Qua thực tiễn dạy và học, tôi đã đúc rút, tổng kết viết thành “Một số biện pháp hình thành và rèn luyện tư thể cơ bản cho học sinh lớp 1 thông qua trò chơi “ Rô bốt thông minh” Với mong
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
PHÒNG GD&ĐT CẨM THỦY
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI
MỘT SỐ BIỆN PHÁP HÌNH THÀNH VÀ RÈN LUYỆN
TƢ THẾ CƠ BẢN CHO HỌC SINH LỚP 1 THÔNG QUA TRÒ CHƠI “RÔ BỐT THÔNG MINH”
Mã SKKN:
SKKN thuộc môn: Thể dục
THANH HOÁ NĂM 2019
Trang 2MỤC LỤC
1 Më ®Çu
2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 4
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến 6
2.3 giới thiệu trò chơi “Rô bốt thông minh” 7
2.4 Vận dụng “ Một số biện pháp hình thành và rèn luyện tư thế cơ bản
cho học sinh lớp 1 thông qua trò chơi “ Rô bốt thông minh” 7
3 Phần kết luận ,Kiến nghị
Trang 3A PHẦN MỞ ĐẦU
I LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Môn Thể dục ở cấp Tiểu học nhằm giúp học sinh có sự tăng tiến về sức khoẻ, thể lực, đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể theo lứa tuổi, giới tính Biết được một số kiến thức, kĩ năng để tập luyện giữ gìn sức khoẻ, nâng cao thể lực Rèn luyện tác phong nhanh nhẹn, kỉ luật, nếp sống lành mạnh, thói quen tự giác tập luyện thể dục thể thao và giữ gìn vệ sinh.Biết vận dụng ở mức độ nhất định những điều đã học vào nếp sinh hoạt ở trong nhà trường và ngoài nhà trường
Ở chương chình môn thể dục lớp 1 giúp học sinh biết được một số kiến thức , kỹ năng sơ dẳng nhất để vui chơi và tập luyện,giữ gìn sức khỏe và biết làm quen với một số quy định về nề nếp kỹ luật tác phong trong giờ học để từ đó các em có thể biết vận dụng ở mức nhất định những điều đã học khi sinh hoạt ở trường và tự chơi,tụ tập hàng ngày
Ở trưởng Tiểu học môn Thể dục là môn học để các em được vui chơi, giải trí sau khi học các môn văn hóa, khoa học Hoạt động vui chơi đối với học sinh Tiểu học là một yêu cầu hết sức cần thiết để các em kết hợp hài hòa giữa “Học – chơi, Chơi – học” Giáo viên cần tạo nên môi trường hoạt động vui chơi có hướng dẫn để đem lại niềm vui và sự thích thú cho các em ở lứa tuổi này Qua mỗi hoạt động vui chơi tạo nên các hình thức hoạt động giáo dục tri thức, hoàn chỉnh sự phát triển cơ thể và các phẩm chất đạo đức cần thiết trong sinh hoạt, lao động và học tập nhằm giải toả cho các em bớt những căng thẳng bị dồn ép trong thời gian trong học tập, hồi phục sức khoẻ, duy trì tính hăng say tích cực của học sinh đúng như lời kêu gọi của Bác “việc gì cũng cần có sức khỏe mới thành công”
Qua thực tiễn dạy và học, tôi đã đúc rút, tổng kết viết thành “Một số biện
pháp hình thành và rèn luyện tư thể cơ bản cho học sinh lớp 1 thông qua trò chơi “ Rô bốt thông minh” Với mong muốn truyền thụ cho các em những kiến
thức qua các bài tập đơn giản mà hiệu quả Giúp các em vận động đúng kĩ thuật, đúng khoa học Với kĩ thuật đơn giản, phương pháp chơi phù hợp để thay đổi
một số trò chơi mà các em ít hứng thú
II MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Giới thiệu và nghiên cứu sâu hơn về trò chơi “Rô bốt thông minh” Từ trò chơi “Rô bốt thông minh” vận dụng vào những bài tập của nội dung Bài tập
Rèn luyện tư thế cơ bản
III ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Sáng kiến này có thể áp dụng cho tất cả các khối học nhưng tôi chủ yếu nghiên cứu và áp dụng cho khối 1 vì ở lứa tuổi này hệ thần kinh, hệ vận động và các hệ cơ quan khác của cơ thể đang phát triển , nhờ vậy sức khỏe và các tố chất thể lực được nâng cao hơn Vai trò của hệ thống tín hiệu thứ hai cũng phát triển
Trang 4tốt hơn, các em đã biết hành động có chủ định và hành động theo sự chỉ dẫn của người khác ở mức nhất định Hoạt động tâm lí của các em phát triển mạnh mẽ, luôn tìm tòi khám phá, thích được thể hiện mình, mong muốn mọi người để ý, quan tâm và thích được thể hiện mình trước mọi người Các em còn ngây thơ nghĩ mình thích làm điều phi thường, tưởng tượng hoặc đôi khi thích xử sự giống như người lớn Những thông tin mà các em thu thập được qua các kênh thông tin như gia đình, xã hội, nhà trường, phim ảnh,… Các em khao khát được làm những nhân vật nổi tiếng, những anh hùng, những “siêu nhân”, những việc
làm tốt Vì vậy, từ sáng kiến này tôi muốn các em thể hiện mình như những “Rô bốt” thông minh, thông thái, luôn nghĩ ra những động tác vui nhộn, thích thú
dưới sự quản lí, nhắc nhở, định hướng của thầy từ đó các em hình thành những bài tập củng cổ kiến thức thông qua những trò chơi vui nhộn nhằm giảm áp lực học tập, đạt được mục tiêu của môn học, cấp học
IV MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP ĐƯỢC SỬ DỤNG:
+ Phương pháp thuyết trình
+ Phương pháp trực quan
+ Phương pháp thi đấu
+ Phương pháp so sánh
+ Phương pháp thống kê
Trang 5B PHẦN NỘI DUNG
I CƠ SỞ LÍ LUẬN:
1 Nội dung giáo dục môn thể dục ở lớp 1
Môn học thể dục là một trong những môn học chính khóa góp phần giáo dục thể chất cho học sinh, giúp các em luyện tập để tăng cường sức khỏe, phát triển các tố chất thể lực, tiếp tục hình thành các thói quen thường xuyên luyện tập thể dục thể thao Nội dung chương trình từ lớp 1 bao gồm đội hình đội ngũ, bài thể dục phát triển chung, thể dục rèn luyện tư thế và vận động kỹ năng cơ bản, trò chơi vận động Tất cả các nội dung được biên soạn phù hợp với lứa tuổi học sinh lớp 1 Kiến thức và kỹ năng giúp học sinh nâng dần kỹ năng luyện tập thể dục, thể thao tăng cường sức khỏe phục vụ tốt việc học tập các môn học khác Các nội dung được dạy và học với số tiết như sau:
+Đội hình đội ngũ: 6 tiết
+Thể dục rèn luyện tư thế và kỹ năng vận động cơ bản: 6 tiết
+Bài thể dục phát triển chung: 8 tiết
+Trò chơi vận động : 15 tiết
Các nội dung trên không dạy đơn điệu trong từng tiết mà dạy phối hợp các nội dung với nhau.Tuy nhiên trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy nội dung bài tập rèn luyện tư thế và kĩ năng vận động cơ bản có nhiều ý nghĩa đối với các
em học sinh tiểu học đặc biệt là học sinh lớp 1, hơn nữa đó cũng là nội dung bài tập phát triển toàn diện các cơ bắp trong cơ thể của các em học sinh, giúp các
em điều hoà và giữ gìn sức khoẻ cho chính bản thân mình Do đó việc hình thành và rèn luyện tư thể cơ bản cho học sinh lớp 1 là vô cùng cần thiết
2 Mục tiêu của bài tập rèn luyện tư thế cơ bản trong môn thể dục
Cũng như các nội dung dạy học thể dục nói chung, bài tập rèn luyện tư thế
cơ bản nhằm mục đích:
- Góp phần để bảo vệ và tăng cường sức khỏe cho học sinh, phát triển các
tố chất cần thiết về thể lực để các em tiếp tục hình thành thói quen tốt ở cấp 1 là thường xuyên luyện tập thể dục thể thao
-Trang bị cho học sinh một số hiểu biết chung về những kiến thức cơ bản rèn luyện tư thế và kỹ năng vận động cơ bản cần thiết Thông qua đó củng cố thêm vốn kỹ năng vận động cơ bản cần thiết thường gặp trong sinh hoạt thường ngày của các em
- Giáo dục học sinh biết tự rèn luyện thân thể thông qua các bài tập đã học, có ý thức biết tự luyện tập thường xuyên để giữ gìn thân thể, giữ gìn vệ sinh
cá nhân, có nếp sống vui tươi, lành mạnh …
Xuất phát từ mục tiêu trên thì việc hình thành và rèn luyện tư thể cơ bản
cho học sinh lớp 1 là vô cùng cần thiết
Trang 63 Các tư thế cơ bản cần rèn luyện cho học sinh lớp 1
Bài tập rèn luyện tư thế cơ bản và kĩ năng vận động cơ bản là nội dung bắt buộc có trong phân phối chương trình và nội dung giảng dạy của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định từ lớp 1 đến lớp 5 mà một năm học các em phải hoàn thành các bài tập khác nhau sao cho phù hợp với lứa tuổi và nội dung học tập của khối lớp mình Đối với học sinh lớp 1, các tư thế cơ bản cần rèn luyện đó là:
*Tư thế đứng cơ bản:
Người đứng thẳng tự nhiên, hai
tay duỗi dọc theo thân người, lòng bàn
tay áp nhẹ vào đùi, các ngón tay khép
lại với nhau, hai bàn chân đứng chếch
chữ V, mặt hướng về trước, mắt nhìn
thẳng, hai vai ngang bằng nhau (xem
hình 6a)
*Đứng đưa tay ra trước: Từ TTĐCB đưa hai tay ra trước cao ngang vai,
bàn tay sấp, các ngón tay khép lại với nhau, thân người thẳng, mắt nhìn theo hai
tay(xem hình 6b)
*Đứng hai tay dang ngang:
Từ TTĐCB đưa hai tay sang hai
bên cao ngang vai, hain bàn tay sấp, các
ngón tay khép lại với nhau, thân người
thẳng, mặt hướng về trước.(xem h 7)
Trang 7*Đứng kiễng gót hai tay chống hông:
Từ TTĐCB kiễng hai gót chân lên
cao, đồng thời hai tay chống hông (ngón
tay cái hướng ra sau lưng), thân người
thẳng, mặt hướng về trước, khuỷu tay
hướng sang hai bên (xem hình 10)
*Đứng đưa một tay ra trước, hai tay
chống hông:
Từ TTĐCB đưa hai chân trái ra
trước lên cao thẳng hướng, chân và mũi
chăn thẳng chếch xuống đất, đồng thời
hai bàn tay chống hông, chân phải và
thân người thẳng, mắt nhìn theo mũi
chân trái Lần tập tiếp theo, đổi chân, mắt
nhìn vào mũi chân phải(xem hình 11)
*Đứng đưa hai tay lên cao chếch chữ V:
Từ TTĐCB đưa hai tay lên cao
chếch chữ V, hai lòng bàn tay hướng
vào nhau, các ngón tay khép lại, thân
người và chân thẳng, mặt hơi ngửa, mắt
nhìn lên cao(xem hình 8)
*Đứng đưa hai tay lên cao thẳng
hướng:
Từ TTĐCB đưa hai tay lên cao
thẳng hướng , lòng bàn tay hướng vào
nhau, mặt hơi ngửa, nhìn theo hai tay
thân người và chân thẳng (xem hình 9)
Trang 8*Đứng đưa một chân ra sau, hai
tay giơ cao thẳng hướng:
Đưa chân trái ra sau, mũi chân
chạm đất, đồng thời đưa hai tya ra trước,
lên cao thẳng, lòng bàn tay hướng vào
nhau Trọng ntaam cơ thể dồn vào chân
trước, ngực hơi ưỡn, mặt ngửa, mắt nhìn
theo tay Lần tập tiếp theo đổi chân(xem
hình 12)
*Đứng đưa mũi chân sang ngang,
hai tay chống hông:
Đưa chân trái sang ngang chếch
mũi bàn chân xuống đất (cách mặt đất
khoảng một gang tay), đầu gối và mũi
bàn chân duỗi thẳng, hai tay chống
hông, trọng tâm dồn vào chân phải, thân
người thẳng, nhìn theo mĩu chân trái
Lần tập tiếp theo, đổi chân Khi nâng
chân, nhìn vaò mũi chân(xem hình 13)
*Đứng hai chân rộng bằng hai vai (hai bàn chân thẳng hướng phía trước, hai tay đưa về trước dang ngang, lên cao chếch chữ V:
Thực hiện tương tự như các động tác: đứng đưa hai tay ra trước, đứng đưa hai tay dang ngang, đứng đưa hai bàn tay lên cao chếch chữ V
II THỰC TRẠNG CỦA VIỆC DẠY HỌC THỂ DỤC HÌNH THÀNH VÀ RÈN LUYỆN TƯ THỂ CƠ BẢN CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC HIỆN NAY
Vào đầu năm học 2018-2019 tôi được phân công giảng dạy Môn GDTC của khối 1,và 4 Với tổng số học sinh trong lớp tăng cao so với các năm về trước học sinh đông 34 em trên 1 lớp đối với học sinh lớp 1 vậy là khá đông ,vả lại các em đang ở môi trường mầm non mới lên các em còn bỡ ngỡ đang còn thói quen chơi là chính khả năng kiểm soát điều khiển chú ý còn hạn chế ở giai đoạn này chú ý không chủ định chiếm ưu thế hơn chú ý có chủ đínhự tập chung của trẻ còn yếu và thiếu tính bền vững dễ bị phân tán bởi âm thanh,sự kiện khác ngoài nội dung học tập ở giai đoạn này chính là bước ngoặt lớn của trẻ chính vì vậy mà tôi nhìn thấy được những khó khăn khi giảng dạy đến nội dung của bài tập rèn luyện thế cơ bản
Ở nội dung này các em được học 10 tư thế cơ bản trong quá trình dạy nội dung này tôi đã giảng dạy và đổi mới các phương pháp dạy học theo nhiều hình thức ,mặc dù các em đã nắm và thực hiện được những tư thế như yêu cầu nhưng tôi vẫn cảm thấy chưa hài lòng với những gì các em lĩnh hội được từ các bài học và
Trang 9tôi đã tìm tòi và nghiên cứu để tìm gia những giải pháp vừa sức với lứa tuổi của các
em mà các em đều hứng thú khi được tham gia học nội dung này qua học 10 tư thế
cơ bản tôi thấy có những tư thế như : Đứng kiễng gót hai tay chống hông,đứng đưa một chân về trước,và đưa chân sang ngang
Từ thực trạng việc dạy học sử nói trên thì việc hình thành và rèn luyện tư thế cơ bản cho học sinh là vô cùng cần thiết.Qua đó phát huy được sự chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập, hình thành và phát triển các tư thế cơ bản cho học sinh
III “ MỘT SỐ BIỆN PHÁP HÌNH THÀNH VÀ RÈN LUYỆN TƯ THẾ
CƠ BẢN CHO HỌC SINH LỚP 1 THÔNG QUA TRÒ CHƠI “ RÔ BỐT THÔNG MINH”
1 Giới thiệu trò chơi “Rô bốt thông minh”
a Tên trò chơi: “Rô bốt thông minh”
b Mục đích: Nhằm củng cố một số động tác khó trong bài tập rèn luyện
tư thế cơ bản, xử lí, phán đoán các tình huống nhanh, kịp thời, tăng phản xạ tự nhiên
c Chuẩn bị: Có thể dùng cờ đuôi nheo hoặc chơi không cần dụng cụ
d Chơi cả lớp: Chia học sinh từ 2 – 3 nhóm
- Đội hình chơi: Hàng ngang, vòng tròn, hình chữ U,
- Giáo viên hoặc cán bộ lớp sẽ tưởng tượng mình là chú “Rô bốt thông minh” và sáng tạo, yêu cầu các em trong lớp hoặc trong nhóm thực hiện theo
những động tác mà chú rô bốt thông minh thực hiện một số động tác cơ bản trong bài tập rèn luyện tư thế cơ bản
Sau một số động tác cơ bản đó thì “Rô bốt thông minh” sẽ tự nghĩ ra những
động tác hài hước, vui nhộn tránh các em thể hiện có những động tác nguy hiểm hoặc
không chuẩn mực về đạo đức “Rô bốt thông minh” sẽ yêu cầu các bạn thực hiện
giống mình Nếu bạn nào làm sai thì bị thua và phải thực hiện những yêu cầu đề
ra Ví dụ: lặc cò cò 10 m, đứng lên ngồi xuống 10 lần ,
Những trường hợp phạm quy là:
+ Làm sai động tác
+ Làm nhanh hoặc quá chậm so với các động tác mà “Rô bốt thông minh”
đề ra
2 Vận dụng trò chơi “Rô bốt thông minh” củng cố động tác Kiễng gót Đưa một chân ra trước (sau) (Bài tập Rèn luyện tư thế cơ bản lớp 1 trang 10 Sách giáo viên lớp 1 Nhà xuất bản giáo dục năm 2002.)
