Lợi ích của Liên bang Nga tại Trung Đông và Syria

Một phần của tài liệu Liên bang nga và nội chiến tại syria từ năm 2011 đến nay (Trang 45 - 48)

Chương 2: CHÍNH SÁCH CỦA LIÊN BANG NGA ĐỐI VỚI XUNG ĐỘT TẠI SYRIA

2.1. Các nhân tố chính tác động đến chính sách của Liên bang Nga

2.1.3. Lợi ích của Liên bang Nga tại Trung Đông và Syria

Trung Đông có vị trí địa chiến lược quan trọng đối với Liên Xô trước đây và trong chính sách khôi phục vị thế cường quốc của Nga ngày nay. Trung Đông tiếp giáp ba châu lục Á - Âu - Phi, nơi mà Nga đều đang muốn thúc đẩy lợi ích chiến lược trong quá trình khôi phục vị thế cường quốc. Giới lãnh đạo Nga đánh giá Trung Đông là khu vực có vị trí địa chiến lược quan trọng, nơi có một loạt các nhân tố và hội tụ lợi ích chính trị, kinh tế và an ninh mang tính toàn cầu, khu vực và trong thế giới Hồi giáo. Mỗi biến chuyển ở khu vực này có ảnh hưởng sâu rộng đến toàn cầu, trong đó có Nga, bởi khu vực này có quan hệ tới lợi ích an ninh, kinh tế và chính trị của Nga. Chuyên gia nghiên cứu về Thế giới Ả-rập và Hồi giáo Antoine Sfeir khẳng định, “địa chính trị và tôn giáo là hai yếu tố khiến Nga muốn bằng mọi giá phải quay lại và hơn thế nữa, củng cố chỗ đứng ở Trung Đông”45.

Trong tiến trình khôi phục vị thế cường quốc thế giới, Nga coi Trung Đông là một trong những khu vực quan trọng, trong đó các nước như Iran, Ả-rập Xê-út là các đối tác chính. Sau cuộc chiến tranh Vùng Vịnh lần thứ nhất và cuộc xâm lược Afghanistan, Iraq, Libya của Mỹ, đặc biệt khi phong trào “Mùa xuân Ả-rập” bùng nổ ở Bắc Phi - Trung Đông, các nhà hoạch định chiến lược Nga đã lo ngại về sự gia tăng ảnh hưởng của Mỹ và sự hình thành các chính phủ thân Mỹ ở khu vực, đe dọa đến các đối tác truyền thống của Nga ở khu vực. Điều này khiến Nga phải điều

43 Lê Thuỳ Dương (biên dịch), Sắc lệnh về Chính sách đối ngoại của Nga trong nhiệm kỳ mới của Tân Tổng thống V.Putin, http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/The-gioi-van-de-su-kien/2012/16065/Sac-lenh-ve- Chinh-sach-doi-ngoai-cua-Nga-trong-nhiem-ky.aspx, 14/5/2012.

44 Ngô Quyền, Đôi nét về Chiến lược đối ngoại mới của Liên bang Nga, http://tapchiqptd.vn/vi/quoc-phong- quan-su-nuoc-ngoai/doi-net-ve-chien-luoc-doi-ngoai-moi-cua-lien-bang-nga/9460.html, 07/11/2016.

45 TTXVN, Hai lý do khiến Nga quay trở lại Trung Đông, TLTKĐB, số 246, ngày 11/9/2011.

44

chỉnh các biện pháp chiến lược với Trung Đông nhằm thúc đẩy ảnh hưởng và lợi ích của mình, kiềm chế các biện pháp của Mỹ và phương Tây.

Trung Đông tiếp giáp với các “sân sau” của Nga là Trung Á và Kavkaz (từ Thủ phủ Grozny của Chesnya đến thành phố Mosul của Iraq chỉ khoảng 960 km)46. Trung Á là vùng đệm chiến lược của Nga, nơi giao thoa giữa Nga với thế giới phương Tây, Trung Quốc và Hồi giáo. Mỗi biến chuyển ở Trung Đông đều trực tiếp ảnh hưởng đến Trung Á và tác động tới các mục tiêu chiến lược của Nga. Thổ Nhĩ Kỳ và Iran có vai trò nhất định ở khu vực SNG, Kavkaz và Trung Á - những vùng gắn với lợi ích sống còn của Nga.

Trung Đông ảnh hưởng đến lợi ích của Nga về dầu khí, năng lượng hạt nhân, vũ khí - thiết bị quân sự. Nga và các đối tác Trung Đông có quan hệ chặt chẽ trong thăm dò, tìm kiếm và khai thác dầu khí, vì Nga có công nghệ và trình độ khoa học kỹ thuật cao trong lĩnh vực này. Dù là “rốn dầu thế giới” nhưng nền công nghiệp hóa dầu của Trung Đông kém nên phải nhập khẩu dầu từ nhiều nước, trong đó có Nga (hàng năm, Nga xuất khẩu hơn 10 tỷ USD các sản phẩm dầu khí sang Trung Đông). Là hai nhà cung cấp dầu mỏ lớn nhất thế giới, cả Nga và Trung Đông chung quan điểm duy trì giá dầu ở mức cao hợp lý nhằm điều tiết thị trường dầu khí toàn cầu. Tuy nhiên, Nga và Trung Đông vẫn cạnh tranh thị trường xuất khẩu. Trong hợp tác năng lượng hạt nhân, nhiều nước Trung Đông, trong đó Iran và Syria đã và đang nhập khẩu công nghệ của Nga để phát triển năng lượng hạt nhân dân sự. Trung Đông là thị trường nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới (chiếm tới 25% tổng số vũ khí toàn cầu; nhiều nước liên tục đứng trong 10 quốc gia nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới như Ả-rập Xê-út, UAE, Thổ Nhĩ Kỳ)47 và Nga là một trong những nhà xuất khẩu hàng đầu tới khu vực, với các đối tác lớn là Iran và Syria.

Trung Đông tồn tại 2 vấn đề có thể ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh của Nga là chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan và khủng bố. Liên Xô trước đây và Nga ngày nay có lịch sử lâu dài liên quan đến Hồi giáo. Từ cuối thế kỷ XVIII đến cuối thế kỷ XIX, các chế độ ở Nga đã tiến hành những cuộc chinh phục các khu vực dân cư, mà đa số là người

46Dmitri Trenin (2010), Russia’s Policy in the Middle east: Prospects for consensus and conflict with the United States, A century foundation Report, http://carnegie.ru/2010/03/02/russia-s-policy-in-middle-east-prospects-for- consensus-and-conflict-with-united-states, 02/3/2010.

47 Tường Phạm, Tiết lộ về thị trường buôn bán vũ khí quốc tế, http://cstc.cand.com.vn/Ho-so-interpol- cstc/Tiet-lo-ve-thi-truong-buon-ban-vu-khi-quoc-te-383750/, 26/02/2016.

45

Hồi giáo sinh sống, sau đó sáp nhập vào Đế chế Nga, bao gồm cả khu vực Tatar của Thổ Nhĩ Kỳ và một phần của Iran. Những năm đầu Chiến tranh Thế giới lần 2, người Hồi giáo tại Liên Xô đã theo Đức Quốc xã chống lại Chính quyền Xô viết. Tư tưởng ly khai luôn tiềm ẩn ở một số khu vực người Hồi giáo của Nga ngày nay.

Hiện nay, khu vực “không gian hậu Xô viết” có khoảng 50 triệu người Hồi giáo, trong đó riêng tại Nga là 20 triệu. Lực lượng Hồi giáo cực đoan ở các khu vực này luôn có tư tưởng ly khai, được hậu thuẫn của cộng đồng Hồi giáo ở các nước xung quanh và từ các nước Trung Đông qua Trung Á xâm nhập vào Nga. Các tư tưởng cấp tiến và chiến binh Hồi giáo từ Trung Đông xâm nhập vào Bắc Kavkaz, các nước Cộng hòa thuộc Nga và vào Trung Á đã và đang làm cho tình hình an ninh, chính trị khu vực diễn biến phức tạp.

Chủ nghĩa Hồi giáo ly khai vừa là mầm mống của chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan và khủng bố, vừa là yếu điểm mà lực lượng Hồi giáo cực đoan và khủng bố quốc tế lợi dụng để kích động, gây mất ổn định ở “không gian hậu Xô viết” và trong lòng nước Nga. Một trong những mối quan ngại của Nga là chủ nghĩa ly khai và khủng bố của phiến quân Chesnya. Liên Xô trước đây đã từng bị Taliban gây tổn thất nặng nề ở Afghanistan và buộc phải rút khỏi nước này. Hiện nay, Taliban vẫn tiếp tục cuộc chiến, gây bất ổn cho toàn bộ khu vực Trung Đông và Trung Á tiếp giáp Nga. Các chuyên gia an ninh Nga coi Afghanistan, Pakistan và Iraq là những lò huấn luyện chiến binh thánh chiến, trong đó nhiều phần tử đã xâm nhập Trung Á, Chesnya để hoạt động.

Ngoài ra, xu hướng phổ biến vũ khí giết người hàng loạt ở khu vực, trong đó có vũ khí hạt nhân, cũng là mối quan tâm của Nga. Mặc dù ủng hộ Iran phát triển chương trình hạt nhân dân sự nhưng Nga không muốn làm mất cân bằng cán cân quân sự ở khu vực, khiến Trung Đông trở nên hỗn loạn và không kiểm soát, đặc biệt khi công nghệ vũ khí hạt nhân rơi vào tay lực lượng khủng bố và Hồi giáo cực đoan. Nga cũng không muốn Iran sở hữu vũ khí hạt nhân bởi có thể cạnh tranh trực tiếp với Nga ở Trung Á và Kavkaz.

2.1.3.2. Vị trí, vai trò của Syria đối với Nga

Syria là địa bàn đảm bảo lợi ích chiến lược của Nga tại khu vực Trung Đông - Bắc Phi, giúp Nga cạnh tranh ảnh hưởng với Mỹ, đồng thời duy trì sự hiện diện

46 quân sự tại khu vực.

Syria nắm giữ vị trí quan trọng trong chính sách đối ngoại của Nga tại Trung Đông - Bắc Phi khi bên cạnh Iran, Nga chỉ còn Syria là đồng minh. Việc để mất Syria vào tay Mỹ và phương Tây sẽ tạo ra những mối đe dọa nghiêm trọng tới Nga và các khu vực có nhiều người Hồi giáo sinh sống tại phía Nam nước Nga. Nếu Nga mất Syria, các tổ chức Hồi giáo cực đoan có thể sẽ đe dọa sự ổn định phía Nam nước Nga.

Syria là nhân tố quan trọng giúp Nga duy trì và phát triển ngành công nghiệp quốc phòng khi là bạn hàng thương mại quân sự lớn của Nga. Syria luôn được coi là đồng minh gần gũi, chỗ dựa chiến lược quan trọng của Nga tại khu vực Trung Đông, đồng thời cũng là quốc gia duy nhất Nga có căn cứ hải quân. Đặc biệt, nếu mất căn cứ Tartus, Nga sẽ bị mất điểm đứng chân ở Trung Đông và bị loại khỏi Địa Trung Hải, ảnh hưởng đến mục tiêu chiến lược khôi phục vị thế, vai trò tại Trung Đông.

Việc đánh mất Libya - một đồng minh thân cận tại Trung Đông - Bắc Phi đã khiến vai trò của Nga tại khu vực giảm đi rõ rệt. Vì vậy, Nga cần phải chuyển hướng ưu tiên sang hậu thuẫn Chính quyền Assad để mặc cả lợi ích với Mỹ và phương Tây nhằm tăng cường ảnh hưởng, củng cố vị thế của Nga trong khu vực.

Thông qua việc can dự vào các vấn đề Syria, Nga sẽ thể hiện được vai trò quan trọng của mình trong giải quyết những xung đột đang diễn ra tại Trung Đông - Bắc Phi, đặc biệt là việc tiêu diệt tổ chức IS. Ngoài ra, tình hình bất ổn tại Syria sẽ khiến Mỹ và phương Tây giảm sự chú ý đến điểm nóng Ucraina, từ đó giúp Nga rảnh tay hơn trong giải quyết tình hình Ucraina.

Một phần của tài liệu Liên bang nga và nội chiến tại syria từ năm 2011 đến nay (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)