1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Liên bang nga và nội chiến tại syria từ năm 2011 đến nay

112 216 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 112
Dung lượng 1,3 MB

Nội dung

Mục đích, ý nghĩa của đề tài Từ tháng 12/2010, những bất ổn tại khu vực Trung Đông, đặc biệt là phong trào “Mùa xuân Ả-rập” bùng phát từ Tunisia, lan ra các nước Ả-rập ở Tây Á và Bắc Ph

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trang 3

1

MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 3

MỞ ĐẦU 4

1 Mục đích, ý nghĩa của đề tài 4

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 5

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7

4 Phương pháp nghiên cứu 7

5 Cấu trúc của luận văn 7

Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ CUỘC NỘI CHIẾN TẠI SYRIA 9

1.1 Diễn biến của cuộc nội chiến 9

1.1.1 Vài nét về Cộng hòa Ả-rập Syria 9

1.1.2 Các giai đoạn phát triển chính của cuộc nội chiến 11

1.2 Đặc điểm của cuộc nội chiến 15

1.3 Nguyên nhân và hệ quả của cuộc nội chiến 18

1.3.1 Nguyên nhân 18

1.3.2 Hậu quả của cuộc nội chiến 23

1.4 Phản ứng quốc tế 31

Tiểu kết: 32

Chương 2: CHÍNH SÁCH CỦA LIÊN BANG NGA ĐỐI VỚI XUNG ĐỘT TẠI SYRIA 34

2.1 Các nhân tố chính tác động đến chính sách của Liên bang Nga 34

2.1.1 Tình hình thế giới và khu vực Trung Đông 34

2.1.2 Tình hình Liên bang Nga và chính sách đối ngoại của Liên bang Nga thời gian gần đây 38

2.1.3 Lợi ích của Liên bang Nga tại Trung Đông và Syria 43

2.2 Mục tiêu và biện pháp triển khai chính sách của Liên bang Nga đối với cuộc xung đột tại Syria 46

2.2.1 Mục tiêu chính sách 46

2.2.2 Biện pháp triển khai chính sách và kết quả 48

2.3 Tác động của việc Liên bang Nga can thiệp quân sự trực tiếp tại Syria 59

Trang 4

2

2.3.1 Đối với Syria và Trung Đông 59

2.3.2 Đối với Liên bang Nga 61

Tiểu kết: 63

Chương 3: VAI TRÒ CỦA LIÊN BANG NGA ĐỐI VỚI TRIỂN VỌNG GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT TẠI SYRIA 66

3.1 Tình hình giải quyết xung đột cho đến nay 66

3.1.1 Liên bang Nga trong tương quan lực lượng trên chiến trường 66

3.1.2 Vai trò của Liên bang Nga trong các tiến trình Geneva, Astana 70

3.1.3 Sự can thiệp của các nhân tố bên ngoài 72

3.2 Triển vọng giải quyết xung đột và vai trò của Nga 76

3.2.1 Các nhân tố chính tác động đến giải quyết xung đột 76

3.2.2 Dự báo các kịch bản giải quyết xung đột tại Syria 87

Tiểu kết: 94

KẾT LUẬN 97

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 100

Trang 5

3

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Liên minh châu Âu

Quân đội Syria tự do

Khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương

Tổ chức Cấm vũ khí hóa học

Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ

Lực lượng Dân chủ Syria

Liên minh Dân tộc Syria

SNG

Содружество Независимых Государств (SodrujestvoNezavisimykhGosudarstv)

Cộng đồngcácquốcgia độclập

Tổ chức Giám sát nhân quyền Syria

Các Tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất

Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn

Đô-la Mỹ

Ngân hàng thế giới

Lực lượng Bảo vệ nhân dân người Kurd

Trang 6

4

MỞ ĐẦU

1 Mục đích, ý nghĩa của đề tài

Từ tháng 12/2010, những bất ổn tại khu vực Trung Đông, đặc biệt là phong trào “Mùa xuân Ả-rập” bùng phát từ Tunisia, lan ra các nước Ả-rập ở Tây Á và Bắc Phi (Ai Cập, Libya, Yemen…) đã trở thành một trong những khởi nguồn của phong trào biểu tình chống Chính quyền Tổng thống Asaad tại Syria đòi cải cách chính trị và dân chủ (từ ngày 15/3/2011) Đáp trả biện pháp đàn áp cứng rắn của chính quyền, các phong trào phản kháng nhanh chóng lan rộng, các nhóm đối lập bắt đầu tổ chức các phe phái chính trị và quân sự chống chính quyền Đến năm

2012, căng thẳng giữa hai phe leo thang thành cuộc nội chiến, lôi cuốn sự tham gia của cộng đồng quốc tế Có hàng trăm quốc gia từng cử đoàn tham gia các hội nghị về Syria1 Vấn đề đặc biệt nghiêm trọng khi trên lãnh thổ Syria, Iraq xuất hiện tổ chức IS, tâm điểm của chủ nghĩa khủng bố quốc tế, gây chấn động khu vực

và thế giới

Với vị trí địa chiến lược quan trọng, khủng hoảng tại Syria đang ngày càng cho thấy rõ việc các nước lớn, các nước trong khu vực sử dụng Syria làm nơi thỏa thuận, tranh giành chiến lược phục vụ lợi ích của mình Mâu thuẫn về cách thức xử

lý cuộc khủng hoảng Syria đã khiến các nước phân chia thành hai phe rõ rệt với một bên là Mỹ, phương Tây cùng với Israel, các đồng minh Ả-rập, Thổ Nhĩ Kỳ muốn xóa bỏ Chính quyền Tổng thống Assad và bên kia là Nga, Trung Quốc, Iran… kiên quyết phản đối mọi sự can thiệp vào Syria Xung đột tại Syria bị quốc tế hóa nghiêm trọng

Đối với Nga, Syria có vị trí đặc biệt quan trọng cả về an ninh, chính trị và kinh

tế Cùng với Iran, Syria nằm trong chiến lược cân bằng quan hệ quốc tế của Nga với

Mỹ và phương Tây, là nhân tố để Nga gia tăng ảnh hưởng tại Trung Đông, kiềm chế

Mỹ xâm nhập khu vực Đông Âu, Trung Á và Kavkaz, vốn được xem là khu vực ảnh hưởng truyền thống để Nga lấy lại vị thế đã mất sau khi Liên Xô tan rã Nga cũng muốn thông qua Syria để gia tăng ảnh hưởng tại Iraq sau khi Mỹ rút quân, kiềm chế liên minh Mỹ - Thổ Nhĩ Kỳ (thông qua việc sử dụng vấn đề người Kurd tại Syria)

1Lê Văn Cương, “Cuộc chiến tranh ở Syria: 5 năm nhìn lại”, Tạp chí Thế giới toàn cảnh, số 59, tháng

3/2016

Trang 7

5

Bên cạnh đó, Nga xem Syria là cầu nối thâm nhập vào thị trường Trung Đông và Bắc Phi, thúc đẩy hợp tác quân sự, đặc biệt là việc duy trì căn cứ quân sự tại cảng Tartus của Syria nhằm bảo vệ các lợi ích trên biển của Nga và lợi thế quân sự duy nhất của Nga so với NATO ở Địa Trung Hải

Có thể nói, cuộc nội chiến kéo dài tại Syria đã, đang và sẽ tác động mạnh tới cục diện tình hình khu vực Trung Đông, ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích và tương quan lực lượng giữa các bên Trong bối cảnh đó, diễn biến của nội chiến Syria và vai trò của Nga đang thu hút mạnh mẽ sự chú ý của cộng đồng quốc tế, trở thành một trong những mối quan tâm hàng đầu của chính giới, các cơ quan phân tích chiến lược nhiều nước và giới nghiên cứu quan hệ quốc tế trong và ngoài khu vực, trong đó có Việt Nam

Syria có quan hệ truyền thống với Việt Nam, tích cực ủng hộ sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta trước đây Bất ổn kéo dài tại Syria không tác động nhiều đến Việt Nam về mặt lợi ích kinh tế, nhưng có ảnh hưởng gián tiếp đến tình hình xã hội của nước ta Nội chiến tại Syria là vấn đề nhạy cảm trong quan hệ quốc

tế Với diễn biến tình hình phức tạp hiện nay, vấn đề Syria và vai trò, chính sách của các bên liên quan sẽ còn được thảo luận nhiều tại các diễn đàn của LHQ Do vậy, việc nghiên cứu, phân tích tình hình có ý nghĩa quan trọng phục vụ công tác đối ngoại, tham mưu ứng xử ngoại giao và định hướng công tác thông tin tuyên truyền, tránh để ảnh hưởng đến lợi ích các mặt của Việt Nam tại Syria và khu vực về lâu dài Nga là

“Đối tác chiến lược toàn diện” của Việt Nam, qua nghiên cứu này, ta sẽ hiểu sâu thêm đối tác quan trọng của mình Bên cạnh đó, luận văn cũng là tài liệu tham khảo

bổ ích cho công tác giảng dạy và nghiên cứu ở các cơ sở đào tạo chuyên ngành quan

hệ quốc tế Việc lựa chọn đề tài Liên bang Nga và cuộc nội chiến tại Syria tại Syria

từ năm 2011 đến nay mang tính lý luận và thực tiễn

Với ý nghĩa như trên, đề tài đặt mục tiêu nghiên cứu là đánh giá thực chất chính sách của Nga đối với cuộc nội chiến tại Syria, đặc biệt là ý đồ, thành công cũng như hạn chế và tác động đối với khu vực, thế giới của việc triển khai chính sách

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

- Ở trong nước: Cuộc nội chiến tại Syria và vai trò của Nga được phản ánh

trong các công trình, bài viết: Đề tài khoa học cấp Nhà nước “Những biến động

Trang 8

6

chính trị - xã hội tại Bắc Phi - Trung Đông và tác động đến Việt Nam”, đề tài cấp

Bộ “Cục diện chính trị - an ninh mới tại khu vực Trung Đông - Bắc Phi, tác động đối với thế giới, khu vực và Việt Nam” (Chủ nhiệm: Nguyễn Thanh Hiền, Chủ trì:

Viện Nghiên cứu châu Phi và Trung Đông); các bài viết được đăng trên Tạp chí Thế

giới toàn cảnh (số 59, tháng 3/2016) như: “Cuộc chiến tranh ở Syria: 5 năm nhìn lại” của Lê Văn Cương, “Geneva-3 về hòa bình cho Syria: Đi vào bế tắc” của Lê Thị Nga, “Giải mã quyết định rút quân khỏi Syria của Tổng thống Nga” của Lê

Thế Mẫu; các bài viết về chính sách Trung Đông của Nga trên các tạp chí chuyên

ngành như “Chính sách đối ngoại Nga tại Trung Đông dưới chính quyền Putin - Medvedev” của Lê Duy Thắng - Trần Minh Hùng (Tạp chí Nghiên cứu châu Âu, số tháng 8/2012), “Liên bang Nga nỗ lực duy trì lợi ích ở Trung Đông” của Vũ Thụy

Trang (Tạp chí Nghiên cứu châu Phi & Trung Đông, số tháng 7/2013)…

- Ở nước ngoài: Các chuyên gia, học giả quốc tế, với những công trình, bài viết

phân tích khá cụ thể, chi tiết như: “Russia and Middle East Policy: Story of Success and Growing Clout” (Andrey Akulov, Strategic-culture Journal, 21/11/2013);

“Russia ’ s Role in the Middle East” (Carleton J Anderson; The Brookings institution,

Brookings DOHA Center, 12/2013); Диссертация на соискание ученой

Ngoài ra, nhiều bài viết của các tác giả nước ngoài được dịch và đăng tải trong

“Tài liệu tham khảo đặc biệt” của Thông tấn xã Việt Nam Có thể kể đến: “Nguồn gốc sâu xa của cuộc chiến tại Syria” (TLTKĐB số 287, ngày 22/10/2012), “Tác động từ tình hình Syria tới khu vực và Trung Đông” (TLTKĐB số 308, ngày 12/11/2012), “Vai trò của Nga trong cuộc khủng hoảng Syria” (TLTKĐB số 189, ngày 21/7/2012), “Syria trong tính toán của các cường quốc khu vực và thế giới”

(TLTKĐB số 267, ngày 02/10/2012)…

Mặc dù chưa phản ánh một cách độc lập hoặc chưa nghiên cứu toàn diện,

Trang 9

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng của luận văn là quan hệ Nga - Syria liên quan đến xung đột tại Syria Về thời gian, từ thời điểm xảy ra nội chiến Syria (tháng 3/2011) cho đến nay

và đưa ra một số dự báo triển vọng giải quyết tình hình nội chiến cũng như vai trò của Nga Về nội dung, tác giả chú trọng đề cập và phân tích vai trò, chính sách của Nga đối với cuộc nội chiến tại Syria trong tổng thể chính sách Trung Đông của Nga

4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp luận: Chủ nghĩa Mác-Lênin, quan điểm của Đảng ta về các vấn

đề quốc tế, khu vực; các nhân tố tích cực của các lý thuyết quan hệ quốc tế phương Tây như Chủ nghĩa hiện thực, Chủ nghĩa tự do…

- Trên cơ sở phương pháp luận trên, luận văn vận dụng các phương pháp nghiên cứu phân tích - tổng hợp, dự báo, so sánh, các phương pháp định lượng, chuyên gia… là chủ yếu và ở các mức độ khác nhau, phương pháp lịch sử - logic hỗ trợ các phương pháp trên

