Tình hình Liên bang Nga và chính sách đối ngoại của Liên bang Nga thời

Một phần của tài liệu Liên bang nga và nội chiến tại syria từ năm 2011 đến nay (Trang 40 - 45)

Chương 2: CHÍNH SÁCH CỦA LIÊN BANG NGA ĐỐI VỚI XUNG ĐỘT TẠI SYRIA

2.1. Các nhân tố chính tác động đến chính sách của Liên bang Nga

2.1.2. Tình hình Liên bang Nga và chính sách đối ngoại của Liên bang Nga thời

2.1.2.1. Tình hình Liên bang Nga

Sau khi lên nắm quyền (tháng 3/2000), Tổng thống Putin phải kế thừa một di sản bất ổn nặng nề từ thời Yeltsin. Nội bộ mâu thuẫn, xung đột gay gắt kéo dài;

kinh tế khủng hoảng trầm trọng; các mối đe doạ an ninh quốc gia gia tăng mạnh; xu hướng cát cứ địa phương gia tăng; luật pháp liên bang ngày càng mất hiệu lực ở các khu vực; nền chính trị bị các thế lực tài phiệt thao túng; lợi ích quốc gia ở các khu vực sống còn bị thu hẹp; chủ nghĩa khủng bố nổi lên mạnh mẽ ở "không gian hậu Xô viết"... Khả năng chiến đấu của lực lượng vũ trang suy giảm mạnh, tinh thần rệu rã. Đường lối đối ngoại thân phương Tây bị thất bại; vị thế, vai trò trong "không gian hậu Xô viết" bị thu hẹp; quan hệ với các nước bạn bè truyền thống không được quan tâm.

Tuy nhiên, với đường lối, chính sách đối nội và đối ngoại hợp lý, Chính quyền Tổng thống Putin đã thu được những thành tựu quan trọng. Quyền lực và uy tín của Tổng thống ngày càng được củng cố. Phe cánh của Tổng thống nắm giữ hầu hết những vị trí quan trọng chủ chốt trong bộ máy quyền lực từ trung ương đến địa phương; lực lượng ủng hộ Tổng thống chiếm đa số áp đảo trong Duma Quốc gia và Thượng viện, tạo điều kiện thuận lợi cho thể chế hóa các chương trình cải cách và khôi phục trật tự luật pháp trên phạm vi liên bang; chính quyền ngành dọc được cơ cấu lại tạo điều kiện cho Tổng thống tăng cường quyền lực của trung ương.

Nga có tài nguyên đa dạng, phong phú và trữ lượng lớn; cơ sở hạ tầng khá phát triển; tiềm năng khoa học kỹ thuật lớn; nền giáo dục - đào tạo tiên tiến...

Những lợi thế đó cùng chính sách đúng đắn của chính quyền đã giúp kinh tế Nga nhanh chóng thoát khỏi khủng hoảng và đi vào phát triển ổn định. Từ năm 2000 - 2008, tỷ lệ tăng trưởng GDP của Nga tăng bình quân 6,9%/năm (trước khi giảm xuống còn trên dưới 1% từ năm 2009 - 2013); GDP tăng tới 83%, năng suất lao động tăng 70%, hoạt động đầu tư tăng gấp đôi, sức mua từ đồng lương lao động tăng 340% và sức mua từ lương hưu tăng 280%35. Trong cuộc khủng hoảng tài

35 Евгений Калюков, Кремль назвал ôфактическиằ выполненным обещание Путина удвоить ВВП, https://www.rbc.ru/economics/31/03/2015/551a86c99a7947b0f971d1d2, 31/5/2015.

39

chính - kinh tế toàn cầu, Chính phủ Nga triển khai mạnh mẽ các giải pháp chống khủng hoảng, áp dụng các biện pháp phát triển kinh tế dài hạn, nên đã sớm vượt ra khỏi khủng hoảng. Từ đó, Nga đẩy mạnh triển khai tiến trình hiện đại hóa nền kinh tế, với mục tiêu “hiện đại hóa nền kinh tế và tạo ra những nhân tố khuyến khích tiến bộ trong tất cả các lĩnh vực; bồi dưỡng một thế hệ công dân tự do, có trình độ và biết tư duy sáng tạo; nâng chất lượng cuộc sống của người dân lên một mức mới;

khẳng định vị thế của nước Nga như một cường quốc thế giới hiện đại đạt được những thành công trên nền tảng đổi mới.

