1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đổi mới hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trong Quân đội nhân dân Việt Nam.

124 148 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 124
Dung lượng 794,5 KB

Nội dung

Bằng việc phân tích, luận giải những vấn đề cơ bản về phổ biến, giáo dục pháp luật và phổ biến, giáo dục pháp luật trong Quân đội nhân dân Việt Nam, đồng thời phân tích, đánh giá thực trạng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong Quân đội, chỉ rõ nguyên nhân và bài học kinh nghiệm, luận văn đã đưa ra quan điểm về đổi mới phổ biến, giáo dục pháp luật trong Quân đội, nội dung, mục đích và giải pháp đổi mới phù hợp với tình hình chung của đất nước và đặc thù chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Quân đội. Bên cạnBằng việc phân tích, luận giải những vấn đề cơ bản về phổ biến, giáo dục pháp luật và phổ biến, giáo dục pháp luật trong Quân đội nhân dân Việt Nam, đồng thời phân tích, đánh giá thực trạng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong Quân đội, chỉ rõ nguyên nhân và bài học kinh nghiệm, luận văn đã đưa ra quan điểm về đổi mới phổ biến, giáo dục pháp luật trong Quân đội, nội dung, mục đích và giải pháp đổi mới phù hợp với tình hình chung của đất nước và đặc thù chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Quân đội. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã mạnh dạn kiến nghị với các cấp từ Trung ương đến cấp ủy, chỉ huy đơn vị những vấn đề cơ bản để đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trong Quân đội nhân dân Việt Nam.Bằng việc phân tích, luận giải những vấn đề cơ bản về phổ biến, giáo dục pháp luật và phổ biến, giáo dục pháp luật trong Quân đội nhân dân Việt Nam, đồng thời phân tích, đánh giá thực trạng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong Quân đội, chỉ rõ nguyên nhân và bài học kinh nghiệm, luận văn đã đưa ra quan điểm về đổi mới phổ biến, giáo dục pháp luật trong Quân đội, nội dung, mục đích và giải pháp đổi mới phù hợp với tình hình chung của đất nước và đặc thù chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Quân đội. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã mạnh dạn kiến nghị với các cấp từ Trung ương đến cấp ủy, chỉ huy đơn vị những vấn đề cơ bản để đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trong Quân đội nhân dân Việt Nam.Bằng việc phân tích, luận giải những vấn đề cơ bản về phổ biến, giáo dục pháp luật và phổ biến, giáo dục pháp luật trong Quân đội nhân dân Việt Nam, đồng thời phân tích, đánh giá thực trạng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong Quân đội, chỉ rõ nguyên nhân và bài học kinh nghiệm, luận văn đã đưa ra quan điểm về đổi mới phổ biến, giáo dục pháp luật trong Quân đội, nội dung, mục đích và giải pháp đổi mới phù hợp với tình hình chung của đất nước và đặc thù chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Quân đội. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã mạnh dạn kiến nghị với các cấp từ Trung ương đến cấp ủy, chỉ huy đơn vị những vấn đề cơ bản để đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trong Quân đội nhân dân Việt Nam.h đó, tác giả cũng đã mạnh dạn kiến nghị với các cấp từ Trung ương đến cấp ủy, chỉ huy đơn vị những vấn đề cơ bản để đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trong Quân đội nhân dân Việt Nam.

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

NGÔ QUANG TIẾN

§æI MíI HO¹T §éNG PHæ BIÕN, GI¸O DôC PH¸P LUËT

TRONG QU¢N §éI NH¢N D¢N VIÖT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

NGÔ QUANG TIẾN

§æI MíI HO¹T §éNG PHæ BIÕN, GI¸O DôC PH¸P LUËT

TRONG QU¢N §éI NH¢N D¢N VIÖT NAM

Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử Nhà nước và pháp luật

Mã số: 8380101.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS HOÀNG THỊ KIM QUẾ

HÀ NỘI - 2018

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi

có thể bảo vệ Luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng năm 2018

NGƯỜI CAM ĐOAN

Ngô Quang Tiến

Trang 4

Tác giả xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và tạo điều kiện của các cơ quan,đơn vị, cá nhân đã giúp đỡ, tạo điều kiện để tác giả được học tập, nghiên cứu vàhoàn thành Luận văn này./.

Hà Nội, ngày tháng năm 2018

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Ngô Quang Tiến

Trang 5

MỤC LỤC

Trang

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Lời cảm ơn

Mục lục

Danh mục các từ viết tắt

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRONG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM 7

1.1 Khái quát chung về phổ biến, giáo dục pháp luật 7

1.1.1 Khái niệm phổ biến, giáo dục pháp luật 7

1.1.2 Đặc điểm của phổ biến, giáo dục pháp luật 12

1.1.3 Các yếu tố cấu thành phổ biến, giáo dục pháp luật 15

1.1.4 Mục đích của phổ biến, giáo dục pháp luật 21

1.2 Những vấn đề lý luận cơ bản về phổ biến, giáo dục pháp luật trong Quân đội nhân dân Việt Nam 23

1.2.1 Khái niệm phổ biến, giáo dục pháp luật trong Quân đội nhân dân Việt Nam .23

1.2.2 Đặc điểm của phổ biến, giáo dục pháp luật trong Quân đội nhân dân Việt Nam 24

1.2.3 Các yếu tố cấu thành phổ biến, giáo dục pháp luật trong Quân đội nhân dân Việt Nam 28

1.2.4 Mục đích của phổ biến, giáo dục pháp luật trong Quân đội nhân dân Việt Nam 39

1.3 Các yếu tố tác động đến hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trong Quân đội nhân dân Việt Nam 40

1.3.1 Nhận thức và năng lực lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, người chỉ huy các cấp 40

1.3.2 Tính hoàn thiện và khả thi của hệ thống pháp luật 41

Trang 6

1.3.3 Sự phát triển của KT-XH 421.3.4 Trình độ, nhận thức và tính tự giác của cán bộ, chiến sĩ 421.3.5 Phong tục, tập quán và truyền thống dân tộc 43

1.4 Đổi mới hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trong Quân đội

nhân dân Việt Nam hiện nay 43

1.4.1 Sự cần thiết đổi mới hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trong

Quân đội 431.4.2 Nội dung, tiêu chí đổi mới hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trong

Quân đội nhân dân Việt Nam 51TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 54

Chương 2: THỰC TRẠNG PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRONG

QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM 55 2.1 Thực trạng nhận thức về phổ biến, giáo dục pháp luật trong

Quân đội nhân dân Việt Nam 55

2.1.1 Nhận thức chưa thống nhất về cơ quan có chức năng giúp Bộ trưởng

Bộ Quốc phòng quản lý công tác phổ biến, giáo dục pháp luật 552.1.2 Nhận thức chưa đúng về vị trí, ý nghĩa của công tác phổ biến, giáo

dục pháp luật 58

2.2 Thực trạng tổ chức bộ máy, nguồn nhân lực phổ biến, giáo dục

pháp luật trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay 59

2.2.1 Thực trạng tổ chức bộ máy làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật 592.2.2 Thực trạng nguồn nhân lực thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật 60

2.3 Thực trạng hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trong Quân đội

62

2.4 Thực trạng việc ban hành văn bản về phổ biến, giáo dục pháp

luật trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay 68

2.4.1 Thực trạng ban hành văn bản quy phạm pháp luật về phổ biến, giáo

dục pháp luật 682.4.2 Thực trạng việc ban hành các văn bản hành chính chỉ đạo điều hành

hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật 69

Trang 7

2.5 Thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động phổ biến, giáo

dục pháp luật trong Quân đội 71

2.6 Nguyên nhân của những ưu điểm, hạn chế và bài học kinh nghiệm từ thực tiễn phổ biến, giáo dục pháp luật trong quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay 72

2.6.1 Nguyên nhân ưu điểm 72

2.6.2 Nguyên nhân hạn chế 73

2.6.3 Bài học kinh nghiệm 75

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 78

Chương 3: NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN VỀ ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRONG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM 79

3.1 Các giải pháp đổi mới nhận thức về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong Quân đội nhân dân Việt Nam 79

3.1.1 Đổi mới và thống nhất nhận thức của cấp ủy Đảng, tổ chức chỉ huy các cấp trong toàn quân về phổ biến, giáo dục pháp luật trong Quân đội nhân dân Việt Nam 79

3.1.2 Quán triệt thực hiện nguyên tắc tập trung, thống nhất trong lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện nghiêm chế độ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong Quân đội nhân dân Việt Nam 82

3.1.3 Nắm chắc và vận dụng linh hoạt các quan điểm của Đảng trong hợp tác quốc tế về phổ biến, giáo dục pháp luật trong Quân đội 84

3.2 Các giải pháp đổi mới về tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong Quân đội nhân dân Việt Nam 85

3.2.1 Cải cách tổ chức bộ máy làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong Quân đội nhân dân Việt Nam 85

3.2.2 Đổi mới công tác xây dựng, củng cố, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong Quân đội nhân dân Việt Nam 88

Trang 8

3.3 Các giải pháp đổi mới về nội dung, hình thức, phương pháp phổ

biến, giáo dục pháp luật trong Quân đội nhân dân Việt Nam 90

3.3.1 Đổi mới về nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật trong Quân đội nhân dân Việt Nam 90

3.3.2 Đổi mới hình thức, phương pháp phổ biến, giáo dục pháp luật trong Quân đội nhân dân Việt Nam 93

3.4 Các giải pháp đổi mới xây dựng pháp luật về phổ biến, giáo dục pháp luật; hướng dẫn thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật trong Quân đội nhân dân Việt Nam 100

3.4.1 Đổi mới công tác xây dựng và hoàn thiện pháp luật về phổ biến, giáo dục pháp luật 100

3.4.2 Nâng cao chất lượng văn bản chỉ đạo, điều hành, hướng dẫn thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật trong Quân đội nhân dân Việt Nam 101

3.5 Các giải pháp về đảm bảo chế độ, chính sách, kinh phí, trang thiết bị cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong Quân đội nhân dân Việt Nam 103

3.5.1 Đảm bảo đầy đủ và sử dụng có hiệu quả kinh phí cho công tác PBGDPL trong Quân đội 103

3.5.2 Đảm bảo về chế độ, chính sách đối với người làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật 104

3.5.3 Cung cấp đầy đủ trang thiết bị phục vụ hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật 105

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 106

KẾT LUẬN 107

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 109

PHỤ LỤC 112

Trang 9

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CNXH: Chủ nghĩa xã hội

LLVTND: Lực lượng vũ trang nhân dânPBGDPL: Phổ biến, giáo dục pháp luậtQĐND: Quân đội nhân dân

QPPL: Quy phạm pháp luật

XHCN: Xã hội chủ nghĩa

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Đặt vấn đề

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

QĐND Việt Nam là một bộ phận của xã hội, là lực lượng nòng cốt củaLLVTND trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, lực lượng nòng cốt của nền quốcphòng toàn dân Trong quá trình công tác, cùng với những hoạt động chuyên ngành,đặc thù, mỗi tổ chức, cá nhân trong Quân đội đều tham gia vào quan hệ xã hội vàchịu sự điều chỉnh của pháp luật như mọi tổ chức, cá nhân khác Bên cạnh đó, mỗi

tổ chức, cá nhân trong Quân đội còn có nhiệm vụ thiêng liêng là bảo vệ vững chắcđộc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, xây dựng đất nước vững mạnh,tham gia vào quá trình hợp tác quốc tế, hội nhập với thế giới Vì vậy, mỗi tổ chức,

cá nhân trong Quân đội phải nắm chắc, hiểu sâu, thực hiện đúng pháp luật là mộtyêu cầu tất yếu, nhất là trong bối cảnh Đảng, Nhà nước ta đang đẩy mạnh xây dựngnhà nước pháp quyền XHCN, hội nhập quốc tế hiện nay Điều này đỏi hỏi hoạtđộng PBGDPL phải được tổ chức thực hiện chất lượng, hiệu quả cao

