1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn một số biện pháp hình thành thói quen cho trẻ mg 5 tuổi, bảo vệ sức khỏe

22 3K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 11,64 MB

Nội dung

Vì vậy mà người giáo viên phải có những biện pháp giáo dục nhâncách của trẻ đúng đắn nhất,bằng nhiều hình thức, biện pháp khác nhau.Khi mà người giáo viên rèn luyện cho trẻ những thói qu

Trang 1

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN DẦU TIẾNG TRƯỜNG MẪU GIÁO ĐỊNH HIỆP

Trang 2

Đơn vị: Trường Mẫu Giáo Định Hiệp

Trang 3

I ĐẶT VẤN ĐỀ

Như chúng ta đã biết về câu nói của Bác “ Trẻ em như búp trên cành,biết ăn biết ngủ, biết học hành là ngoan” câu nói tuy nhẹ nhàng, nhưngchứa đựng đầy tình cảm của Bác đối với các thế hệ mai sau

Chính vì vậy: Trẻ em nếu được chăm sóc tốt, rèn luyện uốn nắn ngay

từ nhỏ, và việc hình thành những thói quen tốt cần thiết từ nhỏ thì sẽ tạothành nền móng vững chắc về sau này Trong thực tế khi là một giáoviên Mầm non , tôi thấy còn rất nhiều điều mà người giáo viên phải tâmhuyết không chỉ trong công việc đang đảm nhận ,mà còn là cái tâm đốivới những tâm hồn bé bỏng, đang từng ngày lớn lên, được khám phá họchỏi,được trải nghiệm những tác động diễn ra trong cuộc sống Để trẻkhỏe mạnh và cảm thấy hạnh phúc, với sự yêu thương của cô giáo

Vì vậy mà người giáo viên phải có những biện pháp giáo dục nhâncách của trẻ đúng đắn nhất,bằng nhiều hình thức, biện pháp khác nhau.Khi mà người giáo viên rèn luyện cho trẻ những thói quen tốt và hành

vi văn minh trong cuộc sống hàng ngày để cho trẻ có nền tảng vững chắccho việc hoàn thiện nhân cách sau này Trẻ sẽ cảm thấy tự tin, vui vẻhạnh phúc trong cuộc sống Nếu trẻ hình thành và phát triển những thóiquen tốt trong việc bảo vệ sức khỏe và có những hành vi văn minh trongcuộc sống, thì người giáo viên đã không ngừng kiên trì dạy dỗ trẻ thànhngười tốt, sống khỏe mạnh có nếp sống văn hóa, và đúng như dân gian

có câu “ trăm hay, không bằng tay quen”

Vì vậy mà tôi chọn đề “ Một số biện pháp hình thành thói quen chotrẻ MG 5 tuổi, bảo vệ sức khỏe ”

2.Giới hạn của đề tài:

Trang 4

II/CƠ SỞ LÍ LUẬN

Đối với độ tuổi mẫu giáo thì những thói quen cần thiết về bảo vệ sức khỏe và hành vi văn minh trong sinh hoạt hàng ngày, trẻ nhớ rất nhanh nhưng lại mau quên Dựa vào đặc điểm đó mà việc đưa những biện pháp giáo dục thói quen tốt để bảo vệ sức khỏe và hành vi văn minhtrong sinh hoạt là rất cần thiết

III/ CƠ SỞ THỰC TIỄN

Trong năm học này tôi được phân công giảng dạy tại lớp Mẫu giáo lớn, - Với tình hình thực tế tại lớp đang phụ trách tôi nhận thức sâu sắc

và xác định rõ những việc cần làm ngay đối với trẻ, với Phụ huynh để đẩy mạnh công tác giáo dục cho trẻ những thói quen tốt trong hành vi văn minh,và thói quen tốt để bảo vệ sức khỏe Trong suốt quá trình thực hiện và tổ chức hoạt động này tại lớp tôi đã gặp phải những thuận lợi và khó khăn sau:

