1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

15 năm thực hiện hợp tác kinh tế toàn diện Trung Quốc – ASEAN (2002 – 2017)

89 83 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 1,66 MB

Nội dung

Để góp phần tìm hiểu thêm về quá trình hợp tác giữa Trung Quốc và ASEAN, luận văn “ 15 năm thực hiện quan hệ hợp tác kinh tế toàn diện Trung Quốc – ASEAN (2002 – 2017)” đã hệ thống hóa những số liệu hợp tác nổi bật trong quan hệ thương mại song phương và hợp tác đầu tư giữa hai bên. Trên cơ sở pháp lý và tình hình kinh tế thế giới thời gian đó, luận văn đã tiến hành phân tích tình hình hợp tác kinh tế của khu vực ASEAN và Trung Quốc trong 15 năm qua. Từ đó chỉ ra những hiệu quả và khó khăn khi hai bên tiến hành hợp tác kinh tế toàn diện. Dựa trên những phương pháp tổng hợp, phân tích và so sánh số liệu thu thập được, luận văn đã nêu được ba hiệu quả trong 15 năm thực hiện hợp tác kinh tế trên các lĩnh vực thương mại song phương, hợp tác đầu tư và hội nhập kinh tế quốc tế; ba khó khăn trong quá trình hợp tác kinh tế toàn diện và ba thách thức của hai bên khi các nước lớn cũng đang thúc đẩy phát triển hợp tác với khu vực ASEAN. Muốn thúc đẩy và phát triển hợp tác kinh tế toàn diện giữa Trung Quốc và ASEAN, ngoài việc phát huy những lợi thế có sẵn và tiếp tục phát huy các thành tựu hai bên đã đạt được, Trung Quốc và ASEAN cần phải thực hiện việc đổi mới nhằm cải thiện những mặt hạn chế, yếu kém, đồng thời phải biết tận dụng những cơ hội thuận lợi cho sự phát triển của hợp tác song phương trong thời gian tới.

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN HỒNG VIỆT

15 NĂM THỰC HIỆN HỢP TÁC KINH TẾ TOÀN DIỆN

TRUNG QUỐC – ASEAN (2002 – 2017)

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUỐC TẾ HỌC

Hà Nội – 2018

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN HỒNG VIỆT

15 NĂM THỰC HIỆN HỢP TÁC KINH TẾ TOÀN DIỆN

TRUNG QUỐC – ASEAN (2002 – 2017)

Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế

Mã số: 60 31 02 06

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUỐC TẾ HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS BÙI THÀNH NAM

Hà Nội – 2018

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, luận văn thạc sĩ ―15 năm thực hiện hợp tác kinh tế toàn diện Trung Quốc – ASEAN (2002 – 2017)‖ là công trình nghiên cứu của riêng tôi

Những số liệu được sử dụng trong luận văn là trung thực được chỉ rõ nguồn trích dẫn Kết quả nghiên cứu này chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào từ trước đến nay

Hà Nội, tháng 6 năm 2018

Học viên thực hiện

Nguyễn Hồng Việt

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn thạc sĩ này, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy cô giáo trong khoa Quốc tế học – Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn

Đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo PGS.TS Bùi Thành Nam Tôi xin chân thành cảm ơn, sự tạo điều kiện giúp đỡ của thư viện Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn

Hà Nội, tháng 6 năm 2018

Học viên thực hiện

Nguyễn Hồng Việt

Trang 5

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

PHẦN NỘI DUNG 12

Chương 1: CƠ SỞ CỦA MỐI QUAN HỆ HỢP TÁC KINH TẾ TOÀN DIỆN GIỮA TRUNG QUỐC VÀ ASEAN TRONG 15 NĂM TRỞ LẠI ĐÂY (2002 - 2017) 12

1.1 Bối cảnh kinh tế thế giới và khu vực ASEAN 15 năm trở lại đây (2002 - 2017) 12

1.1.1 Bối cảnh thế giới 12

1.1.2 Bối cảnh khu vực 20

1.2 Cơ sở pháp lý của hợp tác kinh tế toàn diện Trung Quốc – ASEAN (2002 – 2017) 21

Tiểu kết 25

Chương 2: THỰC TRẠNG QUAN HỆ HỢP TÁC KINH TẾ TOÀN DIỆN GIỮA TRUNG QUỐC VÀ ASEAN TRONG 15 NĂM QUA (2002 – 2017) 26

2.1 Hiện trạng 26

2.1.1 Quan hệ hợp tác thương mại hàng hóa 28

2.1.2 Quan hệ hợp tác thương mại dịch vụ 30

2.1.3 Quan hệ hợp tác đầu tư 32

2.2 Quan hệ hợp tác kinh tế toàn diện giữa Trung Quốc và các nước thành viên đầu tiên trong khối ASEAN 35

2.2.1 Hợp tác kinh tế song phương Trung Quốc – Singapore 37

2.2.2 Hợp tác kinh tế song phương Trung Quốc – Malaysia 39

2.2.3 Hợp tác kinh tế song phương Trung Quốc – Thái Lan 41

2.2.4 Hợp tác kinh tế song phương Trung Quốc – Indonesia 43

2.2.5 Hợp tác kinh tế song phương Trung Quốc – Philippines 45

2.2.6 Hợp tác kinh tế song phương Trung Quốc – Brunei 46

2.3 Quan hệ hợp tác kinh tế toàn diện giữa Trung Quốc và các nước CLMV trong khối ASEAN 51

2.3.1 Hợp tác kinh tế song phương Trung Quốc – Việt Nam 53

2.3.2 Hợp tác kinh tế song phương Trung Quốc – Myanmar 55

2.3.3 Hợp tác kinh tế song phương Trung Quốc – Lào 57

Trang 6

2.3.4 Hợp tác kinh tế song phương Trung Quốc – Campuchia 58

Tiểu kết 60

Chương 3: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH 15 NĂM THỰC HIỆN QUAN HỆ HỢP TÁC KINH TẾ TOÀN DIỆN GIỮA TRUNG QUỐC – ASEAN VÀ TRIỂN VỌNG 61

3.1 Hiệu quả hợp tác kinh tế toàn diện giữa Trung Quốc và ASEAN 61

3.2 Khó khăn và thách thức 63

3.2.1 Khó khăn 64

3.2.2 Thách thức 66

3.3 Triển vọng trong tương lai và những tác động đến quá trình hợp tác kinh tế khu vực của Việt Nam 68

3.3.1 Triển vọng hợp tác Trung Quốc – ASEAN trong tương lai 68

3.3.2 Tác động đến Việt Nam 69

Tiểu kết 72

KẾT LUẬN 73

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 75

Trang 7

BẢNG CHỮ VIẾT TẮT

ASEAN Association of South East Asian Nations

Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á ACFTA ASEAN-China Free Trade Area

Khu vực Mậu dịch tự do Trung Quốc – ASEAN

GATS General Agreement on Trade in Services

Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ GDP Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm quốc nội MPAC Master Plan on ASEAN Connectivity

OECD Organization for Economic Co-operation and Development

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế UNCTAD United Nations Conference on Trade and Development

Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển WTO World Trade Organization

Tổ chức Thương mại Thế giới RCEP Regional Comprehensive Economic Partnership

Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực

Trang 8

DANH MỤC BẢNG BIỂU, ĐỒ THỊ

Hình 1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới (2002 – 2017) 134 Hình 2: Giá trị nhập siêu hàng hóa và dịch vụ của thế giới (2000 – 2016) (%) 156 Hình 3: Dòng vốn FDI của thế giời (2005 – 2016) 178 Hình 4: Kim ngạch thương mại song phương Trung Quốc – ASEAN (2002 – 2017) 246 Hình 5: Kim ngạch xuất nhập khẩu Trung Quốc – ASEAN (2010 – 2017) 292 Hình 6: Đầu tư hai chiều Trung Quốc – ASEAN (2011 – 2017) 346 Hình 7: Biều đồ Kim ngạch thương mại song phương Trung Quốc và ASEAN 5 (2014 – 2017) 368 Hình 8: Kim ngạch xuất nhập khẩu Trung Quốc – Brunei 2010 – 2016 481 Hình 9: Kim ngạch thương mại song phương Trung Quốc và ASEAN 4 (2014 – 2017) 525

Trang 9

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết, ý nghĩa của đề tài

Hiện nay, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin và kỹ thuật hiện đại đã thúc đẩy toàn cầu hóa kinh tế trở thành xu hướng tất yếu và ngày càng được mở rộng Đóng góp cho sự thành công của quá trình toàn cầu hoá chính là sự phát triển mạnh mẽ của hợp tác kinh tế giữa các nước và các khu vực, trong đó, nổi bật nhất không thể không kể đến mối quan hệ hợp tác kinh tế giữa Trung Quốc và Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)

Tiếp giáp với Trung Quốc, nằm ở phía đông nam Châu Á, Đông Nam Á là cầu nối giữa hai đại dương Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương Với vị trí địa lý như vậy, khu vực ASEAN có vị trí chiến lược và quan trọng trong vận tải quốc tế Ngoài việc ASEAN là khu vực có vị trí chiến lược, có nguồn nhân lực dồi dào cũng

là nhân tố đóng góp không nhỏ vào sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của khu vực này trong những năm trở lại đây Cũng chính vì lẽ đó mà ASEAN được coi là một trong những thị trường tiềm năng nhất trên thế giới hiện nay

Cùng với ASEAN, Trung Quốc cũng đang đặt kinh tế là mục tiêu phát triển chính của đất nước này Từ những năm đầu thế kỉ XXI, Trung Quốc càng thể hiện

rõ tham vọng trỗi dậy của mình để trở thành nền kinh tế đứng vị trị độc tôn trên thế giới nên đối với Trung Quốc thì ASEAN chính là khu vực trọng điểm để Trung Quốc phát triển mối quan hệ hợp tác kinh tế toàn diện Còn đối với ASEAN thì việc phát triển mối quan hệ hợp tác với các nước lớn chính là mục tiêu tích cực mà ASEAN đang hướng đến hiện nay Trên cơ sở đó, nếu Trung Quốc và các nước trong khối ASEAN có thể duy trì và nâng cao mối quan hệ hợp tác chặt chẽ về kinh

tế và thương mại thì sự hợp tác này sẽ đóng một vai trò tích cực trong sự phát triển của nền kinh tế khu vực và sự ổn định của nền kinh tế toàn cầu

Chính vì lẽ đó , vào ngày 4 tháng 11 năm 2002, tại Hô ̣i nghi ̣ cấp cao Trung Quốc – ASEAN lần thứ VI diễn ra ta ̣i Thủ đô Phnom Penh của Campuchia , thủ tướng Trung Quốc Chu Dung Cơ và các nhà Lãnh đa ̣o của 10 nước ASEAN đã ký kết "Hiê ̣p đi ̣nh khung hợp tác kinh tế toàn diê ̣n Trung Quố c – ASEAN", tuyên bố sẽ hoàn thành xây dựng Khu vự c mâ ̣u di ̣ch tự do Trung Quốc – ASEAN (ACFTA) vào

Trang 10

năm 2010 Xây dựng ACFTA là một bước đi mang tính quyết định trong tiến trình

hơ ̣p tác giữa Trung Quốc và ASEAN Sự việc này đã thể hiện đầy đủ nguyê ̣n vo ̣ng tốt đe ̣p mong muốn tăng cường quan hê ̣ láng giềng hữu nghi ̣ của hai bên , đồng thời cũng thể hiện mong muốn thắt chặt liên kết kinh tế , mở rộng thị trường và thúc đẩy hiệu quả kinh tế giữa Trung Quốc và ASEAN , tạo nên một cô ̣t mốc mới trong việc phát triển quan hê ̣ Trung Quốc – ASEAN "Hiê ̣p đi ̣nh khung hợp tác kinh tế toàn diê ̣n Trung Quốc – ASEAN" không những quan trọng tại thời điểm đc ký kết mà nó còn duy trì ảnh hưởng trong việc thực hiện hợp tác kinh tế và thương mại song phương giữa Trung Quốc và ASEAN trong rất nhiều năm trở lại đây

