Luận án góp phần làm sáng tỏ một số khái niệm và chỉ ra cơ sở tác động tới sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về phòng, chống tham ô, lãng phí, quan liêu. Luận án phân tích, làm sáng tỏ những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về phòng, chống tham ô, lãng phí, quan liêu. Luận giải giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh trong công tác phòng, chống tham ô, lãng phí, quan liêu ở Việt Nam hiện nay.
Trang 1đại học quốc gia hà nội
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYỄN NGỌC ANH
t- t-ởng hồ chí minh
về phòng, chống tham ô, lãng phí, quan liêu:
nội dung và giá trị
LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC
HÀ NỘI - 2018
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYỄN NGỌC ANH
t- t-ëng hå chÝ minh
vÒ phßng, chèng tham «, l·ng phÝ, quan liªu:
néi dung vµ gi¸ trÞ
HÀ NỘI - 2018
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu nêu trong luận
án là trung thực Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được ai công bố trong bất
kỳ công trình nào khác
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Nguyễn Ngọc Anh
Trang 41.1.2 Tình hình nghiên cứu nội dung và giá trị tư tưởng Hồ Chí
Minh về phòng, chống tham ô, lãng phí và quan liêu 18 1.2 Đánh giá khái quát tình hình nghiên cứu và những vấn đề
1.2.1 Đánh giá khái quát tình hình nghiên cứu 23
1.2.2 Những vấn đề luận án cần tiếp tục đi sâu nghiên cứu 25
Chương 2:TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM
Ô, LÃNG PHÍ, QUAN LIÊU - KHÁI NIỆM VÀ CƠ SỞ
2.1.1 Khái niệm tham ô, lãng phí, quan liêu 27 2.1.2 Khái niệm phòng, chống tham ô, lãng phí, quan liêu 33 2.1.3 Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh về phòng, chống tham ô,
2.2 Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về phòng, chống
2.2.1 Những tác động của truyền thống gia đình, quê hương, dân
2.2.2 Những phẩm chất cá nhân và thực tiễn chỉ đạo của Hồ Chí
Trang 5Chương 3: NỘI DUNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ PHÒNG,
CHỐNG THAM Ô, LÃNG PHÍ, QUAN LIÊU 52 3.1 Quan điểm của Hồ Chí Minh về bản chất, biểu hiện, tác hại
3.1.1 Bản chất, biểu hiện, tác hại của tham ô 52 3.1.2 Bản chất, biểu hiện, tác hại của lãng phí 57 3.1.3 Bản chất, biểu hiện và tác hại của quan liêu 71 3.2 Quan điểm của Hồ Chí Minh về tính tất yếu, phương hướng,
lực lượng và biện pháp phòng, chống tham ô, lãng phí và
3.2.1 Tính tất yếu phòng, chống tham ô, lãng phí và quan liêu 76 3.2.2 Phương hướ ng phòng, chống tham ô, lãng phí và quan liêu 78 3.2.3 Lực lượng tham gia phòng, chống tham ô, lãng phí và quan liêu 85 3.2.4 Biện pháp phòng, chống tham ô, lãng phí và quan liêu 89
Chương 4: GIÁ TRỊ CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VÀ ĐỊNH
HƯỚNG GIẢI PHÁP PHÒNG, CHỐNG THAM Ô, LÃNG PHÍ, QUAN LIÊU TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 104 4.1 Giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh về phòng, chống tham ô,
4.1.1 Là sự kết tinh, phát triển những tinh hoa giá trị bền vững
của dân tộc Việt Nam và của nhân loại trong công tác phòng,
chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu 104 4.1.2 Là một trong những cơ sở lý luận để Đảng Cộng sản Việt
Nam hoạch định chủ trương, đường lối và lãnh đạo toàn xã
hội phòng, chống tham ô, lãng phí và quan liêu 109 4.1.3 Là yếu tố quan trọng cấu thành nền tảng tư tưởng, văn hóa
của xã hội trong công tác phòng, chống tham ô, lãng phí và
Trang 64.2 Nhận diện, những hạn chế, phương hướng chỉ đạo và những
yêu cầu trong công tác phòng, chống tham ô, lãng phí, quan
4.2.1 Nhận diện công tác phòng, chống tham ô, lãng phí, quan liêu
trong giai đoạn hiện nay
4.2.2 Những hạn chế trong công tác phòng, chống tham ô, lãng phí
4.2.3 Phương hướng chỉ đạo và những yêu cầu đặt ra trong công
tác phòng, chống tham ô, lãng phí, quan liêu 127 4.3 Định hướng giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác phòng,
chống tham ô, lãng phí và quan liêu trong giai đoạn hiện nay
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Tham nhũng, lãng phí và quan liêu là những căn bệnh nguy hiểm, là một nguy cơ lớn đối với bất cứ quốc gia nào trên thế giới Ngày nay, tham nhũng, lãng phí, quan liêu đã và đang diễn biến phức tạp, trở thành vấn đề nhức nhối, đe dọa nghiêm trọng đến tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt ở các quốc gia có nền kinh tế đang phát triển Bởi vậy, công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu luôn được coi là nhiệm vụ cấp bách của mỗi quốc gia Ngày 31/10/2003, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua "Công ước về chống tham nhũng" Đây được coi là một văn bản pháp lý quốc tế quan trọng, đáp ứng yêu cầu thực tiễn công tác phòng, chống tham nhũng ở mỗi quốc gia; đồng thời tạo cơ sở pháp lý quốc tế trong công tác phòng, chống tham nhũng giữa các quốc gia trên phạm vi toàn cầu
Ở Việt Nam, trong chế độ phong kiến, thực dân, tham ô, lãng phí, quan liêu được thể hiện trong luật tục cống nạp, biếu xén cho các quan chức phong kiến, thực dân; ở lối sống xa hoa, hưởng thụ, lạm quyền, lộng quyền của các tầng lớp, quan lại, thống trị Chính những tệ nạn này, đã góp phần làm bại hoại thuần phong, mỹ tục, làm mục ruỗng xã hội Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, với sự ra đời Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh (sau đây luận án thống nhất sử dụng danh xưng Hồ Chí Minh trong toàn bộ luận án) đã nêu cao tư tưởng phải kiên quyết bài trừ tệ nạn tham ô, lãng phí, quan liêu, coi đó là nhiệm vụ quan trọng phải thực hiện
để làm trong sạch đội ngũ cán bộ của Đảng, của Nhà nước Người coi tham ô, lãng phí, quan liêu là "giặc nội xâm", và chỉ rõ đây là: "…một cuộc cách mạng nội bộ, một cuộc đấu tranh gay go giữa cái tốt và cái xấu, cái cũ và cái mới, giữa đạo đức cách mạng là cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư và kẻ địch là tệ nạn tham ô, lãng phí, quan liêu" [73, tr 421]
Trang 8Tham ô, lãng phí, quan liêu luôn là những vấn đề gây bức xúc xã hội ở bất cứ chế độ nhà nước nào Ở Việt Nam cũng không là ngoại lệ, Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: "tình trạng tham nhũng, lãng phí, quan liêu, những tiêu cực và tê ̣ na ̣n xã hô ̣i chư a được ngăn chă ̣n , đẩy lùi mà còn tiếp tu ̣c diễn biến phức ta ̣p, … làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước,
đe do ̣a đến sự ổn đi ̣nh và phát triển đất nước " [31, tr 173] Vì vậy, cùng với nhiệm vụ tiếp tục lãnh đạo công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, Đảng và Nhà nước luôn xác định đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu cùng các tật bệnh khác trong Đảng, Nhà nước và xã hội là nhiệm vụ hàng đầu có ý nghĩa sống còn của chế độ Đồng thời cũng chỉ rõ: "Đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng đồng thời là nhiệm vụ khó khăn, phức tạp, lâu dài Các cấp ủy đảng, trước hết
là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền và toàn bộ hệ thống chính trị phải kiên quyết phòng, chống tham nhũng, lãng phí" [32, tr 50]
Thực tiễn công tác phòng, chống tham ô, tham nhũng, lãng phí và quan liêu của Đảng, Nhà nước và Nhân dân hiện nay, đang đứng trước những biến đổi ngày càng lớn, càng phức tạp, nảy sinh nhiều vấn đề mới, thì việc tiếp tục nghiên cứu, tìm tòi và vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và tư tưởng Hồ Chí Minh về phòng, chống tham ô, lãng phí, quan liêu nói riêng ngày càng trở thành nhiệm vụ quan trọng, cấp bách trong công tác lãnh đạo của Đảng và hoạt động quản lý của Nhà nước, trong hoạt động của
cả hệ thống chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam nhận định: "tình trạng suy thoái
về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức; sự tồn
tại và diễn biến phức tạp của tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí" [32, tr 19]
Nghiên cứu và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về phòng, chống tham
ô, lãng phí, quan liêu không phải là một đề tài mới, nhưng còn nhiều vấn đề cần được luận giải một cách đầy đủ, thấu đáo hơn Do tầm quan trọng và chiều sâu nội dung và giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh, cũng như nhu cầu,
Trang 9đòi hỏi của thực tiễn, nên tôi đã lựa chọn đề tài: "Tư tưởng Hồ Chí Minh về phòng, chống tham ô, lãng phí, quan liêu: nội dung và giá trị" làm luận án
tiến sĩ ngành chính trị học, chuyên ngành Hồ Chí Minh học
2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1 Mục đích
Nghiên cứu một cách cơ bản, hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh về phòng, chống tham ô, lãng phí, quan liêu, qua đó khẳng định giá trị lý luận và giá trị thực tiễn, đồng thời gợi mở những định hướng giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu ở nước ta hiện nay
2.2 Nhiệm vụ
Luận án tập trung giải quyết những nhiệm vụ cụ thể sau:
- Trình bày một số khái niệm về phòng, chống tham ô, lãng phí và quan liêu
- Làm rõ cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về phòng, chống tham ô, lãng phí, quan liêu
- Trình bày quan niệm của Hồ Chí Minh về bản chất, biểu hiện, tác hại của tham ô, lãng phí, quan liêu
- Làm rõ tính tất yếu, phương hướng, lực lượng và biện pháp phòng, chống tham ô, lãng phí và quan liêu theo quan niệm của Hồ Chí Minh
- Luận chứng những giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh trong phòng, chống tham ô, lãng phí và quan liêu, đồng thời gợi mở một số định hướng, giải pháp trong phòng, chống tham ô, lãng phí và quan liêu ở nước ta trong giai đoạn hiện nay
3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về phòng, chống tham ô, lãng phí, quan liêu với những nội dung cụ thể: bản chất, biểu hiện, tác hại, lực lượng và phương pháp phòng, chống tham ô, lãng phí
và quan liêu
Trang 10Luận án nghiên cứu những giá trị trong tư tưởng Hồ Chí Minh về phòng, chống tham ô, lãng phí, quan liêu, và những định hướng giải pháp phòng, chống tham ô, lãng phí và quan liêu ở nước ta trong giai đoạn hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài luận án nghiên cứu các tác phẩm của Hồ Chí Minh và tư liệu lịch sử về những chỉ đạo thực tiễn của Hồ Chí Minh trong công tác phòng, chống tham ô, lãng phí và quan liêu được thể hiện trong bộ Hồ Chí Minh toàn tập xuất bản lần thứ 3 năm 2011 và bộ Hồ Chí Minh, Biên niên tiểu sử, xuất bản năm 2016
Nghiên cứu nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về phòng, chống tham ô, lãng phí, quan liêu gắn với đối tượng là tổ chức Đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên;
Nghiên cứu những giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh về phòng, chống tham ô, lãng phí, quan liêu, đặc biệt là giá trị thực tiễn trong công tác phòng, chống tham ô, tham nhũng, lãng phí và quan liêu hiện nay
4 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1 Cơ sở lý luận và thực tiễn
- Cơ sở lý luận: Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của
chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về phòng, chống tham ô, lãng phí và quan liêu ở Việt Nam Các xu hướng nghiên cứu khoa học chính trị về công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu
- Cơ sở thực tiễn: Thực tiễn chỉ đạo của Hồ Chí Minh, của Đảng
Cộng sản Việt Nam về phòng, chống tham ô, lãng phí và quan liêu; tham chiếu và kinh nghiệm quốc tế trong phòng, chống tham ô, lãng phí, quan liêu Ngoài ra, luận án còn được thực hiện trên cơ sở phân tích dự báo xu thế, tác động đến công tác phòng, chống tham ô, lãng phí và quan liêu ở Việt Nam hiện nay
Trang 114.2 Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra, luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:
Trên cơ sở phương pháp luâ ̣n của chủ nghĩa Mác - Lênin, tác giả luận
án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của khoa học xã hội và nhân văn, trong đó đặc biệt chú trọng sử dụng kết hợp phương pháp lịch sử với phương pháp lôgíc Trong đó: Phương pháp lịch sử nhằm trình bày, phân tích các vấn đề có liên quan đến sự lãnh đạo và thực hiện của Đảng Cộng sản Việt Nam trong công tác phòng, chống tham ô, lãng phí và quan liêu theo tư tưởng Hồ Chí Minh Phương pháp lôgíc được sử dụng trong luận án nhằm khát quát những vấn đề lý luận; đánh giá những thành tựu, hạn chế và những vấn đề được đặt ra phòng, chống tham ô, lãng phí và quan liêu; luận chứng các giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh trong công tác phòng, chống tham ô, lãng phí, quan liêu trong giai đoạn hiện nay
Phương pháp phân tích và tổng hợp, được sử dụng để thu thập, phân tích và khai thác thông tin từ các nguồn tư liệu liên quan đến đề tài luận án, gồm các công trình nghiên cứu, báo cáo, số liệu thống kê, các bài nói, bài viết của Hồ Chí Minh Phương pháp này được sử dụng trong toàn bộ luận án để làm rõ các vấn đề lý luận và thực tiễn về phòng, chống tham ô, lãng phí và quan liêu
Ngoài ra, tác giả luận án còn sử dụng một số phương pháp khác, như phương pháp thống kê, so sánh, đối chiếu, hệ thống - cấu trúc, văn bản học Các phương pháp này được vận dụng linh hoạt trong quá trình xây dựng và hoàn thiện luận án
5 Đóng góp mới về mặt khoa học của luận án
Làm rõ hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh về phòng, chống tham ô, lãng phí, quan liêu
Làm rõ giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh về phòng, chống tham ô, lãng phí và quan liêu đặc biệt trong giai đoạn hiện nay
Trang 126 Ý nghĩa của luận án
Luận án cung cấp nhận thức khoa học về nội dung và giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh về phòng, chống tham ô, lãng phí, quan liêu; cung cấp những luận cứ khoa học về công tác phòng, chống tham ô, lãng phí và quan liêu ở nước ta hiện nay, dưới góc nhìn từ tư tưởng Hồ Chí Minh
Kết quả nghiên cứu của luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy ở các lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ kiểm tra, thanh tra của Đảng và Nhà nước, các chuyên ngành khoa học chính trị, tư tưởng Hồ Chí Minh
7 Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận án gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án Chương 2: Tư tưởng Hồ Chí Minh về phòng, chống tham ô, lãng phí,
quan liêu - khái niệm và cơ sở hình thành
Chương 3: Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về phòng, chống tham ô,
lãng phí, quan liêu
Chương 4: Giá trị và định hướng giải pháp của tư tưởng Hồ Chí Minh
về phòng, chống tham ô, lãng phí, quan liêu trong giai đoạn hiện nay
Trang 13Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
Về công tác phòng, chống tham ô, lãng phí và quan liêu nói chung, tư tưởng Hồ Chí Minh về phòng, chống tham ô, lãng phí, quan liêu nói riêng đã
có nhiều công trình khoa học nghiên cứu ở những góc độ tiếp cận khác nhau,
có thể được chia thành các nhóm sau đây
1.1.1 Tình hình nghiên cứu về công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu
Các công trình nghiên cứu ở trong nước
Luận án tiến sĩ Triết học với đề tài: Bệnh quan liêu của bộ máy nhà nước trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam: Nguyên nhân và phương hướng khắc phục, của Nguyễn Trần Thành, (Học viện Chính trị Quốc
gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2000) [109], đã chỉ rõ: Thực trạng và nguyên nhân của bệnh quan liêu trong bộ máy nhà nước ta Bản chất của chủ nghĩa quan liêu và những biểu hiện của nó, đồng thời nêu ra các giải pháp nhằm khắc phục và ngăn ngừa bệnh quan liêu của bộ máy nhà nước trong tiến trình đổi mới hệ thống chính trị ở nước ta
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ: Tham nhũng và phòng, chống tham nhũng trong xây dựng cơ bản, (Bộ Công an chủ trì năm 2001) [12], đã
phân tích những vấn đề tham nhũng, đồng thời đi sâu nghiên cứu những dấu hiệu, nguyên nhân, điều kiện thực hiện hành vi tham nhũng trong xây dựng cơ bản và đề xuất các giải pháp phòng, chống Đề tài nghiên cứu chủ yếu trên cơ
sở lý luận về tội phạm và khoa học điều tra hình sự
Trong cuốn sách: Từ thụ yếu quy - Bàn về nạn hối lộ và đức thanh liêm của người xưa, Hội Khoa học Lịch sử, (NXB Văn hóa Thông tin, Hà
Trang 14Nội, 2002) [39], đã bàn đến tư cách của một người làm quan, về đức độ thanh liêm trong đội ngũ những người quan lại thời xưa Cuốn sách cũng đề cập đến các giải pháp phòng, chống tham ô mà các thế hệ lãnh đạo đất nước trong các thời kỳ phong kiến Việt Nam đã áp dụng v.v
Đề tài nghiên cứu khoa học: Tham nhũng và các giải pháp phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay, Ban Nội chính Trung ương, (2003) [3], đã
phân tích rõ bản chất, đặc điểm, nguyên nhân và điều kiện thực hiện hành vi tham nhũng, đồng thời luận chứng các giải pháp về phòng, chống tham nhũng
ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
Cuốn sách: Phát huy dân chủ trong đấu tranh chống tham nhũng ở nước ta hiện nay, của các tác giả Phạm Thành Nam, Đỗ Thị Thạch, (NXB Lý
luận chính trị, Hà Nội, 2005) [80], đã chỉ ra bốn kinh nghiệm để phát huy dân chủ trong công tác phòng, chống tham nhũng đó là: Xây dựng chỉnh đốn Đảng; Cải cách thủ tục hành chính; Phát huy vai trò giám sát, kiểm tra của các
tổ chức trong hệ thống chính trị; Sự giám sát của các tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân
Cuốn sách: Nâng cao hiệu quả của báo chí trong đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng ở nước ta hiện nay, của Trần Quang Nhiếp (chủ biên),
(NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005) [83], đã trình bày lý luận chung về vai trò của báo chí cách mạng trong việc công tác phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí được phân tích và luận giải khá kỹ lưỡng Đồng thời, tác giả cũng gợi mở những giải pháp nhằm phát huy vai trò to lớn của báo chí trên mặt trận phòng chống tham ô, lãng phí và quan liêu
