BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾTRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI LÊ GIANG LINH THỰC TRẠNG VÀ KIẾN THỨC, THỰC HÀNH CỦA CÁN BỘ Y TẾ VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN TỈNH VĨNH PHÚC
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
LÊ GIANG LINH
THỰC TRẠNG VÀ KIẾN THỨC, THỰC HÀNH CỦA CÁN BỘ Y TẾ VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN TỈNH VĨNH PHÚC NĂM 2018
Chuyên ngành : Quản lý bệnh viện
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
Người hướng dẫn khoa học:
2. TS TRẦN QUỲNH ANH
HÀ NỘI - 2018
Trang 3MỤC LỤC
Trang 4DANH MỤC BẢNG
Trang 5DANH MỤC SƠ ĐỒ
Trang 6ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay, kinh tế xã hội phát triển thì nhu cầu chăm sóc sức khoẻ củangười dân càng ngày càng được nâng cao Để đáp ứng nhu cầu đó, các cơ sở y
tế cũng gia tăng một cách nhanh chóng cả về số lượng lẫn quy mô Tính đến
2012, trên cả nước có 35 226 cơ sở y tế (trong đó có 1065 bệnh viện, 1081trung tâm y tế, 998 phòng khám đa khoa và ngoài ra còn có các trạm y tế) [1]
Từ các hoạt động chăm sóc sức khỏe tại các cơ sở y tế, lượng rác thải y tếphát sinh tại đây cũng ngày càng tăng theo thời gian Theo thống kê, mức tăngchất thải y tế hiện nay là 7,6%/năm Ước tính đến năm 2020 lượng chất thảirắn y tế (CTRYT) phát sinh sẽ là 800 tấn/ngày Trong đó có từ 10 – 25% làchất thải nguy hại [2], nó chứa các tác nhân vi sinh, chất phóng xạ, hóa chất,các kim loại nặng và các chất độc gây đột biến tế bào là dạng chất thải có thểgây những tác động tiềm tàng tới môi trường và sức khỏe cộng đồng, đặc biệt
là cán bộ y tế, nhưng người phải tiếp xúc trực tiếp hàng ngày[1]
Tại Việt Nam, nhận thức của cộng đồng nói chung và cán bộ y tế nóiriêng về những nguy cơ tiềm ẩn trong chất thải bệnh viện còn kém Phươngtiện thu gom, vận chuyển chất thải còn thiếu, chưa đồng bộ, hầu hết chưa đạttiêu chuẩn, chỉ có 53% số bệnh viện sử dụng xe có nắp đậy khi vận chuyểnchất thải y tế nguy hại [3]
Bệnh viện tâm thần tỉnh Vĩnh Phúc được thành lập và đi vào hoạt động
từ năm 2006 Năm 2017, bệnh viện đã khám, điều trị cho 12000 lượt bệnhnhân, trong đó có 11000 bệnh nhân nằm nội trú Đồng thời bệnh viện thườngxuyên tổ chức các chương trình y tế cộng đồng tới 137 xã, phường, thị trấn,trên 5000 bệnh nhân Hiện nay, bệnh viện đang tập trung phát triển chuyênmôn, nâng cấp cơ sở hạ tầng của các khu điều trị nên trang bị và cơ sở vậtchất, hạ tầng phục vụ quản lý CTRYT còn nhiều hạn chế như: Kho lưu giữ
Trang 7chất thải chưa được đảm bảo; các thùng đựng chất thải còn thiếu về màu sắc.Vẫn còn tồn tại tình trạng CBYT chưa thực hiện đúng quy định về quản lýchất thải như: Phân loại sai; xử lý ban đầu chưa đúng; thu gom, vận chuyểnchưa đảm bảo Trong khi đó, các khoa lâm sàng là nơi trực tiếp khám và điềutrị cho bệnh nhân, môi trường khám chữa bệnh cần phải đảm bảo sạch sẽ, vệsinh, không lan truyền Xử lý chất thải y tế tốt sẽ góp phần giảm thiểu được
sự lãng phí về kinh tế cho bệnh viện và đồng thời giảm được nguy cơ rủi docho CBYT liên quan Để xử lý chất thải rắn y tế tốt thì CBYT cần có kiếnthức, thực hành tốt về vấn đề đó Vậy câu hỏi đặt ra là thực trạng kiến thức,thực hành của CBYT trong bệnh viện về xử lý CTRYT ra sao? Có những y tế
tố nào tác động đến kiến thức, thực hành của CBYT về vấn để đó Để trả lời
cho câu hỏi đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng và kiến thức, thực hành của cán bộ y tế về quản lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện Tâm thần tỉnh Vĩnh Phúc năm 2018”.Với 2 mục tiêu:
1 Mô tả thực trạng quản lý CTRYT tại Bệnh viện Tâm thần tỉnh Vĩnh Phúc năm 2018
2 Mô tả kiến thức, thực hành của CBYT bệnh viện về quản lý CTRYT
và một số yếu tố liên quan
Trang 8Chương 1 TỔNG QUAN
1.1 Một số khái niệm về chất thải y tế
Tổ chức Y tế Thế giới định nghĩa chất thải y tế là tất cả các loại chất thảiphát sinh trong các cơ sở y tế, bao gồm cả các trung tâm nghiên cứu, phòngthí nghiệm và các hoạt động y tế tại nhà
Chất thải y tế (CTYT) là chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động
của các cơ sở y tế, bao gồm chất thải y tế nguy hại, chất thải y tế thôngthường và nước thải y tế [4]
Chất thải y tế nguy hại (CTYTNH) là chất thải y tế chứa yếu tố lây
nhiễm hoặc có đặc tính nguy hại khác vượt ngưỡng chất thải nguy hại, baogồm chất thải lây nhiễm và chất thải nguy hại không lây nhiễm [4]
Quản lý chất thải y tế (QLCTYT) là quá trình giảm thiểu, phân định,
phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải y tế và giámsát quá trình thực hiện [4]
Giảm thiểu chất thải y tế là các hoạt động làm hạn chế tối đa sự phát
thải chất thải y tế [4]
Thu gom chất thải y tế là quá trình tập hợp chất thải y tế từ nơi phát
sinh và vận chuyển về khu vực lưu giữ, xử lý chất thải y tế trong khuôn viên
cơ sở y tế [4]
Vận chuyển chất thải y tế là quá trình chuyên chở chất thải y tế từ nơi
lưu giữ chất thải trong cơ sở y tế đến nơi lưu giữ, xử lý chất thải của cơ sở xử
lý chất thải y tế cho cụm cơ sở y tế, cơ sở xử lý chất thải y tế nguy hại tậptrung hoặc cơ sở xử lý chất thải nguy hại tập trung có hạng mục xử lý chấtthải y tế [4]
Trang 91.2 Phân loại chất thải y tế
Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều cách phân loại với các quan điểmkhác nhau của các nhà quản lý.Tuy nhiên tất cả các cách phân loại đều dựavào tính chất vật lý, hóa học, sinh học nguy hại của chất thải gây ảnh hưởngtới sức khỏe và môi trường sống
1.2.1 Phân loại chất thải y tế
Theo WHO, CTYT được chia làm 8 loại [5]:
Chất thải lây nhiễm: Là chất thải bị nghi ngờ chứa mầm bệnh và nguy
cơ làm lây truyền bệnh (như chất thải dính máu và chất dịch cơ thể khác; chấthải và các vật dụng đã tiêp xúc với bệnh nhân mắc các bệnh lây nhiễm caotrong khu cách ly)
Chất thải bệnh lý: Các mô của con người, bộ phận cơ thể hoặc chấtlỏng, bộ phận cơ thể và xác động vật bị bệnh
Chất thải sắc nhọn: Bao gồm ống tiêm, kim tiêm, dao mổ dùng một lần
và lưỡi……
Hóa chất: Các dung môi được sử dụng để chuẩn bị phòng thí nghiệm,thuốc khử trùng và các kim loại nặng có trong các thiết bị y tế ( như thủyngân) và pin
Chất thải phóng xạ: Như các sản phẩm bị nhiễm chất phóng xạ bao
gồm các dụng cụ chẩn đoán phóng xạ hoặc vật liệu xạ trị
Chất thải không nguy hại chung: Những chất thải mà không chứa bất
kỳ yếu tố lây nhiễm sinh học, hóa học, phóng xạ hoặc chất gây nnguy hiểm
1.2.2 Phân loại chất thải y tế tại Việt Nam
Theo thông tư liên tịch số 58 (2015) Quy định về quản lý chất thải y tếthì chất thải y tế bao gồm 3 nhóm là: chất thải lây nhiễm, chất thải nguy hạikhông lây nhiễm và chất thải thông thường [4]
Trang 10Chất thải lây nhiễm : Chất thải lây nhiễm là loại chất thải chứa các
mầm bệnh (vi khuẩn, virus, kí sinh trùng hoặc nấm) có khả năng gây bệnhcho con người
Chất thải lây nhiễm được phân thành 4 loại, bao gồm:
Chất thải lây nhiễm sắc nhọn là chất thải lây nhiễm có thể gây ra các
vết cắt hoặc xuyên thủng bao gồm: kim tiêm; bơm liền kim tiêm; đầu sắcnhọn của dây truyền; kim chọc dò; kim châm cứu; lưỡi dao mổ; đinh; cưadùng trong phẫu thuật và các vật sắc nhọn khác
Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn bao gồm: Chất thải thấm, dính,
chứa máu hoặc dịch sinh học của cơ thể, các chất thải phát sinh từ buồng bệnhcách ly
Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao bao gồm: Mẫu bệnh phẩm, dụng cụ
đựng, dính mẫu bệnh phẩm, chất thải dính mẫu bệnh phẩm phát sinh từ cácphòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp III trở lên theo quy định tại Nghị định
số 92/2010.NĐ – CP ngày 30 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ quy định chitiết thi hành Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm về bảo đảm an toàn sinhhọc tại phòng xét nghiệm ;
Chất thải giải phẫu bao gồm: Mô, bộ phận cơ thể người thải bỏ và xác
động vật thí nghiệm
Chất thải nguy hại không lây nhiễm bao gồm:
Hóa chất thải bỏ bao gồm hoặc có các thành phần nguy hại;
Dược phẩm thải bỏ thuộc nhóm gây độc tế bào hoặc có cảnh báo nguyhại từ nhà sản suất
Thiết bị y tế bị vỡ, hỏng, đã qua sử dụng thải bỏ có chứa thủy ngân vàcác kim loại nặng,
Chất hàn răng amalgam thải bỏ
Trang 11Chất thải nguy hại khác theo quy định tại Thông tư số 36/2015/TT –BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường vềquản lý chất thải nguy hại
Chất thải y tế thông thường bao gồm:
Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trong sinh hoạt thường ngày của con
người và chất thải ngoại cảnh trong cơ sở y tế
Chất thải rắn thông thường phát sinh từ cơ sở y tế không thuộc Danh
mcuj chất thải y tế nguy hại hoặc thuộc Danh mục chất thải y tế nguy hạinhưng có yếu tố nguy hại dưới ngưỡng chất thải nguy hại
1.3 Thực trạng kiến thức, thực hành về quản lý chất thải rắn y tế
1.3.1 Kiến thức, thực hành trong quản lý chất thải y tế trên thế giới
