Sự can thiệp của các nhân tố bên ngoài

Một phần của tài liệu Liên bang nga và nội chiến tại syria từ năm 2011 đến nay (Trang 74 - 78)

Chương 3: VAI TRÒ CỦA LIÊN BANG NGA ĐỐI VỚI TRIỂN VỌNG GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT TẠI SYRIA

3.1. Tình hình giải quyết xung đột cho đến nay

3.1.3. Sự can thiệp của các nhân tố bên ngoài

Đối với Mỹ, Syria là một mắt xích quan trọng trong chiến lược Đại Trung Đông. Cuộc khủng hoảng Syria nằm trong ý đồ và chiến lược thay đổi các chế độ đối nghịch với lợi ích của Mỹ trên thế giới. Mục tiêu của Mỹ là lật đổ chế độ Assad, thành lập một chế độ thân phương Tây tại Syria. Mỹ coi khủng hoảng tại Syria là cơ hội lật đổ Chính quyền Assad, phá vỡ trục quan hệ Iran - Syria - Hezbollah; làm suy yếu Iran; giúp đồng minh Ả-rập Xê-út, UAE và Israel tăng cường ảnh hưởng. Ngoài ra, với cuộc khủng hoảng ở Syria, Mỹ muốn kiềm chế ảnh hưởng của Nga và Trung Quốc. Những điều này tạo điều kiện cho Mỹ chiếm ưu thế trong kiểm soát nguồn năng lượng tại Trung Đông.

Mỹ và đồng minh tăng cường lôi kéo các nước công nhận và hậu thuẫn lực lượng đối lập tại Syria; cáo buộc Chính quyền Syria vi phạm nhân quyền, phạm tội ác chiến tranh, sử dụng vũ khí hóa học; công nhận SNC là đại diện hợp pháp của nhân dân Syria; tích cực ủng hộ tài chính, vũ khí cho lực lượng đối lập, trong khi áp đặt trừng phạt kinh tế Chính quyền Assad; đề xuất thiết lập vùng cấm bay. Sau Hội nghị “Nhóm những người bạn của Syria” (Mỹ, Anh, Ai Cập, Pháp, Đức, Jordan, Italy, Qatar, Ả-rập Xê-út, Thổ Nhĩ Kỳ và UAE), Mỹ và đồng minh quyết định tăng viện trợ phi sát thương cho lực lượng đối lập lên 250 triệu USD68. Mỹ đã tính đến kế hoạch triển khai lực lượng quốc tế, sẵn sàng tiến vào Syria nhằm kiểm soát các kho vũ khí hóa học của nước này. Mỹ lôi kéo Jordan hậu thuẫn lực lượng đối lập,

68 Bùi Hùng, Phương Tây âm thầm tạo cớ để can thiệp quân sự vào Syria, http://vov.vn/the-gioi/quan- sat/phuong-tay-am-tham-tao-co-de-can-thiep-quan-su-vao-syria-259188.vov, 25/4/2013.

73

trong đó có việc mở các trại huấn luyện FSA trên lãnh thổ Jordan, mở hàng loạt điểm thâm nhập trên khu vực biên giới Jordan - Syria69. Mỹ “bật đèn xanh” cho Israel không kích vào lãnh thổ Syria nhằm hỗ trợ các cuộc tấn công của lực lượng đối lập. Mỹ tiếp tục duy trì lực lượng quân sự hùng hậu ở khu vực, tiến hành diễn tập sẵn sàng can thiệp vào Syria.

Trong bối cảnh tình hình Syria diễn biến có lợi cho Chính quyền Assad, Mỹ cân nhắc việc can thiệp quân sự vào Syria. Tổng thống Obama và nhiều quan chức cấp cao của Mỹ liên tục đưa ra cảnh báo sử dụng giải pháp quân sự nếu Syria vượt

giới hạn đỏ” sử dụng vũ khí hóa học. Chính quyền Obama ráo riết vận động Quốc hội thông qua nghị quyết cho phép tấn công quân sự vào Syria. Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ (04/9/2013) đã phê chuẩn dự thảo nghị quyết cho phép sử dụng vũ lực đối phó với hành động sử dụng vũ khí hóa học của Chính phủ Syria70. Tuy nhiên, sau khi Quốc hội Mỹ ngần ngại, Tổng thống Obama đã chấp nhận một thỏa thuận tiêu hủy kho vũ khí hóa học của Syria theo đề xuất của Nga.

