Thư viện phải có mạng lưới cộng tác viên trong giáo viên, học sinh và hộicha mẹ học sinh để giúp tổ công tác cán bộ thư viện hoạt động khai thác, pháttriển phong trào đọc sách, báo, tà
Trang 2
A MỞ ĐẦU
I ĐẶT VẤN ĐỀ:
1 Lí do chọn vấn đề nghiên cứu:
Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh: vị cha già kính yêu của dân tộc Việt
Nam, vị anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới đã từng nói:" Học ở
trường, học ở trong sách vở, học lẫn nhau và học ở dân" Như vậy có rất
nhiều cách học nhưng học ở sách vở là cách học toàn diện, đáp ứng nhu cầu củamọi người, phù hợp với mọi hoàn cảnh.
Và Lê Nin: vị lãnh tụ thiên tài của giai cấp vô sản thế giới đã từng khẳng
định: "Thắng lợi của cuộc cách mạng văn hoá tuỳ thuộc trực tiếp vào sự
nghiệp sách báo, vào mức độ phổ biến rộng rãi sách báo trong nhân dân, vào trình độ công tác thư viện".
Như vậy có thể nói rằng: Thư viện là "kho vàng" của nền văn hoá tinh
hoa, nơi lưu giữ và bảo tồn những giá trị văn hoá của nhân loại, là tài sản quý giácủa mỗi quốc gia Nhờ Thư viện, tri thức được tích luỹ từ đời này sang đời khác,
từ thế hệ này sang thế hệ khác
Nhận thức rõ vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Thư viện trường học đối vớiviệc thực hiện nhiệm vụ chính trị của nhà trường trong công cuộc đổi mới giáodục như ngày nay là một việc làm vô cùng ý nghĩa Là hiệu phó chỉ đạo công tácchuyên môn, bên cạnh việc suy nghĩ để tìm ra những biện pháp nhằm nâng caochất lượng dạy và học Tôi luôn quan tâm đến những biện pháp chỉ đạo công tácThư viện trường học, việc áp dụng các biện pháp này đã góp phần nâng cao chấtlượng toàn diện trong nhà trường, góp phần đưa tiểu học Liên Khê từng bước đilên hòa vào sự phát triển của ngành giáo dục Khoái Châu
Trong khuôn khổ của đề tài nhỏ bé này, tôi muốn trao đổi cùng bạn bè
đồng nghiệp về một vài kinh nghiệm nho nhỏ về: "Một số biện pháp chỉ đạo
nâng cao chất lượng hoạt động của Thư viện ở trường Tiểu học Liên Khê".
Trang 32 Ý nghĩa và tác dụng của vấn đề nghiên cứu:
Thư viện nhà trường có nội dung mang tính khoa học giáo dục sâu sắc.Sách, báo là tài sản của Nhà nước không những có giá trị kinh tế mà còn là vốntri thức của loài người Trong hoàn cảnh đất nước còn nhiều khó khăn như hiệnnay thì trách nhiệm của những người bảo quản và phát huy những giá trị to lớncủa nó có ý nghĩa nhân văn sâu sắc Vì vậy việc nâng cao chất lượng hoạt độngcủa Thư viện trường học có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với chất lượng giáodục toàn diện của trường Tiểu học
Đối với các thầy giáo, cô giáo, các em em học sinh trường Tiểu học Liên
Khê, Thư viện là một “ngôi nhà mơ ước” mở ra cánh cửa tới chân trời trí thức.
Ở đó, những cuốn sách hay là người bạn tâm giao dẫn dắt các thầy cô giáo, các
em học sinh đến với thế giới khoa học Cũng từ những cuốn sách, những tậpchuyên san, những cuốn tạp chí mà nghiệp vụ chuyên môn của đội ngũ giáoviên nhà trường đã được nâng lên, nhiều thầy cô đã gặt hái được thành công gópphần không nhỏ vào sự lớn mạnh của nhà trường Cũng từ những cuốn sách đãdẫn dắt các thầy cô giáo, các em học sinh đến với nhiều cuộc thi và đã đạt đượcnhiều giải thưởng lớn Và cũng nhờ sự khuyến khích đọc sách báo của Thư viện,phong trào chăm đọc sách báo của giáo viên, học sinh được nâng lên, các em họcsinh đã say mê, yêu thích, khám phá khoa học Từ đó, các em ham học, tạo điềukiện thuận lợi cho quá trình dạy học nói chung và giáo dục toàn diện nói riêng.Điều đặc biệt là giúp cho Thư viện hoạt động có hiệu quả thiết thực hơn
3 Phạm vi nghiên cứu:
- Miền địa lí: Trường Tiểu học Liên Khê
- Đối tượng nghiên cứu: Giáo viên - Học sinh toàn trường
Trang 4có con đường nào khác là tìm trong kho tàng tri thức vô tận mà nhân loại đã sángtạo ra Đó chính là sách báo, một phương tiện quan trọng để chúng ta đạt đượcmục tiêu xây dựng xã hội phát triển.
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc làn thứ XI đã đề ra chiến lược phát
triển kinh tế, xã hội của đất nước giai đoạn 2010 - 2015 "Tăng cường cơ sở vật
chất và từng bước hiện đại hoá nhà trường (lớp học, sân chơi, bãi tập, phòng thí nghiệm, máy tính nối mạng Internet, thiết bị giảng dạy và học tập hiện đại, thư viện, kí túc xá ) phấn đấu đến năm 2015 các trường phổ thông
có đủ điều kiện cho học sinh học tập và hoạt động cả ngày tại trường".
Quán triệt Nghị quyết 40/2000/QH 10 của Quốc hội khoá X về đổi mớichương trình giáo dục phổ thông Bộ Giáo dục tiến hành đổi mới chương trình vàthay sách giáo khoa mới Để phục vụ mục tiêu đổi mới chương trình giáo dụcphổ thông, đổi mới phương pháp dạy học, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủtrương, chính sách đầu tư cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo Đặc biệt những dự
án đổi mới chương trình sách giáo khoa đã được các cấp, các ngành quan tâm chỉđạo, trong đó chăm lo cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, củng cố nâng cấp
hiệu quả hoạt động của thư viện trường học là hết sức quan trọng, bởi sách - thư
viện - thiết bị dạy học là điều kiện, phương tiện bảo đảm cho mục tiêu thay sách
và đổi mới phương pháp dạy học thành công
Hiện nay, cùng với các hệ thống Thư viện trong cả nước, hệ thống Thưviện trong nhà trường Tiểu học đóng một vai trò hết sức quan trọng Thư việnnhà trường là một bộ phận cơ sở vật chất trọng yếu, là trung tâm sinh hoạt vănhoá góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên và học tập của họcsinh Xây dựng thói quen tự học, tự nghiên cứu cho giáo viên và học sinh, tạo cơ
sở từng bước thay đổi phương pháp dạy và học, đồng thời thư viện tham gia tíchcực vào việc bồi dưỡng tư tưởng chính trị và xây dựng nếp sống văn hoá cho các
thành viên của nhà trường, góp phần"nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi
dưỡng nhân tài" phát triển khoa học công nghệ, kinh tế, văn hóa, phục vụ công
cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
Việc xây dựng kế hoạch hoạt động của Thư viện trường học theo 5 tiêu
Trang 5chuẩn Thư viện đạt chuẩn của Bộ giáo dục là một tiêu chí quan trọng của nhà
- Trước ngày khai giảng năm học mới nhà trường phải có “ tủ sách giáo
khoa dùng chung” để đảm bảo cho mỗi học sinh có một bộ sách giáo khoa.
- 100% học sinh khó khăn có thể thuê, mượn sách giaó khoa
* Sách nghiệp vụ giáo viên:
- Các loại văn bản, nghị quyết
- Các sách bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ sư phạm
- Các sách nâng cao trình độ chuyên môn
* Sách tham khảo: Số lượng sách tham khảo trong Thư viện phải đạt bìnhquân đối với học sinh ở vùng đồng bằng 1 học sinh có 2 cuốn sách
- Số sách tham khảo của các môn học ( mỗi tên sách có tối thiểu từ 5 bảntrở lên)
2 Báo, tạp chí, bản đồ, tranh ảnh giáo dục, băng đĩa giáo khoa:
- Báo, tạp chí: Gồm báo nhân dân, giáo dục và thời đại, tạp chí giáo dục, tạpchí thế giới mới
- Bản đồ, tranh ảnh, băng đĩa giáo khoa: Đảm bảo đủ các loại bản đồ, tranhảnh, băng đĩa giáo khoa do Nhà xuất bản giáo dục xuất bản và phát hành từ saunăm 1998
- Mỗi tên bản đồ, tranh ảnh được tính tối thiểu theo lớp, cứ 2 lớp cùng khối có
1 bản
Tiêu chuẩn 2: Về cơ sở vật chất
1 Phòng thư viện:
- Phải đặt ở trung tâm, nơi thuận tiện trong nhà trường.
- Phải đảm bảo diện tích tối thiểu là 50 m để làm phòng đọc và kho sách
2 Trang thiết bị chuyên dùng:
Trang 6- Có tủ, giá, kệ đựng sách, báo, tạp chí
- Có đủ bàn ghế, ánh sáng cho phòng đọc và nơi làm việc của cán bộ thưviện
- Có tủ hoặc hộp mục lục, tủ mục lục, bảng giới thiệu sách
- Thư viện của trường chuẩn thì phòng đọc cho giáo viên tối thiểu có 20 chỗngồi, phòng đọc cho học sinh tối thiểu 25 chỗ ngồi, nơi làm việc của cán bộ thưviện, nơi để sách
Các trường có điều kiện thì cần nối mạng Internet để khai thác dữ liệu
Tiêu chuẩn 3: Về nghiệp vụ
1 Nghiệp vụ:
- Tất cả các loại ấn phẩm trong thư viện phải được đăng kí, mô tả, phân loại,
tổ chức mục lục, sắp xếp theo đúng nghiệp vụ thư viện
2 Hướng dẫn sử dụng thư viện:
- Có nội quy thư viện, bản hướng dẫn giáo viên, học sinh, cán bộ quản lý sửdụng tài liệu trong thư viện
- Hàng năm cán bộ làm công tác thư viện phải tổ chức biên soạn từ 1 đến 2 thưmục phục vụ giảng dạy và học tập trong nhà trường
Tiêu chuẩn 4: Về tổ chức hoạt động
2 Đối với cán bộ làm công tác thư viện:
- Mỗi trường phải bố trí cán bộ, giáo viên làm công tác thư viện Nếu giáoviên làm công tác kiêm nhiệm thì phải được bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ,được hưởng lương và các tiêu chuẩn như giáo viên đứng lớp Cán bộ thư việnchuyên được hưởng lương và phụ cấp như ngành văn hóa
3 Phối hợp trong công tác thư viện:
Trang 7Thư viện phải có mạng lưới cộng tác viên trong giáo viên, học sinh và hộicha mẹ học sinh để giúp tổ công tác ( cán bộ thư viện ) hoạt động khai thác, pháttriển phong trào đọc sách, báo, tài liệu
4 Kế hoạch, kinh phí hoạt động:
Hàng năm cán bộ thư viện phải lập chương trình hoạt động, kế hoạch đầu
tư, củng cố và phát triển, kế hoạch đặt mua sách theo đúng thời gian và đượclãnh đạo nhà trường xét duyệt
Hàng năm thư viện phải đảm bảo chỉ tiêu % tỷ lệ GV, HS thường xuyên sửdụng sách, báo ( 100% với GV, 70% với HS trở lên)
Huy động các nguồn quỹ trong và ngoài ngân sách để bổ sung nguồn sách,báo và gây dựng thư viện
Quản lý sử dụng ngân sách, quỹ thư viện theo đúng nguyên tắc quy định
5 Hoạt động của thư viện:
Thư viện nhà trường phải có nội dung hoạt động phù hợp với giáo dụctoàn diện, với công việc của giáo viên và tâm lý lứa tuổi của học sinh Thư việncần phục vụ tốt các hoạt động ngoại khóa của nhà trường và tổ chức những hìnhthức hoạt động phù hợp với điều kiện của trường như: giới thiệu sách, điểm sách,thông báo sách mới nhập, triển lãm trưng bày sách mới, tranh ảnh , phối hợpvới bộ phận liên quan tổ chức thi Kể chuyện theo sách, thi Nghiệp vụ thư viện,vận động học sinh làm theo sách dưới sự chỉ đạo của Hiệu trưởng nhà trường Cho thuê, mượn sách giáo khoa, phối hợp với các đơn vị khác để nâng caotrình độ chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao hiệu quả hoạt động Thư viện dưới sựchỉ đạo của Hiệu trưởng nhà trường
Tiêu chuẩn 5: Về quản lý thư viện
1 Bảo quản:
Sách, báo, tạp chí, bản đồ, tranh ảnh giáo dục, băng đĩa giáo khoa trong Thư
viện phải được quản lý chặt chẽ, đóng thành tập, bọc và tu sửa thường xuyên đểđảm bảo tính mỹ thuật và sử dụng thuận tiện, lâu dài
Thư viện nhà trường phải có đủ các loại hồ sơ, sổ sách để theo dõi mọi hoạtđộng của Thư viện như: các loại sổ đăng ký, sổ mượn sách của giáo viên, học
Trang 8sinh, sổ cho thuê sách
2 Kiểm kê, thanh lý:
Hàng năm, Thư viện nhà trường phải kiểm kê tài sản của Thư viện, làm thủtục thanh lý các ấn phẩm rách nát, nội dung thay đổi hoặc hết hạn sử dụng theođúng nghiệp vụ Thư viện ( Thư viện có trên 10 000 cuốn sách thì kiểm kê 2 năm
1 lần, trừ trường hợp đột xuất do Hiệu trưởng quyết định)
Đây là 5 tiêu chuẩn quy định Thư viện chuẩn của Bộ giáo dục mà những nhà quản lý chúng ta cần hướng tới, tự xem trường của mình đã đạt đến đâu? Cần phải khắc phục những gì? Khắc phục như thế nào?
Chính vì lẽ đó đòi hỏi các nhà quản lí phải có biện pháp chỉ đạo tích cực
để nâng cao chất lượng hoạt động của Thư viện trường học
2 Cơ sở thực tiễn:
a.Về phía nhà trường:
- Do điều kiện cơ sở vật chất của Tiểu học Liên Khê gặp nhiều khó khăn nênphòng thư viện là phòng học ngăn đôi, một nửa là phòng thư viện, nửa còn lại làphòng thiết bị nên diện tích rất khiêm tốn
- Tủ, giá sách của phòng thư viện được làm theo mẫu cũ nên khó lấy sách báo,phòng đọc trang bị bàn ghế chưa đúng quy cách, tất cả đều rất chật hẹp
- Kinh phí eo hẹp nên hàng năm đầu tư mua bổ sung các loại sách báo vào thưviện còn ít, phần nhiều là sách cũ, tài liệu tham khảo chưa phong phú
- Phong trào đọc sách và làm theo sách đã được phát động nhưng hiệu quả chưacao bởi sự thu hút bạn đọc đến với thư viện chưa nhiều
b.Về phía cán bộ phụ trách Thư viện:
- Chưa được đào tạo qua trường lớp về nghiệp vụ thư viện
- Vì làm kiêm nhiệm nên cán bộ thư viện chưa thực sự tâm huyết với công tácThư viện, mới chỉ làm việc với trách nhiệm mang sách về sắp xếp trật tự trongkho, trong tủ rồi phục vụ giáo viên và học sinh theo yêu cầu
- Chưa sáng tạo trong công tác, chưa tham mưu tích cực với ban giám hiệu nhàtrường thường xuyên thanh lọc sách báo cũ, rách nát, lạc hậu ra khỏi kho sáchđồng thời bổ sung các loại sách mới để nâng cao chất lượng hoạt động của Thư
Trang 9- Chưa xây dựng được kế hoạch hoạt động một cách cụ thể về công tác thư việntrường học vì vậy chưa thu hút được bạn đọc đến với thư viện thường xuyên
- Tổ công tác thư viện làm việc còn mang tính hình thức
c Về phía giáo viên:
- Bên cạnh những giáo viên thường xuyên đọc sách nghiệp vụ, sách tham khảo,tạp chí, chuyên san thì vẫn còn một số ít giáo viên ngại nghiên cứu sách tham
khảo, chưa có ý thức tự giác đọc sách một phần mai một do “văn hóa đọc”
ngày nay bị xuống cấp Mới chỉ dừng lại ở chỗ khi nào cần thì mượn đọc chứkhông duy trì một cách thường xuyên
- Một số giáo viên sau khi đọc một cuốn sách chưa biết cách ghi lại các tư liệucần thiết để áp dụng và sử dụng
- Số giáo viên có phương pháp đọc sách tốt và thường xuyên đến với phòng đọcchỉ tính trên đầu ngón tay
- Một số học sinh chỉ thích đọc truyện tranh
- Đa phần các em chưa có phương pháp đọc sách
- Nhiều học sinh chưa thấy hết được tác dụng của việc đọc sách và chưa biếtcách ghi chép lại các thông tin cần thiết sau khi đọc một cuốn sách hay
- Số học sinh đến với phòng đọc rất ít
e Về phía gia đình:
- Một số gia đình chưa thực sự quan tâm tạo điều kiện cho con cái học tập nênkhông phát hiện ra năng khiếu của con mình, không mua sách cho con đọc,không biết cách khuyến khích con em đọc sách và hướng dẫn con em chọn và
Trang 10đọc các loại sách phù hợp.
3 Các biện pháp tiến hành:
Đối chiếu 5 tiêu chuẩn Thư viện chuẩn của Bộ giáo dục quy định tôi thấy một số tiêu chuẩn trường mình chưa đạt được ( Đặc biệt là tiêu chuẩn II )
Vì mục tiêu của giáo dục và thực hiện nhiệm vụ kế hoạch các năm học tôi
luôn trăn trở và tự câu hỏi cho mình “ Làm thế nào để khắc phục được những
khó khăn về cơ sở vật chất? Làm thế nào để đẩy mạnh chất lượng hoạt động của công tác thư viện? Làm thế nào để những cuốn sách hay ( kho tàng trí trí thức vô giá ) kia không bị ngủ quên mà phải đến được với các thầy cô giáo và các em học sinh ”
Xuất phát từ những từ những thực tế khó khăn của trường đã nêu trên tôi đãquyết tâm tiến hành thực hiện có hiệu quả để chỉ đạo việc nâng cao chất lượnghoạt động của Thư viện trường Tiểu học Liên Khê bằng những biện pháp sau:
* Nghiên cứu và tổ chức việc tuyên truyền trong cán bộ, giáo viên, công nhân viên, học sinh thực hiện theo nội dung các văn bản hướng dẫn của cấp trên và kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học của trường.
* Chỉ đạo cán bộ thư viện làm tốt một số biện pháp khắc phục cơ sở vật chất để hoạt động thư viện có hiệu quả
* Chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch và tiến hành thực nghiệm
* Chỉ đạo cán bộ thư viện xây dựng quy trình hoạt động của thư viện
* Chỉ đạo việc xây dựng vốn tài liệu
* Chỉ đạo việc tổ chức các hoạt động của thư viện trường
* Chỉ đạo việc tổ chức các cuộc hội thảo, chuyên đề, ngoại khóa
* Chỉ đạo tổ chức các cuộc thi, các câu lạc bộ, các hoạt động ngoại khóa
* Khuyến khich phong trào đọc sách
* Tổng kết, kiểm tra, đánh giá hoạt động thư viện hàng năm
4 Thời gian tạo ra giải pháp:
Từ tình hình thực tế khó khăn của trường về cơ sở vật chất nên tôi đã đi sâu
Trang 11nghiên cứu vấn đề này từ nhiều năm nay và đưa ra một số biện pháp để chỉ đạohoạt động Thư viện và áp dụng thực nghiệm từ đầu năm học 2010- 2011 đến hếtnăm học 2012- 2013.
II NỘI DUNG TIẾN HÀNH
1 MÔ TẢ GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI
Biện pháp thứ 1: Nghiên cứu và tổ chức việc tuyên truyền trong cán bộ, giáo viên, công nhân viên, học sinh thực hiện theo nội dung các văn bản chỉ đạo của cấp trên và kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học của trường.
a Các văn bản chi đạo:
Để chỉ đạo tốt công tác thư viện, tôi đã tập trung nghiên cứu kĩ các vănbản chỉ đạo của cấp trên như:
- Quyết định số 61/1998/QĐ/BGD-ĐT ngày 6/1/1998 về quy chế tổ chức
và hoạt động của thư viện trường phổ thông áp dụng cho tất cả các loại trườngphổ thông công lập, dân lập, bán công, tư thục và các trường được phép đào tạotrình độ các bậc học
- Quyết định số 01/2003/QĐ/BGD-ĐT ngày 2/1/2003 vể "Quy định tiêuchuẩn thư viện trường phổ thông"
- Pháp lệnh Thư viện (Chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh đã ký ban hànhpháp lệnh Thư viện ngày 28/12/2000 và ngày 11/1/2001, Chủ tịch nước TrầnĐức Lương đã ký lệnh công bố pháp lệnh Thư viện và chính thức có hiệu lực từngày 1/4/2001)
Trang 12- Nghị quyết TW 2 khoá VIII của Đảng về Giáo dục & Đào tạo
- Nghị quyết cuộc họp ngày 9/9/2013 của Phòng giáo dục & Đào tạo huyệnKhoái Châu về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2013 - 2014
- Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2013 - 2014 của trường Tiểu họcLiên Khê
- Kế hoạch chỉ đạo công tác chuyên môn năm học 2013 – 2014 của trườngTiểu học Liên Khê
Sau khi nghiên cứu kỹ các văn bản chỉ đạo của cấp trên, tôi tham mưu vớiBan giám hiệu nhà trường kết hợp với đồng chí cán bộ thư viện xây dựng kếhoạch chỉ đạo hoạt động thư viện (ngắn hạn và dài hạn) để từng bước nâng caochất lượng hoạt động của thư viện phù hợp đặc điểm của nhà trường và đáp ứngđược yêu cầu của công tác dạy và học trong thời kỳ đổi mới
b Hình thức tuyên truyền:
- Thông qua các buổi họp hội đồng sư phạm, buổi sinh tổ chuyên môn.
- Cán bộ giáo viên, công nhân viên tự truy cập trên trang Website của Phònggiáo dục, của trường
Biện pháp thứ 2: Chỉ đạo cán bộ thư viện làm tốt một số biện pháp khắc phục cơ sở vật chất để hoạt động thư viện có hiệu quả
b Chuẩn bị về thời gian:
- Báo cáo với Ban giám hiệu, ban chuyên môn, kết hợp giáo viên chủ nhiệm,
tổ thư viện sắp xếp thời gian cho phù hợp để triển khai các biện pháp
+ Giờ sinh hoạt ngoại khóa
+ Giờ chào cờ đầu tuần
+ Giờ thể dục khi gặp thời tiết xấu
- Công khai lịch làm việc của thư viện:
Trang 13+ Phục vụ ban đọc: Thứ hai, thứ tư, thứ sáu
+ Làm nghiệp vụ thư viện: Thứ ba, thứ năm
Như chúng ta đã biết:" Cán bộ thư viện là linh hồn của hoạt động thư
viện" Trong hệ thống giao tiếp " tài liệu - thư viện - người sử dụng"thì cán bộ
thư viện là người biết lựa chọn, xử lý, bảo quản , sắp xếp chúng theo một trật tự
nhất định, giới thiệu chúng với người sử dụng sách với phương châm:" dễ thấy,
dễ lấy, dễ tìm".
Trong những năm học qua, do điều kiện trường chưa có thư viện chuyên
trách nên tôi đã đề xuất với đồng chí hiệu trưởng chủ động chọn người làm côngtác thư viện kiêm nhiệm đảm bảo các yếu tố sau:
- Trong mối quan hệ với người đọc, cán bộ thư viện là người môi giới giữasách và người đọc, là người tổ chức mối quan hệ giữa sách và người đọc sách,làm trung gian giữa bạn đọc với bạn đọc, họ không chỉ tuyên truyền giới thiệumột cách tích cực tài liệu mà còn nghiên cứu nhu cầu đọc, hướng dẫn đọc phùhợp với nhu cầu, đồng thời tạo ra các dịch vụ thoả mãn các nhu cầu đó Cán bộthư viện là người tổ chức, tạo điều kiện tối đa cho việc phối hợp thành công mốiquan hệ giữa con người với thông tin, làm cho việc khai thác, sử dụng thông tin
có hiệu quả, làm tăng giá trị của thông tin
- Cán bộ thư viện không chỉ là cầu nối giữa sách và bạn đọc mà còn là cầunối tài liệu với tài liệu, tài liệu với cơ sở vật chất - kỹ thuật, cơ sở vật chất - kỹthuật với người đọc
- Để hoàn thành tốt nhiệm vụ của một người cán bộ thư viện và để đạtđược hiệu quả hoạt động tốt nhất trong công tác thư viện, người cán bộ thư việnphải là người yêu sách, ham đọc sách, có sự hiểu biết, có tâm huyết với công tácthư viện và mang tính ổn định lâu dài
Trang 143.2 Thành lập tổ công tác thư viện
Ngay vào đầu năm học, tôi đề nghị với hiệu trưởng ra quyết định thành lập
tổ công tác thư viện gồm:
+ đ/c Phó hiệu trưởng làm tổ trưởng
+ Cán bộ thư viện làm tổ phó
+ Các tổ viên gồm: ba tổ trưởng chuyên môn, Chủ tịch Công đoàn, Bí thưchi đoàn, Tổng phụ trách đội, các giáo viên chủ nhiệm và 10 học sinh có khảnăng hoạt động thư viện do giáo viên chủ nhiệm giới thiệu
Tổ thư viện của Tiểu học Liên Khê hoạt động theo kế hoạch hàng tháng và
có kế hoạch chi tiết đến từng tuần Tổ công tác thư viện hoạt động thường xuyên
có đánh giá, rút kinh nghiệm cụ thể Cuối mỗi tháng đều có sơ kết số lượt mượnsách của từng giáo viên Số lượt đọc sách được đánh giá công khai trong cuộchọp Hội đồng hàng đầu tháng, từ đó khích lệ giáo viên tham gia mượn, đọc,nghiên cứu sách báo tại thư viện Hàng tháng, thư viện kết hợp với Đoàn - Độikiểm tra sách, vở, tổng hợp phong trào đọc sách của học sinh vào thứ sáu tuầncuối tháng Những học sinh, những lớp có ý thức tốt sẽ được tuyên dương trước
cờ vào thứ hai tuần đầu tháng
Tổ thư viện nhà trường luôn bám sát những yêu cầu về đổi mới phươngpháp dạy học để có hình thức phục vụ phù hợp với nhu cầu bạn đọc, do đó luônduy trì được niềm hứng thú khát khao đọc sách mỗi ngày của bạn đọc
Tổ thư viện là nơi tư vấn đáng tin cậy cho bạn đọc mỗi khi mua một cuốnsách tham khảo mới Trong thị trường rất nhiều sách như hiện nay thì việc hướngdẫn học sinh để mua một cuốn sách tốt có tác dụng rất cần thiết Đây là một côngviệc không đơn giản chút nào vì nó luôn đòi hỏi người cán bộ thư viện và tổcông tác thư viện phải không ngừng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cũng nhưluôn cập nhật tin tức hàng ngày
3.3 Xây dựng kế hoạch hoạt động của thư viện Tiểu học Liên Khê
Căn cứ kế hoạch phát triển giáo dục của nhà trường, căn cứ tình hình thực
tế của từng năm học, tôi chỉ đạo cán bộ thư viện xây dựng kế hoạch của thư việntrường Tiểu học Liên Khê bám sát những tiêu chí sau:
Trang 15- Số lớp
- Số học sinh
- Số CB, GV, CNV
- Số kinh phí sử dụng
Vì vậy ngay từ đầu năm học, Ban giám hiệu phải xây dựng kế hoạch phát
triển thư viện tập trung vào các nội dung:
3.3.1 Kế hoạch về kinh phí hoạt động, đảm bảo khai thác đầy đủ và sửdụng hiệu quả nguồn kinh phí ngân sách được cấp để đáp ứng chỉ tiêu về sách
giáo khoa, sách nghiệp vụ, sách tham khảo theo "Danh mục sách tham khảo
dùng trong Thư viện trường Phổ thông" do Bộ GD&ĐT hướng dẫn hàng
năm
3.3.2 Kế hoạch về mua các trang thiết bị chuyên dùng: như tủ, giá, bànghế, cách sắp xếp, bố trí phòng đọc cho giáo viên - học sinh, nội quy phòngđọc
3.3.3 Chương trình và kế hoạch công tác thư viện trường học theo nămhọc và cụ thể đến từng tháng Để kế hoạch sát với thực tế và thực hiện có hiệuquả cao, tôi căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và năng lực của các thành viêntrong ban lãnh đạo, trong tập thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên nhà trường đểphân công người phụ trách từng phần việc cho phù hợp dưới sự chỉ đạo chungcủa Ban giám hiệu
*Ví dụ: - Phụ trách mục 2.3.1 và 2.3.2: Cán bộ Thư viện và kế toán nhàtrường tham mưu với Hiệu trưởng
Trang 16- Triển khai kế hoạch bảo quản sách trong hè.
- Nhận sách ở Phòng giáo dục phục vụ cho học sinh ôn tập trong hè
* Tháng 7:
- Bổ sung cơ sở vật chất cho thư viện( sửa chữa, lắp đặt, nếu cần mua mới
số thiếu theo dự trù trong tháng 6)
- Tổ chức cho việc đóng, bọc lại một số sách hư hỏng, sắp xếp lại kho chokhoa học
* Tháng 8:
- Tiếp tục nhận sách từ Phòng giáo dục và phát cho học sinh
- Cấp thẻ thư viện mới cho học sinh
- Cho giáo viên, học sinh mượn sách
- Bổ sung sách cho thư viện
- Làm thư mục chuyên đề, triển lãm giới thiệu sách, cung cấp tư liệu phục vụchủ đề Cách mạng tháng Tám, Quốc khánh 2- 9, ngày tựu trường và khai giảngnăm học mới
* Tháng 9:
- Xây dựng và thông qua kế hoạch hoạt động thư viện trong năm
- Tiếp tục cho mượn sách
- Tiếp tục bổ sung sách cho thư viện và nhập sách mới nhập
- Củng cố mạng lưới cộng tác viên thư viện
- Hướng dẫn cán bộ giáo viên, học sinh thực hiện nội quy thư viện, mục lụcthư viện, phương pháp bảo quản sách
- Khảo sát tình hình sách giáo khoa trong học sinh, vận động học sinh muasách, mượn sách đủ dùng và lên bảng thống kê tình hình sách giáo khoa tronghọc sinh toàn trường, lớp, khối lớp, báo cáo ban giám hiệu để có hướng giảiquyết
* Tháng 10:
- Tiếp tục bổ sung và xử lí kĩ thuật các sách mới nhập
- Kiểm kê sách còn lại trong kho sau khi cho học sinh, giáo viên mượn Đốichiếu sổ sách, phân loại, sắp xếp lại sổ sách để chuẩn bị cho mượn đợt 2 và năm
Trang 17học học sau.
- Tổ chức một số hoạt động chuyên môn thư viện như;
+ Giới thiệu hoạt động của thư viện, nội quy, quy chế
+ Tuyên truyền giới thiệu sách, vận động phụ huynh, giáo viên, học sinhtham gia bảo quản sách, quyên góp sách
+ Hướng dẫn giáo viên, học sinh đọc sách báo
+ Kết hợp với chuyên môn tổ chức thi kể chuyện, ngâm thơ, thi tìm hiểutheo chủ đề ( 15/10; 20/10 )
+ Sinh hoạt mạng lưới cộng tác viên thư viện
* Tháng 11:
- Hoàn chỉnh các khâu kĩ thuật cần thiết trong thư viện( Hệ thống mục lục,thư mục, sổ sách, xếp giá ) và các cơ sở vật chất khác phục vụ cho thư viện
- Đẩy mạnh việc quyên góp sách cho thư viện
- Sinh hoạt Câu lạc bộ bạn yêu sách với chủ điểm Ngày Nhà giáo Việt
Nam ( Thi kể chuyện, ngâm thơ, hát về thầy cô )
* Tháng 12:
- Sinh hoạt nghiệp vụ thư viện, làm thư mục chuyên đề Ngày thành lập quân
đội nhân dân Việt Nam 22/ 12.
- Cho mượn sách kì II
- Tự kiểm tra và đón kiểm tra của cấp trên về hoạt động thư viện trong học kìI
* Tháng 1:
- Thu hồi sách kì I, tiếp tục cho mượn
- Sinh hoạt cộng tác viên nhằm thu hồi hết sách tập I, cho mượn, đóng bọc lại
số hư hỏng, sắp xếp lại kho
- Tuyên dương những tập thể, cá nhân thực hiện tốt phong trào đọc sách
- Làm kế hoạch đặt mua sách cho năm học sau gửi Phòng giáo dục
* Tháng 2:
- Kiểm tra sách giáo khoa trong học sinh nhằm động viên học sinh sử dụng vàbảo quản tốt trong học tập
Trang 18- Xử lý những trường hợp vi phạm nội quy trong học kì I.
Kết hợp với Chi bộ nhà trường giới thiệu sách có chủ điểm: Mừng Đảng
-Mừng Xuân và tìm hiểu Tết cổ truyền của dân tộc.
- Khảo sát lần 2 tình hình có sách giáo khoa trong học sinh, lên bảng thống kêtình hình sách giáo khoa trong học sinh toàn trường, lớp, khối lớp ở học kì 2
- Hoàn thành việc thu hồi, phân loại, sắp xếp, tu sửa sách tập I
- Làm thư mục chuyên đề, tổ chức đọc sách quanh chủ đề Ngày Quốc tế phụ
nữ 8/3 và Ngày thành lập Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh 26/3.
* Tháng 4:
- Chuẩn bị tài liệu phục vụ ôn tập cuối năm
- Tuyên truyền, giới thiệu sách năm học mới
- Tổ chức cho học sinh đăng kí vào phiếu mua sách thực tế cho năm học sau
- Bổ sung kế hoạch đặt sách năm học sau( gửi Phòng giáo dục)
* Tháng 5:
- Thu hồi sách cho mượn.
- Xử lý các trường hợp làm hư hỏng, mất sách
- Kiểm kê kho sách cuối năm học
- Tổng kết công tác thư viện và làm báo cáo gửi cấp trên
- Tuyên dương tập thể, cá nhân có ý thức trong phong trào trào “Chăm đọc
sách báo”.
- Làm kế hoạch bảo quản sách báo trong hè.
- Tổ chức mạng lưới cộng tác viên thư viện đóng, bọc lại số sách hư hỏng, sắpxếp lại kho
- Dư trù kế hoạch, chuẩn bị cơ sở vật chất cho năm học mới
Biện pháp thứ 5: Chỉ đạo việc xây dựng vốn tài liệu
Trang 195.1 Kế hoạch xây dựng vốn tài liệu:
- Trước hết người quản lí nhà trường phải có kế hoạch xây dựng vốn tàiliệu phù hợp với số kinh phí được cấp
* Kinh phí của thư viện gồm:
- Kinh phí theo thông tư của Liên Bộ Tài chính - Giáo dục & Đào tạo.Thông tư của Bộ GD& ĐT
- Tiền do các tổ chức kinh tế, các đoàn thể xã hội, các cá nhân tài trợ, giúp
đỡ quỹ thư viện
- Tiền thu thanh lý sách cũ của thư viện, tiền bồi thường do những cá nhânlàm mất
5.2 Bổ sung tài liệu:
Để việc bổ sung sách, báo cho thư viện được tiến hành kịp thời và liên tục.Tôi đã chỉ đạo cán bộ thư viện thường xuyên theo dõi danh mục sách tham khảođược Bộ giáo dục và Đào tạo duyệt, bổ sung cho các thư viện trường học, danhmục này được giới thiệu trên chuyên san giáo dục và thư viện trường học
Trong nhiều năm qua trường Tiểu học Liên Khê xây dựng vốn tài liệu đảmbảo những yêu cầu sau:
+ Đầy đủ các loại ấn phẩm mới xuất bản có giá trị căn cứ vào bản giớithiệu sách mới hàng năm của Nhà xuất bản Giáo dục và của các nhà xuất bảnkhác phù hợp với tính chất và nhiệm vụ của thư viện
+ Kịp thời, nhanh chóng đảm bảo tính thời sự và thông tin của sách, báo.+ Sách, báo có số lượng và chất lượng cân đối với số lượng bạn đọc vànhững nhu cầu của họ
Sử dụng biện pháp phân tích thông kê là dựa vào số liệu, tài liệu thống kê,nắm được những nét cụ thể về tình hình kho sách Dựa trên sổ đăng ký, nhật kýthư viện, báo cáo thư viện Cán bộ thư viện đã nắm được số lượng và giá trịcủa kho sách, từ đó lập kế hoạch bổ sung tài liệu, cán bộ thư viện phải luôn cânnhắc, lựa chọn tài liệu sao cho phù hợp với nhiệm vụ của thư viện và yêu cầu củabạn đọc
5.3 Các nguồn tài liệu cho thư viện:
Trang 20Căn cứ vào tình hình thực tế, nhà trường đã áp dụng các hình thức sau để
bổ sung nguồn tài liệu cho thư viện
5.3.1.Đặt mua theo hệ thống xuất bản, phát hành của ngành giáo dục vàđào tạo bằng hình thức đặt qua Phòng Giáo dục
5.3.2 Ngay từ Lễ khai giảng và trong cuộc họp phụ huynh học sinh đầu
năm nhà trường phát động phong trào "Góp một cuốn sách hay để đọc nhiều
cuốn sách quý"trong cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học sinh, vận động
giáo viên, học sinh, các lực lượng xã hội quyên góp sách cho thư viện nhà trường
và “Phong trào cuốn sách tình thương” tặng học sinh có hoàn cảnh khó khăn
5.3.3 Liên kết với thư viện ở địa phương: Trong điều kiện ngân sáchkhông cho phép, nhà trường chỉ có thể mua được một số báo, tạp chí nhất địnhtrong khi địa phương có điều kiện đặt nhiều đầu báo, tạp chí khác, giữa nhàtrường và địa phương có thể trao đổi các loại báo chí để cả hai bên cùng đượcđọc nhiều sách, báo, đồng thời thư viện nhà trường có thể mượn hộ bạn đọcnhững cuốn sách theo yêu cầu mà địa phương đang có
* Ví dụ: Nhà trường cho thư viện địa phương mượn các loại báo như:
- Giáo dục và đào tạo Hưng Yên
- Dạy và học ngày nay
- Tài hoa trẻ, văn học tuổi thơ
- Tạp chí Toán tuổi thơ
- Thế giới trong ta
- Khoa học và đời sống,
Đồng thời mượn về các loại báo của thư viện địa phương như: Đại Đoàn kết,Pháp luật, Gia đình và Xã hội, Phụ nữ, Thanh niên, Nông thôn ngày nay ,
5.3.4 Tổ chức các tủ sách vệ tinh bên cạnh kho sách thư viện
Tại trường tôi có rất nhiều giáo viên có tủ sách cá nhân rất phong phú và cógiá trị Đôi khi không mua được sách vì lí do nào đó cán bộ thư viện đã độngviên giáo viên cho bạn đọc mượn Thư viện có mục lục giới thiệu các sách đó vàmượn hộ bạn đọc những cuốn sách theo yêu cầu Bằng cách này, thư viện đã cóthêm một số sách đáng kể để phục vụ bạn đọc
Trang 215.4.Thanh lọc tài liệu ra khỏi thư viện:
Đồng thời với việc bổ sung sách mới, để đảm bảo tính tư tưởng, khoa học
và thời sự của kho sách, hàng năm thư viện nhà trường đã nghiên cứu để kịp thờithanh lọc những cuốn sách cũ, lạc hậu ra khỏi kho sách, việc thanh lọc sách cũngchính là một biện pháp tăng cường chất lượng kho sách, nâng cao hiệu quả sửdụng kho sách thư viện
Biện pháp thứ 6: Chỉ đạo việc tổ chức các hoạt động của thư viện trường Tiểu học Liên Khê:
6.1.Đổi mới và mở rộng các hình thức phục vụ bạn đọc.
6.1.1.Cung ứng đầy đủ các loại sách, báo cho giáo viên và học sinh
- Trong nhiều năm qua cán bộ thư viện tham mưu tích cực với Ban giámhiệu thông qua những số liệu trong kế hoạch để đặt sách cho năm học mới phùhợp với thực tế nhà trường
- Cung ứng cho giáo viên và học sinh đầy đủ các loại sách giáo khoa, sáchtham khảo, sách nghiệp vụ, các loại từ điển để tra cứu và các sách báo cần thiếtkhác nhằm góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập và tự bồi dưỡngthường xuyên của giáo viên và học sinh
Với đối tượng học sinh thuộc diện chính sách, học sinh nghèo, nhà trườngcho các em mượn sách giáo khoa ( trọn bộ ) tại thư viện và phát thẻ ưu tiênmượn sách tại phòng đọc giúp các em yên tâm học tập (Đối tượng này thường từ35- 40 em/năm)
Hàng năm, ngay khi khai giảng năm học mới, thư viện nhà trường tổ chứccho giáo viên và học sinh mượn sách tham khảo theo thẻ, mượn trả thườngxuyên, hàng ngày, (có loại sách mượn trả theo tuần) vì vậy số sách tham khảoluân chuyển rất lớn, phục vụ được nhiều giáo viên và học sinh, qua đó làm tănggiá trị sử dụng của sách, đẩy mạnh hoạt động của thư viện, góp phần nâng caochất lượng dạy học và học trong nhà trường
6.1.2 Tổ chức phòng đọc, phòng mượn:
Phòng đọc và phòng mượn mở cửa 3 ngày/tuần( Thứ 2, thứ 4, thứ 6) trongnăm học và 1 ngày/ tuần trong hè, (Thứ 3, thứ 5) làm nghiệp vụ và tu bổ sách
Trang 22Ngoài số lượng sách, báo đã có, thư viện nhà trường còn liên hệ với thưviện của xã mượn thêm sách, báo để phục vụ cho giáo viên và học sinh Bêncạnh việc phục vụ đọc sách, cán bộ thư viện còn tuyên truyền hướng dẫn các emđọc sách có nội dung phù hợp với học sinh từng khối lớp.
Thư viện trường còn tổ chức thi trắc nghiệm theo các chủ đề (ngay tại thưviện) để tạo môi trường học tập, kích thích niềm say mê hứng thú đọc sách củacác em học sinh, phối hợp với Tổng phụ trách Đội, giáo viên của trường để tổchức thi viết, sáng tác thơ, văn hàng kì theo các chủ đề:
- Thầy cô và mái trường nhân kỉ niệm Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11
- Đảng và mùa xuân nhân kỉ niệm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt
Nam 3/2 và đón xuân mới
- Viết về những người phụ nữ quanh em nhân kỉ niệm ngày Quốc tế phụ
nữ 8/3.
- Bác Hồ - Người cho em tất cả nhân kỉ niệm ngày sinh nhật Bác 19/5 6.1.3 Xây dựng thư viện góc lớp:
Thư viện góc lớp cũng là một giải pháp hữu hiệu dành cho trường tôi bởi
không gian của phòng đọc trường rất hạn hẹp Do vậy thư viện góc lớp giúp họcsinh dễ dàng tiếp cận sách, báo ngay tại lớp Các hoạt động hỗ trợ rất lớn chogiáo viên trong việc tổ chức các hoạt động lớp, phát huy tính tự quản của các emnhằm sắp xếp, bảo quản, giữ gìn, không để bị rách nát hoặc bị mất Tổ chức thưviện góc lớp giúp học sinh chủ động được thời gian trên lớp và giải trí sau cáctiết học tại lớp Các em cũng có thể chủ động tra cứu hoặc tìm kiếm kiến thứcmới hỗ trợ cho bài học
Thư viện góc lớp chỉ đơn giản là một giá sách nhỏ treo ở cuối lớp học Giá
sách được treo ở độ cao vừa phải vừa tầm với của học sinh từng khối Tại đây đểmột số sách tham khảo theo khối lớp, báo, truyện, tạp chí
Do điều kiện khó khăn về cơ sở vật chất tôi đã mạnh dạn tham mưu với
đồng chí hiệu trưởng và kết hợp với đồng chí cán bộ thư viện xây dựng thư viện
góc lớp tại trường Tiểu học Liên Khê và giao trách nhiệm cho đồng chí cán bộ
thư viện kết hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp định hướng cho các em thói quen
Trang 23đọc sách
Bằng hình thức: giáo viên chủ nhiệm phân công một số học sinh phụ tráchtrao đổi sách, báo, truyện cho thư viện góc lớp Căn cứ vào nhu cầu đăng kí củahọc sinh, các em này đến thư viện chính của trường để mượn Ngoài ra, nhómhọc sinh này có thể đưa ra ý tưởng về hoạt động của thư viện góc lớp với mục
tiêu là: “ Giúp học sinh tiếp cận thông tin dễ dàng và tìm kiếm kiến thức ở
mọi lúc, mọi nơi.”
Xây dựng thư viện góc lớp là góp phần xây dựng phong trào “Trường học
thân thiện, học sinh tích cực”, là giải pháp khắc phục khó khăn về cơ sở vật
chất của trường Tiểu học Liên Khê trong giai đoạn vừa qua Những năm học gầnđâyThư viện góc lớp đã góp phần không nhỏ vào sự lớn mạnh của nhà trường,đặc biệt là nâng cao chất lượng phong trào đọc sách của tất cả các em học sinh.Một việc làm có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đổi mới phương pháp giảngdạy theo hướng tích cực hóa vai trò học sinh mà Thư viện trường tôi đã làmđược
6.1.4 Tổ chức phòng đọc tự chọn tại chỗ:
Để tận dụng được thời gian ngắn (giờ ra chơi, trống giờ) của cán bộ, giáoviên, Thư viện đã có một tủ sách đọc tại chỗ đặt ngay trong phòng Hội đồng sưphạm của nhà trường, sách - báo ở đây thường là các cuốn tạp chí, báo thanhniên, phụ nữ, Giáo dục và đào tạo Hưng Yên, Dạy và học ngày nay, Thế giớitrong ta được bổ sung hàng ngày và luân chuyển theo tuần, vừa đảm bảo tínhcập nhật thông tin, vừa đảm bảo cho mọi thành viên đều có thể được đọc các loạisách, báo mới
Trong những phút giải lao, những lúc trống giờ giáo viên thường say sưabên những cuốn sách hay, vừa đọc, vừa bình luận, vừa suy ngẫm là nét đẹp vănhóa của giáo viên trường tôi đã có từ bao năm nay Nhờ những cuốn bổ ích đó
đã góp phần không nhỏ vào sự trưởng thành của mỗi giáo viên về nghiệp vụ sưphạm, trình độ chuyên môn, và cũng học trong sách 100% các gia đình giáo viênđều đạt Gia đình nhà giáo văn hóa, 98% nữ giáo viên đạt danh hiệu Giỏi việcnước, đảm việc nhà
Trang 24Giáo viên đọc sách trong giờ nghỉ
Tận dụng hai mươi phút ra chơi và thời gian rỗi mỗi khi các em đến sớm Thưviện đã bố trí ngay dưới chân cầu thang là một tủ sách nhỏ với một số sách vềKhoa học, Truyện thiếu nhi, sách Đạo đức
Dưới sự hướng dẫn của nhóm 10 học sinh trong tổ thư viện các em có thểmượn cá nhân, theo nhóm và ngồi đọc trên ghế đá, dưới các gốc cây hết giờ rachơi các em lại trả về đúng vị trí Số sách trong tủ được luân chuyển theo ngàydưới sự hướng dẫn của cán bộ thư viện Hình thức mượn, đọc này đã được Tiểuhọc Liên Khê duy trì nhiều năm qua có hiệu quả tốt để hướng tới xây dựng mô
hình Thư viện xanh trong những năm tiếp theo Nhờ có tủ sách này đã hạn chế
được rất nhiều những trò chơi vô ích, việc đánh cãi nhau không bao giờ xảy ra,các em hứng thú đọc sách như một món ăn tinh thần hàng ngày không thể thiếu.Việc làm này đã góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng giáo dục toàndiện cho học sinh trong những năm học qua