1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN một số biện pháp chỉ đạo rèn kỹ năng sống cho học sinh tiểu học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục

25 111 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 2,59 MB

Nội dung

Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 5 Giải pháp 1: Làm tốt công tác tuyên truyền tich cực bồi dưỡng để nâng cao nhận thức, hiểu biết về vai trò của giáo dục kĩ năng sống cho gi

Trang 1

2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm 22.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh

2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 5

Giải pháp 1: Làm tốt công tác tuyên truyền tich cực bồi dưỡng để

nâng cao nhận thức, hiểu biết về vai trò của giáo dục kĩ năng sống

cho giáo viên, phụ huynh và học sinh

5

Giải pháp 2: Nâng cao chất lượng rèn kỹ năng sống cho học sinh

thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 8

Giải pháp 3: Chỉ đạo giáo viên vận dụng linh hoạt và sáng tạo

việc lồng ghép rèn kĩ năng sống qua các môn học chính khóa 13

Giải pháp 4: Chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác phối hợp với gia

đình, cán bộ thư viên và các tổ chức trong nhà trường để rèn kĩ

năng sống cho học sinh

16

Giải pháp 5: Chỉ đạo giáo viên thực nghiệm một số kỹ năng dạy

2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động gia

đình, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường 19

Trang 2

1 MỞ ĐẦU 1.1 Lí do chọn đề tài

Hiện nay, giáo dục kỹ năng sống đang là vấn đề được quan tâm của BộGiáo dục và Đào tạo và chính thức được đưa vào nhà trường

Nhà trường là nơi đang diễn ra cuộc sống thực của trẻ, do vậy Kỹ năng sống là sản phẩm bắt buộc phải có của giáo dục nhà trường Nó không phải là môn học mới đưa vào nhà trường Nó bao trùm toàn bộ các môn học và hoạt

động giáo dục

Thực hiện Quyết định số 2994/QĐ-BGDĐT ngày 20/7/2010 của Bộ Giáodục và Đào tạo triển khai giáo dục kĩ năng sống trong một số môn học và hoạtđộng giáo dục ở các cấp học, dựa trên cơ sở những định hướng nhằm tăng cườnggiáo dục kĩ năng sống trong các môn học cho các cấp học trong hệ thống giáodục phổ thông Đây là một chủ trương hoàn toàn đúng đắn và cần thiết trongthực tế xã hội hiện nay, nhất là đối với bậc tiểu học, bậc học nền tảng hình thànhnhân cách một con người Vì vậy, ngoài việc trang bị cho học sinh vốn kiến thức

cơ bản trong học tập, lao động còn phải giáo dục học sinh có kỹ năng sống, kỹnăng làm người để học sinh có thêm kinh nghiệm thích ứng với môi trường, xãhội mới Trong giáo dục tiểu học, kỹ năng sống có thể là một tập hợp những khảnăng được rèn luyện và đáp ứng các nhu cầu cụ thể của cuộc sống hiện đại

Yêu cầu về nội dung giáo dục tiểu học phải đảm bảo cho học sinh có hiểubiết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người; có kỹ năng cơ bản vềnghe, nói, đọc, viết và tính toán; có thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh;

có hiểu biết ban đầu về nghệ thuật

Như chúng ta đã biết đặc điểm lứa tuổi tiểu học, các em rất hiếu động, haybắt chước, dễ bị lôi cuốn Đối với lứa tuổi này, giáo viên và các bậc cha mẹ phảihết sức lưu tâm, gẫn gũi với các em, phát hiện những biểu hiện lệch lạc, chia sẻkịp thời những vướng mắc của các em, dạy cho các em biết phân biệt cái đúng,cái sai, làm theo cái đúng, ủng hộ cái đúng, đấu tranh với những biểu hiện saitrái, nhắc nhở các em hành động theo chuẩn mực đạo đức và thói quen đạo đức,phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của các em phù hợp với từngnhóm học, tăng cường khả năng làm việc theo nhóm, vận dụng kiến thức vàothực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho các em.Giáo dục kĩ năng sống không phải đơn thuần là dạy ở các tiết học Tiếng việt,Đạo đức, Tự nhiên xã hội mà phải biết lồng ghép rèn kĩ năng sống ở tất cả cáctiết học và các hoạt động khác Giáo dục kĩ năng sống cho các em là một vấn đềcần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, phụ huynh, hoạt động Đội vàcác tổ chức đoàn thể trong nhà trường, địa phương Giáo dục kĩ năng sống làmột chương trình giáo dục hết sức cần thiết trong nhà trường Vì thế là phó hiệutrưởng tôi luôn trăn trở với suy nghĩ: làm thế nào để nâng cao hiệu quả việc giáodục kĩ năng sống cho học sinh? Tôi đã tìm tòi, nghiên cứu các tài liệu và chọn