Cuốn sách: Kinh nghiệm phòng, chống tham nhũng ở một số nước trên thế giới, Ban Nội chính Trung ương (NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
2005) [4], đã tập trung nghiên cứu về những kinh nghiệm phòng, chống tham nhũng của một số quốc gia trên thế giới như: Singapore; Nhật Bản, Hàn Quốc; Trung Quốc, v.v… Cuốn sách đã nhấn mạnh đến những khó khăn,
Trang 15thách thức để xóa bỏ những điều kiện, tiền đề làm nảy sinh tham nhũng ở một
số quốc gia trên thế giới
Trong cuốn sách: Tệ quan liêu, lãng phí và một số giải pháp phòng, chống, của các tác giả Ngụy Văn Thuận, Đào Trí Úc, Lưu Quang Quán
(NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006) [116], đã nghiên cứu, làm rõ các hình thức biểu hiện, bản chất, tác hại và nguồn gốc của tệ quan liêu, lãng phí, thực trạng và nguyên nhân tệ quan liêu, lãng phí ở Việt Nam trên cơ sở đó đề xuất những quan điểm và giải pháp phòng, chống quan liêu, lãng phí trong giai đoạn hiện nay
Cuốn sách: Đảng Cộng sản Việt Nam với cuộc đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, của Đỗ Xuân Tuất, Phạm Quang Hưởng, Nguyễn Ngọc Hân,
(chủ biên), (NXB Lao động, Hà Nội, 2006) [120], đã trình bày các bài phát biểu, các công trình nghiên cứu chuyên khảo của các nhà lãnh đạo, nhà quản
lý, các nhà khoa học, các chuyên gia trong lĩnh vực công tác phòng, chống tham ô, lãng phí, quan liêu và các tệ nạn tiêu cực xã hội khác Đây là công trình khoa học có giá trị lý luận và thực tiễn rất cao, góp phần trang bị phương
pháp luận khi nhận diện, đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí ở Việt Nam
trong bối cảnh hiện nay
Luận văn thạc sĩ với đề tài: Báo chí trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay, của Trần Danh Lân (Học viện Chính trị Quốc gia
Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2007) [47], đã khẳng định vị trí, vai trò của báo chí trong cuộc công tác phòng, chống tham nhũng hiện nay Tác giả đã tập trung luận chứng những thành tựu mà báo chí đã đạt được trên mặt trận này, đồng thời chỉ ra những khó khăn, hạn chế, vướng mắc, từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm phát huy hơn nữa vai trò của báo chí trong công tác phòng, chống tham nhũng hiện nay
Trong cuốn sách: Phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam và thế giới, của
các tác giả Nguyễn Xuân Yêm, Nguyễn Hòa Bình, Bùi Minh Thanh, (NXB Công
Trang 16an nhân dân, Hà Nội, 2007) [126], đã đề cập khá toàn diện về tham nhũng, về tội phạm tham nhũng và các biện pháp phòng, chống tham nhũng ở nước ta trong thời kỳ hiện nay Cuốn sách cũng dành một phần để viết về công cuộc phòng, chống tham nhũng của một số quốc gia trên thế giới Theo đó, những bài học, những kinh nghiệm quốc tế về phòng, chống tham nhũng đã được tác giả nghiên cứu, khái quát cụ thể
Cuốn tài liệu: Tài liệu bồi dưỡng về phòng, chống tham nhũng, Viện
Khoa học thanh tra - Thanh tra Chính phủ, (NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật,
Hà Nội, 2011) [124], đã trình bày quan điểm của Đảng, Nhà nước và tư tưởng
Hồ Chí Minh về phòng, chống tham nhũng: Trình bày đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước thông qua các văn bản quy phạm pháp luật về vấn đề phòng, chống tham nhũng Các giải pháp phòng, chống tham nhũng: Phân tích các giải pháp phòng ngừa, phát hiện tham nhũng; xử lý người có hành vi tham nhũng; đồng thời đề cập đến vai trò, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong công tác phòng, chống tham nhũng
Cuốn sách: Giới thiệu chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020, Thanh tra Chính phủ chủ trì biên soạn, (NXB Chính trị Quốc
gia - Sự thật, Hà Nội, 2011) [107], đã giới thiệu: Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 đã xác định các mục tiêu căn bản, lâu dài cũng như những mục tiêu cụ thể trong từng giai đoạn, đề ra các giải pháp toàn diện, đồng bộ với một kế hoạch thực hiện cụ thể có lộ trình và bước đi thích hợp Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng cũng xác định trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị và xã hội trong việc
tổ chức thực hiện nhằm bảo đảm tính khả thi và hiệu quả trong công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí hiện nay
Trong cuốn sách: Công tác kiểm tra, giám sát của Đảng với phòng, chống tham ô, lãng phí và quan liêu ở nước ta hiện nay, của các tác giả Lê
Trang 17Hồng Liêm, Hà Hữu Đức, Trương Kim Sơn, (NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2011) [53], đã luận bàn riêng về công tác kiểm tra, giám sát của Đảng với việc phòng, chống tham nhũng Những biện pháp liên quan trực tiếp đến hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát của Đảng trong công tác phòng, chống tham ô, lãng phí, quan liêu ở nước ta hiện nay cũng được các tác giả đánh giá
và luận chứng khá chi tiết
Luận án tiến sĩ với đề tài: Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lãnh đạo chống tham nhũng trong giai đoạn hiện nay, của Vũ Thị Nghĩa, (Học viện
Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2012) [84], đã đánh giá việc lãnh đạo của Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh trong công tác phòng, chống tham nhũng trên địa bàn thành phố Tác giả luận án đã chỉ ra một số bài học kinh nghiệm về quá trình phòng, chống tham nhũng trong phạm vi thành phố Hồ Chí Minh những năm gần đây
Luận án tiến sĩ Luật học với đề tài: Đảm bảo pháp lý về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, của Vũ Viết Thiệu, (Học viện Khoa học Xã hội, Hà
Nội, 2012) [113], đã trình bày những nội dung cơ bản của Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, đồng thời chỉ các điều kiện để đảm bảo pháp lý trong việc thực thi luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong giai đoạn hiện nay
Cuốn sách: Hỏi - đáp về phòng, chống tham nhũng, Phạm Ngọc Hiền,
Phạm Anh Tuấn (đồng chủ biên), (NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2012) [37], đã cung cấp những nhận thức chung về tham nhũng, tội phạm tham nhũng, khái quát về tình hình tham nhũng trên thế giới và ở Việt Nam Cuốn sách trình bày các giải pháp hữu ích trong công tác phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay phù hợp với chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020
Cuốn sách: Phòng, chống tội phạm tham nhũng có yếu tố nước ngoài trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, của Nguyễn Xuân Trường,
(NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2012) [118], trình bày về thực
Trang 18trạng về tình hình phòng, chống tham nhũng có yếu tố nước ngoài ngày càng tinh vi và phức tạp, đồng thời nêu ra các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm tham nhũng có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam
Cuốn sách: Tài liệu tham khảo về phòng, chống tham nhũng, Đinh
Văn Minh (chủ biên), (NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2012) [78], đã trình bày khái niệm, nguyên nhân của nạn tham nhũng Phân tích tác hại, nguy cơ, thách thức của tham nhũng đối với việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội Cuốn sách cũng giới thiệu một số mô hình, tổ chức phòng, chống tham nhũng
ở khu vực Đông Nam Á và quốc tế
Trong cuốn: Sổ tay công tác phòng, chống tham nhũng, Nguyễn Quốc
Hiệp (chủ biên), (NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2012) [38], đã trình bày khái niệm, đặc trưng và các hành vi tham nhũng Các giải pháp phòng, chống tham nhũng, vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong công tác phòng, chống tham nhũng trong hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay
Cuốn sách: Bàn về giải pháp phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay, Trương Giang Long (chủ biên), (NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
2013) [55], đã đưa ra thực chất, nguyên nhân tệ tham nhũng, lãng phí hiện
nay Theo tác giả có bốn nguyên nhân chủ yếu sau: Thứ nhất, có một bộ phận
cán bộ, đảng viên hư hỏng, thoái hóa biến chất trước áp lực và mặt trái của cơ
chế thị trường Thứ hai, cốt lõi của vấn đề tham nhũng, lãng phí vẫn là sự bất cập của cơ chế, chính sách Thứ ba, sự lỏng lẻo và thiếu đồng bộ của hệ thống pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống tham ô, lãng phí và quan liêu Thứ tư, vai
trò của các đoàn thể quần chúng chưa được phát huy đúng mức Từ đó, tác giả gắn công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí với Kết luận số 21-KL/TW của Hội nghị Trung ương 5 (khóa XI) nhằm tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của Đảng về công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong giai đoạn hiện nay