Qua tổng hợp, nghiên cứu, đánh giá hoạt động PBGDPL trong QĐND ViệtNam thời gian qua cho thấy công tác này đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.Thể chế về PBGDPL từng bước được quan tâm xây dựng, bước đầu tạo lập cơ sởpháp lý cho PBGDPL Hoạt động PBGDPL được triển khai bằng những hình thứckhác nhau đã tạo được sự chuyển biến trong nhận thức, ý thức chấp hành pháp luậtcủa sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân, viên chức và

lao động quốc phòng (sau đây viết gọn là cán bộ, chiến sĩ) Kết quả đó đã góp phần

giữ vững kỷ luật, kỷ cương, xây dựng Quân đội vững mạnh, hoàn thành các nhiệm vụ

mà Đảng, Nhà nước giao, giữ vững và củng cố lòng tin của Nhân dân đối với Quânđội; đồng thời góp phần vào sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước

Tuy nhiên, hoạt động PBGDPL trong Quân đội cũng còn nhiều hạn chế, bấtcập và trước yêu cầu của tình hình mới đòi hỏi hoạt động này cần được nghiên cứu,đổi mới Cụ thể là:

Trang 11

Thứ nhất, hoạt động PBGDPL trong QĐND Việt Nam còn những bất cập,

hạn chế, như: Hoạt động PBGDPL chưa thật sự đi vào thực chất, đặc biệt hình thức,biện pháp thực hiện chậm được đổi mới, chưa bắt kịp sự phát triển của thời đại và

sự thay đổi cơ cấu thành phần trong Quân đội, nhất là trong thời đại công nghiệp4.0, công nghệ thông tin bùng nổ hiện nay; sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của một

số cấp ủy Đảng, tổ chức chỉ huy chưa tương xứng với vị trí, ý nghĩa của công tácnày; thể chế về PBGDPL chưa hoàn thiện; tổ chức bộ máy và chất lượng nguồnnhân lực thực hiện PBGDPL chưa đáp ứng yêu cầu công tác PBGDPL

Thứ hai, nhiệm vụ xây dựng QĐND cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng

bước hiện đại, ưu tiên hiện đại hóa một số quân chủng, binh chủng, lực lượng màNghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đặt ra đòi hỏi Quân độikhông chỉ đổi mới về vũ khí, trang bị, phương tiện kỹ thuật, kỹ chiến thuật và nănglực, trình độ chuyên môn giỏi, khả năng sẵn sàng chiến đấu cao mà còn đòi hỏi mỗi

cán bộ, chiến sĩ phải có nhận thức pháp luật sâu sắc, có ý thức pháp luật bền vững,

luôn nêu cao tinh thần “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật” Bên cạnh

đó, nền quốc phòng nước ta đang trong quá trình hội nhập quốc tế, các hoạt độngđối ngoại quốc phòng, hợp tác quốc tế về quốc phòng đã, đang và sẽ diễn ra thườngxuyên, liên tục trên cả bề rộng và chiều sâu, đồng thời sự tham gia của Việt Namvào Lực lượng Gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp quốc đòi hỏi mọi cán bộ, chiến sĩphải nắm vững không chỉ pháp luật trong nước mà cả pháp luật quốc tế để tuân thủđúng và thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao

Thứ ba, triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII và

quy định của Hiến pháp năm 2013, Nhà nước ta đã và đang thực hiện bước chuyểndịch chiến lược từ xây dựng, hoàn thiện pháp luật sang hoàn thiện và tổ chức thựcthi pháp luật, bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật, tính liên thông, gắn kết mậtthiết giữa công tác xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật; đề cao tinh thần thượngtôn Hiến pháp, pháp luật trong toàn xã hội Đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt độngPBGDPL, hỗ trợ và tạo điều kiện để mọi cá nhân, tổ chức tiếp cận, sử dụng phápluật làm phương tiện, công cụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình Điều này

Trang 12

đặt ra yêu cầu hoạt động PBGDPL trong Quân đội cũng phải được nghiên cứu đổimới để đáp ứng mục tiêu, yêu cầu mà Đảng, Nhà nước đặt ra.

Thứ tư, đề tài về PBGDPL trong QĐND Việt Nam mặc dù đã được một số

báo, tạp chí, tài liệu chuyên khảo, luận văn thạc sĩ nghiên cứu, đề cập nhưng cáccông trình, tác phẩm này tiếp cận theo từng góc độ, phạm vi khác nhau (đơn vị, nhàtrường, nhà máy, xí nghiệp; một hoặc một số đối tượng nhất định: Học viên, chiến

sĩ mới, công nhân và viên chức, lao động quốc phòng), chưa nghiên cứu một cáchtổng thể, toàn diện trong toàn quân, nhất là trong khoảng ba năm lại đây Do đó,hoạt động PBGDPL trong Quân đội cần được nghiên cứu, đánh giá một cách đầy

đủ, toàn diện, cập nhật cả về mặt lý luận và thực tiễn nhằm đề xuất giải pháp đổimới cơ bản để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động PBGDPL trong QĐND ViệtNam đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ tình hình mới

Từ những lý do trên, với những kiến thức đã được học tập, nghiên cứu tại KhoaLuật - Đại học Quốc gia Hà Nội, kinh nghiệm thực tiễn công tác trong Quân đội vàmong muốn hoạt động PBGDPL trong Quân đội khởi sắc hơn nữa nhằm góp phần nângcao sức mạnh tổng hợp của Quân đội, đáp ứng mục tiêu xây dựng QĐND Việt Namvững mạnh toàn diện, hoàn thành hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ Tổquốc, em lựa chọn đề tài “Đổi mới hoạt động PBGDPL trong QĐND Việt Nam” làm đềtài luận văn thạc sĩ Đây cũng chính là sự cần thiết triển khai thực hiện Đề tài này

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Trang 13

Đánh giá tiến trình thực trạng đổi mới và đề xuất giải pháp đổi mới hoạtđộng PBGDPL trong QĐND Việt Nam.

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài có đối tượng nghiên cứu là đổi mới hoạt động PBGDPL trong QĐNDViệt Nam

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài được tiến hành nghiên cứu trong phạm vi toàn quân/toàn quốc (vì cácđơn vị Quân đội đóng quân trên khắp mọi miền đất nước), trong đó lấy cấp BộQuốc phòng làm cơ sở để có góc nhìn tổng quát, toàn diện

Về thời gian, tập trung nghiên cứu hoạt động PBGDPL trong Quân đội từ khiLuật PBGDPL có hiệu lực thi hành (ngày 01/01/2013) đến nay

Về nội dung, nghiên cứu lý luận về PBGDPL trong QĐND Việt Nam và đổimới hoạt động PBGDPL trong QĐND Việt Nam

1.4 Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Quá trình thực hiện Luận văn này, tác giả nhận thấy đề tài về PBGDPL trongQĐND Việt Nam đã được một số công trình nghiên cứu đề cập đến, như: Giáo dụcpháp luật trong Quân đội nhân dân Việt Nam: Một số vấn đề lý luận và thực tiễncủa tác giả Vũ Thị Bích Ngọc, luận văn thạc sĩ luật học năm 2009; Giáo dục phápluật cho học viên các trường Sĩ quan Quân đội ở Việt Nam hiện nay của tác giảNguyễn Thị Hoa, luận văn thạc sĩ luật học năm 2013)

Ngoài ra, đề tài về PBGDPL ở môi trường ngoài Quân đội cũng được nhiềutác giải nghiên cứu, như: Xây dựng ý thức và lối sống theo pháp luật (Đề tài cấpnhà nước số KX-07-17 của GS TSKH Đào Chí Úc năm 1995); Giáo dục pháp luậtcho công dân – cơ sở để nâng cao hiệu quả của quá trình điều chỉnh pháp luật”(Luận văn Thạc sĩ của tác giả Lê Quốc Hùng năm 1999); Phổ biến pháp luật chongười nông dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số trong điều kiện xây dựngnhà nước pháp quyền (Luận văn Thạc sĩ của tác giả Hà Thị Tuyến năm 2009); Phổbiến giáo dục pháp luật ở cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội (Luận văn Thạc sĩcủa tác giả Nguyễn Thị Kim Ngân năm 2010); Kết hợp giáo dục pháp luật và giáo

Trang 14

dục đạo đức cho đảng viên ở Việt Nam hiện nay (Luận văn Thạc sĩ của tác giả Ngô

Bá Hoàng Hải năm 2012); Giáo dục pháp luật thông qua hoạt động hòa giải ở cơ sởtrên địa bàn huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội (Luận văn Thạc sĩ của tác giảNguyễn Thị Bích Thủy năm 2012); Phổ biến giáo dục pháp luật trên địa bàn huyệnVân Đồn - Quảng Ninh (Luận văn Thạc sĩ của tác giả Hoàng Thị Thanh Thủy năm2013); Giáo dục pháp luật cho phạm nhân - qua thực tiễn tại trại giam Quảng Ninhthuộc Tổng cục cảnh sát Thi hành án Hình sự và Hỗ trợ tư pháp của Bộ Công an(Luận văn Thạc sĩ của tác giả Bùi Văn Khương năm 2014)

Tuy nhiên, các công trình, tác phẩm này tiếp cận theo từng góc độ, phạm vikhác nhau (phường xã, đơn vị, nhà trường, nhà máy, xí nghiệp, ; một hoặc một sốđối tượng nhất định: Học viên, chiến sĩ mới, công nhân và viên chức, lao động quốcphòng, đảng viên, nông dân, phạm nhân ), chưa nghiên cứu một cách tổng thể,toàn diện trong toàn quân, nhất là trong khoảng ba năm lại đây

Luận văn này nghiên cứu một cách tổng quan, toàn diện, cụ thể về PBGDPLtrong QĐND Việt Nam; đặc biệt cập nhật trong vài năm trở lại đây cả trên phươngdiện lý luận và thực tiễn, qua đó đề xuất giải pháp đổi mới phù hợp với tình hìnhmới của đất nước, Quân đội hiện nay

Với tình hình nghiên cứu trên, có thể khẳng định Đề tài “Đổi mới hoạt độngPBGDPL trong QĐND Việt Nam” là đề tài độc lập, không có sự trùng lặp nội dungvới công trình nghiên cứu trước đó, đặc biệt là trong giới hạn thời gian ba năm trởlại đây theo quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội

2 Phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu

2.1 Phương pháp luận

Đề tài được tiến hành trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng củachủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của ĐảngCộng sản Việt Nam

2.2 Các phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học, trong đó tậptrung vào các phương pháp tổng hợp, thống kê, phân tích, logic, lịch sử, điều tra,kiểm tra

Trang 15

3 Tính mới và những đóng góp của đề tài

So với các bài báo, đề tài, công trình nghiên cứu về PBGDPL nói chung, vềPBGDPL trong Quân đội nói riêng chỉ nghiên cứu, làm rõ về PBGDPL trong Quânđội theo một hoặc một vài khía cạnh, lát cắt, phạm vi hẹp (đơn vị, nhà trường, nhàmáy, xí nghiệp; một hoặc một số đối tượng nhất định: Học viên, chiến sĩ mới, côngnhân và viên chức, lao động quốc phòng), đề tài này nghiên cứu một cách tổng quát,toàn diện, cụ thể về hoạt động PBGDPL trong QĐND Việt Nam; cập nhật thông tin,tình hình và đề xuất giải pháp đổi mới phù hợp với tình hình mới của đất nước,Quân đội hiện nay và những năm tiếp theo

Đề tài hướng tới giá trị lý luận là làm rõ những vấn đề lý luận về PBGDPLtrong Quân đội; chỉ rõ những yếu tố chi phối, tác động đến hoạt động PBGDPL trongQĐND Việt Nam; luận giải cơ sở của những giải pháp đổi mới

Đề tài hướng tới giá trị thực tiễn là làm tài liệu nghiên cứu, tham khảo đểthực hiện đổi mới PBGDPL cho cán bộ, chiến sĩ các cơ quan, đơn vị trong Quân độinói riêng, thực hiện PBGDPL cho mọi đối tượng nói chung

4 Dự kiến kết quả

Luận văn được tổ chức thực hiện bảo đảm đúng tiến độ, bảo vệ thành công.Những nghiên cứu và kiến nghị của luận văn sẽ được quan tâm, hiện thực hóa

5 Kết cầu của luận văn

Luận văn được kết cấu gồm các phần: Phần mở đầu, Phần nội dung (gồm

03 chương) và Kết luận, kiến nghị; ngoài ra còn có Phụ lục và Danh mục tài liệutham khảo

Trang 16

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHỔ BIẾN, GIÁO

DỤC PHÁP LUẬT TRONG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM

1.1 Khái quát chung về phổ biến, giáo dục pháp luật

1.1.1 Khái niệm phổ biến, giáo dục pháp luật

“Phổ biến, giáo dục pháp luật” là một thuật ngữ được tạo bởi hai thành tố:(1) “Phổ biến pháp luật” và (2) “Giáo dục pháp luật” Để làm rõ đặc điểm, bản chấtcủa hoạt động PBGDPL thì việc đầu tiên và cần thiết là phải phân tích, làm rõ nộihàm của hai thành tố này Đối với khái niệm “pháp luật”, với ý nghĩa là nội dungcủa hoạt động phổ biến pháp luật và hoạt động giáo dục pháp luật, là cái đã có (đãđược cơ quan có thẩm quyền ban hành), do đó luận văn này không hướng tới việcphân tích, làm rõ khái niệm pháp luật

1.1.1.1 Khái niệm phổ biến pháp luật

Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, “phổ biến” với tính chất là tính từ thì từnày có nghĩa là tính chất chung, có thể áp dụng cho cả một tập hợp các sự vật, hiệntượng; thường thấy, thường gặp ở nhiều nơi, nhiều người Ví dụ: Quy luật phổ biếncủa tự nhiên; một hiện tượng phổ biến Với tính chất là động từ thì “phổ biến” cónghĩa là làm cho đông đảo người biết bằng cách truyền đạt trực tiếp hay thông quahình thức nào đó [17, T4, tr.278] Ví dụ: Sách phổ biến kiến thức, phổ biến kinhnghiệm trồng cây, phổ biến kiến thức kế hoạch hóa gia đình,

Hiểu một cách chung nhất, phổ biến là mang tính chất chung, có thể ápdụng cho cả một tập hợp hiện tượng, sự vật; thường có, thường gặp ở nhiều nơivới nhiều người và làm cho họ biết được bằng cách truyền đạt trực tiếp haythông qua hình thức nào đó

Đề tài này tiếp cận trên phương diện động từ của khái niệm “phổ biến” Ởphương diện này, Từ điển Bách khoa Việt Nam chỉ rõ:

Phổ biến pháp luật là việc truyền tải thông tin về pháp luật tới các

Trang 17

tầng lớp dân cư trong xã hội Nội dung thông tin pháp luật ở đây được hiểukhông chỉ gồm các văn bản QPPL do các cơ quan nhà nước có thẩm quyềnban hành mà cả thông tin về giá trị xã hội của pháp luật và thực tiễn pháp lývới mục đích làm cho mọi người hiểu, biết và tuân thủ pháp luật Phổ biếnpháp luật thường gắn với tuyên truyền và giáo dục pháp luật thông qua cáckênh thông tin pháp luật như: Sách báo khoa học, các phương tiện thông tinđại chúng, qua hoạt động tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý, qua hoạt động

áp dụng pháp luật của các cơ quan nhà nước, thực tiễn xét xử của Toà ánnhân dân các cấp ở Việt Nam hiện nay [17, T4, tr 278-279]

Như vậy, phổ biến pháp luật là việc truyền tải thông tin về pháp luật tới cáctầng lớp dân cư trong xã hội một cách chủ động, bằng cách truyền đạt trực tiếp haythông qua một hoặc nhiều hình thức nhất định, như: Họp báo, thông cáo báo chí;Phổ biến pháp luật trực tiếp; tư vấn, hướng dẫn tìm hiểu pháp luật; cung cấp thôngtin, tài liệu pháp luật; Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, loa truyềnthanh, internet, pa-nô, áp-phích, tranh cổ động; đăng tải trên Công báo; đăng tảithông tin pháp luật trên trang thông tin điện tử; niêm yết tại trụ sở, bảng tin của cơquan, tổ chức, khu dân cư; Tổ chức thi tìm hiểu pháp luật; Thông qua công tác xét

xử, xử lý vi phạm hành chính, hoạt động tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáocủa công dân và hoạt động khác của các cơ quan trong bộ máy nhà nước; thông quahoạt động trợ giúp pháp lý, hòa giải ở cơ sở; Lồng ghép trong hoạt động văn hóa,văn nghệ, sinh hoạt của tổ chức chính trị và các đoàn thể, câu lạc bộ, tủ sách phápluật và các thiết chế văn hóa khác ở cơ sở; Thông qua chương trình giáo dục phápluật trong các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân; Các hình thứcPBGDPL khác phù hợp với từng đối tượng cụ thể mà các cơ quan, tổ chức, cá nhân

có thẩm quyền có thể áp dụng để bảo đảm cho hoạt động PBGDPL đem lại hiệuquả Nội dung phổ biến pháp luật rất đa dạng, nó không chỉ đơn thuần là các vănbản QPPL hoặc một, một số quy phạm trong văn bản QPPL mà còn cả thông tin vềgiá trị xã hội của pháp luật, thực tiễn pháp lý với mục đích làm cho mọi người hiểu,biết và tuân thủ pháp luật

Trang 18

Có quan niệm cho rằng phổ biến pháp luật và tuyên truyền pháp luật là haikhái niệm hoàn toàn khác nhau Thực chất, phổ biến pháp luật và tuyên truyền phápluật có tính chất rất gần nhau, nhưng không đồng nhất Theo Từ điển Tiếng Việt củaViện Ngôn ngữ học, tuyên truyền là giải thích rộng rãi để thuyết phục mọi người tánthành, ủng hộ, làm theo [35, tr.1031] Ví dụ: Tuyên truyền đường lối, chính sách,tuyên truyền cuộc bầu cử Trên phương diện này, tuyên truyền, theo nghĩa rộng làhoạt động có mục đích của chủ thể nhằm truyền bá những tri thức, giá trị tinh thần,

tư tưởng đến đối tượng nhằm biến những kiến thức, giá trị tinh thần đó thành nhậnthức, niềm tin, tình cảm của đối tượng, thôi thúc đối tượng hành động theo nhữngđịnh hướng, những mục tiêu do chủ thể tuyên truyền đặt ra

Với cách tiếp cận trên thì quá trình tuyên truyền pháp luật chính là quá trìnhphổ biến pháp luật và ngược lại quá trình phổ biến pháp luật chính là quá trìnhtuyên truyền pháp luật để mọi người biết và làm theo hoặc không được làm nhữngđiều mà pháp luật cấm Phổ biến pháp luật và tuyên truyền pháp luật đều do tổchức, cá nhân có thẩm quyền thực hiện nhằm chuyển tải nội dung của pháp luật đếnđối tượng nhất định Do vậy, sử dụng thuật ngữ phổ biến pháp luật đã bao hàm cảhoạt động tuyên truyền pháp luật Vậy vấn đề đặt ra là tại sao không sử dụng thuậtngữ “tuyên truyền pháp luật” thay cho thuật ngữ “phổ biến pháp luật”? Câu trả lờilà: “Phổ biến” là một từ Hán Việt, với ý nghĩa “phổ” là đem cái gì đó, nội dung nào

đó đến với nhiều người, “biến” là sự thay đổi, thoát khỏi cái đang có [13, tr.572].Tổng quát lại, phổ biến được hiểu là truyền tải thông tin đến với nhiều người để họtiếp nhận và thay đổi theo định hướng, mục đích xác định Theo cách tiếp cận này,

từ “phổ biến” biểu hiện rõ nét, cụ thể mục đích của hoạt động truyền tải thông tinpháp luật đến với mọi người hơn từ “tuyên truyền” nên đã được lựa chọn, sử dụngmột cách chính thống trong các văn bản pháp luật của Nhà nước (Luật PBGDPLnăm 2012; Nghị định số 28/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2013 của Chính phủquy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật PBGDPL, )

Từ những phân tích trên cho thấy, phổ biến pháp luật là hoạt động truyền tải nộidung pháp luật đến với nhiều đối tượng, bằng các hình thức phù hợp, nhằm nâng cao

Trang 19

hiểu biết, ý thức tôn trọng và thúc đẩy đối tượng được phổ biến chấp hành pháp luật.

Phổ biến pháp luật có đối tượng tác động rộng rãi, mang ý nghĩa xã hội vànhân văn sâu sắc, bởi trong lịch sử đã có lúc pháp luật được ban hành nhưng khôngđược phổ biến công khai mà chỉ được coi là một công cụ để nhà nước dùng để caitrị xã hội, trị dân Bên cạnh đó, phổ biến pháp luật còn mang tính tác nghiệp, truyềnđạt nội dung pháp luật cho các đối tượng cụ thể, nhằm làm cho họ hiểu thấu các quyđịnh của pháp luật để thực hiện pháp luật trên thực tế

1.1.1.2 Khái niệm giáo dục pháp luật

Một cách chung nhất, theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, giáo dục là quátrình đào tạo con người một cách có mục đích, nhằm chuẩn bị cho con ngườitham gia đời sống xã hội, tham gia lao động sản xuất, nó được thực hiện bằngcách tổ chức việc truyền thụ và lĩnh hội những kinh nghiệm lịch sử - xã hội củaloài người [17, T4, tr.154]

Trên phương diện là một hình thức tổ chức thì giáo dục là hoạt động được tổchức theo trật tự và chế độ nhất định nhằm thực hiện các nhiệm vụ giáo dục: Hìnhthành ở người được giáo dục ý thức và tình cảm tích cực đối với các chuẩn mực xãhội, đặc biệt là hành vi và thói quen hành vi phù hợp với các chuẩn mực đó

Trong khoa học và thực tiễn hiện nay, quan niệm giáo dục pháp luật thườngđược hiểu ở hai góc độ khác nhau: Theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp Theo nghĩa rộngthì giáo dục pháp luật là quá trình hình thành ý thức pháp luật và văn hoá pháp luậtcủa các thành viên trong xã hội chịu sự tác động tích cực cũng như tiêu cực, có chủđịnh cũng như tự phát của các điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan như cácđiều kiện KT-XH, chế độ chính trị, hoạt động tư tưởng, hệ thống pháp luật và thựctiễn pháp lý, môi trường sống cũng như giáo dục chung Theo nghĩa này, khái niệmgiáo dục pháp luật được hiểu gần với khái niệm hình thành ý thức pháp luật của conngười Ý thức này được hình thành dưới sự tác động của các nhân tố khách quan vàchủ quan, tích cực và tiêu cực

Theo nghĩa hẹp, giáo dục pháp luật được hiểu là hoạt động có định hướng, có

tổ chức, có chủ định của cơ quan, tổ chức và cá nhân (chủ thể giáo dục) cung cấp tri

Trang 20

thức pháp luật, bồi dưỡng tình cảm và hành vi hợp pháp cho đối tượng giáo dụcnhằm hình thành ở họ ý thức pháp luật, tình cảm pháp luật đúng đắn, thói quen xử

sự phù hợp với các quy định của pháp luật và tích cực tham gia phòng, chống cáchành vi vi phạm pháp luật

Trong hệ thống tổ chức giáo dục (với nghĩa cơ sở - nhà trường) thì giáo dụcpháp luật được hiểu là hoạt động giảng dạy và học tập pháp luật trong nhà trường,các cơ sở giáo dục khác và trong các cơ sở giáo dục đặc biệt (như trại giam, trườnggiáo dưỡng, )

Quan niệm giáo dục pháp luật trên đây phù hợp với quan niệm giáo dụcthường được sử dụng trong khoa học sư phạm, đó là: Giáo dục là quá trình tác động

có định hướng của nhân tố chủ quan (con người) lên đối tượng giáo dục nhằm đạtđược các mục đích nhất định Theo Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, thì

"Giáo dục là hoạt động nhằm tác động một cách có hệ thống đến sự phát triển tinhthần, thể chất của một đối tượng nào đó, làm cho đối tượng ấy dần dần có đượcnhững phẩm chất và năng lực như yêu cầu đề ra" [35, tr.379]

Từ nội hàm và bản chất của giáo dục, ta thấy được, để hình thành nên nhâncách của một con người đúng chuẩn mực xã hội thì giáo dục phải có cả một hệthống các phương diện để giáo dục, chính vì vậy, giáo dục có rất nhiều phương diệnhợp thành: Giáo dục chính trị, tư tưởng, giáo dục đạo đức, giáo dục pháp luật, giáodục kinh tế, giáo dục thẩm mỹ, giáo dục thường thức, giáo dục sinh thái, giáo dục

về giới… Như vậy, giáo dục pháp luật là một phương diện hợp thành không thểthiếu khi đào tạo, giáo dục một con người

Ở Việt Nam, giáo dục pháp luật hiểu theo nghĩa hẹp, là hoạt động địnhhướng của Đảng Cộng sản Việt Nam, của các cơ quan nhà nước và tổ chức xã hội

và cá nhân nhằm hình thành và phát triển ý thức pháp luật XHCN dưới dạng lòngtin, mục đích, động cơ, thói quen của con người Giáo dục pháp luật là một dạnggiáo dục có tính độc lập tương đối với giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, thẩmmĩ Trong cuốn Giáo trình Lý luận Nhà nước và pháp luật của NXB Đại học Quốc

Trang 21

gia Hà Nội năm 2015, Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Thị Kim Quế viết:

Xét về bản chất Giáo dục pháp luật là hoạt động có tổ chức, cóđịnh hướng, có hệ thống, có kế hoạch do các cơ quan, tổ chức, cộngđồng và cá nhân (chủ thể giáo dục) thực hiện nhằm mục đích xây dựng ýthức pháp luật, văn hóa pháp luật ở các cá nhân với nội dung trang bịkiến thức pháp luật cần thiết, xây dựng thái độ, tình cảm tôn trọng, hiểubiết giá trị, ý nghĩa của pháp luật, các quyền, nghĩa vụ pháp luật, thóiquen tuân thủ, sử dụng pháp luật [27, tr.453]

So với phổ biến thì giáo dục có điểm chung là cùng nhằm nâng cao nhậnthức, tình cảm Song có sự khác biệt là nội dung rộng hơn, phương thức tiến hànhchặt chẽ hơn, đối tượng xác định rõ ràng, cụ thể hơn, mục đích lớn hơn Xét dướigóc độ phạm vi của mỗi hoạt động thì phổ biến là một phương thức giáo dục cụ thể

1.1.1.3 Khái niệm phổ biến, giáo dục pháp luật

Từ những phân tích về phổ biến pháp luật và giáo dục pháp luật trên đây chothấy PBGDPL là hoạt động có tổ chức, có định hướng, có hệ thống, có kế hoạch do

tổ chức, cá nhân tiến hành bằng phương pháp, hình thức phù hợp nhằm làm cho đốitượng được phổ biến, giáo dục có tri thức pháp luật, tình cảm pháp luật và ý thứcchấp hành pháp luật

Nghiên cứu PBGDPL dưới góc độ lý luận và thực tiễn, có thể rút ra kháiniệm PBGDPL như sau:

PBGDPL là hoạt động có định hướng, có tổ chức, có chủ định của cơ quan,

tổ chức và cá nhân là chủ thể phổ biến, giáo dục cung cấp tri thức pháp luật, bồi dưỡng tình cảm và thái độ tôn trọng, tuân thủ pháp luật cho đối tượng phổ biến, giáo dục nhằm hình thành ở họ ý thức pháp luật, tình cảm pháp luật đúng đắn, thói quen xử sự phù hợp với các quy định của pháp luật và tích cực tham gia phòng, chống vi phạm pháp luật, bảo vệ quyền con người.

1.1.2 Đặc điểm của phổ biến, giáo dục pháp luật

1.1.2.1 Phổ biến, giáo dục pháp luật là hoạt động được tổ chức chặt chẽ bởi các chủ thể theo quy định của pháp luật

PBGDPL là hoạt động có tính tổ chức, tính kế hoạch cao PBGDPL không

Trang 22

phải là một hoạt động mang tính tự phát hay là hoạt động của một cá nhân, mộtnhóm người riêng lẻ không tuân thủ pháp luật Khi tiến hành PBGDPL, bao giờ,bất kỳ khi nào nó đều được thực hiện với các bước từ lập kế hoạch, tổ chức triểnkhai thực hiện với sự tính toán cụ thể về thời gian, địa điểm, thành phần tham gia,nội dung thực hiện, mục tiêu cần đạt được, Đây là những hoạt động theo khuônkhổ pháp luật.

Hoạt động PBGDPL do cơ quan, tổ chức, cá nhân do pháp luật quy định thựchiện với mục đích vì cộng đồng rõ ràng Tại Chương III Luật PBGDPL năm 2012quy định trách nhiệm PBGDPL của cơ quan, tổ chức, cá nhân đã quy định cụ thểchủ thể tiến hành (được phép tiến hành) hoạt động PBGDPL, gồm: Các bộ, cơ quanngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân vàKiểm toán Nhà nước; chính quyền các cấp ở địa phương; cơ quan, tổ chức, đơn vịtrực tiếp quản lý cán bộ, công chức, viên chức; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

và các tổ chức thành viên của Mặt trận; tổ chức hành nghề về pháp luật, tổ chức xãhội nghề nghiệp về pháp luật, cơ sở đào tạo luật, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng chứcdanh tư pháp; các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân; gia đình; đại biểuQuốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp; cán bộ, công chức, viên chức và cán

bộ, chiến sĩ trong LLVTND; báo cáo viên pháp luật; tuyên truyền viên pháp luật vànhững người được mời tham gia PBGDPL ở cơ sở

1.1.2.2 Phổ biến, giáo dục pháp luật có mối liên hệ chặt chẽ với công tác xây dựng và thực hiện pháp luật

Đối với xây dựng và thực hiện pháp luật, PBGDPL là biện pháp bảo đảmcho chất lượng xây dựng và thực hiện pháp luật Bởi lẽ, pháp luật được xây dựng

có đảm bảo khoa học, sát thực tiễn xã hội, thống nhất, ổn định và khả thi haykhông phụ thuộc rất lớn vào năng lực, trình độ kiến thức và nhận thức pháp luậtcủa người chủ trì soạn thảo văn bản QPPL, người tham gia ý kiến và người banhành văn bản QPPL

Bên cạnh đó, năng lực, trình độ kiến thức và nhận thức pháp luật của mỗi

Trang 23

người có được phụ thuộc rất lớn vào hoạt động PBGDPL Pháp luật được ban hành,

để đi vào thực tiễn cuộc sống xã hội thì một mắt khâu quan trọng không thể thiếu làphổ biến, giáo dục nội dung pháp luật đó cho mọi người trong xã hội để họ biếtđược và thực hiện cho tốt; đồng thời, mục tiêu của PBGDPL là nhằm xây dựng ýthức chấp hành pháp luật, sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, bảo

vệ các quan hệ xã hội đúng đắn Đó chính là hoạt động làm cho pháp luật được thựchiện trong thực tiễn xã hội một cách đúng đắn nhất

1.1.2.3 Phổ biến, giáo dục pháp luật có hình thức, phương pháp đa dạng và linh hoạt

PBGDPL được thực hiện rất bằng nhiều hình thức, phương pháp khác nhau.Các hình thức, phương pháp này có thể được áp dụng độc lập hoặc có thể sử dụngđồng thời nhiều hình thức phương pháp kết hợp với nhau Ví dụ, PBGDPL bằnghình thức tiếp công dân có lồng ghép hình thức tư vấn pháp luật, hỗ trợ pháp lý, Trong khi sử dụng phương pháp xử lý tình huống pháp lý có thể kết hợp sử dụngphương pháp thi đua, phương pháp nêu gương, Việc sử dụng linh hoạt, đa dạnghình thức, phương pháp PBGDPL đều hướng tới mục đích truyền đạt thông tin, nộidung pháp luật giúp đối tượng PBGDPL có những hiểu biết nhất định về pháp luậtgóp phần nâng cao kiến thức, ý thức pháp luật cho đối tượng, hình thành ở họ thóiquen xử sự theo pháp luật, biết bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình,bảo vệquyền con người

Tóm lại, PBGDPL là hoạt động có định hướng, có tổ chức, có chủ định củachủ thể được nhà nước trao quyền phổ biến, giáo dục thực hiện cung cấp tri thứcpháp luật, bồi dưỡng tình cảm và hành vi hợp pháp cho đối tượng phổ biến, giáodục nhằm hình thành ở họ ý thức pháp luật, tình cảm pháp luật đúng đắn, thóiquen hành động phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành và tích cựctham gia phòng, chống vi phạm pháp luật Hoạt động PBGDPL là một hiện tượng

xã hội, có đặc trưng riêng mà nội dung bao gồm các hoạt động từ nghiên cứu xâydựng kế hoạch đến tổ chức thực hiện truyền tải tri thức pháp luật và đánh giá kết

Trang 24

quả hoạt động PBGDPL.

1.1.3 Các yếu tố cấu thành phổ biến, giáo dục pháp luật

1.1.3.1 Chủ thể phổ biến, giáo dục pháp luật

Nói đến chủ thể PBGDPL là nói đến tổ chức, cá nhân thực hiện công tácPBGDPL theo quy định của pháp luật, trong đó bao gồm: Chủ thể quản lý công tácPBGDPL và chủ thể tiến hành hoạt động PBGDPL

- Chủ thể quản lý công tác PBGDPL là những tổ chức, cá nhân mà theo quyđịnh của pháp luật, họ có chức năng, thẩm quyền thực hiện công tác quản lý đối vớihoạt động PBGDPL Đặc trưng tiêu biểu của chủ thể quản lý PBGDPL là có quyềnnăng quản lý nhà nước về PBGDPL trong phạm vi không gian, thời gian, thẩmquyền do pháp luật quy định Tại Khoản 2 Điều 6 Luật PBGDPL năm 2012 quyđịnh cơ quan quản lý nhà nước về PBGDPL gồm: Chính phủ thống nhất quản lýnhà nước về PBGDPL; Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiệnquản lý nhà nước về PBGDPL; Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ,quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tư pháp thực hiện quản lý nhànước về PBGDPL; Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm thực hiện quản lý nhànước về PBGDPL tại địa phương Như vậy, mặc dù Chính phủ, trực tiếp là Bộ Tưpháp được giao giúp Chính phủ lý nhà nước về PBGDPL trong phạm vi cả nước,nhưng các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân các cấp theo chức năng nhiệm vụ của mìnhphải tham gia quản lý nhà nước về lĩnh vực này và có trách nhiệm tổ chức PBGDPLcho cán bộ, công chức, viên chức, cán bộ, chiến sĩ trong LLVTND, nhân dân thuộcphạm vi Bộ, ngành, địa phương mình

Các chủ thể thực hiện chức năng quản lý nhà nước về PBGDPL của mìnhthông qua bẩy nhóm hoạt động sau: Xây dựng, ban hành văn bản quy phạm phápluật, chương trình, kế hoạch về phổ biến, giáo dục pháp luật; Chỉ đạo, hướng dẫn và

tổ chức thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; Bồi dưỡng kiến thức phápluật, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật; Xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệuquốc gia về pháp luật; Thống kê, tổng kết về phổ biến, giáo dục pháp luật; Thanhtra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong phổ biến, giáo dục

Trang 25

pháp luật; Hợp tác quốc tế về phổ biến, giáo dục pháp luật.

- Chủ thể tiến hành hoạt động PBGDPL là nhóm những tổ chức, cá nhânbằng những hoạt động cụ thể của mình theo quy định của pháp luật để tiến hànhtruyền tải tri thức pháp luật đến với đối tượng được PBGDPL Nhóm chủ thể nàybao gồm các cơ quan, tổ chức và cá nhân; trong đó:

Nhóm cơ quan, tổ chức gồm: Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộcChính phủ; Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân và Kiểm toán Nhà nước; chínhquyền các cấp ở địa phương (Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân); cơ quan, tổchức, đơn vị trực tiếp quản lý cán bộ, công chức, viên chức; Ủy ban Mặt trận Tổ quốcViệt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận; tổ chức hành nghề về pháp luật, tổchức xã hội nghề nghiệp về pháp luật, cơ sở đào tạo luật, cơ sở đào tạo, bồi dưỡngchức danh tư pháp; các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân; gia đình

Nhóm các cá nhân gồm: Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân cáccấp; cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ, chiến sĩ trong LLVTND; Báo cáo viênpháp luật; Tuyên truyền viên pháp luật và những người được mời tham gia phổbiến, giáo dục pháp luật ở cơ sở

1.1.3.2 Đối tượng phổ biến, giáo dục pháp luật

Đối tượng PBGDPL là những người, nhóm người cụ thể được thụ hưởng trithức pháp luật do các chủ thể của hoạt động PBGDPL truyền đạt thông qua nhữnghình thức, phương pháp cụ thể Theo từng giai đoạn, căn cứ vào mục tiêu, phạm viquản lý mà đối tượng PBGDPL được chia thành những nhóm khác nhau

Luật PBGDPL năm 2012 chia đối tượng PBGDPL thành nhóm cán bộ, nhândân nói chung và nhóm đối tượng đặc thù Trong đó nhóm đối tượng đặc thù củaPBGDPL gồm: Người dân ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng sâu, vùng xa,biên giới, ven biển, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn vàngư dân; người lao động trong các doanh nghiệp; nạn nhân bạo lực gia đình; ngườikhuyết tật; người đang chấp hành hình phạt tù, người đang bị áp dụng biện phápđưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;người đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, người bị phạt tù

Trang 26

được hưởng án treo.

Theo Quyết định số 409/QĐ-TTg ngày 09 tháng 4 năm 2012 của Thủ tướngChính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 04-KL/TWngày 19 tháng 4 năm 2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI) về kết quảthực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09-12-2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng(khóa IX) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác PBGDPL, nâng cao ýthức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân thì đối tượng PBGDPL gồm: Cán bộcấp xã, nhân dân ở nông thôn, miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điềukiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người lao động trong các doanh nghiệp;người khuyết tật; nạn nhân của bạo lực gia đình, mua bán người; phạm nhân; họcsinh trường giáo dưỡng và người Việt Nam ở nước ngoài

Theo Quyết định số 705/QĐ-TTg ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Thủ tướngChính phủ ban hành Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017 -

2021 thì đối tượng PBGDPL là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, chiến

sĩ trong lực lượng vũ trang, người dân, báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viênpháp luật, giáo viên dạy môn giáo dục công dân, giảng viên dạy môn pháp luật, họcsinh, sinh viên, đối tượng đặc thù

Như vậy, theo từng cách tiếp cận khác nhau thì có những nhóm đối tượngPBGDPL khác nhau, song tựu trung lại có thể phân chia thành các nhóm đối tượng

cơ bản sau đây:

- Nhân dân trên khắp mọi miền đất nước (người dân nông thôn, thành thị,người dân khu vực vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo,…)

- Cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan, tổ chức

- Thanh niên, thiếu niên, học sinh, sinh viên

- Người lao động, người quản lý, cán bộ công đoàn trong doanh nghiệp

Trang 27

năng tiếp nhận nội dung PBGDPL, do đó, phân chia các nhóm đối tượng PBGDPL

cụ thể, chính xác sẽ thuận lợi cho quá trình tiếp cận, nghiên cứu, lựa chọn nội dung,hình thức, phương pháp PBGDPL phù hợp, đạt kết quả đề ra

1.1.3.3 Nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật

Nội dung PBGDPL là những tri thức được chủ thể PBGDPL truyền tải đếnđối tượng PBGDPL thông qua hình thức, phương pháp xác định Tri thức pháp luậtkhông chỉ là những văn bản pháp luật, QPPL cụ thể mà còn bao gồm cả thực tiễnpháp lý và thông tin về giá trị xã hội của pháp luật có liên quan đến đời sống kinh

tế, chính trị, quân sự, quốc phòng, ngoại giao và các hoạt động dân sự bình thườngcủa mọi người dân

Việc xác định nội dung PBGDPL phải căn cứ vào nhiệm vụ chính trị vàyêu cầu của từng giai đoạn cụ thể, nhu cầu thực tế của đối tượng PBGDPL đểbảo đảm đạt được mục tiêu của PBGDPL là hình thành ở họ ý thức pháp luật,tình cảm pháp luật đúng đắn, thói quen xử sự phù hợp với các quy định của phápluật và tích cực tham gia phòng, chống vi phạm pháp luật, bảo vệ quyền, lợi íchhợp pháp của con người

Bên cạnh đó, xét trên phương diện hoạt động thì nội dung của hoạt độngPBGDPL là tập hợp các hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu, nắm bắt, tổ chức phổ biến,giáo dục văn bản pháp luật, QPPL, thực tiễn pháp lý và thông tin về giá trị xã hộicủa pháp luật

Khi nghiên cứu nội dung hoạt động PBGDPL có nhiều quan điểm cho rằng

đó chỉ là nội dung được chủ thể PBGDPL truyền tải đến đối tượng được PBGDPL.Tuy nhiên, tiếp cận nội dung hoạt động PBGDPL dưới góc độ là một hoạt động thìcần phải xem xét các yếu tố, chuỗi hành động hợp thành một hoạt động hoàn chỉnh

từ khâu đầu tiên cho đến điểm kết thúc của PBGDPL Cách tiếp cận này cho phépđánh giá đúng đắn, vai trò của từng mắt khâu trong hoạt động PBGDPL, qua đó cógiải pháp phù hợp nâng cao chất lượng hoạt động PBGDPL Theo đó, nội dung hoạtđộng PBGDPL bao gồm các yếu tố cơ bản sau đây:

- Xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện PBGDPL Xây dựng kế hoạch tổchức thực hiện PBGDPL là vạch ra một cách có hệ thống những công việc cụ thể dự

Trang 28

định làm để thực hiện việc PBGDPL trong một thời gian nhất định (theo giai đoạnhoặc theo từng năm, từng quý, tháng), với cách thức, trình tự, thời hạn tiến hànhphù hợp, khoa học Kế hoạch tổ chức thực hiện PBGDPL phải sát đúng với đặcđiểm tình hình cơ quan, đơn vị, có tính cập nhật cao Có kế hoạch cụ thể sẽ giúp choviệc chỉ đạo, hướng dẫn và thực hiện PBGDPL được thường xuyên, thống nhất,phát huy được tính chủ động, sáng tạo trong quá trình thực hiện.

- Nghiên cứu, đánh giá trình độ kiến thức, nhận thức và hành động pháp luậtcủa đối tượng PBGDPL phục vụ cho việc xác định phạm vi, lựa chọn nội dung,hình thức, phương pháp PBGDPL phù hợp Hoạt động này đòi hỏi phải bám sát tìnhhình thực tiễn, thường xuyên nghiên cứu, tìm hiểu nắm và quản lý chặt chẽ tìnhhình chấp hành pháp luật; kịp thời giải quyết các tình huống pháp luật nảy sinhtrong đời sống xã hội thông qua các hoạt động cụ thể như: Giải quyết vụ việc phápluật, hướng dẫn, tư vấn pháp luật,…

- Lựa chọn nội dung tri thức pháp luật cần phổ biến, giáo dục; xây dựng bàigiảng phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh, đối tượng được PBGDPL và nhu cầu xãhội Tri thức pháp luật bao gồm sự am hiểu bản chất giai cấp, bản chất xã hội - pháp

lý, vai trò của pháp luật trong xã hội, các hiểu biết về lịch sử pháp luật và các quyđịnh của hệ thống pháp luật thực định, thực tiễn pháp lý Pháp luật là ý chí, nguyênvọng của nhân dân, được giai cấp cầm quyền thể chế hoá, vì vậy, phải làm cho nhândân nắm được pháp luật và thông tin về giá trị xã hội của pháp luật, thực tiễn pháp

lý để họ đối chiếu, soi rọi vào hoạt động thực của mình mà xử sự đúng

- Tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch PBGDPL và đánh giá kết quả,hiệu quả của hoạt động PBGDPL Tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạchPBGDPL là việc hiện thực hóa các nội dung chương trình, kế hoạch bằng hànhđộng trong thực tế Trong bất kỳ hoạt động nào, công tác triển khai, tổ chức thựchiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng Vì, dù các yếu tố như nội dung, hình thức, chủ thểtiến hành của hoạt động đó đã được xác định nhưng thiếu khâu triển khai, tổ chứcthực hiện thì hoạt động đó không diễn ra hoặc diễn ra không đúng như kế hoạch, hiệuquả thu được không cao, không thành công Tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch

Trang 29

PBGDPL phải linh hoạt, kịp thời và phù hợp với điều kiện hoàn cảnh hiện có của cơquan, đơn vị và đối tượng PBGDPPL Đồng thời, quá trình tổ chức thực hiện phải tiếnhành sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả, hiệu quả hoạt động PBGDPL làm cơ sở choviệc triển khai, tổ chức thực hiện tiếp theo được hiệu quả hơn.

Như vậy, nội dung PBGDPL là tri thức pháp luật được truyền tải đến đốitượng PBGDPL (quy phạm pháp luật, thực tiễn pháp lý và thông tin về giá trị xã hộicủa pháp luật) Còn nội dung hoạt động PBGDPL là tập hợp các hoạt động, yếu tốthành phần tạo nên hoạt động PBGDPL hoàn chỉnh, gồm: Xây dựng kế hoạchPBGDPL; nghiên cứu, đánh giá đối tượng PBGDPL phục vụ cho việc xác địnhphạm vi, lựa chọn nội dung, hình thức, phương pháp PBGDPL phù hợp; tổ chứcthực hiện kế hoạch PBGDPL và đánh giá kết quả, hiệu quả của hoạt động PBGDPL

1.1.3.4 Hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật

Hình thức PBGDPL là cách thức tổ chức hoạt động truyền tải văn bản phápluật, QPPL, thực tiễn pháp lý và thông tin về giá trị xã hội của pháp luật đến với đốitượng PBGDPL

Hình thức PBGDPL rất đa dạng và phong phú, song có tám hình thức cơ bản,chính thống được quy định tại Điều 11 Luật PBGDPL năm 2012, cụ thể là:

(1) Họp báo, thông cáo báo chí; (2) Phổ biến pháp luật trực tiếp;

tư vấn, hướng dẫn tìm hiểu pháp luật; cung cấp thông tin, tài liệu phápluật; (3) Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, loa truyềnthanh, internet, pa-nô, áp-phích, tranh cổ động; đăng tải trên Công báo;đăng tải thông tin pháp luật trên trang thông tin điện tử; niêm yết tại trụ

sở, bảng tin của cơ quan, tổ chức, khu dân cư; (4) Tổ chức thi tìm hiểupháp luật; (5) Thông qua công tác xét xử, xử lý vi phạm hành chính, hoạtđộng tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân và hoạtđộng khác của các cơ quan trong bộ máy nhà nước; thông qua hoạt độngtrợ giúp pháp lý, hòa giải ở cơ sở; (6) Lồng ghép trong hoạt động vănhóa, văn nghệ, sinh hoạt của tổ chức chính trị và các đoàn thể, câu lạc bộ,

tủ sách pháp luật và các thiết chế văn hóa khác ở cơ sở; (7) Thông qua

Trang 30

chương trình giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục của hệ thốnggiáo dục quốc dân; (8) Các hình thức PBGDPL khác phù hợp với từngđối tượng cụ thể mà các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có thể

áp dụng để bảo đảm cho công tác PBGDPL đem lại hiệu quả

Hình thức PBGDPL rất đa dạng, phong phú, do đó trong thực tiễn PBGDPL

sử dụng hình thức nào phải tính toán đến sự phù hợp với những điều kiện, hoàncảnh cụ thể (tình hình nhiệm vụ, năng lực của chủ thể PBGDPL, nhu cầu, khả năngtiếp nhận của đối tượng PBGDPL, điều kiện kinh phí, cơ sở vật chất bảo đảm cho

sử dụng hình thức PBGDPL) và tính đến hiệu quả PBGDPL Chỉ được coi hìnhthức PBGDPL có hiệu quả khi chi phí (thời gian, tiền của, công sức) bỏ ra đểPBGDPL ít mà đối tượng PBGDPL tiếp thu được nhiều nội dung pháp luật và hiểu,chấp hành đúng pháp luật

1.1.3.5 Phương pháp phổ biến, giáo dục pháp luật

Phương pháp PBGDPL là hệ thống các cách sử dụng để tiến hành PBGDPL.Phương pháp PBGDPL rất da dạng, phong phú, có thể kể đến các phương pháp như:Phương pháp thảo luận, tranh luận, phương pháp nêu gương, phương pháp pháp thiđua, phương pháp pháp rèn luyện, phương pháp xử lý tình huống pháp lý, phươngpháp giáo dục thuyết phục, phương pháp cưỡng chế, phương pháp xử phạt

Mỗi phương pháp PBGDPL nêu trên đều có vị trí, vai trò và điểm mạnh,điểm yếu nhất định Vì vậy, trong tiến hành PBGDPL không nên quá chú trọngphương pháp này, xem nhẹ phương pháp khác mà phải đặt chúng trong mối quan hệqua lại, tác động lẫn nhau để sử dụng cho phù hợp; đặc biệt, cần căn cứ vào đốitượng, nội dung, hình thức và mục đích cụ thể của PBGDPL để lựa chọn, sử dụngphương pháp tối ưu nhất, phù hợp nhất

1.1.4 Mục đích của phổ biến, giáo dục pháp luật

Mục đích của PBGDPL là hình thành ở đối tượng PBGDPL ý thức pháp luật,tình cảm pháp luật đúng đắn, thói quen xử sự phù hợp với các quy định của phápluật và tích cực tham gia phòng, chống vi phạm pháp luật, bảo vệ quyền con người

PBGDPL nhằm truyền đạt tri thức pháp luật giúp đối tượng được tác động có

Trang 31

những hiểu biết nhất định về pháp luật góp phần nâng cao ý thức pháp luật cho đốitượng Mục đích thực sự của PBGDPL là hình thành ở tất cả mọi người dân trong

xã hội có ý thức pháp luật, tình cảm pháp luật đúng đắn, thói quen hành động phùhợp với các quy định của pháp luật và tích cực tham gia phòng, chống các vi phạmpháp luật, bảo vệ lẽ phải và sự công bằng

Bản chất pháp luật trong các xã hội khác nhau thì mục đích của PBGDPLkhác nhau Dưới chế độ áp bức và nô dịch, pháp luật là biện pháp hữu hiệu để giaicấp thống trị thực hiện sự cai trị, áp bức một cách triệt để nhất, theo đó, PBGDPLcũng chỉ là để làm cho người dân thấy rõ hơn vị thế, sự cai trị của giai cấp thốngtrị Dưới chế độ XHCN, PBGDPL cung cấp cho người dân những thông tin phápluật mới nhất để họ tự điều chỉnh hành vi phù hợp với yêu cầu xã hội, đồng thời,

là cơ sở để họ kiểm soát, giám sát các cơ quan công quyền - người đại diện chochính lợi ích của họ

PBGDPL có mục đích chung và mục đích cụ thể Mục đích chung củaPBGDPL là góp phần hình thành ý thức và lối sống tuân thủ pháp luật Khi nói đến

ý thức và lối sống thủ pháp luật là nói đến hai mặt không tách rời nhau của một vấn

đề, đó là: Tự giác tuân thủ pháp luật và chủ động tham gia vào các hoạt động pháp

lý tích cực, sẵn sàng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cộng đồng, của ngườikhác bị xâm hại, tham gia tích cực vào phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm, viphạm pháp luật, bảo vệ quyền con người

Mục đích cụ thể của PBGDPL bao gồm:

- Mục đích nhận thức: Đảm bảo cho sự phát triển của ý thức pháp luật, tư

duy pháp luật và thể hiện qua hành vi cụ thể Mục đích nhận thức bao gồm hiểu biếtcác quy định của pháp luật và vai trò của pháp luật trong cuộc sống xã hội; xác địnhđúng đắn các quyền và nghĩa vụ; có đánh giá pháp lý đúng các hiện tượng xã hộinói chung và hiện tượng pháp lý nói riêng

- Mục đích cảm xúc (tình cảm, lòng tin): PBGDPL xây dựng, hình thành tình

cảm pháp luật của mỗi người đối với các hiện tượng pháp lý tồn tại trong cuộc sống

xã hội Hình thành tình cảm, lòng tin đối với pháp luật cũng như các cơ quan bảo vệ

Trang 32

pháp luật có ý nghĩa rất quan trọng, vì nếu thiếu điều đó thì con người có thể rấthiểu biết pháp luật nhưng cũng rất dễ hành động lệch chuẩn mực pháp luật Mộtngười hiểu biết pháp luật nhưng cũng có thể vi phạm pháp luật và dùng sự hiểu biết

đó để lợi dụng, để "lách luật", để bào chữa cho hành vi sai trái của mình Mặt khác,trong xã hội có nhiều người không vi phạm pháp luật không phải là do họ có ý thứctôn trọng, tin vào pháp luật mà là do sợ bị trừng phạt Xã hội lành mạnh không thểthừa nhận sự tuân thủ pháp luật dựa trên tình cảm sợ hãi pháp luật Sự sợ hãi đókhông phải bao giờ cũng dẫn con người đến những hành vi pháp lý tích cực Nó đốilập với dân chủ, với tính tích cực của hành vi của con người PBGDPL chỉ đạt đượcmục đích nhận thức là chưa đủ mà cần đạt được mục đích ở mức độ cao hơn, đó làcảm xúc, tình cảm và lòng tin đúng đắn vào pháp luật

- Mục đích hành vi: Ý thức pháp luật, tình cảm pháp luật chỉ có thể có tính

thiết thực, hiệu quả khi nó được biểu hiện qua hành vi đúng đắn của con người.PBGDPL hình thành động cơ, hành vi và thói quen xử sự hợp pháp, tích cực củamỗi người Thông qua mục đích này thể hiện rất rõ hiệu quả của công tác PBGDPL.Bởi vì, mục đích nhận thức cũng như mục đích cảm xúc cũng nhằm đạt được mụcđích hành vi Mục đích hành vi được thể hiện trên các phương diện như: Mở rộng

sự tham gia tích cực của công dân vào các mặt đời sống pháp lý xã hội; làm cho mỗicông dân luôn biết lựa chọn các phương thức xử sự hợp pháp trong cuộc sống (biếtlàm đúng pháp luật và biết cách bảo vệ khi quyền và lợi ích hợp pháp của mình haycủa người khác bị xâm hại); hình thành thói quen tuân thủ pháp luật trong sinh hoạt,công tác và hoạt động hàng ngày

Mục đích cụ thể của PBGDPL cũng chính là các yếu tố thành phần để đạtđược mục đích chung của PBGDPL

1.2 Những vấn đề lý luận cơ bản về phổ biến, giáo dục pháp luật trong Quân đội nhân dân Việt Nam

1.2.1 Khái niệm phổ biến, giáo dục pháp luật trong Quân đội nhân dân Việt Nam

QĐND Việt Nam là một bộ phận của xã hội, là lực lượng nòng cốt của

Trang 33

LLVTND trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, lực lượng nòng cốt của nền quốcphòng toàn dân Trong quá trình công tác và trong cuộc sống hàng ngày, cùng vớinhững hoạt động chuyên ngành, đặc thù, mỗi tổ chức, cá nhân trong Quân đội đềutham gia vào quan hệ xã hội và chịu sự điều chỉnh của pháp luật như mọi tổ chức,

cá nhân khác Bên cạnh đó, mỗi tổ chức, cá nhân trong Quân đội còn có nhiệm vụthiêng liêng là bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc,xây dựng đất nước vững mạnh Do đó, hoạt động PBGDPL trong Quân đội vừa cóđặc điểm của PBGDPL nói chung, như hoạt động PBGDPL của các cơ quan, tổchức khác, vừa có đặc điểm riêng do đặc thù về cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm

vụ và quyền hạn của Quân đội tạo thành

Trên cơ sở khái niệm chung về PBGDPL cùng với những phân tích tại Mục1.1 trên đây và từ thực tiễn hoạt động PBGDPL trong QĐND Việt Nam rút ra kháiniệm PBGDPL trong Quân đội như sau:

PBGDPL trong QĐND Việt Nam là hoạt động có định hướng, có chủ định, được tổ chức chặt chẽ của các cơ quan, đơn vị trong toàn quân cung cấp tri thức pháp luật, bồi dưỡng tình cảm và thái độ tôn trọng, tuân thủ pháp luật nhằm hình thành cho cán bộ, chiến sĩ và các đối tượng PBGDPL khác ý thức pháp luật, tình cảm pháp luật đúng đắn, thói quen xử sự phù hợp với các quy định của pháp luật

và tích cực tham gia phòng, chống vi phạm pháp luật, bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con người.

1.2.2 Đặc điểm của phổ biến, giáo dục pháp luật trong Quân đội nhân dân Việt Nam

1.2.2.1 Phổ biến, giáo dục pháp luật trong Quân đội được tổ chức thực hiện chặt chẽ bởi nhiều chủ thể khác nhau mà nhiều bộ, ngành, địa phương không có

PBGDPL trong Quân đội là hoạt động có định hướng, được tổ chức chặt chẽ,khoa học trong các cơ quan, đơn vị theo một hệ thống nhất từ trên xuống dưới, trênhết, là sự lãnh đạo của Quân ủy Trung ương, sự chỉ đạo của Bộ Quốc phòng, tiếp đó

là Bộ Tổng Tham mưu và các Tổng cục, cơ quan, đơn vị các cấp dưới sự hướng dẫncủa cơ quan chức năng về giáo dục chính trị, tư tưởng và cơ quan chuyên ngành

Trang 34

pháp luật Tính chặt chẽ, khoa học trong tổ chức PBGDPL trong Quân đội đượcbiểu hiện qua hệ thống các văn bản chỉ đạo, triển khai công tác PBGDPL, cácchương trình, kế hoạch, chỉ thị, hướng dẫn được ban hành kịp thời, phù hợp từngthời kỳ Bên cạnh đó, nó còn được thể hiện qua mối quan hệ mệnh lệnh chỉ huy, cấpdưới phục tùng mệnh lệnh cấp trên trong quá trình tổ chức thực hiện chương trình,

kế hoạch PBGDPL

Xuất phát từ đặc thù cơ cấu tổ chức bộ máy, hoạt động PBGDPL trong Quânđội được tiến hành bởi nhiều chủ thể khác nhau mà nhiều bộ, ngành, địa phươngkhông có, như: Cơ quan chính trị, cán bộ chính trị; cơ quan tuyên huấn, cán bộtuyên huấn; cơ quan pháp luật, cán bộ pháp luật; cơ quan thông tin, báo chí; giáoviên, giảng viên pháp luật; cán bộ chỉ huy, quản lý đơn vị; báo cáo viên pháp luật,tuyên truyền viên pháp luật; các tổ chức đoàn thể (Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ,Công đoàn, Hội đồng quân nhân)

1.2.2.2 Phổ biến, giáo dục pháp luật trong Quân đội có mối liên hệ chặt chẽ với công tác xây dựng và thực hiện pháp luật về quân sự, quốc phòng, cơ yếu, hướng tới mục tiêu bảo vệ Tổ quốc

PBGDPL trong Quân đội có nội dung của PBGDPL nói chung và tập trungvào các nội dung về quân sự, quốc phòng, cơ yếu Chính việc PBGDPL những nộidung này đã góp phần quan trọng nâng cao kiến thức, nhận thức pháp luật của cán

bộ, chiến sĩ nói chung, đội ngũ cán bộ chỉ huy, quản lý và cán bộ làm công tác xâydựng pháp luật nói riêng hiểu biết sâu sắc về pháp luật nói chung, pháp luật về quân

sự, quốc phòng nói riêng và trình tự, thủ tục xây dựng văn bản QPPL Sự hiểu biếtpháp luật này là cơ sở, điều kiện thuận lợi cho xây dựng và hoàn thiện pháp luật vềquân sự, quốc phòng, cơ yếu có chất lượng cao, đảm bảo đúng tiến độ, trình tự, thủtục xây dựng, ban hành các văn bản QPPL Bộ Quốc phòng được giao chủ trì xâydựng hoặc văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ Quốc phòng

Thông qua PBGDPL, nhận thức, ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩngày càng được nâng cao, tình hình vi phạm pháp luật Nhà nước, kỷ luật Quânđội giảm dần theo từng năm Theo thống kê của cơ quan chức năng trong Quân

Trang 35

đội, năm 2012, vi phạm pháp luật, kỷ luật chiếm 0,06% tổng quân số nhưng đếnnăm 2017 con số này giảm xuống còn 0,03% [9] Từ nhận thức, kiến thức phápluật được nâng lên ý thức chấp hành nhiệm vụ được giao của cán bộ, chiến sĩcũng trở nên tốt hơn, góp phần quan trọng vào thực hiện hoàn thành nhiệm vụxây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

1.2.2.3 Phổ biến, giáo dục pháp luật trong Quân đội được thực hiện bằng hình thức, phương pháp phong phú, đa dạng và linh hoạt nhằm truyền đạt thông tin, nội dung pháp luật làm cho đối tượng PBGDPL hiểu biết pháp luật, có ý thức chấp hành pháp luật cao

Hoạt động PBGDPL trong Quân đội được thực hiện bằng các hình thức,phương pháp PBGDPL chung và bằng những hình thức, phương pháp riêng có đãđược đề cập trên đây Song có đặc trưng riêng là luôn sử dụng linh hoạt các hìnhthức, phương pháp theo từng điều kiện, hoàn cảnh, đối tượng PBGDPL Ví dụ, BộQuốc phòng đã chỉ đạo Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng và Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển

tổ chức thực hiện PBGDPL cho nhân dân, người vi phạm trong quá trình thực thinhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính Các Tòa án quân sự thựchiện xét xử lưu động gắn với PBGDPL, ra thông báo xét xử để rút kinh nghiệmchung trong toàn quân Đưa nội dung học tập pháp luật vào chương trình giáo dụcchính trị hàng năm bắt buộc đối với tất cả các đối tượng trong Quân đội

Việc sử dụng linh hoạt, đa dạng hình thức, phương pháp PBGDPL đều hướngtới mục đích nhằm truyền đạt tri thức pháp luật giúp đối tượng được PBGDPL cónhững hiểu biết nhất định về pháp luật góp phần nâng cao kiến thức, ý thức pháp luậtcho đối tượng, hình thành ở họ thói quen xử sự theo pháp luật, biết bảo vệ quyền, lợiích hợp pháp của mình và của người khác, bảo vệ quyền con người

1.2.2.4 Phổ biến, giáo dục pháp luật trong Quân đội là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị tư tưởng

Giáo dục chính trị tư tưởng là quá trình tác động có mục đích, có hệ thốngcủa một đảng, một giai cấp, một tổ chức vào quần chúng, nhằm giác ngộ, nâng caonhận thức tư tưởng của họ về quan điểm, đường lối chính trị, để quy tụ, tập hợp

Trang 36

quần chúng tham gia vào quá trình đấu tranh giành và bảo vệ, thực thi quyền lựcchính trị, đáp ứng thỏa mãn các nhu cầu về lợi ích ở nước ta, giáo dục chính trị, tưtưởng là quá trình tác động vào nhận thức của khách thể những vấn đề cơ bản vềchủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương, chính sáchcủa Đảng và pháp luật của Nhà nước, thông qua một hệ thống các biện pháp, nhằmtừng bước xây dựng thế giới quan và phương pháp luận khoa học đúng đắn, nângcao bản lĩnh chính trị, thực hiện thắng lợi mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH.

PBGDPL có mục tiêu là nhằm trang bị kiến thức pháp luật cho đối tượngPBGDPL, từ đó xây dựng ở họ thói quen hành động theo pháp luật, đúng pháp luật

và tham gia vào đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật Suy cho cùng, đó lànhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH giống như mục tiêucủa giáo dục chính trị tư tưởng Và như đã nói ở trên, trong nội dung của giáo dụcchính trị tư tưởng có pháp luật của Nhà nước Tại Chỉ thị số 32-CT/TW ngày09/12/2003 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác PBGDPL, nâng cao

ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ và nhân dân, Ban Bí thư Trung ương Đảng

đã yêu cầu các cấp uỷ, tổ chức đảng các cấp, các ngành “xác định rõ PBGDPL làmột bộ phận của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, là nhiệm vụ của toàn bộ hệthống chính trị đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng” Khi nói về mối quan hệ giữa phápluật và chính trị, V.I Lê-nin đã nhấn mạnh: "Luật là biện pháp chính trị, là chínhtrị" [20, T8, tr.97] Điều đó cho thấy rằng, ý thức pháp luật là một bộ phận của ýthức chính trị Vì vậy, khi thực hiện giáo dục pháp luật sẽ tạo ra khả năng cho việcgiáo dục chính trị, hình thành ở đối tượng giáo dục những hiểu biết nhất định vềchính trị Ngược lại, giáo dục chính trị có những sự đan xen nhất định trong nộidung của mình những tư tưởng pháp lý

Thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trungương Đảng, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã lãnh đạo, chỉ đạo triển khaithực hiện đưa nội dung PBGDPL vào chương trình giáo dục chính trị trong Quânđội Điều này đã được cụ thể hóa thông qua hệ thống chủ thể PBGDPL bao gồm cả

Trang 37

cơ quan chính trị, cán bộ chính trị; các chương trình giáo dục chính trị hàng năm doTổng cục Chính trị ban hành hàng năm đều có nội dung giáo dục pháp luật; Hộiđồng Phối hợp PBGDPL Bộ Quốc phòng có Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị làmPhó Chủ tịch Hội đồng; Hội đồng Phối hợp PBGDPL cơ quan, đơn vị do Chính ủy,Chính trị viên làm Chủ tịch.

Tóm lại, PBGDPL trong Quân đội là hoạt động có tổ chức và có mục đíchthông qua các hình thức, phương pháp để truyền tải tri thức pháp luật đến đối tượngPBGDPL, giúp cho họ hiểu rõ pháp luật và có ý thức tuân thủ pháp luật Quân độivới đặc điểm riêng về cơ cấu tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ đã quyết địnhđến nội dung, hình thức, phương pháp và đối tượng PBGDPL khác với PBGDPL ở

bộ, ngành, địa phương Những đặc điểm này tác động mạnh mẽ đến hiệu quả hoạtđộng PBGDPL, đòi hỏi phải được nghiên cứu, tổ chức thực hiện linh hoạt, đa dạng

và phù hợp

1.2.3 Các yếu tố cấu thành phổ biến, giáo dục pháp luật trong Quân đội nhân dân Việt Nam

1.2.3.1 Chủ thể phổ biến, giáo dục pháp luật trong Quân đội

a) Về chủ thể quản lý công tác PBGDPL trong Quân đội:

Một là: Cán bộ chỉ huy, quản lý đơn vị từ cấp Bộ Quốc phòng đến đơn vị cơ

sở, bao gồm:

- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng là chủ thể quản lý nhà nước về PBGDPL caonhất trong Quân đội nhân dân Việt Nam và Dân quân tự vệ Bộ trưởng là thành viênChính phủ, là người đứng đầu Bộ Quốc phòng, chịu trách nhiệm trước Đảng, Nhànước, Quân ủy Trung ương về quản lý nhà nước trong lĩnh vực quân sự, quốcphòng, cơ yếu trong phạm vi cả nước; chịu trách nhiệm xây dựng, tổ chức, quản lý,chỉ huy Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vững chắcđộc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ; trong đó có nhiệm vụ quản lý nhà nước vềPBGDPL Quá trình thực hiện quản lý nhà nước về PBGDPL, Bộ trưởng phân côngcho Thứ trưởng phụ trách và các cơ quan giúp việc trong công tác này

- Cán bộ chỉ huy, quản lý đơn vị từ cấp trực thuộc Bộ Quốc phòng đến đơn

Trang 38

vị cơ sở Bằng hoạt động của mình, cán bộ chỉ huy, quản lý các cấp phải triển khaicác biện pháp duy trì kỷ luật, tổ chức các hoạt động, bao gồm cả PBGDPL để đơn

vị thực hiện hoàn thành chức năng, nhiệm vụ được giao Trong Quân đội, hoạt độngthực tiễn duy trì kỷ luật, chấp hành pháp luật của Nhà nước có vị trí quan trọngtrong PBGDPL Hàng này, thông qua hoạt động thực tiễn duy trì kỷ luật, chấp hànhpháp luật, cán bộ chỉ huy, quản lý tiến hành truyền tải tri thức pháp luật đến cán bộ,chiến sĩ thuộc quyền Đây là một trong những hình thức quan trọng, mang lại hiệuquả thiết thực Vì vậy, để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đòi hỏi người chỉ huy, quản lýđơn vị phải được đào tạo toàn diện, có nhận thức pháp luật cần thiết, khả năng tổchức, có đạo đức, nhân cách tốt để duy trì tốt kỷ luật Quân đội, là tấm gương chocấp dưới và chiến sĩ noi theo Các phẩm chất này được hình thành trong quá trìnhđào tạo trong nhà trường và thực tiễn công tác

Hai là: Các cơ quan chức năng liên quan trực tiếp đến PBGDPL.

Giúp việc cho người đứng đầu cơ quan, đơn vị từ cấp Bộ Quốc phòng đếnđơn vị cơ sở quản lý công tác PBGDPL có các cơ quan chức năng (cơ quan chínhtrị, cơ quan pháp luật, học viện, nhà trường), các cán bộ chỉ huy quản lý, cán bộchuyên trách ở từng cấp Trong đó:

- Các cơ quan chính trị: Là tổ chức được giao thực nhiệm chức năng thammưu, giúp người đứng đầu cơ quan, đơn vị cấp mình quản lý, hướng dẫn, chỉ đạo vàtrực tiếp tổ chức thực hiện công tác đảng, công tác chính trị (cơ quan chính trị) vàcác hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng (cơ quan tuyên huấn), trong đó cóPBGDPL cho cán bộ, chiến sĩ Cấp Bộ Quốc phòng có cơ quan chuyên trách thựchiện công tác đảng, công tác chính trị là Tổng cục Chính trị, cơ quan thực hiện côngtác giáo dục chính trị tư tưởng là Cục Tuyên huấn (thuộc Tổng cục Chính trị), cấpđơn vị có Cục/Phòng/Ban Chính trị và Phòng/Ban/Trợ lý Tuyên huấn được bố trítheo phân cấp

- Tổ chức pháp chế: Là cơ quan giúp cấp ủy, chỉ huy cấp mình trong xâydựng và quản lý ngành, lĩnh vực công tác bằng pháp luật, trong đó có công tácPBGDPL Ở cấp Bộ là Vụ Pháp chế Bộ Quốc phòng, cấp trực thuộc Bộ là Phòng/Ban

Trang 39

Pháp chế, cấp Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh và Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh là trợ lý phápchế (cấp trung đoàn, Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện trở xuống không có tổ chức,biên chế pháp chế).

Cơ cấu tổ chức của Hội đồng Phối hợp PBGDPL Bộ Quốc phòng gồm mộtThứ trưởng là Chủ tịch Hội đồng, một Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị là PhóChủ tịch Thường trực, một Phó Tổng Tham mưu trưởng là Phó Chủ tịch Các ủyviên thường trực, ủy viên của Hội đồng là các đồng chí Phó Thủ trưởng các cơquan, đơn vị: Cục Tuyên huấn, Cục Nhà trường, Cục Dân quân tự vệ, Báo QĐND,Tạp chí Quốc phòng toàn dân, Viện kiểm sát quân sự Trung ương, Tòa án quân sựTrung ương, Cục Tài chính, Văn phòng Bộ Quốc phòng, Vụ Pháp chế, Trung tâmPhát thanh - Truyền hình Quân đội, Cục Điều tra hình sự, Thanh tra Bộ Hội đồng

có Tổ Thư ký giúp việc

Hội đồng Phối hợp PBGDPL của cơ quan, đơn vị cấp trực thuộc Bộ Quốcphòng gồm: Chủ tịch hội đồng là chính ủy, chính trị viên, người chỉ huy phụ trách

về công tác đảng, công tác chính trị của cơ quan, đơn vị không có chính ủy, chínhtrị viên; các Phó Chủ tịch hội đồng, gồm: Phó Chủ tịch thường trực là thủ trưởng cơquan chính trị; một Phó Chủ tịch là Chánh Văn phòng hoặc thủ trưởng cơ quan phụ

Trang 40

trách công tác pháp chế; các ủy viên hội đồng: Căn cứ cơ cấu tổ chức của cơ quan,đơn vị, người chỉ huy quyết định ủy viên hội đồng gồm thủ trưởng của các cơ quan:Tham mưu, chính trị, hậu cần, kỹ thuật và thủ trưởng các cơ quan: Thanh tra, phápchế, tuyên huấn, quân huấn, bảo vệ an ninh, tài chính, Điều tra hình sự, tòa án, việnkiểm sát, thi hành án, báo chí, thanh niên, công đoàn, phụ nữ và cơ quan khác.

Hội đồng Phối hợp PBGDPL có vai trò rất quan trọng trong việc phối hợphoạt động, tham mưu, tư vấn, giúp quản lý, chỉ đạo và tổ chức PBGDPL Nhưng vớivai trò là cơ quan tham mưu, tư vấn, giúp việc cho người chỉ huy đơn vị trong quản

lý nhà nước về công tác PBGDPL, Hội đồng không thay thế chức năng, nhiệm vụcủa các cơ quan chính trị và người chỉ huy

Cơ quan Thường trực của Hội đồng Phối hợp PBGDPL Bộ Quốc phòng làVăn phòng Bộ Quốc phòng, trụ sở Thường trực đặt tại Vụ Pháp chế Bộ Quốcphòng Cơ quan thường trực của Hội đồng Phối hợp PBGDPL các đơn vị là cơ quanchính trị cùng cấp hoặc cơ quan Tuyên huấn, có cơ quan đặt tại Ban Pháp chế (Tổngcục Kỹ thuật), tại Thanh tra (Trường Sĩ quan Lục quân 1) Cơ quan thường trực cónhiệm vụ quản lý, xây dựng chương trình, kế hoạch PBGDPL hàng năm, tổ chứchoặc trực tiếp thực hiện việc PBGDPL

Bốn là: Các cơ quan pháp luật trong Quân đội (Thanh tra quốc phòng,

Điều tra hình sự, An ninh điều tra, Tòa án quân sự, Viện kiểm sát quân sự, Thihành án, Pháp chế)

Dưới góc độ mở thì cũng có thể coi các cơ quan pháp luật trong Quân đội làchủ thể quản lý công tác PBGDPL Các cơ quan pháp luật trong Quân đội với độingũ cán bộ có kiến thức pháp lý cơ bản, hoạt động thực tiễn phong phú là lực lượngquan trọng, xung kích trong công tác PBGDPL, là những chủ thể tiến hànhPBGDPL và ở mức độ nhất định còn tham gia vào quá trình quản lý công tácPBGDPL thông qua hoạt động tham mưu cho người chỉ huy về nội dung, chươngtrình PBGDPL, xây dựng pháp luật về PBGDPL và quản lý đội ngũ báo cáo viên,tuyên truyền viên pháp luật

Như vậy, công tác quản lý nhà nước về PBGDPL trong Quân đội do nhiều cơquan, tổ chức, cá nhân khác nhau thực hiện đặt dưới sự chỉ đạo thống nhất của Bộ

Ngày đăng: 09/11/2019, 07:56

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ngân Anh (2015), “Dân trí Việt Nam cao hay thấp”, Báo điện tử VietNamnet.vn, ngày 09/06/2015, https://www.facebook.com Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dân trí Việt Nam cao hay thấp”, "Báo điện tử VietNamnet.vn
Tác giả: Ngân Anh
Năm: 2015
2. Ban Bí thư (2003), Chỉ thị số 32/CT-TW ngày 09 tháng 12 năm 2003 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chỉ thị số 32/CT-TW ngày 09 tháng 12 năm 2003 về tăngcường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật,nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân
Tác giả: Ban Bí thư
Năm: 2003
4. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 51-NQ/TW ngày 20/7/2005 về tiếp tục hoàn thiện cơ chế lãnh đạo của Đảng, thực hiện chế độ một người chỉ huy gắn với thực hiện chế độ Chính ủy, Chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết số 51-NQ/TW ngày 20/7/2005 về tiếp tụchoàn thiện cơ chế lãnh đạo của Đảng, thực hiện chế độ một người chỉ huygắn với thực hiện chế độ Chính ủy, Chính trị viên trong Quân đội nhân dânViệt Nam
Tác giả: Bộ Chính trị
Năm: 2005
5. Bộ Quốc phòng (2009), Sách trắng quốc phòng Việt Nam, Nxb Thế giới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sách trắng quốc phòng Việt Nam
Tác giả: Bộ Quốc phòng
Nhà XB: Nxb Thế giới
Năm: 2009
6. Bộ Quốc phòng (2012), Báo cáo Tổng kết công tác PBGDPL giai đoạn 2008 – 2012, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo Tổng kết công tác PBGDPL giai đoạn 2008– 2012
Tác giả: Bộ Quốc phòng
Năm: 2012
7. Bộ Quốc phòng (2016), Báo cáo Tổng kết 10 năm công tác đối ngoại quốc phòng (2006-2016), Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo Tổng kết 10 năm công tác đối ngoại quốcphòng (2006-2016)
Tác giả: Bộ Quốc phòng
Năm: 2016
8. Bộ Quốc phòng (2017), Báo cáo Tổng kết công tác PBGDPL giai đoạn 2012-2017, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo Tổng kết công tác PBGDPL giai đoạn2012-2017
Tác giả: Bộ Quốc phòng
Năm: 2017
9. Bộ Quốc phòng (2017), Báo cáo tổng kết công tác thanh tra, tư pháp, pháp chế các năm 2012, 2017, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết công tác thanh tra, tư pháp, phápchế các năm 2012, 2017
Tác giả: Bộ Quốc phòng
Năm: 2017
10. Bộ Quốc phòng (2018), Báo cáo Tổng kết công tác PBGDPL các năm từ 2012 đến 2017 và Báo cáo kết quả công tác PBGDPL 6 tháng đầu năm 2018, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo Tổng kết công tác PBGDPL các năm từ2012 đến 2017 và Báo cáo kết quả công tác PBGDPL 6 tháng đầu năm2018
Tác giả: Bộ Quốc phòng
Năm: 2018
11. Bộ Tư pháp (1994), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về giáo dục pháp luật trong công cuộc đổi mới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về giáo dục pháp luậttrong công cuộc đổi mới
Tác giả: Bộ Tư pháp
Năm: 1994
12. Bộ Tư pháp (2017), Một số hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật, Nxb Tư pháp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật
Tác giả: Bộ Tư pháp
Nhà XB: Nxb Tưpháp
Năm: 2017
14. Lê Chiêm (2017), “Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong Quân đội đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới”, Tạp chí Quốc phòng toàn dân, (tháng 5) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trongQuân đội đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới”, "Tạp chí Quốcphòng toàn dân
Tác giả: Lê Chiêm
Năm: 2017
15. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 1996
16. Học viện Hành chính Quốc gia (2008), Quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực, (phần III), Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnhvực
Tác giả: Học viện Hành chính Quốc gia
Năm: 2008
17. Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn (2008), Từ điển Bách khoa Việt Nam, Nxb Từ điển Bách khoa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Bách khoa Việt Nam
Tác giả: Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn
Nhà XB: Nxb Từ điển Bách khoa
Năm: 2008
18. Lê Quốc Hùng (1999), “Giáo dục pháp luật cho công dân – cơ sở để nâng cao hiệu quả của quá trình điều chỉnh pháp luật”, Tạp chí Cộng sản số, (2) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục pháp luật cho công dân – cơ sở để nângcao hiệu quả của quá trình điều chỉnh pháp luật”, "Tạp chí Cộng sản số
Tác giả: Lê Quốc Hùng
Năm: 1999
19. Nguyễn Duy Lãm (1998), Nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật, Nxb Thanh Niên, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật
Tác giả: Nguyễn Duy Lãm
Nhà XB: NxbThanh Niên
Năm: 1998
21. Ngô Xuân Lịch (2016), “Tiếp tục đổi mới toàn diện công tác cán bộ đáp ứng yêu cầu mới”, Tạp chí Quốc phòng toàn dân, (6) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếp tục đổi mới toàn diện công tác cán bộ đáp ứngyêu cầu mới”, "Tạp chí Quốc phòng toàn dân
Tác giả: Ngô Xuân Lịch
Năm: 2016
22. Hoàng Thị Kim Quế (2010), “Văn hóa pháp luật giao thông - Các giá trị chân- thiện-mỹ-ích”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (3) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa pháp luật giao thông - Các giá trịchân- thiện-mỹ-ích”, "Tạp chí Nghiên cứu lập pháp
Tác giả: Hoàng Thị Kim Quế
Năm: 2010
23. Hoàng Thị Kim Quế (2011), “Bàn về hiệu quả phổ biến, giáo dục pháp luật ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Khoa học pháp lý, (tháng 3) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàn về hiệu quả phổ biến, giáo dục pháp luật ởnước ta hiện nay”, "Tạp chí Khoa học pháp lý
Tác giả: Hoàng Thị Kim Quế
Năm: 2011

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w