1 Thuận lợi:

- Nhận được sự quan tâm và ủng hộ nhiệt tình của Ban Giám Hiệu cùng với Phụ huynh để tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ

- Bản thân tôi luôn kiên trì, rèn luyện cho chính mình lối sống lành

mạnh “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh” để

“ mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức mẫu mực” Chính vì vậy mà bản thân luôn phải gương mẫu trước trẻ Và phải tạo cho trẻ cảm giác của sự yêu thương, gần gũi, an toàn tuyệt đối về tâm sinh lý cho trẻ

2 Khó khăn:

Việc giáo dục những thói quen tốt cho trẻ chưa đồng bộ trên tất cả các trẻ, do những yếu tố khách quan từ môi trường gia đình nơi trẻ sinh sống, chưa nhất quán trong cách thức rèn luyện những thói quen hành vi tốt cho trẻ, vì vậy mà gây tiêm nhiễm những thói quen hành vi chưa

tốt,không đồng nhất trong cách giáo dục ở trường và ở gia đình Chính

vì những đều đó làm cho bản thân tôi trăn trở và bằng mọi cách tôi sẽ có

Trang 5

hướng giáo dục cho trẻ nhằm hình thành cho trẻ những thói quen tốt để bảo vệ sức khỏe và có hành vi văn minh trong sinh hoạt, tạo nên một nếp sống văn hóa tốt đẹp

IV/ NỘI DUNG BIỆN PHÁP THỰC HIỆN

1/ Tự học tập để bồi dưỡng kiến thức và kĩ năng giáo dục trẻ có thói quen bảo vệ sức khỏe trong sinh hoạt hàng ngày

* Bước 1: Đầu tư kiến thức

Bản thân tôi luôn xác định muốn rèn luyện cho trẻ mẫu giáo nhỡ cóthói quen trong việc bảo vệ sức khỏe, thì việc làm đầu tiên là cô giáophải có kiến thức chuẩn xác về kĩ năng thực hành , chính vì điều đó màbản thân tôi luôn tìm tòi học hỏi các tài liệu có liên quan để nghiên cứu,qua tài liệu tôi đã tiếp thu được các quy trình đúng về rửa tay , rửa mặt ,đánh răng, tổ chức giờ ăn…

Ví dụ : Để bảo vệ sức khỏe và áp dụng vào dạy trẻ

Như là: Quy trình 6 bước rửa tay thường quy để dạy cho trẻ:

+Bước 1: Làm ướt hai lòng bàn tay, lấy xà phòng và chà 2 lòng bàn tay vào nhau

+ Bước 2: Chà lòng bàn tay này lên mu và kẽ ngoài các ngón tay của bàn tay kia và ngược lại

+ Bước 3: Chà hai lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các kẽ trong ngón tay

+ Bước 4: Chà mặt ngoài các ngón tay của bàn tay này vào lòng bàn tay kia

+ Bước 5: Dùng bàn tay này xoay ngón cái của bàn tay kia và ngược lại

Trang 6

+Bước 6: Xoay các đầu ngón tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại Rửa sạch tay dưới vòi nước chảy đến cổ tay và làm khô tay.

* Bước 2 : Qua các chuyên đề giáo dục

Chuyên đề giáo dục trẻ “ ứng phó biến đổi khí hậu ”

Ví dụ : Qua trò chơi bé làm gì khi có cháy

* Mục đích yêu cầu:

- Trẻ nhận biết kí hiệu : Cửa thoát hiểm, cầu thang thoát hiểm

- Trẻ biết cách xử lí khi xảy ra hỏa hoạn

- Trẻ biết tuân thủ sự hướng dẫn của người lớn khi xảy ra hỏa hoạn

* Chuẩn bị:

- Tình huống: Phát hiện ra nhiều khói bay từ các phòng hoặc tòa nhà,

hoặc nghe thấy tiếng còi báo động, hoặc tiếng kêu báo “cháy! Cháy”…

* Tổ chức thực hiện

- Cô tạo tình huống và giải thích cách xử lí để trẻ biết và hiểu đềthoát khỏi tình huống nguy hiểm Cô sử dụng một tính hiệu nào đó đểbáo cháy

- Trẻ cần nhanh chóng làm theo sự chỉ dẫn của người lớn, di chuyển

ra khỏi nơi cháy tới nơi an toàn và chờ đội cứu hộ

=> Sau trò chơi cô có thể :

+ Cho trẻ thảo luận về cảm giác của trẻ khi nghe tiếng hô “cháy! Cháy”+ Khuyến khích trẻ nói lên suy nghĩ của mình và cùng đưa ra cách giảiquyết

* Bước 3 : Thu thập sưu tầm tư liệu

Trang 7

Tôi còn thường xuyên sưu tầm các bài thơ, bài hát câu chuyện về giáo dục :

+ Thói quen bảo vệ sức khỏe và có hành vi văn minh trong sinh hoạt + Các bài thơ, bài hát này không những thay đổi không khí cho tiết học

mà còn mang tính giáo dục cao

=> Qua đó trẻ học được rất nhiều những kinh nghiệm, những thói quen làm cho trẻ vui vẻ, tự tin khi giao tiếp với các bạn và mọi người xung quanh

2/Giáo dục trẻ những thói quen tốt để bảo vệ sức khỏe và có hành vi văn minh thông qua các hoạt động trong ngày ở trường.

Các nội dung giáo dục về thói quen tốt được tôi lồng ghép vào tất cả các hoạt động trong ngày

+ Cô hỏi trẻ về cách ăn mặc như thế nào để phù hợp với thời tiết ?

=> Trẻ chia sẻ những ý kiến của mình và cô nhắc nhở trẻ làm đúng Và tôi cũng không quên dặn trẻ những thói quen cần thiết về cách giữ gìn

vệ sinh các nhân để bảo vệ cơ thể luôn khỏe mạnh như : Cắt ngắn móngtay ,móng chân,rửa tay trước và sau khi ăn, saukhi đi vệ sinh

Ví dụ: Trong giờ thể dục sáng

Trang 8

Tôi đưa nội dung rèn luyện, chăm chỉ tập thể dục cơ thể sẽ khỏe

mạnh, ngày càng lớn nhanh, xinh đẹp, và giúp cho chúng ta thông minh,học giỏi chăm ngoan

Hay trong tiêu chuẩn bé ngoan hằng ngày tôi đua nội dung giáo dục hành vi văn minh trong ăn uống-> để phát triển thể lực, có một cơ thể khỏe mạnh

Ví dụ :Trong giờ hoạt động học có chủ đích

Tôi thường lồng ghép nội dung giáo dục hành vi bảo vệ sức khỏe cũng như trong giao tiếp như :

+ Nói tròn câu

+ Vui vẻ khi trò chuyện cùng mọi người xung quanh,…

+ Biết bảo vệ sức khỏe khi đi đường phải đội nón, khi trời lạnh phải mặc

áo ấm…

+ Biết ăn các loại thực phẩm( thức ăn) để cơ thể có đủ chất …

Ví dụ : Trong giờ chơi hoạt động góc

Tôi thường cho trẻ chơi các trò chơi như:

+ Xây dựng ,sắp xếp đồ chơi gọn gàng ,đẹp mắt

+ Phân vai bác sĩ ,trò chơi cô giáo

=> Để trẻ tập làm quen với théo quen vòng tay chào hỏi, phép lịch sự,…

Ví dụ : Hoạt động ngoài trời:

Dạo chơi sân trường tôi cho trẻ quan sát :

