Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ CUỘC NỘI CHIẾN TẠI SYRIA
1.4. Phản ứng quốc tế
Thế giới quan ngại sâu sắc về diễn biến chính trị tại Bắc Phi và Trung Đông và Syria vì có thể gây ra phản ứng dây chuyền, gây hậu quả nghiêm trọng, khó lường.
Lãnh đạo các cường quốc như Mỹ, Nga, Trung Quốc, Đức, Anh, Pháp… đều ra tuyên bố về cuộc khủng hoảng này. Trước diễn biến căng thẳng tại Syria, cộng đồng quốc tế có phản ứng trái chiều.
Chương trình Phát triển của LHQ (UNDP) đình chỉ dự án viện trợ phát triển trị giá 38 triệu USD cho Syria liên quan lĩnh vực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; tăng cường thể chế, hành chính và pháp luật; tăng cường quản lý môi trường; cải thiện khả năng ngăn chặn và quản lý thảm họa; chống HIV/AIDS. Cơ quan nhân quyền LHQ yêu cầu Chính phủ Syria kiềm chế, ngừng sử dụng vũ lực và bắt giữ người biểu tình.
Mỹ và EU tuyên bố áp đặt lệnh cấm vũ khí với Syria và các biện pháp trừng phạt với giới chức cấp cao Syria. Đức và Pháp hối thúc HĐBA LHQ ra Nghị quyết lên án Chính quyền Assad đàn áp người biểu tình. Báo chí phương Tây đưa tin đậm nét về diễn biến bạo động, tập trung đổ lỗi cho Quân đội Chính phủ Syria; cố tình không đề cập vai trò nòng cốt là các chiến binh Hồi giáo, Hồi giáo cực đoan được các cường quốc nước ngoài, trong đó có Mỹ, Ả-rập Xê-út, Thổ Nhĩ Kỳ và Israel bí
24 BTGCP, Gia tăng nguy cơ khủng bố ở Đông - Nam Á,
http://btgcp.gov.vn/Plus.aspx/vi/News/38/0/249/0/8989/Gia_tang_nguy_co_khung_bo_o_Dong_Nam_A.
32 mật hỗ trợ, trang bị và huấn luyện.
Nga, Trung Quốc và nhiều nước phản đối các nghị quyết trừng phạt Chính quyền Syria do Mỹ và đồng minh đề xuất. Venezuela ủng hộ Chính quyền Syria;
chỉ trích phương Tây muốn can thiệp quân sự vào Syria dưới danh nghĩa bảo vệ thường dân; đề nghị cộng đồng quốc tế tìm giải pháp hòa bình cho cuộc khủng hoảng tại Syria, tránh để Syria trở thành Lybia thứ hai.
Việt Nam hoan nghênh các sáng kiến và nỗ lực của các bên liên quan nhằm giúp giảm bớt tình hình căng thẳng tại Syria; ủng hộ các bên tích cực triển khai các sáng kiến nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến Syria bằng biện pháp hòa bình, sớm mang lại hòa bình và ổn định cho nhân dân Syria.
Cộng đồng quốc tế tích cực tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng Syria. Tuy nhiên, các quốc gia có tiếng nói quan trọng như Nga, Mỹ vẫn tiếp tục mâu thuẫn về lợi ích, quan điểm liên quan vấn đề Syria. Nga và Trung Quốc tiếp tục bảo vệ Chính phủ Syria. Mỹ tuy thống nhất với Nga về việc tìm giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột và chống khủng bố đang có chiều hướng lan rộng, nhưng không từ bỏ mục tiêu lật đổ Tổng thống Assad, từng bước xây dựng một chính quyền thân phương Tây thời hậu Assad. Các cường quốc khu vực cũng mâu thuẫn gay gắt về ý đồ, lợi ích liên quan vấn đề Syria. Đối với Iran, việc duy trì sự tồn tại của Chính quyền Assad có ý nghĩa quyết định đến việc bảo vệ ảnh hưởng của Iran và dòng Hồi giáo Shiite trong khu vực. Trong khi Ả-rập Xê-út và Thổ Nhĩ Kỳ đều muốn lật đổ Chính quyền Assad nhằm hạn chế ảnh hưởng của Iran và tăng cường ảnh hưởng chính trị của dòng Hồi giáo Sunni tại Syria nói riêng và trong khu vực nói chung.
Tiểu kết:
Trung Đông nói chung và Syria nói riêngcó vị trí địa chiến lược và kinh tế quan trọng, với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, nhất là dầu mỏ và khí đốt.
Tình hình khu vực vốn luôn phức tạp với nhiều mâu thuẫn, xung đột và nhiều cuộc khủng hoảng. Không dễ dàng để có thể phân biệt rạch ròi và định vị chính xác những khủng hoảng, xung đột tại khu vực bắt nguồn từ mâu thuẫn nào (tôn giáo, sắc tộc, chính trị, xã hội hay sự cạnh tranh của các nước lớn), bởi sự đan xen lẫn nhau.
Cuộc nội chiến ở Syria đã phản ảnh khá đầy đủ và rõ nét những mâu thuẫn của khu vực. Nó là kết quả của nguyên nhân bên trong lẫn bên ngoài, cả trực tiếp lẫn
33
gián tiếp. Những vấn đề chính trị nội bộ, kinh tế và xã hội là nguyên nhân cơ bản, trực tiếp trước tiên dẫn tới sự rối ren của cục diện chính trị; nhưng những tác động, ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài, đặc biệt là Mỹ và phương Tây, cũng hết sức quan trọng, thúc đẩy khủng hoảng bùng nổ và lan rộng. Nó cũng chỉ ra sự bất cập của mô hình quản lý nhà nước, về những yếu kém, khiếm khuyết của thể chế, chế độ chính trị ở Syria; cho thấy tầm quan trọng về năng lực quản lý, bảo đảm an ninh xã hội và xử lý các biến động của các cấp chính quyền; khẳng định thêm sức mạnh của quần chúng nhân dân. Cuộc nội chiến tại Syria cũng tái khẳng định vai trò không thể thay thế của quân đội, cũng như yêu cầu cấp thiết chính quyền phải nắm chắc công cụ bạo lực cách mạng này trong tay. Đồng thời, cuộc nội chiến càng làm lộ rõ bản chất của các cường quốc. Sẽ không có nước lớn nào hy sinh lợi ích của mình vì những nước khác và sẽ sẵn sàng thỏa hiệp, trao đổi lợi ích với nhau trên vai các nước nhỏ.
Cuộc chiến ở Syria đã có tác động sâu sắc đến tình hình Syria, khu vực Trung Đông và thế giới về mọi mặt, từ chính trị - đối ngoại đến kinh tế - xã hội và an ninh - quốc phòng. Trong đó những tác động mang tính chất tích cực hầu như không tồn tại, mà chỉ là những ảnh hưởng tiêu cực to lớn. Tuy nhiên, cuộc nội chiến tại Syria cũng đã chứng minh sự thay đổi trong cán cân lực lượng trên thế giới. Các nước phương Tây, trong đó có Mỹ đã đánh mất sự ảnh hưởng trước đây, trong khi vai trò của Nga và Trung Quốc ngày tăng lên trên sân khấu chính trị thế giới. Hai siêu cường quân sự là Mỹ và Nga đã có sự đảo chiều trong chính sách đối ngoại, nhưng đó là sự đảo chiều có chủ định. Trong khi đó, châu Âu và Trung Đông lại đang phải đối diện với một chu kỳ bất ổn nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh.
34