Tiềm lực và sức mạnh quân sự được củng cố. Với mục tiêu khôi phục vị thế cường quốc thế giới, Chính quyền Nga quyết tâm tăng cường sức mạnh quân sự.

Trong các Học thuyết quân sự, Chiến lược An ninh quốc gia đến năm 2020, Chiến lược Chính sách đối ngoại, Học thuyết Biển đến năm 2020, Cơ sở chính sách quốc gia trong lĩnh vực kiềm chế hạt nhân đến năm 2020..., Chính phủ Nga đều xác định quyết tâm tăng cường tiềm lực và sức mạnh quân sự, củng cố quan hệ đồng minh, bảo vệ khu vực ảnh hưởng, sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân và quân đội ở bên ngoài lãnh thổ. Chính quyền Nga tiếp tục tăng ngân sách quốc phòng, thúc đẩy cải cách quân đội và phát triển vũ khí trang bị mới. Nga triển khai mạnh mẽ nhiệm vụ hiện đại hóa lực lượng vũ trang, nhằm thực hiện những thay đổi lớn và mang tính hệ thống trong lực lượng này; sức chiến đấu của lực lượng vũ trang, tính sẵn sàng chiến đấu, hệ thống quản lý và đảm bảo về kỹ thuật cho bộ đội được cải tiến. Nga đã khôi phục các chuyến bay tuần tra của máy bay ném bom chiến lược, hoạt động của tàu sân bay và tàu chiến ở bên ngoài biên giới lãnh thổ, lãnh hải Nga, đồng thời thử nghiệm, sản xuất và trang bị nhiều loại vũ khí hiện đại mới.

Chính sách đối ngoại của Chính quyền Tổng thống Putin không ngừng nâng cao vị thế quốc tế của Nga, góp phần khôi phục và mở rộng lợi ích của Nga trên thế giới. Nga đã duy trì được môi trường xung quanh tương đối ổn định để tập trung cho phát triển đất nước. Vị thế của Nga được củng cố và tăng cường tại SNG, SCO, BRICS, đồng thời khôi phục và mở rộng quan hệ hữu nghị truyền thống với nhiều nước nước bạn bè cũ. Tuy vẫn còn nhiều mâu thuẫn, bất đồng khó giải quyết, nhưng

40

quan hệ hợp tác giữa Nga với Mỹ/phương Tây đã đáp ứng được nhu cầu cấp bách của Nga. Nga đã có điều kiện để tăng cường bảo vệ lợi ích trong quan hệ với phương Tây. Vai trò của Nga ngày được thể hiện rõ trong việc hình thành trật tự thế giới đa cực.

Tuy nhiên, gần đây, Nga cũng gặp nhiều khó khăn do sự chống phá của Mỹ và phương Tây. Môi trường cạnh tranh chiến lược ngày càng trở nên gay gắt, trong đó Mỹ và phương Tây tiếp tục bao vây, kiềm chế sự phát triển của Nga. Các nhà lãnh đạo Nga nhận định, tình hình thế giới và các khu vực đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất ổn định, chủ yếu do các nước lớn, trước hết là Mỹ, đẩy mạnh cạnh tranh địa chiến lược, can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác. Mỹ thực hiện chính sách chống Nga nhằm thu hẹp không gian chiến lược của Nga, tăng cường sức mạnh quân sự áp sát Nga, tạo điều kiện cho các lực lượng thân phương Tây tại Nga và SNG thúc đẩy “cách mạng màu sắc”... Mỹ tăng cường các tổ chức gián điệp trong các tổ chức phi chính phủ, áp đặt giá trị dân chủ phương Tây, can thiệp vào công việc nội bộ của Nga. Trong “không gian hậu Xô viết”, các chế độ thân phương Tây ở Gruzia, Ucraina tìm cách loại bỏ ảnh hưởng của Nga, tạo điều kiện cho Mỹ và NATO xâm nhập để bao vây, cô lập và làm suy yếu Nga. Các nước thân Nga tiềm ẩn bất ổn do khó khăn kinh tế và đấu đá nội bộ. Các nước lớn khác cũng gia tăng cạnh tranh ảnh hưởng với Nga tại SNG, Đông Âu và Trung Đông.

