TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ=====***===== NGUYỄN LAN PHƯƠNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 12 Ở
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
=====***=====
NGUYỄN LAN PHƯƠNG
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN
ĐỀ CHO HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC
MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 12
Ở TRƯỜNG THPT DƯƠNG XÁ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phương pháp dạy học môn Giáo dục Công dân
ở trường trung học phổ thông
HÀ NỘI, 2019
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
=====***=====
NGUYỄN LAN PHƯƠNG
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN
ĐỀ CHO HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC
MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 12
Ở TRƯỜNG THPT DƯƠNG XÁ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Phương pháp dạy học môn Giáo dục Công dân
ở trường trung học phổ thông
Người hướng dẫn khoa học: ThS Nguyễn Quang Thuận
HÀ NỘI, 2019
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận, bên cạnh sự cố gắng của bản thân em đã nhận được
sự giúp đỡ của thầy Nguyễn Quang Thuận, thầy đã tận tình hướng dẫn, động viên,giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Giáo dục Chính trị,Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã giúp đỡ em hoàn thành khóa luận
Tác giả
Nguyễn Lan Phương
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kếtquả nghiên cứu nêu trong khóa luận là trung thực, chưa từng có công bố trong bất kìmột công trình nào
Tác giả
Nguyễn Lan Phương
Trang 5DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT SỐ
Trang 6MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 12 Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG DƯƠNG XÁ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 8
1.1 Cơ sở lí luận của việc phát triển NL GQVĐ cho HS thông qua DH môn GDCD lớp 12 ở trường THPT Dương Xá, thành phố Hà Nội 8
1.2 Cơ sở thực tiễn của việc phát triển NL GQVĐ cho HS thông qua DH môn GDCD lớp 12 ở trường THPT 15
1.3 Sự cần thiết của việc phát triển NL GQVĐ cho HS lớp 12 thông qua dạy học môn GDCD ở trường THPT Dương Xá hiện nay 19
Tiểu kết chương 1 20
CHƯƠNG 2 NGUYÊN TẮC VÀ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 12 Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG DƯƠNG XÁ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 21
2.1 Những nguyên tắc để phát triển NL GQVĐ cho HS thông qua dạy học môn GDCD lớp 12 ở trường THPT Dương Xá hiện nay 21
2.2 Biện pháp sư phạm nhằm phát triển NL GQVĐ cho HS thông qua dạy học môn GDCD lớp 12 ở trường THPT Dương Xá 24
Tiểu kết chương 2 29
CHƯƠNG 3 30
3.1 Kế hoạch thực nghiệm 30
3.2 Nội dung thực nghiệm 31
3.3 Kết quả thực nghiệm 48
Tiểu kết chương 3 52
KẾT LUẬN 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO 55 PHỤ LỤC
Trang 7DANH MỤC BẢNG:
Bảng 3.1: Điểm kiểm tra 45 phút trước thực nghiệm (Đơn vị: %) 31Bảng 3.2 Kết quả của HS lớp 12A1 và 12A2 (Đơn vị: %) 50Bảng 3.3 Kết quả đánh giá của HS lớp 12A1 và 12A2 (Đơn vị: %) 50
Trang 8DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Điểm kiểm tra 45 phút trước thực nghiệm (đơn vị: %) 49Biểu đồ 3.2: Điểm kiểm tra 45 phút sau thực nghiệm (đơn vị: %) 51
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Bước sang thế kỉ 21, con người đang đứng trước nhiều thách thức cần phảigiải quyết, một trong số đó là sự bùng nổ tri thức Dạy học truyền thống không đápứng tốt cho việc giải quyết những thách thức đó Tổ chức UNESCO đã hoạch định
ra những chiến lược quan trọng cho giáo dục thế kỉ 21, trong đó sự thay đổi đầu tiên
về mục tiêu giáo dục từ: kiến thức – kĩ năng – năng lực – thái độ sang: năng lực –thái độ - kiến thức; đặc biệt, nhấn mạnh đến việc phát triển NL GQVĐ cho HS.Nghị quyết số 29- NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo
do Quốc hội ban hành ngày 04/11/2013 nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phươngpháp dạy và học theo hướng hiện đại, phát huy tích cực, chủ động sáng tạo và vậndụng kiến thức kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ một chiều, ghi nhớ,máy móc” [7,tr.5-6] Như vậy, có thể nói giáo dục phổ thông nước ta đang thựchiện bước chuyển mình mạnh mẽ từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sangtiếp cận NL người học, phát triển NL người học, trong đó NL GQVĐ là NL cầntrang bị cho người học, giúp giải quyết những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống.Thực tế, giáo dục phổ thông hiện nay còn theo hướng tiếp cận nội dung, chútrọng trang bị kiến thức các môn học phục vụ cho thi cử, chưa chú trọng phát triển
NL cần thiết trong xã hội hiện đại , đặc biệt là NL GQVĐ trong quá trình dạy họccác môn học
Trong nhà trường THPT, môn GDCD gắn liền với thực tế đời sống, có vai tròquan trọng trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục Dạy học GDCD cần làm cho HS
có ý thức và biết vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống, hình thànhcác kĩ năng hoạt động thực tiễn giúp nâng cao chất lượng cuộc sống Do vậy, DHGDCD cần chú ý tới NL GQVĐ
Trong chương trình môn GDCD lớp 12 ở trường THPT, nội dung của chươngtrình dạy học có liên quan đến lĩnh vực pháp luật Để HS hiểu rõ về bài học hơn GVnên đưa ra những tình huống về PL gắn liền với thực tiễn, cuộc sống; tạo hứng thú,lôi cuốn HS vào giải quyết các vấn đề đặt ra Từ đó, GV phát triển được NL GQVĐ,
NL điều chỉnh hành vi pháp luật cho HS
Trang 10Ở trường THPT Dương Xá, thành phố Hà Nội hiện nay thì nhà trường và GV
đã nhận ra được tầm quan trọng của việc phát triển NL GQVĐ trong dạy học mônGDCD lớp 12 Tuy nhiên, nhà trường và GV chủ yếu chú trọng vào nội dung kiếnthức chứ chưa thực sự chú ý vào việc phát triển NL cho HS
Từ những lý do trên, nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn
GDCD ở trường THPT, tôi quyết định chọn đề tàì: “Phát triển năng lực giải quyết
vấn đề cho học sinh thông qua dạy học môn Giáo dục công dân lớp 12 ở trường trung học phổ thông Dương Xá, thành phố Hà Nội hiện nay.”