Trên thế giới, công tác quản lý, xử lý CTYT được nhiều quốc gia quantâm và tiến hành một cách triệt Về quản lý, xử lý CTYT họ có một loạtnhững chính sách quy định, đã được ban hành nhằm kiểm soát chặt chẽ loạichất thải này Các hiệp ước quốc tế, các nguyên tắc, pháp luật và quy định vềloại chất thải nguy hại, trong đó có cả chất thải y tế cũng đã được công nhận
và thực hiện hầu hết các quốc gia trên thế giới bởi CTYT có nguy cơ tiềm ẩn
có thể gây hại tới môi trường và con người
Hiện nay, trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học vềlĩnh vực chất thải y tế như quản lý nguồn phát sinh, phân loại, thu gom, vậnchuyển và xử lý chất thải y tế, hay các biện pháp làm giảm thiểu, tái sử dụngchất thải y tế [9]
Tại một cơ sở giảng dạy nha khoa ở Ấn Độ, khi đánh giá kiến thức vànhận thức việc quản lý chất thải y tế của nhân viên y tế (NVYT) và sinh viên
y khoa cho thấy không có nhiều người chú ý đến việc quản lý chất thải nhưnghầu hết các đối tượng đồng ý với thực tế rằng việc tiếp xúc với chất thải y tếnguy hại có thể gây bệnh hoặc nhiễm trùng Các kết quả kiểm tra cho thấy
Trang 12kiến thức và trình độ nhận thức của các đối tượng là không đầy đủ và có sựthayđổi đáng kể trong thực tế quản lý liên quan đến chất thải y sinh khi được
hỗ trợ về kiến thức Vì vậy việc cung cấp kiến thức quản lý chất thải y sinh làmột nhu cầu rất lớn để tiếp tục giáo dục và đào tạo trong các chương trình tạicác cơ sở giảng dạy y khoa
Theo Sarma RK, Shyama S Nagarajan và cộng sự khi nghiên cứu khác
về thái độ và hành vi xử lý chất thải y tế viện khoa học y tế Ấn Độ cho thấy:Kiến thức đạt của nhà khoa học 86%, y tá 80%, nhân viên vệ sinh 71% Thái
độ đúng của nhà khoa học 95%, y tá 100%, nhân viên vệ sinh 76% Thựchành tốt của nhà khoa học 82%, y tá 100%, nhân viên vệ sinh 48% [10]
Nghiên cứu về kiến thức, thái độ và thực hành của phân loại chất thải ysinh học trong cán bộ y tế của bệnh viện cấp đại học ở Ấn Độ do Sanni vàcộng sự năm 2005 cho thấy: Kiến thức đúng của bác sỹ là 61%, điều dưỡng là57%, thái độ đúng của bác sỹ là 70%, điều dưỡng là 98%, thực hành đúng củabác sỹ là 77%, điều dưỡng là 100% [11]
Kết quả nghiên cứu của Viện chăm sóc sức khỏe Johannesburg về Kiếnthức, thực hành của các bác sỹ và y tá do Basu Debashis, Ramokate Tuduetso[12] cho thấy: Kiến thức đạt 98,5%, thực hành tốt đạt 95%
Một nghiên cứu khác của Kishose J và cộng sự năm 2014 với đối tượng
là cán bộ y tế tại 116 viện dưỡng lão ở hai vùng phía Nam và phía Đông Ấn
Độ đã cho thấy 41,7% CBYT có kiến thức đúng về thu gom RTYT để đảmbảo sức khoẻ, ngăn ngừa lây nhiễm cho cộng đồng Nghiên cứu phân tích sâu
về kiến thức, thái độ, thực hành của cán bộ y tế đối với thu gom rác thải [13]
Một nghiên cứu kiến thức, nhận thức và thực hành tiêm an toàn và quản lý,
xử lý chất thải y tế trong giảng dạy nhân viên bệnh viện ở phía Đông nam Nigeria
do Enwere, Diwe [14] cho thấy: Chỉ có 45% vẫn đậy nắp kim tiêm sau sử dụng
Trang 13nhưng không phân loại, 54% đã nghe hoặc nhìn thấy mầu hoặc mã thùng Chỉ có25% với chấn thương châm kim có điều trị dự phòng sau phơi nhiễm.
Với một nghiên cứu về kiến thức và thái độ, thực hành của nhân viên y tếhướng tới quản lý chất thải tại Bệnh viện Đại học Cairo do tác giả Hakin,Mohsen, Bakr [15] kết quả cho thấy tỷ lệ thực hành đạt của: Y tá là 84%, bác sỹ
là 63% Nghiên cứu nhận thức và thực hành về quản lý chất thải chăm sóc sứckhỏe giữa các nhân viên bệnh viện tại một bệnh viện Đại học y tế Bangalore doSuwarna, Madhukumar, Ramesh và cộng sự [16] kết quả cho thấy: Nhận thứcđạt của bác sỹ 76,8%, của y tá 81,9%, nhận thức chung đạt là 95,8%
Nghiên cứu phát triển một giao thức quản lý chất thải dựa trên đánh giá
về kiến thức và thực hành của nhân viên y tế tại các khoa phẫu thuật doMostafa, Shaly, Sharief [17] kết quả cho thấy: Chỉ có 27,4% y tá, 32,1% quảngia và 36,8% các bác sỹ có kiến thức thỏa đáng Liên quan đến thực hành18,9% của các y tá, 7,1% của các quản gia và không ai trong các bác sỹ đãthực hành đầy đủ
Các kết quả của việc xem xét hiện tại cho thấy kiến thức và trình độnhận thức của các đối tượng là không đầy đủ và có sự thay đổi đáng kể trongthực tế và quản lý, xử lý chất thải giữa các nghiên cứu khác nhau Quản lý antoàn và hiệu quả chất thải không chỉ là một điều cần thiết hợp pháp mà là mộttrách nhiệm xã hội Tiếp tục chương trình giáo dục và đào tạo các khóa họcngắn hạn về lây nhiễm chéo và quản lý chất thải y sinh học là phương tiệnthích hợp của việc nâng cao kiến thức Quản lý chất thải y sinh học phải đượcthực hiện nghiêm túc và giám sát có hệ thống [25]