Cuốn sách: Phòng, chống "tự diễn biến","tự chuyển hóa" trong cán
bộ, đảng viên hiện nay, Vũ Văn Phúc (chủ biên), (NXB Chính trị Quốc gia,
Trang 19Hà Nội, 2013) [96], đã tập hợp 48 bài tham luận của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các nhà quản lý, nhà khoa học Các tác giả đã đánh giá, phân tích trên nhiều khía cạnh, nhiều phương diện nghiên cứu về "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, tâm
lý, đạo đức, v.v… của một bộ phận cán bộ, đảng viên hiện nay Đồng thời các bài tham luận đã đề xuất những giải pháp khắc phục tình trạng "tự diễn biến",
"tự chuyển hóa" trong cán bộ, đảng viên Chú trọng các biện pháp phòng, chống chủ nghĩa cá nhân, tham ô, lãng phí và quan liêu
Trong cuốn sách: Phòng chống tham nhũng trong các hoạt động công
vụ ở Việt Nam - Lý luận và thực tiễn, của Nguyễn Quốc Sửu, (NXB Chính trị
Quốc gia, Hà Nội, 2013) [101], đã đề cập đến những vấn đề lý luận về công tác phòng, chống tham nhũng - một trong những biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, đồng thời chỉ ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham ô, lãng phí và quan liêu trong giai đoạn hiện nay
Trong cuốn sách: Một số kinh nghiệm quốc tế về công tác phòng chống tham nhũng, Hà Trọng Công, Nguyễn Hữu Lộc (đồng chủ biên), (NXB Lao
động, Hà Nội, 2014) [14], đã giới thiệu mô hình tổ chức và hoạt động của các
cơ quan chuyên trách chống tham nhũng ở nhiều nước trên thế giới Những kinh nghiệm phòng, chống tham nhũng của các quốc gia trong việc thực hiện công ước của Liên hợp quốc về phòng, chống tham nhũng có thể áp dụng trong công tác phòng, chống tham nhũng ở nước ta hiện nay
Cuốn sách: Bệnh quan liêu trong công tác cán bộ ở nước ta hiện nay - thực trạng, nguyên nhân và giải pháp, Trương Thị Thông, Lê Kim Việt (đồng
chủ biên), (NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2014) [114], đã phân tích về bệnh quan liêu, thực trạng, nguồn gốc, nguyên nhân và giải pháp đề phòng và khắc phục bệnh quan liêu trong công tác cán bộ trong bộ máy của Đảng và Nhà nước
Trong cuốn sách: Trách nhiệm của chính quyền cơ sở trong tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng, lãng phí, của
Trang 20Nguyễn Tuấn Khanh (NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2015) [44], đã luận giải cặn kẽ về "lãng phí", tác giả đưa ra khái niệm lãng phí dựa trên Điều 2, Điều 3 của Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2013 và phân loại
lãng phí theo các lĩnh vực chủ yếu như sau: Thứ nhất, lãng phí trong quản lý,
sử dụng ngân sách nhà nước, vốn nhà nước, tài sản nhà nước, lao động và thời
gian lao động trong lĩnh vực nhà nước Thứ hai, lãng phí trong quản lí, khai thác và sử dụng tài nguyên Thứ ba, lãng phí trong hoạt động sản xuất, kinh
doanh và tiêu dùng của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân Từ đó, tác giả đưa ra trách nhiệm của chính quyền cơ sở trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
Trong cuốn sách: Đảng với cuộc đấu tranh phòng và chống tham nhũng, lãng phí, của các tác giả Trần Quang Đại, Phạm Anh Tuấn, Nguyễn
Đình Phách, (NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 2015) [21], đã tập hợp các công trình chuyên khảo về đề tài chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu và các tệ nạn tiêu cực xã hội, cuốn sách trình bày quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và của Hồ Chí Minh về việc chỉ đạo công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu trong giai đoạn hiện nay
Trong bài viết: "Giải pháp nhằm phát huy vai trò của báo chí trong đấu tranh tham nhũng ở nước ta hiện nay" của Nguyễn Linh Khiếu, đăng
trong Tạp chí Cộng sản điện tử (ngày 1/3/2015) [45], đã chỉ ra vai trò của báo chí cách mạng trong công tác phòng, chống tham nhũng hiện nay, đồng thời tác giả nêu ra các giải pháp để phát huy vai trò của báo chí trong công cuộc này
Cuốn sách: Tham nhũng và phòng chống tham nhũng, Phan Xuân
Sơn, Phạm Thế Lực (đồng chủ biên), (NXB Thông tin và truyền thông, Hà Nội, 2015) [100], đã trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn để nhận diện và thiết lập các biện pháp phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, đồng thời gợi mở nhiều giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng hiện nay
Trang 21Trong cuốn sách: Nhận diện tham nhũng và các giải pháp phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay, của các tác giả Phan Xuân Sơn,
Phạm Thế Lực (đồng chủ biên), (NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2008) [99],
đã trình bày các nội dung lý luận phong phú và sâu sắc phản ánh bản chất của tham nhũng, đề cập một cách trực diện những biểu hiện, tác hại của tham nhũng trên một số lĩnh vực Cuốn sách đã trình bày một số giải pháp về công tác phòng, chống tham nhũng không chỉ được đề cập trên cơ sở nghiên cứu, tổng kết thực tiễn mà còn được kế thừa từ kinh nghiệm của một số quốc gia trong công tác phòng, chống tham nhũng như: Mỹ, các nước Tây Âu, Nga, Singapore, Hàn Quốc, Trung Quốc
Trong cuốn sách: Tổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiễn 30 năm đổi mới (1986 - 2016) về tư pháp - nội chính phòng, chống tham nhũng, lãng phí,
của các tác giả Nguyễn Bá Thanh, Phan Đình Trạc, Vũ Thị Mai (NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2016) [106], đã đề cập đến sự phát triển nhận thức của Đảng về phòng, chống tham nhũng, lãng phí Từ đó, đưa ra những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm; một số kiến nghị, đề xuất nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong suốt 30 năm đổi mới đất nước
Trên thực tế còn nhiều bài viết của các nhà khoa học đã được đăng tải trên các báo, tạp chí chuyên ngành, các tham luận tại các hội nghị, hội thảo khoa học, v.v trực tiếp nghiên cứu về vấn đề tham ô, lãng phí và quan liêu
Ở mỗi bài viết đã đề cập đến khái niệm, bản chất, đặc điểm, những tác hại nghiêm trọng của tham ô, lãng phí và quan liêu, nhưng chưa thành một hệ thống Một số bài viết khác phân tích nguyên nhân, những bài học kinh nghiệm, những điểm còn tồn tại trong công tác phòng, chống tham nhũng ở các phạm vi khác nhau
Những thành quả của các công trình nghiên cứu khoa học, các cuốn sách chuyên khảo, các bài viết tiêu biểu nêu trên về phòng, chống tham ô,
Trang 22lãng phí và quan liêu sẽ được tác giả luận án tham khảo, kế thừa trong quá trình hoàn thành luận án
Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài
Trong cuốn sách: Challenging corruption in Asia: Case studies and a framework for action, của các tác giả Vinay Bhargava, Emil Bolongaita
(NXB Washington, DC: The World Bank, 2004) [134], đã trình bày những kết quả nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới về những tác hại của việc gia tăng tham nhũng đối với sự phát triển kinh tế ở khu vực Châu Á Vấn đề toàn cầu hoá đối với đấu tranh chống tham nhũng, khó khăn thách thức trong đấu tranh tham nhũng ở Châu Á Phân tích sơ lược về đẩy mạnh hiệu quả chống tham nhũng trong các chương trình, chính sách của mỗi quốc gia
Cuốn sách: The many faces of corruption: Tracking vulnerabilities at the sector level, của các tác giả Ed.: J Edgardo Campos, Sanjay Pradhan,
(NXB Washington, D.C, 2007) [130], tập hợp các bài viết phân tích và nhận diện về vấn đề tham nhũng trong tất cả các ngành (y tế, giáo dục, quản lý tài chính, quản lý đất đai ) ở các góc độ khác nhau nhằm giúp các nước đẩy mạnh công tác quản lí nhà nước và chống tham nhũng Cuốn sách cũng đi sâu phân tích các mối quan hệ giữa tham nhũng và hệ thống quản lí tài chính công Những chỉ dẫn hữu ích trong công tác phòng, chống tham nhũng đối với Việt Nam
Trong cuốn sách: The anti-corruption handbook: How to protect your business in the global marketplace, của tác giả Olsen, William P (NXB Hoboken,
N.J.: John Wiley & Sons, 2010) [131], như là một cuốn sổ tay chống tham nhũng, trình bày các phương pháp để bảo vệ doanh nghiệp trong bối cảnh toàn cầu hóa
Đề tài nghiên cứu: Corruption from the perspective of citizens, firms, and public officials: Results of sociological surveys: Reference book, (NXB: National
Political Publishing House, 2012) [129], đã chỉ ra những kết quả điều tra xã
Trang 23hội học về công tác phòng, chống tham nhũng, những vấn đề về đạo đức công
vụ trong đội ngũ cán bộ công chức ở Việt Nam hiện nay
Trong cuốn: Bribery and corruption: Navigating the global risks, của
các tác giả Brian P Loughman, Richard Sibery (NXB Hoboken: John Wiley
& Sons, 2012) [128], đã trình bày về hối lộ và tham nhũng, những vấn đề mang tính rủi ro toàn cầu trong đó có những thách thức đối với Việt Nam
Công trình: Recognizing and reducing corruption risks in land management in Vietnam, Reference book, (NXB National Political, 2013) [132],
đã nêu ra các tác hại của tham nhũng trong lĩnh vực quản lý đất đai ở Việt Nam, nêu ra những giải pháp giảm thiểu tình trạng tham nhũng trong lĩnh vực quản lý đất đai ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
Với công trình: Corruption and Government: Causes, Consequences, and Reform, của các tác giả Susan Rose-Ackerman, Bonnie J Palifka,
(NXB Cambridge University, 2016) [133], trình bày sự ra đời của Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International), và quyết định của Ngân hàng Thế giới về việc đưa ra chính sách chống tham nhũng Tác giả nhấn mạnh về cải cách thể chế là điều kiện cần thiết cho việc phòng chống tham nhũng Cuốn sách đề cập đến tham nhũng chính trị và các công cụ về trách nhiệm giải trình Cuốn sách nêu ra các điều kiện trong nước để cải cách và thảo luận các sáng kiến quốc tế - bao gồm cả chính sách chống tham nhũng và những nỗ lực để hạn chế tham nhũng trên phạm vi toàn cầu
Ngoài ra, còn có các công trình có giá trị tham khảo về cách tiếp cận,
nhận diện và kinh nghiệm chống tham nhũng: Cuốn sách: Trung Quốc được mùa chống tham nhũng, Nguyễn Tiến Thành (biên dịch), (NXB Thành phố
Hồ Chí Minh, 2001); Trong cuốn sách: Những câu chuyện về cuộc đấu tranh chống tham nhũng ở Trung Quốc, Thiên Hận (NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, 2001); Cuốn sách: Các biện pháp chống tham nhũng ở Trung Quốc,
Hồng Vĩ, (NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004) [122] v.v…
Trang 24Trong các cuốn sách biên dịch nêu trên đề cập đến công tác phòng, chống tham nhũng ở Trung Quốc được triển khai một cách bài bản, hành động có chủ thuyết và mang đậm truyền thống và bản sắc chính trị Trung Quốc Đó là sự kết hợp hài hòa giữa "đức trị" và "pháp trị", lấy "pháp trị" trên nền tảng "đức trị" với quan điểm: "Nắm hai tay, hai tay đều phải rắn" Phương châm hành động: "Lấy pháp trị gần, lấy đức trị xa"; "lấy pháp trị thân, lấy đức trị tâm"; "muốn trị dân, trước hết phải trị quan, muốn trị quan nhỏ, trước hết phải trị quan to, quan đứng đầu"; "Đảng không được mềm lòng trước cán bộ tham nhũng", v.v…
1.1.2 Tình hình nghiên cứu nội dung và giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh về phòng, chống tham ô, lãng phí và quan liêu
Trong thời gian qua, tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, nội dung, giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác phòng, chống tham nhũng, quan liêu, lãng phí nói riêng đã được các nhà nghiên cứu, giới khoa học xã hội và nhân văn, các nhà hoạt động chính trị quan tâm, nghiên cứu và được công bố dưới nhiều loại hình như: các đề tài nghiên cứu khoa học, các cuốn sách chuyên khảo, các luận án tiến sĩ, trong đó có một số công trình tiêu biểu:
Cuốn sách: Tư tưởng Hồ Chí Minh với vấn đề chống tham nhũng, của
Bùi Mạnh Cường, (NXB Lao động Xã hội, Hà Nội, 2005) [15], đã sưu tầm và tập hợp các bài nói, bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cập đến vấn đề tham ô, nhũng lạm gắn với từng giai đoạn chỉ đạo cách mạng Việt Nam Tác giả
đã dành một phần trong cuốn sách để khẳng định cần thiết phải vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào luật phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay
Cuốn sách: Tệ quan liêu, lãng phí và một số giải pháp phòng, chống,
do Ban Chỉ đạo Trung ương 6 lần 2 và Viện Khoa học Xã hội Việt Nam (biên soạn), (NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006) [2], đã đi sâu nghiên cứu, làm
rõ các hình thức biểu hiện, bản chất, tác hại và nguồn gốc của tệ quan liêu, lãng phí, thực trạng và nguyên nhân tệ quan liêu, lãng phí ở Việt Nam, trên cơ
Trang 25sở đó đề xuất những quan điểm và giải pháp phòng, chống quan liêu, lãng phí Cuốn sách đã tập hợp một số bài viết và nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh về tệ quan liêu, lãng phí; Văn kiện Đảng các Đại hội VI, VII, VIII, IX về phòng, chống tham nhũng, quan liêu, lãng phí; quan điểm và giải pháp phòng, chống, quan liêu, lãng phí ở nước ta Tuy nhiên, các quan điểm, giải pháp đó chủ yếu tập trung vào chống quan liêu, lãng phí và là những gợi mở cho công tác phòng, chống tham nhũng hiện nay
Trong cuốn sách: Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về thực hành tiết kiệm chống lãng phí, của Vũ Thị Nhài, (NXB Tài chính, Hà Nội, 2008) [82],
đã đưa ra khái niệm, phương pháp tiếp cận nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh
về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; những quan điểm của Hồ Chí Minh về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và sự vận dụng vào thực tiễn hiện nay Tác giả đã trình bày khái quát những giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh trong công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thông qua tấm gương đạo đức
Cuốn sách: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật Đảng, của Phạm Thị Hải Chuyền (chủ biên), (NXB Chính
trị Quốc gia, Hà Nội, 2010) [13], tác giả đã phân tích được ba nội dung chủ yếu trong việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác kiểm tra, giám sát
và kỷ luật Đảng hiện nay Tác giả đã đi vào luận giải rất rõ quan điểm của Hồ Chí Minh về nội dung của công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng và
Trang 26khẳng định đây cũng là một trong những phương thức lãnh đạo của Đảng; tác giả đã phân tích và chỉ ra thực trạng tình hình vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng thời gian qua Một trong những biện pháp hữu hiệu trong công tác phòng, chống tham ô, lãng phí
và quan liêu hiện nay, theo tác giả Phạm Thị Hải Chuyền chính là vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật Đảng
Trong bài viết: "Phát huy dân chủ trong đấu tranh phòng chống tham ô, tham nhũng theo tư tưởng Hồ Chí Minh", của Lý Vĩnh Long, Tạp chí Tuyên
giáo, số 9, năm 2012 [54], đã chỉ rõ: "Đấu tranh phòng chống tham ô, tham nhũng là một mắt khâu quan trọng để ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về đạo đức, lối sống, góp phần vào công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng" [54, tr 43], đồng thời bài viết cũng chỉ ra nguồn gốc, những tác hại của tham ô, tham nhũng, nhấn mạnh giải pháp quan trọng trong đấu tranh phòng chống, tham ô,
tham nhũng đó là phát huy dân chủ theo tư tưởng Hồ Chí Minh
Trong bài viết:"Từ tư tưởng Hồ Chí Minh về đấu tranh phòng chống tham nhũng đến cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 khóa XI" của các tác giả Nguyễn Như Hùng,
Trần Mai Ước, đăng trên tạp chí Cộng sản điện tử (1/3/2013) [41], đã bước đầu chứng minh nét đặc sắc trong tư tưởng Hồ Chí Minh về phòng, chống tham nhũng đồng thời chỉ rõ yêu cầu vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về đấu tranh phòng chống tham ô, tham nhũng ở Việt Nam trong bối cảnh hiện nay
Trong bài viết: "Thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XI
về chống tham nhũng, lãng phí theo tư tưởng Hồ Chí Minh" của Cao Văn
Thống, đăng trên tạp chí Cộng sản điện tử (23/5/2013) [115], đã nêu ra 06 giải pháp trong việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác phòng, chống
tham nhũng trong Đảng hiện nay Đó là: Thứ nhất, đổi mới, nâng cao chất
lượng tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về chống tham nhũng,
Trang 27lãng phí trong toàn Đảng và trong xã hội để các cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên (trước hết là người đứng đầu) và nhân dân có nhận thức đúng, đầy
đủ về tính chất, mức độ, tác hại, nguyên nhân của tham nhũng, lãng phí, điều kiện nảy sinh tham nhũng, lãng phí và sự cần thiết trong công tác phòng,
chống tham nhũng, lãng phí trong tình hình hiện nay Thứ hai, cấp ủy, tổ chức
đảng, toàn bộ hệ thống chính trị phải có quyết tâm chính trị cao trong việc
lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện phòng, chống tham nhũng, lãng phí Thứ
ba, trên mỗi cương vị công tác, đặc biệt là người lãnh đạo, người quản lý,
người chỉ huy, người đứng đầu mỗi cơ quan đơn vị và mỗi cán bộ, đảng viên, cần phải tích cực, chủ động kiểm điểm, liên hệ theo chức trách, nhiệm vụ được giao Tiến hành tự phê bình và phê bình thẳng thắn, dân chủ, nghiêm túc, chân thành, gắn với thực hiện quy định về những điều đảng viên không
được làm, chấp hành nghiêm túc các nghị quyết của Đảng các cấp Thứ
tư, cán bộ, đảng viên cần thực hiện nghiêm việc kê khai tài sản, thu nhập theo
quy định của Đảng và Nhà nước; kê khai tài sản phải trung thực và được công
khai ở nơi công tác và nơi cư trú để quần chúng và nhân dân giám sát Thứ năm, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, nâng
cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, đảng bộ; thực hiện tốt công tác chất vấn trong Đảng, thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, nguyên tắc tự phê bình
và phê bình để chủ động phòng ngừa, ngăn chặn, phát hiện tham nhũng, lãng
phí từ trong tổ chức đảng, chi bộ, ngay tại cơ sở Thứ sáu, coi trọng và phát
huy vai trò, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội, các phương tiện thông tin đại chúng và của nhân dân trong công tác phòng, chống tham nhũng Các giải pháp này có giá trị tham khảo, gợi mở hữu ích cho luận án
Cuốn sách: Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác nội chính và phòng, chống tham nhũng, của các tác giả Trần Văn Bính, Ngô Ngọc Thắng, Vũ Ngọc Lân, (NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2015) [11], đã sưu tầm và tuyển
Trang 28chọn các bài nói, bài viết của Hồ Chí Minh, các bài nghiên cứu của các tác giả trong nước nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh trong công tác phòng, chống tham ô, lãng phí và quan liêu trong giai đoạn hiện nay
Cuốn sách: Tư tưởng Hồ Chí Minh về phòng, chống tham nhũng, của các
tác giả Bùi Mạnh Cường, Nguyễn Thị Tố Uyên, (NXB Hồng Đức, 2015) [16],
đã đi sâu vào phân tích tư tưởng, hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu Từ đó rút ra những bài học đối với cuộc đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí ở Việt Nam hiện nay
Bài viết: "Tư tưởng Hồ Chí Minh về chống quan liêu, tham nhũng"
đăng trên website dangcongsan.vn (ngày 7/10/2015) [111], của tác giả Chu Thái Thành đã nêu ra được các giải pháp chống quan liêu, tham nhũng theo tư tưởng Hồ Chí Minh đó là: Thường xuyên rèn luyện tu dưỡng tự phê bình và phê bình trong cán bộ đảng viên; Xây dựng đội ngũ cán bộ có chất lượng cao; Làm tốt công tác chính trị, tư tưởng; Dựa vào quần chúng nhân dân để đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng; Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát,
xử lý các hành vi quan liêu, tham nhũng
Cuốn sách: Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác nội chính và phòng chống tham nhũng, Ban Nội chính Trung ương (chủ trì biên soạn), (NXB Chính
trị Quốc gia, Hà Nội, 2016) [6], đã đề cập đến sự phát triển nhận thức của Đảng về phòng, chống tham nhũng, lãng phí Trên cơ sở khảo sát, đánh giá những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm; các tác giả của cuốn sách đã kiến nghị một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong giai đoạn hiện nay
Với bài viết: "Phòng chống tham nhũng, lãng phí: Từ tư tưởng Hồ Chí Minh đến hiện tại" của Nguyễn Thế Thắng, đăng trên Báo Hải quan điện tử
(ngày 2/9/2017) [104], đã chỉ rõ giá trị lý luận và thực tiễn trong quan điểm nhất quán của Hồ Chí Minh về bản chất của tham ô, tham nhũng Quan điểm phòng chống tham ô, tham nhũng là cách mạng, là dân chủ của Hồ Chí Minh
Trang 29đã được tác giả trực tiếp luận giải, trên cơ sở đó, tác giả cũng làm rõ nhu cầu thiết yếu của cách mạng Việt Nam trong vận dụng quan điểm của Hồ Chí Minh vào thực tiễn phòng, chống tham nhũng ở nước ta hiện nay
Có thể nói, những công trình nghiên cứu đã đề cập đến nhiều khía cạnh, nhiều vấn đề của tư tưởng Hồ Chí Minh về phòng, chống tham ô, lãng phí, quan liêu Những công trình nghiên cứu khoa học, những bài viết của các học giả trong và ngoài nước về tư tưởng Hồ Chí Minh trong công tác phòng, chống tham ô, lãng phí và quan liêu sẽ được tác giả luận án kế thừa để giải quyết các nhiệm vụ của luận án đó là: Hệ thống hóa và luận giải những nội dung
cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về phòng, chống tham ô, lãng phí, quan liêu; phân tích, làm sáng tỏ giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh về phòng, chống tham ô, lãng phí, quan liêu; gợi mở một số định hướng giải pháp trong công tác phòng, chống tham ô, lãng phí và quan liêu ở nước ta trong giai đoạn hiện nay
1.2 Đánh giá khái quát tình hình nghiên cứu và những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu
1.2.1 Đánh giá khái quát tình hình nghiên cứu
Có thể nói, đã có nhiều công trình nghiên cứu công phu về vấn đề tham ô, tham nhũng, lãng phí, quan liêu Giá trị khoa học, thực tiễn của những tài liệu, công trình nghiên cứu về vấn nêu trên tạo điều kiện thuận lợi, cung cấp cho tác giả luận án nhiều thông tin khoa học, hữu ích trên một số vấn đề sau:
Phần lớn các công trình nghiên cứu đã đưa ra cách tiếp cận vấn đề tham
ô, lãng phí và quan liêu một cách tổng quan và đa chiều Dưới các góc độ, bình diện, phạm vi nghiên cứu khác nhau, dưới nhiều lát cắt nghiên cứu ở các chuyên ngành khác nhau như xây dựng Đảng, chính trị học, triết học, v.v…, những tài liệu nêu trên đã giải quyết được một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phòng, chống tham ô, lãng phí và quan liêu; đã hệ thống hóa và phân tích làm rõ một
số quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về tham ô, lãng phí và quan liêu
Trang 30Ở những mức độ khác nhau, các công trình nghiên cứu đã đề cập đến nhiều khía cạnh về nguồn gốc, bản chất, biểu hiện cũng như cơ chế, cấu trúc, tác hại của tệ tham ô, lãng phí và quan liêu Nhiều công trình nghiên cứu, nhiều bài viết, đã chỉ ra những nguyên nhân của tham ô, tham nhũng, lãng phí
và quan liêu; đề xuất giải pháp đấu tranh bài trừ tham ô, lãng phí và quan liêu trong hoạt động của Đảng, Nhà nước, các đoàn thể và trong công tác tổ chức, cán bộ, v.v… phù hợp với thực tiễn Việt Nam
Nhiều công trình nghiên cứu từ kinh nghiệm phòng, chống tham nhũng, lãng phí ở một số nước trong khu vực Đông Nam Á, và trên thế giới,
đã gợi mở cho Việt Nam nhiều giải pháp hữu ích trong công tác phòng, chống, tham ô, lãng phí và quan liêu hiện nay
Các công trình nghiên cứu đã làm rõ sự cần thiết, quá trình hình thành
và phát triển của công tác phòng, chống tham ô, lãng phí và quan liêu Nhiều công trình nghiên cứu đã luận giải cơ sở nguồn gốc tư tưởng Hồ Chí Minh trong công tác phòng, chống tham ô, lãng phí và quan liêu Trên cơ sở đó, đã rút ra bài học kinh nghiệm, các giải pháp, kiến nghị nhằm thực hiện tốt hơn trong công tác phòng, chống tham ô, lãng phí và quan liêu Các giải pháp, kiến nghị và bài học kinh nghiệm đó sẽ được tác giả luận án tiếp thu, kế thừa,
bổ sung và hoàn thiện trong luận án
Tổng quan tình hình nghiên cứu còn cho thấy, các nhà nghiên cứu khá thống nhất trong xây dựng hệ thống các khái niệm: tham ô, tham nhũng, lãng phí, quan liêu Điều này sẽ cung cấp cho tác giả luận án có nhận thức tổng quát về nội hàm của khái niệm liên quan đến luận án
Tuy nhiên, có thể nhận thấy rằng, nhiều khía cạnh thực tiễn về nâng cao chất lượng hiệu quả công tác phòng chống tham ô, lãng phí, quan liêu chưa được làm sáng tỏ như: Các nhân tố chi phối, cơ chế, mức độ, hiệu quả tác động của việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc nâng cao chất lượng hiệu quả công tác phòng chống tham ô, lãng phí, quan liêu ở nước ta hiện nay
Trang 311.2.2 Những vấn đề luận án cần tiếp tục đi sâu nghiên cứu
Quan niệm của Hồ Chí Minh về phòng, chống tham ô, lãng phí và quan liêu, mặc dù đã được nghiên cứu, nhưng chưa giải quyết được thấu đáo
về nội hàm cũng như tên gọi, đặc điểm cơ bản của nó Bởi vậy, cần nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về phòng, chống tham ô, lãng phí, quan liêu theo hướng sâu hơn, đầy đủ hơn, toàn diện hơn, và phù hợp với chuyên ngành Hồ Chí Minh học
Để làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về phòng, chống tham ô, lãng phí, quan liêu, đồng thời nêu bật những giá trị tư tưởng có sức sống vượt thời gian, vận dụng vào thực tiễn cách mạng hiện nay còn nhiều vấn đề cần được nghiên cứu, luận giải một cách thấu đáo Luận án sẽ tập trung nghiên cứu những vấn đề:
Thứ nhất, nghiên cứu làm rõ hơn khái niệm và cơ sở hình thành tư
tưởng Hồ Chí Minh về phòng, chống tham ô, lãng phí, quan liêu
Thứ hai, đi sâu phân tích nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh
về phòng, chống tham ô, lãng phí, quan liêu một cách có hệ thống Làm rõ các quan điểm của Hồ Chí Minh về: bản chất, biểu hiện, tác hại, của tham ô, lãng phí, quan liêu; về lực lượng và phương pháp phòng, chống tham ô, lãng phí
và quan liêu
Thứ ba, luận chứng giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh về phòng, chống
tham ô, lãng phí, quan liêu; đề xuất định hướng, giải pháp phòng, chống tham
ô, lãng phí và quan liêu ở nước ta trong giai đoạn hiện nay
Tiểu kết chương 1
Nhìn tổng thể, các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án,
ở những mức độ khác nhau đã đề cập nhiều vấn đề liên quan đến tư tưởng Hồ Chí Minh về phòng, chống tham ô, lãng phí, quan liêu; về việc vận dụng tư tưởng này trong thực tiễn Việt Nam Thông qua số lượng và chất lượng các công trình nghiên cứu nêu trên, cho thấy sự quan tâm, vào cuộc của các nhà nghiên cứu, giới khoa học, các nhà lãnh đạo, nhà quản lý đối với công tác
Trang 32phòng, chống tham ô, tham nhũng, lãng phí, quan liêu Giá trị của các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án được thể hiện qua các nguồn tài liệu, sách chuyên khảo, sách tham khảo, các bài viết đăng tải trên báo, tạp chí, các kỷ yếu hội nghị, hội thảo khoa học, v.v… của các tác giả, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đã cung cấp nguồn tư liệu, nguồn tri thức quan trọng
và nhiều gợi mở khoa học để tác giả có thể thực hiện luận án: "Tư tưởng Hồ Chí Minh về phòng, chống tham ô, lãng phí, quan liêu: nội dung và giá trị"
Tuy nhiên, chưa có công trình nào tập trung nghiên cứu một cách hệ thống về phòng, chống tham ô, lãng phí và quan liêu trong tư tưởng Hồ Chí Minh, cũng như những giá trị của nó trong giai đoạn hiện nay Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài đã giúp cho tác giả luận án có một cái nhìn toàn diện, khách quan, hệ thống về vấn đề nghiên cứu, thấy được những thành quả nghiên cứu đã đạt được để kế thừa một cách phù hợp, đồng thời xác định được mục tiêu và nội dung nghiên cứu của luận án một cách đúng đắn, tránh sự trùng lặp với các công trình nghiên cứu trước đó
Công tác phòng, chống tham ô, lãng phí và quan liêu là một nhiệm vụ hết sức quan trọng, cấp bách của Đảng và của toàn hệ thống chính trị Đòi hỏi
sự vào cuộc của toàn Đảng, toàn dân, trong đó có những người làm công tác nghiên cứu khoa học thuộc các chuyên ngành khác nhau Phần lớn các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án đã phân tích, đánh giá, tiếp cận vấn đề, đề xuất các giải pháp dưới nhiều góc độ thuộc các chuyên ngành Xây dựng Đảng, ngành Triết học, v.v Luận án sẽ tiếp cận, luận giải và đề xuất các giải pháp giải quyết vấn đề nghiên cứu từ góc độ chuyên ngành Hồ Chí Minh học thuộc ngành Chính trị học Điều đó đòi hỏi và cho phép tác giả luận
án trình bày vấn đề nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống và bao quát hơn
Trang 33Chương 2
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM Ô, LÃNG PHÍ, QUAN LIÊU - KHÁI NIỆM VÀ CƠ SỞ HÌNH THÀNH
2.1 Một số khái niệm
2.1.1 Khái niệm tham ô, lãng phí, quan liêu
2.1.1.1 Khái niệm tham ô
Theo cuốn Từ điển Tiếng Việt của Trung tâm Từ điển học Vietlex do
Nhà xuất bản Đà Nẵng xuất bản năm 2010: "Tham ô là lợi dụng quyền hạn hoặc chức trách để ăn cắp của công" [117, tr 1172] Theo quan niệm trên thì tham ô là người có quyền hạn và chức trách với hành động là ăn cắp của công Như vậy, người có quyền hành để tham ô chủ yếu là cán bộ, đảng viên, những người được Đảng và nhân dân tin tưởng giao quyền hành và chức trách
để quản lý, điều hành xã hội nhưng họ không chịu rèn luyện đạo đức, sa vào chủ nghĩa cá nhân sẽ trở thành những kẻ tham ô Từ chủ nghĩa cá nhân sẽ dẫn đến tham ô, làm mất lòng tin với nhân dân và gây tổn hại cho sự nghiệp cách mạng Đồng thời, người có quyền hạn chức trách có thể là người dân khi họ đảm nhiệm một công việc gì đó nhưng vì lòng tham dẫn đến ăn cắp của công cũng trở thành tham ô Vì vậy, người có hành vi tham ô có thể là cán bộ và cũng có thể là người dân khi họ có quyền lực chính trị hoặc quyền lực xã hội
mà do lòng tham sẽ dẫn đến ăn cắp của công
Ngày nay, khái niệm tham ô ít được sử dụng hoặc nếu có thì chủ yếu theo nghĩa là một hành vi trong nội hàm khái niệm tham nhũng Khái niệm tham nhũng được sử dụng nhiều hơn, bao hàm đầy đủ khái niệm tham ô Khái niệm tham nhũng được quan niệm và định nghĩa như sau:
Tham nhũng ra đời và tồn tại gắn với sự ra đời của nhà nước, đó là
một hiện tượng xã hội mang tính lịch sử, tham nhũng được thể hiện bằng hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, uy tín, hoàn cảnh của mình hoặc của
Trang 34người khác để vụ lợi Theo nghĩa chung nhất, tham nhũng được hiểu là hành
vi của người có chức vụ, có quyền hạn hoặc được giao nhiệm vụ, quyền hạn nhưng đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc nhiệm vụ được giao, hoặc lạm quyền để thực hiện các hành vi mang tính vụ lợi cho cá nhân mình, cho tổ
chức của mình, trái với lợi ích chung Theo Từ điển Tiếng Việt: "Tham nhũng
là lợi dụng quyền hành để tham ô và nhũng nhiễu dân" [117, tr 1172] Theo cách hiểu thông thường, "tham nhũng" là hai từ ghép của từ tham ô và nhũng nhiễu "Tham ô" bắt nguồn từ "tham" là hám lợi, tự tư, tự lợi, "nhũng" là lợi dụng quyền hành, chức trách được giao để thỏa mãn lòng tham Hai yếu tố này luôn gắn bó chặt chẽ với nhau Tham lam sẽ tìm cách để nhũng nhiễu,
nhũng nhiễu để thỏa lòng tham lam
Theo Từ điển Bách khoa Công an nhân dân Việt Nam (NXB Công an
nhân dân, Hà Nội, 2005), khái niệm tham nhũng được hiểu là:
Hành vi của những người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sách nhiễu, tham ô, nhận hối lộ hoặc
cố ý làm trái chính sách, chế độ, thể lệ về kinh tế tài chính vì động
cơ vụ lợi, gây thiệt hại tài sản cho nhà nước, tập thể và cá nhân, xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan nhà nước và các tổ chức chính trị, xã hội [119, tr 1065]
Và khái niệm tham ô tài sản được hiểu là "hành vi của người lợi
dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt tài sản mà họ có trách nhiệm quản lý" [119, tr 1065]
Theo Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Luật phòng, chống tham nhũng [56] được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
sửa đổi, bổ sung năm 2012, trong Điều 2 khoản 1 có chỉ rõ: "hành vi tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ,
quyền hạn đó vì vụ lợi" Theo khoản 3 Điều 1 của Luật phòng chống tham nhũng thì những người có chức vụ, và quyền hạn bao gồm: Cán bộ, công
Trang 35chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp
vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn - kỹ thuật trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân; cán bộ lãnh đạo, quản lý trong doanh nghiệp của Nhà nước; cán bộ, lãnh đạo, quản lý là người đại diện phần góp vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp
Bản chất của tham nhũng là việc lợi dụng quyền lực của nhà nước, quyền lực công để thu lợi, trục lợi một cách bất minh Nói cách khác đó là việc cán bộ, công chức, viên chức lợi dụng, sử dụng chức vụ, quyền hạn công vụ
để trục lợi cá nhân Bản chất tham nhũng có thể mô tả bằng công thức: "Tham nhũng = độc quyền + bưng bít thông tin - giải trình trách nhiệm" [99, tr 27]
Như vậy, có thể hiểu tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn đó để trục lợi, để sách nhiễu, tham ô, nhận hối lộ hay cố ý làm sai, trái chính sách, chế độ, thể lệ, quy định chung của Nhà nước, của cơ quan, của tổ chức vì động cơ vụ lợi
Hành vi tham nhũng, theo Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng được
Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sửa đổi, bổ sung năm 2012 bao gồm: 1) Tham ô tài sản; 2) Nhận hối lộ 3); Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản; 4) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi; 5) Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi; 6) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đến người khác để trục lợi; 7) Giả mạo trong công tác vì vụ lợi; 8) Đưa hối lộ, môi giới hối lộ được thực hiện bởi người có chức vụ, quyền hạn để giải quyết công việc cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi; 9) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản của Nhà nước vì vụ lợi; 10) Nhũng nhiễu vì vụ lợi; 11) Không thực hiện nhiệm vụ, vì vụ lợi; 12) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người
có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi
Trang 362.1.1.2 Khái niệm lãng phí
Theo Từ điển Tiếng Việt, khái niệm "lãng phí là làm tốn kém, hao tổn một cách vô ích" [117, tr 697] Theo Luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí được Quốc hội khóa XIII ban hành tháng 11/2013, tại khoản 2 Điều 3 đã chỉ
rõ: Lãng phí là việc quản lý, sử dụng vốn, tài sản, lao động, thời gian lao động
và tài nguyên không hiệu quả Đối với lĩnh vực đã có định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành thì lãng phí là việc quản
lý, sử dụng ngân sách nhà nước, vốn nhà nước, tài sản nhà nước, lao động, thời gian lao động trong khu vực nhà nước và tài nguyên vượt định mức, tiêu chuẩn, chế độ hoặc không đạt mục tiêu đã định
Tiết kiệm và lãng phí, là hai hành động hoàn toàn trái ngược nhau không thể "chung sống" như sáng và tối, như tốt và xấu Đã lãng phí thì không tiết kiệm, ngược lại đã tiết kiệm thì không là lãng phí Khái niệm lãng phí với nghĩa trái ngược với khái niệm tiết kiệm, để thực hành tiết kiệm thì cần phải chống lãng phí
Xét về phạm vi, lãng phí có thể xảy ra trong tất cả các ngành, các lĩnh vực, các địa phương; trong tất cả các cấp: từ trung ương đến cơ sở, địa phương; trong tất cả các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp, các đơn vị sự nghiệp, các tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội; xã hội nghề nghiệp; trong mỗi gia đình, mỗi cá nhân và toàn xã hội, v.v, do đó, cần đặt ra yêu cầu phòng, chống lãng phí một cách toàn diện, triệt để, hệ thống và đồng bộ