2 Lịch sử nghiên cứu đề tài
Phát triển NL GQVĐ cho học sinh ở trường THPT trong dạy học môn GDCDhiện nay là một vấn đề chưa được nhiều người đề cập đến trong nghiên cứu giảngdạy môn GDCD Đã có một số công trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề phát triểnNLGQVĐ của HS như:
2.1 Ở nước ngoài
Thuật ngữ “Dạy học nêu vấn đề” xuất phát từ thuật ngữ “Orixtic” hay còn gọi
là phương pháp phát triển, tìm tòi Điều này đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứunhư A Ja Ghecđơ, B.E Raicôp,… vào những năm 70 của thế kỉ XIX Các nhà khoahọc này đã nêu lên phương án tìm tòi, phát kiến trong dạy học nhằm hình thànhnăng lực nhận thức của học sinh bằng cách đưa học sinh vào hoạt động tìm kiếm ratri thức, học sinh là chủ thể của hoạt động học, là người sáng tạo ra hoạt động học.Đây có thể là một trong những cơ sở lí luận của phương pháp dạy học giải quyếtvấn đề
Vào những năm 50 của thế kỉ XX, xã hội bắt đầu phát triển mạnh, đôi lúcxuất hiện mâu thuẫn trong giáo dục đó là mâu thuẫn giữa yêu cầu giáo dục ngàycàng cao, khả năng sáng tạo của học sinh ngày càng tăng với tổ chức dạy học cònlạc hậu
Phương pháp dạy học GQVĐ ra đời Phương pháp này được chú trọng ở BaLan V.Ôkôn, nhà giáo dục nổi tiếng ông đã đúc kết ra những kết quả tích cực củacông trình thực nghiệm hàng chục năm về dạy học phát huy tính tích cực Ông đãnêu tính quy luật chung của dạy học nêu vấn đề, cách áp dụng phương pháp vào
Trang 11một số ngành khoa học và điều đó được thể hiện cụ thể của cuốn sách “Những cơ sở
của việc dạy học nêu vấn đề” Tuy nhiên những nghiên cứu này chỉ dừng ở việc ghi
lại những thực nghiệm thu được từ việc sử dụng phương pháp này chứ chưa đưa ra
cơ sở lí luận đầy đủ cho phương pháp này
Những năm 70 của thế kỉ XX, M.I.Makumutov (nhà lý luận học người Nga)
đã đưa ra đầy đủ cơ sở lý luận của phương pháp dạy học GQVĐ Ở nước ngoàicũng có rất nhiều nhà khoa học, nhà giáo dục nghiên cứu phương pháp này nhưXcatlin, Machiuskin, Lecne,…
Lecne (1977), Sách, Dạy học nêu vấn đề, Phạm Tất Đắc dịch, Nxb Giáo dục,
đã làm rõ của bản chất dạy học nêu vấn đề Ông coi đây là một phương pháp hiệuquả để kích thích hoạt động sáng tạo, phát huy tính tích cực nhận thức HS, nâng caohiệu quả bài học
Thomas Amstrong, Lê Quang Long dịch (2011), Sách Đa trí tuệ trong lớp
học, Nxb Giáo dục Việt Nam Tác giả đã đưa ra tám loại trí tuệ ẩn trong con người
nên trong quá trình DH GV cần phải sáng tạo để phát huy các tiềm năng đa dạngcủa HS, khơi gợi sự sáng tạo phát triển các NL chủ chốt như: Nl hợp tác, NLGQVĐ…
Như vậy, vấn đề phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo nhằm phát triển
NL người học đã được các nhà lý luận và PPDH quan tâm Các tác giả đều khẳngđịnh tầm quan trọng của việc phát triển NL của HS, trong đó có NL GQVĐ
2.2 Ở Việt Nam
Trong những năm gần đây, DH phát triển NL GQVĐ trở thành định hướngcủa giáo dục hiện đại của nhiều nước trên thế giới và cả Việt Nam
* Nghiên cứu về NL GQVĐ: Ở Việt Nam, nghiên cứu về phát triển NL
GQVĐ được tác giả Việt Nam nghiên cứu khá sớm, tiêu biểu là các luận án, luậnvăn, tạp chí:
- Vũ Thị Anh (2017), “Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh
trong dạy học lịch sử ở trường THPT”, Tạp chí Giáo dục, Bộ Giáo dục và đào tạo.
Tạp chí đã nêu rõ: “Phát triển NL GQVĐ cho HS là nhiệm vụ quan trọng trong DHnói chung, dạy học LS nói riêng Trong mỗi bài học, tiết dạy nếu GV tổ chức theo
Trang 12hướng phát triển NL sẽ góp phần làm cho bài tập hấp dẫn, sinh động, tạo hứng thúhọc tập cho HS” [1-tr.188] Tạp chí nghiên cứu về một số biện pháp phát triển nănglực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy ở trường THPT.
- Nguyễn Lâm Đức(2016 ), Vận dụng phương pháp dạy học tích cực bồi
dưỡng NL GQVĐ cho HS trong DH chương “Từ trường” Vật lý 11 THPT, Đại học
Vinh, Nghệ An Luận án nghiên cứu về việc bồi dưỡng NL GQVĐ trong DHchương “Từ trường” Vật lý 11 THPT Luận án đã đề xuất logic phát triển nội dungchương “Từ trường” phù hợp với các quan điểm DH và chuẩn bị các điều kiện DHchương “Từ trường” nhằm bồi dưỡng NL GQVĐ trong dạy học cho HS
- Lê Trung Hiệp (2004), Bồi dưỡng NL phát hiện và GQVĐ cho HS thông qua
dạy học giải phương trình vô tỷ, trường Đại học Sư phạm Hà Nội Luận văn đã khái
quát khái niệm NL, NL GQVĐ đồng thời nhấn mạnh đây là NL quan trọng khôngthể không hình thành và bồi dưỡng cho HS trong quá trình DH ở trường THPT
- Nguyễn Thị Hồng Luyến(2016), Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho
học sinh thông qua dạy học các chủ đề tích hợp chương nhóm Nitơ – Hóa học 11 nâng cao, Trường Đại học Giáo dục, Hà Nội Luận văn đã đưa ra biện pháp: sử
dụng phương pháp DH theo góc để DH chủ đề 1 và sử dụng phương pháp DH dự án
để DH chủ đề 2 và chủ đề 3 để phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinhthông qua dạy học các chủ đề tích hợp chương nhóm Nitơ – Hóa học 11 nâng cao
- Vũ Văn Tảo (1998), Dạy – học giải quyết vấn đề: một hướng cần đổi mới
trong công tác giáo dục, đào tạo, huấn luyện, trường Cán bộ quản lí giáo dục và
đào tạo Hà Nội
* Trong môn GDCD, việc phát triển NL GQVĐ ngày càng được nhiều người nghiên cứu ở những mảng khác nhau như:
- Nguyễn Diệu Linh(2017), “Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học
sinh trường THPT trong dạy học môn GDCD, phần “Công dân với pháp luật” ở trường THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội”, Đại học Sư phạm Hà Nội Luận văn đã
đưa một số biện pháp: biện pháp chuẩn bị, biện pháp tổ chức dạy học trên lớp, biệnpháp trải nghiệm ngoài giờ lên lớp, biện pháp kiểm tra và đánh giá trong DH đểphát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh ở trường THPT Lương Thế Vinh,
Hà Nội
Trang 13- Lưu Thị Thùy Minh(2012), “Rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề cho học
sinh trường trung học phổ thông trong dạy học phần “Công dân với kinh tế” môn Giáo dục công dân lớp 11”, Đại học Vinh Luận văn đã làm sáng tỏ vấn đề: cần
phải rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trường trung học phổ thông
trong dạy học học phần”Công dân với kinh tế” môn Giáo dục công dân lớp 11 Tác
giả đã đưa ra một số biện pháp tích cực: biện pháp sử dụng phương pháp thảo luậnnhóm, sử dụng phương pháp nêu vấn đề để rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề chohọc sinh trường trung học phổ thông trong dạy học học
Từ các nghiên cứu trên, cho thấy các tác giả đều nhận thức được sự cần thiếtcủa việc phát triển NL GQVĐ cho HS ở trường THPT Các tác đều đưa ra được một
số biện pháp để phát triển NL GQVĐ Nhưng chưa có nghiên cứu cụ thể trực tiếpnào đưa ra được quy trình, biện pháp của việc phát triển NL GQVĐ cho HS lớp 12trong dạy học môn GDCD
Phương pháp GQVĐ thật sự là một phương pháp tích cực trong công cuộc đổimới phương pháp dạy học hiện nay Tuy nhiên vấn đề phát triển NLGQVĐ cho HSthông qua DH môn GDCD ở trường trung học phổ thông hiện nay vẫn chưa được
đề cập đến nhiều Vì vậy tôi mạnh dạn chọn đề tài “Phát triển năng lực giải quyết
vấn đề cho học sinh thông qua dạy học môn Giáo dục công dân ở trường trung học phổ thông hiện nay.”
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích
Khóa luận được nghiên cứu với mục đích:
Phát triển NL GQVĐ cho HS thông qua dạy học môn GDCD lớp 12 ở trườngTHPT Dương Xá, thành phố Hà Nội hiện nay
3.2 Nhiệm vụ
- Nghiên cứu làm rõ cơ sở lí luận và thực tiễn của việc phát triển NL GQVĐcho HS thông qua DH môn GDCD lớp 12 ở trường THPT Dương Xá, thành phố HàNội hiện nay
- Xác định các nguyên tắc, biện pháp nhằm phát triển NL GQVĐ cho HSthông qua dạy học môn GDCD lớp 12 ở trường THPT Dương Xá, thành phố HàNội hiện nay
Trang 14- Tiến hành thực nghiệm phát triển NL GQVĐ cho HS thông qua DH mônGDCD lớp 12 ở trường THPT Dương Xá, thành phố Hà Nội hiện nay.