1.3.2 Kiến thức, thực hành trong quản lý chất thải y tế tại Việt Nam
Việc quản lý chất thải y tế ngày càng được xã hội quan tâm đặc biệt làcác chất thải có chứa mầm bệnh.Chất thải y tế nếu khôngđược quản lý, xử lý
Trang 14tốt sẽ là nguồn lây nhiễmnguy hiểm cho con người Để quản lý hiệu quản chấtthải y tế, cần thực hiện đồng bộ nhiều khâu từ khi chất thải phát sinh cần đượcphân loại, thu gom, vận chuyển đến xử lý ban đầu và xử lý triệt để chất thải y
tế Việc thu gom, phân loại ngay tại nguồn phát sinh chất thải và xử lý banđầu, đặc biệt là chất thải y tế nguy hại sẽ giảm thiểu được nguy cơ lây bệnhcho NVYT và tiết kiệm rất lớn chi phí cho các cơ sở y tế Để thực hiện đượcđiều này, giải pháp hiệu quả là tăng cường nhận thức và thực hành của nhânviên y tế trong quản lý và xử lý chất thải y tế
Thời gian gần đây qua thanh tra, kiểm tra của các cơ quan quản lý Nhànước về môi trường đã phát hiện một số bệnh viện chưa làm tốt công tác quản
lý, xử lý đã để một số nhân viên lợi dụng sơ hở đưa một số vật tư y tế đã qua
sử dụng bán ra bên ngoài để tái sử dụng dẫn đến không đảm bảo chất lượng,
vệ sinh gây ra những hậu quả khôn lường cho người tiêu dùng… Để xảy rađiều này là do nhân viên y tế một phần do lợi ích cá nhân trước mắt, công tácquản lý CTYT chưa được chặt chẽ, vấn đề tuyên truyền phổ biến chính sáchpháp luật về quản lý chất thải y tế cho cán bộ công nhân viên bệnh viện chưađược thường xuyên Để tăng cường công tác quản lý chất thải y tế trong bệnhviện Bộ Y tế đã ra chỉ thị số 05/CT-BYT ngày 6/7/2015 về việc tăng cườngquản lý chất thải y tế trong bệnh viện
Một nghiên của Sở y tế Hà Nội tiến hành từ năm 2009 đến 2010 với 74bệnh viện tại Hà Nội về thu gom, phân loại chất thải y tế cho thấy, nhìn chungphần lớn các bệnh viện đều đã triển khai theo yêu cầu của quy chế quản lýchất thải y tế về việc sử dụng bao bì, túi, thùng đựng theo mã màu quy định,một số bệnh viện chưa thực hiện với lý do: nguồn kinh phí hạn chế…
Trang 15Bảng 1.1 Hiện trạng thu gom, phân loại chất thải y tế tại các bệnh viện
trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2010
Các yêu cầu theo quy chế quản lý chất thải y tế Tỷ lệ tuân thủ
(%)
Túi đựng chất thải đúng quy cách về bề dày và dung tích 66,67
Túi đựng chất thải đúng quy cách về màu sắc 30,67
Túi đựng chất thải đúng quy cách về buộc đóng gói 81,33
Kết quả nghiên cứu về thực trạng quản lý chất thải rắn y tế và kiếnthức, thực hành của NVYT Bệnh viện đa khoa Đông Anh năm 2011 do HoàngThị Thúy và cộng sự [19] cho thấy: Kiến thức chung đạt về quản lý chất thải86.6% Thực hành tốt phân loại chất thải 82.4%.Những người có kiến thức tốthơn thì thực hành tốt hơn
Nghiên cứu thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành của NVYT trongquản lý và xử lý chất thải y tế tại 10 bệnh viện khu vực phía Bắc do NguyễnVăn Chuyên và cộng sự năm 2012 cho thấy: Kiến thức đạt chiếm 79,4%, tỷ lệnày ở bác sỹ là 82,4%, ở điều dưỡng là 76,8% Thái độ đúng chiếm 75,6%, tỷ
lệ này ở bác sỹ là 79,2%, ở điều dưỡng 72,4% Thực hành đạt là 71,9%, trong
đó ở bác sỹ là 76,8%, điều dưỡng là 67,8% [20]
Theo nghiên cứu của Trần Thị Kiệm năm 2012 về đánh giá thực trạngthu gom và phân loại CTRYT tại bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp, Hải Phòng
Trang 16cho thấy 91,7% CBYT thực hành phân loại CTRYT, 91,6% thực hành đúng
về thu gom rác thải [21]
Một nghiên cứu khác về kiến thức, thái độ và thực hành của điềudưỡng, hộ lý trong công tác phân loại và thu gom CTRYT tại bệnh viện IILâm Đồng của tác giả Hoàng Trung Lập và cộng sự năm 2013 cho thấy: Kiếnthức đạt của điều dưỡng là 99,4%, hộ lý là 97,4% [22]
Kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Hồng Điệp năm 2013 vềthực trạng quản lý chất thải rắn y tế và một số yếu tố liên quan đến kiến thức,thực hành của nhân viên y tế Bệnh viện đa khoa Thành phố Vinh cho thấy:98,3% các khoa, phòng phân loại chất thải theo đúng quy định của Bộ Y tế,96,7% thực hiện thu gom chất thải y tế đạt Toàn viện chỉ có 13,3% sử dụngdụng cụ bao bì đạt, 61% nhân viên hiểu được các khâu phân loại, 76,4% thựchành phân loại đạt [23]
Qua kết quả nghiên cứu kiến thức, thực hành về phân loại, thu gom chấtthải rắn y tế của cán bộ điều dưỡng Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa năm
2014 của tác giả Hoàng Thị Định cho thấy 84% và 78,3% cán bộ điều dưỡng
có kiến thức và thực hành đạt về phân loại, thu gom chất thải rắn y tế [24]