- Mọi nhận định, đánh giá trong luận văn đều được xây dựng trên cơ sở phân tích, khái quát những dữ kiện thực tế và những công trình khoa học trong và ngoài nước đã được công bố

5 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương như sau:

- Chương 1: Mô tả tổng quan về cuộc nội chiến tại Syria, trong đó tập trung

đánh giá nguyên nhân, bản chất của cuộc nội chiến và những hệ quả gây ra cho Syria cũng như khu vực và thế giới

- Chương 2: Phân tích làm rõ những nhân tố tác động, các bước triển khai

chính sách cụ thể của Liên bang Nga trong từng giai đoạn; thành công, hạn chế và tác động của chính sách đối với Syria, Nga, khu vực và thế giới Thông qua đó, làm

Trang 10

8

sáng tỏ vai trò và vị thế của Liên bang Nga trong cuộc nội chiến tại Syria nói riêng

và đời sống quan hệ quốc tế ở khu vực Trung Đông nói chung

- Chương 3: Tập trung phân tích, dự báo triển vọng giải quyết cuộc nội chiến

tại Syria, các nhân tố chính tác động tới cục diện tình hình và vai trò Nga cùng các bên liên quan trong tiến trình mang lại hòa bình cho Syria

Trang 11

9

Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ CUỘC NỘI CHIẾN TẠI SYRIA

1.1 Diễn biến của cuộc nội chiến

1.1.1 Vài nét về Cộng hòa Ả-rập Syria

Cộng hòa Ả-rập Syria có diện tích 185.170 km2, là quốc gia nằm ở khu vực Trung Đông, án ngữ phía Đông biển Địa Trung Hải (ngã ba đường hàng hải quan trọng và tuyến đường của các hệ thống dẫn dầu); có chung biên giới đất liền với Thổ Nhĩ Kỳ (822 km), Iraq (605 km), Israel (76 km), Jordan (375 km) và Lebanon (375 km) Syria có vị trí địa chính trị quan trọng ở khu vực Trung Đông

Địa hình Syria chủ yếu là sa mạc, đồng bằng duyên hải nhỏ hẹp, vùng núi thuộc phía Tây Tài nguyên thiên nhiên của Syria không quá lớn, trong đó trữ lượng dầu mỏ khoảng 2,1 tỷ thùng (đứng thứ 35 trên thế giới), khí đốt khoảng 240 tỷ m3(đứng thứ 45 trên thế giới)2

Ngoài ra, còn có các loại tài nguyên như phốt phát, quặng crom, sắt và mangan…

Với dân số khoảng 23 triệu người (số liệu 2014), trong đó người Ả-rập chiếm hơn 90%, người Kurd 9% và một số dân tộc thiểu số khác Về tôn giáo, Đạo Hồi chiếm 87%, Thiên chúa giáo chiếm 10% và một số tôn giáo khác.3

Về chính trị - đối ngoại, Syria có thể chế chính trị Cộng hoà Tổng thống Hệ

thống pháp luật dựa trên các luật của Pháp, luật Ottoman và luật Hồi giáo

Ngày 17/7/2000, Hafez al-Assad trở thành Tổng thống Từ đó, Chính quyền của Tổng thống Assad thực hiện đường lối đối nội, đối ngoại theo hướng coi trọng độc lập dân tộc, chống chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, tích cực trong phong trào không liên kết, cải thiện quan hệ với các nước Vùng Vịnh, tăng cường quan hệ với các đồng minh như Iran, Hebollah, Hamas, tranh thủ sự ủng hộ của Nga, Trung Quốc và các chính phủ cánh tả ở Mỹ La-tinh… trong phát triển đất nước và hiện đại hóa quốc phòng, đồng thời thực hiện chính sách cứng rắn với Mỹ, Israel và phương Tây

Về kinh tế, nhìn chung, dưới thời Tổng thống Assad, kinh tế Syria có nhiều

tiến bộ, bất chấp việc Mỹ và phương Tây siết chặt cấm vận Từ năm 2005 - 2010, nền kinh tế Syria liên tục phát triển khoảng 4,5 - 6%/năm Năm 2010, GDP đạt 59,3

2 Bộ Ngoại giao, Tài liệu cơ bản về Cộng hòa Ả-rập Syria và quan hệ với Việt Nam,

http://www.mofa.gov.vn/vi/cn_vakv/nr040830134623/nr040830160854/ns150421174746 , tháng 9/2017

3 Bộ Ngoại giao, Tlđd

Trang 12

10

tỷ USD tăng trưởng 3,2%, GDP bình quân đầu người 2.823 USD/năm, thất nghiệp 8,4%, thâm hụt ngân sách 5,1%, lạm phát 4,4% và nợ chính phủ 29,7% GDP4 Tuy nhiên, kể từ khi khủng hoảng chính trị và xung đột bùng phát, cùng với chính sách bao vây cấm vận của Mỹ và đồng minh, kinh tế Syria rơi vào khó khăn nghiêm trọng, sản xuất kinh doanh đình trệ, GDP tăng trưởng âm, lạm phát nhảy vọt, hàng triệu người thất nghiệp, nguồn thu chủ yếu từ xuất khẩu dầu mỏ bị ngăn chặn, đồng tiền mất giá…

Về quân sự, Quân đội Syria bao gồm 178.000 quân thường trực và 314.000

Hải quân có 5.000 quân thường trực và một số tàu tuần tiễu ven bờ

Không quân có 27.000 quân thường trực và 10.000 quân dự bị Tổ chức biên chế gồm 6 phi đội MiG (2 phi đội MiG-23; 2 phi đội MiG-25; 2 phi đội MiG-29); 6 phi đội MiG-21MF; 4 phi đội Su-22; 1 phi đội Su-24; 4 phi đội vận tải, 5 phi đội trực thăng tấn công Trang bị gồm 365 máy bay chiến đấu6

Lực lượng phòng không có 36.000 quân thường trực, biên chế thành 2 sư đoàn

và 01 lữ đoàn Vũ khí trang bị gồm 200 quả tên lửa SA-6; 470 quả tên lửa SA-2/3;

44 quả SA-5; khoảng 4.000 quả tên lửa vác vai Nhiều khả năng, Quân đội Syria đã được trang bị một số hệ thống tên lửa S-3007

Trước khi thỏa thuận tiêu hủy vũ khí hóa học được thực hiện, Tạp chí quốc phòng Italia (RID) đánh giá, Syria sở hữu kho vũ khí hóa học lớn thứ tư trên thế giới và lớn nhất ở Trung Đông, từ 500 - 1.000 tấn các loại hóa chất tại các nhà máy,trải rộng trên nhiều khu vực Syria có khoảng 50 - 100 tên lửa đạn đạo mang

4 IMF, World Economic Outlook April 2010, http://www.imf.org/external/pubs/ft/weo/2010/01/pdf/text.pdf

5 IISS, The Military Balance 2013, The International Institute of Strategic Studies

6

IISS, Tlđd

7 IISS, The Military Balance 2013, The International Institute of Strategic Studies

Trang 13

Tháng 3/2011, biểu tình nổ ra tại thành phố Daraa phản đối việc lực lượng an ninh giam giữ một nhóm học sinh bị cho là đã vẽ tranh graffiti có nội dung chống chính phủ trên các bức tường ở trường học Ban đầu chỉ là một cuộc biểu tình trong hòa bình, kêu gọi trả tự do cho nhóm học sinh và rộng hơn là đòi chính quyền trao nhiều quyền tự do hơn cho dân chúng Căng thẳng bắt đầu gia tăng giữa người biểu tình và chế độ Tổng thống Assad

Ngày 18/3/2011, Quân đội Syria nổ súng vào người biểu tình, khiến 4 người thiệt mạng Ngày hôm sau, đoàn người tham gia đám tang của các nạn nhân bị bắn

và một người khác thiệt mạng Diễn biến này đã gây ra cú sốc và bạo động nhanh chóng bao trùm khắp nơi trên đất nước Syria

Tháng 4/2011, hàng nghìn người biểu tình chiếm giữ trung tâm Homs - thành phố lớn thứ ba của Syria và tuyên bố bám trụ cho tới khi Tổng thống Assad phải ra

đi Theo các nhân chứng, lực lượng an ninh đã bắn người biểu tình

Các phong trào phản kháng nhanh chóng lan rộng, các nhóm đối lập bắt đầu tổ chức các phe phái chính trị và quân sự chống chính quyền Tháng 7/2011, tổ chức chống chính quyền Assad chính thức được thành lập từ các quân nhân đào ngũ trong quân đội Syria mang tên “Quân đội Syria tự do” (FSA) Trong khi đó, dân tộc Kurd ở miền Bắc Syria cũng hình thành một đơn vị quốc phòng riêng biệt để chống phá Chính phủ Assad

Ngày 18/8/2011, Tổng thống Mỹ Obama kêu gọi Tổng thống Assad từ chức

và yêu cầu đóng băng tài sản của Chính phủ Syria

Đến năm 2012, căng thẳng giữa 2 phe leo thang thành cuộc xung đột Các cuộc xung đột vũ trang đầu tiên nổ ra giữa những người ủng hộ chính phủ, FSA và

Trang 14

12

Mặt trận al-Nursa (một nhánh của al-Qaeda ở Syria) mới được thành lập Lực lượng người Kurd bắt đầu tham gia vào cuộc xung đột với FSA, nhưng tránh tham chiến trực tiếp với Chính quyền Tổng thống Assad

Ngày 12/4/2012, FSA và Chính phủ Syria lần đầu tiên đạt được một thỏa thuận ngừng bắn Nhưng thỏa thuận sớm bị phá vỡ vào ngày 05/5/2012 khi quân nổi dậy tấn công vào Quân đội Chính phủ trên khắp lãnh thổ Syria

Ngày 12/5/2012, Chính phủ Syria thông báo hàng loạt biện pháp cải cách mới, đáp ứng một phần yêu sách của người biểu tình

Mùa hè năm 2012, chiến tranh lan đến Aleppo, thành phố lớn nhất Syria Từ tháng 7 - 10/2012, chiến sự diễn ra ở Damascus và Aleppo, cả hai bên đều chịu tổn thất nặng nề trong giao tranh Bất chấp lệnh ngừng bắn đã được thỏa thuận vào dịp

lễ hiến sinh (lễ Eid al-Adha; cuối tháng 10/2012), quân nổi dậy vẫn tấn công vào quân Chính phủ Syria

Tình hình càng trở nên phức tạp khi các thế lực bên ngoài bắt đầu can thiệp bằng cách hỗ trợ các nhóm khác nhau Trong khi Iran và Hezbollah ủng hộ Chính quyền Assad, thì Mỹ hỗ trợ lực lượng FSA

- Vũ khí hóa học và phản ứng của phương Tây (năm 2013)

Ngày 19/3/2013, Chính phủ Syria cáo buộc lực lượng đối lập sử dụng vũ khí hóa học làm chết 26 người, trong đó hơn 10 lính thuộc Quân đội Chính phủ tại thị trấn Khan al-Assal, miền Bắc Syria Cuộc điều tra của LHQ sau đó phát hiện khí sarin được sử dụng nhưng không xác định được thủ phạm

Ngày 21/8/2013, một vụ tấn công bằng vũ khí hóa học xảy ra bên ngoài thủ đô Damascus của Syria do quân nổi dậy kiểm soát, gây ra làn sóng phản ứng từ nhiều nước Mỹ buộc tội Chính phủ Syria sử dụng vũ khí hóa học

Ngày 31/8/2013, Tổng thống Obama đề xuất Quốc hội Mỹ thông qua kế hoạch tấn công nhằm trừng phạt Chính phủ Syria Tuy nhiên, ông Obama đã không nhận được sự hỗ trợ cần thiết từ cơ quan lập pháp

Những cuộc thảo luận diễn ra nhằm tìm giải pháp chấm dứt hành động này và đưa người chịu trách nhiệm ra ánh sáng Đến tháng 9/2013, LHQ xác nhận vũ khí hóa học đã được sử dụng tại Syria nhưng không nêu rõ bên chịu trách nhiệm Cả Chính phủ Syria và phe nổi dậy đều đổ lỗi cho nhau

Trang 15

13

Vấn đề trở nên căng thẳng khi Mỹ và Anh lấy cớ Chính quyền Assad sử dụng

vũ khí hóa học đàn áp nhân dân, đe doạ sẽ can thiệp quân sự vào Syria Ngay lập tức, Nga - đồng minh thân cận của Chính quyền Assad phản đối và cho rằng Mỹ cần tính toán hậu quả nếu muốn giải quyết chuyện nội bộ của Syria Sau đó, Nga đã

đề xuất việc Chính phủ Syria cho phép phá hủy các nhà máy vũ khí hóa học để tránh xung đột gia tăng

Ngày 27/9/2013, HĐBA LHQ ra nghị quyết yêu cầu Syria tiêu hủy kho vũ khí hóa học Dưới áp lực từ Nga, Chính phủ Assad đã thực hiện bàn giao vũ khí hóa học để ngăn chặn sự can thiệp quân sự trực tiếp từ Mỹ

Ngày 14/10/2013, Syria ký Công ước về vũ khí hóa học, chính thức phá hủy kho vũ khí hoá học của mình Vào thời điểm này, Hezbollah và Quân đội Iran bắt đầu tham gia cuộc chiến