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: phương pháp DH GQVĐ và các nguyên tắc, biệnpháp nhằm phát triển NL GQVĐ cho HS thông qua DH môn GDCD lớp 12 ởtrường THPT Dương Xá, thành phố Hà Nội hiện nay
- Đối tượng khảo sát: GV, HS lớp 12 ở trường THPT Dương Xá, thành phố
Hà Nội
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian: tháng 2/ 2019 đến tháng 4/2019
- Địa điểm: trường THPT Dương Xá, thành phố Hà Nội
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài: giới hạn trong chương trình DH môn GDCDlớp 12 ở trường THPT Dương Xá, thành phố Hà Nội hiện nay
5 Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩaduy vật lịch sử, đề tài sử dụng chủ yếu một số phương pháp sau:
Phương pháp nghiên cứu lý luận:
Phương pháp phân tích - tổng hợp: dùng để phân tích các tài liệu liên quan đến khóa luận rồi tổng hợp chúng để đưa ra bài khóa luận tốt nhất
Phương pháp so sánh: dùng để so sánh loại năng lực phát triển cho HS để thấyđược sự cần thiết của đề tài
Phương pháp duy vật biện chứng: giúp nhìn nhận các tài liệu một cách đúngđắn để tham khảo
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
Phương pháp quan sát, thu thập tài liệu: dùng để thu thập các thông tin về tìnhhình của HS, GV, trường THPT Dương Xá
Phương pháp thực nghiệm: dùng để thấy được tính thực tiễn, tính vừa sức của
đề tài
Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: sử dụng phiếu hỏi để kiểm tra mức độnhận thức, thái độ của HS trước và sau khi thực nghiệm
Trang 15Phương pháp thống kê toán học: dùng để tính tổng, tính phần trăm các số liệu
để đưa ra kết luận chính xác nhất trong quá trình nghiên cứu
6 Ý nghĩa của đề tài
6.1 Ý nghĩa lý luận
- Góp phần xây dựng cơ sở lí luận và thực tiễn cho việc phát triển NL GQVĐ
cho học sinh thông qua dạy học môn Giáo dục công dân lớp 12
- Phân tích thực trạng và điều kiện thực hiện quy trình phát triển NL GQVĐcho học sinh thông qua dạy học môn Giáo dục công dân lớp 12 ở trường THPT Dương Xá, thành phố Hà Nội
- Tiến hành thực nghiệm phát triển NL GQVĐ cho học sinh thông qua dạy họcmôn Giáo dục công dân lớp 12 ở trường THPT Dương Xá, thành phố Hà Nội
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Có thể sử dụng khóa luận làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu và giảng dạymôn GDCD lớp 12
7 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, các phụ lục, nộidung luận văn gồm 3 chương, 8 tiết
Trang 16CHƯƠNG 1
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI
QUYẾT VẤN ĐỀ CHO HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 12 Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ
THÔNG DƯƠNG XÁ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 1.1 Cơ sở lí luận của việc phát triển NL GQVĐ cho HS thông qua DH môn GDCD lớp 12 ở trường THPT Dương Xá, thành phố Hà Nội
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản
1.1.1.1 Khái niệm năng lực
Năng lực là một vấn đề trừu tượng của tâm lý học, cho đến nay khái niệm nàyvẫn có nhiều cách tiếp cận khác nhau:
- Theo Từ điển Tiếng Việt, NL là “(1) khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tựnhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó; (2) Phẩm chất tâm lý và sinh lý tạocho con nguời khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao”[15-tr.35]
- Trong khoa học về xây dựng và phát triển Chương trình giáo dục: “Năng lực
có thể định nghĩa như là một khả năng hành động hiệu quả bằng sự cố gắng dựa trênnhiều nguồn lực Những khả năng này được sử dụng một cách phù hợp, bao gồm tất
cả những gì học được từ nhà trường cũng như những kinh nghiệm; thái độ và sựhứng thú; ngoài ra còn có những nguồn bên ngoài…”
(CTGD Québec của Canada) [13-tr.78]
- Theo Lý luận dạy học hiện đại, NL được quan niệm là “điểm hội tụ củanhiều yếu tố như tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, kinh nghiệm, sự sẵn sang hành động vàtrách nhiệm đạo đức” [13-tr.13]
- Từ góc độ xã hội học, theo Winch và Foreman- Peck, “NL làm việc là mộthỗn hợp bao gồm các hành động, kiến thức, giá trị và mục đích thay đổi bối cảnh”[13-tr.114]
- Howard Gardner (1999): “NL phải được thể hiện thông qua hoạt động có kết quả và có thể đánh giá hoặc đo đạt được” [13-tr.11]
- F.E Weinert (2001) cho rằng: “NL là những kĩ năng, kĩ xảo học được hoặcsẵn có của cá thể nhằm giải quyết các tình huống xác định, cũng như sẵn sàng về
Trang 17động cơ xã hội… và khả năng vận dụng các cách GQVĐ một cách trách nhiệm vàhiệu quả trong những tình huống linh hoạt” [13-tr.12].
Như vậy, có thể thấy dù ý kiến của các tác giả về khái niệm NL khác nhau,nhưng nội hàm của các định nghĩa đều khẳng định:
NL là sự tổng h a các kiến thức và k năng cần vận dụng để thực hiện một nhiệm vụ trong một i cảnh cụ thể ản thân kiến thức, kĩ năng và thái độ chưa phải là năng lực Ch khi người học được tạo điều kiện s dụng kiến thức, kĩ năng
và thái độ học tập để giải quyết các vấn đề trong các tình hu ng cụ thể thì khi ấy giáo dục mới góp phần ây dựng và phát triển năng lực của người học
NL được phân loại thành nhiều dạng khác nhau Nhưng trong Chươngtrình giáo dục phổ thông, chương trình tổng thể ban hành ngày 26/12/ 2018 đã đưa
ra những năng lực cốt lõi để hình thành và phát triển cho học sinh, đó là những nănglực cốt lõi sau:
- Những năng lực chung được hình thành, phát triển thông qua tất cả các mônhọc và hoạt động giáo dục: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác,năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo;
- Những năng lực đặc thù được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua một
số môn học và hoạt động giáo dục nhất định: năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán,năng lực khoa học, năng lực công nghệ, năng lực tin học, năng lực thẩm mĩ, nănglực thể chất
Ví dụ: Những NL được hình thành, phát triển ở HS:
+ Trong môn Ngữ văn: NL chung và NL riêng biệt: NL ngôn ngữ, NL vănhọc, NL thẩm mĩ
+ Trong môn Toán học: NL chung và NL riêng biệt: năng lực tính toán
- Bên cạnh việc hình thành, phát triển các năng lực cốt lõi, chương trình giáodục phổ thông còn góp phần phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu của học sinh
Theo chương trình giáo dục phổ thông, chương trình tổng thể ban hành ngày26/12/ 2018 quy định: những yêu cầu cần đạt về năng lực chung trong dạy học mônGDCD ở trường THPT hiện nay [4-tr 43-50]
NL tự học và tự chủ: tự lực, tự khẳng đinh và bảo vệ quyền và nhu cầu
chính đáng, tự điều chỉnh tình cảm, thái độ, hành vi của mình, thích ứng với cuộcsống, định hướng nghề nghiệp, tự học, tự hoàn thiện bản thân
Trang 18NL giao tiếp và hợp tác: ác định mục đích, nội dung, phương tiện và thái độ
giao tiếp, thiết lập, phát triển các quan hệ xã hội; điều chỉnh và hòa giải các mâuthuẫn, xác định mục tiêu, mục đích và phương thức hợp tác, xác định trách nhiệm
và hoạt động của bản thân, xác định nhu cầu và khả năng của người hợp tác, tổ chức
và thuyết phục người khác, đánh giá hoạt động hợp tác, hội nhập quốc tế
NL giải quyết vấn đề và sáng tạo: phát hiện và làm rõ vấn đề, hình thành và
triển khai ý tưởng mới
1.1.1.2 Khái niệm NL GQVĐ:
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về NL GQVĐ:
- Trong Định nghĩa trong đánh giá PISA, 2012: NLGQVĐ là khả năng của một
cá nhân hiểu và giải quyết tình huống vấn đề khi mà giải quyết chưa rõ ràng Nóbao gồm sự sẵn sàng tham gia vào giải quyết tình huống có vấn đề - thể hiện tiềmnăng là công dân tích cực và xây dựng
- Theo tác giả Nguyễn Thị Phương Thúy cùng đồng tác giả: “NL GQVĐ thểhiện khả năng của cá nhân (khi làm việc một mình hoặc làm việc trong một nhóm)khi tư duy, suy nghĩ về tình huống có vấn đề và tìm kiếm, thực hiện giải pháp chovấn đề đó” [17-tr 91-101]
Từ các quan điểm trên, có thể thấy điểm tương đồng của các tác giả đều chỉ ra:
NL GQVĐ là khả năng của HS nhận ra vấn đề trong tình hu ng học tập hoặc trong cuộc s ng và tìm ra được cách để giải quyết vấn đề khó khăn trở ngại Từ đó tiếp thu được kiến thức, k năng mới hoặc giải quyết các vấn đề trong thực tiễn.
NL GQVĐ là sự tổng hòa của các năng lực sau: NL nhận thức, NL tư duy sángtạo, NL hợp tác, NL tự học, NL vận dụng kiến thức vào cuộc sống
1.1.2 Phát triển NL GQVĐ cho HS thông qua chương trình môn GDCD lớp 12
ở trường THPT hiện nay
1.1.2.1 Chương trình dạy học môn GDCD lớp 12 ở trường THPT hiện nay
Theo Chương trình dạy học môn GDCD lớp12 ở trường THPT năm 2018 2019: chương trình môn GDCD lớp 12 có 70 tiết/ năm/ lớp
-Chương trình dạy học môn GDCD gồm:
Những phẩm chất chủ yếu cần hình thành, phát triển ở học sinh là:yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
Trang 19 Về năng lực, chương trình hướng đến những năng lực cốt lõi gồm:+ Những NL chung được tất cả các môn học và hoạt động giáo dục góp phầnhình thành, phát triển: NL lực tự chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải
quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Những NL chuyên môn được hình thành, phát triển thông qua môn học,hoạt động giáo dục nhất định: NL phát triển bản thân, NL điều chỉnh hành vi đạođức, NL điều chỉnh hành vi PL, NL GQVĐ về đạo đức
Mục tiêu của môn học GDCD lớp 12:
- Môn học giúp học sinh có được tình cảm, nhận thức, niềm tin và bản lĩnhphù hợp với chuẩn mực đạo đức và quy định của pháp luật dựa trên những kiến thức
cơ bản, cốt lõi, thiết thực đối với đời sống và định hướng nghề nghiệp sau trung họcphổ thông về kinh tế và pháp luật
- Môn học giúp học sinh có được năng lực thực hiện các quyền, nghĩa vụ,trách nhiệm công dân chủ yếu từ góc độ kinh tế, pháp luật; có kĩ năng sống và bảnlĩnh để học tập, làm việc và sẵn sàng thực hiện trách nhiệm công dân trong sựnghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam và hội nhập quốc tế
Các NL đặc thù được hình thành, phát triển cho học sinh trong môn GDCD:
* Năng lực điều chỉnh hành vi đạo đức:
Nhận thức chuẩn mực hành vi:
+ Hiểu được trách nhiệm của công dân trong bảo vệ, xây dựng, hoàn thiện hệthống chính trị; chấp hành Hiến pháp, pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam; thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân trong các lĩnh vực của đời sống xãhội
+ Hiểu được trách nhiệm của công dân trong thực hiện đường lối, chủ trươngcủa Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về các hoạt động kinh tế; các chuẩnmực đạo đức trong sản xuất kinh doanh và tiêu dùng
+ Có hiểu biết cơ bản về hội nhập kinh tế quốc tế
Đánh giá hành vi của ản thân và người khác:
+ Phân tích, đánh giá được thái độ, hành vi, việc làm của bản thân và ngườikhác trong chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật củaNhà nước
Trang 20+ Đồng tình, ủng hộ những thái độ, hành vi, việc làm phù hợp với chuẩn mựcđạo đức và chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật củaNhà nước; phê phán, đấu tranh với những thái độ, hành vi, việc làm vi phạm chuẩnmực đạo đức, pháp luật trong các lĩnh vực đời sống xã hội.
Điều ch nh hành vi:
+ Tự điều chỉnh và nhắc nhở, giúp đỡ người khác điều chỉnh được cảm xúc,thái độ, hành vi phù hợp với chuẩn mực đạo đức, pháp luật trong thực hiện đườnglối, chủ trương của Đảng, Nhà nước về kinh tế - xã hội
+ Kiểm soát được tài chính cá nhân
* Năng lực phát triển bản thân:
Tự nhận thức ản thân: tự đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu, vai trò, giá
trị, khả năng, điều kiện và các quan hệ xã hội của bản thân
Lập kế hoạch phát triển ản thân:
+ Tự đặt ra được mục tiêu, kế hoạch, biện pháp học tập, rèn luyện và kếhoạch tài chính phù hợp của bản thân
+ Bước đầu biết tạo lập, xây dựng ý tưởng cho một hoạt động kinh doanh nhỏ;lựa chọn được mô hình hoạt động kinh tế thích hợp trong tương lai đối với bản thân
+ Xác định được hướng phát triển phù hợp của bản thân sau trung học phổ thông
Thực hiện kế hoạch phát triển ản thân:
+ Thực hiện được và vận động, giúp đỡ người khác thực hiện các công việc,nhiệm vụ học tập, rèn luyện của bản thân để đạt mục tiêu, kế hoạch đã đề ra vàhướng tới các giá trị xã hội
+ Điều chỉnh được mục tiêu, kế hoạch, phương pháp học tập, rèn luyện phùhợp với cuộc sống thay đổi; khắc phục được sai sót, hạn chế của bản thân trong quátrình thực hiện mục tiêu, kế hoạch đã đề ra; lực chọn được các môn học phù hợp vớiđịnh hướng nghề nghiệp của bản thân
* NL tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế - xã hội:
Tìm hiểu các hiện tượng kinh tế - ã hội:
+ Hiểu được các kiến thức khoa học và một số vấn đề cơ bản về đường lốicủa Đảng, chính sách của Nhà nước về kinh tế thị trường định hướng xá hội chủ
Trang 21nghĩa; Hiến pháp, pháp luật, hệ thống chính trị của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam; quyền và nghĩa vụ công dân; trách nhiệm của thanh niên với tư cáchcông dân.
+ Giải thích được một cách đơn giản một số hiện tượng, vấn đề kinh tế, phápluật và đạo đức đang diễn ra ở Việt Nam và thế giới
Tham gia hoạt động kinh tế - ã hội:
+ Vận dụng được các kiến thức đã học để phân tích, đánh giá, xử lí các hiệntượng, vấn đề, tình huống trong thực tiễn cuộc sống; có khả năng tham gia thảoluận, tranh luận về một số vấn đề trong đòi sống xã hội đương đại liên quan đến đạođức, pháp luật và kinh tế
+ Có khả năng tham gia một số hoạt động phù hợp với lứa tuổi để thực hiệnquyền, nghĩa vụ công dân trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và trong các hoạtđộng kinh tế
+ Bước đầu đưa ra quyết định hợp lí và tham gia giải quyết được một số vấn
đề của cá nhân, gia đình và cộng đồng các hành vi, việc làm phù hợp với chuẩn mựcđạo đức, pháp luật và lứa tuổi
+ Tham gia và vận động người khác tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội,các hoạt động phục vụ công đồng, các hoạt động tuyên truyền và thực hiện đườnglối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước phù hợp với lứa tuổi
do nhà trường, địa phương tổ chức
Đó là những năng lực chuyên môn biểu hiện năng lực chung và năng lực tìmhiểu khoa học ở cấp THPT đã được quy định trong Chương trình giáo dục phổthông tổng thể và chương trình môn GDCD ban hành ngày 26/12/2018
Nội dung của môn GDCD chủ yếu là kiến thức phổ thông, cơ bản về kinh tế,pháp luật mang tính ứng dụng, thiết thực đối với đời sống và định hướng nghềnghiệp sau THPT của HS, gắn với nội dung giáo dục đạo đức và kĩ năng sống, giúp
HS có nhận thức đúng và thực hiện quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của công dân
Các mạch nội dung của các môn học này liên quan đến các mối quan hệ củacon người với bản thân, với người khác, với nhân loại, với công việc và với môitrường tự nhiên; được xây dựng trên cơ sở kết hợp các giá trị truyền thống và hiệnđại, dân tộc và toàn cầu, mở rộng và nâng cao
Trang 22Môn Giáo dục Công dân là môn học lựa chọn, dành cho những HS địnhhướng theo học các ngành nghề Giáo dục Chính trị, Giáo dục Công dân, Kinh tế,Hành chính và Pháp luật, hoặc có sự quan tâm hứng thú đối với môn học.
1.1.2.2 Chương trình định hướng Nl GQVĐ cho HS THPT
Về mục tiêu giáo dục:
- HS có được NL thực hiện các quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm công dân chủyếu từ góc độ pháp luật
- HS có kĩ năng sống, bản lĩnh, NL GQVĐ để học tập, làm việc và sẵn sàngthực hiện trách nhiệm công dân trog sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ViệtNam và hội nhập quốc tế
Về nội dung giáo dục:
- Lựa chọn những nội dung nhằm đạt được kết quả đầu ra đã quy định, gắn vớicác tình huống thực tiễn Chương trình chỉ quy định những nội dung chính, khôngquy định chi tiết
- Lồng ghép các tình huống pháp luật thực tiễn vào trong bài giảng trong quátrình DH rồi yêu cầu HS đưa ra các cách giải quyết tình huống để giúp HS hiểu rõbài và thấy được tính thiết thực của nội dung bài học
- Nội dung bài học tăng cường tính thực tiễn, tính mục đích, tính hoạt động;gắn hơn nữa với đời sống hiện thực, hỗ trợ việc phát huy thế mạnh của HS
- GV tăng cường hoạt động nhóm thúc đẩy việc học tập tích cực, chủ động của
HS Tạo môi trường hỗ trợ học tập (gắn với bối cảnh thực)
- GV khuyến khích HS phản ánh tư tưởng và hành động, khuyến khích gaiotiếp; tăng cường trách nhiệm học tập để tạo điều kiện thuận lợi cho HS học tập, chia
sẻ, trao đổi, tranh luận… kết nối học tập đổi mới quan hệ GV – HS theo hướngcông tác nhằm phát triển NL cá nhân, NL xã hội…
Trang 23- GV cung cấp đầy đủ cơ hội để HS tìm tòi, khám phá, tự giải quyết vấn đề,sáng tạo, GV giảng dạy như quá trình.
Về hình thức dạy học: Tổ chức hình thức học tập đa dạng; chú ý các hoạt
động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học, trải nghiệm sáng tạo; đẩy mạnh ứngdụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học
Về đánh giá kết quả học tập của HS:
- Tiêu chí đánh giá dựa vào năng lực đầu ra, có tính đến sự tiến bộ trong quátrình học tập, chú trọng khả năng vận dụng trong các tình huống thực tiễn
- Đánh giá khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào giải quyết vấn đềthực tiễn của cuộc sống
- Đánh giá khả năng vận dụng sáng tạo của HS trong những tình huống ứngdụng khác nhau
- Đánh giá kiến thức, kĩ năng và thái độ HS trong quá trình thực hiện NLGQVĐ
Để học tốt và áp dụng tốt môn GDCD vào thực tiễn cuộc sống, HS cần phảiphát triển năng lực GQVĐ cho bản thân (NL GQVĐ về đạo đức, pháp luật, kinhtế…)
Ý nghĩa của việc phát triển NL GQVĐ cho HS:
- Phát triển NL GQVĐ giúp HS hiểu và nắm chắc nội dung cơ bản của bàihọc HS có thể mở rộng và nâng cao những kiến thức xã hội của mình
- Phát triển NL GQVĐ giúp HS biết vận dụng những tri thức xã hội vào trongthực tiễn cuộc sống
- Phát triển NL GQVĐ giúp HS hình thành kĩ năng giao tiếp, tổ chức, khảnăng tư duy, tinh thần hợp tác, hòa nhập cộng đồng
1.2 Cơ sở thực tiễn của việc phát triển NL GQVĐ cho HS thông qua DH môn GDCD lớp 12 ở trường THPT
1.2.1 Khái quát về trường THPT Dương Xá, thành phố Hà Nội
Trường THPT Dương Xá nằm trên địa phận xã Dương Xá - huyện Gia Lâm –Thành phố Hà Nội- mảnh đất có truyền thống hiếu học Trường đạt danh hiệuTrường chuẩn Quốc gia và ngày càng có vị thế vững chắc trong khối các trường
Trang 24THPT của Thành phố Hà Nội Đội ngũ cán bộ- giáo viên của trường 100% đạtchuẩn trở lên, có 27,6% trên chuẩn trong tổng số cán bộ - giáo viên biên chế đượcgiao trong đó hiện có 84 người Tổng số học sinh toàn trường có: 1552 HS, tăng sovới cùng kỳ năm trước là 86 học sinh Học sinh của trường bình quân: khối 10 là45.53 HS/lớp, khối 11 là 39,75 HS/lớp, khối 12 là 40,25 HS/lớp Bình quân toàntrường là 40.75 HS/lớp Học sinh nhà trường nhìn chung thuần, có kỷ cương, có nềnếp Đội ngũ cán bộ lớp, cán bộ Đoàn nhiệt tình, có trách nhiệm Một bộ phận họcsinh khá, giỏi có ý thức vươn lên, có động cơ và mục đích học tập rõ ràng Năm2017- 2018, trường thi Olympic các môn văn hóa lớp 10 và lớp 11 (cụm Long Biên-Gia Lâm) đạt 57 giải trong đó: 6 giải Nhất, 18 giải Nhì, 14 giải Ba, 19 giải Khuyếnkhích Số học sinh giỏi chiếm 15.76 %, Học sinh khá: 69,58 %, học sinh Yếu: 0,2%.
Tỷ lệ học sinh giỏi cao hơn so với các năm học trước Tỷ lệ học sinh giỏi đạt kếhoạch nhưng còn thấp Học sinh giỏi K12: 10 giải trong đó: 01 giải Nhất, 02 giảiNhì; 02 giải ba, 5 giải khuyến khích
Bên cạnh đó, lực lượng giáo viên trẻ nhiều, có tâm huyết, có nhiệt tình nhưngkinh nghiệm còn hạn chế Đội ngũ cán bộ – giáo viên chưa ổn định, còn có biếnđộng, số nữ giáo viên đông, nhiều đồng chí đang ở thời kì sinh đẻ và nuôi con nhỏnên ảnh hưởng phần nào đến công việc giảng dạy, công tác Học sinh nhà trườngnhìn chung còn có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, điều kiện vật chất cho học tập cònthiếu thốn cho nên phần nào cũng ảnh hưởng đến chất lượng học tập Trước tìnhhình đó, nhà trường đã tích cực triển khai công tác bồi dưỡng thường xuyên, chăm
lo và đầu tư cho phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục về năng lựcchuyên môn, kỹ năng phát triển chương trình nhà trường, phương pháp dạy học, kiểmtra đánh giá, công tác chủ nhiệm lớp Trong đó việc dạy học môn GDCD ngày càngđược nhà trường chú trọng hơn Tuy nhiên, việc học tập tốt môn GDCD để giúp HSnhìn nhận vấn đề thực tiễn một cách đúng đắn và tốt đẹp thì đang là vấn đề khókhăn chung của giáo dục hiện nay và của Nhà trường Vấn đề đặt ra ở đây là cầnphải phát triển NL GQVĐ như thế nào để HS nhìn nhận được vấn đề thực tiễn mộtcách chính xác trong mỗi bài học trong môn GDCD
Trang 251.2.2 Thực trạng phát triển NLGQVĐ trong DH môn GDCD 12 cho HS lớp 12 ở trường THPT Dương Xá, Hà Nội
1.2.1.1 Kết quả đạt được
Để phát triển NL GQVĐ cho HS trong DH môn GDCD, nhà trường đã:
- Sử dụng phương pháp nêu vấn đề bằng cách GV là người đưa ra câu hỏi, HS
là người trả lời câu hỏi; giúp HS làm quen với việc nhìn nhận, xử lí, đánh giá vấn đềmột cách hợp lí
- Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm để các bạn trong nhóm cùng nhau tìm
ra vấn đề trong tình huống và cùng nhau xử lí các tình huống đó
+ HS được trực tiếp làm việc với đối tượng học tập, tự mình nghiên cứu nộidung học tập thông qua các tình huống pháp luật, kinh tế
+ Tăng cường khả năng độc lập suy nghĩ, phát triển tư duy sáng tạo, kĩ năngvận dụng kinh nghiệm của mình và của người khác vào việc giải quyết các vấn đềtrong học tập, cuộc sống liên quan đến pháp luật và kinh tế
- HS phát huy được kĩ năng làm việc nhóm, năng lực giao tiếp, hợp tác khi cùng các bạn tham gia giải quyết vấn đề học tập, kinh tế, pháp luật
Ví dụ: Qua quan sát, phỏng vấn GV trường trong thời gian đi thực tập, tôi thấy
GV ở trường đã bước đầu sử dụng phương pháp để phát triển NL GQVĐ cho HS.Khi dạy tiết 1, bài 8 (Pháp luật với sự phát triển của công dân), GV đã đưa ra ví dụ
về việc những người cao tuổi, quá tuổi đi học Đại học, Cao đẳng thì còn được đihọc không? Vì sao? Giúp HS hiểu được nội dung: Công dân có quyền học tậpthường xuyên và suốt đời của công dân
* Nguyên nhân của những kết quả đạt được:
- Nhà trường , GV quan tâm đến việc phát triển NL GQVĐ cho HS
- GV là người có chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm, tâm huyết với nghề
- Việc GV đưa ra các tình huống, vấn đề yêu cầu HS tận dụng hết những kiếnthức, kĩ năng, năng lực mình có và đang ẩn trong mình để giải quyết tình huống,vấn đề
- Trong tình huống GV đưa ra hoặc HS tự lấy các tình huống để minh họa nộidung mình học thì chủ thể hành động (GV, HS) trong đó chủ thể hành động có nhu
Trang 26cầu giải quyết tình huống buộc chủ thể giải quyết tình huống (HS) giải quyết tìnhhuống Nếu muốn giải quyết tình huống mà HS không có đủ tri thức, kĩ năng,phương pháp phát hiện vấn đề để giải quyết thì buộc HS phải khám phá để tạo racho mình có hiểu biết về nó và cách giải quyết tình huống, vấn đề đó.
* Nguyên nhân của những khóa khăn, hạn chế:
- Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong kỳ thi THPT quốc gia năm
2018, đề thi môn GDCD gồm có 4 mức độ: nhận biết ( 40%), thông hiểu ( 20%) vàcác câu hỏi phân hóa (vận dụng bậc thấp: 30%, vận dụng bậc cao: 10%) Trong quátrình DH, GV có đưa ra các tình huống để giúp HS làm được những câu hỏi có liênquan vấn đề thực tiễn, liên quan trực tiếp tới đời sống Nhưng kiến thức của HSchưa thực sự được tham gia vào các tình huống thực tiễn
Ví dụ: Em đã dự giờ tiết 3, bài 7 (Công dân với các quyền dân chủ ) khi dạyphần nội dung quyền khiếu nại, tố cáo của công dân, GV đã đưa tình huống: nhàanh A bị anh B lấy trộm xe máy Anh A phát hiện ra và yêu cầu anh B trả lại xenhưng anh B không chịu trả Theo em, anh A nên làm gì trong trường hợp này?Khi dạy GV có nêu tình huống có vấn đề nhưng GV chưa thực sự đưa kiếnthức về quyền tố cáo của bài vào tình huống để giải thích tình huống cho HS hiểu rõbài học hơn
- Nhà trường chủ yếu đảm bảo về kiến thức cho HS là chính, còn phát triển
NL GQVĐ cho HS còn hạn chế Đặc biệt, đổi mới hình thức giáo dục, hình thức thiTHPT yêu cầu nhiều về NL GQVĐ ở HS
Trang 27- Thời gian của 1 tiết học có 45 phút nên không có nhiều tình huống, vấn đềtrong bài làm mất nhiều thời gian suy nghĩ của HS dẫn đến GV chưa dạy xong đượcbài hôm đó.
- Trước đây GV sử dụng chủ yếu phương pháp thuyết trình, phương pháp đàmthoại còn bây giờ GV sử dụng thêm phương pháp nêu vấn đề nhưng sử dụng ở mức
độ chưa thường xuyên vẫn sử dụng chủ yếu kiến thức
- GV khó khăn trong việc quản lí lớp
- Tình huống không hấp dẫn nên một số HS không hợp tác, ỷ lại trong quátrình học tập
1.3 Sự cần thiết của việc phát triển NL GQVĐ cho HS lớp 12 thông qua dạy học môn GDCD ở trường THPT Dương Xá hiện nay
Giáo dục công dân giữ vai trò cần thiết trong việc giáo dục cho HS ý thức,hành vi của người công dân Việc phát triển NL GQVĐ trong DH môn GDCD lớp
12 giúp HS nhận thức, đánh giá đúng đắn hơn các vấn đề diễn ra trong thực tiễncuộc sống; đem lại hiệu quả cao cho HS trong kiểm tra và đánh giá kết quả học tập.Qua việc tìm hiểu nội dung của chương trình GDCD của trường, cho thấy nội dungcủa chương trình có mối liên hệ rất chặt chẽ với thực tiễn cuộc sống Đặc biệt đốivới HS lớp 12, trong cấu trúc đề thi THPT Quốc gia năm 2019 chia làm 2 phần làphần câu hỏi lý thuyết và phần câu hỏi tình huống Để hiểu được nội dung của bàihọc, GV nên vận dụng phương pháp dạy học bằng tình huống để HS đưa ra đượccách giải quyết của mình trong các tình huống đồng thời nhớ sâu được kiến thức lýthuyết Để xử lí được tình huống HS cần phải có NL GQVĐ, vì vậy việc phát triển
NL GQVĐ cho HS là điều rất cần thiết yêu cầu về Tuy nhiên để góp phần thànhcông trong công việc giảng dạy đòi hỏi GV phải biết vận dụng phối hợp cùng cácphương pháp khác một cách linh hoạt chứ không nhất nhất giờ học chỉ vận dụngmỗi phương pháp này Nếu làm được điều đó chắc chắn bộ môn GDCD nói chungđặc biệt là kiến thức PL sẽ không còn nhàm chán với các em
Trang 28Tiểu kết chương 1
Cơ sở lí luận của việc phát triển NL GQVĐ cho học sinh thông qua DH mônGDCD lớp 12 ở trường THPT Có rất nhiều đề tài nghiên cứ về việc phát triển NLGQVĐ cho HS nhưng chưa có nhiều tác giả nghiên cứu về việc phát triển NLGQVĐ cho HS trong DH môn GDCD
Cơ sở thực tiễn của việc phát triển NL GQVĐ cho học sinh thông qua dạy họcmôn GDCD lớp 12 ở trường THPT Dương Xá, thành phố Hà Nội Cơ sở thưc tiễncho thấy thực trạng của việc phát triển NL GQVĐ cho HS lớp 12 trong DH mônGDCD còn tồn tại nhiều hạn chế Vậy việc phát triển NL GQVĐ cho HS là việc rấtcần thiết
Qua đó tôi nhận thấy, dạy học theo hướng phát triển NL GQVĐ chưa đượcquan tâm và tổ chức một cách có hiệu quả Đứng trước thực trạng trên thì việcnghiên cứu, lựa chọn việc phát triển NL GQVĐ cho HS là việc rất cần thiết Từ đó,tôi tiếp tục triển khai nghiên cứu nội dung chính của đề tài trong chương 2
Trang 29CHƯƠNG 2 NGUYÊN TẮC VÀ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC MÔN
GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 12 Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG DƯƠNG XÁ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.1 Những nguyên tắc để phát triển NL GQVĐ cho HS thông qua dạy học môn GDCD lớp 12 ở trường THPT Dương Xá hiện nay
2.1.1 Đảm bảo mục tiêu môn học GDCD
Theo Phương pháp DH môn GDCD ở trường THPT của tác giả Đinh Văn Đức
và Dương Thị Thúy Nga đã chỉ ra mục tiêu môn học GDCD lớp 12:
Trang 302.1.2 Đảm bảo định hướng NL hướng tới hình thành ở HS
Chương trình tổng thể ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT- BGDĐTngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, chương trìnhmôn GDCD lớp 12 quy định:
- Những phẩm chất chủ yếu cần hình thành, phát triển ở học sinh là: yêu nước,nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
- Về năng lực, chương trình hướng đến 10 năng lực cốt lõi (những năng lực
mà ai cũng cần có để sống và làm việc trong xã hội hiện đại gồm:
+ Những năng lực chung được tất cả các môn học và hoạt động giáo dục gópphần hình thành, phát triển: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác,
năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Các NL đặc thù được hình thành, phát triển cho học sinh trong môn GDCD:năng lực điều chỉnh hành vi đạo đức, năng lực điều chỉnh hành vi pháp luật, nănglực phát triển bản thân
2.1.3 Đảm bảo tính thực tiễn
* Tính thực tiễn trong DH môn GDCD được đảm bảo qua việc giảng dạy vàhọc tập môn GDCD gắn với cuộc sống của xã hội, làm cho những tri thức của bộmôn thực sự là cơ sở cho hành vi và hoạt động của HS
* Để đảm bảo tính thực tiễn ngoài phạm vi bài giảng GV định hướng hoạtđộng nhận thức, rèn luyện phẩm chất đạo đức cho HS Do đó, GV cần phải thựchiện những yêu cầu sau:
- Đảm bảo tính thực tiễn trong bài giảng: Dùng các ví dụ, hình ảnh, thông tin,
sự kiện trong thực tiễn để minh họa cho nội dung truyền thụ Các ví dụ đưa ra phảichính xác, phù hợp với nội dung tri thức cần truyền tải
- Đảm bảo tính thực tiễn trong các hình thức hoạt động khác của GV và HS
Ví dụ: trong dạy học bài 2: Thực hiện pháp luật ( tiết 3) GV đưa ra tình huốngthực tế:
Theo các em, hành vi vượt đen đỏ của anh A khi tham gia giao thông đã viphạm vào loại pháp luật nào? Vì sao?
Trang 31GV đã đưa ra ví dụ minh họa thực tiễn giúp HS hiểu và áp dụng kiến thức vàotrong thực tế tốt hơn.
2.1.4 Đảm bảo tính vừa sức
* Nguyên tắc vừa sức trong dạy học được quan niệm là quá trình dạy học phùhợp với trình độ tiếp thu tri thức mới của HS, kích thích, thúc đẩy và đi trước sựphát triển trí tuệ của HS
* Đảm bảo tính vừa sức là điều kiện cần thiết để đem lại chất lượng giảng dạy
và học tập của GV và HS Đồng thời cũng đảm bảo được nguyên tắc tính khoa học,tính thực tiễn, tính Đảng trong dạy học môn GDCD
* Để đảm bảo tính vừa sức trong DH môn GDCD lớp 12, GV cần thực hiệnđúng những yêu cầu cơ bản sau:
+ Xác định khối lượng, kiến thức, mức độ trong DH
Trong sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, kĩ thuật, sự đổi mới để xây dựng
và phát triển đất nước, khối lượng tri thức của môn GDCD không chỉ đổi mới màngày càng tăng lên Thời gian học tập môn GDCD ở trường rất hạn chế Vì vậy,việc xác định khối lượng, kiến thức, mức độ trong DH là rất quan trọng để đảm bảocho HS tiếp nhận tri thức một cách hiệu quả trên cơ sở giải quyết các khó khăn vừasức trong học tập dưới sự định hướng của GV
+ GV cần phải hiểu biết đặc điểm tâm- sinh lí của HS, môi trường xã hội mà
HS đang sống, những điều kiện sinh hoạt, phong tục tập quán, truyền thống củađịa phương nơi HS cư trú và học tập, đồng thời phải nắm được khả năng tri thứccua HS
+ GV phải chú ý đến đối tượng là HS cá biệt
Đối với HS cá biệt từng bước rèn luyện và nội dung bài học phải phù hợp vớikhả năng người học
Đối với HS khá giao bài tập phù hợp với khả năng rồi từng bước nâng caomức độ
Việc đảm bảo tính vừa sức trong DH môn GDCD không nên cứng nhắc,giáo điều mà phải luôn luôn đánh giá đúng đắn HS, đểề ra những yêu cầu phù hợpvới sự phát triển trí tuệ của HS
Trang 322.1.5 Bảo đảm tính khoa học
* Nguyên tắc tính khoa học trong dạy học môn GDCD là đảm bảo cung cấp
đầy đủ, chính xác hệ thống tri thức cơ bản, thiết thực hiện đại phù hợp thực tiễn củamôn học và đặc điểm nhận thức của HS
* Đảm bảo tính khoa học trong dạy học môn GDCD là điều kiện cần thiết đểbiến tri thức mà HS tiếp thu được thành niềm tin, thôi thúc HS hành động theo lẽphải, chân lí HS sẽ say mê, hứng thú hơn với môn học Tri thức khoa học là cơ sởcho việc rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo, là tiền đề xây dựng phương pháp tư duy khoahọc, phát triển trí tuệ, phẩm chất, đạo đức, hình thành thói quen tốt cũng như địnhhướng cho hành động của HS
* Để đảm bảo nguyên tắc tính khoa học trong dạy học môn GDCD, GV cầnphải nghiêm túc thực hiện những yêu cầu cơ bản sau:
- GV phải truyền thụ đầy đủ, chính xác nội dung bài học
- GV nêu sự kiện phải chân thực, khái quát phải đúng, kết luận phải chính xác Thế giới đang thay đổi từng ngày, việc cập nhật, bổ sung các thông tin khoahọc mới ngoài SGK sẽ giúp cho môn học bắt kịp với cuộc sống hiện đại và thiếtthực, giúp cho HS giải quyết các vấn đề trong thực tiễn một cách tốt nhất, phù hợpnhất với xã hội
- GV phải đảm bảo hệ thống lôgic của bài học
GV cần căn cứ vào mục tiêu, kiến thức cơ bản trọng tâm của từng bài, căn
cứ vào đối tượng để thiết kế, lựa chọn ý tưởng sư phạm, tình huống phù hợptrong dạy học
Ví dụ: khi GV dạy phần 1 Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình trong bài 4: “Quyền ình đẳng của công dân trong một s lĩnh vực của đời s ng xã hội” thì
GV cần sử dụng Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 để đảm bảo tính chân thựccủa dữ liệu
2.2 Biện pháp sư phạm nhằm phát triển NL GQVĐ cho HS thông qua dạy học môn GDCD lớp 12 ở trường THPT Dương Xá
2.2.1 Biện pháp về chuẩn bị bài giảng
Trước khi lên lớp, GV luôn luôn phải soạn giáo án Việc soạn giáo án chính làcông việc chuẩn bị cho trước giờ lên lớp, trong bài học nếu GV muốn sử dụng
Trang 33phương pháp nêu vấn đề, bắt buộc GV phải xây dựng tình huống có vấn đề tronggiáo án Chính hoạt động xây dựng đó đã giúp phát triển NL GQVĐ cho HS GVtạo ra tình huống có vấn đề và giúp HS tự mình giải quyết vấn đề đã đặt ra.
Ví dụ: GV sử dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy phần a) Pháp luật là
phương tiện để phương tiện để Nhà nước quản lí mục 4, Bài 1: Pháp luật với đời
s ng Tình huống được GV đưa ra: Trong một lần thảo luận về vai trò của pháp luật
trong đời sống xã hội, bạn A cho rằng : “Việc Nhà nước dùng pháp luật để quản lí
xã hội là không công bằng, không dân chủ vì thông qua pháp luật, Nhà nước dùng quyền lực của mình để bắt buộc mọi người thực hiện những điều do Nhà nước ban hành” Theo bạn A, “quản lí xã hội bằng đạo đức, giáo dục mới là công bằng, dân chủ nhất vì nó dựa trên sự tự giác và tự nguyện của mỗi công dân” Em có
đồng ý với ý kiến của bạn A hay không ? Tại sao ?
Qua tình huống, HS hiểu và nhận thức bài học tốt hơn, thấy được môn GDCDgắn liền với thực tiễn để từ đó yêu thích môn học hơn Việc sử dụng tình huốngtrong DH giúp HS phát triển NL GQVĐ
2.2.2 Biện pháp thực hiện bài giảng trên lớp
Để phát triển NL GQVĐ cho HS bắt buộc GV phải đưa ra các tình huống cóvấn đề Tạo ra tình huống có vấn đề và đưa HS vào tình huống đó là đặc trưng củaPPDH nêu vấn đề trong giảng dạy GDCD, là sự biểu hiện năng lực và nghệ thuật sưphạm của GV Những tình huống được đặt ra, tình huống sau có thể và phải cần caohơn tình huống trước Giải quyết hết những tình huống liên tiếp diễn ra theo trình tựlôgic xác định sẽ giúp cho việc thu nhận tri thức mới của HS tốt hơn, có hiệu quảhơn và giúp cho HS phát triển được NL GQVĐ của bản thân trong học tập cũngnhư trong cuộc sống
Sau khi đã nêu vấn đề và đưa HS vào tình huống có vấn đề, GV phải hướngdẫn HS giải quyết vấn đề cùng với GV
Ví dụ: GV sử dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy mục 1: Công dân bình
đẳng về quyền và nghĩa vụ, Bài 3: Công dân ình đẳng trước pháp luật Tình huống
được GV đưa ra: “Bản thân em là một học sinh, là công dân của nước Việt NamDân chủ Cộng hòa, em đã có quyền và nghĩa vụ bình đẳng như thế nào?”
Trang 34Qua tình huống, HS hiểu và nhận thức nội dung bài học tốt hơn, thấy đượcmôn GDCD gắn liền với thực tiễn để từ đó yêu thích môn học hơn Việc sử dụngtình huống trong DH giúp HS phát triển NL GQVĐ.
2.2.3 Biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm (Hoạt động ngoài giờ lên lớp)
HĐGDNGLL là hoạt động trong kế hoạch giáo dục của nhà trường, cần phâncông Hiệu trưởng hoặc Phó hiệu trưởng phụ trách chung toàn trường Toàn thể giáoviên, các tổ chức, đoàn thể và học sinh có trách nhiệm tham gia HĐGDNGLL theo
kế hoạch của trường Giáo viên chủ nhiệm lớp trực tiếp phụ trách HĐGDNGLL củalớp Kết quả HĐGDNGLL là một trong những tiêu chí đánh giá thi đua của các tậpthể và cá nhân trong mỗi năm học
Phương pháp HĐNGLL: trong quá trình thực hiện hoạt động, GV là ngườihướng dẫn, cố vấn cho HS, còn HS chủ động tổ chức và điều hành hoạt động tạođiều kiện phát huy vai trò tự chủ của HS trong hoạt động
Thiết bị và phương tiện: Tận dụng các thiết bị như máy móc, nhạc cụ, bănghình, tranh ảnh, giấy khổ lớn …; tích cực làm đồ dùng dạy học đơn giản như cácbiểu bảng, sơ đồ, tranh ảnh, phiếu học tập… Các thiết bị, phương tiện là điều kiện
để đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động, làm tăng tính hấp dẫn, gây hứng thúcho HS
HĐNGLL phát triển các NL cần thiết, phù hợp với sự phát triển của HS lớp 12như: NL giao tiếp và hợp tác, NL tự chủ và tự học, NL GQVĐ và sáng tạo, NL pháttriển bản thân,… Tạo cho học sinh lòng ham thích, hứng thú trong hoạt động từ
đó bồi dưỡng tình cảm yêu trường, yêu lớp, yêu quý thầy cô, bạn bè, yêu quê hương,đất nước…HĐNGLL giúp HS mở rộng vốn hiểu biết, khả năng phản xạ nhanh, khảnăng xử lí tình huống nhanh, cho HS Vậy để phát triển NL GQVĐ thông qua dạyhọc môn GDCD cho HS lớp 12 ở trường THPT hiện nay GV cần tổ chức cho HStham gia các hoạt động NGLL để giúp HS mở rộng vốn hiểu biết, phát huy một cáchtriệt để các năng lực của bản thân để giúp chúng ngày càng yêu thích môn học hơn
Ví dụ: Trường tổ chức hoạt dộng ngoại khóa cho HS với chủ đề: Môi trường
là lá phổi xanh của chúng ta Trường phân công các lớp đi lao động và trồng cây
xanh ở những địa điểm khác nhau Sau đó, cuối buổi sẽ có một bữa liên hoan, trong
Trang 35buổi liên hoan mọi người bàn luận về ý nghĩa của hoạt động hôm nay và đưa ranhững lời khuyên bổ ích cho nhau về môi trường.
Từ hoạt động ngoại khóa HS thấy được tầm quan trọng và ngày càng yêu quý,trân trọng môi trường xung quanh chúng ta Hoạt động ngoại khóa giúp HS pháttriển NL GQVĐ (thông qua việc phân công việc cho các bạn trong lớp làm, cùngnhau hoàn thành nhiệm vụ trường giao)
2.2.4 Biện pháp kiểm tra, đánh giá trong dạy học
Đổi mới kiểm tra, đánh giá xuất phát từ yêu cầu của việc KT, ĐG trong dạyhọc môn GDCD hiện nay
Trong thời gian qua, việc KT, ĐG trong dạy học nói chung, môn GDCD ởTHPT nói riêng vẫn nặng nề về kiểm tra thuộc lòng, chưa chú ý đến NL sáng tạo vàGQVĐ cho HS Vì vậy, nếu không đổi mới KT, ĐG thì sẽ không phát huy đượctính chủ động, NL GQVĐ, sáng tạo của HS, các em không được bày tỏ chính kiếncủa mình mà chỉ trả lời theo cách giáo điều, máy móc Người tích cực đổi mới thìkhông đạt kết quả cao, người học thụ động lại có điểm tốt, như vậy kết quả thi –kiểm tra, đánh giá không phản ánh đúng kết quả giáo dục Do đó, nước ta đã đổimới KT,ĐG bằng cách phân hóa đề thi trong kì thi THPT Quốc gia năm 2018 yêucầu HS phải có kiến thức thực tiễn mới đạt được 8 đến 9 điểm trong bài thi
Muốn nâng cao được kiến thức thực tiễn đòi hỏi HS phải hiểu sâu, rộng, cókiến thức thực tiễn Để hiểu được sâu rộng kiến thức môn GDCD lớp 12 ở trườngTHPT hiện nay thì HS phái có NL GQVĐ khi đó HS mới nhớ bài được lâu hơn và
kĩ hơn và đồng thời áp dụng kiến thức vào trong thực tiễn một cách linh hoạt hơn
Đánh giá kết quả giáo dục là đánh giá mức độ đạt được của HS về phẩmchất, NL so với các yêu cầu cần đạt đặt ra cho lớp học, cấp học, chủ yếu nhằm xácđịnh vị trí của mỗi học sinh tại thời điểm nhất định trong quá trình phát triển củabản thân và ghi nhận sự tiến bộ của mỗi học sinh Đánh giá kết quả giáo dục cũngnhằm cung cấp thông tin để cơ quan quản lí giáo dục và giáo viên điều chỉnhchương trình và hoạt động giáo dục trong nhà trường Việc đánh giá kết quả giáodục cần thực hiện theo các yêu cầu sau:
+ Kết hợp đánh giá thông qua các nhiệm vụ học tập (bài kiểm tra dưới dạngtrắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận, , ) với đánh giá thông qua các biểu hiện về thái
Trang 36độ, hành vi ứng xử của HS trong quá trình tham gia các hoạt động học tập cũng nhưtrong sinh hoạt và giao tiếp hằng ngày Việc đánh giá thông qua các nhiệm vụ họctập cần chú trọng sử dụng các bài tập xử lí tình huống được xây dựng trên cơ sở gắnkiến thức của bài học với thực tiễn đời sống, đặc biệt là những tình huống, sự việc,vấn đề, hiện tượng của thực tế cuộc sống xung quanh, gần gũi với học sinh Bài tập
KT, ĐG cần tăng cường các câu hỏi mở gắn với thời sự để HS được bày tỏ chínhkiến và NL GQVĐ các vấn đề lối sống, đạo đức, pháp luật và kinh tế, chính trị, xãhội Kết quả đánh giá thông qua các nhiệm vụ học tập được ghi nhận bằng điểm sốtrên thang điểm 10 Việc đánh giá qua biểu hiện về thái độ, hành vi ứng xử của họcsinh trong quá trình hoạt động học tập, sinh hoạt ở trường, ở nhà và ở cộng đồngcần dựa trên phiếu nhận xét của giáo viên, học sinh, gia đình hoặc các tổ chức xãhội đối với mức độ đạt được yêu cầu về phẩm chất và năng lực đã được quy địnhtrong chương trình cho học sinh ở mỗi lớp học, cấp học Phiếu nhận xét được sửdụng như một công cụ đánh giá; được thiết kế theo mức độ của yêu cầu cần đạt ởmỗi giai đoạn học tập về phẩm chất và năng lực; được ghi nhận bằng điểm chữgồm: A+ (Xuất sắc), A (Tốt), B (Khá), C (Đạt yêu cầu), D (Cần cố gắng hơn); đượcquy đổi sang thang điểm 10 với hệ số quy đổi như sau: loại A+ tương đương 10điểm; loại A: từ 8 đến 9 điểm; loại B: từ 6 đến 7 điểm; loại C: 5 điểm; loại D: dưới
5 điểm
+ Kết hợp đánh giá của GV với tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng của họcsinh, đánh giá của phụ huynh HS và đánh giá của cộng đồng; coi trọng đánh giá sựtiến bộ của học sinh
+ Kết quả đánh giá sau mỗi học kì và cả năm học, kết quả tổng hợp đánh giáquá trình và đánh giá tổng kết theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo