1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Sinh lý học trẻ em phần mở đầu

32 193 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 3,33 MB

Nội dung

• Sự thống nhất giữa cấu tạo và chức năng Cấu tạo và chức năng mối liên hệ khăng khít và lệ thuộc lẫn nhau, trong đó chức năng giữ vai trò quyết định, vì chức năng liên hệ trực tiếp với

Trang 1

SINH LÍ HỌC TRẺ EM

Trang 2

Ph n Lý Thuy t (30 ti t) ần Lý Thuyết (30 tiết) ết (30 tiết) ết (30 tiết)

• Chương 1: Sinh trưởng và phát triển

• Chương 2: Hệ thần kinh

• Chương 3: Cơ quan phân tích

• Chương 4: Hệ vận động

• Chương 5: Các tuyến nội tiết

• Chương 6: Hệ tuần hoàn

• Chương 7: Hệ hô hấp

• Chương 8: Hệ tiêu hóa

• Chương 9: Hệ bài tiết

• Chương 10: Trao đổi chất và năng lượng

• Chương 11: Hoạt động thần kinh cấp cao

Trang 3

Ph n Th c Hành (6 ti t) ần Lý Thuyết (30 tiết) ực Hành (6 tiết) ết (30 tiết)

Gồm 2 buổi, bắt đầu từ tuần thứ 8 sau khi bắt đầu học lý thuyết.

Trang 4

CH ƯƠNG I: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN NG I: SINH TR ƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN NG VÀ PHÁT TRI N ỂN

Tên học phần: Sinh lí học trẻ em

Tài liệu học tập:

1 Sinh lí học trẻ em – Trần Thị Loan, Tạ Thúy Lan

2 Sinh học (sách dịch) Campbell, Reece và cs, NXB

Giáo dục Việt Nam, 2011 Tr 852 – 1145

Trang 5

Tài liệu tham khảo:

1 Sinh lý học người và động vật Trịnh Hữu

Hằng, Đỗ Công Huỳnh NXB Khoa Học Kỹ Thuật Hà

Nội, 2001

2 Giáo trình giảng dạy môn sinh lý học (2 tập)

Bộ môn Sinh lý học, Học viên Quân Y NXB Quân độinhân dân Hà Nội, 2002

3 Sinh lý học (2 tập) Bộ môn Sinh lý học, Trường Đại học Y Hà Nội NXB Y học Hà Nội, 2002

Trang 7

1 C th con ng ơ thể con người là 1 khối thống nhất ể con người là 1 khối thống nhất ười là 1 khối thống nhất i là 1 kh i th ng nh t ối thống nhất ối thống nhất ất

Trang 9

Thống nhất về cấu tạo

- Thống nhất về đơn vị cấu tạo: tế bào là đơn vị cấu tạo và chức năng của cơ thể Tập hợp các tế bào có cùng chức năng tạo thành mô, cơ quan và hệ cơ quan.

định và thực hiện 1 nhiệm vụ cụ thể Mỗi cơ quan được cấu

tạo từ 1 số loại mô trong đó có 1 mô đóng vai trò chủ đạo về cấu trúc và chức phận VD: thận có chức năng lọc máu đào

thải các chất độc hại của quá trình TĐC ra khỏi cơ thể.

quan đều thực hiện 1 chức năng riêng biệt Các cơ quan lại

liên kết với nhau tạo thành các hệ cơ quan.

Trang 11

Sự thống nhất giữa cấu tạo và chức năng

Cấu tạo và chức năng mối liên hệ khăng khít và lệ thuộc

lẫn nhau, trong đó chức năng giữ vai trò quyết định, vì chức năng liên hệ trực tiếp với trao đổi chất Mỗi tế bào,

mô, cấu tạo đại thể, vi thể của từng cơ quan đều phù

hợp, thích nghi với chức năng mà chúng đảm nhận Ví dụ tim có cấu tạo phù hợp với chức năng như một cái bơm vừa hút vừa tống máu vào hệ mạch

Trang 12

• Sự thống nhất giữa các cơ quan trong cơ thể

Tuy cơ thể có cấu tạo phức tạp, có sự phân chia và chuyên chức của các mô, các cơ quan, các hệ cơ quan, nhưng hoạt động của chúng bao giờ cũng

nằm trong mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau và

được phối hợp với nhau Mỗi hệ cơ quan có mối

quan hệ tương tác với tất cả các hệ cơ quan còn lại trong cơ thể Sự thống nhất này được điều khiển

bởi hệ thần kinh Hệ thần kinh đóng vai trò chủ đạo, điều hòa, điều khiển và phối hợp hoạt động của các

cơ quan trong cơ thể với nhau, đảm bảo hđ của

các cơ quan thống nhất với nhau và đb sự thống

nhất giữa cơ thể với môi trường

Trang 14

Sự thống nhất giữa cơ thể

với môi trường

Con người sống trong môi trường

tự nhiên luôn chịu mọi tác động

của môi trường, ngược lại con

của môi trường Đóng vai trò

quyết định trong hoạt động

thích nghi này chịu sự điều

khiển của hệ thần kinh trung

ương với chức năng cao cấp

của nó.

Hình 8 Sự trao đổi chất giữa cơ thể với

môi trường

Trang 16

2 Cơ chế điều tiết các chức năng trong cơ thể

• Cơ chế thể dịch: Điều hoà chức năng bằng con đường

thể dịch được thực hiện nhờ tác dụng của các hợp chất hoá học được tạo ra trong các tế bào Các hợp chất hóa học này sẽ được vận chuyển vào dòng máu và được dòng máu đưa đến các tế bào đích Ở tế bào đích các hợp chất hóa học được nhận biết bởi một thụ cảm thể (receptor) đặc hiệu trên màng hoặc nhân của tế bào đích Phức hợp giữa hợp chất hóa học và thụ cảm thể vừa hình thành được kết hợp với một cơ chế sinh tín hiệu Tín hiệu sinh ra (hay còn gọi là chất truyền tin thứ 2) gây ra tác dụng với các quá trình nội bào như thay đổi hoạt tính, nồng độ các enzym, thay đổi tính thấm của màng để tăng cường hấp thu hay đào thải các chất, gây tiết các hormon ở các tuyến đích khác, gây co hoặc giãn

cơ, tăng cường tổng hợp protein

Trang 17

• Cơ chế thần kinh: Hệ thần kinh điều hoà các

chức năng thông qua các phản xạ, đó là đáp ứng của cơ thể đối với các kích thích vào các thụ cảm thể và được thực hiện với sự tham gia của hệ thần kinh

Con đường thực hiện một phản xạ được gọi là

cung phản xạ Cung phản xạ đơn giản nhất cũng được cấu tạo từ 5 khâu: thụ cảm thể, đường dẫn truyền hướng tâm, trung khu thần kinh, đường dẫn truyền ly tâm và cơ quan thực hiện (Hình 10)

Hình 10 Sơ đồ một cung phản xạ

Trang 19

Cơ chế thần kinh - thể dịch

Cơ chế điều hoà chức năng bằng con đường thần kinh không tách rời cơ chế điều hoà bằng con đường thể dịch Hai cơ chế này gắn chặt với nhau, nhưng trong đó cơ chế điều hoà bằng con đường thần kinh đóng vai trò chủ yếu Các hoá chất khác nhau và cả các hormon được tạo ra trong cơ thể có ảnh hưởng đến các tế bào thần kinh, có tác dụng làm thay đổi trạng thái chức năng của các tế bào thần kinh Mặt khác, sự tổng hợp các chất trong cơ thể, trong đó có

sự chế tiết các hormon lại phụ thuộc vào sự chi phối của hệ thần kinh

Trang 20

II Các qui luật chung của sinh trưởng và phát triển

1.Khái niêm:

•Sinh trưởng là 1 quá trình thay đổi về mặt số lượng, là sự tăng không ngừng số lượng và kích thước của các tế bào làm xuất hiện

sự thay đổi về mặt kích thước cơ thể.

•Phát triển là quá trình thay đổi về mặt số lượng và chất lượng xảy

ra trong cơ thể Bao gồm: quá trình sinh trưởng, sự phân hóa các

cơ quan và hệ cơ quan, sự tạo thành hình dáng đặc trưng của cơ thể.

Trang 21

2 Quy luật sinh trưởng và phát triển không đồng đều

• Giữa các bộ phận, các cơ quan và hệ cơ quan trong

cơ thể

• Tốc độ sinh trưởng không đồng nhất

• Không đồng đều giữa các hệ thống chức năng

Trang 22

3 Quy luật tăng tốc

Tăng tốc là hiện tượng tăng kích thước cơ thể và trưởng thành sinh dục sớm của thế hệ sau so với thế hệ trước

• Tăng tốc về chiều cao và trọng lượng cơ thể

• Tăng tốc về mặt sinh dục

Trang 23

III Các giai đoạn phát triển ở trẻ em

Trẻ em không phải là một người lớn thu nhỏ xét về mọi góc độ, bởi trẻ em là một cơ thể đang lớn, đang trưởng thành Quá trình phát triển và trưởng thành của trẻ chịu nhiều tác động bởi các yếu tố thể chất, trí tuệ, cảm xúc tình cảm, các yếu tố này phối hợp

và tương tác qua lại lẫn nhau, nhưng khác nhau tuỳ từng giai đoạn

Có nhiều quan điểm về sự phân chia các giai đoạn phát triển của trẻ em Trên cơ sở những nét cơ bản

về tâm- sinh lý có thể chia thành:

Trang 24

Các giai đoạn phát triển của trẻ em

Giai đoạn tuổi vươn trẻ (1-3 tuổi)

Giai đoạn cho

bú ( sơ sinh đến

1 tuổi)

Giai đoạn tuổi thơ đầu tiên (4-6 tuổi)

Giai đoạn tuổi học sinh nhỏ trẻ (6-11 tuổi)

Giai đoạn tuổi dậy thì

Trang 25

1 Thời kỳ trong tử cung

- Từ lúc thụ thai đến khi sinh.

- Phôi thai hoàn toàn phụ thuộc vào người mẹ

- Đây là thời kỳ hình thành về số lượng và phát

triển ban đầu của các cơ quan, để sau khi sinh các cơ quan này có thể đảm bảo các chức năng Và xuất hiện đặc điểm của cá thể

- Các bộ phận và cơ quan hoàn chỉnh hóa dần

- Hoạt động phản xạ đầu tiên là di chuyển đầu

và các chi và các phản ứng co cơ đơn giản

Trang 26

2 Giai đoạn sơ sinh và bú mẹ

2.1 Giai đoạn sơ sinh Từ sau đẻ đến ngày thứ 28.

Là giai đoạn thích nghi của trẻ với môi trường bên ngoài sau khi rời tử cung người mẹ

- Tiếng khóc chào đời là nhịp hô hấp đầu tiên mở đường dẫn khí vào phổi

- Các cơ quan đều chưa thực sự hoàn thiện

Trang 27

2.2 Giai đoạn bú mẹ: Từ sau ngày 28 đến 1 tuổi.

- Tốc độ tăng trưởng nhanh, cuối giai đoạn này các

cơ quan hoàn chỉnh cơ bản về cấu trúc và chức

năng Mức tiêu hao năng lượng cao gấp 3 lần so với người lớn

- Các giác quan phát triển để tiếp nhận mọi kích

thích từ môi trường sống mang tính tâm lý đầu tiên Giai đoạn này sự gắn bó mẹ - con đảm bảo các nhu cầu hợp lý cho trẻ, nhờ đó tạo được sự yên tâm cho trẻ và khuyến khích được tiềm năng sinh học phát triển ban đầu

Trang 28

3 Giai đoạn từ 1 – 3 tuổi

- Tốc độ tăng trưởng chậm lại, chức năng các cơ quan hoàn thiện.

Chức năng vân động ở thời kỳ này phát triển rất nhanh: Lúc

1 tuổi trẻ mới tâp đi, 2 tuổi trẻ đi lại rất lẹ Hệ thần kinh cao cấp phát triển nhanh, trẻ tập nói từ lúc 1-2 tuổi.

- Tần số hô hấp giảm còn 24-26 lần/phút, nhịp tim trung bình 90-100 nhịp /phút.

- Trẻ mọc đủ 20 răng sữa, hệ tiêu hóa phát triển mạnh Trung bình mỗi năm chiều cao tăng từ 8-10 cm, cân nặng tăng 4-6

kg

- Đây là giai đoạn phát triển đột phá, rất quan trọng và là nền tảng cho sự hình thành cá tính và nhân cách sau này, trẻ bắt đầu khám phá thế giới xung quanh một cách mãnh liệt.

- Biết đi nhung khả năng phối hợp chưa hoàn chỉnh, nói nhờ

đó trẻ chủ động giao tiếp, thích tự mình tìm hiểu thế giới

xung quanh, trẻ rất hiếu động.

