Ảnh hưởng của BAP đến khả năng tái sinh chồi Chùm Ngây invitro

Một phần của tài liệu nghiên cứu nuôi cấy mô cây chùm ngây (Trang 40)

n g rar ca chi Chùm Ngây ivitro ủồ

3.3. Ảnh hưởng của BAP đến khả năng tái sinh chồi Chùm Ngây invitro

Sau khi xác định được môi trường dinh dưỡng thích hợp cho tái sinh chồi Chùm

Ngây in vitro, cần xác định loại chất điều hòa sinh trưởng (ĐHST) và nồng độ của chất ĐHST phù hợp cho sự tái sinh chồi, nhằm xác định công thức môi trường nuôi cấy hiệu quả nhất cho tái sinh chồi Chùm Ngây in vitro. Chất điều hoà sinh

trưởng thường được sử dụng trong giai đoạn này các chất thuộc nhóm Cytokinin để kích thích sự phân chia tế bào, sự hình thành và tăng trưởng chồi in vitro. Các loại Cytokinin được sử dụng trong nuôi cấy mô – tế bào là BAP, Kinetin, TDZ, Zeatin,....Trong quá trình nhân nhanh chồi có thể bổ sung Auxin nhưng với hàm lượng ít hoặc không đáng kể, còn hàm lượng Cytokinin lớn để kích thích tạo chồi. Thông qua tham khảo một số công trình nghiên cứu đã công bố, trong thí nghiệm này chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng riêng rẽ của BAP đến khả năng tái sinh chồi, sau đó sẽ tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của sự kết hợp BAP với Kinetin để xác định công thức tốt nhất cho sự tái sinh chồi cây Chùm Ngây.

Trong thí nghiệm này, sử dụng môi trường cơ bản MS có bổ sung chất điều hòa sinh trưởng BAP với các nồng độ khác nhau: 0 mg/l; 0,2 mg/l; 0,4 mg/l; 0,6 mg/l; 0,8 mg/l; 1,0 mg/l; 2,0 mg/l (Bảng 3.3). Kết quả thí nghiệm được thu thập sau 2 tuần nuôi cấy và được thể hiện ở bảng 3.3.

Bảng 3.3: Ảnh hưởng của BAP đến khả năng tái sinh chồi Chùm Ngây

in vitro CTTN BAP (mg/l) Tổng số mẫu cấy (mẫu) Số mẫu tái sinh chồi (mẫu) Tỉ lệ mẫu tái sinh chồi (%) Số chồi TB/mẫu (chồi) Chiều cao TB chồi (cm) CT0 0,0 45 25 55,56 1,15 1,1 CT1 0,2 45 41 91,11 1,63 1,35

CT2 0,4 45 45 100 2,75 2,25

CT3 0,6 45 42 93,33 2,25 1,95

CT4 0,8 45 37 82,22 1,87 1,3

CT5 1,0 45 34 75,56 1,65 1,25

CT6 2,0 45 33 73,33 1,25 1,15

Kết quả phân tích phương sai một nhân tố về tỉ lệ tái sinh chồi và số chồi TB/cụm đều cho thấy Ftính > Fcrit. Kết quả lần lượt là: Ftính (30,9) > Fcrit (2,8); Ftính(80,2) > Fcrit

(2,8). Vậy BAP có sự ảnh hưởng rõ rệt đến khả năng tái sinh chồi Chùm Ngây in vitro. Từ số liệu ở bảng 3.3 cho thấy, công thức môi trường cho tỷ lệ mẫu tái sinh chồi cao nhất là công thức CT2 (100%), tỷ lệ mẫu tái sinh chồi thấp nhất là công thức đối chứng CT0 (55,56 %), với các công thức môi trường khác như công thức CT1; CT3; CT4; CT5 và CT6 đều cho tỉ lệ mẫu tái sinh đạt trên 73%, từ kết quả thu được có thể khẳng định môi trường có bổ sung chất điều hòa sinh trưởng và môi trường không bổ sung chất điều hòa sinh trưởng có sự khác nhau rõ rệt về tỉ lệ mẫu tái sinh chồi cũng như các chỉ tiêu khác như số lượng chồi trung bình và chiều cao của chồi, chứng tỏ BAP ở các nồng độ khác có ảnh hưởng mạnh mẽ tới khả năng phát sinh chồi của mẫu cấy.

Trên công thức CT0 không bổ sung BAP thì tỉ lệ mẫu bật chồi đạt 55,56%, số chồi trung bình thấp chỉ đạt 1,15 chồi /mẫu và chiều cao trung bình của chồi chỉ đạt 1,10 cm. Trên môi trường không bổ sung chất điều hòa sinh trưởng mà mẫu cấy vẫn bật chồi được có thể là do hoocmon nội sinh, nhưng với hàm lượng quá ít không đủ để kích thích mẫu cấy tạo nhiều chồi, đồng thời chiều cao chồi cũng thấp và thời gian bật chồi cũng chậm hơn so với các công thức môi trường có bổ sung BAP. Ở công thức môi trường CT2 (bổ sung 0,4 mg/l BAP) cho tỉ lệ mẫu bật chồi cao nhất đạt 100%, số chồi trung bình cao nhất đạt 2,75 chồi/mẫu cấy và kích thước chồi trung bình đạt cao nhất 2,25 cm. Khi tăng hàm lượng BAP lên 0,6 mg/l thì tỉ lệ mẫu bật chồi giảm chỉ còn 93,33%, kích thước chồi trung bình cũng giảm xuống còn 1,95 cm. Khi tiếp tục tăng hàm lượng BAP ở các thí nghiệm sau thì số mẫu tái sinh chồi và chiều cao của chồi đều giảm, đồng thời thấy xuất hiện khối mô sẹo rất lớn. Dưới đây là hình ảnh chồi chùm Ngây ở các công thức môi trường CT1 và CT2 có bổ sung BAP với hàm lượng lần lượt là 0,2 mg/l BAP và 0,4 mg/l BAP.

Hình 3.2: Chồi Chùm Ngây trên môi trường CT1 (A) và môi trường CT2 (B)

Vậy công thức môi trường CT2 (MS + 30g/l Sucrose + 8g/l Agar + 0,4 mg/l BAP) là công thức môi trường tốt nhất để nhân nhanh chồi Chùm Ngây trong số các công thức môi trường thí nghiệm và công thức môi trường này được sử dụng để tiếp tục nghiên cứu ảnh hưởng tổ hợp giữa BAP và Kinetin đến khả năng nhân nhanh chồi Chùm Ngây.

Một phần của tài liệu nghiên cứu nuôi cấy mô cây chùm ngây (Trang 40)