+ Các cây xanh

+ Vườn cây ăn quả

Trang 9

+ Vườn rau của bé

+ Vườn hoa trong khuôn viên

=> Giáo dục cho các cháu trong lớp tôi về thói quen làm bạn với môi trường

- Cho các cháu biết Để cơ thể khỏe mạnh, bằng cách chúng ta phải biết lao động qua thiên :

+ Chăm sóc, tưới cây

+ Làm sạch cỏ cho vườn hoa,

+ Bắt sâu, lượm lá vàng làm sạch môi trường( bảo vệ môi trường)

=> Rèn luyện cho trẻ có thói quen siêng năng, chăm chỉ tích cực trong các hoạt động lao động tự phục vụ cũng như lao động thiên nhiên, bảo

vệ môi trường góp phần làm cho không khí trong sạch bảo vệ sức khỏe con người

Ví dụ : Trong hoạt động sinh hoạt chiều

Tôi thường xuyên ôn luyện cho trẻ các thói quen biết bảo vệ sức khỏe , đồng thời phân tích cho trẻ thấy những tác hại khi không biết bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cộng đồng như :

+ Thói quen vệ sinh cá nhân

+ Thói quen biết tập thể dục

+ Thói quen biết bảo vệ môi trường

+ Thói quen có những hành vi văn minh

+ Thói quen lao động ( lau bàn ghế, phụ cô dọn bàn ăn, chăm sóc hoa kiểng …)

Trang 10

=> Để bảo thể khỏe mạnh , hành vi văn minh trong sinh hoạt cần rènluyện cho trẻ mọi lúc mọi nơi.

Chẳng hạn thói quen tự phục vụ :

+ Trẻ biết tự rửa mặt,

+ Tự rửa tay trước khi ăn

+ Biết tự rửa tay sau khi đi đại tiện,

+ Biết tự chải đầu, đánh răng

Hay có ý thức giữ vệ sinh nơi công cộng, tôn trọng người khác như: không nhổ bậy, không vứt rác ra lớp học, nơi công cộng, biết sử dụng nước sạch

=> Để không có sự lây lan truền nhiễm một số bệnh có hại cho sức khỏe con người ( chúng ta và cộng đồng)

Ví dụ: Có thói quen lao động tập thể :

+ Biết gấp cất trải nệm, gối

+ Biết giữ nhà cửa, đồ dùng đồ chơi gọn gàng sạch sẽ

+ Biết giúp cô lau bàn ghế, rửa đồ chơi, xếp lại giá đồ chơi gọn gàng ngăn nắp

=> Trẻ bắt đầu hình thành vững chắc các quy tắc vệ sinh cá nhân và nếpsống văn minh bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng

Trang 11

+ Biết giúp cô quét dọn lớp học, lau dọn bàn ăn, giặt khăn, phơi khăn + Trẻ được thực hiện rèn luyện mỗi ngày,cô khuyến khích tuyên dương, khen ngợi qua giờ nêu gương ,làm cho trẻ có thói quen chăm chỉ siêng năng.

+ Biết dùng tay -khăn che miệng khi hắt hơi, ho, ngáp, chùi mũi…Cư

xử đúng mực, lễ phép

Hãy tập cho trẻ biết vòng tay dạ thưa người lớn ngay từ nhỏ, cô tập cho trẻ biết nói cảm ơn, xin lỗi trong những trườn hợp cần thiết, hãy cho trẻ biết cách “xin” người khác trước khi muốn sủ dụng một món đồ chơi nào đó, đây là thói quen rất tốt cho trẻ.Không nói dối, trung thật với mọingười

Trẻ nhỏ thường có tâm lý sợ làm sai-> rụt rè ,không tự tin ,phải nắm bắttâm lý trẻ để có biện pháp giáo dục đúng đắng Không được tỏ thái độ đay nghiến trong hành vi sai trái, mà phải giải thích cho trẻ hiểu theo nhận thức của trẻ bằng nhiều cách thức

Ví dụ : Qua những câu chuyện thực tế, động viên khuyến khích ,tuyên dương kịp thời ,trẻ sẽ trung thật và không còn sợ hãi

-Tạo thói quen tốt trong ăn uống cho trẻ

Đừng để cho bé ngậm thức ăn trong miệng, trong bữa ăn không để trẻnói chuyện, cười to hay chạy nhảy; không để trẻ sao nhãng hay ăn mộtcách vô thức sẽ khiến chất dinh dưỡng trong thức ăn không được hấpthu, cô để cho trẻ tự ăn khi có thể, và cho trẻ noi gương tấm gương tốtcủa bạn trong hành vi văn minh khi ăn uống để trẻ học noi theo

- Tạo thói quen cho bé đi ngủ và thức dậy đúng giờ để phát triển tâmsinh lý cho trẻ

- Nên tạo cho trẻ tâm thế thoải mái khi ngủ ( trò chuyện, hát ru, kểchuyện nhẹ nhàng,…) Không nên cho trẻ ngủ thoải mái lúc nào muốn,

Trang 12

“có giờ giấc” và góp phần nâng cao sức khỏe của bé ngay từ nhỏ Vì thếhãy tạo cho trẻ thói quen ngủ đúng giờ giấc, tới giờ thì phải đi ngủ, vàgọi trẻ dậy vào giờ nhất định mỗi ngày.

- Luyện tập cho trẻ tư thế đi đứng, đọc sách, lật sách, xem ti vi đúng tư thế: vì đi đứng uể oải, nằm đọc sách trên sàn hay ngồi thụp xuống màn hình ti vi là những thói quen hình thành rất sớm ở trẻ, càng lớn thì nhữngthói quen không tốt này càng khó thay đổi, gây ra hậu quả về mắt, và cơ xương Chính vì vậy phải tập cho trẻ ,cách giữ cơ thể luôn đứng thẳng

và tự cô phải rèn luyện đúng đắng nhất

3/ Tăng cường phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc chăm sóc giáo dục bảo vệ sức khỏe cho trẻ.

Ngoài việc được chăm sóc tốt ở trường, trẻ cần được sự quan tâm chăm

sóc của gia đình do đó phụ huynh phải nắm bắt kiến thức trong nhịp sống mới Tôi thường tuyên truyền đến phụ huynh bằng các hình thức sau:

Tuyên truyền đến phụ huynh:

-Tôi thường in những bài kinh nghiệm về cách giáo dục trẻ trẻ các trang web phụ nữ, dân trí về những vấn đề cần quan tâm đặc biệt, chú ý đến trang chăm sóc sức khỏe lứa tuổi mầm non

- Những thông tin tuyên truyền về bảo vệ sức khỏe :

Ví dụ: Sức khỏe con người

- Thông tin về một số dịch bệnh ( sốt suất huyết, viêm phổi, cúm

H5N1…)

+ Nguyên nhân

+ Triệu chứng

+ Cách phòng bệnh

Trang 13

=> Đưa những mẩu tin qua phát thanh, góc phụ huynh của lớp, tuyên truyền trực tiếp qua giờ đón trả trẻ ở lớp.

+ Đặc điểm, hấp thu, của tường đối tượng ( lứa tuổi)

=> Đưa những mẩu tin qua phát thanh, góc phụ huynh của lớp, tuyên truyền trực tiếp qua giờ đón trả trẻ ở lớp

- Bên cạnh đó tôi còn : Trao đổi thăm hỏi tình hình sức khỏe của trẻ :+ Trẻ ở nhà ( gia đình)

+ Về những thói quen hành vi của trẻ

=> Để cùng phụ huynh đưa ra những giải pháp tốt nhất dành cho những

bé yêu của các phụ huynh

=> Đồng thời bản thân tôi cũng không ngừng lắng nghe phụ huynh giảibày những tâm tư tình cảm nguyện vọng đối với con em mình