Mối quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại giữa Trung Quốc và ASEAN luôn

là đề tài nghiên cứu hấp dẫn để tìm hiểu và khai thác Đối với Việt Nam, nghiên cứu mối quan hệ hợp tác kinh tế toàn diện Trung Quốc – ASEAN trong 15 năm trở lại đây là một đề tài có giá trị thực tiễn cao bởi lẽ Việt Nam là một nước nằm trong Hiệp hội các nước Đông Nam Á chắc chắn không tránh khỏi nhiều tác động từ mối quan hệ kinh tế này

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Hợp tác giữa Trung Quốc và ASEAN hiện nay đang là vấn đề được nhiều học giả trong nước và trên thế giới quan tâm và nghiên cứu, trong đó mối quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại Trung Quốc – ASEAN là vấn đề đã và đang thu hút được nhiều sự quan tâm của các học giả thế giới, Trung Quốc và Việt Nam Dưới đây là một số cuốn sách và tài liệu về mối quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại Trung Quốc - ASEAN

Tình hình nghiên cứu trên thế giới:

Trong cuốn sách “中国 – 东盟经济关系研究” (作者:张恒俊,江西人民出

版社, 2009) Tạm dịch: Trương Hằng Tuấn, ―Quan hệ kinh tế Trung Quốc – ASEAN‖, Nhà xuất bản nhân dân Giang Tây, 2009 Tác giả đã đưa ra những dấu hiệu phát triển của mối quan hệ kinh tế, thương mại giữa Trung Quốc và ASEAN trong bối cảnh toàn cầu hóa Ông phân tích những lợi thế bổ sung của hai bên từ đó đưa ra những chiến lược và các biện pháp cụ thể nhằm phát triển thương mại song

Trang 11

phương Trung Quốc – ASEAN Theo quan điểm về lý thuyết giao tiếp của Marx, tác giả đưa vào cuốn sách những phân tích tổng thể về mối quan hệ giữa Trung Quốc và ASEAN, những thành tựu và kinh nghiệm Trung Quốc và ASEAN đã đạt được, từ đó nêu bật cơ hội và thách thức, sự cần thiết và khả năng hợp tác kinh tế, thương mại giữa Trung Quốc và ASEAN, những khó khăn và ý nghĩa của việc xây dựng khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc – ASEAN

“中国-东盟合作发展报告 2014-2015 平装” (作者:陆建人, 范文衣, 祚军;

中国社会科学出版社, 2015) Tạm dịch: ―Báo cáo phát triển hợp tác Trung Quốc – ASEAN năm 2014 – 2015‖, Lục Kiến Nhân, Phạm Văn Y, Tô Quân; Nhà xuất bản Khoa học xã hội Trung Quốc, 2015 Các tác giả tập trung mô tả khái quát về mối quan hệ hợp tác giữa ASEAN và Trung Quốc trong năm 2014 trên các lĩnh vực như kinh tế, chính trị, ngoại giao, an ninh quân sự, hàng hải, văn hóa,…từ đó đưa ra kết luận và triển vọng hợp tác song phương của Trung Quốc và ASEAN trong năm

2015 Trong cuốn sách, các tác giả đã đưa vào một bản báo cáo đặc biệt về tình hình hợp tác giữa Trung Quốc và ASEAN trong năm 2014, bao gồm sự hợp tác giữa hai bên trong quá trình xây dựng sáng kiến ―Vành đai và con đường‖, thương mại song phương, môi trường sinh thái và các lĩnh vực khác

“中国东盟经贸关系中的竞合” (作者:刘一姣, 中国经济出版社, 2015)

Tạm dịch: ―Quan hệ kinh tế, thương mại Trung Quốc – ASEAN: Cạnh tranh và Hợp tác‖, Lưu Nhất Giảo; Nhà xuất bản kinh tế Trung Quốc, 2015 Trong cuốn sách này, người viết nhấn mạnh hợp tác theo nguyên tắc thắng – thắng là chủ đề chính của các hoạt động kinh tế quốc tế, nhưng sự cạnh tranh giữa các nền kinh tế chưa bao giờ chấm dứt Cuốn sách này tóm tắt định nghĩa hẹp về "sự đồng nhất" theo ý nghĩa kinh tế quốc tế về "sự xuất hiện và hiệu ứng cơ chế" từ nhiều hiện tượng kinh

tế quốc tế phức tạp, chứng minh rằng quan hệ kinh tế và thương mại giữa Trung Quốc và ASEAN phù hợp với định nghĩa này Giá trị sáng tạo của cuốn sách này nằm trong việc giới thiệu và làm phong phú thêm khái niệm "cạnh tranh" từ quản lý đến nghiên cứu quan hệ kinh tế quốc tế Việc sử dụng hệ thống phân tích Trinity đã

Trang 12

cung cấp một tham chiếu cho việc thăm dò hợp tác kinh tế và thương mại giữa các nền kinh tế tùy ý, từ đó làm sâu sắc thêm ý nghĩa của hợp tác quan hệ kinh tế, thương mại Trung Quốc – ASEAN, đồng thời nhấn mạnh sự hợp tác giữa Trung Quốc và ASEAN luôn có lợi ích và cạnh tranh song hành

“ASEAN-China Economic Relations”, Institute of Southeast Asian Studies,

2007 Tạm dịch: ―Quan hệ kinh tế ASEAN – Trung Quốc‖, Saw Swee-Hock đã nói

về mối quan hệ kinh tế mở rộng nhanh chóng giữa ASEAN và Trung Quốc trong những năm gần đây Tác giả đã phân tích mối quan hệ này trên nhiều chủ đề quan trọng như: thương mại, đầu tư, hợp tác năng lượng, hợp tác phát triển Tiểu vùng sông Mê Kông Từ đó nêu bật việc phát triển mạng lưới kinh doanh mạnh mẽ của khu vực ASEAN đồng thời nhắc đến những khía cạnh ảnh hưởng đến chính trị của quan hệ kinh tế ASEAN – Trung Quốc

Ngoài các tác phẩm được xuất bản thành sách, còn có những bài viết, những công trình nghiên cứu được đăng trên các tạp chí chuyên ngành đại diện cho những hướng nghiên cứu khác nhau của từng tác giả

Luận văn thạc sỹ “冷战后中国与东盟国家经济关系的建构”,硕士学位

论文,11/2007,国际关系与外交事务研究院 Tạm dịch: ―Kết cấu quan hệ kinh

tế Trung Quốc – ASEAN sau chiến tranh Lạnh‖, Học viện quan hệ quốc tế Trong luận văn này tác giả lấy mốc thời gian vào cuối cuộc chiến tranh lạnh, trong khoảng thời gian đó, tác giả nghiên cứu mối quan hệ hợp tác kinh tế giữa Trung Quốc và các nước ASEAN Từ tác động của quan hệ hợp tác kinh tế đã dẫn đến những thay đổi lớn trong mô hình chính trị và kinh tế của thế giới sau chiến tranh lạnh, nghiên cứu này đã nêu bật sự tương tác giữa chính trị và kinh tế của Trung Quốc và ASEAN Trung Quốc và ASEAN đã cùng nhau công nhận nhau là đối tác kinh tế quan trọng Tuy nhiên những nghi ngờ giữa hai bên đã không được loại bỏ hoàn toàn Mặc dù vậy, qua nghiên cứu và tìm hiểu, luận văn của tác giả đã kết luận rằng

từ sự cố gắng, nỗ lực tăng mức độ tương tác liên tục và lành tính, Trung Quốc và ASEAN đang xây dựng một con đường hợp tác thiện chí và hữu nghị nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế song phương lên một tầm cao mới

Trang 13

Bài viết “中国-东盟战略伙伴关系与经贸合作十年回顾与前景展望”( 作

者: 李光辉,商务部国际贸易经济合作研究院, 2013) Tạm dịch: ― Đánh giá quan

hệ đối tác chiến lược và triển vọng hợp tác kinh tế, thương mại Trung Quốc – ASEAN trong 10 năm qua‖, Lý Quang Huy, Viện nghiên cứu hợp tác kinh tế, thương mại quốc tế, Bộ Thương mại, 2013 Bài viết tập trung nêu bật mối quan hệ giữa ASEAN và Trung Quốc trong 10 năm từ năm 2003 đến năm 2013 đã có nhiều bước nhảy vọt Về mặt chính trị, hai bên tin tưởng và hỗ trợ lẫn nhau, thiết lập một

sự tương đồng trong tình hữu nghị giữa các nước đang phát triển Về hợp tác kinh tế

và thương mại, hai bên đã cùng nhau bàn bạc và làm việc để tìm kiếm sự phát triển chung Kim ngạch thương mại song phương của hai bên tăng cao trong 10 năm Trong thời đại mới, việc xây dựng phiên bản mới của khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc đã trở thành một vấn đề quan trọng đối với cả hai bên

Các tác phẩm nghiên cứu về quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại giữa Trung Quốc và ASEAN trên thế giới rất đồ sộ với rất nhiều tác giả cùng những hướng phân tích khác nhau Có thể thấy các tác phẩm về quan hệ hợp tác Trung Quốc – ASEAN phát triển khá mạnh mẽ bắt đầu từ những năm đầu thế kỉ XXI, những tác phẩm này đã đóng góp rất lớn cho nghiên cứu về mối quan hệ hợp tác giữa Trung Quốc và ASEAN Có thể thấy sự trỗi dậy của Trung Quốc, sự phát triển của ASEAN và mối quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại giữa hai bên trong bối cảnh toàn cầu hóa là đề tài được các học giả trên thế giới quan tâm

Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam:

Ở Việt Nam, có rất nhiều tác phẩm nghiên cứu về mối quan hệ hợp tác giữa

Trung Quốc và ASEAN, đầu tiên phải kể đến Cuốn sách “Một số vấn đề cơ bản về

Hợp tác ASEAN + 3”, Nguyễn Thu Mỹ (chủ biên), Viện Nghiên cứu Đông Nam

Á, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 2008 tập trung phân tích quá trình hợp tác giữa các nước thành viên ASEAN với ba nước ở khu vực Đông Bắc Á là Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc Thông qua cuốn sách, tác giả đã nêu bật được rằng nhờ có quá trình hợp tác sâu rộng, ASEAN + 3 đã đạt được những thành tựu nổi bật, góp

Trang 14

phần duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực Đông Á Đồng thời cuốn sách còn nêu lên những triển vọng trong tương lai của hợp tác ASEAN + 3 trong những năm tới

Cuốn sách “Những vấn đề kinh tế xã hội nổi bật của Trung Quốc trong

10 năm đầu thế kỉ XXI và triển vọng đến năm 2020”, TS Hoàng Thế Anh, Nhà

xuất bản Khoa học xã hội, 2012 đã khái quát về những vấn đề kinh tế và xã hội nổi bật của Trung Quốc từ sau Đại hội lần thứ XVI của Đảng Cộng sản Trung Quốc Thông qua những đặc điểm nổi bật về kinh tế và xã hội trong nội bộ Trung Quốc, tác giả đã khéo léo so sánh một vài chỉ tiêu kinh tế - xã hội của Trung Quốc với một

số quốc gia trên thế giới, cho thấy sự hội nhập sâu rộng của Trung Quốc vào nền kinh tế toàn cầu đồng thời đưa ra những triển vọng trong tương lai về sự phát triển kinh tế - xã hội của Trung Quốc đến năm 2020

