1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ và sự vận dụng trong xây dựng pháp luật ở Việt Nam hiện nay

117 165 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 117
Dung lượng 564,5 KB

Nội dung

Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ một vấn đề rộng lớn, tuy nhiên dưới góc độ nghiên cứu về nhà nước và pháp luật, tác giả chỉ đề cập một số nét cơ bản trong tư tưởng của Người. Trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trước, tác giả khái quát những vấn đề lý luận cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ và sự vận dụng trong xây dựng pháp luật ở Việt Nam. Tác giả đã tổng hợp, phân tích, đánh giá thực trạng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ trong xây dựng pháp luật ở nước ta hiện nay từ đó đưa ra các kiến nghị, giải pháp.Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ một vấn đề rộng lớn, tuy nhiên dưới góc độ nghiên cứu về nhà nước và pháp luật, tác giả chỉ đề cập một số nét cơ bản trong tư tưởng của Người. Trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trước, tác giả khái quát những vấn đề lý luận cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ và sự vận dụng trong xây dựng pháp luật ở Việt Nam. Tác giả đã tổng hợp, phân tích, đánh giá thực trạng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ trong xây dựng pháp luật ở nước ta hiện nay từ đó đưa ra các kiến nghị, giải pháp.Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ một vấn đề rộng lớn, tuy nhiên dưới góc độ nghiên cứu về nhà nước và pháp luật, tác giả chỉ đề cập một số nét cơ bản trong tư tưởng của Người. Trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trước, tác giả khái quát những vấn đề lý luận cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ và sự vận dụng trong xây dựng pháp luật ở Việt Nam. Tác giả đã tổng hợp, phân tích, đánh giá thực trạng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ trong xây dựng pháp luật ở nước ta hiện nay từ đó đưa ra các kiến nghị, giải pháp.Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ một vấn đề rộng lớn, tuy nhiên dưới góc độ nghiên cứu về nhà nước và pháp luật, tác giả chỉ đề cập một số nét cơ bản trong tư tưởng của Người. Trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trước, tác giả khái quát những vấn đề lý luận cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ và sự vận dụng trong xây dựng pháp luật ở Việt Nam. Tác giả đã tổng hợp, phân tích, đánh giá thực trạng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ trong xây dựng pháp luật ở nước ta hiện nay từ đó đưa ra các kiến nghị, giải pháp.Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ một vấn đề rộng lớn, tuy nhiên dưới góc độ nghiên cứu về nhà nước và pháp luật, tác giả chỉ đề cập một số nét cơ bản trong tư tưởng của Người. Trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trước, tác giả khái quát những vấn đề lý luận cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ và sự vận dụng trong xây dựng pháp luật ở Việt Nam. Tác giả đã tổng hợp, phân tích, đánh giá thực trạng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ trong xây dựng pháp luật ở nước ta hiện nay từ đó đưa ra các kiến nghị, giải pháp.Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ một vấn đề rộng lớn, tuy nhiên dưới góc độ nghiên cứu về nhà nước và pháp luật, tác giả chỉ đề cập một số nét cơ bản trong tư tưởng của Người. Trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trước, tác giả khái quát những vấn đề lý luận cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ và sự vận dụng trong xây dựng pháp luật ở Việt Nam. Tác giả đã tổng hợp, phân tích, đánh giá thực trạng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ trong xây dựng pháp luật ở nước ta hiện nay từ đó đưa ra các kiến nghị, giải pháp.Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ một vấn đề rộng lớn, tuy nhiên dưới góc độ nghiên cứu về nhà nước và pháp luật, tác giả chỉ đề cập một số nét cơ bản trong tư tưởng của Người. Trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trước, tác giả khái quát những vấn đề lý luận cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ và sự vận dụng trong xây dựng pháp luật ở Việt Nam. Tác giả đã tổng hợp, phân tích, đánh giá thực trạng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ trong xây dựng pháp luật ở nước ta hiện nay từ đó đưa ra các kiến nghị, giải pháp.

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

ĐINH THỊ THU HÀ

T¦ T¦ëNG Hå CHÝ MINH VÒ D¢N CHñ Vµ Sù VËN DôNG TRONG X¢Y DùNG PH¸P LUËT ë VIÖT NAM HIÖN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

ĐINH THỊ THU HÀ

T¦ T¦ëNG Hå CHÝ MINH VÒ D¢N CHñ Vµ Sù VËN DôNG TRONG X¢Y DùNG PH¸P LUËT ë VIÖT NAM HIÖN NAY

Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử Nhà nước và pháp luật

Mã số: 8380101.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS HOÀNG THỊ KIM QUẾ

HÀ NỘI - 2018

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGƯỜI CAM ĐOAN

Đinh Thị Thu Hà

Trang 4

HỒ CHÍ MINH VỀ DÂN CHỦ VÀ SỰ VẬN DỤNG TRONG XÂY DỰNG PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 8 1.1 Khái niệm và cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về

pháp quyền của dân, do dân, vì dân 341.2.4 Tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ mật thiết giữa dân chủ và

pháp luật 38

1.3 Lý luận về xây dựng pháp luật ở Việt Nam hiện nay 46

1.3.1 Khái quát chung về xây dựng pháp luật trong bối cảnh hiện nay 461.3.2 Sự cần thiết phải vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ

vào hoạt động xây dựng pháp luật 54

Trang 5

1.3.3 Các yếu tố tác động đến sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh

trong xây dựng pháp luật 561.3.4 Các phương thức thực hiện dân chủ trong xây dựng pháp luật 61

Chương 2: THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ NHẰM VẬN

DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ DÂN CHỦ TRONG XÂY DỰNG PHÁP LUẬT Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 63 2.1 Đường lối quan điểm của Đảng về việc vận dụng tư tưởng Hồ

Chí Minh về dân chủ 63 2.2 Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào việc xây dựng pháp luật

652.2.1 Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào việc xây dựng Hiến pháp 2013

652.2.2 Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào xây dựng Bộ luật hình sự

2015 và Bộ luật tố tụng hình sự 2015 692.2.3 Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào xây dựng Luật cán bộ,

công chức 74

2.3 Đánh giá chung tình hình thực hiện dân chủ trong xây dựng

pháp luật ở nước ta hiện nay 77

2.3.1 Pháp luật nước ta ghi nhận, thể hiện các lợi ích đa dạng của các

nhóm xã hội, thành phần và khu vực kinh tế; giữa trung ương vàđịa phương; giữa các địa phương và vùng lãnh thổ… 802.3.2 Nhân dân tham gia đông đảo và tích cực vào việc thành lập ra bộ

máy nhà nước và bộ máy các tổ chức xã hội 822.3.3 Hoạt động góp ý của nhân dân cho các dự án pháp luật 842.3.4 Trưng cầu dân ý trong xây dựng pháp luật 862.3.5 Công tác theo dõi, kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả các

văn bản quy phạm pháp luật và xử lý, khắc phục nếu có sai phạm 872.3.6 Nhân dân tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan

Trang 6

nhà nước, các tổ chức xã hội, cán bộ công nhân viên chức nhà nước.

88

2.3.7 Hạn chế và khuyết điểm trong việc thực hiện nguyên tắc dân chủ trong xây dựng pháp luật 90

2.4 Một số kiến nghị về vận dụng tư tưởng dân chủ của chủ tịch Hồ Chí Minh trong xây dựng pháp luật ở nước ta hiện nay 92

2.4.1 Đảm bảo thực hiện dân chủ theo Hiến pháp năm 2013 92

2.4.2 Đảm bảo sự tham gia của nhân dân vào xây dựng pháp luật 95

2.4.3 Thu hút sự tham gia của các nhà khoa học vào xây dựng pháp luật 98

2.4.4 Tăng cường vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vào việc giám sát, phản biện chính sách pháp luật 100

2.4.5 Tăng cường sự tham gia của các tổ chức xã hội trong xây dựng pháp luật 103

KẾT LUẬN 105

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 107

Trang 7

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BLHS: Bộ luật Hình sự

CNXH: Chủ nghĩa xã hội

NNPQ: Nhà nước pháp quyềnXHCN: Xã hội chủ nghĩa

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người anh hùng dân tộc vĩ đại, vị lãnh tụ thiêntài của Đảng và dân tộc Việt Nam, là nhà văn hoá kiệt xuất, người chiến sĩcộng sản quốc tế lỗi lạc Người đã để lại cho chúng ta một gia tài đồ sộ, một

di sản hết sức quý báu: Tư tưởng Hồ Chí Minh; đạo đức Hồ Chí Minh; phongcách Hồ Chí Minh Trong đó, tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống cácquan điểm toàn diện sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng ViệtNam, kết quả của những năm bôn ba, lăn lộn trong hoạt động thực tiễn,nghiên cứu, học tập, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lêninvào điều kiện cụ thể của Việt Nam, kế thừa và phát triển các giá trị truyềnthống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại Một trongnhững nội dung đáng lưu ý nhất trong hệ thống tư tưởng của Người là về dânchủ Tư tưởng của Người về vấn đề này hết sức rộng lớn, sâu sắc và có ýnghĩa thời sự nóng bỏng hiện nay

Tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh là hệ thống những quan điểm toàndiện và sâu sắc về một nền dân chủ mang bản chất giai cấp công nhân ở Việt

Nam Người quan niệm dân chủ có nghĩa “dân là chủ và dân làm chủ” Giá trị

và ý nghĩa thực sự của dân chủ chỉ có được khi lợi ích và quyền lợi của mọitầng lớp nhân dân trong xã hội được đảm bảo, họ được thực hiện với quyềncủa người dân làm chủ được tôn trọng, được đảm bảo trong thực tế Lợi ích

và quyền lợi phải toàn diện cả về mặt vật chất và tinh thần, cả kinh tế vàchính trị văn hóa xã hội Nó phải được thừa nhận và đảm bảo về mặt pháp lý(được khẳng định trong hiến pháp, pháp luật), và được thực hiện thông qua cơchế chính sách (thông qua hiệu lực và hiệu quả vận hành của các cơ chế dânchủ), trước hết là hoạt động của bộ máy nhà nước Để Nhân dân thực hiệnquyền làm chủ của mình, Người khẳng định phải: Xây dựng và hoàn thiện chế

Trang 9

độ dân chủ rộng rãi Nhà nước phải thể hiện ý chí quyền lực của dân, mưu cầuhạnh phúc cho dân, phấn đấu đem lại lợi ích cho dân, thoả mãn những nhucầu hợp lý của các tầng lớp nhân dân trong xã hội.