=> Để có những động viên khuyến khích phụ huynh kịp thời về : + Lòng kiên trì trong việc nuôi dưỡng giáo dục trẻ

+ Phát huy phát triển các lĩnh vực một cách toàn diện cho trẻ ( cho con

em mình)

Trang 14

=> Đồng thời tư vấn cho phụ huynh chú ý tiếp thu những biện pháp nuôi dưỡng giáo dục trẻ qua truyền thông, bản tin của lớp, qua báo chí, internet, và qua phát thanh, bản tin của nhà trường

+ Biết tự gấp nệm cất đúng nơi quy định

+ Biết tự thay quần áo

+ Biết đội nón mũ, biết mặc áo ấm khi trời lạnh

+ Biết mang vớ bước dưới sàn lớp khi trời lạnh

+ Biết bỏ rác đúng nơi quy định một cách tự giác ( để góp phần bảo vệ môi trường)

+ Biết lao động thiên nhiên ( chăm sóc cây kiểng, lượn lá già, bắt sâu, tưới nước)

+ Trẻ đã biết và không khạc nhổ bữa bãi, biết giữ gìn vệ sinh ( không để các mầm bệnh có thể lây lan )

+ Ngoài ra trẻ biết thương yêu, chia sẽ đoàn kết với nhau

- Trẻ đã hành vi văn minh trong sinh hoạt hàng ngày:

+ Sau các giờ chơi hoạt động ngoài giờ trẻ sắp xếp đồ chơi ngăn nắp,

Trang 15

+ Lễ phép với người lớn, biết nói lời hay làm cô và bạn vui, tự tin mạnh dạn trong giao tiếp quan hệ tình cảm xã hội.

VI / BÀI HỌC KINH NGHIỆM:

Qua một năm ứng dụng thực hiện đề tài “Một số biện pháp hình thành thói quen cho trẻ MG 5 tuổi, bảo vệ sức khỏe” cho trẻ lớp tôi vừ qua, và bản thân cũng đúc rút một số kinh nghiệm như sau :

1 Với vai trò là người làm công tác giáo dục, là giáo viên trực tiếp dạy lớp bản thân cần nhận thức đúng đắn về vai trò và tầm quan trọng của công tác giáo dục Mầm non

2 Bản thân phải luôn phải trao dồi những kiến thức về chăm sóc sức khỏe trẻ lứa tuổi mầm non

3 Bản thân phải hiểu sâu rõ về những đặc điểm tâm sinh lý lúa tuổi mầm non, để có những giải pháp ứng dụng phù hợp hiệu quả và có cách phòng chống ngăn ngừa một số dịch bệnh có thể sảy ra ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ

4 Làm tốt công tác tuyên truyền Phụ huynh, cộng đồng về bảo vệ sức khỏe trẻ

5 Thường xuyên tổ chức luyện tập, rèn thói quen cho trẻ có những hành như lao động tự phục vụ, lao động thiên nhiên ( trong tập thể và trong cá nhân)

6 Làm tốt công tác tham mưu với Ban Giám Hiệu nhà trường

7 Phối hợp tốt các giáo viên trong tổ khối trao đổi thảo luận, rút kinh nghiệm trong công tác bảo vệ sức khỏe trẻ và biện pháp giáo dục trẻ biết bảo vệ sức khỏe bản thân qua các hoạt động luyện tập hành thành các thói quen cho trẻ

8 Giáo viên tự học tập , bồi dưỡng kiến thức để hoàn thiện bản thân,

là một tấm gương mẫu mực để có thể dạy trẻ tốt hơn

9.Giáo viên luôn luôn phải rèn thói quen phải kiên trì và xuyên suốt trong quá trình giảng dạy, nuôi dưỡng thông qua các hoạt động trong ngày

10 Tăng cường phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc chăm

Ngày đăng: 21/11/2014, 18:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w