Thiết bị mở rộng chân cọc

Một phần của tài liệu CÔNG NGHỆ THI CÔNG cọc KHOAN NHỒI (Trang 37 - 42)

3.1.4.1 đặc điểm

- Cọc khoan nhồi mở rộng chân cọc có khả năng hạ giá thành do giảm chiều sâu khoan giảm khối lượng bê tông nhồi xuống lỗ cọc

- Nếu trong các loại đất sét có lẫn các ổ cát, bùn nhão, việc mở rộng gặp khó khăn và không giải quyết được

- Loại này thường dùng đầu khoan cánh xén, đóng mở kiểu xòe, cụp và xoay quanh cần khoan hoặc ống kelly

+ Ưu điểm: giữ ổn định được mái xén khi rút cần khoan lên. Cánh sạch sẽ hơn bởi cánh xén luôn ở đáy cọc

+ Nhược điểm: vòm mái kém ổn định và cánh xén dễ bị kẹt trong lỗ khi kéo gầu khoan ra ngoài

- Chú ý: khi dùng loại máy này khi mở rộng chân cọc có đất kém ổn định phải cần đến dung dịch vữa sét hoặc giữ cho cột nước trong lỗ khoan luôn luôn cao hơn mực nước ngầm chừng 2m

3.1.5 Công nghệ tạo cọc khoan nhồi

Việc tạo cọc khoan nhồi có đường kính lớn thi công theo công nghệ hiện đại có thể theo ba nhóm chính sau

3.1.5.1 Công nghệ đúc “ khô”

- Khoan tạo lỗ và mở rộng chân cọc (nếu có yêu cầu), hình a - Đổ bê tông bịt đáy bằng ống rót thẳng đứng, hình b

- Đặt lồng thép phần trên cọc không nhất thiết phải bố trí suốt chiều dài cọc, và chiều dài lồng cốt thép cũng không được ngắn quá một nửa độ sâu của lỗ khoan

- Đúc nốt phần còn lại hoàn toàn trên đầy lỗ khô sau khi hút nước

- Sử dụng trong trường hợp trên suốt chiều sâu khoan cọc là đất dính, sét chặt ngầm thấp hơn đáy lỗ khoan

Hình 6. Các bước thi công tạo cọc khô

3.1.5.2 Công nghệ dùng ống vách

- Khoan tạo lỗ trong lớp đất chính

- Thêm vữa sét vào lỗ đã khoan đến lớp đất rời, thấm nước. - Hạ ống vách khi đã qua hết lớp đất rời

- Lấy hết vữa sét và làm khô lỗ khoan

- Tiếp tục khoan cho tới độ sâu thiết kế trong lớp đất “khô”

- Mở rộng chân bằng cánh xen và lắp tại đầu khoan (nếu có yêu cầu) - Đổ bê tông và đồng thời kéo ống vách ra khỏi lỗ khoan

Hình 7. Các bước dùng ống vách

1. Máy cơ sở, 2. Thanh kelly, 3. Đầu khoan, 4. Vữa sét, 5. Ống vách 6. bê tông tươi,7. Dung dịch khoan tràn ra từ khe giữa ống vách và đất A. Đất dính, B. Đất rời, C. Cọc đúc hoàn chỉnh

3.1.5.3. Công nghệ dùng vữa sét hoặc dung dịch khoan

Trình tự mô tả theo hình

1.Định tâm lỗ 8. Thổi rửa lỗ khoan

2. Khoan lớp bề mặt 9. Hạ lồng thép

3. Hạ ống vách dẫn hướng 10. Cho ống đổ bê tông 4. Cho dung dịch Bentonite 11. Hoàn thành các thao tác 5. Khoan đến cao độ thiết kế 12. Tiến hành đổ bê tông 6. Dùng lưỡi khoan xoắn 13. Vừa đổ vừa rút ống

7. Mở rộng chân cọc 14. Rút ống vách

- Khoan qua lớp đất chính

Thêm vữa sét khi gặp lớp đất dễ sạt lở hoặc có nước ngầm Đặt lồng thép vào hố khoan vẫn đầy vữa sét

Đổ bê tông dưới nước bằng ống rót thẳng đứng cho tới khi bê tông thay chỗ và dồn hết vữa sét ra ngoài bể chứa

Công nghệ này có thể sử dụng để thay thế ống vách trong mọi tình huống địa chất. Khối lượng vữa sét và dung dịch khoan phải đủ đảm bảo, vậy áp suất dung dịch mới thắng được áp lực nước ngầm hoặc áp lực đẩy ngang của đất. Phải có biện pháp

duy trì chất lượng vữa sét hoặc dung dịch khoan theo các tham số quy định nghiêm ngặt.

Một phần của tài liệu CÔNG NGHỆ THI CÔNG cọc KHOAN NHỒI (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w