĩ các bức tranh và đọc kĩ các câu hỏi gợi ý dưới tranh để xem mỗi bứctranh “nói” gì, mới biết được các nhân vật hành động ra sao? Diễn biến câuchuyện như thế nào? Để sau khi nghe tôi kể mẫu các em tiếp thu kể lại câu
Trang 11chuyện một cách nhanh chóng hơn, dễ dàng và tìm hiểu được nội dung, ý nghĩacâu chuyện.
Đối với những câu chuyện cần đạo cụ, trang phục tôi yêu cầu các emchuẩn bị cùng với tôi như: những bông hoa bằng giấy, khăn, gậy của ông bụt, áo
bà cụ, vẽ mặt nạ hổ, sói, thỏ… phục vụ cho giờ kể chuyện, học sinh cũng rất hàohứng chuẩn bị Với học sinh lớp 1, khâu chuẩn bị này tự các em chưa làm đượcnhưng nếu có thể tôi cũng đều giao cho các em bởi nếu tự tay làm được và thỏasức trang trí cho dụng cụ của mình thì các em sẽ rất thích thú, nâng niu sảnphẩm của mình và để lại trong các em những ấn tượng sâu sắc
Ví dụ: Câu chuyện “Trí khôn”, trước khi dạy, tôi cho các em tự chuẩn bịmặt nạ (hoặc mũ) của nhân vật nào mà các em yêu thích (Trâu, Hổ) hoặc chuẩn
bị khăn của bác nông dân…
Qua việc chuẩn bị chu đáo cho tiết học, tôi thấy hiệu quả đem lại trongmỗi tiết học rõ ràng như học trò có hứng thú hơn trong học tập, các em có ý thức
và học tập sôi nổi, chủ động hơn trong tiết học, tiếp thu bài tốt hơn Qua mỗi câuchuyện các em rút ra những bài học cho bản thân mình để trở thành con ngoantrò giỏi
2.3.3 Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ quy trình dạy từng dạng bài trong giờ
là phải tạo ra sự tò mò và hứng thú ngay từ đầu vì thế tôi lần lượt thực hiện theoquy trình sau:
a Giới thiệu câu chuyện kể:
Vì thời gian ngắn nên sau khi tôi viết tên câu chuyện kể lên bảng sau đóyêu cầu học sinh nhắc lại tên câu chuyện và tôi dẫn dắt luôn vào phần giới thiệubài một cách ngắn gọn, cô đọng nhất Giới thiệu câu chuyện một cách khéo léo,tài tình trong từng câu chữ nhằm tạo hứng thú, kích thích trí tò mò, muốn khámphá nội dung câu chuyện ngay từ phút đầu tiên ở các em Có nhiều cách giớithiệu bài như qua tranh vẽ, qua lời dẫn dắt của giáo viên …
+Ví dụ: Truyện “Thỏ và Sư tử” tôi đã giới thiệu truyện như sau:Tôi treo hai bứcảnh chụp về con Thỏ và Sư tử cho học sinh quan sát rồi hỏi: Các em có biết đây
là những con vật gì? (Học sinh chỉ tranh và nêu tên con vật: Thỏ và Sư tử)
Mở lời dẫn chuyện, tôi nói: Thỏ là con vật nhỏ bé Sư tử là con vật to lớn
và hung dữ Nhờ thông minh và mưu trí, Thỏ đã thắng Sư tử bằng cách nào vàcứu được muôn loài trong rừng không phải nộp mạng cho Sư tử ra sao Chúng tacùng lắng nghe cô kể chuyện nhé
b Giáo viên kể chuyện