Cùng với đó, nền kinh tế Nga cũng đối mặt với một loạt khó khăn do các biện pháp trừng phạt của Mỹ và phương Tây. Theo Ngân hàng Trung ương Nga36, năm 2014, mức tăng trưởng GDP của nước này chỉ đạt 0,6%; đồng RUB giảm giá sâu so với đồng USD (cuối tháng 12/2014, mặc dù đã được khống chế ở mức 57 RUB/USD, nhưng đồng RUB vẫn mất giá 40%); lạm phát tăng lên 9,1%; thị trường chứng khoán và đầu tư nước ngoài giảm sút do các doanh nghiệp nước ngoài rút vốn, bán tháo cổ phiếu Nga (theo Bộ Phát triển kinh tế Nga, đã có khoảng 120 - 140 tỷ USD rút khỏi thị trường Nga); thương mại sụt giảm (kim ngạch xuất nhập khẩu

36 ГОДОВОЙ ОТЧЕТ БАНКА РОССИИ ЗА 2014 ГОД, https://www.cbr.ru/publ/God/ar_2014.pdf, 02/02/2015.

41

giảm 26,5%)37… Đồng RUB mất giá, giá cả tăng vọt, sức mua sụt giảm, đời sống người dân khó khăn, kinh doanh đình đốn, nguy cơ phá sản đe dọa thường trực…

Chính sách đối ngoại của Nga cũng có những điều chỉnh trước bối cảnh tình hình mới. Cùng với việc tiếp tục xác định SNG là hướng ưu tiên hàng đầu, thì Nga ngày càng coi trọng hơn khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Điều này ít nhiều cũng tác động, ảnh hưởng đến chính sách Trung Đông của Nga.

2.1.2.2. Chính sách đối ngoại của Liên bang Nga

Với những thành tựu đạt được trong phát triển đất nước, Chính quyền Nga đã và đang triển khai mạnh mẽ chiến lược toàn cầu nhằm tái lập vị thế cường quốc thế giới. Chiến lược đối ngoại của Nga theo đuổi các mục tiêu: (1) Thiết lập vị thế cường quốc thế giới trên cơ sở tăng cường sức mạnh, tiềm lực quốc gia và thực thi chính sách đối ngoại cường quốc; (2) Củng cố, tăng cường an ninh, lợi ích trên phạm vi toàn cầu, trước hết tại các khu vực trọng yếu; (3) Tập hợp lực lượng, hợp tác chiến lược với các nước lớn để thúc đẩy trật tự thế giới đa cực, trong đó Nga là một cực; (4) Tạo môi trường, điều kiện thuận lợi hơn để hiện đại hóa đất nước38.

Trong Thông điệp liên bang 2012, Tổng thống Putin khẳng định: “Nhiệm vụ bây giờ là xây dựng nước Nga giàu có và thịnh vượng”; “thế giới trong thế kỷ XXI có sự phân chia lực lượng mới, nước Nga cần duy trì khối đoàn kết dân tộc và bản chất văn hóa đa dạng về sắc tộc của mình, và cần phải phát triển thành nhà nước có chủ quyền hùng mạnh”39. Văn kiện “Chính sách đối ngoại mới của Liên bang Nga”

năm 2013 xác định mục tiêu “bảo đảm an ninh đất nước, duy trì và củng cố chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, vị thế trên trường quốc tế, bảo đảm cao nhất quyền lợi của nước Nga như là một trong những trung tâm có ảnh hưởng và có khả năng cạnh tranh trong thế giới hiện đại”40. Để hiện thực hóa các mục tiêu, Chính quyền Nga tiến hành thực hiện nhiều giải pháp, trên tất cả các lĩnh vực.

Về chính trị nội bộ, Nga củng cố và tăng cường sức mạnh hệ thống chính trị

37 Phương Vũ (theo The Guardian), Putin thay đổi nước Nga như thế nào trong 15 năm lãnh đạo, https://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/tu-lieu/putin-thay-doi-nuoc-nga-nhu-the-nao-trong-15-nam-lanh-dao- 3210210.html, 07/5/2015.

38 Lê Thuỳ Dương biên dịch, Sắc lệnh về Chính sách đối ngoại của Nga trong nhiệm kỳ mới của Tân Tổng thống V.Putin, http://tapchicongsan.org.vn/Home/The-gioi-van-de-su-kien/2012/16065/Sac-lenh-ve-Chinh- sach-doi-ngoai-cua-Nga-trong-nhiem-ky.aspx, 14/5/2012.

39 Quang Huy, Thấy gì từ Thông điệp liên bang của Tổng thống Nga Putin?, Nhân dân, ngày 17/12/2012.

40 Nguyễn Nhâm, Chính sách đối ngoại tích cực của Nga, http://www.nhandan.com.vn/thegioi/nhan-dinh-tu- lieu/item/98502-.html, 23/02/2013.

42

như tiếp tục phát triển nền dân chủ mang đặc tính Nga, củng cố nhà nước pháp quyền và các cơ quan dân chủ, thực hiện quyền và tự do con người; xây dựng chính quyền vững mạnh, trong sạch, mang lại thịnh vượng cho nhân dân; đẩy mạnh chống tham nhũng.

Về kinh tế, Nga xác định, tạo điều kiện đối ngoại thuận lợi nhằm phát triển bền vững và năng động nền kinh tế, hiện đại hóa công nghệ và chuyển sang phát triển theo hướng tri thức hóa, nâng cao mức độ và chất lượng đời sống nhân dân. Nga chủ trương phát triển khoa học và công nghệ; đổi mới các ngành công nghiệp, củng cố vị thế trong ngành vũ trụ, năng lượng, hồi sinh các ngành công nghiệp cơ bản như chế tạo máy bay, đóng tàu...; cải thiện môi trường đầu tư. Nga tiếp tục coi trọng việc sử dụng năng lượng như một công cụ chiến lược để thúc đẩy chiến lược toàn cầu.

Về quân sự, Tổng thống Putin cho rằng, nước Nga đang ở thời kỳ mà tầm quan trọng của lực lượng vũ trang tăng lên gấp nhiều lần; tiềm lực quân sự hùng mạnh là sự bảo đảm vững chắc an ninh quốc gia. Xây dựng quân đội mới, cơ động và có trình độ công nghệ cao tiếp tục là một nhiệm vụ cơ bản: “Quân đội Nga cần được phát triển hiện đại, được tái trang bị vũ khí hiện đại, được giáo dục bởi truyền thống đấu tranh anh dũng, cũng như lòng yêu nước của quá khứ, hiện tại và tương lai”41. Mục tiêu chiến lược quân sự của Nga: (1) Đảm bảo quân đội có đủ khả năng răn đe, ngăn ngừa và sẵn sàng giáng trả xâm lược, bảo vệ vững chắc an ninh quốc gia; (2) Thúc đẩy cải cách quân sự, xây dựng quân đội hiện đại đáp ứng nhu cầu tác chiến trong thời đại mới; (3) Đóng vai trò chủ đạo trong các tổ chức quân sự - an ninh khu vực để thúc đẩy mục tiêu chiến lược ở “không gian hậu Xô viết”; (4) Củng cố vị thế cường quốc quân sự thế giới, duy trì cân bằng cán cân sức mạnh quân sự với Mỹ - NATO, tạo trụ cột vững chắc để thúc đẩy chiến lược toàn cầu. Chính phủ Nga thực hiện kế hoạch chi 650 tỷ USD cho chương trình mua sắm vũ khí giai đoạn 2011 - 2020, với mục tiêu đến năm 2020 hoàn thành việc thay thế toàn bộ kho vũ khí cũ bằng vũ khí mới42. Mục tiêu sâu xa của Nga trong việc đầu tư lớn cho quốc phòng còn nhằm tạo động lực phát triển, hiện đại hóa nền kinh tế.

41 Quang Huy, Thấy gì từ thông điệp Liên bang của Tổng thống Nga Putin?, Nhân dân, ngày 17/12/2012.

42Quang Huy, Nước Nga hiện đại hóa quốc phòng theo hướng

nào?,http://www.nhandan.com.vn/mobile/_mobile_thegioi/_mobile_nhandinhtulieu/item/20720302.html, 08/7/2013.

43

Về đối ngoại, “Nga tiếp tục theo đuổi chính sách đối ngoại đa phương, độc lập, thực dụng trên cơ sở đảm bảo lợi ích quốc gia, ủng hộ trật tự thế giới đa cực, với vai trò trung tâm của LHQ”43. Nga xác định, SNG là hướng ưu tiên số một; thúc đẩy mở rộng hợp tác chiến lược với các nước lớn; thiết lập vai trò, ảnh hưởng lớn hơn tại các tổ chức quốc tế và khu vực; tiếp tục mở rộng quan hệ hợp tác với phương Tây để thu hút đầu tư và khoa học công nghệ, đồng thời thiết lập một sân chơi bình đẳng hơn; thực hiện chính sách cứng rắn để bảo vệ an ninh, lợi ích chiến lược44.

Một phần của tài liệu Liên bang nga và nội chiến tại syria từ năm 2011 đến nay (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)