Sang năm 2014, trước mối đe dọa từ IS, Tổng thống Obama cho phép không kích vào các mục tiêu khủng bố trên lãnh thổ Syria. Nhưng hoạt động chống IS tại Syria của Mỹ mang nhiều mục đích. Đó là một phần trong chiến lược toàn diện nhằm kiểm soát Trung Đông; hỗ trợ lực lượng đối lập, tiến tới lật đổ Tổng thống Assad; bảo vệ các lợi ích của Mỹ tại Trung Đông.

Sau khi Nga can thiệp quân sự vào Syria, Mỹ cho rằng Nga đang lợi dụng để tiêu diệt lực lượng đối lập và gia tăng hiện diện tại Syria. Thực tế, kể từ khi Nga can dự quân sự vào Syria, liên minh chống IS do Mỹ dẫn đầu đã gia tăng không kích, nhưng vẫn chỉ là các bước đi mập mờ, chưa rõ mục đích. Chiến lược của Mỹ là chia đôi vùng lãnh thổ do IS kiểm soát, một bên là Syria, bên kia là Iraq, đồng thời ngăn chặn sự di chuyển của lực lượng chiến binh nước ngoài, phá hủy nguồn tài chính, tuyên truyền của IS. Trên thực địa, Mỹ cũng triển khai đưa lực lượng đặc nhiệm vào miền Bắc Syria. Mỹ và đồng minh tiếp tục lên án vai trò của Nga trong nội chiến Syria. Mỹ cáo buộc, các cuộc không kích IS của Nga chỉ là cớ để

69 M.T, Phiến quân Syria đang được phương Tây huấn luyện Jordan?,http://www.nhandan.com.vn/thegioi/item/20280502-.html, 08/5/2013.

70 M.T, Thượng viện Mỹ giới hạn can thiệp quân sự vào Syria trong 90 ngày, http://www.nhandan.com.vn/thegioi/tin-tuc/item/21127602-thượng-viện-mỹ-giới-hạn-can-thiệp-quân-sự-vào- syria-trong-90-ngày.html, 04/9/2013.

74

tiêu diệt lực lượng đối lập ôn hòa và gia tăng hiện diện quân sự tại Syria. Phía Mỹ tuyên bố, hơn 90% các cuộc tấn công của Nga ở Syria không nhằm vào IS hay phần tử thành chiến có quan hệ với al-Qaeda, mà nhằm vào lực lượng đối lập ôn hòa tại Syria71. Mỹ chỉ trích Nga làm đảo lộn kế hoạch lập vùng cấm bay của Mỹ và đồng minh ở Syria; Nga đang sai về chiến lược và chiến thuật trong một số trường hợp; yêu cầu Nga tập trung nỗ lực chống IS và ngừng ném bom các nhóm nổi dậy. Thời Tổng thống Obama, mục tiêu chiến lược của Mỹ ở Syria là tiêu diệt IS ở Iraq và Syria đồng thời lật đổ thể chế của Tổng thống Assad; ngăn chặn ý đồ chiến tranh ủy nhiệm của Nga nhằm vào lực lượng đối lập tại Syria. Thời điểm này, Mỹ và Nga không hình thành kênh trao đổi song phương về Syria mà thông qua khuôn khổ diễn đàn đa phương. Để cứu phe đối lập tại Syria khỏi nguy cơ bị tiêu diệt, song song với hoạt động hỗ trợ tài chính, vũ khí, Mỹ và đồng minh còn tính đến phương án đưa bộ binh vào Syria.

3.1.3.2. Sự can thiệp của các nước khu vực Trung Đông

Mục tiêu của các nước Vùng Vịnh đối với Syria là lật đổ Tổng thống Assad.

Ngoại trưởng Ả-rập Xê-út Adel al-Jubeir tuyên bố, “không có tương lai cho Assad ở Syria”72; khẳng định, nếu Tổng thống Assad không tự nguyện từ bỏ quyền lực, sẵn sàng sử dụng vũ lực. Các nước GCC quyết định trục xuất Đại sứ Syria, rút Đại sứvà đóng cửa Đại sứ quán tại Syria. Ngay khi nội chiến Syria nổ ra, các nước GCC đã bí mật hỗ trợ tiền, vũ khí cho phe đối lập để chống Chính quyền Assad. GCC không hài lòng khi Nga can thiệp trực tiếp vào Syria nhưng cố gắng tìm kiếm lợi ích nào đó. Trước bối cảnh Chính quyền Assad giành lại được lợi thế trước phe đối lập nhờ sự hỗ trợ của Nga, các nước GCC đẩy mạnh hỗ trợ tài chính và quân sự cho phe đối lập. Ả-rập Xê-út mở rộng các cơ sở huấn luyện ở Jordan và tăng cường hỏa lực của các loại vũ khí cung cấp cho các nhóm nổi dậy. Dù tham gia liên minh chống IS của Mỹ, nhưng hoạt động không kích IS ở Syria của các nước GCC khá

71 H.Bình (Theo VOA, Reuters), Mỹ: Gần 90% mục tiêu tấn công của Nga không phải IS,http://nld.com.vn/thoi-su-quoc-te/my-gan-90-muc-tieu-tan-cong-cua-nga-khong-phai-is-

20151105085051581.htm, 05/11/2015.

72 Trí Dũng - Hoàng Nguyên, Tính toán quân sự của một số nước Vùng Vịnh ở Syria,https://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/phan-tich/tinh-toan-quan-su-cua-mot-so-nuoc-vung-vinh-o-syria- 3290350.html, 05/10/2015.

75

hạn chế, chỉ tập trung vào việc cung cấp vũ khí cho các nhóm đối lập và ủng hộ các nỗ lực lật đổ Tổng thống Assad.

Ả-rập Xê-út là nước can dự tích cực nhất vào Syria. Song song với các hoạt động ngoại giao cô lập Tổng thống Assad, Ả-rập Xê-út gia tăng hỗ trợ tài chính, viện trợ vũ khí và các đảm bảo vật chất khác cho một số nhóm vũ trang đối lập; tổ chức hội nghị mời các phe nhóm chính trị và vũ trang đối lập tại Syria tham gia;

thành lập liên minh 34 quốc gia Hồi giáo chống khủng bố...

Trong 02 năm đầu của cuộc khủng hoảng tại Syria, Israel hầu như đứng ngoài các cuộc tranh chấp. Nhưng với chính sách phòng vệ và để ngăn chặn vũ khí từ Syria rơi vào tay các nhóm vũ trang, Israel ngày càng can dự sâu hơn vào cuộc nội chiến. Israel lo ngại các loại vũ khí, gồm cả vũ khí hóa học từ Syria có thể rơi vào tay kẻ thù và đe dọa nghiêm trọng an ninh quốc gia. Thủ tướng Netanyahu tuyên bố, Israel đã “chuẩn bị sẵn sàng cho bất kỳ kịch bản nào”73 ở Syria và lên kế hoạch tấn công vào Syria để ngăn chặn Hezbollah và các đối thủ khác của Israel có được vũ khí tiên tiến. Nhưng việc Israel không kích Syria còn ẩn chứa mưu đồ hậu thuẫn quân nổi dậy Syria theo yêu cầu của Mỹ.

Đối với Thổ Nhĩ Kỳ, Syria là cánh cửa hướng tới thế giới Ả-rập. Nhưng quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ - Syria luôn thăng trầm. Khi khủng hoảng Syria mới nổ ra, hai bên vẫn có quan hệ hợp tác và Thổ Nhĩ Kỳ muốn giúp đỡ Syria giải quyết khó khăn.

Thời điểm khủng hoảng lan rộng, Thổ Nhĩ Kỳ nhiều lần thúc giục Syria cải cách.

Nhưng do không được đáp ứng, từ tháng 6/2011, Thổ Nhĩ Kỳ chuyển sang ủng hộ và tăng cường quan hệ với phe đối lập. Thổ Nhĩ Kỳ là thành viên và đồng tác giả

“chiến lược Đại Trung Đông” của Mỹ, nên tận dụng cơ hội Mỹ muốn “vẽ lại” bản đồ Trung Đông để thực hiện tham vọng phục hồi Đế chế Ottoman có lãnh thổ bao gồm một phần Iraq, Iran và Syria. Trước tháng 10/2012, Thổ Nhĩ Kỳ không tham chiến và ủng hộ chuyển giao chính trị ở Syria. Tháng 10/2012, Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ cho phép chiến tranh chống Syria trong 01 năm. Ngày 24/7/2015, máy bay quân sự Thổ Nhĩ Kỳ tấn công các mục tiêu IS bên trong lãnh thổ Syria; ngày 24/11/2015 có hành động gây hấn khi bắn hạ cường kích Su-24 của Không quân Nga tham

73 Khả Anh, Hezbollah - Israel Nhân tố khiến nội chiến Syria lan rộng,http://cadn.com.vn/news/92_45413_hezbollah-israel-nhan-to-khie-n-no-i-chie-n-syria-lan-ro-ng.aspx, 22/5/2013.

Một phần của tài liệu Liên bang nga và nội chiến tại syria từ năm 2011 đến nay (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)