Theo nghiên cứu của Chu Thị Luyến tại bệnh viện Tim Hà Nội chothấy có 89,5% CBYT có kiến thức đạt về quản lý chất thải nhưng chỉ có81,5% thực hành đúng về phân loại rác thải khi tiêm, thay băng, có 6,9% thựchành đúng khi phân loại chai, lọ đựng thuốc và chỉ có 75% CBYT thực hànhđúng thu gom chất thải [25]
Theo thông tin từ Cục quản lý môi trường - Bộ Y tế đưa ra tại Hội nghịtập huấn công tác Quản lý chất thải y tế (tháng 4/2015) Theo đó tại 35 bệnhviện tuyến Trung ương thì có 22 bệnh viện có hợp đồng với Công ty xử lýchất thải rắn, còn 13 bệnh viện (37%) tự xử lý, có 6 bệnh viên chưa có hệthống xử lý nước thải mà xả trực tiếp ra môi trường đặc biệt số bệnh viện nàyđều nằm trong nội thành và ở nơi đông dân cư ẩn họa trong đó là rất nhiềumầm bệnh ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người dân [6]
Trang 171.4 Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành trong quản lý chất thải y tế:
Hầu hết các bệnh viện 90,9% chất thải rắn được thu gom hàng ngày, một
số bệnh viện có diện tích chật hẹp nên gây khó khăn trong việc thiết kế lối điriêng để vận chuyển chất thải Chỉ có 53% số bệnh viện chất thải được vậnchuyển trong xe có nắp đậy Có 53,4% bệnh viện có nơi lưu giữ chất thải cómái che, trong đó có 45,3% đạt yêu cầu theo quy chế quản lý chất thải […]
* Sự quan tâm của các cấp lãnh đạo
Quá trình phân loại, thu gom, xử lý CTYT ở các bệnh viện chịu ảnhhưởng rất nhiều từ sự quan tâm và chỉ đạo của lãnh đạo bệnh viện Khi có
sự quan tâm, ủng hộ của lãnh đạo bệnh viện thì việc đề xuất các khóa học, tậphuấn, việc trang bị những phương tiện làm việc cùng với trang bị bảo hộ laođộng được đầu tư hơn Từ đó đảm bảo đầy đủ về nhân lực, vật lực và chi phí
để đảm bảo công tác xử lý đó sẽ đảm bảo đạt kết quả cao
Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, hội đồng kiểm soát nhiễm khuẩn bệnhviện xây dựng đường lối, chính sách phát triển và vận hành hệ thống xử lý rácthải tại bệnh viện Mạng lưới kiểm soát nhiễm khuẩn với các thành viên phầnlớn là cán bộ điều dưỡng trưởng các khoa, phòng có nhiệm vụ giám sát, đềxuất các biện pháp quản lý chất thải y tế
* Công tác kiểm tra, giám sát
Công tác kiểm tra giám sát có vai trò quan trọng trong công tác xử lýrác thải tại bệnh viện Việc giám sát phải diễn ra liên tục và thường xuyên, từnơi phát sinh, phân loại, thu gom và xử lý Bộ phận được giao giám sát làmtốt sẽ đảm bảo quá trình xử lý đó được diễn ra thuận lợi và hiện quả KhoaKiểm soát nhiễm khuẩn của bệnh viện có nhiệm vụ chính trong công tác kiểmtra, giám sát Khoa có trách nhiệm phối hợp với điều dưỡng trưởng các khoa
Trang 18kiểm tra, giám sát công tác quản lý và xử lý chất thải y tế… định kỳ báo cáolên Sở Y tế theo quy định.
Thông qua công tác kiểm tra, giám sát không chỉ làm quá trình thựchiện tốt hơn mà từ đó còn rút ra được những mặt thuận lợi và hạn chế trongcông tác xử lý rác thải để xây dựng kế hoạch tập huấn, bổ sung kiến thức,thực hành nhằm đạt kết quả tốt hơn […]
* Công tác tổ chức đào tạo, tập huấn
Do đặc thù ngành y tế, việc học tập, cập nhật kiến thức mới trong côngtác luôn được chú trọng và khích lệ Nếu việc đào tạo, tập huấn không hoặcchưa được triển khai sẽ có thể dẫn đến thiếu hụt kiến thức cho nhân viên y tế,cũng như ảnh hưởng đến kết quả điều trị chăm sóc cho bệnh nhân
Bên cạnh đó việc tập huấn kiến thức về phân loại, thu gom và xử lý rácthải cho CBYT mới và các đối tượng học sinh, sinh viên đang học tập và côngtác tại viện cũng rất quan trọng để đảm bảo hiệu quả công việc xử lý CTYT
* Trình độ học vấn
Trình độ học vấn liên quan đến thời gian học tập và chương trình họctập tại các cơ sở đào tạo về y tế Theo đó, mỗi cấp học, mỗi trình độ học đượctiếp cận với mức độ kiến thức về y học nói chung và kiến thức xử lý CTYTnói riêng Từ đó sẽ ảnh hưởng đến kiến thức, thực hành của CBYT trong việc
xử lý rác thải
Theo nghiên cứu của Trần Thị Kiệm năm 2012 về đánh giá thực trạngthu gom và phân loại CTRYT tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp, Hải Phòngtrước đây cho thấy, tỷ lệ người trong nhóm có trình độ học vấn từ cao đẳngtrở lên có kiến thức và thực hành đúng trong phân loại, thu gom cao hơnnhóm có trình độ học vấn là trung cấp [21]
Kết quả nghiên cứu của tác giả Hoàng Thị Định năm 2015 về kiến thức,thực hành về phân loại, thu gom CTRYT của cán bộ điều dưỡng Bệnh viện đa
Trang 19khoa tỉnh Thanh Hóa và một số yếu tố liên quan năm 2014 cho thấy có sự liênquan rõ rệt giữa trình độ học vấn và kiến thức, thực hành trong xử lý CYYT[24].