Xét về cấp độ, lãng phí có cấp độ từ thấp đến cao:
Lãng phí (nghĩa thông thường nhất) là sự tiêu phí tài sản, của cải, công
sức, thời gian mà phần nhiều có tính ngẫu nhiên, theo thói quen, đôi khi chính chủ thể gây lãng phí cũng không nhận thức được đó là hành vi lãng phí, hoặc nhìn từ khía cạnh này là lãng phí, khía cạnh khác lại không là lãng phí
Bệnh lãng phí đó là hành vi lãng phí có chủ đích, khoa trương (nhận
thức được nhưng vẫn thực hiện) tiêu phí một cách bừa bãi, xa hoa, không giới
Trang 37hạn của cải, sức lực, thời giờ, v.v đó là thứ lãng phí được xem như một căn bệnh cần kiên quyết phòng, chống
Tệ nạn lãng phí là hành vi làm thiệt hại về của cải vật chất, sức lao
động, thời gian (phần lớn là của công, của tập thể không phải của cá nhân) xảy ra một cách phổ biến, thường xuyên, ở bất cứ nơi nào, lĩnh vực nào của đời sống xã hội Tác hại to lớn của tệ nạn lãng phí là làm phương hại đến uy tín của Đảng, Nhà nước, mất lòng tin trong nhân dân, đây là mức độ trầm trọng nhất cần quyết liệt, triệt để phòng, chống
Tóm lại, có nhiều cách định nghĩa và nhìn nhận các tiêu chí, chuẩn mực cho việc xác định lãng phí theo những phương diện khác nhau, nhưng tựu chung lại có những điểm chung nhất để xác định khái niệm lãng phí như sau:
Thứ nhất, lãng phí là những chi phí, tổn hao và sử dụng nguồn lực tài
chính, nhân lực và các nguồn lực khác trên mức hợp lý, phải có và cần thiết;
Thứ hai, lãng phí là việc không đạt được mục tiêu, kết quả như đã xác
định hoặc nếu có thì đạt hiệu quả thấp, không như mong muốn;
Thứ ba, lãng phí là những hư hao, tổn thất không đáng có hoặc không
thể được phép có;
Thứ tư, lãng phí bao gồm tất cả các điều trên xảy ra do hành vi của
con người, được gọi là hành vi gây ra lãng phí
2.1.1.3 Khái niệm quan liêu
"Quan liêu" khi mới xuất hiện là một danh từ, xuất hiện từ thời cổ đại
để chỉ một bộ phận lao động bàn giấy, đó là sự phân hóa trong quản lý, được hiểu theo hướng tích cực Dần dần bộ phận lao động bàn giấy này trở nên xa rời thực tiễn, tách khỏi thực tiễn, dựa vào lý thuyết để chỉ đạo và dần trở nên theo hướng tiêu cực, làm cản trở sự phát triển của xã hội Trong các công trình nghiên cứu về quan liêu và bệnh quan liêu đang còn có rất nhiều quan niệm khác nhau Có người gọi hiện tượng quan liêu là: "Bệnh quan liêu", "tệ
Trang 38quan liêu", "thói quan liêu" hay "chủ nghĩa quan liêu", v.v Cho dù gọi đó là
gì nhưng đều có chung nội hàm chỉ một hiện tượng tiêu cực trong đời sống xã hội, có tác hại đến các hoạt động của con người, của tổ chức, gây cản trở sự phát triển của mỗi quốc gia, làm lung lay quyền lực của giai cấp cầm quyền Việc làm rõ khái niệm, bản chất của hiện tượng này để từ đó có các biện pháp ngăn chặn, đẩy lùi nó ra khỏi đời sống chính trị xã hội là việc cần thiết và có ý nghĩa to lớn
Theo Từ điển tiếng Việt, khái niệm quan liêu được hiểu: "thiên về
dùng mệnh lệnh, giấy tờ, xa rời thực tế, xa rời quần chúng" [117, tr 1028] Quan liêu về thực chất đó là: Người cán bộ lãnh đạo, quản lý trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm vụ của mình đã xa rời thực tế, xa rời nhân dân, chỉ thiên về mệnh lệnh, công văn giấy tờ, chú trọng về mặt hình thức hơn nội dung Với cách tiếp cận này, quan liêu là một cách thức hoạt động của một bộ máy, một cơ chế hoạt động, hay của một bộ phận cán bộ, đảng viên Quan liêu là
xa rời thực tế và nặng về giấy tờ, mệnh lệnh Xa rời thực tế đó là việc không
đi sâu, đi sát quần chúng (xa dân); coi nhẹ thực tiễn biến đổi hàng ngày, không quan tâm nắm bắt tâm tư, nguyện vọng chính đáng, hợp pháp của quần chúng nhân dân Đề ra những giải pháp, chính sách không thực sự phù hợp với tình hình mới
Xét ở cấp độ cao, nhìn từ mối quan hệ giữa cán bộ, đảng viên với quyền lực, thì bản chất của bệnh quan liêu là sự tha hóa quyền lực, lũng đoạn quyền lực, tức là quyền lực của bộ máy nhà nước tập trung vào bộ máy quan chức chuyên nghiệp có đặc quyền Trong quá trình thực thi công vụ, cán bộ, đảng viên có thẩm quyền được pháp luật quy định, nhưng họ lại lợi dụng quyền lực của mình hoặc hành động vượt quá thẩm quyền để sách nhiễu nhân dân Quyền lực nhà nước là quyền lực của nhân dân nhưng đã bị số cán bộ, đảng viên quan liêu thao túng biến thành đặc quyền của bản thân, tìm mọi cách để duy trì, giữ vững địa vị của mình
Trang 392.1.2 Khái niệm phòng, chống tham ô, lãng phí, quan liêu
Liên quan đến khái niệm phòng, chống tham ô, lãng phí, quan liêu có nhiều cách tiếp cận Qua tổng quan tình hình nghiên cứu, có thể khái quát nội hàm của một số khái niệm liên quan đến công tác phòng, chống tham ô, lãng phí và quan liêu như sau:
Khái niệm phòng ngừa tham nhũng: theo Luật phòng, chống tham nhũng
năm 2005 và sửa đổi bổ sung năm 2012, thì phòng ngừa tham nhũng là xây dựng và duy trì một hệ thống chính sách, các nhóm giải pháp chủ yếu để phòng ngừa tham nhũng Phòng ngừa tham nhũng có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong công tác đấu tranh chống tham nhũng Làm tốt công tác phòng ngừa tham nhũng cũng chính là thành công của công tác chống tham nhũng
Phát hiện tham ô, tham nhũng, lãng phí quan liêu: là việc tìm ra
những vụ việc tham ô, lãng phí và quan liêu và có những biện pháp để kịp thời hạn chế những thiệt hại xảy ra, đồng thời, xác định mức độ trách nhiệm của những người có hành vi vi phạm để có hình thức xử lý thích đáng và nghiêm minh Luật Phòng, chống tham nhũng quy định việc phát hiện tham ô, lãng phí và quan liêu thông qua ba hoạt động chủ yếu là: Công tác kiểm tra của các cơ quan Đảng; hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm toán của
các cơ quan nhà nước và thông qua tố cáo của công dân
Xử lý hành vi tham ô, tham nhũng, lãng phí và quan liêu: là quá trình
điều tra, truy tố, xét xử các hành vi tham nhũng, lãng phí và quan liêu gây hậu quả xấu đến xã hội Xử lý các hành vi sai phạm này có các hình thức: xử lý kỷ luật, xử lý hình sự và xử lý tài sản đối với người có hành vi vi phạm Xử lý kỷ luật người có hành vi sai phạm là: khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, hạ ngạch (giáng chức), cách chức, buộc thôi việc Xử lý hình sự các hành vi tham nhũng, lãng phí, quan liêu là: truy cứu trách nhiệm hình sự theo các mức tội danh về tham nhũng, lãng phí, quan liêu gây hậu quả nghiêm trọng
Đối tượng bị xử lý bao gồm: người có hành vi tham nhũng qui định tại Điều 3 của Luật phòng chống tham nhũng; người không báo cáo, tố giác khi biết
Trang 40hành vi tham nhũng; người không xử lý báo cáo, tố giác, tố cáo về hành vi tham nhũng; người có hành vi đe dọa, trả thù, trù dập người phát hiện, báo cáo, tố giác, tố cáo, cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng; người đứng đầu cơ quan,
tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách; người thực hiện hành vi khác vi phạm quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan
Xử lý tài sản do tham ô, tham nhũng, thất thoát do lãng phí và quan liêu: tài sản tham ô, tham nhũng phải được trả lại cho chủ sở hữu, người quản
lý hợp pháp hoặc sung quỹ Nhà nước Theo khoản 1 Điều 70 Luật phòng chống tham nhũng chỉ rõ các nguyên tắc xử lý tài sản tham nhũng bao gồm: 1) Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phải áp dụng các biện pháp cần thiết để thu hồi, tịch thu tài sản tham nhũng 2) Tài sản tham nhũng phải được trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc sung quỹ nhà nước 3) Người đưa hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát hiện hành vi đưa hối lộ thì được trả lại tài sản đã dùng để hối lộ 4) Việc tịch thu tài sản tham nhũng, thu hồi tài sản tham nhũng được thực hiện bằng quyết định của cơ quan nhà nước
có thẩm quyền theo quy định của pháp luật
Tóm lại, đã có một hệ thống các khái niệm liên quan đến công tác phòng, chống tham ô, lãng phí, quan liêu Tác giả luận án có thể khái quát
khái niệm phòng, chống tham ô, lãng phí và quan liêu như sau: là hoạt động
tổ chức lực lượng, sử dụng các biện pháp, phương tiện cần thiết nhằm phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi tham ô, tham nhũng, lãng phí
và quan liêu đảm bảo các yêu cầu về chính trị, pháp luật và đối ngoại; đó còn
là quá trình thanh tra, kiểm tra, phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử đối với hành vi tham ô, tham nhũng, lãng phí, quan liêu
2.1.3 Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh về phòng, chống tham ô, lãng phí và quan liêu
Tư tưởng về phòng, chống tham ô, lãng phí và quan liêu được thể hiện dưới dạng hệ thống những quan điểm, toàn diện và sâu sắc về công tác phòng, chống tham ô, lãng phí, quan liêu Đó là sự nhận thức ở tầm khái quát lý luận