đề tài “Một số biện pháp chỉ đạo rèn kĩ năng sống nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh trường tiểu học Nga Văn, Nga Sơn” để tích lũy thêm

kinh nghiệm trong quản lý, trong chỉ đạo chuyên môn

Trang 3

1.2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn nhằm nâng cao nhận thức, vốnhiểu biết cho giáo viên và đưa ra các giải pháp giáo dục kỹ năng sống cho họcsinh tiểu học Qua đó, giúp học sinh ý thức được giá trị của bản thân trong mốiquan hệ xã hộị, hiểu biết về thể chất, tinh thần của bản thân mình; có hành vi,thói quen ứng xử có văn hóa, hiểu biết và chấp hành pháp luật, Trang bị cho

học sinh các kĩ năng cơ bản “học để biết, học để làm, học để tự khẳng định mình

và học để cùng chung sống” Giúp học sinh có khả năng thích ứng với môi

trường xung quanh, tự chủ, độc lập, tự tin khi giải quyết công việc, đem lại chocác em kĩ năng cần thiết làm hành trang bước tiếp trong cuộc đời

1.3 Đối tượng nghiên cứu

- Nghiên cứu tài liệu liên quan đến việc rèn kĩ năng sống cho học sinh tiểuhọc

- Nghiên cứu thực trạng việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trườngTiểu học Nga Văn, Nga Sơn, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu và thử nghiệm, bản thân tôi đã áp dụng cácnhóm phương pháp chính sau đây:

- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết: Trên cơ sở nghiên

cứu các tài liệu liên quan đến rèn kĩ năng sống cho học sinh để rút ra cơ sở khoahọc Kết hợp với các công văn, hướng dẫn và quan điểm chỉ đạo liên quan đến

đề tài để chỉ đạo việc rèn kĩ năng sống cho học sinh trong nhà trường

- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Thông qua quan sát hoạt động học

tập của học sinh và thông qua dự giờ giáo viên Quan sát hoạt động vui chơi(Thích trò chơi nào, thái độ trung thực hay gian lận khi tham gia trò chơi…)nắm bắt tình hình thực tế việc rèn luyện kĩ năng sống tại nhà trường Quan sáthoạt động giao tiếp với mọi người xung quanh (Thái độ khi nói chuyện với bạn

bè, cách xưng hô với thầy cô giáo, với người lớn tuổi, hành vi tốt xấu với mọingười…) Từ đó, các đồng chí quản lý và giáo viên đưa ra các giải pháp giáodục phù hợp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường

- Phương pháp thực nghiệm: Xây dựng giờ dạy mẫu, chỉ đạo giáo viên

dạy thực hành ở một số tiết dạy ở một số khối lớp Tổ chức cho giáo viên cùng

dự giờ, cùng tham gia hoạt động với học sinh Tổ chức sinh hoạt chuyên môn,tập huấn, chuyên đề trao đổi, đánh giá rút kinh nghiệm, đưa ra những phươngpháp nhằm làm rõ vấn đề liên quan đến rèn kĩ năng sống cho học sinh

2 NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm

Kĩ năng là năng lực hay khả năng của chủ thể thực hiện thuần thục một

hay một chuỗi hành động trên cơ sở hiểu biết (kiến thức hoặc kinh nghiệm)nhằm tạo ra kết quả mong đợi

Kỹ năng sống là gì?

Kỹ năng sống là những trải nghiệm có hiệu quả nhất, giúp giải quyếthoặc đáp ứng các nhu cầu cụ thể, trong suốt quá trình tồn tại và phát triển củacon người Kĩ năng sống bao gồm cả hành vi vận động của cơ thể và tư duytrong não bộ của con người Kĩ năng sống có thể hình thành một cách tự nhiên,

Trang 4

thông qua giáo dục hoặc rèn luyện của con người [1].