* Giới tính
Do đặc thù, tính chất công việc của nghề điều dưỡng đòi hỏi người cán
bộ y tế phải nhẹ nhàng, tỷ mỉ, chu đáo nên công việc này thường thích hợpvới nữ giới hơn là nam giới
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Chuyên và cộng sự năm 2012,nghiên cứu cho thấy nữ giới có tỷ lệ kiến thức đạt cao gấp 1,4 lần nam giới [23]
* Thâm niên công tác
Thâm niên công tác trong ngành y tế cũng là một yếu tố ảnh hưởng đếnkiến thức, thực hành của cán bộ y tế trong công tác phân loại, thu gom CTYT
Theo nghiên cứu về thực trạng quản lý chất thải rắn y tế và kiến thứcthực hành của nhân viên Bệnh viện đa khoa Đông Anh năm 2011 do HoàngThị Thúy và cộng sự cho thấy: cán bộ y tế có thâm niên công tác trên 10 nămthì có kiến thức không đạt cao gấp 2,08 lần so với cán bộ y tế có thâm niêncông tác từ 10 năm trở xuống [19]
Kết quả nghiên cứu của tác giả Lại Thu Trang về thực trạng và một sốyếu tố liên quan đến công tác quản lý chất thải y tế tại Bệnh viện Hữu Nghị
Trang 20Việt Tiệp, Hải Phòng năm 2012 cho thấy kiến thức về phân loại, thu gom chấtthải có mối liên quan chặt chẽ tới thời gian công tác tại bệnh viện Người cóthời gian công tác càng lâu thì có kiến thức cao hơn so với những người cóthời gian công tác ít hơn [27].
* Tham gia các khóa đào tạo chuyên môn
Sự tham gia vào các khóa đào tạo, tập huấn về quản lý CTYT dẫn đếnnhững thay đổi về nhận thức, thực hành của cán bộ y tế trongcông tác phânloại, thu gom rác thải Các nghiên cứu trước đây đều cho một phát hiện giốngnhau, đó là các nhân viên y tế tham gia các khóa đào tạo thì có kiến thức vàthực hành đạt cao hơn
Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Chuyên và cộng sự năm
2011 tại 10 bệnh viện khu vực phía bắc trên đối tượng là bác sỹ, dược sỹ, y sỹ
và y tá, hộ lý cho thấy nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự thiếu kiến thức,thực hành quản lý và xử lý chất thải y tế sai của nhân viên y tế là trình độ họcvấn, thâm niên công tác, tập huấn, số lần tập huấn và thời gian tập huấn.Những đối tượng có thâm niên công tác lâu năm, trình độ học vấn cao, đượctập huấn thường xuyên thì có kiến thức và thực hành về quản lý và xử lý chấtthải tốt hơn [23]
Một nghiên cứu khác của tác giả Nguyễn Văn Tĩnh năm 2012 tại babệnh viện đa khoa: huyện Hòn Đất, huyện Châu Thành, huyện An Biên củatỉnh Kiên Giang cho thấy có mối liên quan giữa tập huấn về CTYT với kiếnthức Những NVYT chưa tập huấn quản lý CTYT có kiến thức không đạt caogấp 2,09 lần so với NVYT tham gia tập huấn [26]
1.5 Đặc điểm của Bệnh viện Tâm thần tỉnh Vĩnh Phúc
Bệnh viện tâm thần tỉnh Vĩnh Phúc được thành lập theo quyết định số:5058/QĐ-UBND ngày 30 tháng 12 năm 2003 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc.Trải qua nhiều năm khó khăn và chính thức thu dung điều trị người bệnh từng
Trang 21bước đi vào hoạt động từ năm 2006 Là một bệnh viện chuyên khoa của tỉnhVĩnh Phúc, bệnh viện được xếp hạng III với quy mô 120 giường bệnh, tổng
Trang 22Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Khung lý thuyết nghiên cứu
Sơ đồ 2.1 Khung lý thuyết của nghiên cứu
Trang 232.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm: Các khoa lâm sàng, cận lâm sàng, khối hành chính và khoa Dượcthuộc Bệnh viện Tâm thần tỉnh Vĩnh Phúc
- Thời gian nghiên cứu: Từ 1/3/2018 đến 30/5/2019, trong đó thu thập số liệu từtháng 9 năm 2018 đến tháng 5/2019
2.3 Đối tượng nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Cán bộ y tế đang làm việc tại các khoa, phòng củaBệnh viện Tâm thần tỉnh Vĩnh Phúc
+ Tiêu chuẩn lựa chọn: Toàn bộ cán bộ y tế đang công tác tại các khoa,phòng của bệnh viện tại thời điểm nghiên cứu
Đồng ý tham gia nghiên cứu+ Tiêu chuẩn loại trừ:
CBYT không có mặt tại bệnh viện trong thời gian nghiên cứu
Không đồng ý tham gia nghiên cứu
- Các cấp quản lý: Đại diện ban giám đốc, lãnh đạo khoa Kiểm soátnhiễm khuẩn, khoa lâm sàng, khoa cận lâm sàng, hành chính, khoa dược.(phỏng vấn sâu)
- Sổ sách, tài liệu, hồ sơ có liên quan tới quản lý và xử lý chất thải y tế+Tiêu chuẩn lựa chọn: các sổ sách, tài liệu, bệnh án, bài báo, báo cáo cóliên quan tới nội dung và chủ đề nghiên cứu
+ Tiêu chuẩn loại trừ: Tài liệu, thông tin, số liệu không có độ tin cậy cao
2.4 Phương pháp nghiên cứu
2.4.1.Thiết kế nghiên cứu:
- Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang kết hợp nghiên cứu định tính và địnhlượng
Trang 242.4.2 Cỡ mẫu nghiên cứu:
Công cụ thu thập thông tin
Ban giám đốc;
Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn Khoa lâm sàng Khoa cận lâm sàng Hành chính
Bảng trống
2.5 Biến số và chỉ số nghiên cứu
Bảng 2.1: Các biến số và chỉ số nghiên cứu
Phương pháp thu thập
Thông tin
chung Tuổi
Là tính theo năm dương lịch (= năm 2018 trừ đi năm sinh dương lịch)
Tự điền Bộ câu
hỏi
Giới Là giới tính nam hây nữ
của đối tượng nghiên cứu Tự điền
Bộ câuhỏiChức danh
chuyên môn
Là lĩnh vực chuyên môn được căn cứ để trả lương
Tự điền Bộ câu
hỏiTrình độ học
vấn
Là bằng cấp chuyên môncao nhất được căn cứ để xếp ngạch lương
Tự điền
Bộ câuhỏiThâm niên công
tác
Là thời gian tính từ lúc đối tượng nghiên cứu bắtđầu làm việc trong lĩnh
Tự điền Bộ câu
hỏi
Trang 25vực chuyên môn đến hiện tại.
