Tình hình thế giới và khu vực Trung Đông

Một phần của tài liệu Liên bang nga và nội chiến tại syria từ năm 2011 đến nay (Trang 36 - 40)

Chương 2: CHÍNH SÁCH CỦA LIÊN BANG NGA ĐỐI VỚI XUNG ĐỘT TẠI SYRIA

2.1. Các nhân tố chính tác động đến chính sách của Liên bang Nga

2.1.1. Tình hình thế giới và khu vực Trung Đông

2.1.1.1. Tình hình thế giới

Trong thập niên đầu thế kỷ XXI, thế giới chứng kiến những biến đổi to lớn, sâu sắc, ảnh hưởng toàn diện đến đời sống chính trị - xã hội, kinh tế và an ninh - quốc phòng của các khu vực và quốc gia, trong đó có Trung Đông và Nga. Thế giới vẫn đang trong thời kỳ chuyển đổi, quá độ sang một trật tự mới, theo hướng từ đơn cực sang đa cực25. Ở đó, những biến đổi có tính chất đan xen, tác động nhiều chiều, nhiều tuyến lên các mối quan hệ, các quốc gia và khu vực. Cục diện thế giới đa cực ngày càng rõ nét hơn, xu thế dân chủ hóa trong quan hệ quốc tế tiếp tục phát triển nhưng các nước lớn vẫn giữ vai trò chi phối quan hệ quốc tế.

Các mâu thuẫn cơ bản trên thế giới biểu hiện dưới những hình thức và mức độ khác nhau vẫn tồn tại và phát triển. Hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, hợp tác và phát triển là xu thế lớn; nhưng đấu tranh dân tộc, đấu tranh giai cấp, chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, xung đột sắc tộc, tôn giáo, chạy đua vũ trang, hoạt động can thiệp, lật đổ, khủng bố, tranh chấp lãnh thổ, biển, đảo, tài nguyên và cạnh tranh quyết liệt về lợi ích kinh tế tiếp tục diễn ra phức tạp. Tình hình đó tạo thời cơ phát triển, đồng thời đặt ra những thách thức gay gắt, nhất là đối với những nước đang và kém phát triển26.

Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, kinh tế tri thức và quá trình toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, tác động sâu sắc đến sự phát triển của nhiều nước. Khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội vẫn tiếp tục xảy ra. Các nước đang phát triển, kém phát triển phải tiến hành cuộc đấu tranh rất khó khăn, phức tạp chống nghèo nàn, lạc hậu, chống mọi sự can thiệp, áp đặt và xâm lược để bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia, dân tộc. Thế giới đang đứng trước những vấn đề toàn cầu cấp bách có liên quan đến vận mệnh loài người. Đó là giữ gìn hoà bình, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh,

25 Trần Bá Khoa, Thế giới đơn cực hay đa cực, http://tapchicongsan.org.vn/Home/The-gioi-van-de-su- kien/2008/438/The-gioi-don-cuc-hay-da-cuc.aspx, 08/6/2008.

26 Đảng Cộng sản Việt Nam, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011), Văn kiện Đại hội XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011.

35

chống khủng bố, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu, hạn chế sự bùng nổ về dân số, phòng ngừa và đẩy lùi những dịch bệnh hiểm nghèo...

Việc giải quyết những vấn đề đó đòi hỏi sự hợp tác và tinh thần trách nhiệm cao của tất cả các quốc gia, dân tộc.

Đặc điểm nổi bật trong giai đoạn hiện nay của thời đại là các nước với chế độ xã hội và trình độ phát triển khác nhau cùng tồn tại, vừa hợp tác vừa đấu tranh, cạnh tranh gay gắt vì lợi ích quốc gia, dân tộc. Cuộc đấu tranh của nhân dân các nước vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ, phát triển và tiến bộ xã hội dù gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhưng sẽ có những bước tiến mới27.

2.1.1.2. Tình hình khu vực Trung Đông

Trung Đông là khu vực có các hoang mạc và sa mạc cát lớn nhất thế giới; khí hậu nắng nóng, oi bức; nguồn nước ngọt thiếu hụt trầm trọng; một trong những khu vực có tốc độ gia tăng dân số nhanh nhất trên thế giới, khoảng 1,9%/năm.