- IS trỗi dậy và sự can thiệp của quốc tế (năm 2014)

Đầu năm 2014, một nhóm Hồi giáo cực đoan nổi lên tại Iraq, tự xưng là IS và nhanh chóng gây ra nhiều hành động khủng bố tàn bạo đối với những ai phản đối quan điểm cực đoan của chúng IS nhanh chóng chiếm nhiều vùng lãnh thổ ở Iraq

và tràn sang Syria, lợi dụng tình hình bất ổn, giành quyền kiểm soát nhiều vùng rộng lớn trên khắp Syria Cuộc chiến lúc này không còn là “chuyện tay đôi” giữa Chính quyền Assad và phe nổi dậy

Trong khi đó, người dân Syria bị mắc kẹt giữa cuộc chiến, buộc phải rời bỏ nhà cửa Dòng người tị nạn tiếp tục kéo về các nước lân cận như Lebanon, Jordan, Iraq và Thổ Nhĩ Kỳ, bất chấp nguy hiểm và tính mạng vượt biển để đến được các nước châu Âu nhằm tìm kiếm cuộc sống tốt hơn Hơn 4 triệu người đã rời Syria kể

từ khi cuộc xung đột bắt đầu, hầu hết là trẻ em và phụ nữ Trên hành trình tị nạn đã

có hàng nghìn người chết

Đến tháng 9/2014, Mỹ, Anh và các quốc gia Vùng Vịnh thành lập liên minh chống khủng bố, thực hiện các cuộc không kích nhằm ngăn chặn và tiêu diệt IS tại Syria và Iraq

Ngày 23/9/2014, Mỹ khởi động cuộc không kích vào các mục tiêu của IS ở Syria Dưới sự hỗ trợ của không quân từ liên minh do Mỹ đứng đầu và lực lượng người Kurd ở Iraq, lực lượng người Kurd tại Syria đã nhanh chóng ngăn chặn cuộc

Trang 16

Ngày 30/9/2015, Nga chính thức can thiệp quân sự vào Syria khi tiến hành chiến dịch không kích chống IS Tuy nhiên, hành động của Nga bị Mỹ cáo buộc là

để che đậy cho việc không kích vào các lực lượng đối lập với Chính quyền Assad Tháng 11/2015, Pháp không kích các mục tiêu IS ở Syria sau vụ khủng bố làm

130 người thiệt mạng tại thủ đô Paris

Ngày 24/8/2016, Ủy ban điều tra chung LHQ - OPCW kết luận khí Clo có thể

đã được sử dụng trong những cuộc giao tranh tại nhiều khu làng do lực lượng đối lập Syria kiểm soát, làm ít nhất 13 người thiệt mạng, nhưng không khẳng định bên nào là thủ phạm thực hiện hành vi này Đây là xác nhận chính thức đầu tiên về việc

sử dụng vũ khí hóa học tại Syria kể từ khi nước này chấp nhận tiêu hủy hoàn toàn kho vũ khí hóa học

Ngày 28/02/2017, Nga và Trung Quốc phủ quyết một nghị quyết của HĐBA LHQ cho phép áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với Chính phủ Syria liên quan đến việc sử dụng vũ khí hoá học

Ngày 04/4/2017, ít nhất 58 người thiệt mạng trong vụ tấn công được cho là có

sử dụng khí độc vào thị trấn Khan Sheikhoun thuộc tỉnh Idlib do quân nổi dậy kiểm soát Tổng thống Trump tuyên bố hành động “tàn ác” của Chính phủ Assad là kết quả trực tiếp của “sự yếu đuối” từ thời Chính quyền Obama

Ngày 05/4/2017, Tổng thống Trump tuyên bố Chính phủ Assad đã “vượt qua nhiều lằn ranh đỏ” khi tiến hành vụ tấn công bị nghi ngờ là sử dụng vũ khí hóa học nhằm vào dân thường

Trang 17

15

Ngày 06/4/2017, Mỹ đã bắn một loạt các tên lửa hành trình vào Syria Theo các quan chức Mỹ, hành động này là để trả đũa cho vụ tấn công hóa học ngày 04/4/2017 Đây là cuộc tấn công trực tiếp đầu tiên của Mỹ vào Chính phủ Syria và

là mệnh lệnh quân sự lớn nhất của ông Trump kể từ khi trở thành Tổng thống Ông Trump tuyên bố cuộc tấn công vào Syria là “vì lợi ích an ninh quốc gia quan trọng của Mỹ, để ngăn chặn và răn đe việc phổ biến vũ khí hóa học chết người”8

1.2 Đặc điểm của cuộc nội chiến

Khái niệm “nội chiến” và “xung đột”:

“Nội chiến” (civil wars), theo định nghĩa của các từ điển (cả tiếng Việt lẫn

ngôn ngữ nước ngoài), là cuộc chiến tranh giữa các thành phần, phe nhóm chính trị bên trong một quốc gia; giữa những người đồng bào cùng ngôn ngữ nhưng tranh chấp với nhau vì nhiều lý do khác nhau như tôn giáo, chính trị, kinh tế… Các cuộc nổi dậy hay khởi nghĩa cũng được xếp trong loại hình nội chiến Theo nghĩa này, thế giới đã xảy ra nhiều cuộc nội chiến ở các quốc gia như nội chiến ở Anh (1642 - 1651); nội chiến ở Mỹ (1861 - 1865)… Lịch sử Việt Nam cũng đã diễn ra nhiều cuộc nội chiến, như thời loạn 12 sứ quân; thời Trịnh - Nguyễn phân tranh; cuộc chiến giữa nhà Tây Sơn với nhà Nguyễn ở Đàng Trong và nhà Trịnh ở Đàng Ngoài…

“Xung đột” là sự va chạm, tranh giành giữa hai hay nhiều nhóm người, tập

đoàn người hay giữa các quốc gia, dân tộc vì những mâu thuẫn đối địch về tư tưởng,

ý thức hệ, quyền lợi vật chất, tôn giáo, chủng tộc hay lãnh thổ… Xung đột có thể dừng lại ở mức “Chiến tranh Lạnh” (vấn đề được giải quyết thông qua đối thoại, hòa giải), nhưng cũng có thể bùng nổ thành các cuộc bạo loạn, ẩu đả bằng bạo lực, thành những cuộc nội chiến hay chiến tranh đẫm máu, nhất là những xung đột về tôn giáo và sắc tộc

Trong “Sổ tay Thuật ngữ Quan hệ quốc tế”, tác giả Đào Minh Hồng và Lê Hồng Hiệp cho rằng, trong thời hiện đại, nhiều cuộc nội chiến mang tính quốc tế rõ rệt, bởi sự phụ thuộc lẫn nhau trong môi trường an ninh quốc tế cũng như có sự liên

8

M.Anh - Tú Anh, Syria: tên lửa Mỹ chỉ giúp cho khủng bố, khung-bo-1293756.htm , 07/4/2017

Trang 18

https://tuoitre.vn/syria-ten-lua-my-chi-giup-cho-16

hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với các quốc gia bên ngoài9

Áp dụng vào bối cảnh tình hình Syria, có thể thấy cuộc nội chiến ở Syria đã trở thành cuộc chiến tranh giành ảnh hưởng giữa một bên là người Shiite (ở Lebanon, Iraq, Iran) với sự hỗ trợ của Nga, Iran cùng lực lượng Hezbollah ở Lebanon và một bên là quân nổi dậy gồm phần lớn người Sunni được các nước Ả-rập, Mỹ và phương Tây ủng hộ Nói cách khác, nội chiến Syria đã biến thành một “cuộc chiến ủy nhiệm” của các cường quốc thế giới10

Khác với những biến động chính trị ở Liên Xô, Đông Âu trước đây, biến động chính trị ở khu vực Bắc Phi - Trung Đông nói chung và tại Syria nói riêng có một số đặc điểm chủ yếu sau:

Một là, về lực lượng tiến hành: Các cuộc bạo loạn chính trị không có thủ lĩnh

lãnh đạo, lực lượng phản kháng không thuộc các tổ chức chính trị nào, chủ yếu là thanh niên, sinh viên, dân nghèo thành thị

Hai là, về phương thức, cách thức tổ chức: Lực lượng phản kháng thường tổ

chức mít tinh, biểu tình, lấy áp lực số đông và bạo lực, đồng thời tận dụng lợi thế từ

sự hậu thuẫn chính trị và can thiệp vũ trang từ bên ngoài để lật đổ thế lực cầm quyền

Ba là, mục tiêu của các phong trào phản kháng chuyển rất nhanh từ các yêu

cầu về dân sinh, dân chủ, việc làm sang mục tiêu chính trị

Bốn là, tất cả các nước bị khủng hoảng mạnh nhất lại là các nước có tăng

Trang 19

http://vov.vn/the-17

thống Ben Ali ra đi Tại Lybia, hầu như không có lực lượng đối lập có tổ chức nào tồn tại được dưới Chính quyền Gaddafi Một số tổ chức cấp tiến như tổ chức công đoàn, nghiệp đoàn thanh niên có số thành viên khá đông nhưng cũng không được tổ chức chặt chẽ và không có sự chỉ huy thống nhất Chỉ khi được các thế lực bên ngoài hậu thuẫn, lực lượng đối lập mới thể hiện rõ vai trò của mình và phụ thuộc vào bên ngoài

Sau khi Liên Xô tan rã, hệ thống các nước Xã hội Chủ nghĩa ở Đông Âu sụp

đổ đầu những năm 90 của thế kỷ trước, tại châu Âu và các châu lục khác, cục diện chính trị đều có sự điều chỉnh lớn thì tại Bắc Phi - Trung Đông, hầu như không có

sự biến động về ý thức hệ chính trị - tư tưởng Vốn là các nước chậm hoặc đang phát triển, từng chịu ách nô lệ thực dân hàng thế kỷ, nhiều nước Bắc Phi - Trung Đông đã đứng lên giành độc lập tự do, chủ quyền dân tộc Dưới sự lãnh đạo của các lực lượng dân tộc, trong đó có những nhân vật tài năng và có tầm ảnh hưởng rộng lớn, nhiều nước đã đạt được những thành tựu quan trọng về chính trị, kinh tế và các lĩnh vực khác

Nhìn nhận lại các cuộc bạo loạn xảy ra ở Bắc Phi - Trung Đông, có thể thấy nguyên nhân cơ bản và cốt lõi của cuộc khủng hoảng chính trị này rất đa dạng và phức tạp nhưng tập trung nhất là sự bất bình của dân chúng về việc Tổng thống mất lòng dân, sự tha hóa, nạn tham nhũng lộng hành của bộ máy cầm quyền, mất dân chủ trầm trọng, gia đình trị và tham quyền cố vị… Ngoài ra, chính phủ các nước bị lật đổ đã sai lầm cơ bản trong xử lý nội bộ, sử dụng vũ lực quá mức cần thiết để đàn

áp người biểu tình, gây phẫn nộ đối với người dân cũng như dư luận quốc tế

Bên cạnh những nguyên nhân xuất phát từ trong lòng xã hội, còn có những nhân tố tác động từ bên ngoài làm ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình khu vực Đó

là: Thứ nhất, đây là hệ quả của “Đề án Đại Trung Đông” và học thuyết “trách nhiệm bảo vệ” của Mỹ đã được áp dụng từ lâu; thứ hai, tại hầu hết các nước xảy ra chính biến, chính quyền không có quan hệ tốt với phương Tây; thứ ba, xuất phát từ những tranh giành nguồn lợi dầu mỏ lớn của các nước tại khu vực; thứ tư, Mỹ âm mưu giải

quyết “trục ma quỷ” để rút ngắn con đường kiểm soát toàn bộ lục địa Á - Âu Tuy làn sóng biểu tình ở mỗi nước diễn ra có những tình tiết khác nhau, song tất cả các

Trang 20

1.3 Nguyên nhân và hệ quả của cuộc nội chiến

1.3.1 Nguyên nhân

Cuộc nội chiến ở Syria là kết quả của nguyên nhân song trùng cả bên trong lẫn bên ngoài, cả trực tiếp lẫn sâu xa

1.3.1.1 Nguyên nhân bên trong

Thứ nhất, sự yếu kém trong xử lý khủng hoảng của Chính quyền Assad nên khủng hoảng biến thành nội chiến: Thực tế tình hình Syria không có nhiều

tiền đề cho các cuộc nổi dậy Nhưng chính đường lối chính trị, cách thức lãnh đạo, điều hành đất nước sai lầm của nhà cầm quyền là nguyên nhân dẫn tới bùng nổ khủng hoảng và nội chiến

Về chính trị, trong 42 năm cầm quyền của dòng họ Assad, Syria không có

chiến tranh mặc dù không ngừng đấu tranh đòi giải phóng những vùng đất bị Israel chiếm đóng trong điều kiện chưa ký hiệp định hòa bình Syria “đơn thương độc mã” đối phó với các cuộc xung đột của Israel khi không còn các đồng minh Ả-rập Quân đội Syria là người bảo vệ duy nhất chống lại nguy cơ xâm lược từ Israel Tổng

thống Assad không ngừng giúp đỡ người dân Palestin Về quốc phòng, Syria xây

dựng được hệ thống phòng không tương đối mạnh theo mô hình của Liên Xô Hiện trình độ công nghệ của hệ thống này vẫn không bị lạc hậu và có khả năng tiêu diệt các mục tiêu từ cự ly xa bên ngoài lãnh thổ Syria Với sự giúp đỡ của Nga, Syria đã xây dựng được hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển có thể bảo vệ toàn bộ khu vực lãnh hải của Syria Không quân Syria là một trong những quân chủng hiện đại nhất