“25 năm quan hệ ASEAN – Trung Quốc: quá trình, thành tựu và vấn

đề”, nhóm tác giả PGS.TS Nguyễn Thu Mỹ, Trần Xuân Hiệp và Đàm Huy Hoàng,

Nhà xuất bản Thế giới, 2016 Trong cuốn sách này, nhóm tác giả đã đưa ra những số liệu thể hiện sau 25 năm thực hiện hợp tác ASEAN – Trung Quốc, hai bên đã đạt được nhiều thành tựu to lớn nhằm góp phần duy trì ổn định, hòa bình trong khu vực

và trên thế giới Bên cạnh những thành quả hợp tác, nhóm tác giả đã tìm hiểu thêm được những vấn đề đang còn tồn tại khiến quan hệ ASEAN và Trung Quốc gặp nhiều trắc trở Sau đó họ đưa ra những vấn đề và hạn chế của mối quan hệ đó nhằm giúp các nhà hoạch định chính sách của ASEAN và Trung Quốc có thêm căn cứ khoa học

để điều chỉnh chính sách phát triển mối quan hệ song phương trong tương lai

Bài viết “Trung Quốc 10 năm đầu thế kỷ XXI: Phát triển và hợp tác”,

Cốc Nguyên Dương, người dịch: Trịnh Quốc Hùng, báo Nghiên cứu Trung Quốc số 1(65) – 2006, trang 3 tập trung nghiên cứu về tình hình phát triển và hợp tác kinh tế của Trung Quốc, làm nổi bật sự phát triển bền vững của Trung Quốc ở cả lĩnh vực

xã hội và kinh tế Phần cuối bài viết, tác giả nhắc đến hợp tác thương mại và đầu tư giữa Trung Quốc và ASEAN ASEAN không những là nguồn nhập khẩu quan trọng của Trung Quốc, mà còn là một trong những khu vực trọng điểm để các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư vào Thể hiện rõ tầm quan trọng của ASEAN trên con đường phát triển kinh tế của Trung Quốc

Trang 15

Ngoài những cuốn sách đề cập đến tình hình hợp tác kinh tế của Trung Quốc

và ASEAN, có rất nhiều những bài viết nghiên cứu về mối quan hệ hợp tác này trên nhiều lĩnh vực khác, ví dụ như,

Bài viết “Quan hệ ASEAN – Trung Quốc 15 năm nhìn lại”, Nguyễn Thu

Mỹ, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc số 6(70) – 2006, và “Tổng kết 15 năm hợp

tác kinh tế và thương mại giữa Trung Quốc và ASEAN”, Hứa Ninh Ninh, Ban

thư ký Trung Quốc, Ủy ban kinh tế Trung Quốc – ASEAN, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc số 4(74) – 2007 tập trung nghiên cứu về những thành tựu nổi bật trong quá trình hợp tác giữa Trung Quốc và ASEAN, đặc biệt trên lĩnh vực kinh tế thương mại từ năm 1991 đến năm 2005 Từ những thành tựu đó, người viết tập trung phân tích sự phát triển của quá trình hợp tác song phương giữa Trung Quốc và ASEAN

Bên cạnh những bài viết về quá trình hợp tác Trung Quốc – ASEAN thì còn khá nhiều các bài viết nghiên cứu về khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc – ASEAN (ACFTA) và khu vực thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc (CACEC)

như: “Khu vực thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc (CACEC) hướng phát

triển và các vấn đề”, Võ Đại Lược, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc số 1(65) –

2006; “Tác động của Khu mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc tới quan hệ

Việt Nam – Trung Quốc”, Th.s Lê Tuấn Thanh, Viện nghiên cứu Trung Quốc,

Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc số 4(74) – 2007; “Khu mậu dịch tự do ASEAN –

Trung Quốc: Một số đánh giá bước đầu”, PGS.TS Phạm Thái Quốc, Tạp chí

Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh 26 (2010) 207-217 Những bài nghiên cứu này chủ yếu tập trung nghiên cứu về mối quan hệ thương mại giữa Trung Quốc

và ASEAN từ những năm đầu thế kỉ XXI trở lại đây nhưng chỉ xoay quanh tình hình hợp tác, cơ chế hợp tác, đánh giá thành tựu và hạn chế của hai khu vực là Khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc - ASEAN và khu vực thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc, từ đó đưa ra những giải pháp cho mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc

Ngoài ra còn rất nhiều bài báo nói về mối quan hệ hợp tác toàn diện giữa Trung Quốc và ASEAN ở những cấp độ phân tích khác nhau Để nghiên cứu mối quan hệ hợp tác toàn diện giữa Trung Quốc và ASEAN thì cần phải có những nghiên cứu đa chiều, trong phạm vi bài luận văn này chỉ xin được đề cập đến một

Trang 16

nhân tố trong mối quan hệ hợp tác toàn diện này, đó chính là quá trình hợp tác kinh

tế toàn diện Trung Quốc – ASEAN trong 15 năm trở lại đây (2002 – 2017) (nói cách khác là quá trình tăng cường hợp tác giữa Trung Quốc và ASEAN trong lĩnh vực kinh tế trong 15 năm trở lại đây) Do khả năng nghiên cứu có nhiều hạn chế nên tác giả chỉ đề cập đến những tác phẩm mà tác giả có thể tiếp cận được

3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn

3.1 Mục đích của luận văn

Làm rõ quá trình thực hiện hợp tác kinh tế toàn diện giữa Trung Quốc và ASEAN trong 15 năm trở lại đây Trên cơ sở đó, luận văn bước đầu đánh giá những thành tựu đã đạt được, đồng thời chỉ ra những trở ngại và khó khăn còn tồn tại trong quá trình thực hiện hợp tác giữa các bên Từ những phân tích đó, luận văn sẽ nêu những cơ hội và thách thức nổi bật của cả hai phía trong việc thực hiện quá trình hợp tác kinh tế toàn diện 15 năm trở lại đây

3.2 Nhiệm vụ của luận văn

- Tổng quan mối quan hệ hợp tác kinh tế toàn diện giữa Trung Quốc và ASEAN trong giai đoạn từ năm 2002 đến năm 2017

- Đánh giá những thành tựu và chỉ ra những hạn chế của mối quan hệ Trung Quốc – ASEAN trong mối quan hệ hợp tác kinh tế toàn diện

- Đánh giá triển vọng trong hợp tác kinh tế toàn diện của Trung Quốc – ASEAN trong vòng 5 năm tới

4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu chính là quá trình 15 năm thực hiện hợp tác kinh tế toàn diện Trung Quốc – ASEAN (2002 – 2017)

Phạm vi nội dung nghiên cứu: Quan hệ hợp tác giữa ASEAN và Trung Quốc được thể hiện trên nhiều lĩnh vực khác nhau Tuy nhiên trong khuôn khổ của luận văn này, tác giả xin được tập trung nghiên cứu về mối quan hệ hợp tác của ASEAN và Trung Quốc trên lĩnh vực kinh tế Luận văn tập trung làm rõ thực trạng quá trình thực hiện hợp tác quan hệ kinh tế toàn diện Trung Quốc – ASEAN trong 15 năm trở lại đây Tiếp đến là tình hình hợp tác kinh tế song phương giữa Trung Quốc và từng nhóm

Trang 17

nước thành viên trong nhóm ASEAN Nêu lên những yếu tố chính tác động đến mối quan hệ hợp tác kinh tế này và triển vọng hợp tác giữa ASEAN và Trung Quốc

Phạm vi về không gian: Không gian nghiên cứu của luận văn là khu vực Đông Nam Á và Trung Quốc, nơi thế hiện quan hệ hợp tác của Trung Quốc và ASEAN

Phạm vi về thời gian: Trọng tâm nghiên cứu của đề tài là từ năm 2002 đến năm 2017

Lý do chọn mốc thời gian từ năm 2002:

Kể từ năm 1967 khi ASEAN được thành lập, mối quan hệ đối thoại giữa ASEAN và Trung Quốc được chính thức bắt đầu từ ngày 19 tháng 7 năm 1991 khi

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc tham dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 24 Kể từ khi thiết lập quan hệ đối thoại, hợp tác hai bên đã có những bước phát triển nhanh chóng và toàn diện trên tất cả các lĩnh vực về chính trị, kinh tế và văn hoá – xã hội Trải qua một quãng thời gian dài, hợp tác thương mại song phương của hai bên đã được nâng lên một tầm cao vào năm 2002 khi ―Hiệp định khung hợp tác kinh tế toàn diện Trung Quốc – ASEAN‖ được ký kết nhằm mục tiêu xây dựng được khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc – ASEAN (ACFTA) hoàn thiện vào năm 2010 Chính vì vậy, năm 2002 là cột mốc quan trọng trong quá trình hợp tác kinh tế toàn diện giữa Trung Quốc và ASEAN

5 Phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

Từ các nguồn tư liệu sưu tầm được, dựa trên cơ sở các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước về quan hệ hợp tác toàn diện giữa Trung Quốc và ASEAN, đặc biệt là trong lĩnh vực hợp tác kinh tế toàn diện, đề tài được phân tích dựa trên phương pháp tiếp cận tổng hợp của các ngành quan hệ quốc tế, sử học và kinh tế học

Các phương pháp được sử dụng trong luận văn là phương pháp tiếp cận đa phương và song phương, liên ngành khoa học xã hội và một số phương pháp nghiên cứu cụ thể như phương pháp nghiên cứu quốc tế, phương pháp lịch sử, phân tích, so sánh và phương pháp tác động, sử dụng triệt để hệ thống biểu đồ Trong đó phương pháp hợp tác quốc tế được sử dụng để nghiên cứu tình hình hợp tác giữa Trung Quốc và những nước thành viên trong nhóm ASEAN Phương pháp phân tích được

sử dụng chủ yếu để nghiên cứu đề tài, giới thiệu và phân tích mỗi quan hệ hợp tác kinh tế toàn diện giữa Trung Quốc và ASEAN Phương pháp lịch sử được sử dụng

Trang 18

để nghiên cứu những giá trị hợp tác song phương của hai bên trong quá khứ Phương pháp so sánh được sử dụng để so sánh các dữ liệu lịch sử về thương mại của Trung Quốc và ASEAN

6 Đóng góp của đề tài

Về mặt lý luận, luận văn hy vọng sẽ là minh chứng khẳng định thêm các xu hướng hợp tác kinh tế toàn diện trong vận động của lịch sử khu vực thời kỳ sau Chiến tranh Lạnh

Về thực tiễn, luận văn kỳ vọng đem lại cho người đọc thêm một nghiên cứu

về quan hệ hợp tác kinh tế toàn diện Trung Quốc – ASEAN từ 2002 đến 2017 Từ

đó, người đọc có thêm cơ sở để đánh giá nền kinh tế của Trung Quốc và khu vực ASEAN trong thời kì nền kinh tế thế giới có nhiều biến động

Thêm vào đó, luận văn cũng mong muốn đóng góp thêm nguồn tư liệu trong quá trình giảng dạy, học tập và nghiên cứu về quan hệ hợp tác kinh tế Trung Quốc – ASEAN trong giai đoạn 2002 – 2017 nói riêng và quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế ở khu vực nói chung

7 Nguồn tài liệu

Để hoàn thành luận văn này, luận văn sử dụng hai nguồn tài liệu cơ bản: + Nguồn tài liệu gốc là các văn kiện hợp tác giữa Trung Quốc và ASEAN; các bài phát biểu chính thức của lãnh đạo hai nước có nội dung liên quan đến đề tài nghiên cứu; các số liệu chính thức trong hợp tác trên các vực kinh tế toàn diện giữa Trung Quốc và ASEAN

+ Nguồn tài liệu thứ cấp là các các nghiên cứu của các học giả trong nước và quốc tế, các bài viết được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng có nội dung liên quan đến đề tài nghiên cứu

8 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận văn sẽ được trình bày theo bố cục sau:

- Chương 1: Cơ sở của mối quan hệ hợp tác kinh tế toàn diện giữa Trung Quốc và ASEAN trong 15 năm trở lại đây (2002 – 2017)

Chương này là cơ sở của bài nghiên cứu Dựa vào bối cảnh quốc tế, bối cảnh khu vực, cơ sở pháp lý và quy mô nền kinh tế cùng với tình hình thương mại song

Trang 19

phương giữa Trung Quốc và ASEAN để khái quát mối quan hệ hợp tác kinh tế toàn diện Trung Quốc – ASEAN

- Chương 2: Thực trạng 15 năm quan hệ hợp tác kinh tế toàn diện giữa Trung Quốc và ASEAN (2002 – 2017)

Đây là chương phân tích chính của bài nghiên cứu Đầu tiên, nhìn vào hiện trạng và những số liệu mới nhất về hợp tác song phương giữa hai bên trên những lĩnh vực chính là: xuất khẩu, nhập khẩu, thương mại dịch vụ, đầu tư, để tiến hành nghiên cứu Sau đó sẽ nói về mối quan hệ song phương giữa Trung Quốc và các nước trong khối ASEAN Dựa vào quy mô hợp tác với Trung Quốc thì các nước thành viên trong ASEAN được chia thành ba nhóm chính Nhóm đầu tiên là nhóm các nước phát triển trong khối ASEAN là Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Philippines và Brunei Đây là những nước có mối quan hệ thân thiết với Trung Quốc, hợp tác song phương giữa các nước này với Trung Quốc rất phát triển

Nhóm nước thứ hai gồm các nước CLMV trong khối ASEAN là Myanmar, Campuchia, Lào và Việt Nam Đây là nhóm nước vẫn đi theo hướng phát triển ngành nông nghiệp, hợp tác kinh tế, thương mại song phương giữa nhóm nước này với Trung Quốc còn nhiều hạn chế Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn đang tích cực khai thác đầu tư vào thị trường các nhóm nước này

- Chương 3: Đánh giá quá trình thực hiện quan hệ hợp tác kinh tế toàn diện giữa Trung Quốc – ASEAN và triển vọng

Dựa vào những cơ sở nghiên cứu về tình hình hợp tác kinh tế của các chương trước để làm nổi bật những thành tựu và khó khăn của việc hợp tác kinh tế toàn diện giữa Trung Quốc và ASEAN

Thông qua các chiến lược và chính sách phát triển hợp tác của Trung Quốc

và ASEAN để xác định được hướng hợp tác kinh tế toàn diện giữa hai bên trong 15 năm trở lại đây Dựa vào mối quan hệ đó để xác định những tác động của nó đến nền kinh tế Việt Nam trong thời kì này

Trang 20

PHẦN NỘI DUNG Chương 1: CƠ SỞ CỦA MỐI QUAN HỆ HỢP TÁC KINH TẾ TOÀN DIỆN GIỮA TRUNG QUỐC VÀ ASEAN TRONG 15 NĂM TRỞ LẠI ĐÂY (2002 - 2017)

1.1 Bối cảnh kinh tế thế giới và khu vực ASEAN 15 năm trở lại đây (2002 - 2017)

1.1.1 Bối cảnh thế giới

Xu thế phát triển của kinh tế thế giới trong 15 năm qua cho thấy nền kinh tế thế giới đang biến chuyển với tốc độ nhanh chóng, khoảng cách giữa tăng trưởng và suy thoái của các chu kỳ kinh tế đang được thu ngắn lại Các quy luật kinh tế chịu

sự tác động đan xen của nhiều yếu tố, nhiều chủ thể trở nên phức tạp và khó dự đoán hơn bao giờ hết Quá trình truyền dẫn giữa các nền kinh tế ngày càng được rút ngắn Giai đoạn phục hồi sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008 – 2009 kéo dài hơn

dự đoán Nhiều yếu tố rủi ro còn tiềm ẩn khiến nền kinh tế thế giới mặc dù tăng trưởng cao hơn mức kỳ vọng trong năm 2010 nhưng tốc độ tăng trưởng chỉ dần phục hồi trở lại vào năm 2012 Đến năm 2014, kinh tế thế giới có điểm sáng hơn khi những nỗ lực trong việc điều hành chính sách kinh tế của các quốc gia phần nào đạt được kết quả mong muốn, tuy nhiên cho đến năm 2016 tình hình kinh tế thế giới vẫn đi theo quỹ đạo tăng trưởng thấp do chịu nhiều áp lực từ nhiều vấn đề như sự biến động của giá dầu, sự sụt giảm thương mại và đầu tư toàn cầu, căng thẳng khu vực Cho đến năm 2017, tình hình hợp tác kinh tế trên toàn thế giới mới đồng loạt khởi sắc

Trong 15 năm từ năm 2002 đến năm 2017, tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới đã có nhiều biến động, giá trị tổng sản phẩm quốc gia (GDP) của toàn thế giới tính theo giá thực tế ước tính đạt 1,084,320 tỷ đô la Mỹ, gấp 3 lần tổng GDP giai đoạn 1990 – 2001.1

1 Theo số liệu tác giả tử tổng hợp từ trang web:

http://www.imf.org/external/datamapper/NGDPD@WEO/OEMDC/ADVEC/WEOWORLD/USA

Trang 21

Hình 1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới (2002 – 2017)

Trang 22

Nhật Bản trong năm 2012 là 4,4%, từ tháng 1 đến tháng 8 năm 2013, tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống còn 4,1% - con số tốt nhất so với các nền kinh tế phát triển lớn khác Ở các quốc gia có nền kinh tế đang phát triển, tình hình việc làm nhìn chung khá ổn định, nhưng một số nước vẫn duy trì mức thất nghiệp tương đối cao Mặc dù chiếm hơn 70% giá trị GDP của toàn thế giới nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nền kinh tế phát triển vẫn duy trì ở mức thấp và đang trong giai đoạn phục hồi Cụ thể, sự phục hồi kinh tế của Mỹ và Nhật Bản tiếp tục được củng cố nhưng vẫn đang đi trên con đường tăng trưởng thấp; tăng trưởng kinh tế của khu vực đồng Euro vẫn còn gặp nhiều khó khăn Từ năm 2013 đến năm 2015, kinh tế thế giới vẫn tiếp tục đi trên con đường suy thoái kinh tế của những năm trước, và hầu hết các tổ chức kinh tế quốc tế

đã không còn nhiều kỳ vọng vào việc tăng trưởng kinh tế thế giới trong những năm này Theo số liệu của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), tốc độ tăng trưởng kinh tế của Mỹ năm 2013 là 1,6%, thấp hơn 1,2 điểm phần trăm so với năm 2012, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản là 2%, tương tự như năm 2012, tốc độ tăng trưởng kinh tế khu vực đồng Euro năm 2013 là -0,4%.2

Từ những năm đầu của thế kỷ XXI, thương mại quốc tế gắn liền với xu hướng toàn cầu hóa kinh tế Toàn cầu hóa kinh tế là quá trình liên kết giữa các quốc gia trên thế giới về lĩnh vực kinh tế Nhờ có xu hướng toàn cầu hóa kinh tế, thương mại quốc tế phát triển nhanh chóng Từ năm 2002 đến nửa đầu năm 2008, thương mại quốc tế có tốc độ tăng trưởng nhanh chóng và khá đồng đều Đến năm 2009, thương mại quốc tế sụt giảm nhanh chóng đến mức âm do bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nhưng cũng đang có dấu hiệu phục hồi trở lại từ năm

2010 Trong năm 2014, thương mại quốc tế có dấu hiệu tiếp tục phục hồi nhẹ, xu hướng phục hồi được phân biệt rõ rệt Ở các nền kinh tế phát triển, tốc độ tăng trưởng của Mỹ và Anh tương đối mạnh, với con số khả quan lần lượt là 2,4% và 2,6%, còn nền kinh tế Nhật Bản dấu hiệu phục hồi vẫn còn rất ảm đạm với tốc độ tăng trưởng chỉ đạt 0,1% Bên cạnh dấu hiệu phục hồi của các nền kinh tế phát triển, dưới tác động kép của chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong và ngoài nước, thương mại

2 张宇燕,徐秀军, <2013 至 2014 年世界经济形势分析与展望>, < Phân tích triển vọng tình hình kinh tế thế giới từ năm 2013 đến năm 2014>,Tr.20

Trang 23

quốc tế của các nền kinh tế mới nổi đang dần chậm lại Theo thống kê của IMF, kinh tế thế giới tăng trưởng 3,8% trong năm 2014, tốc độ tăng trưởng không có dấu hiệu tăng vượt bậc so với năm 2013 Trong số đó, các nước phát triển tăng 1,8%, tăng 0,4 điểm phần trăm so với năm ngoái, tốc độ tăng trưởng của các thị trường mới nổi và các nước đang phát triển tăng 4,6%, giảm 0,4 điểm phần trăm Tuy nhiên đến năm 2016, do sự biến động của thị trường tiền tệ, giá cả hàng hóa đi xuống, nhu cầu bên ngoài suy giảm, kỳ vọng của các nền kinh tế mới nổi vào chính sách nới lỏng tiền tế của các nền kinh tế phát triển đã không còn nhiều hi vọng cũng

đã góp phần làm suy thoái kinh tế hơn nữa nên mức tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2016 chạm mức thấp nhất kể từ năm 2010 đến nay.3

Hình 2: Giá trị nhập siêu hàng hóa và dịch vụ của thế giới (2000 – 2016) (%)

Nguồn: International Monetary Fund World Economic Outlook (2000 – 2014: IMF

WEO Oct 2016; 2015 – 2016: IMF WEO Jan 2017)

Theo số liệu thống kê của IMF, 6 tháng đầu năm 2013 kim ngạch xuất khẩu hàng hóa toàn cầu (FOB) đạt 9,07 nghìn tỷ đô la Mỹ, tăng 0,4% so với cùng kỳ và kim ngạch nhập khẩu (CIF) đạt 9,06 nghìn tỷ đô la Mỹ, giảm -0,3% so với cùng kỳ năm trước So với các nền kinh tế phát triển, hiệu suất thương mại giữa các nền kinh

3 <世界经济贸易形势>, 2015-05-05, <Tình hình kinh tế, thương mại thế giới>

http://zhs.mofcom.gov.cn/article/Nocategory/201505/20150500961830.shtml

Trang 24

tế mới nổi phát triển tốt hơn, nhưng vẫn duy trì ở mức thấp Trong nửa đầu năm

2013, kim ngạch xuất khẩu các nền kinh tế mới nổi đạt 3,86 nghìn tỷ đô la Mỹ, tăng 1% so với cùng kỳ, và kim ngạch nhập khẩu là 3,59 nghìn tỷ đô la Mỹ, tăng 3,5%

so với cùng kỳ Các yếu tố kinh tế tiêu cực như suy thoái kinh tế châu Âu và sự tăng trưởng kinh tế chậm chạp của các nền kinh tế mới nổi đã tác động lớn hơn đến thương mại quốc tế Bên cạnh đó, chủ nghĩa bảo hộ thương mại vẫn là một yếu tố không thể bỏ qua, và hình thức bảo hộ thương mại đang ngày càng trở nên tinh vi hơn Theo Báo cáo cảnh báo thương mại toàn cầu do Viện Nghiên cứu chính sách kinh tế của Anh (CEPR) đưa ra cho thấy từ tháng 11 năm 2008 đến tháng 9 năm

2013 đã có 3784 biện pháp bảo hộ thương mại toàn cầu, bao gồm 891 biện pháp bảo

hộ thương mại không công bằng; từ tháng 6 năm 2012 đến tháng 9 năm 2013 đã có thêm 1354 các biện pháp bảo hộ thương mại toàn cầu mới, trong đó các biện pháp bảo hộ thương mại không công bằng đã được thực hiện 254 mục Theo tính toán của tổ chức thương mại Thế giới (WTO), các biện pháp bảo hộ thương mại được thông qua bởi nhóm các nước G20 trong tháng 10 năm 2008 có thể có tác dụng ức chế 3% đối với thương mại thế giới.4

Về đầu tư quốc tế, nhìn chung, dòng vốn FDI trên thế giới trong những năm gần đây đã thể hiện một số đặc điểm nổi bật sau đây: Thứ nhất, lưu lượng FDI toàn cầu đã phục hồi đều đặn, giữ chung nhịp độ với sự phục hồi kinh tế toàn cầu Thứ hai, quy mô lưu lượng FDI ở các nước đang phát triển lớn hơn so với các nước phát triển, đặc biệt là ở khu vực châu Á Thái Bình Dương nơi tập trung nhiểu các nền kinh tế mới nổi và các nước đang phát triển Thứ ba, xếp hạng FDI toàn cầu vẫn tương đối ổn định

Từ năm 2002 đến năm 2008, đầu tư quốc tế tiếp tục tăng mạnh, vượt qua tốc

độ tăng trưởng kinh tế thế giới và thương mại quốc tế Quy mô của các dòng vốn và dòng chảy FDI của các khu vực kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ Năm 2007 tổng dòng vốn chảy vào Mỹ đạt 212,95 tỷ đô la Mỹ (tăng gấp 2,72 lần năm 2001), tổng dòng vốn vào EU đạt 162,90 tỷ đô la Mỹ (tăng gấp 2,14 lần năm 2001) và tổng dòng vốn

4 张宇燕,徐秀军, <2013 至 2014 年世界经济形势分析与展望>, < Phân tích triển vọng tình hình kinh tế thế giới từ năm 2013 đến năm 2014>,Tr.21

Trang 25

vào các nước đang phát triển đạt 166,62 tỷ đô la Mỹ (gấp 9,11 lần năm 2001) Về dòng vốn ra, năm 2007, dòng vốn ra của Mỹ tăng gấp 3,85 lần năm 2001, tương tự mức tăng 3,19 và 12,61 lần của EU và nhóm các nước đang phát triển Tuy nhiên đến cuối năm 2008, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, các dòng vốn và dòng chảy FDI của các khu vực kinh tế sụt giảm nhanh chóng Theo thổng

kê của Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD), dòng vốn FDI toàn cầu đã sụt giảm 54% Đến năm 2010 đầu tư quốc tế đã có dấu hiệu phục hồi nhưng chưa đồng đều.5

Hình 3: Dòng vốn FDI của thế giời (2005 – 2016)

Nguồn: OECD data.oecd.org/fdi/fdi-flows.htm#indicator-chart

Theo thống kê của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), dòng vốn FDI toàn cầu năm 2011 đạt 153,26 tỷ đô la Mỹ, tuy nhiên sang đến hai năm tiếp theo dòng vốn FDI lại trên đà sụt giảm nhẹ Trong năm 2014, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ rút khỏi chính sách nới lỏng định lượng (QE), làm biến động thị trường tài chính toàn cầu càng thêm trầm trọng, tuy nhiên lưu lượng FDI toàn cầu vẫn duy trì đà tăng trưởng ổn định Báo cáo đầu tư toàn cầu năm 2014 của UNCTAD cho thấy FDI toàn cầu đã đảo ngược xu hướng giảm trong năm 2012 và năm 2013 Đến năm 2015 dòng vốn FDI toàn cầu tiếp tục tăng đạt 163,19 tỷ đô la

5 Hội nghị Liên Hợp Quốc về phát triển thương mại, <2015 年世界投资报告>, <Báo cáo tình hình đầu tư quốc tế năm 2015>

Trang 26

Mỹ Sau khi tăng vào năm 2015, các dòng FDI toàn cầu đã mất đà tăng trưởng vào năm 2016 Điều đó cho thấy xu hướng đầu tư quốc tế sẽ vẫn gặp nhiều khó khăn trên con đường phục hồi.6

Bên cạnh những biến động của dòng vốn FDI toàn cầu, dưới nền tảng của các doanh nghiệp nhà nước, các công ty đa quốc gia tăng trưởng nhanh hơn Theo

số liệu thống kê của UNCTAD, vào đầu năm 2014, trên thế giới có ít nhất 550 công

ty đa quốc gia và hơn 15000 công ty con ở nước ngoài, với tổng khối tài sản nước ngoài hơn 2 nghìn tỷ đô la Mỹ Các công ty đa quốc gia thuộc các nền kinh tế đang phát triển có xu hướng mở rộng và chuyển tiếp nhanh hơn so với các công ty thuộc các nền kinh tế phát triến Một số nước châu Âu, như Đan Mạch, Pháp, Đức và BRIC, đều có ảnh hưởng quan trọng đối với các công ty đa quốc gia Các công ty đa quốc gia thuộc sở hữu nhà nước thường đầu tư vào các ngành công nghiệp thâm dụng vốn và theo đuổi các ngành độc quyền như nguồn năng lượng, cơ sở hạ tầng, tiện ích công cộng và dịch vụ tài chính Sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, dòng vốn FDI của các công ty đa quốc gia giảm dần theo năm và bắt đầu xoay chiểu vào năm 2013, chủ yếu là do sự gia tăng đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước ở nước ngoài tại Trung Quốc và Nga.7

Tại thời điểm xu hướng đầu tư quốc tế còn gặp nhiều vấn đề thì Trung Quốc

đã nổi lên như một cường quốc có số vốn đầu tư ra nước ngoài lớn Theo số liệu được cung cấp từ UNCTAD, đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc đang phát triển nhanh chóng Năm 2014, số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài mới của Trung Quốc đạt 102,9 tỷ đô la Mỹ, tăng 14,1% so với cùng kỳ năm ngoái, tiếp tục duy trì

vị trí quốc gia có số vốn đầu tư ra nước ngoài lớn thứ ba trên thế giới Lĩnh vực năng lượng và khoáng sản tiếp tục là những lĩnh vực trọng điểm của đầu tư Các nhà đầu tư Trung Quốc đã đầu tư vào 5402 doanh nghiệp nước ngoài ở 153 quốc gia và vùng lãnh thổ, với tổng số vốn lên đến 633,2 tỷ đô la Mỹ Từ tháng 1 đến tháng 11

Trang 27

năm 2014, Trung Quốc đã đầu tư vào 7 nền kinh tế lớn bao gồm: Hong Kong, ASEAN, Liên minh châu Âu, Úc, Hoa Kỳ và Nga với số vốn đầu tư đạt 67,16 tỷ đô

la Mỹ, chiếm 74,8% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc Vốn đầu

tư của Trung Quốc tại Hong Kong, tăng 13,3%; đầu tư vào EU và Nhật Bản lần lượt tăng 195% và 80% Đối với Mỹ, Trung Quốc đầu tư số vốn lên đến 4,64 tỷ đô la

Mỹ, tăng 27,1%; với Úc và ASEAN số vốn đầu tư của Trung Quốc lần lượt tăng 29,8% và 3,8% so với cùng kỳ Bị ảnh hưởng bởi các dự án lớn trong năm trước, đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Nga giảm 76,7% Trong năm 2016 số vốn đầu

tư ra nước ngoài của Trung Quốc đạt 183 tỷ đô la Mỹ, tăng 44% so với cùng kỳ năm 2015 Con số đó đã đưa Trung Quốc trở thành quốc gia có số vốn đầu tư ra nước ngoài cao thứ hai thế giới sau Hoa Kỳ.8

Theo con số thống kê của Bộ Thương mại Trung Quốc, trong năm 2014, cả thế giới có 23778 doanh nghiệp mới được thành lập để thực hiện đầu tư nước ngoài tại Trung Quốc, tăng 4,4% so với cùng kỳ, số vốn nước ngoài thực tế sử dụng lên đến 119,56 tỷ đô la Mỹ, tăng 1,7% Trong tháng 12, đã có 2482 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mới được thành lập, tăng 6,1% so với cùng kỳ, và thực tế sử dụng vốn đầu tư nước ngoài đạt 13,32 tỷ đô la Mỹ, tăng 10,3% Số vốn đầu tư nước ngoài được sử dụng trong ngành dịch vụ đạt 66,24 tỷ đô la Mỹ, tăng 7,8% Trong những năm gần đây, các quốc gia và khu vực lớn luôn duy trì số vốn đầu tư ổn định

ở Trung Quốc Mười quốc gia và khu vực hàng đầu, bao gồm Hong Kong, Singapore, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Đức, Anh, Pháp và Hà Lan, đã đầu tư 112,59 tỷ đô la Mỹ vào Trung Quốc.9

Có thể thấy, 15 năm trở lại đây, kinh tế thế giới có nhiều biến động dẫn đến tình hình hợp tác kinh tế giữa các khu vực và quốc gia có nhiều diễn biến nhanh chóng và phức tạp, tạo nhiều chi phối cho quan hệ kinh tế quốc tế

Trang 28

1.1.2 Bối cảnh khu vực

Cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997 đã gây ảnh hưởng nặng nề đến tình hình phát triển kinh tế của các quốc gia trong khu vực ASEAN Ba năm tiếp theo, do chịu ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng cùng với những thảm họa thiên nhiên liên tiếp kéo đến khu vực Đông Nam Á nên quá trình phục hồi kinh

tế của các quốc gia khu vực ASEAN trở nên khó khăn hơn bao giờ hết Chính vì lý

do đó, ASEAN đã tăng cường hợp tác và liên kết kinh tế với các tổ chức và các quốc gia lớn trên thế giới nhằm giúp đỡ nhau thoát khỏi tình trạng kinh tế trì trệ Đồng thời ASEAN cũng nhận thấy được tầm quan trọng của việc hợp tác với Trung Quốc trong lĩnh vực kinh tế Nếu hai bên bắt tay cùng hỗ trợ lẫn nhau thì nền kinh

tế của mỗi bên đều phát triển hơn ASEAN sẽ có thêm nguồn lực để thoát khỏi cuộc khủng hoảng Còn Trung Quốc sẽ có cơ hội thể hiện với thế giới mình là một nước lớn có khả năng chi phối các nước trong khu vực Dựa vào hợp tác kinh tế với khu vực ASEAN để Trung Quốc thúc đẩy quan hệ chính trị nhằm giải quyết các tồn tại trong mối quan hệ của Trung Quốc với khu vực, lấy hợp tác kinh tế khu vực xung quanh Trung Quốc làm bàn đạp để Trung Quốc ―đi ra thế giới‖

Từ năm 2002, nền kinh tế khu vực ASEAN đã bước đầu thoát khỏi tình trạng trì trệ với mức tăng trưởng kinh tế đạt con số khả quan là 3,7% trong đó Thái Lan

và Việt Nam đạt 6%, Indonesia đạt 4,5%, Singapore là 4,2%.10 Những con số đó đã khẳng định nhờ sự nỗ lực của từng quốc gia thành viên trong việc thúc đẩy hợp tác kinh tế khu vực và thế giới đã đưa ASEAN thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh

tế Nền kinh tế ASEAN tăng trưởng với tốc độ ổn định cho đến cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới cuối năm 2008 ập đến làm cả thế giới lao đao, nền kinh tế của các cường quốc trên thế giới cũng đi vào giai đoạn suy thoái nghiêm trọng Mặc dù nền kinh tế ASEAN cũng không nằm ngoài quỹ đạo ấy, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng của khu vực không bị sụt giảm quá nghiêm trọng Hơn thế nữa, bắt đầu từ năm 2002, ASEAN đã càng nhận thấy thêm sự phát triển mạnh mẽ Trung Quốc và xác định được tầm quan trọng của liên kết kinh tế Trung Quốc – ASEAN nên tháng 11 năm

10 <世界经济贸易形势>, 2015-05-05, <Tình hình kinh tế, thương mại thế giới>

Trang 29

2002 ASEAN và Trung Quốc đã tiến hành ký kết Hiệp định khung về hợp tác kinh

tế toàn diện Hiệp định này chính là cơ sở cho hai bên tiếp tục tiến hành đàm phán

và ký kết thêm nhiều hiệp định hợp tác nữa trong tương lai, nhằm đưa nền kinh tế ASEAN và Trung Quốc thêm vững mạnh và phát triển hơn nữa

Cùng với quan hệ kinh tế quốc tế, xu thế phát triển kinh tế khu vực và hợp tác khu vực trong 15 năm trở lại đây cũng rất phát triển nhưng cũng vẫn còn rất nhiều thách thức nên đòi hỏi các nước trong khu vực ASEAN cần điều chỉnh các chính sách hợp tác kinh tế cho phù hợp hơn với hợp tác kinh tế khu vực và toàn thế giới

1.2 Cơ sở pháp lý của hợp tác kinh tế toàn diện Trung Quốc – ASEAN (2002 – 2017)

Nhằm thúc đẩy, củng cố mối quan hệ hợp tác kinh tế giữa Trung Quốc và ASEAN với tinh thần đưa nền kinh tế Trung Quốc và ASEAN cùng phát triển và thịnh vượng, tại Hội nghị cấp cao ASEAN – Trung Quốc diễn ra tại Campuchia vào tháng 11 năm 2002, các nhà lãnh đạo các nước trong khu vực ASEAN và Trung Quốc đã tiến hành ký kết Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN – Trung Quốc tạo cơ sở pháp lý cho ASEAN và Trung Quốc tiến hành đàm phán và

kí kết các hiệp định hợp tác kinh tế khác, cụ thể như sau:

- Tháng 11 năm 2004, Trung Quốc và ASEAN tiến hành kí kết Hiệp định về Thương mại Hàng hóa

- Tháng 7 năm 2007, tiến hành kí kết Hiệp định về Thương mại Dịch vụ

- Tháng 8 năm 2009, kí kết Hiệp định Đầu tư

Tất cả những hiệp định được kí kết giữa hai bên đều là bước tiền đề dẫn tới việc thành lập Khu vực Mậu dịch tự do Trung Quốc – ASEAN (ACFTA) vào ngày

1 tháng 1 năm 2010

Trong bản Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện, ASEAN và Trung Quốc khẳng định: ―Mong muốn giảm thiểu các rào cản thương mại và làm sâu sắc hơn mối liên kết kinh tế giữa các Bên, giảm chi phí, tăng thương mại và đầu tư nội vùng, tăng hiệu quả kinh tế và tạo ra một thị trường rộng hơn với các cơ hội lớn hơn,

và tối ưu hoá hiệu quả kinh tế theo qui mô cho thương mại giữa các Bên, mở rộng

Trang 30

tính hấp dẫn của các Bên để thu hút vốn và nhân tài‖.11 Hai bên tin tưởng rằng việc xúc tiến thiết lập một khu vực thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc sẽ tạo ra mối quan hệ hợp tác, gắn kết chặt chẽ, giúp cho kinh tế khu vực nói chung, các nước ASEAN nói riêng cùng với Trung Quốc ổn định và phát triển

Với nhận thức như vậy, ASEAN và Trung Quốc thỏa thuận các mục tiêu hợp tác trong khuôn khổ của Hiệp định là tăng cường và mở rộng hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa ASEAN và Trung Quốc Tích cực tự do xúc tiến thương mại hàng hoá và dịch vụ Cùng nhau khai thác các lĩnh vực mới và thiết lập các biện pháp thích hợp cho hợp tác kinh tế chắt chẽ hơn giữa các bên, và tạo thuận lợi cho hội nhập kinh tế có hiệu quả hơn của các nước thành viên mới của ASEAN và tạo nhịp cầu thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các bên.12

Cũng trong Hiệp định đó, ASEAN và Trung Quốc đã cùng nhau thỏa thuận

và đàm phán nhằm thiết lập Khu vực Mậu dịch tự do Trung Quốc – ASEAN (ACFTA) trong vòng 15 năm thông qua những biện pháp hợp tác kinh tế như: loại

bỏ thuế và hàng rào phi thuế quan trong thương mại hàng hóa; hầu hết các lĩnh vực hợp tác đều tiến tới tự do hóa thương mại dịch vụ; trong khuôn khổ FTA, các bên cùng nhau thiết lập cơ chế đầu tư cạnh tranh và mở cửa nhằm thúc đẩy đầu tư; với các thành viên mới của ASEAN cần thực hiện các cách ứng xử đặc biêt và mềm dẻo; đối với khu vực nhạy cảm trong lĩnh vực hàng hóa, đầu tư và dịch vụ các bên cần thỏa thuận mềm dẻo và linh hoạt dựa trên nguyên tắc hợp tác đôi bên cùng có lợi; cùng nhau tiến hành các biện pháp giúp đầu tư và thương mại hiệu quả hơn như đơn giản hóa thủ tục hải quan và thỏa thuận công nhận lẫn nhau; thúc đẩy và phát triển hợp tác ASEAN – Trung Quốc trên các lĩnh vực khác nhằm làm gắn bó thêm liên kết thương mại và đầu tư giữa các bên

Tóm lại, Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện giữa Trung Quốc và ASEAN được ký kết nhằm thể hiện mong muốn tăng cường các mối quan hệ kinh

tế chặt chẽ hơn trong thế kỉ XXI của các nhà lãnh đạo các nước khu vực ASEAN và lãnh đạo Trung Quốc

Trang 31

Từ cuối năm 2002 đến năm 2017 là khoảng thời gian Trung Quốc và ASEAN tích cực thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực và hai bên đã đạt được nhiều thành quả đáng ghi nhận Sau khi kí kết Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện vào tháng 11 năm 2002, tháng 10 năm 2003 tại đảo Bali – Indonesia , hai bên

đã bắt tay kí kết ―Tuyên bố chung về hợp tác chiến lược vì hòa bình và thịnh vượng‖ nhằm đi đến quyết định thiết lập mối quan hệ đối tác chiến lược Trên cơ sở Hiệp định khung Hợp tác kinh tế toàn diện, năm 2004, Trung Quốc và ASEAN đã tiến hành ký Hiệp định về Thương mại hàng hóa, thiết lập giai đoạn khởi động của Khu vực Mậu dịch tự do Trung Quốc – ASEAN (ACFTA) Vào tháng 7 năm 2005, Hiệp định về Thương mại hàng hóa bắt đầu được đi vào thực hiện với hơn 7000 mặt hàng được cắt giảm thuế Trong năm 2007, hai bên đã tiến hành ký kết Hiệp định Thương mại dịch vụ Đến năm 2009, tiếp tục tiến hành ký kết Hiệp định Đầu tư Đến ngày 1 tháng 1 năm 2010, Khu vực Mậu dịch tự do Trung Quốc – ASEAN (ACFTA) chính thức được thành lập, trở thành nền tảng của hợp tác kinh tế và thương mại song phương giữa Trung Quốc và ASEAN, bức tường thương mại song phương đã được loại bỏ, kim ngạch thương mại song phương tăng 37,45%.13

ACFTA bao gồm 1,9 tỷ người, có tổng sản lượng quốc gia đạt 6 nghìn tỷ đô la Mỹ,

và khối lượng thương mại đạt 4,5 nghìn tỷ đô la.14

Đây là khu thương mại tự do đầu tiên do Trung Quốc đàm phán, kí kết và là khu vực thương mại tự do lớn nhất cùa các nước đang phát triển

Để nâng cao hơn nữa mức độ gắn kết của việc hợp tác kinh tế và thương mại song phương giữa hai bên, Trung Quốc và ASEAN đã tiến hành đàm phán và đi đến thống nhất nâng cấp ACFTA vào năm 2014 Ngày 21 tháng 11 năm 2015, thỏa thuận nâng cấp được tiến hành ký kết điều này hứa hẹn mang đến sự ổn định và phát triển hơn nữa trong quan hệ kinh tế, thương mại song phương giữa Trung Quốc

và ASEAN Hiện nay, Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của

Trang 32

ASEAN Bên cạnh đó, ASEAN cũng đã trở thành thị trường xuất khẩu lớn thứ tư, đối tác thương mại lớn thứ ba sau Liên minh Châu Âu và Hoa Kỳ và là nguồn nhập khẩu lớn thứ hai của Trung Quốc

Trong 15 năm trở lại đây, kim ngạch thương mại song phương giữa hai bên đều tăng ở mức ổn định qua từng năm, trừ năm 2009 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu Đặc biệt trong năm 2003 và 2010, tốc độ tăng trưởng lần lượt đạt 42,85% và 37,49% Kể từ khi ACFTA được thành lập và đi vào hoạt động, theo cơ sở dữ liệu được thống kê của Trung Quốc về phát triển kinh tế và xã hội, kim ngạch thương mại song phương giữa Trung Quốc và ASEAN đạt 480,39 tỷ đô

la Mỹ vào năm 2014, gấp hơn 8,8 lần kim ngạch thương mại song phương trong năm 2002 Tính đến tháng 12 năm 2015, kim ngạch thương mại song phương đã đạt 472,15 tỷ đô la Mỹ, giảm 1,7% so với năm 2014.15

Trang 33

Tiểu kết

Quan hệ hợp tác kinh tế toàn diện Trung Quốc – ASEAN được hình thành và phát triển trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới và khu vực có nhiều biến động Chính điều này buộc các nước phải tăng cường hợp tác liên kết với nhau để cùng nhau vượt qua những thách thức Trên thực tế, quan hệ hợp tác kinh tế toàn diện giữa Trung Quốc và ASEAN đã được triển khai và thực hiện đạt được nhiều kết quả cao

Về phía Trung Quốc, trong 15 năm trở lại đây, Trung Quốc đang có nhiều cơ hội lớn để thể hiện vị thế và nâng cao ảnh hưởng của mình với các nước khu vực ASEAN Khi hai bên bắt tay hợp tác kinh tế toàn diện thì các quốc gia khu vực ASEAN sẽ bị phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc Trung Quốc càng bước gần đến vị trí trở thành nền kinh tế độc tôn trên thế giới Đồng thời thu hút được nhiều nguồn nhân lực chất lượng cao tại khu vực ASEAN nhằm đóng góp vào sự phát triển kinh

tế của quốc gia này

Về phía ASEAN, việc thúc đẩy hợp tác kinh tế toàn diện với Trung Quốc trong bối cảnh nền kinh tế thế giới và khu vực gặp nhiều trở ngại đã giúp các nước khu vực ASEAN có những điều kiện thuận lợi để mở rộng thị trường, xóa bỏ các rào cản thương mại và dỡ bỏ hàng ráo thuế quan nhằm đưa các mặt hàng sản xuất từ khu vực ASEAN ra thị trường thế giới Đồng thời thu hút được mạnh mẽ những nguồn đầu tư từ những quốc gia lớn trên thế giới

Trang 34

Chương 2: THỰC TRẠNG QUAN HỆ HỢP TÁC KINH TẾ TOÀN DIỆN GIỮA TRUNG QUỐC VÀ ASEAN TRONG 15 NĂM QUA (2002 – 2017) 2.1 Hiện trạng

15 năm trở lại đây, nền kinh tế của các nước ASEAN phát triển rất ổn định Hiện nay, Trung Quốc và ASEAN đã thỏa thuận thông qua ―Kế hoạch tổng thể và kết nối ASEAN năm 2025‖ (MPAC 2025) và sáng kiến ―Vành đai và con đường‖ của Trung Quốc Việc thúc đẩy chiến lược ―Vành đai và con đường‖ và kế hoạch MPAC 2025 đã mở rộng hơn nữa không gian hợp tác giữa Trung Quốc và ASEAN Chiến lược xây dựng ―Vành đai và con đường‖ được chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đưa ra trong chuyến thăm Trung Á và Đông Nam Á vào tháng 9, 10 năm 2013

và đang được Trung Quốc tích cực triển khai Chiến lược này được hình thành trong bối cảnh hội nhập, liên kết quốc tế và hợp tác khu vực đang diễn ra mạnh mẽ Với mục tiêu thúc đẩy giao lưu và hợp tác hữu nghị theo phương châm ―chung sống hài hòa, hợp tác cùng thắng‖, Trung Quốc thực hiện chiến lược này nhằm giúp Trung Quốc và các nước trong khối ASEAN ―cùng hưởng cơ hội, cùng đối đầu với thử thách, cùng phát triển, cùng phồn vinh‖ Trung Quốc xác định, chiến lược ―Vành đai và con đường‖ gồm 5 trục liên kết chính là thương mại, giao thông, chính sách, tài chính và cộng đồng‖ trong đó hợp tác thương mại và giao thông là liên kết mà Trung Quốc đặt nền tảng làm bàn đạp giúp Trung Quốc thực hiện ước mơ trở thành cường quốc số một thế giới của mình Theo đó, Trung Quốc tập trung giải quyết những vấn đề về thuận lợi hóa hợp tác thương mại, xóa bỏ những rào cản thương mại và đầu tư, xây dựng một không gian hợp tác kinh tế, thương mại hấp dẫn giữa các nước và trong khu vực đặc biệt là khu vực ASEAN Trung Quốc tích cực cùng với các quốc gia và khu vực trên tuyến ―Vành đai và con đường‖ thảo luận xây dựng và phát triển ACFTA, nâng cao tính minh bạch của các hoạt động thương mại

có tính kỹ thuật cao, nâng cao mức độ thuận lợi hóa, tự do hóa thương mại Cùng với hợp tác thương mại, Trung Quốc cũng mở rộng lĩnh vực đầu tư song phương trong nhiều lĩnh vực nông nghiệp, máy móc công nghiệp, điện tử, khai thác tài nguyên năng lượng truyển thống như than đá, dầu khí, khoáng sản,…tạo ra tiềm năng hợp tác song phương giữa hai bên Điều này không chỉ mang lại lợi ích cho

Trang 35

Trung Quốc mà còn mang lại lợi ích cho cả thế giới, hơn nữa còn là cơ hội mới để các nước khu vực ASEAN phát triển kinh tế thịnh vượng hơn Tại các hội nghị Thượng đỉnh cấp cao ASEAN, Trung Quốc đều đẩy mạnh quảng bá lợi thế hợp tác kinh tế toàn diện giữa Trung Quốc và khu vực ASEAN nhằm nhận được sự ủng hộ

và tham gia của các nước thành viên ASEAN

Ở khu vực ASEAN, Trung Quốc đang thực hiện một số những công trình trong sáng kiến ―Vành đai và con đường‖ như: Tuyến đường sắt nối liến Viêng Chăn (Lào) – Vân Nam năm 2020; Đường ray xe lửa dài 7000 km từ Singapore đến Côn Mình; tuyến tàu du lịch "Vành đai và Con đường" đầu tiên vừa xây dựng xong tại tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc) gần đây, sẽ nối liền Trung Quốc với các thành phố

du lịch của các nước Đông Nam Á Điều này sẽ đem lại nhiều động lực mới, giúp phát triển ngành du lịch của các nước khu vực ASEAN Trung Quốc gọi đây là Vạn

lý Trường Thành của khu vực Châu á, nhằm thể hiện rõ tham vọng bành chướng của Trung Quốc tại đây

Bên cạnh chiến lược ―Vành đai và con đường‖ của Trung Quốc, MPAC 2025 cũng đang được ASEAN tích cực thực hiện, được thông qua vào ngày 6 tháng 9 năm 2016, ―MPAC 2025 tập trung vào các lĩnh vực chiến lược: duy trì, phát triển

cơ sở hạ tầng bền vững; đổi mới kỹ thuật số, quản lý xuất nhập khẩu Về mặt phát triển cơ sở hạ tầng bền vững, ASEAN cần ít nhất 110 tỷ đô la Mỹ đầu tư cho cơ sở

hạ tầng mỗi năm để hỗ trợ tăng trưởng trong tương lai‖.16 MPAC2025 được thiết lập nhằm mục đích giúp các nhà đầu tư nắm bắt cơ hội đầu tư trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng bền vững bằng cách cải thiện việc chuẩn bị dự án, nâng cao năng suất cơ sở hạ tầng và hỗ trợ các đô thị phát triển bền vững ―Về mặt đổi mới

kỹ thuật số, ước tính giá trị của công nghệ kỹ thuật số của ASEAN sẽ đạt 625 tỷ đô

la Mỹ vào năm 2030 Do đó, cần thiết lập một hệ thống quy định hỗ trợ cho các dịch vụ kỹ thuật số và xây dựng một nền tảng mở dựa trên công nghệ kỹ thuật số để các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể sử dụng những công nghệ này tốt hơn Về quản

lý xuất nhập khẩu, các nước thành viên ASEAN đã giảm thuế với mức thấp nhất với nhiều mặt hàng để mang lại lợi ích cho người tiêu dùng MPAC 2025 tập trung vào

16 <东盟发布互联互通总体规划 2025>, < Kế hoạch tổng thể và kết nối ASEAN năm 2025>

http://iefi.mof.gov.cn/pdlb/wmkzg/201609/t20160914_2417321.html

Trang 36

thống nhất các tiêu chuẩn, chứng nhận lẫn nhau, chuẩn hóa công nghệ và xử lý các biện pháp phi thuế quan trong thương mại‖.17 Để xây dựng MPAC 2025 phát triển một cách thuận lợi, ASEAN sẽ cần rất nhiều sự hỗ trợ từ phía Trung Quốc

Năm 2017 là năm kỷ niệm 50 năm thành lập ASEAN đồng thời cũng là năm

kỷ niệm 15 năm thực hiện quan hệ hợp tác kinh tế toàn diện giữa Trung Quốc và ASEAN Hai bên cần tận dụng cơ hội này để làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác song phương trong lĩnh vực kinh tế thương mại và đầu tư đồng thời nắm bắt thời cơ và tạo thêm nhiều cơ hội hơn trong quan hệ hợp tác nhằm hướng đến sự phát triển thịnh vượng, hòa bình trong khu vực Quan hệ hợp tác kinh tế toàn diện giữa Trung Quốc và ASEAN không ngừng được phát triển, hai bên đã đạt được nhiều thành tựu hợp tác trên các lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa, thương mại dịch vụ và đầu tư

2.1.1 Quan hệ hợp tác thương mại hàng hóa

Đối với hợp tác thương mại hàng hóa, ASEAN chính là khu vực trọng điểm

mà Trung Quốc hướng đến Theo số liệu của Cục Hải quan Trung Quốc, năm 2017 kim ngạch thương mại song phương giữa Trung Quốc và ASEAN đạt 514.8 tỷ đô la

Mỹ, tăng 13,8% so với cùng kỳ năm ngoái Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa từ Trung Quốc sang ASEAN đạt 279.1 tỷ đô la Mỹ, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đạt 235.7 tỷ đô la Mỹ, lần lượt tăng 9% và 20% so với cùng kỳ năm ngoái.18

Đối với ASEAN, Trung Quốc chính là thị trường xuất khẩu và nguồn nhập khẩu lớn nhất Sau khi Hiệp định thương mại hàng hóa giữa Trung Quốc và ASEAN được ký kết vào tháng 11 năm 2004 và có hiệu lực từ tháng 7 năm 2005, thương mại xuất nhập khẩu hàng hóa giữa hai bên luôn duy trì tốc độ tăng trưởng cao Năm 2005, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa từ Trung Quốc sang ASEAN đạt 55,37 tỷ đô la Mỹ, tăng 29,1% so với năm 2004; kim ngạch nhập khẩu đạt 75 tỷ đô

Trang 37

Theo các điều khoản của Hiệp định thương mại hàng hóa, từ năm 2005 đến năm 2015, Trung Quốc áp dụng miễn thuế đối với hơn 91,5% sản phẩm của 10 nước ASEAN, mức thuế trung bình của ASEAN sẽ giảm từ 9,8% xuống 0,1%; đồng thời đối với 6 thành viên đầu tiên của ASEAN (Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan) thực hiện thuế suất 0% trên 90% sản phẩm, 4 thành viên mới của ASEAN (Việt Nam, Lào, Cambuchia và Myanmar) vào năm

2015 sẽ đạt được mục tiêu này Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc xúc tiến mở rộng xuất khẩu sang ASEAN của các doanh nghiệp Trung Quốc.20

Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Trung Quốc và ASEAN tăng nhanh từ năm

2010 đến năm 2017, chỉ có năm 2016 vì có sự biến động của thị trường tiền tệ, giá

cả hàng hóa và nhu cầu nhập khẩu của các nước đang phát triển trong ASEAN giảm sút nên kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Trung Quốc và ASEAN bị sụt giảm nghiêm trọng nhưng đến năm 2017 đã lấy lại được ổn định (Xem biểu đồ 5)

Hình 5: Kim ngạch xuất nhập khẩu Trung Quốc – ASEAN (2010 – 2017) (tỷ

đô la Mỹ)

Nguồn: Số liệu tác giả tự tổng hợp từ website của Bộ Thương mại Trung Quốc

Trung Quốc tập trung thúc đẩy mối quan hệ thương mại hàng hóa với các nước Malaysia, Singapore, Indonesia, Thái Lan, Việt Nam và Brunei trong khối ASEAN Từ năm 2002 đến năm 2015, kim ngạch thương mại của 6 quốc gia

20 Agreement on Trade in Goods of the Framework Agreement on Comprehensive Economic Co-operation between the Association of Southeast Asian Nations and the People’s Republic of China, http://asean.org

Trang 38

ASEAN là Malaysia, Singapore, Indonesia, Thái Lan và Việt Nam chiếm hơn 96% kim ngạch thương mại của khu vực ASEAN Hơn nữa, bốn nước khu vực ASEAN

là Singapore, Malaysia, Indonesia và Thái Lan là các đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc, tổng kim ngạch thương mại của họ chiếm khoảng 80% kim ngạch thương mại song phương Tuy nhiên, kim ngạch thương mại của bốn quốc gia đang

có xu hướng giảm trong những năm gần đây, mặc dù vậy kim ngạch thương mại của ASEAN vẫn có dấu hiện tăng lên cho thấy rằng quan hệ thương mại đã lan rộng hơn trong khu vực Năm 2010, Brunei nổi lên như một thị trường tiềm năng của khu vực ASEAN, quan hệ hợp tác thương mại song phương giữa Trung Quốc và Brunei cũng tăng mạnh từ đó, kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc sang Brunei là 1,62%, cao hơn nhiều so với các nước ASEAN khác trong cùng thời kỳ.21

2.1.2 Quan hệ hợp tác thương mại dịch vụ

Thương mại dịch vụ là một lĩnh vực quan trọng của hợp tác kinh tế và thương mại giữa Trung Quốc và ASEAN Để mở rộng phát triển quan hệ thương mại dịch vụ, hai bên đã đồng ý mở các cuộc đàm phán về thương mại dịch vụ Các cuộc đàm phán sẽ tập trung vào việc loại bỏ tiến bộ tất cả các biện pháp phân biệt đối xử hoặc hạn chế trong thương mại dịch vụ giữa các thành viên trong khối ASEAN Từ đó, nối tiếp sự thành công của Hiệp định thương mại hàng hóa trong khuôn khổ khung hợp tác toàn diện Trung Quốc – ASEAN, ngày 14 tháng 1 năm

2007, tại Philippines, Trung Quốc và ASEAN đã tiến hành ký kết Hiệp định thương mại dịch vụ Theo điều IV của Hiệp định hợp tác kinh tế toàn diện Trung Quốc – ASEAN về việc hoàn thành các cuộc đàm phán thỏa thuận thương mại dịch vụ, các Bên đồng ý sẽ tiến hành đàm phán để tự do hoá tích cực thương mại dịch vụ về cơ bản hầu hết các lĩnh vực Các vòng đàm phán sẽ được bàn trực tiếp tới các vấn đề: (a) Cơ bản loại bỏ tích cực các đối xử phân biệt giữa các Bên, và nghiêm cấm tạo ra các biện pháp phân biệt đối xử mới liên quan đến thương mại dịch vụ giữa các Bên, ngoại trừ các biện pháp được phép theo Điều khoản V(1)(b) của Hiệp định chung về

21 中国 – 东盟自贸易区的合作现状与前景展望>,< Hiện trạng và triển vọng hợp tác khu vực mậu dịch tự

do Trung Quốc – ASEAN>, Tr.54 https://wenku.baidu.com/view/824016707fd5360cba1adbe6.html

Trang 39

Thương mại dịch vụ (GATS) của WTO; (b) Phát triển theo chiều sâu và mở rộng phạm vi tự do hoá thương mại dịch vụ theo hướng các nước ASEAN và Trung Quốc cam kết trong khuôn khổ GATS; (c) Hợp tác dịch vụ được mở rộng giữa các Bên nhằm cải thiện tính hiệu quả và sự cạnh tranh, cũng như làm phong phú nguồn cung cấp và phân phối dịch vụ của các Bên.22

Vào ngày 1 tháng 7 năm 2007, Hiệp định thương mại dịch vụ bắt đầu có hiệu lực và bắt đầu phát huy hiệu quả phát triển thương mại dịch vụ giữa Trung Quốc và ASEAN Đến ngày 1 tháng 1 năm 2010, Khu mậu dịch tự do Trung Quốc – ASEAN (ACFTA) chính thức được thành lập theo đúng tiến độ, mang lại nhiều cơ hội cho Trung Quốc và ASEAN tiến hành hợp tác và mở rộng hơn nữa thị trường thương mại dịch vụ Tại thời điểm đó, Triển lãm thương mại dịch vụ Trung Quốc – ASEAN lần thứ bảy được tổ chức đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc hợp tác sâu rộng giữa hai bên nên cho đến hiện tại, kim ngạch thương mại dịch vụ giữa Trung Quốc và ASEAN ngày càng tăng ASEAN đã trở thành thị trường xuất khẩu thương mại dịch vụ quan trọng của Trung Quốc đặc biệt trong các lĩnh vực đầu tư dịch vụ, hợp đồng công trình và hợp tác dịch vụ lao động Năm 2008, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu thương mại dịch vụ giữa Trung Quốc và ASEAN đạt 23,36 tỷ đô la Mỹ, tăng 30,4% so với năm 2007.23

Đối với ngành thương mại dịch vụ, ASEAN đã trở thành thị trường xuất khẩu lớn thứ năm của Trung Quốc

Bằng cách thúc đẩy đầu tư song phương, Trung Quốc và ASEAN đã thúc đẩy ngành thương mại dịch vụ phát triển mạnh mẽ thông qua phát triển thưởng mại hàng hóa, để đạt được vòng tròn phát triển phụ thuộc lẫn nhau giữa đầu tư – hàng hóa – dịch vụ, các doanh nghiệp Trung Quốc đang đẩy mạnh nghiên cứu thị trường các nước ASEAN và nhận thấy nếu các nước có nền kinh tế phát triển của ASEAN

có thể sử dụng lợi thế chi phí lao động thấp, phát triển ngành cộng nghiệp chế biến

và các dịch vụ liên quan đến sản xuất khác; thì Singapore cùng các nước có nền

22

Agreement on Trade in Services of the Framework Agreement on Comprehensive Economic Co-operation between the Association of Southeast Asian Nations and the People’s Republic of China, http://asean.org

23 <中国 – 东盟自贸易区的合作现状与前景展望>,< Hiện trạng và triển vọng hợp tác khu vực mậu dịch

tự do Trung Quốc – ASEAN>, Tr.54 https://wenku.baidu.com/view/824016707fd5360cba1adbe6.html

Trang 40

kinh tế phát triển lại tiến hành thành lập Trung tâm nghiên cứu về phát triển của ngành công nghiệp dịch vụ công nghệ cao; thành lập trung tâm phân phối bằng cách

sử dụng một số lợi thế địa lý của đất nước, phát triển các dịch vụ trung gian, đầu tư các khoản mục đầu tư năng lượng để phát triển thương mại dịch vụ

2.1.3 Quan hệ hợp tác đầu tư

Do cuộc khủng hoảng tài chính lan rộng trên toàn cầu vào năm 2009, đồng thời chủ nghĩa bảo hộ thương mại và đầu tư đang nóng lên trên toàn thế giới nên vào ngày 15 tháng 8 năm 2009, tại Hội nghị Thương mại và Kinh tế Trung Quốc – ASEAN lần thứ 8 được tổ chức tại Bangkok, Thái Lan, Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Trần Đức Minh và các Bộ trưởng Thương mại và Tài chính của 10 nước ASEAN đã cùng ký kết thỏa thuận đầu tư Khu vực Thương mại Tự do Trung Quốc – ASEAN Việc ký kết hiệp định này đã thể hiện rõ mục đích của Trung Quốc và các nước ASEAN sẵn sàng tham gia cuộc chiến chống lại cuộc khủng hoảng tài chính, cùng giúp đỡ lẫn nhau trong thời điểm khó khăn, tiếp tục đẩy mạnh tự do hoá thương mại và đầu tư, chống lại chủ nghĩa bảo hộ thương mại và đầu tư, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế của khu vực Đông Nam Á và phục hồi kinh tế thế giới

Thỏa thuận đầu tư giữa Trung Quốc và ASEAN gồm 27 điều trong đó các nhà đầu tư hai bên đều đi đến sự đồng thuận trong việc đối xử tối hệ quốc, đối xử công bằng giữa các quốc gia; bảo đảm tính thống nhất, tạo môi trường minh bạch, khả thi và hiệu quả trong việc thực hiện các quy định liên quan đến đầu tư; thúc đẩy đầu tư song phương giữa hai bên phát triển mạnh mẽ hơn Từ sau khi ký kết Hiệp định đầu tư và xây dựng Khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc - ASEAN đến nay, đầu tư song phương giữa hai bên luôn được mở rộng.24

Theo số liệu thống kê của Bộ thương mại Trung Quốc, trong vòng mười năm

từ năm 2003 đến năm 2013, đầu tư trực tiếp từ Trung Quốc vào ASEAN tăng từ

120 triệu đô la Mỹ lên đến 7,27 tỷ đô la Mỹ, tăng hơn 60 lần, tốc độc tăng trưởng

24 Agreement on investment of the Framework Agreement on Comprehensive Economic Co-operation between the Association of Southeast Asian Nations and the People’s Republic of China, http://asean.org

Ngày đăng: 18/11/2019, 21:32

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ công thương, Hợp tác kinh tế Việt Nam với ASEAN và ASEAN mở rộng, NXB Bộ công thương, 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hợp tác kinh tế Việt Nam với ASEAN và ASEAN mở rộng
Nhà XB: NXB Bộ công thương
2. Cổ Tiêu Tùng, “Một trục hai cánh” xây dựng cục diện mới hợp tác khu vực Trung Quốc – ASEAN, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 1(68), tr.41-54 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Một trục hai cánh” xây dựng cục diện mới hợp tác khu vực Trung Quốc – ASEAN
3. Đỗ Tiến Sâm, Hợp tác Trung Quốc – ASEAN và tác động của nó đến tiến trình xây dựng cộng đồng ASEAN, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, 2007, số 6(76), tr.35-40 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hợp tác Trung Quốc – ASEAN và tác động của nó đến tiến trình xây dựng cộng đồng ASEAN
4. Hoàng Khắc Nam, Cơ hội và thách thức đối với ASEAN trong bối cảnh hợp tác Đông Á, Hội thảo ASEAN: Bốn mươi năm nhìn lại và hướng tới, 2007, ĐHKHXH&amp;NV, ĐHQG Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ hội và thách thức đối với ASEAN trong bối cảnh hợp tác Đông Á
5. Hứa Ninh Ninh, Nguyễn Chí Thành (dịch), Tổng kết 15 năm hợp tác kinh tế và thương mại giữa Trung Quốc và ASEAN, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, 2007, số 4(74), tr.38-46 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng kết 15 năm hợp tác kinh tế và thương mại giữa Trung Quốc và ASEAN
6. Lê Tuấn Thanh, Tác động của Khu mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc tới quan hệ Việt – Trung, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, 2007, số 4(74), tr.47-56 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác động của Khu mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc tới quan hệ Việt – Trung
7. Mai Thúy Bảo Hạnh, Quan hệ kinh tế Trung Quốc – ASEAN (2002 – 2012), Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế, 2016, tập 5, số 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan hệ kinh tế Trung Quốc – ASEAN (2002 – 2012)
10. Nguyễn Tiến Minh, Hợp tác kinh tế ASEAN – Trung Quốc, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, 2015, số 10(95), tr.43-51 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hợp tác kinh tế ASEAN – Trung Quốc
11. Nguyễn Thu Mỹ, “25 năm quan hệ ASEAN – Trung Quốc: quá trình, thành tựu và vấn đề”, Nhà xuất bản Thế giới Sách, tạp chí
Tiêu đề: “25 năm quan hệ ASEAN – Trung Quốc: quá trình, thành tựu và vấn đề”
Nhà XB: Nhà xuất bản Thế giới
16. Võ Hồ Bảo Hạnh, Nhìn lại tình hình kinh tế thế giới 5 năm qua và một số triển vọng năm 2014, Tạp chí Phát triển Kinh tế - xã hội Đà Nẵng, tr.62-67 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhìn lại tình hình kinh tế thế giới 5 năm qua và một số triển vọng năm 2014
65. Agreement on investment of the Framework Agreement on Comprehensive Economic Co-operation between the Association of Southeast Asian Nations and the People’s Republic of Chinahttp://www.asean.org/storage/images/archive/22974.pdf 66. http://www.imf.org Link
8. Nguyễn Quốc Hùng, Tổng quan kinh tế thế giới 2010: Phục hồi nhưng chưa bền vững, Bài nghiên cứu NC-23, Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội Khác
9. Nguyễn Thùy Linh, Tổng quan kinh tế Thế giới 2001 – 2010, Phòng nghiên cứu quốc tế, 07/01/2011 Khác
12. Phạm Hồng Yến, Quan hệ thương mại Trung Quốc – ASEAN trong bối cảnh hình thành Khu vực Mậu dịch tự do Trung Quốc – ASEAN (CAFTA) và triển vọng, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, 2008, số 2(81), tr.54-68 Khác
13. Trần Đình Thiên, Liên kết ASEAN: Kinh tế và triển vọng, NXB Thế giới, 2005 Khác
14. Trần Văn Thọ, ―Biến động kinh tế Đông Á và con đường công nghiệp hóa Việt Nam‖, Nhà xuất bản Trẻ, 2010 Khác
15. Võ Đại Lược, Khu vực Thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc (CACEC), Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, 2006, số 1(65), tr.14-17 Khác
17. 陆建人, 范文衣, 祚军 , ―中国-东盟合作发展报告.2014-2015 平装‖, 中国社 会科学出版社, 2015 Khác
18. Tạm dịch: Lục Kiến Nhân, Phạm Văn Y, Tô Quân ―Báo cáo phát triển hợp tác Trung Quốc – ASEAN năm 2014 – 2015‖, Nhà xuất bản Khoa học xã hội Trung Quốc, 2015 Khác
20. Tạm dịch: Trương Hằng Tuấn, ―Quan hệ kinh tế Trung Quốc – ASEAN‖, Nhà xuất bản nhân dân Giang Tây Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w