Kĩ năng sống là một tập hợp các kĩ năng mà con người có được thông quagiáo dục hoặc kinh nghiệm trực tiếp được sử dụng để xử lý một số vấn đề Kĩnăng sống là một trong những khái niệm được nhắc đến nhiều trong thời đạingày nay Có nhiều quan niệm về kĩ năng sống Theo tôi, kĩ năng sống đơn giản

là tất cả những điều cần thiết chúng ta phải biết để có thể thích ứng với nhữngthay đổi diễn ra hàng ngày trong cuộc sống Kĩ năng sống được hình thành theomột quá trình, hình thành một cách tự nhiên qua những va chạm, những trảinghiệm trong cuộc sống và qua giáo dục mà có

Kĩ năng sống đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với việc hìnhthành, phát triển con người toàn diện phù hợp với sự phát triển của xã hội Vìmột người có kiến thức chuyên môn nhưng sức khỏe yếu, thiếu tự tin trước đámđông, tính tình nhút nhát, ít giao lưu với bạn bè, không hòa đồng với mọi người,hiểu biết xã hội và môi trường xung quanh hạn chế… Những người thuộc nhómnày chắc chắn trong công việc và trong cuộc sống hàng ngày sẽ gặp rất nhiềukhó khăn, kết quả công việc không cao Người dù có chuyên môn nhưng khảnăng diễn đạt kém lại có tính ích kỉ không hòa đồng thì cũng không thể lãnh đạo

và giúp đỡ người khác tiến bộ được

Rèn kĩ năng sống cho học sinh là nhằm giúp các em rèn luyện kĩ năng ứng

xử thân thiện trong mọi tình huống; thói quen và kĩ năng làm việc theo nhóm, kĩnăng hoạt động xã hội; Giáo dục cho học sinh thói quen rèn luyện sức khỏe, ýthức tự bảo vệ bản thân, phòng ngừa tai nạn giao thông, đuối nước và các tệ nạn

xã hội Đối với học sinh tiểu học việc hình thành các kĩ năng cơ bản trong họctập và sinh hoạt là vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến quá trình hình thành vàphát triển nhân cách con người kĩ năng sống được chia thành hai nhóm:

Nhóm 1: Nhóm kĩ năng giao tiếp, hòa nhập cuộc sống.

Nhóm 2: Nhóm kĩ năng trong học tập, lao động, vui chơi, giải trí

Vấn đề đạt ra với học sinh tiểu học, kĩ năng nào là quan trọng nhất cầngiáo dục?

Theo tôi, các đồng chí quản lý và các đồng chí giáo viên trực tiếp giảngdạy ở cấp tiểu học cũng như các bậc cha mẹ học sinh cần thấy rõ tầm quan trọngcủa việc rèn kĩ năng sống để rèn cho trẻ các kĩ năng rất cần thiết hình thành ởlứa tuổi Chẳng hạn, các kĩ năng công cụ cơ bản như kĩ năng nghe, nói, đọc,viết, tính toán là ưu tiên số một Bên cạnh đó cần rèn cho học sinh kĩ năng tưduy có phê phán, phân tích, ra quyết định trong một số tình huống cụ thể Kĩnăng tự tin là người có kiến thức, tin vào kĩ năng cá nhân mình, tin vào nhữngđiều tốt đẹp Kĩ năng trung thực tức là không nói dối, không làm trí trá, khôngđối phó, không làm điều mình không muốn với bạn Kĩ năng giao tiếp trong giađình và ở nhà trường, giao tiếp với ông bà cha mẹ, với anh chị em, với khách,với thầy cô bạn bè, tôn trọng, quan tâm đến bản thân và người khác Kĩ năng sửdụng các vật dụng thông thường trong gia đình (chổi quét nhà, khăn lau, dao,kéo, nồi cơm điện, ti vi, Kĩ năng xử lý những vấn đề nhỏ liên quan đến vậtdụng của mình (như rửa các vết bẩn (vết mực, vết chocolate ), dọn thủy tinhkhi bị vỡ cốc, chén) Kĩ năng xử lý những chấn thương khi bị đứt tay, ngã xước

da, khi đau bụng, nhức đầu, buồn nôn Các kĩ năng như kĩ năng tiết kiệm thời

Trang 5

gian tức là đúng giờ, đúng hẹn, có kế hoạch, có tổ chức; kĩ năng tiết kiệm nước,tiết kiệm điện, tiết kiệm đồ ăn, giữ gìn vệ sinh chung; kĩ năng đi đúng phầnđường qui định khi tham gia giao thông; kĩ năng thực hiện đúng luật chơi khivui chơi; kĩ năng giữ gìn quần áo, đồ dùng, đồ chơi của mình và chia sẻ với bạn;

kĩ năng tự phục vụ (tự ăn, tự mặc quần áo, tự vệ sinh thân thể, tự sắp đồ dùnghọc tập, tự giác học bài); kĩ năng kiểm soát tình cảm - kĩ năng kìm chế thói hưtật xấu sở thích cá nhân có hại cho bản thân và người khác v.v cũng là kỹ năngcần thiết hình thành từ cấp học [1]