Thực trạng
tập huấn
quy chế
Tập huấn quy chế QLCTRYT
Đối tượng nghiên cứu đãđược phổ biến, hướng dẫn về quy chế
QLCTRYT
Tự điền
Bộ câuhỏi
Số lần tập huấn Số lần đối tượng tham
gia tập huấn quy chế
Tự điền Bộ câu
hỏi
Đơn vị tập huấn
Đơn vị làm công tác tập huấn quy chế cho đối tượng
Tự điền
Bộ câuhỏiMục tiêu 1: Mô tả thực trạng quản lý CTRYT tại Bệnh viện Tâm thần tỉnh VĩnhPhúc năm 2018
Là hiểu biết của đốitượng nghiên cứu vềnhững ảnh hưởng củaCTRYT đối với sức khỏe
Tự điền
Bộ câuhỏi
Kiến thức về đốitượng dễ bị ảnh hưởng bởi CTRYT
Là hiểu biết của đốitượng nghiên cứu vềnhững người dễ bị ảnhhưởng bởi CTRYT
Tự điền
Bộ câuhỏi
Kiến thức về đốitượng phân loại CTRYT
Là hiểu biết của đốitượng về số nhóm và têncác nhóm CTRYT
Tự điền
Bộ câuhỏiKiến thức về
thời điểm phân loại CTRYT
Là hiểu biết của đốitượng về thời điểm phânloại CTRYT
Tự điền
Bộ câuhỏiKiến thức về
màu sắc của túi/
thùng đựng CTRYT
Là hiểu biết của đốitượng về các màu sắccủa túi/ thùng đựngCTRYT
Tự điền
Bộ câuhỏi
Kiến thức của CBYT về phân loại CTRYT
Là hiểu biết của đốitượng về quá trình tácriêng từng loại CTYT
Tự điền
Bộ câuhỏiKiến thức của Là hiểu biết của đối Tự điền Bộ câu
Trang 26CBYT về thu gom CTRYT
tượng về quá trình tập
Kiến thức chungcủa CBYT về QLCTRYT
Là hiểu biết chung củađối tượng về QLCTRYT
Là việc đối tượng thực hiện phân loại CTRYT sau khi làm phát sinh
Quan sát Phiếu
quan sát
Thực hành phân loại kim tiêm
Là việc đối tượng thực hiện phân loại bơm kim tiêm
Quan sát Phiếu
quan sátThực hành phân
loại bông/ băng dính máu
Là việc đối tượng thực hiện phân loại bông/băngdính máu của bệnh nhân
Quan sát Phiếu
quan sátThực hành phân
loại chai dịch truyền không dính máu
Là việc đối tượng thực hiện phân loại vỏ chai dịch truyền của bệnh nhân
Quan sát Phiếu
quan sát
Thực hành phân loại vỏ bao nilonđựng dây truyền dịch
Là việc đối tượng thực hiện phân loại vỏ bao nilon đựng dây dịch truyền của bệnh nhân
Quan sát Phiếu
quan sát
Thực hành thu gom chất thải lây nhiễm
Là việc đối tượng thực hiện thu gom chất thải lây nhiễm
Quan sát Phiếu
quan sátThực hành
chung của CBYT
Là kết quả thực hành chung của CBYT về QLCTRYT
Phân loại điểm kiến thức và thực hành của CBYT: Dựa vào mức phânloại của các nghiên cứu đã được tiến hành trước đó làm cơ sở như nghiên cứucủa Nguyễn Văn Chuyên tiến hành trên 10 bệnh viện khu vực phía Bắc [20],Nghiên cứu của Đoàn Thu Trang năm 2013 tại bệnh viện đa khoa Lương Tài,tỉnh Bắc Ninh [27], Nghiên cứu của Nguyễn Thị Mỹ Huyền tại bệnh viện đa
Trang 27khoa tỉnh Phú Thọ năm 2017, chúng tôi đưa ra cách cho điểm và đánh giánhư sau:
+ Với mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm, trả lời sai được 0 điểm Câuhỏi có nhiều lựa chọn; trả lời đúng hết tất cả các đáp án dduwwocj tính 1điểm, trả lời thiếu đáp án hoặc sai được tính là 0 điểm
+ Với phần quan sát: Mỗi loại CTYT phân loại đúng thời điểm và bỏđúng túi/thùng chứa được tính 1 điểm, phân loại sai thời điểm hoặc bỏ saitúi/thùng chứa được tính 0 điểm
+ Các phân loại điểm: tổng điểm của mỗi đối tượng nghiên cứu đạtđược từ 50% tổng điểm tối đa của mỗi phần được coi là đạt phần đó, dưới50% tổng số sẽ được tính là không đạt
- Phân loại điểm kiến thức: Tổng điểm từ 13/25 điểm trở lên là đạt;tổng điểm dưới 13/25 điểm là không đạt
- Phân loại thực hành:
2.6 Phương pháp thu thập số liệu
2.6.1 Công cụ thu thập số liệu
Phiếu thu thập thông tin: Bộ câu hỏi đánh giá kiến thức của CBYT vềquản lý chất thải y tế (phụ lục 1) gồm 2 phần:
Phần thông tin chung gồm 8 câu hỏi về các thông tin của đối tượng vàviệc tập huấn thực hiện quy chế QLCTRYT hiện nay của Bộ Y tế
- Phần kiến thức chung về phân loại CTYT gồm 25 câu hỏi liên quanđến quy chế QLCTRYT của Bộ Y tế
Quan sát thực hành:
Thực hành phân loại: Quan sát các đối tượng phân loại CTRYT trong
quá trình thực hiện các quy trình tiêm truyền và thay băng
Phân loại thực hành đạt khi thực hiện phân loại chất thải ngay khi phátsinh chất thải, đồng thời bỏ chất thải vào đúng túi.thùng chức chất thải bất kỳ
Trang 28có một bước nào đó không đúng coi như thực hành phân laoij chất thải khôngđạt.