Khái niệm nhà nước pháp quyền xuất hiện ở Việt Nam khá sớm, NNPQ

xã hội chủ nghĩa Việt Nam là công cụ bảo vệ và phát huy quyền làm chủ củanhân dân, bảo vệ và phát huy quyền con người và đề cao vai trò của pháp luật,

do vậy, Hồ Chí Minh cho rằng hệ thống pháp luật ở Việt Nam phải là hệ thốngpháp luật dân chủ, tiến bộ và dân chủ ngay từ giai đoạn xây dựng pháp luật.Nhân dân có quyền tham gia xây dựng pháp luật trực tiếp hoặc gián tiếp (thôngqua các cơ quan, tổ chức, cá nhân đại diện cho quyền và lợi ích của mình)

Ngày 15-5-2016, Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa

XII) đã ban hành Chỉ thị 05-CT/TW “Tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo

tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” Đây là lần đầu tiên (kể từ năm 1951), Đảng ta đặt vấn đề học tập và làm theo di sản Hồ Chí Minh một cách toàn diện trong cấu trúc tổng thể Một trong những nội dung quan trọng cần

tập trung đẩy mạnh học tập và làm theo là tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ,xây dựng hệ thống chính trị ở Việt Nam, hình thành một Chính phủ kiến tạo,liêm khiết, quản trị tốt và giải trình trách nhiệm trước nhân dân

Người viết thấy rằng đối với mỗi cán bộ, đảng viên, mỗi con người,việc học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ ChíMinh là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục và vô cùng cần thiết nhằm tự giáodục, tu dưỡng, rèn luyện bản thân mình Trước hết là hoàn thiện nhân cáchlàm người, trên nền tảng đó, mới nói đến việc trở thành nhân cách cộng sản,làm người cán bộ, xứng đáng là đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam, là

“người lãnh đạo, người đày tớ thật trung thành của nhân dân”

Bên cạnh đó, trong những năm qua, mặc dù có nhiều cuộc hội thảo,nhiều bài viết, nhiều công trình nghiên cứu khoa học ở các cấp, các ngành về

Trang 10

tư tưởng Hồ Chí Minh nhưng vẫn chưa có công trình nào đề cập tới sự vận

dụng của dân chủ “trong xây dựng pháp luật ở Việt Nam hiện nay”.

Với tầm quan trọng này và mong muốn được tìm hiểu, học hỏi, người

viết quyết định chọn đề tài “Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ và sự vận dụng trong xây dựng pháp luật ở Việt Nam hiện nay” làm luận văn thạc sỹ

luật học, chuyên ngành lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Những năm gần đây, tư tưởng về dân chủ của Chủ tịch Hồ Chí Minhđược nhắc đến nhiều hơn, tuy nhiên sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vàocác lĩnh vực thực tế trong đời sống xã hội còn nhiều hạn chế

Từ năm 1986, bước vào công cuộc đổi mới, đã có nhiều hội thảo khoahọc, nhiều công trình nghiên cứu lý luận chung về dân chủ, dân chủ xã hộichủ nghĩa, bản chất, cơ chế, cách thức thực hiện dân chủ… Đã có rất nhiềucuốn sách, bài nghiên cứu đề cập đến tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ nóichung và những lĩnh vực cụ thể có liên quan đến dân chủ như nhà nước, phápluật, tiêu biểu như:

- Sách chuyên khảo, tham khảo, đề tài nghiên cứu khoa học:

Nguyễn Khắc Mai (1997), Dân chủ di sản văn hóa Hồ Chí Minh Tác

giả chỉ ra nguồn gốc của dân chủ trong tư tưởng Hồ Chí Minh, về địa vị củangười chủ, các hình thức biểu hiện dân chủ

Phạm Hồng Chương (2004), Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ, Nxb

Lý luận chính trị, Hà Nội Trong tác phẩm này, tác giả đã nêu khái quát tư

tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh, phân tích nội dung dân chủ trong các lĩnhvực cụ thể và làm rõ vai trò của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với việc giáo dục ýthức dân chủ cho người dân trong xã hội

GS.TS Nguyễn Văn Huyên (2016), “ Phát huy dân chủ trong điều kiện một đảng duy nhất cầm quyền ”, Trích trong cuốn: “Phê phán các quan điểm

Trang 11

sai trái, bảo vệ nền tảng tư tưởng, cương lĩnh, đường lối của Đảng Cộng sảnViệt Nam”, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội;

- Luận văn, luận án:

Phạm Văn Bính (2003), “Vận dụng tư tưởng và phương pháp dân chủ của Hồ Chí Minh trong quá trình thực hiện dân chủ XHCN ở Việt Nam”;

Luận án tiến sỹ đã phản ánh nét đặc sắc trong phương pháp Hồ Chí Minh làphương pháp dân chủ, nêu rõ nguồn gốc của 3 phương pháp dân chủ, từ đótác giả đã đề ra giải pháp để hoàn thiện phương pháp lãnh đạo dân chủ củaĐảng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo tưtưởng Hồ Chí Minh

Nguyễn Liên Phương (2009), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ và việc vận dụng vào công cuộc đổi mới ở nước ta” Tác giả đề cập một số nét

cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước pháp quyền củadân, do dân, vì dân; về bảo vệ và phát huy quyền làm chủ của nhân dân Từ

đó tác giả đưa ra các giải pháp để tiếp vận dụng vào công cuộc đổi mới đấtnước trong thời gian tới hiệu quả

Trang 12

Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng (2011), “Phát huy dân chủ, tiếp tục xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân”; NXB Chính trị quốc gia - Sự thật;

Lưu Đức Quang (2016), Nguyên tắc Hiến pháp về quyền con người, quyền công dân ; NXB Chính Trị Quốc Gia Tác giả trên quan điểm riêng của

mình đã đưa ra những đánh giá, nhận xét về quy định nguyên tắc quyền conngười, quyền công dân qua các bản Hiến pháp của Việt Nam, đặc biệt, đi sâuphân tích các nguyên tắc này theo quy định của Hiến pháp năm 2013

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

3.1 Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của luận văn bao gồm 2 vấn đề lớn như sau:

- Nghiên cứu làm sáng tỏ tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ dưới góc

độ lý luận, lịch sử nhà nước và pháp luật bao gồm các vấn đề: Cơ sở hìnhthành quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về dân chủ; Quan điểm của Chủtịch Hồ Chí Minh về dân chủ: Lý luận chung về xây dựng pháp luật; Mối liên

hệ giữa dân chủ và pháp luật …

- Nghiên cứu sự vận dụng tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh vào trong xâydựng pháp luật ở Việt Nam hiện nay và đưa ra các giải pháp

3.2 Nhiệm vụ

Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận văn có nhiệm vụ:

- Làm rõ về mặt lý luận: khái niệm, cơ sở hình thành tư tưởng Hồ ChíMinh về dân chủ, về xây dựng pháp luật

- Làm rõ một số nội dung chủ yếu trong tư tưởng Hồ Chí Minh về dânchủ: xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân;

- Phân tích mối liên hệ giữa dân chủ và pháp luật;

- Đề cập đến một số thành tựu và hạn chế của tình hình dân chủ trongxây dựng pháp luật ở Việt Nam hiện nay Từ đó đưa ra phương hướng, giải

Trang 13

pháp khắc phục trên cơ sở tiếp thu những luận điểm sáng tạo của Hồ ChíMinh về dân chủ.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

Đối tượng nghiên cứu

Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ một vấn đề rộng lớn, tuy nhiên dướigóc độ nghiên cứu về nhà nước và pháp luật, tác giả chỉ đề cập một số nét cơ bảntrong tư tưởng của Người; về mối liên hệ giữa dân chủ và pháp luật Từ đó tácgiả đưa ra các giải pháp để vận dụng vào công tác xây dựng pháp luật hiện nay

Phạm vi nghiên cứu của luận văn

- Về nội dung: Nghiên cứu những nội dung cơ bản trong tư tưởng HồChí Minh về dân chủ và sự vận dụng trong xây dựng pháp luật ở Việt Namhiện nay

- Về không gian: Nghiên cứu thực tiễn ở Việt Nam hiện nay

- Về thời gian: Luận văn có nêu một vài số liệu từ những năm 1945 đếnnay Tuy nhiên mốc thời gian nghiên cứu chính về sự vận dụng tư tưởng HồChí Minh trong xây dựng pháp luật là từ khi có Hiến pháp 2013 đến nay

5 Phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu cụ thể

- Phương pháp luận: Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở những quanđiểm hiện đại của khoa học pháp lý về pháp luật và dân chủ trong xây dựngpháp luật

- Luận văn vận dụng các nguyên tắc, phương pháp luận của Chủ nghĩaMác – Lênin; các phương pháp logic, lịch sử, phân tích, tổng hợp và một sốphương pháp khác

6 Ý nghĩa và những đóng góp về khoa học của luận văn

- Phân tích, làm rõ hệ thống các quan điểm về dân chủ; về nhà nướcpháp quyền của dân, do dân và vì dân; về mối liên hệ giữa dân chủ và phápluật trong tư tưởng Hồ Chí Minh là một đóng góp nhỏ vào nghiên cứu tư

Trang 14

tưởng Hồ Chí Minh – một bộ phận cấu thành nền tảng tư tưởng và kim chỉnam hành động của toàn Đảng, toàn dân ta.

- Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần nâng cao nhận thức tưtưởng Hồ Chí Minh về dân chủ, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân vào

sự lãnh đạo của Đảng và sự nghiệp đổi mới và xây dựng đất nước hiện nay

- Luận văn mang đến nhiều góc nhìn về dân chủ trong xây dựng phápluật, về dân chủ trực tiếp, dân chủ gián tiếp và cách vận dụng vào thực tế

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văngồm 2 chương

Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về

dân chủ và sự vận dụng trong xây dựng pháp luật ở Việt Nam hiện nay

Chương 2: Thực trạng và những kiến nghị nhằm vận dụng tư tưởng Hồ

Chí Minh về dân chủ trong xây dựng pháp luật ở nước ta hiện nay

Trang 15

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

VỀ DÂN CHỦ VÀ SỰ VẬN DỤNG TRONG XÂY DỰNG PHÁP LUẬT

Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

1.1 Khái niệm và cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ

1.1.1 Khái niệm dân chủ

1.1.1.1 Khái niệm chung

Thuật ngữ dân chủ xuất hiện khá sớm từ thời Hy Lạp cổ đại, đây là mộtthuật ngữ chính trị - xã hội mang tính nhiều nghĩa, nhiều tầng bậc Tùy theohướng tiếp cận và nguyên tắc tiếp cận về dân chủ, nhất là theo các lập trườnggiai cấp khác nhau mà có kết quả khác nhau

Ở Việt Nam, từ xã hội thuộc địa nửa phong kiến đi lên xây dựng vàphát triển nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp cậndân chủ từ hai nguyên tắc cốt yếu là: dân chủ gắn với phát triển và quan hệgiữa dân chủ với xã hội chủ nghĩa Đây là hai nguyên tắc đã và đang chi phốitoàn bộ những lý giải khoa học về dân chủ ở nước ta hiện nay Dân chủ có thểhiểu là “quyền lực thuộc về nhân dân”

Dân chủ đã có mặt trong suốt quá trình phát triển của xã hội loài người,của nền văn minh nhân loại, dân chủ là một nhu cầu tất yếu của con người.Dân chủ được hiểu với nghĩa là những giá trị văn hóa, văn minh và tiến bộcủa nhân loại thì đó chính là ý thức về giá trị làm chủ, tự chủ, tự do của conngười với khả năng phát triển tối đa các năng lực sáng tạo của họ

Dân chủ với tư cách là một giá trị xã hội, một trình độ phát triển củavăn hóa, văn minh nhân loại, một thuộc tính bản chất của con người thì dânchủ được xác định là một lý tường nhân đạo, một giá trị nhân văn, một mụctiêu và động lực của giải phóng cá nhân, phát triển xã hội Quyền dân chủ,

Trang 16

quyền công dân, quyền con người đạt được qua đấu tranh giành dân chủ vìdân chủ là sự phát triển của con người vươn đến tự do.

Dân chủ với nghĩa là chế độ xã hội, là tổ chức nhà nước thì dân chủ làmột phạm trù lịch sử, là quyền lực chính trị, là chế độ chính trị Do đó, chế độdân chủ có tính giai cấp sâu sắc, biểu hiện ở chỗ: dân chủ với ai, cho ai, quyềnlợi, quyền lực thực sự của ai, chuyên chính với đối tượng nào

Trong lịch sử các xã hội có giai cấp, có ba chế độ dân chủ điển hình vớinhững trình độ phát triển điển hình của dân chủ chính trị, quyền lực chính trịnhà nước là dân chủ chủ nô, dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa Lýtưởng và mục tiêu phấn đấu của dân tộc ta là xây dựng nền dân chủ xã hộichủ nghĩa, hình thức cao nhất của dân chủ đương đại Chủ tịch Hồ Chí Minhkhẳng định đó là: “quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnhphúc” và con người “phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”

“Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được” [18, tr.557] Chế độ dân chủ xãhội chủ nghĩa sẽ xây dựng trên nguyên tắc “mỗi người vì mọi người, mọingười vì mỗi người”

Dân chủ xã hội chủ nghĩa tạo cho con người được tự do, bình đẳng cónhân cách độc lập Tuy nhiên cũng cần lưu ý, bởi đôi khi người ta nhân danhchủ nghĩa tập thể, nhân danh cộng đồng, đại diện quyền lợi chung để lạmquyền, chuyên quyền đè bẹp tự do cá nhân

1.1.1.2 Khái niệm về dân chủ theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Hồ Chí Minh không có một tác phẩm nào viết riêng về vấn đề dân chủ,tuy nhiên, xuyên suốt các tác phẩm của Người, có thể thấy sự quan tâm sâusắc của Người đối với vấn đề này

Trong tác phẩm “Toàn tập” của Hồ Chí Minh, cụm từ “dân chủ là” xuấthiện nhiều lần Và Người cũng nói rằng “Là dân làm chủ” Như vậy có thểhiểu, dân chủ là dân là chủ và dân làm chủ Đây là một khái niệm cô đọng,súc tích và dễ hiểu

Trang 17

Chữ “dân” được Hồ Chí Minh sử dụng trong “dân chủ” là khái niệm

chỉ toàn thể nhân dân Việt Nam, không trừ bất cứ giai cấp, tầng lớp nào còn thừa nhận mình là người dân Việt Nam Năm 1953, trong tác phẩm Thường thức chính trị, Hồ Chí Minh xác định nhân dân là bốn giai cấp công nhân, nông dân, tiểu tư sản, tư sản dân tộc và những phần tử yêu nước khác Người

phân biệt rõ nhân dân với quốc dân: Trong quốc dân, ngoài nhân dân, còn

“những bọn phản động chưa đến nỗi bị xử tử” [22, tr.698]

“Dân” trong tư tưởng Hồ Chí Minh là nhân dân, là đồng bào, quầnchúng, là toàn thể người dân Việt Nam, không phân biệt gái trai, giàu nghèo,tôn giáo, sắc tộc chỉ trừ bọn tay sai cho đế quốc thực dân, bọn phản bội lợi íchcủa đất nước của dân tộc Người luôn tâm niệm “Nhân nghĩa là nhân dân.Trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân” [23, tr.276]

“Dân” trong tư tưởng của Người là công dân, có đầy đủ nhân quyền vàdân quyền chứ không phải “con dân”, “thần dân” Và dân chủ trong quan điểmcủa Người khác xa với các tư tưởng trước đó ở điểm “quyền hành và lực lượngđều ở nơi dân” [20, tr.698] và “chính quyền do người dân làm chủ” [21, tr.365]

Người cũng luôn cho rằng “phải lấy dân làm gốc” bởi “gốc có vững,cây mới bền Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân” và quan điểm này thốngnhất với quan điểm dân làm chủ bởi xét về mặt lợi ích đều hướng đến nhândân Người luôn tâm niệm, thực hiện và cũng yêu cầu mọi cán bộ, đảng viên

“phải đặt lợi ích dân chúng lên trên hết, trước hết”, “việc gì có lợi cho dân, thìphải làm cho kỳ được Việc gì hại cho dân phải hết sức tránh” Quan niệm vàthái độ với dân là tiêu chí cơ bản để đánh giá giá trị của tư tưởng dân chủ củaNgười, nó đã vượt lên mọi tư tưởng dân chủ thời điểm đó

Theo Hồ Chí Minh, dân chủ là động lực để giành lại quyền độc lập tự

do cho dân tộc “đánh tan thực dân, giải phóng dân tộc giành lại thống nhất vàđộc lập” và là khát vọng vươn lên xây dựng một cuộc sống ấm no, hạnh phúc,

Trang 18

“một nước Việt Nam dân chủ mới” Bởi “Nếu nước độc lập mà dân khônghưởng hạnh phúc, tự do thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì” [19, tr.64].

Quan niệm của Hồ Chí Minh về dân chủ là mọi quyền lực đều thuộc vềnhân dân, hiểu theo nghĩa rộng là trên mọi lĩnh vực: kinh tế, chính trị, vănhóa, xã hội… Dân chủ là dân làm chủ về mọi mặt: làm chủ nhà nước, làm chủ

tư liệu sản xuất, làm chủ về văn hóa, xã hội…

Người rất quan tâm đến việc dân là chủ, làm chủ như thế nào, làm bằngcách nào, làm được đến đâu… Vì vậy, Người chú trọng đến việc xây dựngmột thiết chế, một hành lang pháp lý làm cơ sở đảm bảo cho việc thực hiệnquyền dân chủ của nhân dân được thực hiện đầy đủ trong đời sống thực tế

1.1.2 Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ

Sự hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ là mộtquá trình, bắt đầu từ sự phê phán chế độ xã hội bất công trong xã hội thuộcđịa nửa phong kiến đi đến một nền dân chủ xã hội chủ nghĩa đầy tính nhânvăn cao cả, vì con người Tư tưởng về dân chủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh làmột bộ phận trong hệ thống tư tưởng của Người Do vậy, cơ sở hình thành tưtưởng dân chủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh không nằm ngoài các yếu tố đã hìnhthành nên hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh

Trang 19

quan lại Pháp nên bị chúng cách chức và buộc định cư vĩnh viễn ở Nam Kỳ,sau đổi ra lưu trú cưỡng bức tại Cao Lãnh (Đồng Tháp) Tại Cao Lãnh, cụthường xuyên liên lạc với các chí sĩ yêu nước bị thực dân Pháp buộc an trí ởcác địa phương lân cận.

Các nhà nghiên cứu cho rằng, trong gia đình, cụ Nguyễn Sinh Sắc đã

có ảnh hưởng sâu sắc và trực tiếp đến Hồ Chí Minh bằng học vấn uyên thâm,một nhân cách yêu nước, thương nòi sâu sắc, một ý chí và nghị lực phithường để đạt được mục đích đặt ra… ông Nguyễn Sinh Sắc đã góp phần xâydựng tư tưởng, đạo đức, nhân cách Hồ Chí Minh [33, tr.20]

Thân mẫu của Chủ tịch Hồ Chí Minh là cụ Hoàng Thị Loan, sinh ratrong một gia đình nho học, suốt đời làm lụng vất vả để nuôi chồng và cáccon yên tâm học tập Các nhà nghiên cứu nhận định: Bà Hoàng Thị Loan đãảnh hưởng đến Hồ Chí Minh bằng một nền văn hóa dân gian mang đậm bảnsắc địa phương, truyền thống dân tộc, phản ánh trung thực những khát vọng, ýnguyện và phẩm chất của tầng lớp lao động bình dân Bà đã nêu một tấmgương sáng về đạo đức cho các con học tập [33, tr.22]

Bà Nguyễn Thị Thanh (chị gái) và ông Nguyễn Sinh Khiêm (anh trai)của Chủ tịch Hồ Chí Minh là những người có học thức cao, tham gia tích cựcvào các phong trào yêu nước, hy sinh cả gia đình riêng vì sự nghiệp lớn laocủa dân tộc Ông bà tham gia các hoạt động yêu nước chống thực dân vàphong kiến nên từng bị tù đày nhiều năm Bà Thanh và ông Khiêm đều lànhững người yêu nước, thương người và căm thù giặc ngoại xâm sâu sắc

Môi trường truyền thống gia đình có ảnh hưởng sâu sắc tạo nên nhâncách và hoài bão cứu nước, cứu dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh

* Những yếu tố trong văn hóa dân tộc Việt Nam

Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ra và sống thời thơ ấu ở xã Kim Liên,huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An Đây là vùng đất giàu truyền thống văn hóa,

Trang 20

hiếu học và có truyền thống yêu nước, kiên cường chống ngoại xâm Từ năm

1635 đến năm 1890, làng Kim Liên có 53 vị khoa bảng, làng Hoàng Trù có

29 vị khoa bảng [33, tr.12] Truyền thống hiếu học đã ảnh hưởng đến gia đình

và bản thân chủ tịch Hồ Chí Minh Nhờ ham học tập mà Người đã tiếp thu vàsay mê lý tưởng tiến bộ trong các tác phẩm của phong trào Khai sáng, từ đóquyết tâm sang phương Tây để đi tìm đường cứu nước, rồi học tập, tiếp thu,

kế thừa và phát triển những yếu tố hợp lý, tiến bộ trong các tư tưởng…

Ở nước ta, từ lâu đã hình thành hình thức dân chủ, chủ yếu là dân chủnông dân Dân chủ của những người nông dân đấu tranh cho”chủ nghĩa bìnhquân về quyền lợi” Mặc dù, yếu tố dân chủ trong văn hóa truyền thống củangười Việt còn thấp so với trình độ dân chủ của thời đại, tuy nhiên đây cũng

là minh chứng thể hiện trong xã hội Việt Nam đã có tập quán dân chủ, có mơước về một xã hội bình đẳng, bác ái, tự do

Bên cạnh đó, trong dòng lịch sử ở Việt Nam, tại một số triều đại có tínhthân dân cao như nhà Lý, nhà Trần đã xây dựng một thiết chế tập quyền thândân, “lấy dân làm gốc”, “dân vi quý” thi hành nhiều chính sách dân chủ đểgiữ lòng dân, nhất là trong giai đoạn giữ nước Thời Lý cho đặt chuông đểngười dân có thể đến kêu oan, thời Trần trước nguy cơ ngoại xâm, đã mở Hộinghị Diên Hồng tập hợp bô lão cả nước bàn kế đánh giặc

Đến đầu thế kỷ XX, tư tưởng dân chủ của những nhà Nho duy tân cũng

đã thúc đẩy các phong trào yêu nước, duy tân rộng rãi từ Bắc vào Nam, chưabao giờ những từ như “dân trí, dân khí, dân sinh, dân quyền, dân chủ” đượcnhắc đến nhiều như vậy Tuy nhiên dưới con mắt của những nhà Nho duy tânthời kỳ đó, dân vẫn là “dân đen, dân ngu” cần được giáo hóa Thời kỳ đó, hai

vị lãnh tụ được tôn sùng nhất là cụ Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh HồChí Minh cũng rất khâm phục hai cụ vì lòng yêu nước, thương dân, dành cảcuộc đời đấu tranh vì nước vì dân, nhưng Người cũng nhìn ra những điểm bất

Trang 21

hợp lý trong quan điểm cứu nước của các cụ Cụ Phan Chu Trinh yêu cầu thựcdân Pháp thực hiện cải lương, việc này “chẳng khác nào xin giặc rủ lòngthương” Cụ Phan Bội Châu hy vọng Nhật giúp ta đuổi Pháp cũng chẳng khác gì

“đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau” Cụ Hoàng Hoa Thám thực tế hơn, đã trực

tiếp đấu tranh chống Pháp, nhưng còn nặng cốt cách phong kiến [31, tr.10-11].

Dù vậy, những tư tưởng dân chủ trong văn hóa truyền thống Việt Nam đã ảnhhưởng đến Hồ Chí Minh lúc trẻ

Chủ nghĩa yêu nước truyền thống và ý chí kiên cường trong cuộc đấutranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta đã góp phần vào bồi dưỡng, pháttriển tinh thần yêu nước và tạo động lực thúc đẩy tinh thần cứu nước ở HồChí Minh Lịch sử Việt Nam tự hào với tinh thần đấu tranh anh dũng, bấtkhuất bảo vệ chủ quyền quốc gia và sự toàn vẹn của lãnh thổ qua những trậnchiến chống ngoại xâm liên tiếp Đó là: Ngô Quyền đánh thắng quân NamHán trên sông Bạch Đằng, Lê Hoàn phá Tống lần thứ nhất, Lý Thường Kiệtphá Tống lần thứ hai, Trần Quốc Tuấn ba lần đại thắng quân Nguyên, Lê Lợiđánh đuổi quân Minh, Quang Trung đại phá quân Thanh… Đây là nhữngchiến công vang dội được tạo nên bởi sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước.Người Việt Nam yêu nước gắn liền với tình yêu thương con người thể hiện ởlòng nhân ái, khoan dung trong cộng đồng và đối với cả kẻ thù (đối với kẻ bạitrận luôn thể hiện sự khoan dung), hòa hiếu với các dân tộc khác

Dân tộc Việt Nam có truyền thống lạc quan, yêu đời, tin vào sức mạnhcủa bản thân mình, tin vào sự tất thắng của chân lý, chính nghĩa Người ViệtNam thông minh, ham học hỏi, sáng tạo, chăm chỉ, chịu khó, dũng cảm và mởrộng cửa đón nhận tinh hoa văn hóa của nhân loại

b Sự kế thừa chọn lọc từ tinh hoa văn hóa phương Đông

Tiếp thu văn hóa phương Đông, trước hết là Nho giáo với mặt tích cựccủa Nho giáo là nó đề cao lễ giáo, văn hóa, truyền thống hiếu học và tư

Trang 22

tưởng vị tha của Phật giáo đã giao hòa và có những ảnh hưởng tích cực đến

Hồ Chí Minh, góp phần hình thành nên một nhân cách văn hóa, một tư duycủa nhà dân chủ

Người đánh giá vai trò của Nho giáo với những mặt tích cực của nó

“Khổng Tử vĩ đại, khởi xướng thuyết đại đồng và truyền bá sự bình đẳng

về tài sản Ông từng nói: thiên hạ sẽ thái bình khi thế giới đại đồng Người

ta không sợ thiếu, chỉ sợ có không đều Bình đẳng sẽ xóa bỏ nghèo nàn,v.v…” [16, tr.36] và “Khổng giáo không phải là tôn giáo mà là một thứ khoahọc về kinh nghiệm đạo đức và phép ứng xử Và trên cơ sở đó người ta đưa rakhái niệm về thế giới đại đồng” [16, tr.480] Người khuyên “Những người AnNam chúng ta hãy tự hoàn thiện mình, về mặt tinh thần bằng cách đọc các tácphẩm của Khổng Tử, và về mặt cách mạng thì cần đọc các tác phẩm củaLênin [23, tr.322] Tuy nhiên, Người cũng chỉ ra nhiều điểm hạn chế của Nhogiáo như sự phân biệt giai cấp, khinh thường lao động chân tay, trọng namkhinh nữ… Người đã khai thác và tiếp thu có chọn lọc những tư tưởng tiến bộtrong Nho giáo

Nhớ đến chủ tịch Hồ Chí Minh, là nhớ đến Vị cha già dân tộc giàu lòngnhân ái, bao dung, độ lượng Đây là sự tiếp thu tinh hoa từ đạo Phật với tưtưởng vị tha, từ bi, bác ái, cứu khổ cứu nạn, thương người như thể thươngthân, không chỉ có tình yêu thương với con người mà với cả thiên nhiên Ởđạo Phật chứa đựng tư tưởng bình đẳng, dân chủ chất phác giữa người vớingười, không phân biệt giai cấp

Ngoài ra, trong tư tưởng Hồ Chí Minh vẫn thấy phảng phất tinh thầncủa một số nhà tư tưởng như Lão Tử, Mặc Tử… Sau này, Người cũng dànhthời gian nghiên cứu và tìm hiểu thêm về Chủ nghĩa Tam dân của Tôn TrungSơn, tiếp thu tư tưởng tiến bộ là dân tộc - độc lập; dân quyền - tự do; dân sinh

- hạnh phúc Người cho rằng “Chủ nghĩa Tôn Dật Tiên có ưu điểm là chính

Trang 23

sách của nó phù hợp với điều kiện nước ta” [10, tr.43] Nhiều nhà nghiên cứucho rằng các tiêu chí của Chủ nghĩa Tam dân “đã được Hồ Chí Minh rút gọntrong quốc hiệu của Việt Nam “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” [1, tr.26] Tại

kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa I nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Ngườinhấn mạnh: “Chính phủ cố gắng làm theo đúng ba chính sách: Dân sinh, Dânquyền và Dân tộc” [19, tr.440] Tuy nhiên, khác với chủ nghĩa Tam dân, theo

Hồ Chí Minh, cơ sở để giải quyết vấn đề dân sinh, dân quyền và dân tộc củaViệt Nam dựa trên cơ sở lý luận Mác - Lênin về nhà nước và pháp luật

c Sự kế thừa chọn lọc từ tinh hoa văn hóa phương Tây

* Các tư tưởng chính trị - pháp lý tư sản

Các tư tưởng chính trị pháp lý tư sản đã xác lập một hệ thống quanđiểm tiến bộ, xây dựng một chế độ xã hội mới bình đẳng, tự do Về nhà nước,xóa bỏ chế độ phong kiến chuyên chế do một cá nhân làm chủ (vua), thay vào

đó là một tổ chức bộ máy nhà nước, có sự phân chia và kiềm chế quyền lực

Về pháp luật, “đề cao vị trí, vai trò của pháp luật trong đời sống nhà nước và

xã hội; xác lập nguyên tắc nhà nước pháp quyền” và hiến pháp, các đạo luậtđược ban hành theo ý chí của toàn dân Đồng thời đề cao các quyền tự do củacon người là quyền được sống, quyền tự do và mưu cầu hạnh phúc Các nhàsáng lập CNXH khoa học đánh giá cao những tư tưởng tiến bộ này,Ph.Ăngghen đã nhận định “Những vĩ nhân ở Pháp đã soi sáng đầu óc mọingười để chuẩn bị cho cuộc cách mạng sắp bùng nổ, chính họ là những ngườihết sức cách mạng Họ không thừa nhận bất kỳ một thứ quyền uy nào bênngoài Tôn giáo, quan niệm về tự nhiên, xã hội, tổ chức nhà nước, tất cả mọicái đều phải ra trước tòa án của lý tính và buộc phải chứng minh lý do tồn tạihoặc không tồn tại” [14, tr.166]

Sự tiếp thu những tinh hoa trong tư tưởng chính trị - pháp lý tư sản thểhiện rõ trong Tuyên ngôn độc lập do Người soạn thảo Người đã trích dẫn

Trang 24

Tuyên ngôn về nhân quyền và dân quyền của Cộng hòa Pháp và Tuyên ngônđộc lập năm 1776 của Hoa Kỳ.

Trong thời gian đi tìm đường cứu nước từ năm 1911 đến năm 1917,Người đã đi đến nhiều nước thuộc địa cũng như các nước tư bản đế quốc Tại

đó, Người đã có thêm nhiều hiểu biết mới về tư tưởng nhân văn, dân chủ tưsản của cách mạng Pháp, Mỹ, văn hóa Phục hưng, Thế kỷ ánh sáng và cảnhững điều ẩn giấu sau “tự do”, “bình đẳng’, “bác ái” mà các nước đế quốchay tuyên truyền Người đã thấy rằng: “Tiếng là cộng hòa và dân chủ, kỳ thựctrong thì nó tước lục công nông, ngoài thì nó áp bức thuộc địa Cách mạng đã

4 lần rồi, mà nay công nông Pháp hãy còn phải mưu cách mạng lần nữa mớihòng thoát khỏi vòng áp bức” [17, tr.274]

Từ thực tiễn hoạt động cách mạng, Người đã phê phán sâu sắc chế độphong kiến hà khắc, chế độ thực dân, thuộc địa phản động, qua đó hình thành

và xây dựng tư tưởng về một chế độ xã hội mới dân chủ, tiến bộ

* Những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin

Lý luận Mác - Lênin đặc biệt là về nhà nước và pháp luật đã ảnhhưởng mạnh mẽ và sâu sắc đến Hồ Chí Minh Người đã tìm thấy ở Chủnghĩa Mác - Lênin “cái cần thiết” và “con đường giải phóng chúng ta”.Người đã viết: “Luận cương của Lê-nin làm cho tôi rất cảm động, phấnkhởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên Ngồimột mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúngđông đảo: “Hỡi đồng bào bị đọa đầy đau khổ! Đây là cái cần thiết chochúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta!” Từ đó tôi hoàn toàn tintheo Lê-nin, tin theo Quốc tế III” [25, tr.127]

Người cũng nói rằng: “Từng bước một, trong cuộc đấu tranh, vừa nghiêncứu lý luận Mác – Lênin, vừa làm công tác thực tế, dần dần tôi hiểu được rằngchỉ có CNXH, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và

Trang 25

những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ” [25, tr.128] Đây là bước pháttriển nhảy vọt về chất trong quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh.

Đồng thời, Người cũng đánh giá rất cao thế giới quan và phươngpháp luận mácxít “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủnghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Mác –Lênin” [17, tr.268] Người đã nhận thức sâu sắc về bản chất cách mạng khoahọc của Chủ nghĩa Mác- Lê Nin và phương pháp biện chứng mác xít Ngườicho rằng “không có lý luận cách mạng thì không thể có phong trào cáchmạng… chỉ đảng nào có được một lý luận tiên tiến hướng dẫn thì mời có thểlàm tròn vai trò của chiến sỹ tiền phong”

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nghiên cứu vàtiếp thu chủ nghĩa Mác – Lênin ở một số khía cạnh sau: Thứ nhất là tư tưởngxây dựng một nhà nước kiều mới, đó là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa,của dân, do dân và vì dân Thứ hai là chủ nghĩa yêu nước kết hợp với sức mạnhdân tộc, sức mạnh thời đại, sức mạnh cá nhân, sức mạnh cộng đồng với tinhthần “Không có gì quý hơn độc lập tự do” Thứ ba là tình yêu thương conngười, mong ước về một xã hội tương lai, một đất nước tiến lên chủ nghĩa xãhội, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh…

Có thể thấy, tư tưởng Hồ Chí Minh là sự giao thoa giữa tinh hoa của nhiềuluồng tư tưởng khác nhau, sự tiếp thu có chọn lọc một cách tinh tế, sự phối hợphài hòa Nhà nghiên cứu Hê Len Tuốc Mê Rơ đã viết: “Hồ Chí Minh là hình ảnhhoàn chỉnh của sự kết hợp: Đức khôn ngoan của Phật, lòng bác ái của Chúa, triếthọc của Các Mác, thiên tài cách mạng của V.I.Lê Nin và tình cảm của người chủgia tộc, tất cả đều hoà hợp trong một dáng dấp rất tự nhiên” [11, tr.654]

1.1.2.2 Cơ sở thực tiễn: Thực tiễn phong phú của thời đại và của bản thân cuộc sống và hoạt động mà Chủ tịch Hồ Chí Minh trải qua

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói “Lý luận cốt để áp dụng vào công việc

Trang 26

thực tế Lý luận mà không áp dụng vào công việc thực tế là lý luận suông.

Dù xem được hàng ngàn, hàng vạn quyển lý luận, nếu không biết đem rathực hành, thì khác nào một cái hòm đựng sách" Có thể thấy suy nghĩ này

đã hình thành ngay từ khi Người bắt đầu ra đi tìm đường cứu nước và tồn tạitrong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Người Bởi vậy, tư tưởng HồChí Minh đã tồn tại bền vững và có sức sống mạnh mẽ cho đến tận bây giờ.Các tư tưởng của Người ngoài sự tiếp thu những tinh hoa văn hóa của dântộc, của nhân loại… mà còn được hình thành từ quá trình trải nghiệm, quansát, nghiên cứu thực tiễn, thông qua hoạt động thực tiễn của các nhà tưtưởng Và thực tiễn chính là nơi kiểm nghiệm tính đúng đắn, chân thực củacác tư tưởng tiến bộ đó

Từ thực tiễn thất bại của các phong trào yêu nước Việt Nam cuối thế kỷXIX, đầu thế kỷ XX, Người đã có ý định về một con đường cứu nước phùhợp với nước ta Người từ chối lời mời sang Nhật của cụ Phan Bội Châu, vàlên chiếc tàu mang tên Amiral La Touche De Tréville, ra đi tìm đường cứunước khi vừa tròn 21 tuổi Về mục đích đi ra nước ngoài của mình, năm 1923Người đã trả lời nhà báo Nga Ôxip Manđenxtam rằng: “Khi tôi độ mười batuổi, lần đầu tiên tôi được nghe ba chữ Pháp Tự do, Bình đẳng, Bác ái Tôirất muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn giấu

đằng sau những chữ ấy” [3] Rõ ràng, Người đã sớm nhận thức được “cái mà

dân tộc cần trước tiên chưa phải là súng đạn, của cải, mà là cách đuổi giặccứu nước, là làm cách mạng, hay nói cách khác là lý luận cách mạng vàphương pháp cách mạng [38, tr.17]

Người đã làm đủ mọi nghề, tìm mọi cơ hội để đi đến nhiều nơi trên thếgiới (Âu, Á, Phi, Mỹ) và dừng chân khá lâu ở 3 nước đế quốc lớn nhất thời đó

là Mỹ, Anh và Pháp Người đã tranh thủ học hỏi, nghiên cứu các học thuyếtcách mạng và thông qua thực tiễn đấu tranh của giai cấp công nhân và nhândân lao động ở các nước tư bản và thuộc địa, Người đã có một lượng kiến

Trang 27

thức phong phú và một tầm nhìn rộng lớn, bao quát Người đã rút ra kết luận

là “chủ nghĩa đế quốc, thực dân là cội nguồn của mọi đau khổ cho giai cấpcông nhân và nhân dân ở các nước chính quốc cũng như thuộc địa”

Trong những năm tháng học hỏi, nghiên cứu và tìm kiếm không ngừngnghỉ dó, Người đã đến với chủ nghĩa Mác – Lênin và tìm ra con đường cứunước, con đường giải phóng dân tộc đúng đắn

Chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới giảiphóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trênthế giới khỏi ách nô lệ Và Chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới cứunhân loại, đem lại cho mọi người không phân biệt chủng tộc vànguồn gốc sự tự do, bình đẳng, bác ái, ấm no trên quả đất… Xóa

bỏ những biên giới tư bản chủ nghĩa cho đến nay chỉ là nhữngvách tường dài ngăn cản những người lao động trên thế giới hiểunhau và yêu thương nhau [16, tr.461]

Có thể thấy thực tiễn thời đại và cuộc đời hoạt động cách mạng củaNgười đã góp phần hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về dânchủ Nhờ vậy mà tư tưởng Hồ Chí Minh mang tính khoa học và có giá trịkhách quan, cách mạng

1.1.2.3 Phẩm chất, đạo đức và năng lực của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ngay từ nhỏ, Người đã bộc lộ một tư chất thông minh và ham học hỏi

Từ nhỏ, Người giỏi tiếng Hán, thông thạo và uyên thâm Nho giáo Trong suốtnhững năm tháng bôn ba khắp thế giới và khi về hoạt động trong nước, Ngườivẫn không ngừng học hỏi, bởi Người cho rằng “Nếu không chịu khó học thìkhông tiến bộ được Không tiến bộ là thoái bộ Xã hội càng đi tới, công việccàng nhiều, máy móc càng tinh xảo Mình mà không chịu khó học thì lạc hậu,

mà lạc hậu thì bị đào thải, tự mình đào thải mình” [24, tr.564]

Tấm lòng Hồ Chí Minh luôn hướng về con người Người yêu thương

Trang 28

con người, tin tưởng con người, tin và thương yêu nhân dân, trước hết là ngườilao động, nhân dân mình và nhân dân các nước Với Hồ Chí Minh, "lòngthương yêu nhân dân, thương yêu nhân loại" là "không bao giờ thay đổi" [5].

Người có tri thức uyên bác, nhìn xa trông rộng,và có tư duy lý luận vàphương pháp pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lê-nin kết hợp với một trái timyêu thương con người Người là nhà tư tưởng, nhà lý luận mácxít, đồng thời

là nhà tổ chức thực hành tài ba Người khám phá các quy luật vận động xãhội, các cuộc đấu tranh của các dân tộc, đời sống văn hóa – xã hội của cácnước để khái quát thành lý luận, đồng thời đem lý luận đó vận dụng vào hoạtđộng thực tiễn để kiểm nghiệm

Người có tư duy độc lập, tự chủ, linh hoạt và sáng tạo; nhạy bén với cáimới và có đầu óc thực tiễn Tư tưởng của Người vượt trước các nhà yêu nướccùng thời trong con đường cứu nước cho dân tộc Trong lần trả lời nhà báo

Mỹ Anna Louise Strong, Người nói:

Những người Việt Nam, trong đó có cả cha tôi, thường tựhỏi nước nào có thể giúp phá bỏ ách đô hộ của người Pháp Một

số cho rằng Nhật Bản, những người khác cho rằng nước Anh vàmột số khác lại cho rằng nước Mỹ Tôi cho rằng cần phải ra nướcngoài để tự tìm lấy câu trả lời cho mình [37] Có thể thấy: Ýtưởng không đi sang Nhật mà lại hướng sang các nước Tây Âucủa Nguyễn Tất Thành lúc đó quả là một chuyển biến tư tưởnghợp thời đại Lịch sử đặt ra yêu cầu mới và Nguyễn Tất Thành làngười hiện thực hóa nó bằng tư chất trí tuệ và mẫn cảm chính trịđặc biệt của mình [13, tr.39]

Người có chính kiến và đấu tranh để bảo vệ chính kiến đó Cố Tổng thốngChile Xanvado Agiende đã từng phát biểu về Bác “Đằng sau vẻ bề ngoài mềmmỏng của Ông là một tinh thần quật cường, dũng cảm, bất khuất…” [32]

Trang 29

Về tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta đã nhiềulần khẳng định:

Cuộc đời của Hồ Chủ tịch trong như ánh sáng Đó là tấmgương tuyệt vời về chí khí cách mạng kiên cường, tinh thần độc lập tựchủ, lòng nhân đạo và yêu mến nhân dân thắm thiết, đạo đức chí công

vô tư, tác phong khiêm tốn, giản dị Tư tưởng và đạo đức cao cả củaNgười mãi mãi soi sáng và nâng cao tâm hồn chúng ta [4, tr.36]

Bản lĩnh Hồ Chí Minh là sự kết tụ và phát huy mạnh mẽ và sáng tạobản lĩnh dân tộc Việt Nam ta trong tư tưởng, trong hành động, trong mọi ứng

xử của "con người giàu chất người nhất trên thế giới này"

Với bản lĩnh đó, Người đã tìm ra con đường giải phóng đất nước và xâydựng một nhà nước và pháp luật kiểu mới ở Việt Nam, mang đặc điểm riêngcủa nước ta trên cơ sở tiếp thu những tinh hoa chính trị - pháp lý tiến bộ trêntoàn thế giới

1.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ và mối liên hệ giữa dân chủ

và pháp luật

1.2.1 Quan niệm về dân chủ của Hồ Chí Minh

1.2.1.1 Dân chủ là cái quý báu nhất của nhân dân, nó có vai trò tác động to lớn đối với sự phát triển của con người và xã hội

Ngày 2 tháng 9 năm 1945, tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch HồChí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dânchủ cộng hòa Người đã tuyên bố: “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyềnbình đẳng Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được;trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền được tự do và quyền mưucầu hạnh phúc”

Ngay sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, trong một cuộchọp báo, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói rằng: “Tôi chỉ có một sự ham muốn,

Trang 30

ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân tađược hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng đượchọc hành” [19, tr.161] Đây là lời tự bạch và cũng là tuyên ngôn hành độngcủa Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Lịch sử ngàn năm dựng nước và giữ nước thể hiện cao độ tư tưởng

“Không có gì quý hơn độc lập tự do” của dân tộc Việt Nam, mà Chủ tịch HồChí Minh chính là hiện thân cho khát vọng cao cả ấy… Theo Hồ Chí Minh,tiêu chuẩn đầu tiên của dân chủ thực sự chính là dân tộc độc lập, tự do Đồngthời, chỉ có phát huy được dân chủ, “đem sức ta mà tự giải phóng cho ta” mới

có được độc lập, tự do thực sự

Xuyên suốt các tác phẩm của Người có thể nhận thấy tư tưởng củaNgười hướng đến sự thống nhất của dân quyền, dân sinh, dân trí Người dânlàm chủ nhà nước, thực hiện công cuộc cải tạo toàn diện xã hội hướng tới xãhội bình đẳng, tự do, hạnh phúc Một đất nước độc lập, tự do mới đảm bảođược nhân quyền, công dân của đất nước đó mới được thực hiện quyền lợicủa mình một cách cụ thể: học tập, lao động, tự do ngôn luận, tư tưởng, chínhtrị, tín ngưỡng, văn hóa, kinh tế… Độc lập về chính trị, kinh tế cho dân tộc vàhạnh phúc, tự do cho con người là nội dung chính của quá trình dân chủ hóatheo tư tưởng Hồ Chí Minh

Quyền dân chủ thực sự của nhân dân là thành quả của quá trình đấutranh cách mạng trường kỳ, gian khổ, nhiều hy sinh mất mát gắn với sự nghiệpgiải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người Sau khi cáchmạng dân tộc dân chủ nhân dân giành được thắng lợi ở miền Bắc, Đảng và Nhànước ta đã lãnh đạo toàn dân thực thi nền dân chủ mới và chuẩn bị các điềukiện để tiến tới chủ nghĩa xã hội Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng đề xã hộiphát triển phải động viên được tất cả lực lượng của nhân dân tham gia vào côngcuộc xây dựng và phát triển đất nước, để làm được điều đó cần phải phát huy

Trang 31

dân chủ rộng rãi trong xã hội Bởi vì “nước độc lập mà dân không hưởng hạnhphúc tự do thì độc lập dùng chẳng có nghĩa lý gì” [19, tr.64] Dân chủ là độnglực để xây dựng một xã hội ấm no, hạnh phúc, tự do và bình đẳng.

Người cũng cho rằng phương tiện để bảo vệ dân chủ là nền chuyênchính vô sản, không có nền chuyên chính đó thì không có dân chủ thực sự củanhân dân, đồng thời, tăng cường chuyên chính vô sản là để ngăn chặn dân chủcực đoan, vô chính phủ

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh, thực hiện dân quyền, mở rộngdân chủ phải đi đôi với xây dựng nhà nước dân chủ kiểu mới của dân, do dân

Với lý tưởng đó, suốt cả cuộc đời của Người là sự hy sinh, nỗ lực và

cố gắng không ngừng nghỉ để mưu cầu tự do - hạnh phúc cho nhân dân, đưadân tộc ta từ dân tộc nô lệ lầm than thành dân tộc tự do, đưa người dân từ thânphận dân thuộc địa lên địa vị công dân làm chủ đất nước, làm chủ cuộc sốngcủa chính mình

Với Người, “Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân” [23, tr.276].

Nước lấy dân làm gốc, dân là sức mạnh, là lực lượng chính, quan trọng nhấtcủa Đảng và cách mạng

Trang 32

1.2.1.2 Nhân dân là chủ đã khẳng định rõ ràng địa vị người chủ trong chế độ chính trị, trong xã hội và nhà nước thuộc về nhân dân

Hồ Chí Minh xác định:

Nước ta là nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ.Trong bộ máy cách mạng, từ người quét nhà, nấu ăn cho đến Chủ tịchmột nước đều là phân công làm đày tớ cho dân Đó là vinh dự caonhất Nếu có thành tích gì thì Chủ tịch và người nấu cơm phải chianhau cái vinh dự ấy Tóm lại không có việc sang hèn [21, tr.515] Đây là quan điểm trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Người

và người cũng luôn yêu cầu, nhắc nhở mọi cán bộ, viên chức nhà nước phảighi nhớ và thực hiện

Sự khẳng định “nước ta là nước dân chủ” thể hiện sự sâu sắc và nhấtquán trong tư duy dân chủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đó là sự khẳng địnhmới của nước Việt Nam: nước do dân làm chủ, thực hiện dân chủ với đa sốnhân dân và chuyên chính với thiểu số phản động Người xác định nhà nước

ta là nhà nước dân chủ nhân dân, sau này khái quát thành nhà nước của dân,

do dân và vì dân và “chính quyền dân chủ có nghĩa là chính quyền do ngườidân làm chủ” [21, tr.365] Đây là sự xác định ba mặt cơ bản của vấn đề nhànước: tính chất nhà nước là của dân, tổ chức nhà nước là do dân tổ chức ra,mục tiêu và phương thức hoạt động của nhà nước là vì dân

Trong chế độ xã hội mới, giá trị cao nhất của độc lập dân tộc là đem lạiquyền làm chủ thực sự cho dân, phải trao lại cho dân mọi quyền hành Ngườikhẳng định: “Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam,không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo” [22, tr.218]

Dân chủ thực chất là dân ủy quyền cho Nhà nước làm công vụ cho dân.Trên cơ sở đó, Nhà nước điều hành, quản lý xã hội để thực hiện quyền lựcnhân dân - một quyền lực tối cao, thống nhất không phân chia Nhà nước,

Trang 33

Chính phủ và mọi cán bộ công chức đều là đầy tớ, công bộc của dân, “Dân làchủ thì Chính phủ phải là đầy tớ” Trong khi thi hành công vụ, dù là việc nhỏhay việc lớn, mỗi cán bộ phải luôn ghi nhớ “dân chủ” chứ không phải là

“quan chủ”, làm cách mạng để phục vụ nhân dân chứ không phải lên mặt

“quan cách mạng” để đè đầu, cưỡi cổ nhân dân Người luôn quan niệm

“Trong xã hội không có gì tốt đẹp, vẻ vang bằng phục vụ cho lợi ích củaNhân dân” [23, tr.276] “Việc gì có lợi cho dân thì phải hết sức làm Việc gì

có hại cho dân thì phải hết sức tránh Chúng ta phải yêu dân, kính dân, thì dânmới yêu ta, kính ta” [19, tr.64-65] Người phê phán mọi biểu hiện quan liêu,tha hóa, lợi dụng chức quyền tham ô, tham nhũng, hống hách gây phiềnnhiễu, xa rời làm mất lòng tin của dân “Nếu Chính phủ làm hại dân thì dân

Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định nhà nước ta là nhà nước dân chủ nhândân, điều này có nghĩa là “chính quyền dân chủ có nghĩa là chính quyền dongười dân làm chủ [21, tr.365] Nhân dân là chủ nắm chính quyền và bầu rađại biểu thay mặt mình thi hành chính quyền ấy

Sau khi giành được chính quyền, nhân dân giành lại được quyền làngười chủ xã hội và cả quyền làm chủ xã hội, nhưng từ địa vị "là chủ" đến

"quyền làm chủ" và làm chủ trên thực tế có một khoảng cách rất lớn, là mộtbước nhảy vọt về chất đầy khó khăn cần có nhiều điều kiện chặt chẽ kèm theo

Về vấn đề tổ chức Nhà nước, Hồ Chí Minh viết “Chính quyền từ xãđến Chính phủ Trung ương do dân cử ra” [20, tr.698] Dân cử đại diện của

Trang 34

mình tham gia bộ máy công quyền, những người làm việc trong bộ máy đóphải ý thức được nhân dân.