Qua nghiên cứu về trò chơi này tôi thấy trò chơi này phù hợp với tâm lí của học sinh khối lớp 1,2, các em luôn hiếu động, tò mò, đôi khi cũng thích thể
Trang 10hiện mình Vì vậy, tôi đã lồng ghép giữa trò chơi sinh động và việc ôn lại một số
động tác khó của Bài tập Rèn luyện tư thế cơ bản
Trong quá trình cho học sinh chơi giáo viên phải biết lồng ghép giữa các
động tác cơ bản với những động tác mang tính hài hước, vui nhộn, tạo cảm giác
thích thú, để học sinh có những động tác sáng tạo sau khi thực hiện xong những
động tác “Khởi động”
Ở trò chơi này tôi chia thành hai loại động tác khác nhau gồm:
- Động tác “Khởi động”: Là những động tác đầu từ nhịp 1 đến nhịp 4
Những động tác này chủ yếu là những động tác được thực hiện từ Bài tập Rèn
luyện tư thế cơ bản
- Động tác “Sáng tạo”: Là những động tác sau từ nhịp 5 đến nhịp 8, những
động tác này do người chỉ huy sáng tạo ra nhằm mục đích gây cười, khuyến
khích cho học sinh nhưng cũng để cho học sinh dễ bị phạm lỗi hoặc có sự khác
nhau cả về năng lực thích ứng của các bạn trong nhóm hoặc trong lớp
Với những điều kiện giảng dạy trong mỗi tiết học khác nhau, ta có thể đưa
ra những động tác “Sáng tạo” trước, động tác “Khởi động” sau, làm sao để học
sinh được ôn lại những động tác khó nhưng rất hào hứng, chờ đợi những động
tác vui nhộn Cụ thể như sau :
Nhịp 1: Hai chân đứng rộng bằng vai, tay phải hoặc tay trái xoa bụng
(Cảm giác như đang đói)
Nhịp 2: Tay phải hoặc tay trái xoa lên đầu (Cảm giác như đang suy nghĩ
điều gì đó)
Nhịp 3: Hai tay đan chéo vào nhau, xoay các khớp cổ tay (cảm giác như
đang khởi động)
Nhịp 4: Giáo viên (hoặc người chỉ huy) yêu cầu hai tay chống hông
Nhịp 5: Giáo viên (hoặc người chỉ huy) yêu cầu kiễng gót
Trang 11Nhịp 6: Giáo viên (hoặc người chỉ huy) yêu cầu hạ gót, đưa chân trái ra
trước
Nhip 7: Giáo viên (hoặc người chỉ huy) yêu cầu các em đưa cao chân lên
một chút Ở nhịp này, tất yếu sẽ có một số em chưa kịp đưa chân cao lên Thi đã mất thăng băng chân trái đã bị chống xuống đất
Em nào chống chân trái xuống đất trước coi như phạm quy Trò chơi được chơi lại từ đầu bên chân phải và giáo viên hoặc người chỉ huy nghĩ ra những động tác sáng tạo khác nhau
- Lưu ý : Yêu cầu có thể áp dụng cho tất cả các động tá
Hình ảnh minh họa cho các động tác “Khởi động” trong động tác Kiểng gót, Đưa một chân ra
trước (sau) Bài tập Rèn luyện tư thế cơ bản lớp 1 Do học sinh lớp 1A trường Tiểu học thực hiện.