Trung Đông, có đủ năng lực đối phó với cuộc tiến công của bất kỳ đối thủ nào Về kinh tế - xã hội, dưới sự lãnh đạo của ông Assad, Syria là quốc gia có trình độ phát

triển cao trong khu vực Syria thăm dò, phát hiện được các mỏ dầu; tiến hành điện

Trang 21

19

khí hóa; xây dựng hệ thống giao thông tiêu chuẩn quốc tế; nông nghiệp, nông thôn phát triển, đổi mới Người dân Syria được phổ cập giáo dục phổ thông toàn dân; có

quyền ra nước ngoài học tập và công tác Về văn hóa - tôn giáo, chính quyền

khuyến khích phát triển các tôn giáo, nên người Hồi giáo (cả dòng Sunni và Shiite), Thiên chúa giáo, Ấn Độ giáo, Phật giáo… cơ bản hòa hợp Syria cũng phổ biến Internet, có truyền hình vệ tinh…

Tuy nhiên, việc dòng họ Assad duy trì hệ thống quyền lực gia đình trị tại Syria cũng gây mâu thuẫn sâu sắc giữa bộ tộc cầm quyền và các bộ tộc khác Hệ thống quyền lực gia đình trị, không công bằng khiến mâu thuẫn bộ tộc, tôn giáo gia tăng, tham nhũng phát triển Thực tế, tất cả quyền lực tại Syria đều do bộ tộc Alawite (thuộc dòng Shiite; chiếm khoảng 15% dân số) nắm giữ, trong khi người Hồi giáo Sunni chiếm khoảng 80% dân số Syria Sự hình thành và mâu thuẫn giữa các nhóm lợi ích làm nảy sinh bất đồng trong chính phủ Sự trung thành, ủng hộ của quân đội

và an ninh bị chia rẽ sâu sắc

Đặc biệt, trong xử lý biểu tình, bạo loạn, không chỉ Chính quyền Syria mà chính quyền một số nước Trung Đông - Bắc Phi khác đã mắc sai lầm nghiêm trọng, khiến cho tình hình đất nước càng lún sâu vào khủng hoảng Các nhà lãnh đạo này

đã sử dụng quân đội, cảnh sát và tình báo để đàn áp người dân, bắt bớ, bỏ tù, thậm chí giết hại những người tham gia biểu tình Tại Syria, có thể nói, Chính quyền Assad trong khi chưa nỗ lực hết mức có thể trong việc áp dụng các biện pháp chính trị nhằm làm dịu tình hình căng thẳng và làn sóng biểu tình của người dân, đã áp dụng ngay các biện pháp đàn áp mạnh tay Chính hành động này đã làm trầm trọng thêm tình hình, đồng thời đặt dấu chấm hết cho sự thương lượng, đàm phán và cải cách chính trị, kinh tế và xã hội Sau hàng loạt các cuộc biểu tình trên cả nước, cuộc khủng hoảng chính trị - xã hội tại Syria chính thức chuyển thành nội chiến khi Quân đội Chính phủ Syria sử dụng vũ lực, bắn vào đoàn người biểu tình, từ đó châm ngòi cho một cuộc nổi dậy vũ trang toàn diện ở Syria

Thứ hai, sự cạnh tranh quyền lực và tôn giáo tại khu vực Trung Đông và Syria Tại Trung Đông, Ai Cập, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ và Ả-rập Xê-út là những nước

lớn, có mô hình phát triển khác nhau và ảnh hưởng mang tính tạo ra các giá trị đối lập Cùng với Israel, quan hệ giữa các nước vừa cạnh tranh, vừa hợp tác, biểu hiện ở

Trang 22

20

hai trục cơ bản là các nước đồng minh với Mỹ và các nước chống Mỹ Sau “Mùa xuân Ả-rập”, cán cân quyền lực giữa các nước này chuyển sang cạnh tranh và kình địch, mở rộng cả phạm vi và mức độ “Mùa xuân Ả-rập” đã xác định lại hệ thống quyền lực nước lớn trong khu vực bằng việc mở ra ba trục: Thổ Nhĩ Kỳ - “Anh em Hồi giáo”; “Vòng cung Iran - Shiite”; các nước quân chủ xoay quanh Ả-rập Xê-út Trong các trục này, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran và Ả-rập Xê-út là các nước đi đầu, cạnh tranh ngôi vị bá chủ khu vực Trong cuộc cạnh tranh vai trò cường quốc lãnh đạo Trung Đông, Syria - mắt xích yếu nhất trong liên minh Shiite của Iran, trở thành bàn đạp, vùng đệm cho Ả-rập Xê-út, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ Trong khi Syria là đồng minh của Iran, thì Ả-rập Xê-út và Thổ Nhĩ Kỳ lại muốn thay đổi chế độ chính trị ở Damascus

để biến Syria thành đồng minh của mình trong thế trận địa chính trị ở Trung Đông Israel cũng không muốn Syria tồn tại như một nhà nước độc lập có thể là vật cản đối với Israel trên con đường mở rộng biên giới quốc gia và ảnh hưởng trên toàn bộ khu vực Do đó, Iran muốn bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của Syria, thì Ả-rập Xê-út, Thổ Nhĩ Kỳ và Israel lại chủ trương không để Syria tồn tại và phát triển

ổn định như một quốc gia có chủ quyền

Mâu thuẫn giữa phe Hồi giáo dòng Sunni (chiếm khoảng 70% tổng số dân Trung Đông - Bắc Phi) và phe Hồi giáo dòng Shiite (chiếm khoảng 25%)11

đã tồn tại hàng thế kỷ và ngày càng phức tạp khi được cộng hưởng thêm tác động từ những nhân tố mới Cách mạng Hồi giáo ở Iran năm 1979 đã đưa người Shiite lên nắm quyền và tư tưởng của cố Lãnh tụ tinh thần tối cao Ruhollah Musavi Khomeini, gây

lo lắng đối với chính quyền các nước Hồi giáo Sunni Iran đã lập ra “trục Hồi giáo Shiite” gồm Iran - Syria - Hezbollah và lực lượng Shiite ở các nước khác trong khu vực Để ngăn chặn ảnh hưởng của Hồi giáo Shiite, các chế độ Ả-rập Hồi giáo Sunni cũng tập hợp lại với nhau Liên minh Sunni được hình thành rõ nét ở Trung Đông, với hai nhánh chính là Ả-rập Xê-út cùng các nước quân chủ Hồi giáo, trừ Qatar và Thổ Nhĩ Kỳ - Qatar - “Tổ chức Anh em Hồi giáo” Cuộc xung đột tại Syria là biểu hiện rõ nhất cho sự cạnh tranh của các phe phái, giáo phái Lực lượng Hồi giáo Shiite từ Iran, Lebanon, Iraq… không ngừng hỗ trợ Chính quyền Assad Trong khi

11

Ngọc Diệp, Tại sao ít người di cư Syria chọn các nước giàu Trung Đông?

http://vneconomy.vn/the-gioi/tai-sao-it-nguoi-di-cu-syria-chon-cac-nuoc-giau-trung-dong-20150921040344105.htm, 21/9/2015

Trang 23

21

đó, phe Sunni với Ả-rập Xê-út là đầu tàu, liên tục cung cấp vũ khí và huấn luyện lực lượng đối lập

1.3.1.2 Nguyên nhân bên ngoài

Một là, ảnh hưởng từ hiệu ứng lan tỏa của phong trào “Mùa xuân Ả-rập”: “Mùa xuân Ả-rập” khởi đầu từ cuộc biểu tình của lực lượng lao động

Tunisia, vào ngày 18/12/2010 nhằm bày tỏ sự đoàn kết và cảm thông với một người thanh niên bán trái cây đã tự thiêu trước trụ sở chính quyền một thành phố của Tunisia để phản đối cảnh sát tịch thu hàng hóa và phương tiện kiếm sống của mình Hình ảnh người thanh niên tự thiêu được ghi lại và tung lên các trang mạng xã hội như Facebook, Twitter, YouTube… đã châm ngòi làm bùng phát phong trào chống chính phủ Các cuộc biểu tình, tuần hành kêu gọi lật đổ chính quyền nhanh chóng chuyển thành bạo loạn Ngày 14/01/2011, Chính quyền Tổng thống Tunisia Ben Ali chính thức sụp đổ Được cổ suý bởi sự thành công của “Cách mạng hoa Nhài” ở Tunisia, các cuộc biểu tình bạo loạn đã nhanh chóng lan rộng, gây nên hội chứng biểu tình, bạo loạn lật đổ và chống đối chính quyền đương nhiệm ở hầu khắp các nước khu vực Bắc Phi - Trung Đông, trong đó có Syria

Hai là sự can dự và tranh giành ảnh hưởng giữa các nước lớn tại Trung Đông: Sau Chiến tranh Lạnh, nhu cầu về nguồn cung cấp nguyên nhiên liệu là vấn

đề trọng tâm trong chiến lược an ninh của các nước, đặc biệt là các nước lớn Là khu vực có địa chiến lược, kinh tế quan trọng, nhất là trữ lượng dầu khí khổng lồ, nên Trung Đông - Bắc Phi luôn giành được sự quan tâm, cạnh tranh của các nước lớn Các cường quốc, nhất là Mỹ luôn có tham vọng độc quyền kiểm soát nguồn dầu mỏ và khí đốt ở khu vực bằng mọi giá

Mỹ đã và đang trong quá trình triển khai “Đề án Đại Trung Đông” Là khu vực

có vị trí địa chiến lược quan trọng nên Mỹ luôn coi Trung Đông - Bắc Phi là trọng điểm trong chiến lược toàn cầu Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, nhất là sau sự kiện 11/9/2001, các đời Tổng thống Mỹ đã đề ra và triển khai thực hiện “chiến lược Đại Trung Đông”, thông qua con bài “dân chủ hóa” Những năm gần đây, Chính quyền cựu Tổng thống Obama có những điều chỉnh nhất định trong chính sách đối với khu vực, nhưng mục tiêu chiến lược cơ bản đối với khu vực không thay đổi, đó là: Củng cố vai trò lãnh đạo, kiểm soát nguồn dầu mỏ ở khu vực; giải quyết những

Trang 24

22

vấn đề đe dọa đến an ninh và vị thế siêu cường của Mỹ; ngăn chặn, từng bước loại

bỏ ảnh hưởng của các nước lớn khác; đảm bảo thị trường cho các doanh nghiệp Mỹ;

áp dụng “quyền lực thông minh”, linh hoạt hơn trong các hoạt động tại khu vực thông qua những khái niệm “đối tác mới”, “ngoại giao đa phương”, “cam kết bền vững”12, ưu tiên sử dụng biện pháp ngoại giao, kinh tế

Mỹ triển khai thực hiện hàng loạt biện pháp trên tất cả các lĩnh vực (chính trị - ngoại giao, kinh tế - thương mại - đầu tư, quốc phòng - an ninh, viện trợ…) để củng

cố, tăng cường sức mạnh, ảnh hưởng và bảo vệ các lợi ích của mình tại khu vực

Mỹ đẩy mạnh can dự về chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa, giáo dục, truyền thông vào khu vực; tăng cường ngoại giao công chúng, sử dụng các tổ chức phi chính phủ (NGOs); dùng chiêu bài “dân chủ, nhân quyền” thúc đẩy quá trình tự diễn biến, tuyên truyền, vận động, lôi kéo chính phủ và người dân hướng tới nền dân chủ và các giá trị phương Tây; cung cấp viện trợ quân sự, kinh tế và phát triển, lấy kinh tế

để thúc đẩy dân chủ; tập hợp, xây dựng lực lượng, đào tạo, huấn luyện các “lực lượng nòng cốt”, chủ yếu là lớp tri thức trẻ nhưng bất bình với chính quyền, kích động tinh thần biểu tình, bạo loạn chống chính phủ của dân chúng; khai thác và sử dụng truyền thông, Internet Mỹ coi đây là những phương tiện, cách thức hữu hiệu

để phổ quát các giá trị dân chủ, nhân quyền phương Tây Mỹ luôn sẵn sàng thúc đẩy

và thực hiện các cuộc cách mạng dân chủ, “cách mạng màu” để lật đổ các chính thể thù nghịch, hoặc thay đổi thể chế ở các nước (kể cả đồng minh) theo ý đồ của Mỹ Trong khi đó, để mở rộng vai trò, ảnh hưởng và bảo vệ lợi ích của mình, Nga cũng tích cực can dự vào khu vực Trung Đông Mục tiêu của Nga là thúc đẩy lợi ích kinh tế; tăng cường ảnh hưởng; ngăn ngừa tác động của Hồi giáo cực đoan đến nước Nga và các khu vực “sân sau” Nga thực thi chính sách thực dụng, xây dựng quan hệ tốt với tất cả các đối tác; tăng cường quan hệ kinh tế, năng lượng; thúc đẩy hợp tác quốc phòng; cạnh tranh với Mỹ và phương Tây Nhờ đó, vai trò, ảnh hưởng của Nga ở khu vực đang ngày càng được khẳng định

Mục tiêu cơ bản trong chính sách của Trung Quốc với khu vực Trung Đông là đảm bảo nguồn cung cấp dầu mỏ; thâm nhập, mở rộng ảnh hưởng, khẳng định vị

12

Đặng Việt Hùng, Thế kỷ Thái Bình Dương của Mỹ,

https://dangviethung.wordpress.com/2011/10/25/the-ky-thai-binh-duong-cua-my/, 25/10/2011

Trang 25

23

thế của một nước lớn Để đạt được mục đích, Trung Quốc không ngần ngại lôi kéo các nước (sử dụng con bài viện trợ kinh tế và lợi dụng tâm lý “ghét” Mỹ và phương Tây); thực dụng trong các mối quan hệ, sẵn sàng “đi đêm” với lực lượng đối lập; phối hợp với các nước khác trong những vấn đề có cùng lợi ích

Việc các nước lớn tăng cường can dự, cạnh tranh nhưng cũng luôn sẵn sàng mặc cả, thỏa hiệp lợi ích với nhau khiến cho tình hình khu vực Trung Đông, trong

đó có Syria thêm phức tạp, rối loạn

Ba là Mỹ/phương Tây âm mưu can dự lật đổ các chế độ đối nghịch, bất hợp tác: Mục tiêu của Mỹ đối với Trung Đông là củng cố vai trò lãnh đạo, kiểm

soát nguồn dầu mỏ ở khu vực phục vụ cho chiến lược an ninh năng lượng; giải quyết những vấn đề đe doạ đến an ninh và vị thế siêu cường của Mỹ như chủ nghĩa khủng bố, Hồi giáo cực đoan, phổ biến vũ khí hủy diệt, các quốc gia cứng đầu, phong trào bài Mỹ; ngăn chặn và từng bước loại ảnh hưởng của các nước lớn khác; đảm bảo thị trường vững chắc cho các doanh nghiệp Mỹ Chính phủ Mỹ đưa ra khái

niệm “đối tác mới”, “ngoại giao đa phương”, “cam kết bền vững”, trong đó ưu tiên

sử dụng biện pháp chính trị - ngoại giao và kinh tế Cựu Tổng thống Obama đề ra

chiến lược phát triển giá trị dân chủ Mỹ cổ vũ làn sóng “dân chủ hóa” Trung Đông -

Bắc Phi Mỹ đẩy mạnh hoạt động can dự trên các lĩnh vực, tích cực sử dụng chiêu bài dân chủ, nhân quyền thúc đẩy quá trình tự diễn biến tại các nước; ưu tiên viện trợ quân sự, kinh tế và hỗ trợ phát triển cho các nước, lấy kinh tế để thúc đẩy dân chủ; tập hợp, xây dựng lực lượng, chủ yếu là lớp trẻ bất bình với chính quyền; thúc đẩy dân chủ kiểu phương Tây, kích động tinh thần chống chính phủ; sử dụng Internet để điều hành, phối hợp, vượt qua sự kiểm soát của chính quyền; mua chuộc, chi phối giới lãnh đạo quân đội và sẵn sàng can thiệp quân sự lật đổ

1.3.2 Hậu quả của cuộc nội chiến

1.3.2.1 Đối với Syria

- Về kinh tế: Syria hiện đang trong giai đoạn kiệt quệ nhất kể từ khi nổ ra nội

chiến vào tháng 3/2011, khiến mọi nỗ lực xây dựng tương lai trở nên khó khăn Do

sử dụng nguồn tài chính khổng lồ cho cuộc chiến trong suốt hơn 6 năm qua, ngân sách của Syria đã cạn kiệt, trong khi nguồn hỗ trợ kinh tế từ đồng minh chủ chốt khu vực là Iran ngày một suy giảm Theo Giáo sư kinh tế Omar Dahi (người Syria,

Trang 26

24

giảng viên Đại học Hampshire của Mỹ), xét về khía cạnh kinh tế, những tổn thất ở Syria là vô cùng lớn khi tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Syria từng đạt mức 60,2 tỷ USD vào năm 2010, song con số này trong năm 2016 đã giảm hơn một nửa, xuống còn 27,2 tỷ USD; nếu tính đến tỷ lệ tăng trưởng thực, tổng thiệt hại kinh tế của Syria lên tới ít nhất 430% GDP (tính theo giá năm 2010)13 Theo Ngân hàng Thế giới (WB), cuộc xung đột ở Syria đã gây thiệt hại cho nền kinh tế của quốc gia này khoảng 224 tỷ USD, gấp khoảng 4 lần tổng GDP năm 201014 Chiến tranh và xung đột đã tàn phá nặng nề ngành công nghiệp và nông nghiệp của Syria

Hiện nay, Syria đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nhiêu liệu sưởi ấm, xăng dầu, điện và nước sinh hoạt Điều kiện khó khăn đã làm đình trệ hoạt động công nghiệp ở những khu vực do chính phủ kiểm soát Tình trạng thiếu nước đã xuất hiện từ tháng 12/2016 khi giao tranh tại các vùng ngoại ô Damascus, cắt đứt nguồn cung cấp nước chủ chốt của thủ đô từ suối Ayn al-Fijah Khan hiếm khiến giá nước sinh hoạt tăng vọt lên tới 50 USD/45 lít trên thị trường chợ đen Cuộc khủng hoảng nhiên liệu khiến giao thông công cộng ở thủ đô Damascus tê liệt Hậu quả là giá xăng dầu tăng 450% lên mức 225 Bảng Syria/lít (khoảng 1,05 USD/lít; tháng 3/2017) so với 5 năm trước (năm 2012, giá xăng được nhà nước trợ giá chỉ bán ở mức 50 Bảng Syria/lít, với nguồn cung ứng luôn có sẵn trên thị trường)15 Chính phủ Syria hiện không có khả năng cung ứng xăng dầu, điện, nước sinh hoạt

và nhiêu liệu sưởi ấm cho tất cả các thành phố và thị trấn mà các lực lượng chính phủ giành quyền kiểm soát Ngoài một số nhà máy điện ở miền Bắc và miền Trung vẫn duy trì phát điện, các nhà máy điện chủ chốt của Syria đã ngừng hoạt động kể

từ năm 2012 do thiếu nhiên liệu Các nhà máy này cần tới 8.500 tấn nhiên liệu mỗi ngày để hoạt động, nằm ngoài khả năng của chính phủ

Bất ổn chính trị và an ninh khiến đồng nội tệ mất giá trầm trọng, đời sống của đại bộ phận người dân ngày càng khó khăn Năm 2012, tỷ giá đồng Bảng Syria so với USD chỉ ở mức 50 Bảng Syria đổi 01 USD, nhưng đến tháng 3/2017 đã tăng lên

Trang 27

http://baoquocte.vn/kinh-te-syria-kiet-25

550 Bảng Syria đổi 01 USD16 Tất cả hàng hóa trên thị trường đều tăng gấp nhiều lần, nhất là nước sinh hoạt, xăng dầu và điện Tất cả các nguồn thu của chính phủ như dầu mỏ và du lịch gần như không còn Nhiều mỏ dầu và khí đốt ở khu vực Đông Bắc vẫn nằm trong tay IS hoặc lực lượng đối lập, buộc Chính quyền Syria phải mua nhiên liệu từ thị trường chợ đen Các công ty nhà nước từng đem lại nguồn thu ngân sách đáng kể cho chính phủ đã bị giải thể hoặc ngừng hoạt động vì chiến tranh Các nguồn thuế bị thất thu Với một nền kinh tế suy sụp, bị ảnh hưởng nặng nề trong chiến tranh, Syria đang đứng trước thách thức cực lớn trong việc tái thiết đất nước sau chiến tranh Với chi phí tái thiết đất nước ước tính vào khoảng

200 tỷ USD (hiện có những ước tính trên 300 tỷ USD)17, Syria chỉ có thể bắt tay vào công cuộc tái thiết đất nước trong trung hạn

- Về xã hội: Cuộc nội chiến tại Syria đã và đang trở thành một trong những

cuộc xung đột phức tạp và bi thảm nhất trong thế kỷ XXI Cao ủy LHQ về người tị nạn (UNHCR) cho biết cuộc xung đột tại Syria đã dẫn tới thảm họa nhân đạo lớn nhất trong thời đại này Ngày 16/7/2017, Tổ chức Giám sát nhân quyền Syria (SOHR) có trụ sở tại Anh cho biết, trong vòng 6 năm (từ 15/3/2011 - 15/7/2017) đã

có tới 331.765 người Syria thiệt mạng, trong đó có 99.617 dân thường, 18.243 trẻ

em và 11.427 phụ nữ18

Phụ nữ, thanh niên và trẻ em thường xuyên phải đối mặt với bạo lực, bị tước đi các quyền cơ bản của con người, bị bắt cầm súng ngoài ý muốn Theo báo cáo mới nhất của SOHR, 116.774 thành viên lực lượng Chính phủ Syria và những người ủng hộ Chính quyền Damascus đã thiệt mạng, trong số này có 61.808 binh lính và 1.408 thành viên phong trào Hezbollah do Iran hậu thuẫn19 Cuộc xung đột cũng khiến 57.000 phiến quân, trong đó có thành viên SDF do

Mỹ ủng hộ và hơn 58.000 phần tử thánh chiến thuộc IS và nhánh al-Qaeda tại

Trang 28

http://tuoitre.vn/hon-330000-nguoi-da-26

Syria trước đây thiệt mạng20

Báo cáo của Trung tâm nghiên cứu chính sách Syria (một tổ chức nghiên cứu độc lập) cho biết, tuổi thọ trung bình của người dân Syria đã bị sụt giảm từ 70 tuổi (năm 2010) xuống còn 55,4 tuổi (năm 2015), khiến dân số nước này giảm đi khoảng 21%21 Tính riêng trong năm 2015, tỷ lệ đói nghèo ở Syria đã tăng mạnh lên 85%, ước tính có khoảng 13,8 triệu người dân nước này bị mất nguồn thu nhập22

Xung đột đã khiến gần một nửa dân số Syria trong tổng số 23 triệu người phải rời bỏ nhà cửa Những người tị nạn chạy trốn chủ yếu sang các nước láng giềng như Jordan, Thổ Nhĩ Kỳ, Lebanon, Iraq và châu Âu

Nhiều thành phố bị tàn phá, trong đó có Aleppo, thành phố lớn nhất và từng là trung tâm thương mại của Syria; Homs, thành phố lớn thứ ba Syria, gần như không

có người ở Những thị trấn xung quanh thủ đô Damascus như Jobar, Douma và Harasta không còn nguyên vẹn Các nhà thờ Hồi giáo với kiến trúc độc đáo bị tàn phá Hầu hết tất cả các di sản thế giới của Syria được Tổ chức Giáo dục, Khoa học

và Văn hóa của LHQ (UNESCO) công nhận đã bị hư hỏng hoặc bị phá hủy Nhiều địa điểm khảo cổ ở Syria là mục tiêu khai quật, cướp phá của bọn tội phạm và các nhóm vũ trang23

- Về chính trị - đối ngoại: Với tính chất phức tạp của cuộc chiến Syria, giới

chính trị phương Tây và thế giới đã dùng khái niệm “cuộc chiến tranh ủy nhiệm” để

mô tả về cuộc chiến này Tuy nhiên, khi đặt vấn đề cuộc chiến tranh ủy nhiệm thì sẽ liên quan đến vấn đề chủ quyền quốc gia, bởi nói tới ủy nhiệm thì sẽ phải có bên ủy nhiệm và bên nhận ủy nhiệm Với một quốc gia thì chỉ có nhà nước, thực thể đại diện chủ quyền quốc gia mới có đủ điều kiện là bên ủy nhiệm cho một thực thể khác giúp mình, thay mình thực hiện những vấn đề mà nhà nước đó không thể thực hiện Những thực thể được ủy nhiệm của một nhà nước hợp hiến thì mới là thực thể được

ủy nhiệm hợp pháp Như vậy, tại Syria, Chính quyền Tổng thống Assad và Liên

Trang 29

http://baoquocte.vn/syria-cai-gia-cua-27

bang Nga là hai thực thể trong cuộc chiến tranh ủy nhiệm, đồng thời đóng vai trò quyết định cho một nền hoà bình ủy nhiệm Điều đó cho thấy những thành phần khác, đã không tôn trọng chủ quyền quốc gia, luật pháp quốc tế khi xuất hiện, can

dự trong cuộc chiến Syria Do bị việt vị trong nước cờ “vũ khí hoá học của Syria”, Chính quyền Mỹ đã lấy danh nghĩa tấn công IS để can thiệp vào Syria và qua đó ủng hộ phe đối lập Có thể khẳng định rằng, cuộc chiến Syria bị quốc tế hóa, đất nước Syria bị “chia năm xẻ bảy” trong một cuộc chiến đẫm máu kéo dài đã gần 7 năm, có nguyên nhân quan trọng nhất là chủ quyền quốc gia của Syria đã không được tôn trọng Nhà nước Syria bị tấn công vì bị nhận diện là chứa chấp khủng bố, nuôi dưỡng khủng bố hay thậm chí có hành động khủng bố Kết quả là quốc gia này hỗn loạn và trở thành địa bàn lý tưởng để các phần tử khủng bố tử thủ và phô trương sức mạnh

1.3.2.2 Đối với khu vực Trung Đông và thế giới

- Cuộc nội chiến ở Syria và phong trào “Mùa xuân Ả-rập” khiến cục diện chính trị và an ninh khu vực Trung Đông biến đổi mạnh mẽ “Mùa xuân Ả-rập”

đã khiến Syria rơi vào một cuộc nội chiến kéo dài chưa có hồi kết giữa lực lượng Chính phủ Syria (do Nga và Iran hậu thuẫn) và lực lượng đối lập (do Mỹ, Ả-rập Xê-

út và Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn) Sự can dự của nhiều nhân tố bên ngoài vào cuộc nội chiến khiến Syria trở thành “thùng thuốc súng” của Trung Đông và thế giới; là nơi phô trương sức mạnh quân sự và thử nghiệm các loại vũ khí, trang bị quân sự của các nước lớn, nhất là Nga và Mỹ Nội chiến Syria đã khiến các nước láng giềng bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi làn sóng người Syria tị nạn đổ sang Chỉ riêng Thổ Nhĩ

Kỳ, Lebanon và Jordan đang tiếp nhận khoảng 4,4 triệu người tị nạn từ Syria Tại Lebanon, người tị nạn chiếm tới hơn 1/5 dân số nước này Xung đột ở Syria cũng làm suy yếu các nước láng giềng vốn đã lạc hậu như Lebanon; làm căng thẳng thêm tình trạng mâu thuẫn sắc tộc ở Thổ Nhĩ Kỳ - nước đang đối mặt với cuộc chiến với người Kurd

Những hệ lụy từ nội chiến ở Syria và phong trào “Mùa xuân Ả-rập” đã làm cho quá trình chuyển đổi chính trị tại Trung Đông ngày càng phức tạp do mâu thuẫn sâu sắc giữa các lực lượng thế tục, phi tôn giáo với lực lượng tôn giáo; mâu thuẫn giữa hai dòng Sunni và Shiite của Hồi giáo ngày càng quyết liệt; sự can dự của các

Trang 30

28

thế lực bên ngoài vào Syria và Trung Đông ngày càng trực diện và đối chọi nhau Cuộc chiến quyền lực giữa các bên tại Trung Đông diễn ra ngày càng công khai và mạnh mẽ Trong bối cảnh tình hình khu vực ngày càng phức tạp, người dân Trung Đông càng thêm bi quan, lo ngại và tâm lý luyến tiếc về trật tự cũ có xu hướng lan rộng trong khu vực

- Nội chiến Syria tạo ra nguy cơ, thách thức đối với nền an ninh và chính trị của khu vực và thế giới Lợi dụng chiêu bài chống khủng bố, Mỹ và phương

Tây đã bất chấp luật pháp quốc tế, tiến hành hàng loạt các cuộc không kích vào một quốc gia có chủ quyền như Syria Cùng với Lybia, Iraq và Yemen, Syria được Mỹ cho là nơi trú ngụ của lực lượng khủng bố Hồi giáo cực đoan, nhất là IS Chủ nghĩa khủng bố và sự man rợ của IS đã trở thành “cớ” hợp lý để Mỹ và phương Tây công khai can thiệp, tấn công vào các mục tiêu ở những quốc gia có chủ quyền Cơ sở hạ tầng bị phá hủy, dân thường thiệt mạng và thương vong tăng lên hàng ngày theo số lần tấn công của Mỹ và đồng minh Đây là một tiền lệ nguy hiểm, bởi với chiêu bài chống khủng bố, không chỉ Syria, mà bất kỳ quốc gia có chủ quyền nào trên thế giới cũng có thể bị Mỹ và phương Tây tấn công

Nguy cơ mất ổn định an ninh, chính trị - xã hội tại nhiều khu vực trên thế giới trở nên hiện hữu sau những tác động tiêu cực từ tình hình bất ổn ở Trung Đông và Syria Hiện nay, không chỉ riêng Syria, mà nhiều nước Trung Đông - Bắc Phi khác vẫn đang trong tình trạng bất ổn, bạo lực như Iraq, Lybia, Yemen… Sự can thiệp của các nước lớn chưa cải thiện được triệt để tình hình, trong khi đó tình trạng bạo lực, bất ổn gia tăng phức tạp Sự trỗi dậy của các tổ chức khủng bố Hồi giáo cực đoan đe dọa an ninh khu vực và thế giới Hoạt động khủng bố diễn ra hàng ngày, lan rộng ra khắp các châu lục và thách thức môi trường an ninh thế giới Đặc biệt, trước sự gia tăng tấn công của cộng đồng quốc tế, các tổ chức khủng bố có xu hướng liên kết với nhau, khiến cuộc chiến chống khủng bố ngày càng khó khăn

- Cuộc nội chiến tại Syria ảnh hưởng sâu sắc đến diện mạo chính trị và chiến lược quốc tế; vị thế và chính sách đối ngoại của các cường quốc thế giới cũng như khu vực Trung Đông Trong bối cảnh bị phương Tây cô lập, chèn ép,

cuộc chiến ở Syria là cơ hội không thể tốt hơn để Tổng thống Putin đưa nước Nga trở lại chính trường quốc tế Thông qua cuộc chiến tại Syria, Nga muốn gửi thông

Trang 31

Cuộc khủng hoảng Syria đã đẩy EU vào bất đồng nội bộ với các cuộc tranh luận gay gắt về chiến lược sử dụng vũ lực và hợp thức hóa các cuộc can thiệp quân

sự, cũng như cách thức đối phó với cuộc khủng hoảng di cư Việc nhiều công dân châu Âu gia nhập IS và quay lại tấn công chính châu Âu cho thấy thực tế lo ngại về tình trạng xã hội, thách thức an ninh mà châu lục này đang phải đối mặt

Cuộc khủng hoảng Syria cũng làm suy yếu một số cường quốc Trung Đông, nhân tố quyết định sự thịnh vượng và vai trò của khu vực trên trường quốc tế Ai Cập thất bại trong việc giải quyết các vấn đề kinh tế và đảm bảo an ninh nội địa Thổ Nhĩ Kỳ đối mặt với nhiều lỗ hổng an ninh ở biên giới; chuyển ưu tiên từ lật

đổ Assad sang kiềm chế lực lượng người Kurd, cải thiện quan hệ với Nga và Iran Ả-rập Xê-út đánh mất dần vai trò nước lớn do giá dầu giảm và nghi ngờ của cộng đồng quốc tế về chính sách mập mờ của nước này đối với IS Iran đang tái hòa nhập chính trường quốc tế nhưng chưa trở thành nước hùng mạnh khi tồn tại nhiều căng thẳng chính trị nội bộ liên quan đến chủ trương giải quyết khủng hoảng tại Syria và Iraq

- Khủng hoảng chính trị tại Trung Đông và nội chiến Syria là nguyên nhân chính dẫn đến làn sóng di cư tự do của người dân Trung Đông sang châu

Âu Chiến tranh, nghèo đói, mối đe dọa về an ninh, khủng bố… làm cho tình hình

Trung Đông thêm bất ổn, đời sống người dân ngày càng khó khăn Điều này khiến lượng người tị nạn từ Syria và Trung Đông - châu Phi vào châu Âu gia tăng đột biến, tạo ra cuộc khủng hoảng di dân lớn nhất kể từ sau Chiến tranh Thế giới lần thứ hai Hàng triệu người đã phải bỏ nhà cửa để đi tị nạn trong cảnh nghèo đói do chiến tranh ở Syria Theo Cơ quan tị nạn LHQ, kể từ khi nội chiến bùng phát đến tháng 3/2016, khoảng 4,8 triệu người Syria đã chạy sang các nước khác để tránh chiến tranh Làn sóng người Syria đổ vào đã khiến châu Âu lâm vào cuộc khủng hoảng

Trang 32

30

người di cư tồi tệ nhất kể từ sau Chiến tranh Thế giới lần thứ hai Cuộc khủng hoảng người di cư đã tác động mạnh đến EU cả về kinh tế, an ninh và chính trị, gây chia rẽ, mất đoàn kết nội bộ EU khiến các nước châu Âu đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức mới, đặc biệt là nguy cơ khủng bố

- Sự xuất hiện của tổ chức IS: Sau phong trào “Mùa xuân Ả-rập”, đặc biệt tại

Syria, Hồi giáo cực đoan và chủ nghĩa khủng bố có xu hướng phát triển, gây chia rẽ, tranh chấp quyền lực tại khu vực Chính phủ suy yếu, thể chế an ninh lỏng lẻo đã tạo cơ hội cho các nhóm vũ trang, lực lượng khủng bố củng cố sức mạnh, phát triển Đầu năm 2014, một nhóm cực đoan nổi lên tại Iraq tự xưng là IS và gây ra nhiều hành động khủng bố tàn bạo Mục tiêu tối thượng của IS là thiết lập một “nhà nước Hồi giáo” thống nhất toàn Trung Đông, áp dụng luật Hồi giáo Sharia Người Hồi giáo dòng Shiite bị IS coi là những kẻ phản đạo và sẽ phải bị trừng trị nếu không cải đạo sang Hồi giáo Sunni IS đặc biệt chú trọng tuyên truyền và sử dụng

hệ thống thông tin điện tử, mạng xã hội IS chiếm nhiều vùng lãnh thổ ở Iraq và lợi dụng bất ổn giành kiểm soát nhiều vùng rộng lớn tại Syria

IS được tổ chức chặt chẽ, theo mô hình “nhà nước Hồi giáo” thần quyền 3 cấp: (1) Thủ lĩnh và ban lãnh đạo; (2) Các đơn vị tác chiến phụ trách từng khu vực; (3) Cấp quản lý 16 tỉnh

Phương thức hoạt động của IS ngày càng chuyên nghiệp và thực dụng hơn thông qua kết hợp giữa hoạt động khủng bố và hành động quân sự Các chiến dịch của IS thường tập trung vào các trung tâm đô thị, hệ thống giao thông và khu vực giàu tài nguyên tại Iraq và Syria IS thường hoạt động nhỏ lẻ, phân tán lực lượng thành nhóm nhỏ, trà trộn vào dân chúng, thường xuyên thay đổi phương tiện, hình thức tác chiến, vận dụng cách đánh du kích IS liên tục mở rộng hoạt động khủng bố tại Trung Đông và châu Âu nhằm kích động hận thù giữa cộng đồng phi Hồi giáo và Hồi giáo; quảng bá sức mạnh

Tại Syria, với IS, lật đổ Tổng thống Assad chỉ là nhiệm vụ thứ yếu so với kế hoạch thành lập một “nhà nước Hồi giáo” ở Trung Đông Nhưng kế hoạch này khiến IS xung đột với lực lượng đối lập Syria và dẫn đến những tranh chấp về lãnh thổ Thời gian qua, do bị tấn công mạnh, IS đang mất dần lợi thế, thất thủ ở nhiều khu vực quan trọng và dần bị cô lập trong các điểm chiếm đóng, khả năng chuyển

Trang 33

31

và tuyển quân hạn chế Ngoài ra, do bị kiểm soát mạnh bởi quốc tế nên nguồn thu tài chính của IS cũng bị thu hẹp dần Hiện chủ trương của IS và các nhóm Hồi giáo cực đoan là tử thủ tại các khu vực chiếm cứ như Idlib, phân tán, trà trộn lực lượng vào dân chúng và chuyển địa bàn chờ thời cơ tiến hành hoạt động khủng bố, thánh chiến

Thời gian gần đây, IS có xu hướng gia tăng hoạt động tại một số quốc gia Đông Nam Á có đông người Hồi giáo (hơn 250 triệu tín đồ)24

Những kẻ cầm đầu và các nhóm liên kết với IS trong khu vực (Abu Sayyaf, Jemaah Islamiyah…) đang nỗ lực tổ chức các vụ đánh bom khủng bố, lôi kéo người tham gia để gây ảnh hưởng, tranh giành vị thế trong khu vực Tại Đông Nam Á, IS chưa có khả năng tạo dựng “vùng kiểm soát” như ở Trung Đông, nhưng có điều kiện để tồn tại và hoạt động

1.4 Phản ứng quốc tế

Thế giới quan ngại sâu sắc về diễn biến chính trị tại Bắc Phi và Trung Đông và Syria vì có thể gây ra phản ứng dây chuyền, gây hậu quả nghiêm trọng, khó lường Lãnh đạo các cường quốc như Mỹ, Nga, Trung Quốc, Đức, Anh, Pháp… đều ra tuyên bố về cuộc khủng hoảng này Trước diễn biến căng thẳng tại Syria, cộng đồng quốc tế có phản ứng trái chiều

Chương trình Phát triển của LHQ (UNDP) đình chỉ dự án viện trợ phát triển trị giá 38 triệu USD cho Syria liên quan lĩnh vực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; tăng cường thể chế, hành chính và pháp luật; tăng cường quản lý môi trường; cải thiện khả năng ngăn chặn và quản lý thảm họa; chống HIV/AIDS Cơ quan nhân quyền LHQ yêu cầu Chính phủ Syria kiềm chế, ngừng sử dụng vũ lực và bắt giữ người biểu tình

Mỹ và EU tuyên bố áp đặt lệnh cấm vũ khí với Syria và các biện pháp trừng phạt với giới chức cấp cao Syria Đức và Pháp hối thúc HĐBA LHQ ra Nghị quyết lên án Chính quyền Assad đàn áp người biểu tình Báo chí phương Tây đưa tin đậm nét về diễn biến bạo động, tập trung đổ lỗi cho Quân đội Chính phủ Syria; cố tình không đề cập vai trò nòng cốt là các chiến binh Hồi giáo, Hồi giáo cực đoan được các cường quốc nước ngoài, trong đó có Mỹ, Ả-rập Xê-út, Thổ Nhĩ Kỳ và Israel bí

24

BTGCP, Gia tăng nguy cơ khủng bố ở Đông - Nam Á,

http://btgcp.gov.vn/Plus.aspx/vi/News/38/0/249/0/8989/Gia_tang_nguy_co_khung_bo_o_Dong_Nam_A

Trang 34

32

mật hỗ trợ, trang bị và huấn luyện

Nga, Trung Quốc và nhiều nước phản đối các nghị quyết trừng phạt Chính quyền Syria do Mỹ và đồng minh đề xuất Venezuela ủng hộ Chính quyền Syria; chỉ trích phương Tây muốn can thiệp quân sự vào Syria dưới danh nghĩa bảo vệ thường dân; đề nghị cộng đồng quốc tế tìm giải pháp hòa bình cho cuộc khủng hoảng tại Syria, tránh để Syria trở thành Lybia thứ hai

Việt Nam hoan nghênh các sáng kiến và nỗ lực của các bên liên quan nhằm giúp giảm bớt tình hình căng thẳng tại Syria; ủng hộ các bên tích cực triển khai các sáng kiến nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến Syria bằng biện pháp hòa bình, sớm mang lại hòa bình và ổn định cho nhân dân Syria

Cộng đồng quốc tế tích cực tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng Syria Tuy nhiên, các quốc gia có tiếng nói quan trọng như Nga, Mỹ vẫn tiếp tục mâu thuẫn về lợi ích, quan điểm liên quan vấn đề Syria Nga và Trung Quốc tiếp tục bảo vệ Chính phủ Syria Mỹ tuy thống nhất với Nga về việc tìm giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột và chống khủng bố đang có chiều hướng lan rộng, nhưng không từ bỏ mục tiêu lật đổ Tổng thống Assad, từng bước xây dựng một chính quyền thân phương Tây thời hậu Assad Các cường quốc khu vực cũng mâu thuẫn gay gắt về ý đồ, lợi ích liên quan vấn đề Syria Đối với Iran, việc duy trì sự tồn tại của Chính quyền Assad

có ý nghĩa quyết định đến việc bảo vệ ảnh hưởng của Iran và dòng Hồi giáo Shiite trong khu vực Trong khi Ả-rập Xê-út và Thổ Nhĩ Kỳ đều muốn lật đổ Chính quyền Assad nhằm hạn chế ảnh hưởng của Iran và tăng cường ảnh hưởng chính trị của dòng Hồi giáo Sunni tại Syria nói riêng và trong khu vực nói chung

Tiểu kết:

Trung Đông nói chung và Syria nói riêngcó vị trí địa chiến lược và kinh tế quan trọng, với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, nhất là dầu mỏ và khí đốt Tình hình khu vực vốn luôn phức tạp với nhiều mâu thuẫn, xung đột và nhiều cuộc khủng hoảng Không dễ dàng để có thể phân biệt rạch ròi và định vị chính xác những khủng hoảng, xung đột tại khu vực bắt nguồn từ mâu thuẫn nào (tôn giáo, sắc tộc, chính trị, xã hội hay sự cạnh tranh của các nước lớn), bởi sự đan xen lẫn nhau Cuộc nội chiến ở Syria đã phản ảnh khá đầy đủ và rõ nét những mâu thuẫn của khu vực Nó là kết quả của nguyên nhân bên trong lẫn bên ngoài, cả trực tiếp lẫn

Trang 35

33

gián tiếp Những vấn đề chính trị nội bộ, kinh tế và xã hội là nguyên nhân cơ bản, trực tiếp trước tiên dẫn tới sự rối ren của cục diện chính trị; nhưng những tác động, ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài, đặc biệt là Mỹ và phương Tây, cũng hết sức quan trọng, thúc đẩy khủng hoảng bùng nổ và lan rộng Nó cũng chỉ ra sự bất cập của mô hình quản lý nhà nước, về những yếu kém, khiếm khuyết của thể chế, chế

độ chính trị ở Syria; cho thấy tầm quan trọng về năng lực quản lý, bảo đảm an ninh

xã hội và xử lý các biến động của các cấp chính quyền; khẳng định thêm sức mạnh của quần chúng nhân dân Cuộc nội chiến tại Syria cũng tái khẳng định vai trò không thể thay thế của quân đội, cũng như yêu cầu cấp thiết chính quyền phải nắm chắc công cụ bạo lực cách mạng này trong tay Đồng thời, cuộc nội chiến càng làm

lộ rõ bản chất của các cường quốc Sẽ không có nước lớn nào hy sinh lợi ích của mình vì những nước khác và sẽ sẵn sàng thỏa hiệp, trao đổi lợi ích với nhau trên vai các nước nhỏ

Cuộc chiến ở Syria đã có tác động sâu sắc đến tình hình Syria, khu vực Trung Đông và thế giới về mọi mặt, từ chính trị - đối ngoại đến kinh tế - xã hội và an ninh

- quốc phòng Trong đó những tác động mang tính chất tích cực hầu như không tồn tại, mà chỉ là những ảnh hưởng tiêu cực to lớn Tuy nhiên, cuộc nội chiến tại Syria cũng đã chứng minh sự thay đổi trong cán cân lực lượng trên thế giới Các nước phương Tây, trong đó có Mỹ đã đánh mất sự ảnh hưởng trước đây, trong khi vai trò của Nga và Trung Quốc ngày tăng lên trên sân khấu chính trị thế giới Hai siêu cường quân sự là Mỹ và Nga đã có sự đảo chiều trong chính sách đối ngoại, nhưng

đó là sự đảo chiều có chủ định Trong khi đó, châu Âu và Trung Đông lại đang phải đối diện với một chu kỳ bất ổn nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh

Trang 36

34

Chương 2: CHÍNH SÁCH CỦA LIÊN BANG NGA

ĐỐI VỚI XUNG ĐỘT TẠI SYRIA 2.1 Các nhân tố chính tác động đến chính sách của Liên bang Nga

2.1.1 Tình hình thế giới và khu vực Trung Đông

2.1.1.1 Tình hình thế giới

Trong thập niên đầu thế kỷ XXI, thế giới chứng kiến những biến đổi to lớn, sâu sắc, ảnh hưởng toàn diện đến đời sống chính trị - xã hội, kinh tế và an ninh - quốc phòng của các khu vực và quốc gia, trong đó có Trung Đông và Nga Thế giới vẫn đang trong thời kỳ chuyển đổi, quá độ sang một trật tự mới, theo hướng từ đơn cực sang đa cực25 Ở đó, những biến đổi có tính chất đan xen, tác động nhiều chiều, nhiều tuyến lên các mối quan hệ, các quốc gia và khu vực Cục diện thế giới đa cực ngày càng rõ nét hơn, xu thế dân chủ hóa trong quan hệ quốc tế tiếp tục phát triển nhưng các nước lớn vẫn giữ vai trò chi phối quan hệ quốc tế

Các mâu thuẫn cơ bản trên thế giới biểu hiện dưới những hình thức và mức độ khác nhau vẫn tồn tại và phát triển Hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, hợp tác và phát triển là xu thế lớn; nhưng đấu tranh dân tộc, đấu tranh giai cấp, chiến tranh cục

bộ, xung đột vũ trang, xung đột sắc tộc, tôn giáo, chạy đua vũ trang, hoạt động can thiệp, lật đổ, khủng bố, tranh chấp lãnh thổ, biển, đảo, tài nguyên và cạnh tranh quyết liệt về lợi ích kinh tế tiếp tục diễn ra phức tạp Tình hình đó tạo thời cơ phát triển, đồng thời đặt ra những thách thức gay gắt, nhất là đối với những nước đang và kém phát triển26

Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, kinh tế tri thức và quá trình toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, tác động sâu sắc đến sự phát triển của nhiều nước Khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội vẫn tiếp tục xảy ra Các nước đang phát triển, kém phát triển phải tiến hành cuộc đấu tranh rất khó khăn, phức tạp chống nghèo nàn, lạc hậu, chống mọi sự can thiệp, áp đặt và xâm lược để bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia, dân tộc Thế giới đang đứng trước những vấn đề toàn cầu cấp bách có liên quan đến vận mệnh loài người Đó là giữ gìn hoà bình, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh,

25 Trần Bá Khoa, Thế giới đơn cực hay đa cực, kien/2008/438/The-gioi-don-cuc-hay-da-cuc.aspx , 08/6/2008

http://tapchicongsan.org.vn/Home/The-gioi-van-de-su-26

Đảng Cộng sản Việt Nam, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ

sung, phát triển năm 2011), Văn kiện Đại hội XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011

Trang 37

35

chống khủng bố, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu, hạn chế sự bùng nổ về dân số, phòng ngừa và đẩy lùi những dịch bệnh hiểm nghèo Việc giải quyết những vấn đề đó đòi hỏi sự hợp tác và tinh thần trách nhiệm cao của tất cả các quốc gia, dân tộc

Đặc điểm nổi bật trong giai đoạn hiện nay của thời đại là các nước với chế độ

xã hội và trình độ phát triển khác nhau cùng tồn tại, vừa hợp tác vừa đấu tranh, cạnh tranh gay gắt vì lợi ích quốc gia, dân tộc Cuộc đấu tranh của nhân dân các nước vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ, phát triển và tiến bộ xã hội dù gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhưng sẽ có những bước tiến mới27

2.1.1.2 Tình hình khu vực Trung Đông

Trung Đông là khu vực có các hoang mạc và sa mạc cát lớn nhất thế giới; khí hậu nắng nóng, oi bức; nguồn nước ngọt thiếu hụt trầm trọng; một trong những khu vực có tốc độ gia tăng dân số nhanh nhất trên thế giới, khoảng 1,9%/năm Tính đến giữa năm 2015, tổng số dân của khu vực Trung Đông vào khoảng 239,6 triệu người28

Là vùng đất giao thoa giữa châu Á - Âu - Phi nên Trung Đông có sự đa dạng

về sắc tộc, trong đó người Ả-rập chiếm đa số Trung Đông là cái nôi của ba tôn giáo lớn là Hồi giáo, Do Thái giáo và Thiên chúa giáo, trong đó đạo Hồi ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của xã hội Ngoại trừ Nhà nước Israel lấy đạo Do Thái làm quốc đạo, còn lại các nước đều lấy đạo Hồi làm quốc giáo (đạo Hồi chiếm đến 90% dân số khu vực) Các tôn giáo khác như Đạo Hin-đu, Phật giáo… vẫn phát triển và có các tín đồ

Trung Đông luôn đối mặt với mâu thuẫn, bạo lực, xung đột vũ trang và cả chiến tranh mà nguyên nhân bắt nguồn từ sự bất bình đẳng giữa các tôn giáo, sắc tộc Tại Bahrain, người Hồi giáo Shiite chiếm hơn 60% dân số nhưng quyền lực lại nằm trong 30% người Hồi giáo Sunni Bộ tộc Alawite của Tổng thống Assad chỉ chiếm khoảng 15% dân số nhưng lại nắm giữ quyền lực ở Syria Tại Ả-rập Xê-út,

27 Đảng Cộng sản Việt Nam, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ

sung, phát triển năm 2011), Văn kiện Đại hội XI, Sđd

28

The World Population Data Sheet 2015, Population Reference Bureau,

http://www.prb.org/Publications/Datasheets/2015/2015-world-population-data-sheet.aspx , tháng 8/2015

Trang 38

, chiếm khoảng 39,9% trữ lượng toàn cầu, trong đó Iran, Qatar, Ả-rập Xê-út là những quốc gia có trữ lượng lớn30

Trung bình mỗi ngày, Trung Đông sản xuất khoảng 32,7% sản lượng dầu thô và khoảng 17,7% sản lượng khí đốt của thế giới31

Từ những năm 1990 trở lại đây, kinh tế của các nước Trung Đông đạt được nhiều tiến bộ Giai đoạn 2000 - 2008, các nước Trung Đông luôn có tốc độ tăng trưởng nhanh khoảng 6%/năm32 Có được kỳ tích này là nhờ giá dầu thế giới liên tục tăng; nhiều nước cải cách, chuyển đổi kinh tế sang cơ chế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng Ngoài ra, các khoản viện trợ nước ngoài, nhất là của Mỹ cũng góp phần tạo nên sự thịnh vượng của khu vực… Dù vậy, kinh tế vĩ mô khu vực không ổn định, bởi phụ thuộc lớn vào giá dầu mỏ và nước ngoài Cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính thế giới (2008 - 2009) khiến sự ổn định kinh tế vĩ mô của các nước trong khu vực đổ vỡ Tình trạng thất nghiệp và lạm phát tăng cao trở thành quốc nạn Dân số đông, tỷ lệ gia tăng dân số cao, tình trạng bất bình đẳng, khoảng cách giàu nghèo, tệ nạn xã hội gia tăng trở thành những vấn đề gây bức xúc xã hội, tiềm ẩn nguy cơ bất ổn

Về chính trị và an ninh, Trung Đông luôn là một trong những khu vực “nóng” nhất trên thế giới Môi trường an ninh luôn trong tình trạng bất ổn, phức tạp bởi tình trạng cạnh tranh quyền lực, mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo (Hồi giáo - Do Thái; Shiite - Sunni của Hồi giáo); chủ nghĩa khủng bố, cực đoan; tội phạm xuyên quốc gia; xung đột

vũ trangvà kéo dài dai dẳng (xung đột giữa Israel với thế giới Ả-rập; xung đột ở Syria

và Yemen; vấn đề hạt nhân Iran; xung đột vũ trang và chiến tranh ở Iraq )

Trang 39

37

Về mặt xã hội, Trung Đông là khu vực có sự phân hóa giàu nghèo, nạn phân biệt đối xử, trọng nam khinh nữ diễn ra nghiêm trọng nhất Quyền lợi chính trị của người dân, nhất là phụ nữ, luôn bị hạn chế Nền chính trị yếu kém; tham nhũng tràn lan; thất nghiệp, lạm phát, nghèo đói gia tăng (25 - 40% dân số khu vực sống dưới mức nghèo khổ; 50% dân số dưới 25 tuổi nhưng ¾ số này thất nghiệp33); môi trường an ninh bất ổn; phân hóa giàu nghèo trở thành những vấn đề gây tích tụ mâu thuẫn đối kháng giữa các giai tầng

Tình hình khu vực Trung Đông càng trở nên “nóng” hơn bởi sự can dự và cạnh tranh của các cường quốc như Mỹ, Nga, Trung Quốc Ngay từ năm 1980, trong Học thuyết J.Carter, Chính quyền Mỹ đã coi “mọi hành động của bất cứ thế lực nào nằm bên ngoài nước Mỹ nhằm giành quyền kiểm soát Vùng Vịnh đều được coi là hành động tấn công vào quyền lợi của nước Mỹ và buộc phải ngăn chặn bằng mọi biện pháp, kể cả dùng vũ lực”34 Sự đối đầu giữa một bên là Mỹ - phương Tây

và thế giới Ả-rập Hồi giáo theo phương Tây với một bên là Nga, Trung Quốc và phần còn lại thế giới Ả-rập Hồi giáo ngày càng căng thẳng Trung Đông trở thành nơi đối đầu giữa các cường quốc trong cuộc chiến giành giật lợi ích

Phong trào “Mùa xuân Ả-rập” - làn sóng biểu tình, bạo loạn chống chính phủ diễn ra ở một loạt quốc gia thuộc khu vực Trung Đông - Bắc Phi (từ những tháng đầu năm 2011 và tác động cho đến hiện nay) chính là hệ quả của những nguy cơ bất

ổn đã tồn tại từ lâu và quá sức chịu đựng “Mùa xuân Ả-rập” đã đẩy khu vực vào sự bất ổn nghiêm trọng về chính trị, kinh tế, an ninh và xã hội Đàn áp, bất công, nghèo đói, mâu thuẫn sắc tộc và phe phái sâu sắc đã tạo điều kiện cho các nhóm khủng bố

và thánh chiến cực đoan mọc lên khắp khu vực, trong đó sự ra đời và nổi lên của IS

đã và đang đe dọa nghiêm trọng đến khu vực và thế giới, là một trong những nguyên nhân gây ra làn sóng di dân ồ ạt từ Trung Đông, châu Phi đến châu Âu thời gian qua

Trang 40

http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/The-gioi-van-de-su-kien/2008/1284/Khung-hoang-nang-luong-toan-38

2.1.2 Tình hình Liên bang Nga và chính sách đối ngoại của Liên bang Nga thời gian gần đây

2.1.2.1 Tình hình Liên bang Nga

Sau khi lên nắm quyền (tháng 3/2000), Tổng thống Putin phải kế thừa một di sản bất ổn nặng nề từ thời Yeltsin Nội bộ mâu thuẫn, xung đột gay gắt kéo dài; kinh tế khủng hoảng trầm trọng; các mối đe doạ an ninh quốc gia gia tăng mạnh; xu hướng cát cứ địa phương gia tăng; luật pháp liên bang ngày càng mất hiệu lực ở các khu vực; nền chính trị bị các thế lực tài phiệt thao túng; lợi ích quốc gia ở các khu vực sống còn bị thu hẹp; chủ nghĩa khủng bố nổi lên mạnh mẽ ở "không gian hậu

Xô viết" Khả năng chiến đấu của lực lượng vũ trang suy giảm mạnh, tinh thần rệu

rã Đường lối đối ngoại thân phương Tây bị thất bại; vị thế, vai trò trong "không gian hậu Xô viết" bị thu hẹp; quan hệ với các nước bạn bè truyền thống không được quan tâm

Tuy nhiên, với đường lối, chính sách đối nội và đối ngoại hợp lý, Chính quyền Tổng thống Putin đã thu được những thành tựu quan trọng Quyền lực và uy tín của Tổng thống ngày càng được củng cố Phe cánh của Tổng thống nắm giữ hầu hết những vị trí quan trọng chủ chốt trong bộ máy quyền lực từ trung ương đến địa phương; lực lượng ủng hộ Tổng thống chiếm đa số áp đảo trong Duma Quốc gia và Thượng viện, tạo điều kiện thuận lợi cho thể chế hóa các chương trình cải cách và khôi phục trật tự luật pháp trên phạm vi liên bang; chính quyền ngành dọc được cơ cấu lại tạo điều kiện cho Tổng thống tăng cường quyền lực của trung ương

Nga có tài nguyên đa dạng, phong phú và trữ lượng lớn; cơ sở hạ tầng khá phát triển; tiềm năng khoa học kỹ thuật lớn; nền giáo dục - đào tạo tiên tiến Những lợi thế đó cùng chính sách đúng đắn của chính quyền đã giúp kinh tế Nga nhanh chóng thoát khỏi khủng hoảng và đi vào phát triển ổn định Từ năm 2000 -

2008, tỷ lệ tăng trưởng GDP của Nga tăng bình quân 6,9%/năm (trước khi giảm xuống còn trên dưới 1% từ năm 2009 - 2013); GDP tăng tới 83%, năng suất lao động tăng 70%, hoạt động đầu tư tăng gấp đôi, sức mua từ đồng lương lao động tăng 340% và sức mua từ lương hưu tăng 280%35 Trong cuộc khủng hoảng tài

35

Евгений Калюков, Кремль назвал «фактически» выполненным обещание Путина удвоить ВВП,

https://www.rbc.ru/economics/31/03/2015/551a86c99a7947b0f971d1d2, 31/5/2015

Ngày đăng: 10/11/2019, 23:46

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lê Thùy Dương (biên dịch), Sắc lệnh về Chính sách đối ngoại của Nga trong nhiệm kỳ mới của Tân Tổng thống V. Putin, Tạp chí Cộng sản, 14/5/2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sắc lệnh về Chính sách đối ngoại của Nga trong nhiệm kỳ mới của Tân Tổng thống V. Putin
2. Dương Thị Bích Diệp (2013), Phong trào Mùa xuân Ả-rập tại Syria: Thực trạng, nguyên nhânvà tác động đến Việt Nam, Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phong trào Mùa xuân Ả-rập tại Syria: Thực trạng, nguyên nhânvà tác động đến Việt Nam
Tác giả: Dương Thị Bích Diệp
Năm: 2013
3. Đỗ Đức Định (2012), Châu Phi - Trung Đông: Những vấn đề chính trị và kinh tế nổi bật, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Châu Phi - Trung Đông: Những vấn đề chính trị và kinh tế nổi bật
Tác giả: Đỗ Đức Định
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 2012
4. Lê Minh Giang (2012), Nét mới trong chính sách đối ngoại của Liên bang Nga dưới thời Tổng thống D. Medvedev (2008 - 2012), Tạp chí nghiên cứu Châu Âu, số 10 (145) tháng 10/2012, Tr.65 - 71 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nét mới trong chính sách đối ngoại của Liên bang Nga dưới thời Tổng thống D. Medvedev (2008 - 2012)
Tác giả: Lê Minh Giang
Năm: 2012
5. Nguyễn An Hà (2008), Liên bang Nga trên con đường phát triển những năm đầu thế kỷ XXI, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Liên bang Nga trên con đường phát triển những năm đầu thế kỷ XXI
Tác giả: Nguyễn An Hà
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 2008
6. Nguyễn An Hà (2010), Nhìn lại 10 năm chính sách đối ngoại của Nga đầu thế kỷ XXI, Tạp chí nghiên cứu châu Âu, số 3 (114) tháng 3/2010, Tr.13-21 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhìn lại 10 năm chính sách đối ngoại của Nga đầu thế kỷ XXI
Tác giả: Nguyễn An Hà
Năm: 2010
7. Phạm Thanh Hà - Trần Thị Thanh Tâm (2013), Tác động của Mùa xuân Ả-rập đối với khu vực Bắc Phi - Trung Đông, Tạp chí nghiên cứu châu Âu & Trung Đông, số 10 (98) tháng 10/2013, Tr.12-18 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác động của Mùa xuân Ả-rập đối với khu vực Bắc Phi - Trung Đông
Tác giả: Phạm Thanh Hà - Trần Thị Thanh Tâm
Năm: 2013
8. Lê Đức Hạnh, Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) và thái độ của các quốc gia trong cuộc chiến chống IS, Tạp chí nghiên cứu châu Phi và Trung Đông, tháng 11/2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) và thái độ của các quốc gia trong cuộc chiến chống IS
9. Đỗ Đức Hiệp (2012), Cẩm nang về Trung Đông, Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cẩm nang về Trung Đông
Tác giả: Đỗ Đức Hiệp
Nhà XB: Nxb Từ điển bách khoa
Năm: 2012
10. Nguyễn Thanh Hiền (2007), Sự vươn lên của nước Nga thời Tổng thống Putin, Tạp chí nghiên cứu châu Âu, số 11 (86) tháng 11/2007, Tr.56-67 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự vươn lên của nước Nga thời Tổng thống Putin
Tác giả: Nguyễn Thanh Hiền
Năm: 2007
11. Nguyễn Thanh Hiền (2013), Một số nhìn nhận và đánh giá về biến động chính trị - xã hội tại Bắc Phi - Trung Đông từ tháng 12/2010 đến nay, Tạp chí nghiên cứu châu Phi & Trung Đông, số 08 (96) tháng 8/2013, Tr.3-11 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số nhìn nhận và đánh giá về biến động chính trị - xã hội tại Bắc Phi - Trung Đông từ tháng 12/2010 đến nay
Tác giả: Nguyễn Thanh Hiền
Năm: 2013
12. Nguyễn Thanh Hiền (2015), Biến động chính trị - xã hội tại Bắc Phi - Trung Đông và những tác động tới Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biến động chính trị - xã hội tại Bắc Phi - Trung Đông và những tác động tới Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Thanh Hiền
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2015
13. Bùi Hiền (2008), Nước Nga với thế giới và Việt Nam, Tạp chí nghiên cứu châu Âu, số 3 (90) tháng 3/2008, Tr.3-9 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nước Nga với thế giới và Việt Nam
Tác giả: Bùi Hiền
Năm: 2008
14. Đào Hùng (2008), Những thành tựu của Liên bang Nga trong 8 năm dưới sự lãnh đạo của Tổng thống V. Putin, Tạp chí nghiên cứu châu Âu, số 4(91) tháng 4/2008, Tr.71-74 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những thành tựu của Liên bang Nga trong 8 năm dưới sự lãnh đạo của Tổng thống V. Putin
Tác giả: Đào Hùng
Năm: 2008
15. Lê Thế Mẫu, Biến động chính trị - xã hội ở Bắc Phi và Trung Đông nhìn từ “Đề án Đại Trung Đông” của Mỹ, Tạp chí nghiên cứu châu Phi và Trung Đông, số 9(73), tháng 9/2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biến động chính trị - xã hội ở Bắc Phi và Trung Đông nhìn từ “Đề án Đại Trung Đông” của Mỹ
16. Lê Thế Mẫu, Biến động chính trị - xã hội ở Trung Đông nhìn từ cuộc chiến tranh giành giật dầu mỏ và khí đốt, Tạp chí nghiên cứu châu Phi và Trung Đông, số 06(94), tháng 6/2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biến động chính trị - xã hội ở Trung Đông nhìn từ cuộc chiến tranh giành giật dầu mỏ và khí đốt
17. Lê Thế Mẫu, Syria trước bước ngoặt quyết định, Tạp chí nghiên cứu châu Phi và Trung Đông, số 08(96), tháng 8/2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Syria trước bước ngoặt quyết định
18. Lê Thế Mẫu (2015), Thế giới: Bước ngoặt lịch sử, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thế giới: Bước ngoặt lịch sử
Tác giả: Lê Thế Mẫu
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2015
19. Nguyễn Thọ Nhân (2008), Lịch sử Trung Đông 2000 năm trở lại đây, Nxb Tri thức, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Trung Đông 2000 năm trở lại đây
Tác giả: Nguyễn Thọ Nhân
Nhà XB: Nxb Tri thức
Năm: 2008
20. Bùi Nhật Quang, Phạm Ngọc Lãng (2015), Vấn đề dầu mỏ và quan hệ quốc tế ở Trung Đông - Bắc Phi thời kỳ hậu Mùa xuân Arab, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề dầu mỏ và quan hệ quốc tế ở Trung Đông - Bắc Phi thời kỳ hậu Mùa xuân Arab
Tác giả: Bùi Nhật Quang, Phạm Ngọc Lãng
Nhà XB: Nxb Lý luận chính trị
Năm: 2015

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w