Các kĩ năng trên muốn có được phải nhờ một nguyên tắc quan trọng: giáodục bằng việc làm Và mỗi việc làm phải có sản phẩm Có sản phẩm tức là có kỹnăng sử dụng sản phẩm Gia đình và nhà trường cần phối hợp với nhau chặt chẽ

để giáo dục trẻ

2.2 Thực trạng việc giáo dục kĩ năng sống ở trường tiểu học Nga Văn

Từ thực tế trực tiếp chỉ đạo các hoạt động giáo dục trong nhà trường, quathăm lớp, dự giờ, qua sinh hoạt chuyên môn cụm, công tác rèn kĩ năng sống chohọc sinh ở trường tiểu học Nga Văn cũng đã có những ưu điểm nhất định

* Về nhà trường: Thực hiện công văn số: 463/BGDĐT-BDTX V/v:

Hướng dẫn triển khai thực hiện giáo dục kĩ năng sống tại các cơ sởGDMN,GDPT và GDTX ngày 28/01/2015 Ban giám hiệu trường tiểu học NgaVăn đã thấy rõ tính cấp thiết giáo dục kĩ năng sống trong nhà trường Tập trungchỉ đạo phối hợp với phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tíchcực” với giáo dục ngoài giờ lên lớp và chú trọng chỉ đạo rèn kĩ năng sống lồngghép qua các môn học

* Về phía giáo viên: Đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường đã

hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng tính cấp thiết của việc giáo dục kĩ năngsống cho học sinh Giáo viên nhà trường đều thực hiện nghiêm túc việc chỉ đạocủa lãnh đạo nhà trường Nhiều đồng chí đã có kĩ năng tốt trong tổ chức giáodục kĩ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp cũng nhưlồng ghép giáo dục kĩ năng sống thông qua các môn học chính khóa đạt kết quảcao

* Về phía học sinh: Học sinh trường Tiểu học Nga Văn đa phần là con em

nông thôn thuần túy, các em ngoan ngoãn, nghe lời thầy cô giáo Hầu hết các emhọc sinh có kĩ năng lao động tốt, sống chan hòa, yêu lao động, chăm học

Bên cạnh những ưu điểm, trường tiểu học Nga Văn còn gặp những khókhăn, tồn tại, hạn chế cần được giải quyết khắc phục:

- Cơ sở vật chất còn thiếu thốn, hệ thống máy chiếu phục giảng dạy còn ít,

nơi vui chơi cho học sinh chưa đáp ứng được nhu cầu giáo dục hiện nay

- Một số giáo viên chưa hiểu rõ bản chất, vai trò, tầm quan trọng của giáo

dục kĩ năng sống đối với học sinh tiểu học Khả năng lồng ghép rèn kĩ năngsống thông qua các môn học han chế, nội dung và hình thức tổ chức hoạt độngngoài giờ lên lớp chưa phong phú Một số giáo viên khi dạy chỉ tập trung vàoviệc dạy kiến thức, ít chú trọng đến việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh

Trong các tiết học ngoài giờ lên lớp chưa giúp các em cách học “chơi mà học”

một cách có hiệu quả tốt

Trang 6

- Nhiều học sinh kĩ năng sống của các em còn hạn chế Các em không cóđiền kiện giao lưu, rèn luyện, nhiều em không có thói quen chào hỏi, không dámgiao tiếp trước tập thể, không biết nói lời xin lỗi khi làm sai, còn chơi trò chơinguy hiểm …

Một số gia đình chỉ tập trung chú trọng đến việc chăm lo cho con học vănhóa còn các mặt hoạt động giáo dục khác thì phó mặc cho giáo viên và cho nhànhà trường

Kết quả khảo sát kĩ năng sống của học sinh đầu năm học 2016-2017

Nhóm

Tổng số học sinh toàn trường

Kĩ năng giao tiếp, hòa nhập 245em 160em 65,3% 85em 34,7%

Kĩ năng trong học tập, lao động,

vui chơi, giải trí 245em 149em 60,8% 96em 39,2%

Qua khảo sát thực tế cho thấy, tỉ lệ học sinh chưa đạt về kĩ năng sống ởcác nhóm còn cao Một bộ phận giáo viên trong trường chưa hiểu hết tầm quantrọng, tính cấp thiết của công tác giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Hiệu quảcông tác giáo dục kĩ năng sống trong các nhà rường chưa cao Nguyên nhân là

do công tác quản lí khâu kiểm tra đánh giá chưa chặt chẽ Một bộ phân giáo viêntrong trường chưa hiểu hết tầm quan trọng, tính cấp thiết giáo dục kĩ năng sốngcho học sinh Để đạt mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh thì gia đình, nhàtrường và cộng đồng phải có sự kết hợp chặt chẽ hỗ trợ lẫn nhau, tìm ra các giảipháp nâng cao chất lượng kĩ năng sống cho học sinh

