n g rar ca chi Chùm Ngây ivitro ủồ
3.4. Ảnh hưởng tổ hợp của BAP và Kinetin đến khả năng nhân nhanh chồi
Nhằm xác định các loại chất ĐHST với với nồng độ thích hợp cho tái sinh chồi Chùm Ngây, trong môi trường nuôi cấy ngoài bổ sung chất ĐHST là BAP chúng tôi nghiên cứu sự ảnh hưởng của sự tổ hợp của BAP với Kinetin. Sử dụng công thức môi trường CT2 (0,4 mg/l BAP) và bổ sung thêm Kinetin ở các nồng độ khác nhau (0,2 mg/l; 0,4 mg/l; 0,6 mg/l; 0,8 mg/l và 1,0 mg/l). Kết quả thí nghiệm thu được sau 2 tuần nuôi được thể hiện ở bảng 3.4.
Bảng 3.4: Ảnh hưởng tổ hợp của BAP và Kinetin đến khả năng tái sinh chồi chùm Ngây in vitro CT7 0,4 0,20 40 40 100 5,25 3,85 CT8 0,40 40 37 92,5 3,37 3,35 CT9 0,60 40 35 87,5 2,74 3,27 CT10 0,80 40 31 77,5 2,63 3,16 CT11 1,00 40 29 72,5 2,35 2,82 A B
Kết quả phân tích phương sai một nhân tố về tỉ lệ tái sinh chồi và số chồi TB/cụm đều cho thấy Ftính > Fcrit. Kết quả lần lượt là: Ftính (10,6) > Fcrit (3,4); Ftính(318,5) > Fcrit
(3,5). Vậy sự tổ hợp chất điều hòa sinh trưởng BAP và Kinetin có sự ảnh hưởng rõ rệt đến khả năng tái sinh chồi.
Số liệu ở bảng 3.4 cho thấy, sự khác nhau giữa ảnh hưởng tổ hợp của Kinetin và BAP đến khả năng tái sinh chồi so với ảnh hưởng riêng rẽ của BAP. Sau khi nuôi cấy 2 tuần ở công thức CT7 (MS + 0,4 mg/l BAP + 0,2 mg/l Kinetin) thì tỉ lệ mẫu tái sinh chồi cao nhất đạt 100%, số chồi trung bình là 5,25 chồi/mẫu cấy, chiều cao trung bình của chồi đạt 3,85 cm. Khi tăng hàm lượng Kinetin lên 1,0 mg/l (CT11) cho tỉ lệ mẫu tái sinh chồi, số chồi trung bình/mẫu và chiều cao trung bình của chồi thấp nhất. Các công thức môi trường khác như công thức CT8; CT9; CT10 thì tỉ lệ mẫu tái sinh chồi tương đối cao >75%, nhưng số chồi trung bình/mẫu và chiều cao chồi lại thấp và giảm dần khi hàm lượng Kinetin bổ sung vào môi trường tăng lên lần lượt là 0,4 mg/l; 0,6 mg/l; 0,8 mg/l. Công thức CT7 (0,4 mg/l BAP + 0,2 mg/l Kinetin) cho số chồi trung bình gấp 1,90 lần và chiều cao chồi trung bình gấp 1,71 lần so với công thức CT2 (công thức tốt nhất khi sử dụng riêng rẽ BAP). Điều này chứng tỏ sự kết hợp giữa BAP và Kinetin sẽ cho hiệu quả tạo chồi tốt hơn và sự tương quan nồng độ giữa BAP và Kinetin có tác động lớn đến tỉ lệ tạo chồi của mẫu nuôi cấy. Khi hàm lượng Kinetin tăng lên thì tỉ lệ mẫu mẫu tái sinh chồi, số chồi trung bình và chiều cao chồi đều giảm, tạo ra khối mô sẹo nhiều hơn.
Theo nghiên cứu của Eufrocinio C. Marfori (2010) cho thấy, môi trường MS có bổ sung 2,5 µM BAP là thích hợp nhất cho tạo chồi, đạt trung bình 4,6 chồi/mẫu thấp hơn so với công thức môi trường có sự kết hợp giữa BAP và Kinetin mà chúng tôi nghiên cứu (số chồi trung bình đạt 5,25 chồi/mẫu ).
Từ kết quả trên chúng tôi đã chọn ra công thức môi trường tốt nhất cho nhân nhanh chồi cây Chùm Ngây in vitro là công thức CT7 (MS + 8g/l Agar + 30g/l Sucrose + 0,4 mg/l BAP + 0,2 mg/l Kinetin).
Hình 3.3: Chồi Chùm Ngây trên môi trường CT7 sau 1 tuần (A) và 2 tuần (B) nuôi cấy