Trang 29

4 Giai đoạn từ 3 - 6 tuổi (tuổi mẫu giáo)

3 -4 tuổi trẻ đã biết múa, làm được những động tác đơn giản để tự phục vụ mình (ăn bằng thìa, rửa tay, mặc quần áo), lúc 6 tuổi trẻ biết tâp vẽ, tâp

viết.

Hê thống thần kinh cao cấp phát triển mạnh: Lúc 1-2 tuổi trẻ mới tâp nói, 3 tuổi trẻ nói sõi, 4 tuổi trẻ biết hát và thuộc nhiều bài thơ, lúc 6 tuổi trẻ bắt đầu đi học.

Trẻ hiếu động, ham thích tìm hiểu môi trường xung quanh, thích tiếp xúc với bạn bè và người lớn, trẻ hay bắt chước, vì vây những hành vi xấu, tốt của người lớn đều ảnh hưởng đến tính tình, nhân cách của trẻ.

Sau 6 tháng trẻ bắt đầu mọc răng sữa Khi trẻ được 24 - 30 tháng thì trẻ đã

có đủ 20 răng sữa

Các nhà tâm lý và tâm thần học trẻ em cho rằng đây là giai đoạn sôi động nhất của tuổi trẻ em Mọi sự chăm sóc sẽ quyết định sự phát triển toàn

diện sau này của trẻ, cần phải khuyến khích tính độc lập, lòng tự tin để

phát triển năng lực cá nhân Ngược lại sự chăm sóc quá nâng đỡ hoặc sao nhẵng, thiếu hụt hoặc đòi hỏi quá mức ở trẻ đều gây tổn thương về SKTT, làm nẩy sinh các hành vi chống đối, nói dối, thiếu tự tin, thiếu hoà nhập, kém giao tiếp, hay sợ hãi…

Trang 30

5 Giai đoạn từ 6 - 12 tuổi (tuổi thiếu nhi - nhi đồng)

- Về mặt cơ thể: Cấu tạo và chức năng các bộ phân đã hoàn chỉnh.

- Trí tuê của trẻ phát triển rất nhanh: Trẻ có khả năng tiếp thu học đường, tư duy, sáng tạo và ứng xử khéo léo.

- Tâm sinh lý giới tính phát triển rõ rêt.

- Răng vĩnh viễn thay thế dần răng sữa.

- Hê thống cơ và xương phát triển mạnh:Trẻ 6 - 7 tuổi phát triển nhanh về chiều cao.Trẻ 8 - 12 tuổi phát triển rất châm

về chiều cao.Trẻ 13 - 16 tuổi chiều cao lại bắt đầu lớn rất nhanh.

- Trẻ đến trường, quan hệ xã hội mở rộng ra nhà trường- thầy cô giáo, quan hệ bạn bè bình đẳng và chấp nhận quy tắc bạn bè, có khả năng hợp tác, hiểu và tôn trọng luật chơi.

- Về mặt cảm xúc, đạo đức: giai đoạn này gọi là giai đoạn ẩn tiềm tàng, các vấn đề giới tính ít được đề cập, mặc cảm được giải toả, là thời kỳ thuận lợi nhất cho học tập.

Trang 31

6 Giai đoạn tuổi dậy thì Từ 12- 15 tuổi.

Đặc trưng của giai đoạn này là hiện tượng dậy thì với nhiều biến động về sinh lý, cơ thể, nội tiết.

Biến động về tâm lý: Trẻ ngượng ngùng, xao xuyến trước những thay đổi của cơ thể, nhiệt tình nhưng cũng dễ bi

quan chán nản Cuối giai đoạn này trẻ có thể lực tốt, có ý thức làm chủ cơ thể và muốn thử sức, thể hiện mình, trẻ có bạn thân, muốn có đời sống riêng biệt cũng như hình thành băng nhóm.

Đây là giai đoạn phát triển có tính chất chuyển tiếp giữa trẻ

em và người lớn về mọi khía cạnh Đặc biệt là tâm lý, trẻ dễ chịu ảnh hưởng của các nhân tố từ bên ngoài như bạn bè, gia đình, nhà trường, bệnh tật…nên ngoài bệnh lý thực thể cần thiết phải được chăm sóc về sức khoẻ tâm thần, giáo dục.

Trang 32

Câu hỏi ôn tập

Câu 1 Chứng minh cơ thể trẻ em là một khối thống

Ngày đăng: 08/11/2019, 21:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w