2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề

Giáo dục kĩ năng sống cần bắt đầu từ nhỏ, từ từng hành vi cá nhân đơn giảnnhất, theo đó hình thành tính cách và nhân cách Vì vậy, tiểu học được coi là cấphọc nền móng Theo chương trình giáo dục của Bộ GD&ĐT thì hiện nay tất cảcác trường tiểu học trong cả nước đều tổ chức dạy học 2 buổi/ngày hoặc tăngbuổi Như vậy, thời gian dành cho trẻ chủ yếu là ở trường Nhà trường là nơidiễn ra cuộc sống thực của trẻ Rèn kĩ năng sống là nhiệm vụ trọng trách của nhàtrường

Giải pháp 1 Làm tốt công tác tuyên truyền tích cực bồi dưỡng để nâng cao nhận thức, hiểu biết về vai trò của giáo dục kĩ năng sống cho giáo viên, phụ huynh và học sinh.

Theo chuyên viên tâm lý Huỳnh Văn Sơn, cố vấn Trung tâm chăm sóc

tinh thần Ý tưởng Việt: “Hiện nay, thuật ngữ kĩ năng sống được sử dụng khá phổ biến nhưng có phần bị “lạm dụng” khi chính những người huấn luyện hay

tổ chức và các bậc cha mẹ cũng chưa thật hiểu gì về nó”[3] Thật vậy, để nâng

cao nhận thức, vốn hiểu biết cho giáo viên, phụ huynh và học sinh và tạo được

sự đồng thuận, phối hợp chặt chẽ, tạo sức mạnh tổng hợp làm tốt việc rèn kĩnăng sống cho học sinh

Để thực hiện hiệu quả giải pháp này, tôi đã tham mưu với Ban giám hiệu

nhà trường tổ chức chuyên đề Rèn kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học Bản thân

Trang 7

tham gia học tập và chỉ đạo giáo viên tự học tự bồi dưỡng theo Module BDTX

theo TT26, các Module TH 37, TH 40, TH42, TH45 về giáo dục kỹ năng sống

cho học sinh Tiểu học Tổ chức thao giảng, dự giờ (theo khối, lớp) Tổ chức sinh

hoạt chuyên môn rút kinh nghiệm rèn kĩ năng sống cho học sinh theo lứa tuổikhối lớp ngay trong từng giờ dạy

Các nội dung cụ thể như sau:

* Làm tốt công tác tuyên truyền

- Trước khi hội nghị phụ huynh đầu năm, tôi đã cùng với đồng chí hiệutrưởng chuẩn bị nội dung, tài liệu để chỉ đạo giáo viên trao đổi cùng với phụhuynh công tác giáo dục kĩ năng sống cho học sinh

- Chỉ đạo giáo viên tổ chức hội nghị phụ huynh đầu năm cần tuyên truyền

để phụ huynh nắm rõ về cách đánh giá học sinh tiểu học theo thông tư 22 để phụhuynh cùng kết hợp theo dõi đánh giá một số kĩ năng sống cơ bản sau đây:

+ Kĩ năng giao tiếp: Cần giúp các em về cách chào hỏi, nói lời cảm ơn,xin lỗi, biết quan tâm giúp đỡ, chia sẻ với mọi người…

+ Kĩ năng tự nhận thức: Giúp cho các em đang ở lứa tuổi tiểu học thì nhậnthức việc học tập ở lớp, ở nhà như thế nào? Khi vui chơi nên chơi những tròchơi có lợi, tránh những trò chơi nguy hiểm…

+ Kĩ năng ứng phó với tình huống căng thẳng: Giúp các em biết một sốtình huống căng thẳng trong cuộc sống Biết cách ứng phó khi gặp tình huốngcăng thẳng…

Chỉ đạo giáo viên trao đổi với phụ huynh kết hợp với các tổ chức giáodục khác để rèn kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích, đuối nước cho các emnhư: Trong các ngày nghỉ hay trong thời gian nghỉ hè, phụ huynh cho các emtham gia các câu lạc bộ vui chơi giải trí bổ ích; sinh hoạt tại nhà văn hóa thanhthiếu nhi của huyện, trại hè; các em đi học các lớp võ thuật rèn luyện sức khỏe,thể lực, phản xạ nhanh nhạy,… để ứng phó với các tình huống nguy hiểm; thamgia lớp học bơi để phòng tránh đuối nước; tham gia các lớp năng khiếu … gópphần nâng cao kĩ năng sống cho học sinh, giúp học sinh phát triển toàn diện

Nâng cao nhận thức cho giáo viên, phụ huynh và học sinh

Tôi nhận thức rằng, muốn rèn kĩ năng sống cho học sinh có hiệu quả,người giáo viên phải hiểu và nắm vững vai trò của giáo dục kĩ năng sống với lứatuổi tiểu học Vì vậy, tôi đã tham mưu với đồn chí hiệu trưởng tổ chức chuyên

đề: Rèn kĩ năng sống cho học sinh, nhằm tuyên truyền tới toàn thể giáo viên về

mục đích, yêu cầu, ý nghĩa của việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trongnhà trường

Sau khi triển khai chuyên đề, các đồng chí giáo viên tích cực tham gia họctập với thái độ nghiêm túc, tích cực tự tìm tòi nghiên cứu tài liệu, tích cực dựgiờ Hoạt động chuyên môn của nhà trường sôi nổi hẳn lên Thông qua, dự giờ,góp ý rút kinh nghiệm, các đồng chí giáo viên nhận thức được hoạt động rèn kĩnăng sống cho học sinh không phải tự mỗi giáo viên làm được, mà cần phải có

sự phối hợp với phụ huynh Từ đó, mỗi giáo viên lại là một tuyên truyền viên tớiphụ huynh giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ tầm quan trọng của việc giáo dục kĩnăng sống cho học sinh, giúp các bậc phụ huynh nâng cao được nhận thức đểcùng phối hợp với giáo viên rèn kĩ năng sống cho học sinh đạt kết quả tốt nhất

Trang 8

Trường tiểu học Nga Văn, Nga Sơn tổ chức triển khai chuyên đề: Rèn kĩ

năng sông cho học sinh.

* Lựa chọn hình thức học tập phù hợp cho học sinh

Chỉ đạo giáo viên xây dựng kế hoạch và dạy phân hóa đối tượng ngaytrong từng giờ dạy Tổ chức nhóm học tập theo từng đối tượng để học sinh códịp bộc lộ khả năng hiểu biết, khả năng giao tiếp trước nhóm bạn, lớp, đượcđánh giá lẫn nhau Thông qua đó rèn kĩ năng giao tiếp nói và lắng nghe, tự tin vàmạnh dạn Giáo viên cần tập trung đánh giá sự tiến bộ của học sinh, coi trọng sựđộng viên khuyến khích học sinh để giúp học sinh tích cực và vượt khó tronghọc tập, rèn luyện, phát huy những khả năng đảm bảo công bằng, kịp thời vàkhách quan

Từ cách làm trên đã đem lại hiệu quả rõ rệt Nhà trường nâng cao chấtlượng bồi dưỡng đội ngũ Các đồng chí giáo viên có năng lực chuyên mônnghiệp vụ vững vàng Luôn có tinh thần tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao chấtlượng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh góp phần nâng cao chất lượng giáodục toàn diện Luôn đổi mới phương pháp dạy học và hình thức tổ chức theođịnh hướng mới Khả năng dạy phân hóa đối tượng ngày được nâng cao

+ Giáo viên tích cực nghiên cứu và tự rút ra được bài học: rèn kĩ năngsống cho học sinh thì cần phải kiên trì, tâm huyết, dành nhiều thời gian cho côngviệc thì mới có kết quả như mong muốn Vì, giáo dục kĩ năng sống đóng một vaitrò vô cùng quan trọng đối với việc hình thành phát triển con người toàn diện

+ Phụ huynh thấy được tầm quan trọng của việc rèn kĩ năng sống cho con

em Chính sự thay đổi về nhận thức, phụ huynh đã đồng tình ủng hộ, thay đổiphương pháp giáo dục con cái, quan tâm đến hướng dẫn tập thói quen cho con

+ Học sinh chuyển biến rõ rệt về nề nếp, vệ sinh cá nhân, ý thức chấphành, lễ phép chào hỏi, vui chơi an toàn, thân thiện, tự tin…Học sinh mạnh dạn

Trang 9

thân thiện giao tiếp với thầy cô bạn bè mạnh dạn trong giờ học, trong hoạtđộng…

Học sinh lớp 5A trường TH Nga Văn, Nga Sơn thảo luận nhóm trong giờ học

Thực hiện có hiệu quả giải pháp này đem lại tác dụng rất cao trong rèn kĩnăng sống cho học sinh Bởi vì, tổ chức hoạt động ngoài giờ với nội dung vàhình thức phong phú sẽ thu hút được học sinh tham gia Gây hứng thú và đápứng nhu cầu từng em, các em có thể chọn nhiều hoạt động nhưng ở các thờiđiểm khác nhau Thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp, các em có cơ hội thểhiện năng khiếu, khả năng của mình giúp cá nhân hoàn thiện hơn Cũng chính vìvậy hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp mang tính cá thể hóa cao

Nhận thức đươc điều này, tôi đã tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường,chỉ đạo các tổ chức Đoàn, Đội - Hội và giáo viên xây dựng kế hoạch hoạt động

cụ thể theo từng tuần, từng tháng, từng kỳ, năm dựa theo chủ điểm của tháng và

các ngày lễ lớn Chẳng hạn: Tháng 9, chủ điẻm “Mái trường thân yêu của em”; Tháng 10, chủ điẻm “Vòng tay bạn bè”; Tháng 9, chủ điẻm “Tôn sư trọng đạo –Tri ân thầy cô”…

Trang 10

Qua thực tế cho thấy, việc thực hiện hoạt động này còn gặp nhiều khókhăn, bất cập như về tổ chức, quản lí, chất lượng giáo dục chưa thỏa đáng một

số đồng chí giáo viên không có năng khiếu, còn lúng túng về phương pháp giảngdạy Mặc dù, nhà trường cũng đã tập huấn, bồi dưỡng, song kỹ năng tổ chứchoạt động ngoài giờ lên lớp vẫn còn hạn chế thực hiện chưa hiệu quả Chỉ đạogiáo viên lựa chọn nội dung hình thức sinh hoạt phù hợp, gần gũi và có tác dụngthiết thực đối với học sinh thể tùy theo đặc điểm tình hình của nhà trường

Học sinh trường tiểu học Nga Văn giao lưu với Anh hùng Trần Lâm

nhân dịp 22/22/2017

Căn cứ vào nội dung của chủ điểm đã xây dựng, chỉ đạo các tổ chức đoànthể, giáo viên chủ nhiệm lựa chọn hình thức tổ chức phong phú đa dạng, tránhgây nhàm chán cho học sinh Bản thân cùng với ban giám trung chỉ đạo tổ chức

có hiệu quả các hoạt động ngoài giờ lên lớp cụ thể như sau:

Hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao

Trong năm học vừa qua, Trường tiểu học Nga Văn đã tổ chức rất nhiềucác hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao Hoạt động văn nghệ được nhàtrường tổ chức vào các đợt: khai giảng năm học mới, ngày nhà giáo Việt Nam(20/11), ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12), ngày Quốc tế Phụ

nữ (8/3), ngày thành lập Đoàn (26/3), … Các đợt sinh hoạt văn nghệ được thểhiện theo các chủ điểm, các ngày lễ lớn theo kế hoạch đã xây dựng Các nộidung phong phú như: múa hát dân ca, múa hát ca ngợi Đảng, ca ngợi Bác Hồ, cangợi cha mẹ, thầy cô,… Song song với các hoạt động văn nghệ, nhà trường đã tổchức rất nhiều hoạt động thể dục thể thao như: thành lập các câu lạc bộ cầu lông,bóng bàn, đá cầu, bóng đá mini,… hay tổ chức chơi trò chơi dân gian Các hoạtđộng này được các em hưởng ứng và tham gia tích cực

Với cương vị là phó bí thư chi bộ được phân công phụ trách các đoàn thể,tôi đã chỉ đạo công Đoàn, Đoàn Thanh niên, Đội thiếu niên phối hợp quyết tâm

Trang 11

xây dựng phong trào VHVN - TDTT Tham mưu với đồng chí hiệu trưởng lựachọn các đồng chí giáo viên có năng lực vào Ban văn nghệ, TDTT Chỉ đạo mỗilớp thành lập một Đội văn nghệ Trước tiên động viên được các đồng chí hiệutrưởng, chủ tịch Công đoàn, bí thư Đoàn Thanh niên, Tổng phụ trách Đội, sau