Dân làm chủ còn thể hiện ở chỗ dân có quyền giám sát, kiểm tra hoạtđộng của các cơ quan nhà nước, các đại biểu do dân bầu ra và các công chức nhànước Nhân dân có “quyền đôn đốc và phê bình Chính phủ”, có nhiệm vụ “giúp

đỡ Chính phủ, theo đúng kỷ luật của Chính phủ và làm đúng chính sách củaChính phủ để Chính phủ làm tròn phận sự mà nhân dân giao phó” Bên cạnh đó,Người cũng mạnh mẽ chỉ ra “Từ Chủ tịch nước đến giao thông viên cũng vậy,nếu không làm được việc cho dân, thì dân không cần đến nữa” [21, tr.365].Người cho rằng từ Chủ tịch nước đến giao thông viên đều làm công ăn lươngcủa dân, dân đóng thuế để trả lương cho cán bộ, đây là một trong những biểuhiện của việc dân là chủ, cán bộ là công bộc của dân Thậm chí “Dân là chủthì Chính phủ là đầy tớ Làm việc ngày nay không phải là để thăng quan, pháttài Nếu Chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi Chính phủ” [19, tr.60]

Vì “nhân dân có quyền bãi miễn đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhândân nếu những đại biểu ấy tỏ ra không xứng đáng với sự tính nhiệm củanhân dân” [24, tr.602]

Người cũng nêu quan điểm về việc sửa đổi đường lối làm việc, “Chúng

ta phải kiên quyết bỏ sạch lối quan liêu, lối chật hẹp, lối mệnh lệnh Chúng taphải kiên quyết thực hành theo nguyên tắc sau đây:

Việc gì cũng phải học hỏi và bàn bạc với dân chúng, giảithích cho dân chúng Tin vào dân chúng Đưa mọi vấn đề cho dânchúng thảo luận và tìm cách giải quyết Chúng ta có khuyết điểm,thì thật thà thừa nhận trước mặt dân chúng Nghị quyết gì mà dânchúng cho là không hợp thì để họ đề nghị sửa chữa Dựa vào ý kiếncủa dân chúng mà sửa chữa cán bộ và tổ chức của ta… Làm nhưthế, chính sách, cán bộ và nhân dân sẽ nhất trí, mà Đảng ta sẽ pháttriển rất mau chóng và vững vàng [20, tr.295-298]

Trang 35

Để nhân dân thực hiện được quyền làm chủ của mình, điều quan trọng

là nhân dân phải có khả năng, năng lực làm chủ., Người nói: "Muốn làm chủđược tốt, phải có năng lực làm chủ" Người luôn tâm niệm "Làm sao cho nhândân biết hưởng quyền dân chủ, biết dùng quyền dân chủ của mình, dám nói,dám làm" [26, tr.223] Người thường xuyên nhắc đến sự cần thiết bồi dưỡngsức dân hình thành "năng lực làm chủ" của nhân dân, thực hiện quyền làmchủ bằng cả một quốc sách được triển khai trên quy mô rộng lớn - công cuộcnâng cao dân trí, bồi dưỡng dân khí Người khởi xướng, phát động, cổ vũ,triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách mang tính hoàn thiện, đồng

bộ, hệ thống và có tính chiến lược

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, dân làm chủ không chỉ để hưởng quyềndân chủ mà còn để "biết dùng quyền dân chủ, dám nói, dám làm" Đây là tưtưởng thể hiện năng lực cao về quyền làm chủ của nhân dân, mong muốn thái

độ chủ động, tích cực, xây dựng và sáng tạo từ phía người dân để họ "dámnói, dám làm"

1.2.2 Bản chất dân chủ của Nhà nước xã hội chủ nghĩa theo tư tưởng Hồ Chí Minh

1.2.2.1 Nhà nước dân chủ là tổ chức chính trị của nhân dân do nhân dân tổ chức ra

Theo Hồ Chí Minh, nhân dân làm chủ nhà nước bằng con đường tổngtuyển cử phổ thông đầu phiếu, trực tiếp, bỏ phiếu kín “Tổng tuyển cử tức là

tự do, bình đẳng; tức là dân chủ, đoàn kết” Tổng tuyển cử là thực hiện quyền

tự do, dân chủ của nhân dân, là dịp để nhân dân cả nước lựa chọn nhữngngười có tài có đức đại diện cho mình đứng ra gánh vác các công việc trọngđại của đất nước Từ cuộc tổng tuyển cử, nhân dân bầu ra Quốc hội - cơ quanquyền lực cao nhất đủ thẩm quyền để ban hành Hiến pháp, Quốc hội sẽ cử raChính phủ Như vậy, nhân dân thực hiện quyền lực của mình bằng hình thức

Trang 36

dân chủ trực tiếp và gián tiếp, lập nên Chính phủ của nhân dân Thông quaviệc bầu Quốc hội và Hội đồng nhân dân, toàn dân đã xây dựng nên một nhànước hợp pháp theo ý nguyện của họ.

Ngay sau khi Nhà nước cách mạng ra đời, trong phiên họp đầu tiên củaChính phủ lâm thời, ngày 3 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đềnghị Chính phủ “tổ chức càng sớm càng hay cuộc Tổng tuyển cử với chế độphổ thông đầu phiếu Tất cả công dân trai gái mười tám tuổi đều có quyềnứng cử và bầu cử, không phân biệt giàu, nghèo, tôn giáo, dòng giống v.v…”

Ngày 5 tháng 1 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi quốcdân đi bỏ phiếu, trong đó có đoạn: “…Ngày mai, là một ngày vui sướng củađồng bào ta, vì ngày mai là ngày Tổng tuyển cử, vì ngày mai là một ngày đầutiên trong lịch sử Việt Nam mà nhân dân ta bắt đầu hưởng dụng quyền dânchủ của mình…”

Cuộc Tổng tuyển cử ngày 6 tháng 1 năm 1946 thắng lợi đã khẳng địnhNhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có tính chất hợp pháp, dân chủ - nhànước của dân, do dân và vì dân, được nhân dân cả nước tin tưởng, giao phótrọng trách điều hành đất nước

Quyền bầu cử, ứng cử cũng được ghi nhận tại Điều 17, 18, 19 Hiếnpháp năm 1946, Điều 5, 23 Hiến pháp năm 1959 do Hồ Chí Minh chỉ đạosoạn thảo và ban hành Trong Hiến pháp năm 1946, quyền này được thể hiệntrong ba điều: Điều thứ 17: Chế độ bầu cử là phổ thông đầu phiếu Bỏ phiếuphải tự do, trực tiếp và kín Điều thứ 18: Tất cả công dân Việt Nam, từ 18 tuổitrở lên, không phân biệt gái trai, đều có quyền bầu cử, trừ những người mất trí

và mất công quyền Người ứng cử là người có quyền bầu cử, phải ít ra là 21tuổi, và phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ Công dân tại ngũ cũng có quyềnbầu cử và ứng cử Điều thứ 19: Cách thức tuyển cử sẽ do luật định Chế độtuyển cử được quy định tại Điều 5 của Hiến pháp năm 1959: "Việc tuyển cử

Trang 37

đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đều tiến hànhtheo nguyên tắc phổ thông, trực tiếp và bỏ phiếu kín" Và tại Điều 23 quyđịnh: Công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, không phân biệt dân tộc,nòi giống, nam nữ, thành phần xã hội, tôn giáo, tín ngưỡng tình trạng tài sản,trình độ văn hóa, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, từ 18 tuổi trở lên đều có quyềnbầu cử, từ 21 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử, trừ những người mất trí hoặcnhững người bị tòa án hoặc pháp luật tước quyền bầu cử và ứng cử Công dânđang ở trong quân đội có quyền bầu cử và ứng cử Bầu cử và ứng cử trực tiếpcác đại biểu vào cơ quan quyền lực nhà nước ở các cấp là một đặc điểm nổibật trong tổ chức nhà nước ở Việt Nam.

1.2.2.2 Nhà nước dân chủ là Nhà nước đảm bảo cho nhân dân tham gia quản lý nhà nước và quản lý xã hội

Bản chất dân chủ của Nhà nước không chỉ thể hiện ở việc nhân dân

tự tổ chức nên bộ máy nhà nước, mà còn thể hiện đậm nét, đa dạng ở việchuy động được sự tham gia đông đảo của nhân dân vào quản lý các côngviệc của Nhà nước

Trình bày báo cáo trước Quốc hội thông qua Hiến pháp năm 1959,trong phần về tổ chức nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chủ tịch Hồ ChíMinh đã chỉ rõ: "Nhà nước phải phát huy quyền dân chủ, phát huy tính tíchcực và sáng tạo của nhân dân, làm cho mọi người công dân Việt Nam thực sựtham gia quản lý công việc nhà nước" Công dân có quyền tham gia xây dựng

bộ máy nhà nước và các tổ chức xã hội: tham gia bàn bạc, giám sát và đánhgiá các hoạt động của nhà nước và xã hội

Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội của công dân thể hiện tínhtrực tiếp của quyền lực nhân dân trong đời sống quản lý Xét từ góc độ thựcthi quyền lực, việc bảo đảm quyền này của nhân dân đã thể hiện bản chất tiến

bộ của nhà nước Việt Nam dân chủ

Trang 38

Trước hết, công dân có quyền tham gia thảo luận, góp ý các vấn đềchung của cả nước và của địa phương, quyền kiến nghị với cơ quan nhà nước.Trước khi đưa ra quyết định quan trọng của các vấn đề về đất nước và xã hộinhư chủ trương, chính sách, pháp luật…, Nhà nước thường tổ chức lấy ý kiếnđóng góp của các tầng lớp nhân dân Nhân dân tự mình trực tiếp đóng góp ýkiến, từ đó thể hiện ý chí, trí tuệ, nguyện vọng của nhân dân và sự ảnh hưởngđến các quyết định của Nhà nước.

