Ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng đến khả năng ra rễ của chồi

Một phần của tài liệu nghiên cứu nuôi cấy mô cây chùm ngây (Trang 45)

n g rar ca chi Chùm Ngây ivitro ủồ

3.5. Ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng đến khả năng ra rễ của chồi

Trong nhân giống in vitro môi trường dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng phát triển của cây, nó không chỉ ảnh hưởng tới khả năng nhân nhanh chồi mà nó còn ảnh hưởng mạnh mẽ đến khả năng ra rễ của chồi in vitro. Bởi nó là nguồn cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho mẫu tồn tại, sinh trưởng và phát triển trong suốt thời gian nuôi cấy.

Hiện nay, có rất nhiều loại môi trường dinh dưỡng khác nhau, thông qua tham khảo các kết quả nghiên cứu đã công bố, chúng tôi tiến hành nuôi cấy chồi Chùm Ngây

in vitro trên môi trường MS + 8 g/l agar + 15g/l sucrose + 0,5 mg/l IBA cho kết quả ra rễ khá cao, số rễ trung bình đạt 4,67 rễ/chồi và chiều dài rễ trung bình 2,17cm. Nhằm xác định công thức môi trường dinh dưỡng để chồi Chùm Ngây ra rễ đạt hiệu quả cao nhất, chúng tôi sử dụng 8 công thức môi trường khác nhau (bảng 3.5): Môi trường MS và ½ MS (giảm ½ hàm lượng các chất khoáng đa lượng và vi lượng) + 8 g/l Agar + 0,5 mg/l IBA, bổ sung đường sucrose với các hàm lượng khác nhau. Sau 2 tuần nuôi cấy trên môi trường ra rễ, kết quả thu được như ở bảng 3.6.

Bảng 3.5: Ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng đến khả năng ra rễ của chồi Chùm Ngây in vitro CR1 MS 12 45 35 77,78 12 3.95 1,80 CR2 14 45 45 100 7 4.82 2,15 CR3 16 45 45 100 8 4,57 2,25 CR4 20 45 41 91,11 8 4,46 2,07 CR5 1/2MS 12 45 37 82,22 8 4,45 1,70 CR6 14 45 45 100 6 4,95 2,45 CR7 16 45 45 100 8 4,56 2,08 CR8 20 45 43 95,56 8 4,12 2,10

Kết quả phân tích phương sai một nhân tố về tỉ lệ chồi ra rễ và số rễ TB/chồi đều cho thấy Ftính > Fcrit. Kết quả lần lượt là Ftính (18,3) > Fcrit (2,7); Ftính(16,2 > Fcrit (2,7). Vậy môi trường dinh dưỡng ảnh hưởng rõ rệt đến khả năng ra rễ của cây.

Số liệu ở bảng 3.5 cho thấy, sau 2 tuần nuôi cấy trên môi trường ra rễ có bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, chất điều hòa sinh trưởng và hàm lượng đường khác nhau thì xuất hiện chồi ra rễ với tỉ lệ rất khác nhau.

Mẫu được nuôi cấy ở công thức CR6 môi trường 1/2MS + 8g/l Agar + 14 g/l sucrose + 0,5 mg/l IBA cho hiệu quả cao nhất, tỉ lệ chồi ra rễ đạt 100%, số rễ trung bình đạt 4,95 rễ/chồi và chiều dài trung bình của rễ 2,45 cm và thời gian chồi bắt đầu ra rễ là 6 ngày, chất lượng rễ tốt (rễ mập, khỏe mạnh), khả năng đâm xuyên mạnh, ít hình thành mô sẹo. Mẫu cấy cũng trên công thức môi trường như vậy khi ta thay đổi hàm lượng đường tăng giảm khác nhau đều cho kết quả không cao; ở công thức môi trường CR5 hàm lượng đường giảm xuống còn 12 g/l thì tỉ lệ chồi ra rễ chỉ đạt 82,22 %, số rễ trung bình là 4,45 rễ/chồi và chiều dài trung bình của rễ 1,70 cm và thời gian chồi bắt đầu ra rễ là 8 ngày.

Đối với công thức môi trường môi trường CR2 (môi trường MS + 8 g/l agar + 15 g/l sucrose + 0,5 mg/l IBA) cũng cho kết quả tương đối cao: tỉ lệ chồi ra rễ đạt 100%, số rễ trung bình 4,82 rễ/chồi và chiều dài trung bình của rễ 2,15 cm và thời gian chồi bắt đầu ra rễ là 7 ngày, nhưng rễ cây lại xuất hiện nhiều mô sẹo.

Hình 3.4: Rễ Chùm Ngây trên môi trường CR6 sau 1 tuần (A) và sau 2 tuần (B)

B A

Hình 3.5: Cây Chùm Ngây in vitro hoàn chỉnh

Kết quả trên cho thấy, công thức môi trường dinh dưỡng kích thích chồi ra rễ tốt nhất là môi trường 1/2MS + 8g/l Agar + 14 g/l Sucrose.

Một phần của tài liệu nghiên cứu nuôi cấy mô cây chùm ngây (Trang 45)