Tính đến giữa năm 2015, tổng số dân của khu vực Trung Đông vào khoảng 239,6 triệu người28.

Là vùng đất giao thoa giữa châu Á - Âu - Phi nên Trung Đông có sự đa dạng về sắc tộc, trong đó người Ả-rập chiếm đa số. Trung Đông là cái nôi của ba tôn giáo lớn là Hồi giáo, Do Thái giáo và Thiên chúa giáo, trong đó đạo Hồi ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của xã hội. Ngoại trừ Nhà nước Israel lấy đạo Do Thái làm quốc đạo, còn lại các nước đều lấy đạo Hồi làm quốc giáo (đạo Hồi chiếm đến 90% dân số khu vực). Các tôn giáo khác như Đạo Hin-đu, Phật giáo… vẫn phát triển và có các tín đồ.

Trung Đông luôn đối mặt với mâu thuẫn, bạo lực, xung đột vũ trang và cả chiến tranh mà nguyên nhân bắt nguồn từ sự bất bình đẳng giữa các tôn giáo, sắc tộc. Tại Bahrain, người Hồi giáo Shiite chiếm hơn 60% dân số nhưng quyền lực lại nằm trong 30% người Hồi giáo Sunni. Bộ tộc Alawite của Tổng thống Assad chỉ chiếm khoảng 15% dân số nhưng lại nắm giữ quyền lực ở Syria. Tại Ả-rập Xê-út,

27 Đảng Cộng sản Việt Nam, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011), Văn kiện Đại hội XI, Sđd.

28 The World Population Data Sheet 2015, Population Reference Bureau, http://www.prb.org/Publications/Datasheets/2015/2015-world-population-data-sheet.aspx, tháng 8/2015.

36

người Hồi giáo Sunni có nhiều quyền lợi, trong khi người Hồi giáo Shiite bị cấm đoán, hạn chế nhiều…

Trung Đông là “rốn dầu thế giới”, khi chiếm đến khoảng 54% tổng trữ lượng dầu mỏ được phát hiện toàn cầu, trong đó các quốc gia có trữ lượng dầu mỏ lớn là Ả-rập Xê-út; Iran; Iraq29… Trữ lượng khí đốt được phát hiện của khu vực cũng hơn 80.000 tỷ m3, chiếm khoảng 39,9% trữ lượng toàn cầu, trong đó Iran, Qatar, Ả-rập Xê-út là những quốc gia có trữ lượng lớn30. Trung bình mỗi ngày, Trung Đông sản xuất khoảng 32,7% sản lượng dầu thô và khoảng 17,7% sản lượng khí đốt của thế giới31.

Từ những năm 1990 trở lại đây, kinh tế của các nước Trung Đông đạt được nhiều tiến bộ. Giai đoạn 2000 - 2008, các nước Trung Đông luôn có tốc độ tăng trưởng nhanh khoảng 6%/năm32. Có được kỳ tích này là nhờ giá dầu thế giới liên tục tăng; nhiều nước cải cách, chuyển đổi kinh tế sang cơ chế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng. Ngoài ra, các khoản viện trợ nước ngoài, nhất là của Mỹ cũng góp phần tạo nên sự thịnh vượng của khu vực… Dù vậy, kinh tế vĩ mô khu vực không ổn định, bởi phụ thuộc lớn vào giá dầu mỏ và nước ngoài. Cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính thế giới (2008 - 2009) khiến sự ổn định kinh tế vĩ mô của các nước trong khu vực đổ vỡ. Tình trạng thất nghiệp và lạm phát tăng cao trở thành quốc nạn. Dân số đông, tỷ lệ gia tăng dân số cao, tình trạng bất bình đẳng, khoảng cách giàu nghèo, tệ nạn xã hội... gia tăng trở thành những vấn đề gây bức xúc xã hội, tiềm ẩn nguy cơ bất ổn.

Về chính trị và an ninh, Trung Đông luôn là một trong những khu vực “nóng”

nhất trên thế giới... Môi trường an ninh luôn trong tình trạng bất ổn, phức tạp bởi tình trạng cạnh tranh quyền lực, mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo (Hồi giáo - Do Thái; Shiite - Sunni của Hồi giáo); chủ nghĩa khủng bố, cực đoan; tội phạm xuyên quốc gia; xung đột vũ trangvà kéo dài dai dẳng (xung đột giữa Israel với thế giới Ả-rập; xung đột ở Syria và Yemen; vấn đề hạt nhân Iran; xung đột vũ trang và chiến tranh ở Iraq...).

29OPEC, Annual Statistical Bulletin 2015,

http://www.opec.org/opec_web/static_files_project/media/downloads/publications/ASB2015.pdf

30 OPEC, Tlđd.

31OPEC, Tlđd.

32 IMF, World Economic Outlook April 2015,

http://www.imf.org/external/pubs/ft/weo/2015/01/pdf/text.pdf

37

Về mặt xã hội, Trung Đông là khu vực có sự phân hóa giàu nghèo, nạn phân biệt đối xử, trọng nam khinh nữ diễn ra nghiêm trọng nhất. Quyền lợi chính trị của người dân, nhất là phụ nữ, luôn bị hạn chế... Nền chính trị yếu kém; tham nhũng tràn lan; thất nghiệp, lạm phát, nghèo đói gia tăng (25 - 40% dân số khu vực sống dưới mức nghốo khổ; 50% dõn số dưới 25 tuổi nhưng ắ số này thất nghiệp33); mụi trường an ninh bất ổn; phân hóa giàu nghèo... trở thành những vấn đề gây tích tụ mâu thuẫn đối kháng giữa các giai tầng.

Tình hình khu vực Trung Đông càng trở nên “nóng” hơn bởi sự can dự và cạnh tranh của các cường quốc như Mỹ, Nga, Trung Quốc... Ngay từ năm 1980, trong Học thuyết J.Carter, Chính quyền Mỹ đã coi “mọi hành động của bất cứ thế lực nào nằm bên ngoài nước Mỹ nhằm giành quyền kiểm soát Vùng Vịnh đều được coi là hành động tấn công vào quyền lợi của nước Mỹ và buộc phải ngăn chặn bằng mọi biện pháp, kể cả dùng vũ lực”34. Sự đối đầu giữa một bên là Mỹ - phương Tây và thế giới Ả-rập Hồi giáo theo phương Tây với một bên là Nga, Trung Quốc và phần còn lại thế giới Ả-rập Hồi giáo ngày càng căng thẳng. Trung Đông trở thành nơi đối đầu giữa các cường quốc trong cuộc chiến giành giật lợi ích.

Phong trào “Mùa xuân Ả-rập” - làn sóng biểu tình, bạo loạn chống chính phủ diễn ra ở một loạt quốc gia thuộc khu vực Trung Đông - Bắc Phi (từ những tháng đầu năm 2011 và tác động cho đến hiện nay) chính là hệ quả của những nguy cơ bất ổn đã tồn tại từ lâu và quá sức chịu đựng. “Mùa xuân Ả-rập” đã đẩy khu vực vào sự bất ổn nghiêm trọng về chính trị, kinh tế, an ninh và xã hội. Đàn áp, bất công, nghèo đói, mâu thuẫn sắc tộc và phe phái sâu sắc đã tạo điều kiện cho các nhóm khủng bố và thánh chiến cực đoan mọc lên khắp khu vực, trong đó sự ra đời và nổi lên của IS đã và đang đe dọa nghiêm trọng đến khu vực và thế giới, là một trong những nguyên nhân gây ra làn sóng di dân ồ ạt từ Trung Đông, châu Phi đến châu Âu thời gian qua.

33 Bùi Hữu Cường, Thực trạng đói nghèo và những con số đáng báo động, http://antg.cand.com.vn/Kinh-te- Van-hoa-The-Thao/Thuc-trang-doi-ngheo-va-nhung-con-so-dang-bao-dong-298842/, 31/10/2010.

34 Trần Minh Tơn, Khủng hoảng năng lượng toàn cầu và lựa chọn của nhân loại, http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/The-gioi-van-de-su-kien/2008/1284/Khung-hoang-nang-luong-toan- cau-va-lua-chon-cua-nhan-loai.aspx, 14/4/2008.

38

Một phần của tài liệu Liên bang nga và nội chiến tại syria từ năm 2011 đến nay (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)