Người dân có thể tham gia xây dựng các chính sách, pháp luật một cáchgián tiếp thông qua việc bầu ra các đại diện cho mình - các đại biểu trongQuốc hội, Hội đồng nhân dân, các tổ chức chính trị - xã hội mà mình tham giahoặc thông qua các phương tiện thông tin đại chúng

Sự tham gia của nhân dân không phải chỉ ở một hai giai đoạn mà nhândân cần được tham gia trong toàn bộ quá trình xây dựng chính sách: từ các đềxuất sáng kiến ban đầu, đến việc tiến hành triển khai xây dựng, quyết định vàthi hành chính sách cho đến khi thực hiện chính sách, người dân vẫn cần thamgia kiểm tra, giám sát

Mặc dù vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng luôn nhắc nhở "Chúng tatuyệt đối không theo đuôi quần chúng" [20, tr.298] Bởi Dân chúng khôngnhất luật như nhau Trong dân chúng, có nhiều từng lớp khác nhau, trình độkhác nhau, ý kiến khác nhau, có lớp tiên tiến, có lớp chừng chừng, có lớp lạchậu Vì vậy, không phải dân chúng nói gì, ta cũng nhắm mắt theo Người cán

bộ cũng phải dùng cách so sánh của dân chúng mà tự mình so sánh… Chọnlấy ý kiến đúng, đưa ra cho dân chúng bàn bạc, lựa chọn lại, để nâng cao dầndần sự giác ngộ của dân chúng Luôn luôn phải theo tình hình thiết thựccủa dân chúng nơi đó và lúc đó, theo trình độ giác ngộ của dân chúng, theo sựtình nguyện của dân chúng mà tổ chức họ, tùy hoàn cảnh thiết thực trong nơi

đó và lúc đó đưa ra tranh đấu [20, tr.296 - 298]

Trang 39

Như vậy, có thể thấy rằng, “phát huy vai trò của người dân tham giatrực tiếp vào công việc của chính quyền và bảo đảm sự can dự của họ vàohoạt động quản lý của các cơ quan chính quyền cũng chính là bài học dân chủ

ở Việt Nam trong quá trình đổi mới” [ 34 , tr.80 ]

1.2.2.3 Nhà nước dân chủ là Nhà nước nhân dân có quyền kiểm tra, giám sát, đánh giá hoạt động của các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước và có quyền bãi miễn những người không xứng đáng trong bộ máy nhà nước

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, nhân dân có quyền kiểm soát nhà nước.Người viết “Chính phủ ta là Chính phủ của nhân dân, chỉ có một mục đích làphụng sự cho lợi ích của nhân dân Chính phủ rất mong đồng bào giúp đỡ,đôn đốc, kiểm soát và phê bình để làm tròn nhiệm vụ của mình là người đầy

tớ trung thành tận tụy của nhân dân” [22, tr.361] Việc thực hiện quyền nàygiúp nhân dân xây dựng và bảo vệ nhà nước, làm cho Nhà nước ngày cànghoàn thiện, trong sạch, vững mạnh

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, nhân dân không chỉ có quyền bầu raQuốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp mà họ còn có quyền bãi miễn, kiểmsoát, giám sát hoạt động của các đại biểu "Nếu Chính phủ làm hại dân thì dân

có quyền đuổi Chính phủ" [20, tr.60] Cơ chế bãi miễn dân chủ này nhằm làmcho Quốc hội bảo đảm được sự trong sạch, giữ được phẩm chất, năng lực hoạtđộng Đây là một nội dung thể hiện quyền làm chủ vô cùng khó khăn của nhândân nhưng thể hiện rõ tư cách là chủ nhà nước và khả năng thực hành dân chủcủa nhân dân Thông qua tổng tuyển cử, nhân dân có quyền bầu và có thể bãimiễn các đại biểu do mình bầu ra Nhân dân sử dụng quyền chính trị cơ bảncủa mình tổ chức và xây dựng Nhà nước kiểu mới Hồ Chí Minh ý thức sâu sắcrằng, đây là nội dung làm chủ rất khó khăn nhưng thể hiện rất rõ tư cách là chủnhà nước và năng lực thực hành dân chủ của quần chúng lao động

Trang 40

Muốn chống bệnh quan liêu, bệnh bàn giấy, muốn biết các nghị quyết

có được thi hành không, thi hành có đúng không, muốn biết ai ra sức làm, ailàm qua chuyện, chỉ có một cách là khéo kiểm soát Kiểm soát khéo, baonhiêu khuyết điểm lòi ra hết, hơn nữa, kiểm tra khéo về sau khuyết điểm nhấtđịnh sẽ bớt đi Kiểm soát có hai cách: "Từ trên xuống và từ dưới lên Kiểmsoát từ dưới lên do quần chúng thực hiện Đây là cách tốt nhất để kiểm soátcác nhân viên" [20, tr.286-287]

1.2.2.4 Nhà nước dân chủ là nhà nước thực hiện nguyên tắc công khai, lắng nghe ý kiến của nhân dân

Đây là một trong những nội dung cơ bản nhằm dân chủ hóa tổ chứchoạt động của Nhà nước Nguyên tắc công khai này thể hiện ở chỗ công khaichủ trương chính sách, pháp luật của Nhà nước để nhân dân có thể tham gia

và đóng góp ý kiến của mình Tuy nhiên, không phải tất cả mọi vấn đề đềuđược công khai mà sẽ loại trừ những vấn đề thuộc bí mật quốc gia dân tộc

Bên cạnh đó, còn công khai cả những thiếu sót, yếu kém khuyết điểmcủa bộ máy nhà nước và của các cán bộ, công chức Nhà nước Trong kỳ họpthứ 2 – Quốc hội khóa I (tháng 11/1946), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói:

Chính phủ hiện thời đã cố gắng liêm khiết lắm Nhưng trongChính phủ từ Hồ Chí Minh cho đến những người làm việc ở các ủyban là đông và phức tạp lắm Dù sao Chính phủ đã làm gương vànếu làm gương không xong thì sẽ dùng luật pháp mà trị những kẻ

ăn hối lộ Đã trị, đương trị và sẽ trị cho kỳ hết

Việc vạch rõ và xử lý những yếu kém, khuyết điểm của bộ máy nhànước, của cán bộ công chức sẽ giúp thanh lọc bộ máy, làm cho bộ máy nhànước trong sạch, vững mạnh và củng cố niềm tin của nhân dân vào Đảng vàChính phủ

Ngày đăng: 09/11/2019, 07:32

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương (2003), Tài liệu nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu nghiên cứu tưtưởng Hồ Chí Minh
Tác giả: Ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia – Sự thật
Năm: 2003
4. Lê Duẩn (1980), Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội, tiến lên giành những thắng lợi mới, Nxb CTQG, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, vì độc lập tự do, vì chủnghĩa xã hội, tiến lên giành những thắng lợi mới
Tác giả: Lê Duẩn
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 1980
5. Vũ Thị Kim Dung (1998), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người”, Tạp chí Khoa học chính trị, (2) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người”, "Tạpchí Khoa học chính trị
Tác giả: Vũ Thị Kim Dung
Năm: 1998
6. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ VI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1987
7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ XII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2016
8. Nguyễn Minh Đoan (2011), Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luậtViệt Nam trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủnghĩa
Tác giả: Nguyễn Minh Đoan
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2011
9. Võ Nguyên Giáp (1970), Hồ Chủ tịch, nhà chiến lược thiên tài, người cha thân yêu của các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam , Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hồ Chủ tịch, nhà chiến lược thiên tài, ngườicha thân yêu của các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam
Tác giả: Võ Nguyên Giáp
Nhà XB: Nxb Sựthật
Năm: 1970
10. Võ Nguyên Giáp (1997), Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam, Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cáchmạng Việt Nam
Tác giả: Võ Nguyên Giáp
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 1997
11. Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (2010), Di sản Hồ Chí Minh trong thời đại ngày nay, Nxb Chính trị - Hành chính, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Di sảnHồ Chí Minh trong thời đại ngày nay
Tác giả: Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb Chính trị - Hành chính
Năm: 2010
12. Vũ Đình Hòe (2001), Pháp quyền – Nhân nghĩa Hồ Chí Minh, Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pháp quyền – Nhân nghĩa Hồ Chí Minh
Tác giả: Vũ Đình Hòe
Nhà XB: NxbVăn hóa – Thông tin
Năm: 2001
13. Đỗ Quang Hưng (1999), Thêm những hiểu biết về Hồ Chí Minh, Nxb Lao động, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thêm những hiểu biết về Hồ Chí Minh
Tác giả: Đỗ Quang Hưng
Nhà XB: NxbLao động
Năm: 1999
15. Hồ Chí Minh (1985), Nhà nước và pháp luật, Nxb Pháp lý, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhà nước và pháp luật
Tác giả: Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb Pháp lý
Năm: 1985
16. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 1, Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 2000
17. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2000
39. Báo dân trí điện tử ngày 22/02/2018, https://dantri.com.vn/chinh- tri/tinh-trang-ban-hanh-van-ban-trai-phap-luat-co-chieu-huong-gia-tang-20180222150815482.htm Link
40. Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam ngày 06/11/2015, http://dangcongsan.vn/thoi-su/du-thao-bo-luat-to-tung-hinh-su-sua-doi-dam-bao-ca-ben-buoc-toi-va-go-toi-deu-duoc-binh-dang-329872.html Link
41. Báo nhân dân điện tử ngày 27/11/2015, http://www.nhandan.org.vn/chinhtri/tin-tuc-su-kien/item/28103302-quoc-hoi-thong-qua-bo-luat-hinh-su-sua-doi.html Link
42. Báo nhân dân điện tử ngày 28/11/2013, 26/12/2013, http://www.nhandan.org.vn/chinhtri/item/22000202-tong-ket-hoat-dong-cua-uy-ban-du-thao-sua-doi-hien-phap-nam-1992.html Link
43. Bộ Tư Pháp ngày 07/9/2017, http://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=2202 Link
44. Cổng thông tin điện tử của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 14/11/2008, http://quochoi.vn/tintuc/Pages/tin-hoat-dong-cua-quoc-hoi.aspx?ItemID=2312 Link

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w