đó đến giáo viên và học sinh tham gia Bản thân gương mẫu tham gia các hoạtđộng VHVN - TDTT để khuyến khích cán bộ giáo viên và học sinh tham gia.Ngoài ra, phát động các phong trào thi đua giữa các lớp, các tổ khối Nhân dịpcác ngày lễ lớn như 20/10, 20/11, 22/12, 26/3,… tổ chức thi VHVN - TDTTgiữa các lớp, giữa các tổ công đoàn Năm học 2016-2017, công đoàn đã có nhiềutiết mục văn nghệ đặc sắc đạt giải và tham gia chúc mừng đại hội các tổ chức ởđịa phương như: Đại hội Cựu giáo chức, Đại hội Đoàn thanh niên

Tiết mục văn nghệ học sinhcủa lớp 4A trường tiểu học Nga Văn, Nga Sơn

nhân dịp kỉ niệm Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11

Để hoạt động VHVN – TDTT hiệu quả, tôi thiết nghĩ một lực lượng khôngthể thiếu, có thể ủng hộ chúng ta cả về thời gian, tinh thần và vật chất để đi đếnthành công mà không phải trường nào cũng làm được đó là lực lượng phụhuynh Tôi đã tuyên truyền và chỉ đạo giáo viên tuyên truyền đến các bậc phụhuynh để họ hiểu được giá trị của hoạt động này đem lại cho các em phát triểnmột cách toàn diện Vì thế, trong các đợt tổ chức các hoạt động VHVN - TDTT,nhiều lớp nhận được sự ủng hộ tích cực rất tích cực từ các bậc phụ huynh Cácbậc phụ huynh đã tạo điều kiện cả về tinh thần lẫn vật chất cho con em tập luyện, cùng với giáo viên hướng dẫn các em tập văn nghệ rất nhiệt tình, sôi nổi

Hoạt động vui chơi giải trí

Vui chơi giải trí là một nhu cầu thiết yếu không chỉ với người lớn mà cònđặc biệt quan trọng với trẻ em, nhất là ở lứa tuổi tiểu học Đối với học sinh tiểuhọc, các em còn nhỏ nên vừa học vừa chơi để đầu óc không bị căng thẳng Vì

Trang 12

vậy, sau các giờ học căng thẳng, khi ra chơi, các em cần được tham gia hoạtđộng vui chơi giải trí Hoạt động vui chơi giải trí phù hợp giúp trẻ sẽ giảm được

sự căng thẳng, đầu óc được nghỉ ngơi Điều này rất phù hợp với đặc điểm tâm lícủa trẻ em Thông qua vui chơi trẻ được phát triển về mặt thể chất cũng như tâm

lý, được hiểu hơn về những môi trường xung quanh cuộc sống, có những trảinghiệm thực tế Để hoạt động vui chơi của các em có hiệu quả, tôi đã chỉ đạogiáo viên ngay trong các buổi sinh hoạt, giáo viên nên định hướng những tròchơi nào phù hợp với lứa tuổi tăng cường hướng dẫn trò chơi dân gian như:nhảy bao bố, mèo đuổi chuột, bịt mắt bắt dê, nhảy dây,…

Học sinh trường tiểu học Nga Văn, Nga Sơn tham gia chơi

trò chơi dân gian nhân dịp kỉ niệm ngày 22/12.

* Hoạt động lao động

Đây là một loại hình đặc trưng của hoạt động ngoài giờ lên lớp Hằngngày, khi các em đến trường, giáo viên hướng dẫn cho các em tham gia các côngviệc như quét dọn sân trường, lớp học, lau bàn ghế, lau bảng, tưới cây, chăm sócvườn cây thuốc nam, làm đẹp bồn hoa, cây cảnh, … làm cho trường, lớp xanh,sạch, đẹp Tức là giáo viên đã rèn cho các em khả năng hoàn thiện các kỹ nănglao động phục vụ cho sinh hoạt, phù hợp với mục tiêu giáo dục hiện này đó là

chú trọng “giáo dục năng lực và phẩm chất”, “Giáo dục kĩ năng sống” tăng

cường hoạt động trải nghiệm trong nhà trường Thông qua lao động sẽ hìnhthành ở các em tình yêu lao động, giúp các em gắn bó với đời sống xã hội.Ngoài ra, lao động còn góp phần làm cho trẻ hiểu thêm về giá trị lao động, từ đógiúp trẻ có ý thức lao động lành mạnh Đây là hoạt động thật sự cần thiết giúpcác em thích nghi với cuộc sống xung quanh, hình thành niềm tin trong tâm hồnhọc sinh rằng các em cảm nhận được lao động là vinh quang, là tự hào, là trách

Ngày đăng: 19/11/2019, 18:55

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w