2.6.2 Tổ chức thu thập số liệu
* Bước 1: Xây dựng, thử nghiệm và hoàn thiện bộ công cụ
- Xây dựng bộ câu hỏi: Nội dung bộ câu hỏi được xây dựng dựa vào quychế QLCTYT của bộ Y tế hiện nay, theo thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT –BYT – BTNMT
- Thử nghiệm và hoàn thiện công cụ: Bộ câu hỏi đã được thu thập thửtrên 15 đối tượng nghiêm cứu để đánh giá sự phù hợp Sauk hi phân tích vàchỉnh sửa để hoàn thiện và chính thưc thu thập số liệu
* Bước 2: Tập huấn điều tra viên
- Nghiên cứu viên tổ chức gặp mặt và tập huấn điều tra viên, phổ biến
bộ câu hỏi và cách thức triển khai thu thập số liệu và thống nhất các thu thậpcủa điều tra viên
- Điều tra viên là toàn bộ nhân viên khoa kiểm soát nhiễm khuẩn, bệnhviện Tâm thần tỉnh Vĩnh Phúc Các điều tra viên được tập huấn và thử điều trathực nghiệm tại khoa
- Giám sát viên là cán bộ nghiên cứu của đề tài và trưởng khoa kiểmsoát nhiễm khuẩn bệnh viện Tâm thần tỉnh Vĩnh Phúc
* Bước 3: Thu thập số liệu
- Các điều tra viên được phân công tới các khoa, phòng của bệnh việnTâm thần tỉnh Vĩnh Phúc để tiến hành thu thập số liệu
- Đầu giờ chiều các điều tra viên sẽ mang phiếu tới các khoa để tiếnhành thu thập số liệu Tới mỗi khoa, điều tra viên sẽ giải thích về mục đíchnghiên cứu và phát phiếu cho CBYT của khoa đồng ý tham gia nghiên cứu.Sauk hi CBYT của khoa trả lời xong thì thu thập phiếu Mỗi khoa chỉ tiếnhành thu thập một lần và không quan lại
Trang 29Về phân loại CTRYT: Thực hiện 196 lượt quan sát thực hành phân loạiCTRYT tại 3 khoa lâm sàng, 3 khoa quan sát 25 lượt, 2 khoa quan sát 24 lượt.Ngày quan sát được chọn trước, một ngày quan sát 8 khoa hai lượt, sáng (8h –11h) và chiều (14h – 16h), từ thứ 2 đến chủ nhật Quan sát tại buồng tiêm, khuvực điều trị, nơi đặt thùng phân loại CTRYT
2.9 Sai số và cách khắc phục sai số
* Sai số mắc phải:
- Sai số do đối tượng đọc câu hỏi không hiểu nhưng không trao đổi vớiđiều tra viên
- Đối tượng tham gia nghiên cứu trao đổi thông tin với nhau
- Sai số do quan sát: đối tượng thực hiện tốt khi có mặt của điều tra viên
- Sai số trong quá trình nhập liệu
Trang 30- Địa điểm quan sát phù hợp, đối tượng không thấy điều tra viên.
- Đối với sai số trong quá trình là sạch số liệu và nhập liệu.Đọc phiếu vàlàm sạch trước khi nhập liệu
2.10 Khía cạnh đạo đức của nghiên cứu
- Nghiên cứu này được tiến hành sau khi Hội đồng xét duyệt đề cương
do Trường Đại học Y Hà Nội thành lập và phê duyệt
- Sự cho phép của Ban giám đốc Bệnh viện Tâm thần tỉnh Vĩnh Phúc
- Sự tự nguyện tham gia của đối tượng nghiên cứu (trừ trường hợp quan sát)
- Quá trình thu thập số liệu và công bố kết quả được giữ bí mật chongười tham gia nghiên cứu để đảm bảo an toàn và tính tự nguyện
- Người tham gia nghiên cứu được giải thích và cung cấp đầy đủ cácthông tin về nghiên cứu Khi có sự tự nguyện tham gia của đối tượng mới tiếnhành phỏng vấn theo quy định
2.11 Hạn chế của nghiên cứu
- Nghiên cứu chỉ đánh giá được kiến thức, thực hành của cán bộ ĐD –KTV tại thời điểm nghiên cứu, trong khi đó đối tượng bác sỹ, hộ lý và nhânviên vệ sinh chưa đánh giá được để có cái nhìn tổng thể hơn
- Đánh giá một phần thực trạng công tác quản lý CTRYT, còn chưanghiên cứu khâu xử lý, vận chuyển hay quản lý CTYT dạng lỏng, khí… tạibệnh viện
- Nghiên cứu được thiết kế theo phương pháp mô tả cắt ngang do vậy chỉđánh giá được tình hình tại thời điểm nghiên cứu
Chương 3
DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.1.Đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu: