1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Ứng dụng hiệp ước basel II trong quản trị rủi ro của ngân hàng thương mại việt nam

89 173 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 1,07 MB

Nội dung

Thực tế, trong những năm trở lại đây, từ giai đoạn tái cơ cấu ngân hàng sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn thế giới năm 2008, các ngân hàng đã không ngừng cải thiện và nâng cao hệ thống

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH

PHẠM QUỐC HUY

ỨNG DỤNG HIỆP ƯỚC BASEL II TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP Hồ Chí Minh – Năm 2019

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH

PHẠM QUỐC HUY

ỨNG DỤNG HIỆP ƯỚC BASEL II TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng (Ứng dụng)

Mã số: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS NGUYỄN HỮU HUY NHỰT

TP Hồ Chí Minh – Năm 2019

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các tài liệu được trích dẫn

là trung thực có nguồn gốc rõ ràng Những thông tin và nội dung nêu trong đề tài đều dựa trên số liệu nghiên cứu thực tế và hoàn toàn đúng với nguồn trích dẫn

Tác giả đề tài:

Phạm Quốc Huy

Trang 4

MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

DANH MỤC CÁC PHƯƠNG TRÌNH

TÓM TẮT

ABSTRACT

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO THEO HIỆP ƯỚC BASEL II 5

2.1 Những nội dung cơ bản của Hiệp ước Basel II 5

2.1.1 Sự ra đời và quá trình phát triển của Hiệp ước Basel II 5

2.1.1.1 Ủy ban Basel 5

2.1.1.2 Hiệp ước Basel I – 1988 6

2.1.1.3 Hạn chế của Basel I dẫn đến sự ra đời của Basel II 8

2.1.2 Tổng quan về Hiệp ước Basel II 9

2.1.3 Ba cột trụ của Basel II 10

2.1.3.1 Cột trụ thứ nhất của Basel II – Quy định về vốn tối thiểu 11

2.1.3.2 Cột trụ thứ hai của Basel II – Quy trình rà soát, giám sát 19

2.1.3.3 Cột trụ thứ ba của Basel II – Thông tin minh bạch theo nguyên tắc thị trường 20

2.1.4 Những điểm sửa đổi, cải tiến của Hiệp ước Basel II so với Hiệp ước Basel I 20

2.2 Cơ sở áp dụng, triển khai và mở rộng Basel II tại Việt Nam 21

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 23

CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – VẤN ĐỀ QUẢN TRỊ RỦI RO 24

3.1 Giới thiệu sơ lược về hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam 24

3.2 Các vấn đề cần quan tâm 25

Trang 5

3.2.1 Tình hình hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong những năm

gần đây 25

3.2.2 Những điểm hạn chế trong hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam 28

3.2.3 Một số khuyến nghị đối với hoạt động quản trị rủi ro của ngân hàng thương mại Việt Nam 31

3.3 Vấn đề quản trị rủi ro theo Hiệp ước Basel II 33

3.3.1 Nội dung tổng quát về rủi ro và quản trị rủi ro của ngân hàng thương mại 33

3.3.1.1 Khái niệm về rủi ro trong hoạt động của ngân hàng thương mại 33

3.3.1.2 Khái niệm về quản trị rủi ro trong hoạt động của ngân hàng thương mại 34

3.3.2 Quản trị rủi ro theo Hiệp ước Basel II 35

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 38

CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI VÀ ÁP DỤNG HIỆP ƯỚC BASEL II TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 39

4.1 Tình hình triển khai Basel II trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam 39

4.1.1 Cột trụ thứ nhất của Basel II – Quy định về vốn tối thiểu 40

4.1.2 Cột trụ thứ hai của Basel II – Quy trình rà soát, giám sát 45

4.1.3 Cột trụ thứ ba của Basel II – Thông tin minh bạch theo nguyên tắc thị trường 47 4.2 Những tác nhân trọng yếu ảnh hưởng đến việc áp dụng Basel II trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam 50

4.2.1 Về phía Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 50

4.2.2 Về phía các ngân hàng thương mại 52

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 57

CHƯƠNG 5: CÁC GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ ỨNG DỤNG HIỆP ƯỚC BASEL II TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 58

5.1 Nhóm kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước 58

5.2 Nhóm giải pháp đối với ngân hàng thương mại 65

KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 71

KẾT LUẬN 71 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 6

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Chữ cái viết tắt Tên đầy đủ bằng tiếng Việt

CAR Tỷ lệ vốn chủ sở hữu cần thiết trên tài sản (hệ số an toàn vốn)

NHNN Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

NHTMCP Ngân hàng Thương mại Cổ phần

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Lịch sử phát triển của Basel II 9

Bảng 2.2 Cơ cấu của Hiệp ước Basel II 11

Bảng 2.3 Hệ số β trong phương pháp chuẩn đối với rủi ro hoạt động 15

Bảng 2.4 Tóm lược trụ cột 1 của Basel II – Yêu cầu về vốn tối thiểu 18

Bảng 3.1 Quy mô của hệ thống NHTM Việt Nam, 2012 - 2017 25

Bảng 3.2 Khả năng sinh lời trên tổng tài sản của hệ thống NHTM Việt Nam, 2012 - 2017 26

Bảng 3.3 Tỷ lệ nợ xấu của NHTM Việt Nam, 2012 - 2017 26

Trang 8

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 4.1 Tốc độ tăng trưởng vốn tự có của 10 NHTM Việt Nam, 2012 - 2017 40 Hình 4.2 Tổng vốn điều lệ của 10 NHTM Việt Nam, 2012 - 2017 41 Hình 4.3 Hệ số an toàn vốn tối thiểu 10 NHTM Việt Nam, 2012 - 2017 43

Trang 9

DANH MỤC CÁC PHƯƠNG TRÌNH

Phương trình 2.1 Công thức tính hệ số an toàn vốn 7

Phương trình 2.2 Tài sản có rủi ro trong Basel I 7

Phương trình 2.3 Phương trình tính tổng vốn tối thiểu theo Basel II 12

Phương trình 2.4 Công thức tính hệ số an toàn vốn theo Basel II 12

Phương trình 2.5 Đo lường rủi ro tín dụng của tài sản có rủi ro theo phương pháp chuẩn 13

Phương trình 2.6 Đo lường rủi ro tín dụng của tài sản có rủi ro theo phương pháp dựa trên hệ thống xếp hạng nội bộ 14

Phương trình 2.7 Vốn dự phòng rủi ro hoạt động trong phương pháp chỉ số cơ bản 15

Phương trình 2.8 Vốn dự phòng rủi ro hoạt động trong phương pháp chuẩn hóa 16

Trang 10

TÓM TẮT

Ngành ngân hàng từ trước đến nay luôn được xem là một trong những lĩnh vực chịu nhìu rủi ro nhất Đồng hành với sự phát triển của thị trường kinh tế, nhằm đáp ứng nhu cầu cao của thị trường, ngành ngân hàng không ngừng mở rộng cả về quy mô và chất lượng hoạt động Tuy nhiên, sự phát triển này kéo theo sự gia tăng trong rủi ro mà ngân hàng

sẽ phải đối mặt, các rủi ro bao gồm như rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro tác nghiệp hiện diện ngày càng rõ hơn trong hệ thống ngân hàng, dẫn đến việc mỗi ngân hàng phải trang bị và tối ưu hệ thống quản lý rủi ro nhằm phòng ngừa, ngăn chặn và làm giảm thiểu rủi ro Thực tế, trong những năm trở lại đây, từ giai đoạn tái cơ cấu ngân hàng sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn thế giới năm 2008, các ngân hàng đã không ngừng cải thiện

và nâng cao hệ thống quản trị rủi ro (“QTRR”) của riêng mình, nhưng để có thể tiếp cận đến các chuẩn mực chuẩn trong QTRR của các ngân hàng quốc tế thì vẫn còn là một chặng đường dài nhiều khó khăn và bất cập Cụ thể, nợ xấu ngành ngân hàng tuy được cải thiện nhưng tỷ lệ nợ xấu nội bảng vẫn còn khá cao nếu so với các nước khác trong khu vực, nếu tính cả nợ xấu đã bán cho VAMC (Công ty quản lý tài sản các tổ chức tín dụng) thì tỷ lệ nợ xấu trong dư nợ ngân hàng sẽ cao hơn rất nhiều; sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng vẫn còn nhiều, các cán bộ cấp trung và cao cấp trong ngân hàng vẫn có thể lợi dụng được các kẽ hở trong hệ thống quản lý của ngân hàng để trục lợi riêng cho những công ty con của ngân hàng,… Do đó, vấn đề đặt ra là các ngân hàng phải nghiên cứu áp dụng được các chuẩn mực quản trị mang tầm quốc tế trong hệ thống QTRR của mình Theo đó, các ngân hàng Việt Nam đã và đang xây dựng và tuân thủ Hiệp ước Basel

II - được xem là tiêu chuẩn trong hoạt động QTRR của các ngân hàng trên thế giới Tuy nhiên còn nhiều hạn chế ảnh hưởng đến khả năng triển khai Basel II trên toàn hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam Nhìn chung, các ngân hàng đều đang không ngừng nỗ lực xây dựng và phát triển Basel II nhằm cải thiện và nâng cao hệ thống QTRR của ngân hàng

Trang 11

ABSTRACT

The banking industry has always been considered one of the most risky areas Accompanying with the development of the economic market, in order to meet the high demand of the market, the banking industry is constantly expanding in both scale and quality of operation However, this development entails an increase in risks that banks will face comprising credit risks, market risks, and operational risks which are presenting more and more clearly in banking system This leads to each bank must equip and optimize risk management system to prevent and minimize risks In fact, in recent years, from the period of banking restructuring after the global financial crisis in 2008, banks have constantly improved the risk management system; however, to be able to access standards in risk management of international banks, it is still a long and difficult time Specifically, the bad debt in the banking sector has been improved but the internal NPL ratio (non performing loan) is still quite high compared to other countries in the region

If considering bad debts sold to VAMC (Vietnam Assets Management Company), the bad debt ratio in the outstanding debt will be much higher Cross-ownership in the banking system is still abundant, middle and senior officials in the bank can still take advantage of the loopholes in the bank's management system to privately benefit for subsidiaries of the bank Therefore, the problem is that banks must study to apply international standards of governance in their risk management system Accordingly, Vietnamese banks have been building and complying with Basel II Accord, to be considered the standard in risk management activities of banks around the world However, there are many limitations affecting Basel II's ability to deploy throughout the Vietnamese commercial banking system In general, banks are constantly striving to build and develop Basel II in order to improve and enhance the bank's risk management system

Trang 12

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Trong bối cảnh hiện tại, khi mà nền kinh tế ngày càng phát triển mạnh mẽ, hội nhập và toàn cầu hóa ngày càng được thúc đẩy, hệ thống ngân hàng thương mại (“NHTM”) Việt Nam luôn phải sẵn sàng trong việc nhận thức và chủ động sử dụng những nguồn lực hiện

có để từng bước tiến vào quá trình hội nhập Bên cạnh đó, các cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra từ trước đến nay với những tác động lớn đến nền kinh tế đã cho thấy ngân hàng là một trong những lĩnh vực chịu nhìu rủi ro nhất Vì thế, các ngân hàng hiện đang dành khá nhiều nguồn lực trong việc áp dụng và tuân thủ theo Hiệp ước Basel Hiện nay, các NHTM Việt Nam đã chú trọng nhiều hơn đến hoạt động QTRR trong kinh doanh và

đã dần tiếp cận tới các chuẩn mực QTRR theo Hiệp ước quốc tế Basel II Có thể nói Hiệp ước Basel II đã trở thành tiêu chuẩn trong hoạt động QTRR của các ngân hàng trên thế giới Tuy nhiên, vì được xem một tổ chức hoạt động kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận, các nhà quản lý ngân hàng luôn phải cân nhắc mối quan hệ giữa lợi ích thu được

từ việc đầu tư Basel II với chi phí bỏ ra cho hoạt động quản lý rủi ro này Hiện mới chỉ

có 10 NHTM được lựa chọn thực hiện theo Basel II và còn gặp nhiều trở ngại khi thực hiện áp dụng tại chính những ngân hàng này Tuy nhiên, để xây dựng được một cơ sở tài chính vững chắc thì toàn bộ các ngân hàng thuộc hệ thống NHTM Việt Nam cần phải nghiên cứu và xây dựng các chuẩn mực và nội dung của Hiệp ước Basel để từ đó có thể triển khai thực tế được Đó chính là lý do đề tài “Ứng dụng Hiệp ước Basel II trong quản trị rủi ro của ngân hàng thương mại Việt Nam” được tác giả lựa chọn nghiên cứu và trình bày

Nhằm góp phần bổ sung thêm những ý kiến về vấn đề trên, bài luận văn này trước hết sẽ phân tích tổng quan về quá hình hình thành cũng như lý thuyết chung, tóm gọn về Basel

II, sau đó tập trung phân tích thực trạng áp dụng Basel II của hệ thống NHTM Việt Nam trong những năm gần đây, qua đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng áp dụng Basel II cho hệ thống NHTM Việt Nam trong thời gian tới

Trang 13

2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Mục tiêu tổng quát: đề tài tập trung phân tích tình hình triển khai Basel II để từ đó đề

xuất các giải pháp nhằm nâng cao khả năng áp dụng Basel II trong QTRR của NHTM Việt Nam

Mục tiêu cụ thể: để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu tổng quát nêu trên, các mục tiêu

cụ thể sau đây cần được thực hiện:

• Hệ thống hóa cơ sở lý luận về những quy định và chuẩn mực được đề cập trong Hiệp ước Basel, trong đó đặc biệt tập trung vào Basel II

• Phân tích thực trạng triển khai, áp dụng Basel II ở các NHTM ở Việt Nam, cụ thể là nhóm 10 NHTM thuộc Đề án thí điểm áp dụng Basel II

• Phân tích những nguyên nhân yếu kém trong việc vận dụng Hiệp ước Basel II sau khi đã xem xét qua tình hình hoạt động của NHTM Việt Nam để từ đó đưa ra một số kiến nghị và giải pháp nhằm cải thiện và nâng cao khả năng ứng dụng Basel II trong QTRR của NHTM Việt Nam

Câu hỏi nghiên cứu: tác giả xác định câu hỏi nghiên cứu của đề tài bao gồm:

• Các NHTM sử dụng các nguyên tắc và chuẩn mực của Basel II trong QTRR như thế nào?

• Thực trạng áp dụng Basel II trong QTRR của NHTM Việt Nam có thể được đánh giá như thế nào?

• Những giải pháp và kiến nghị nào cần được đề xuất đối với các NHTM Việt Nam để triển khai thành công Basel II?

3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, phương pháp tiếp cận vấn đề nghiên cứu, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp so sánh và phương pháp điều tra thống kê Các phương pháp này sẽ gúp xây dựng chiều sâu của bài luận văn và góp phần giúp nội dung của bài thêm tính cụ thể và rõ ràng để từ đó đáp ứng được mục tiêu nghiên

Trang 14

cứu Bên cạnh đó, tác giả sử dụng hệ thống dữ liệu thứ cấp có chọn lọc nhằm giúp đưa

ra những vấn đề khách quan nhất liên quan đến đề tài

4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu: các chuẩn mực và thực tiễn áp dụng Hiệp ước Basel II trong công tác QTRR của các NHTM Việt Nam

Về nội dung: đề tài tập trung nghiên cứu việc ứng dụng Hiệp ước Basel II trong hệ thống các NHTM Việt Nam theo 3 cột trụ của Basel II bao gồm (i) yêu cầu vốn tối thiểu, (ii) giám sát hoạt động của ngân hàng, (iii) nguyên tắc thị trường, minh bạch thông tin

Về không gian: đề tài tập trung phân tích việc áp dụng Basel II trong QTRR của 10 ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (“NHNN”) chọn làm thí điểm cho việc áp dụng Basel II trong hệ thống các NHTM Việt Nam, bao gồm Vietcombank, Vietinbank, BIDV, Sacombank, MBBank, ACB, Techcombank, VPBank, VIB và MaritimeBank

Về thời gian, số liệu nhiên cứu: đề tài nghiên cứu việc áp dụng Basel II trên cơ sở hệ thống số liệu được thu thập và xử lý trong giai đoạn 2012 - 2017

5 KẾT CẤU LUẬN VĂN

Kết cấu của luận văn gồm 5 chương:

Chương 1: Giới thiệu

Chương 2: Giới thiệu hệ thống NHTM Việt Nam – Vấn đề QTRR

Chương 3: Cơ sở lý thuyết về QTRR theo Hiệp ước Basel II

Chương 4: Thực trạng triển khai và áp dụng Hiệp ước Basel II trong QTRR của các NHTM Việt Nam

Chương 5: Các giải pháp, kiến nghị ứng dụng Hiệp ước Basel II trong QTRR của các NHTM Việt Nam

6 Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Luận văn đã góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về QTRR trong hoạt động của NHTM,

và kiểm soát rủi ro (“KSRR”) theo các quy định của Basel II đối với các NHTM Sau khi hoàn thiện, luận văn có thể được coi là một tài liệu tham khảo đối với công tác QTRR

Trang 15

trong hệ thống ngân hàng nói chung, KSRR trong hoạt động của NHTM nói riêng Bên cạnh đó, luận văn có thể được sử dụng để làm tài liệu nghiên cứu liên quan đến những quy tắc, chuẩn mực của Hiệp ước Basel II được áp dụng vào các NHTM Việt Nam, để

từ đó hoàn thiện khả năng QTRR của ngân hàng Các cơ quan, nhà quản lý có thể sử dụng đề tài để cải thiện quy trình kiểm tra, và nâng cao hoạt động giám sát của ngân hàng

Trang 16

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO THEO HIỆP ƯỚC BASEL II

2.1 Những nội dung cơ bản của Hiệp ước Basel II

2.1.1 Sự ra đời và quá trình phát triển của Hiệp ước Basel II

2.1.1.1 Ủy ban Basel

Cuối thập kỷ 70, khủng hoảng ngày càng hiện rõ trong nền kinh tế Năm 1974, trước viễn cảnh các ngân hàng sẽ phải đối mặt với một sự đổ vỡ mang tính dây chuyền sẽ xảy đến vào thập kỉ 80, một nhóm các Ngân hàng Trung ương (“NHTW”) đã tiến hành một cuộc họp khẩn cấp với cơ quan giám sát của 10 nước phát triển tại thành phố Basel, Thụy

Sĩ nhằm thành lập ra Uỷ ban Basel về giám sát ngân hàng (Basel Committee on Banking supervision) Các thành viên của Ủy ban gồm đại diện NHTW và cơ quan giám sát hoạt động ngân hàng của các nước: Hoa Kỳ, Canada, Đức, Anh, Hà Lan, Bỉ, Nhật, Pháp, Luxembourg, Thụy Điển, Thụy Sỹ, Tây Ban Nha và Ý Thời gian nhóm họp của Ủy ban thường từ 3 đến 4 lần trong một năm

Ngân hàng Thanh toán Quốc tế ở Basel đề xuất thành lập ra Hội đồng thư ký của Ủy ban Basel Hội đồng gồm 15 thành viên, trong đó tập hợp nhiều đại diện cơ quan giám sát hoạt động ngân hàng đến từ các tổ chức tín dụng tài chính thành viên Ủy ban Basel cũng như các tiểu ban luôn sẵn sàng trong việc chia sẻ những ý kiến cũng như cung cấp những

tư vấn đến các cơ quan giám sát hoạt động ngân hàng ở tất cả các nước

Không có hoạt động giám sát trực tiếp nào đối với Ủy ban Basel Những kết luận và đánh giá đưa ra của Uỷ ban này không bắt buộc tuân thủ đồng thời cũng không mang tính pháp lý Chức năng chính của Ủy ban Basel xoay quanh việc xây dựng, hoàn thiện

và phát triển những hướng dẫn giám sát và những tiêu chuẩn, bên cạnh đó đưa ra các nội dung, mẫu biểu báo cáo bám sát thực tiễn để khuyến cáo các NHTM áp dụng nhằm đảm bảo an toàn cho bản thân mỗi NHTM cũng như hệ thống tài chính của các quốc gia Bên cạnh đó Ủy ban cũng giới thiệu các nội dung, đưa ra các báo cáo mang tính thực tiễn cao nhất với mong muốn các tổ chức riêng lẻ có thể vận dụng một cách tương thích với tình

Trang 17

hình hoạt động tài chính của mình Bằng cách đó, Ủy ban sẽ không tìm cách tham gia sâu vào các quy trình giám sát của từng nước mà chỉ đơn thuần khuyến khích các nước thành viên áp dụng các tiêu chuẩn chung

Để những sáng kiến của mình có thể nhận được sự hậu thuẫn cao nhất, Ủy ban luôn phải thực hiện công việc giải trình đến thống đốc của NHTW hoặc cơ quan giám sát các hoạt động ngân hàng của nhóm G10 Với mục tiêu là thu hẹp khảng cách trong công tác giám sát an toàn hoạt động ngân hàng trên toàn thế giới, Uỷ ban Basel đặt ra 2 tiêu chí quan trọng là: sự đầy đủ trong công tác giám sát và sự bảo đảm trong việc các ngân hàng nước ngoài đều phải chịu sự giám sát

2.1.1.2 Hiệp ước Basel I – 1988

Như đã đề cập ở phần trên, năm 1974, tại Thành phố Basel, Thụy Sĩ, NHTW của 10 nước phát triển (G10) thành lập ra Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng Sau đó, các quy định liên quan đến vốn và đo lường vốn trong hệ thống ngân hàng đã được Ủy ban Basel tiến hành chuẩn hóa Năm 1988, Ủy ban đã thành công trong việc xây dựng và ban hành tiêu chuẩn về an toàn vốn và hệ thống đo lường, theo đó các ngân hàng hoạt động quốc

tế phải nắm giữ một mức vốn tối thiểu để có thể đối phó và giảm thiểu những rủi ro, biến

cố có thể xảy ra Hệ thống này quy định tiêu chuẩn vốn tối thiểu (tỷ lệ vốn bắt buộc tính trên tổng tài sản điều chỉnh theo hệ số rủi ro) là 8% Đây được xem là một chỉ tiêu khá quan trọng trong việc thể hiện năng lực tài chính, mức độ an toàn vốn của ngân hàng Khi áp dụng tiêu chuẩn an toàn vốn tối thiểu này, ngân hàng sẽ cải thiện được khả năng ứng phó với những rủi ro khác nhau mà ngân hàng sẽ phải đối mặt trong tương lai

Kể từ năm 1992, văn bản chuẩn hóa được đặt tên là Hiệp ước về vốn của Basel (Basel I)

và chỉ được đề xuất áp dụng dành cho các nước thành viên G10, tuy nhiên có rất nhiều nước khác trên thế giới cũng tự nguyện áp dụng tiêu chuẩn của Hiệp ước vốn Basel I Basel I cho rằng ngân hàng có mức vốn trầm trọng khi CAR < 2%, thiếu vốn rõ rệt khi CAR < 6%, thiếu vốn khi CAR < 8%, có mức vốn thích hợp khi CAR > 8% và tốt nhất khi có CAR > 10%

Trang 18

Phương trình 2.1 Công thức tính hệ số CAR:

Tài sản tính theo độ rủi ro gia quyền (RWA)Basel I đã mang đến một khái niệm tổng quan nhất về vốn của ngân hàng và tỷ lệ vốn an toàn của ngân hàng Tiêu chuẩn này quy định:

Vốn cấp 1 ≥ Vốn cấp 2 + Vốn cấp 3 Theo Tạp chí tin học ngân hàng của NHNN Việt Nam:

“Vốn cấp 1 – Vốn tự có cơ bản: là lượng vốn dự trữ sẵn có và các nguồn dự phòng được công bố, như là khoản dự phòng cho các khoản vay, bao gồm: vốn chủ sở hữu vĩnh viễn;

dự trữ công bố (lợi nhuận giữ lại); lợi ích thiểu số (minority interest) tại các công ty con,

có hợp nhất báo cáo tài chính; lợi thế kinh doanh (goodwill);

Vốn cấp 2 – Vốn bổ sung: gồm lợi nhuận giữ lại không công bố; dự phòng đánh giá lại tài sản; dự phòng chung/dự phòng thất thu nợ chung; công cụ vốn hỗn hợp; vay với thời hạn ưu đãi; đầu tư vào các công ty con tài chính và các tổ chức tài chính khác;

Vốn cấp 3 (chỉ dành cho RRTT): vay ngắn hạn”

RWA: là tổng tất cả các tài sản do ngân hàng nắm giữ được tính toán theo trọng số đối với RRTD theo một công thức do cơ quan quản lý đặt ra

Phương trình 2.2 Tài sản có rủi ro trong Basel I:

RWA = Tổng (Tài sản x Mức rủi ro phân định cho từng tài sản trong bảng cân đối kế

toán) + Tổng (Nợ tương đương x Mức rủi ro ngoại bảng)

Trong đó, trọng số rủi ro bao gồm 4 mức là 0%, 20%; 50% và 100% (Phụ lục) Trọng

số rủi ro không phản ánh độ nhạy cảm rủi ro trong mỗi loại này

Năm 1996, Hiệp ước Basel I được sửa đổi bằng việc bổ sung thêm RRTT và đi kèm đó

là hai phương pháp tính liên quan đến loại rủi ro này: bằng mô hình nội bộ của ngân hàng hoặc bằng mô hình Basel tiêu chuẩn

Trang 19

Nhìn chung, Basel I đã lần đầu tiên đưa ra được một tiêu chuẩn liên quan đến tỷ lệ an toàn vốn trong hoạt động ngân hàng, giúp ngân hàng hoạt động hiệu quả hơn và nâng cao khả năng chống lại các biến cố rủi ro

2.1.1.3 Hạn chế của Basel I dẫn đến sự ra đời của Basel II

Với xu hướng không ngừng phát triển trong ngành công ngiệp tài chính toàn cầu đã làm xuất hiện các nhân tố rủi ro mới trong hoạt động ngân hàng Bên cạnh đó, với mục đích nhằm tăng vốn, tăng sức cạnh tranh, công nghệ trên thị trường thì xu thế các ngân hàng muốn sát nhập vào ngày càng cao nhằm vươn ra thị trường quốc tế Tuy nhiên, Basel I không đủ điều kiện áp dụng trong những trường hợp này Một số hạn chế của Basel I như sau:

Thứ nhất, Basel I không có sự phân nhóm rõ ràng theo từng loại rủi ro: hệ số rủi ro chưa phân theo đặc điểm của khoản tín dụng (thời hạn vay), theo chi tiết của từng đối tác (xét đến năng lực tài chính của từng khách hàng);

Thứ hai, Basel I đã bỏ qua các loại rủi ro khác có sức tác động ngày càng lớn đến ngân hàng như RRTT, RRHĐ Basel II đã thay đổi cách tính các chỉ tiêu ở mẫu số trong công thức tính tỉ lệ vốn tối thiểu trên tài sản có rủi ro Đây là sự thay đổi khá quan trọng Mặc

dù Basel II vẫn quy định mức vốn an toàn tối thiểu là 8% nhưng mẫu số bao gồm cả ba loại rủi ro là RRTD, RRTT và RRHĐ

Thứ ba, việc áp dụng phương pháp đánh giá và các chỉ tiêu khác nhau đối với các NHTM với quy mô và mức độ đa dạng hóa hoạt động khác nhau là sự thay đổi khá quan trọng của Basel II Các nhà quản lý và các NHTM áp dụng Basel II sẽ có được một danh sách linh hoạt hơn các phương pháp khuyến khích và các biện pháp để lựa chọn

Thứ tư, trong bối cảnh hiện nay, Basel I có thể được xem là lỗi thời khi gần như không theo kịp được với sự phát triển và mở rộng của các công cụ tài chính trên thị trường như các công cụ tài chính phái sinh, chứng khoán hóa các khoản nợ

Chính những yếu tố trên đã dẫn đến sự ra đời của Basel II, một Hiệp ước tiên tiến hơn,

bổ sung, khắc phục hạn chế và phát triển thêm các nguyên tắc chung so với Basel I

Trang 20

2.1.2 Tổng quan về Hiệp ước Basel II

Basel II được ban hành vào tháng 06/2004 và có hiệu lực từ tháng 01/2007 Basel II thực hiện phân loại rủi ro và tính toán lượng vốn cần duy trì trong ngân hàng để đảm bảo ngân hàng có đủ mức vốn dự phòng cho những loại rủi ro về tài chính và vận hành mà ngân hàng phải đối mặt trong hoạt động cho vay và đầu tư, nhằm đảm bảo khả năng thanh toán và sự ổn định của nền kinh tế Hiệp ước này nhằm bảo an toàn vốn tốt nhất cho các ngân hàng có nhiều công ty con hoặc chi nhánh, có thể hiểu rộng hơn là Hiệp ước Basel

II được xác định là có khả năng áp dụng cho các tổ chức quốc tế và các ngân hàng trên

cơ sở hợp nhất hoặc sáp nhập So với Basel I, Basel II đã xem xét toàn diện hơn các loại rủi ro và được đánh giá là nhạy cảm hơn với rủi ro

Bảng 2.1 Lịch sử phát triển của Basel II

1974 Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng được thành lập

1988 Ủy ban công bố tiêu chuẩn an toàn vốn và hệ thống đo lường (Basel I)

1992 Các nước thành viên G10 tiến hành áp dụng Basel I

1996 RRTT được bổ sung vào Basel I

1998 RRTT được thực thi áp dụng

1999 Khung đo lường mới được ban hành

2004 Basel II được chính thức ban hành

2006 Basel II được áp dụng

2007-2009 Basel II được thực hiện theo lộ trình đầy đủ

2010 Ủy ban Basel đưa ra các chuẩn mực về Basel III

2013 Basel III có hiệu lực

2014-2019 Basel III được thực hiện theo lộ trình đầy đủ

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp dựa vào quá trình phát triển của Basel

Trang 21

Mục đích chính của Basel II bao gồm:

• Đảm bảo việc phân bổ vốn được thực hiện trên cơ sở có xem xét các yếu tố rủi ro;

• Thúc đẩy việc công bố thông tin cho phép các thành viên tham gia thị trường đánh giá mức độ đủ vốn của một tổ chức;

• Đảm bảo RRTD, RRHĐ và RRTT được đo lường dựa trên dữ liệu và các kỹ thuật tiêu chuẩn

2.1.3 Ba cột trụ của Basel II

Được xem là sự nâng cấp, phát triển từ Basel I, nếu như Basel I chỉ giới hạn trong việc

đo lường RRTT và đo lường cơ bản cho RRTD thì Basel II đã phức tạp và chi tiết hơn khi đặt ra hàng loạt các cách tiếp cận RRTD và tập trung mới vào RRHĐ Khái niệm ba cột trụ “three pillars” ra đời bao gồm:

• Quy định về vốn tối thiểu;

• Quy trình rà soát và giám sát;

• Thông tin minh bạch theo nguyên tắc thị trường

Trang 22

Bảng 2.2 Cơ cấu của Hiệp ước Basel II

Nguồn: International Convergence of Capital Measurement & Capital Standards

2.1.3.1 Cột trụ thứ nhất của Basel II – Quy định về vốn tối thiểu

Trong hoạt động kinh doanh của NHTM thì nội dung của Hiệp ước vốn Basel II có thể được xem là chuẩn mực QTRR Cột trụ thứ nhất - tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của Hiệp ước Basel II yêu cầu NHTM phải duy trì một lượng vốn đủ lớn để đảm bảo cho hoạt động rủi ro của mình, gồm RRTD, RRHĐ và RRTT Tương tự Basel I, Basel II vẫn quy định mức an toàn vốn ≥ 8%

Nội dung của Basel II

Vốn tối thiểu Giám sát Quy tắc thị trường

Định nghĩa về vốn Tài sản có rủi ro

Vốn cấp 2 Vốn cấp 1

Rủi ro thị trường Rủi ro hoạt động

Phương pháp chuẩn hóa Phương pháp

mô hình nội bộ

Trang 23

Phương trình 2.3 Phương trình tính tổng vốn tối thiểu theo Basel II:

TRC = CRC + MRC + ORC

Trong đó:

- TRC (Total Risk Capital): Tổng vốn tối thiểu theo rủi ro

- CRC (Credit Risk Capital): Vốn tối thiểu theo RRTD

- MRC (Market Risk Capital): Vốn tối thiểu theo RRTT

- ORC (Operational Risk Capital): Vốn tối thiểu theo RRHĐ

Phương trình 2.4 Công thức tính CAR theo Basel II:

RWArủi ro tín dụng + (KRủi ro hoạt động∗ 12,5 + KRủi ro thị trường∗ 12,5) ≥ 8%

• Tổng vốn: được xác định như Basel I

• Giới hạn về 02 loại vốn: Tổng vốn cấp 2 không được quá 100% vốn cấp 1, nợ thứ cấp tối đa bằng 50% vốn cấp 1, dự phòng chung tối đa bằng 1,25% RWA, dự trữ tài sản đánh giá lại được chiết khấu 55%, thời gian đáo hạn còn lại của nợ thứ cấp tối thiểu là 5 năm, vốn ngân hàng không bao gồm vốn vô hình

• RWA: ngoài RRTD và RRTT, Basel II bổ sung thêm RRHĐ trong Basel II Ngoài

ra, cách tính RWA có phần phức tạp hơn Basel I nhưng có độ chính xác cao hơn về mức độ an toàn vốn:

RWABasel I = tài sản * hệ số rủi ro (không đề cập đến xếp hạng tín dụng)

RWARủi ro tín dụng phương pháp chuẩn Basel II = tài sản * hệ số rủi ro (đề cập đến xếp hạng tín dụng)

Dựa vào mức độ phức tạp đối với từng loại rủi ro liên quan đến RRTD, RRTT, RRHĐ, Basel II đã xây dựng các phương pháp tính toán khác nhau liên quan đến mức vốn dự trữ tối thiểu:

Trang 24

(i) Rủi ro tín dụng

RRTD là rủi ro xảy ra mất mát do người đi vay hoặc đối tác gây ra Các phương pháp sau được đưa ra nhằm tính toán và đo lương hệ số rủi ro đối với các khoản mục tài sản

có rủi ro khi xem xét RRTD:

• Phương pháp chuẩn hóa (SA- Standardized Approach)

Phương trình 2.5 Đo lường RRTD của tài sản có rủi ro theo phương pháp chuẩn:

RWAphương pháp chuẩn Basel II = Tài sản ∗ Hệ số rủi ro

So với Basel I, có một số điểm khác biệt sau:

Trong Basel II, kết quả đánh giá của tổ chức xếp hạng tín dụng độc lập được sử dụng khi xếp hạng cho tài sản có rủi ro Tuy nhiên, tùy thuộc vào uy tín và xếp hạng tín dụng của chủ thể và tùy thuộc vào việc khoản mục đó được thực hiện với chủ thể nào, mà từ đó

hệ số rủi ro sẽ được áp đặt một cách rõ ràng cho từng khoản mục Trọng số được sắp xếp dựa vào mức tín nhiệm của chủ nợ (từ AAA đến dưới B - và không xếp hạng) do cơ quan xếp hạng tín nhiệm quy định Đặc biệt nếu tổ chức xếp hạng độc lập không đưa ra được kết quả xếp hàng của bất kì một khoản mục tài sản nào thì tài sản đó sẽ phải chịu hệ số rủi ro 100%

Nợ cho vay được chia thành 05 nhóm; khác với Basel I, Basel II có thêm hệ số 150% Các trọng số được quy định lần lượt là 0%, 20%, 50%, 100% và 150% Đối với các khoản nợ quá hạn, trừ trường hợp ngân hàng đã lập dự phòng đầy đủ thì ngân hàng phải đưa vào nhóm có hệ số rủi ro 150%

• Phương pháp dựa trên hệ thống xếp hạng nội bộ (IRB)

Để tính toán tài sản có RRTD, Basel II cho phép ngân hàng sử dụng phương pháp xếp hạng tín dụng nội bộ của mình để xác định dư nợ của khách, kỳ đáo hạn, xác suất vỡ nợ,

Trang 25

thuận của thanh tra ngân hàng hoặc NHNN Phương pháp này thích hợp với ngân hàng với nhiều cấu trúc doanh nghiệp khác nhau, nhiều quy mô khác nhau, và danh mục rủi

ro khác nhau

Phương trình 2.6 Đo lường RRTD của tài sản có rủi ro theo phương pháp IRB:

RWAphương pháp IRB của Basel II = 12,5 ∗ EAD ∗ K Trong đó:

EAD: tổng dư nợ của khách hàng khi khách hàng không trả được nợ;

K (Capital required): tỷ lệ vốn cần thiết để dự phòng những trường hợp RRTD không lường trước nhưng lại xảy ra, được xác định thông qua: xác suất vỡ nợ (PD: Probability

of Defaut), tổn thất khi xảy ra vỡ nợ (LGD: Loss Given Defaut) và đáo hạn hiệu dụng (M: Maturity)

RWA: được xác định cụ thể cho từng hình thức cho vay RWA khác biệt đối với doanh nghiệp lớn, cũng như đối với các khoản cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ

Ủy ban Basel đưa ra 2 lựa chọn cho ngân hàng khi áp dụng IRB, một là IRB cơ bản và hai là IRB nâng cao Cụ thể:

Với IRB cơ bản, các ngân hàng phải tự ước tính xác suất vỡ nợ và sử dụng các ước tính của cơ quan giám sát về các thành tố rủi ro còn lại

Với IRB nâng cao, ngân hàng sẽ tự đưa ra các ước tính cho tất cả các thành tố rủi ro (gồm PD, LGD, EAD, M), nhưng phải tuân theo các chuẩn mực tối thiểu

(ii) Rủi ro hoạt động

RRHĐ liên quan đến các tổn thất bắt nguồn từ lỗi trong quy trình, hệ thống ngân hàng vận hành không tốt, do lỗi của các cá nhân làm việc trong ngân hàng hoặc do các nguyên nhân bên ngoài Có ba phương pháp để ngân hàng lựa chọn tính toán vốn dự phòng cho quản trị RRHĐ với mức độ phức tạp và nhạy cảm với rủi ro tăng dần:

Trang 26

• Phương pháp chỉ số cơ bản BIA

Đối với phương pháp này thì cần duy trì mức vốn để dự phòng RRHĐ bằng mức bình quân tổng thu nhập hàng năm (> 0) của thời kỳ 03 năm trước đó nhân với tỷ lệ phần trăm

cố định (gọi là alpha - α)

Phương trình 2.7 Vốn dự phòng RRHĐ trong phương pháp chỉ số cơ bản:

KBIA = ∑ GIn

3 n=1

n ∗ α, với điều kiện GIn > 0 và α = 15%

Trong đó:

KBIA: vốn yêu cầu phải dự phòng cho RRHĐ theo BIA

GIn: tổng thu nhập có giá trị dương (> 0) của 03 năm trước đó

n: số năm trong 03 năm có thu nhập hàng năm > 0

α: trọng số rủi ro cố định theo BIA, bằng 15%

• Phương pháp chuẩn hóa TSA;

Theo phương pháp chuẩn hóa, các nội dung hoạt động của ngân hàng được chia thành

08 lĩnh vực và mỗi lĩnh vực sẽ có một hệ số Beta - β tương ứng

Bảng 2.3 Hệ số β trong phương pháp chuẩn đối với RRHĐ

Trang 27

Với mỗi lĩnh vực, tổng thu nhập GI được xem là một thước đo đồng thời là căn cứ xác định mức độ rủi ro cho hoạt động đó Mức độ rủi ro hàng năm được đo cho mỗi loại nghiệp vụ

Phương trình 2.8 Vốn dự phòng RRHĐ trong phương pháp chuẩn hóa:

KTSA =∑ max (∑ GIi∗ βi, 0)

8 i=1 năm 1−3

3Trong đó:

KTSA: vốn yêu cầu dự phòng cho RRHĐ theo TSA

GIi: thu nhập hàng năm đối với từng nhóm lĩnh vực

Βi: tỷ lệ cố định do Ủy ban quy định, thể hiện mối tương quan giữa mức thu nhập của từng lĩnh vực kinh doanh cụ thể và mức vốn cần có

• Phương pháp nâng cao AMA

Phương pháp AMA là lựa chọn tốt nhất khi tính toán nhu cầu vốn cho RRHĐ Theo phương pháp này, vốn cho RRHĐ được tính dựa trên hệ thống đánh giá nội bộ RRHĐ

cơ bản của ngân hàng Ngoài việc thống kê thiệt hại thực tế, hệ thống này còn phân tích các yếu tố liên quan theo trình tự thời gian đến môi trường kiểm soát nội bộ ngân hàng cũng như môi trường kinh doanh Tuy nhiên, ngân hàng phải được sự đồng ý và giúp đỡ của cơ quan giám sát chủ quản để áp dụng phương pháp này Do đó, AMA ít phổ biến hơn so với TSA

(iii) Rủi ro thị trường

RRTT xảy ra do giá cả biến động thất thường Vốn yêu cầu đối với RRTT: ngoài vốn tự

có theo Basel I gồm vốn cấp 1 và vốn cấp 2, khi đánh giá RRTT, ngân hàng được phép tính thêm phần vốn cấp 3 gồm các khoản nợ phụ thuộc ngắn hạn với mục đích dự trữ RRTT có thể sử đo lường bằng phương pháp chuẩn hóa, phương pháp mô hình nội bộ

• Phương pháp chuẩn hóa

Yêu cầu vốn đối với RRTT theo phương pháp chuẩn hóa được căn cứ vào từng yếu tố bao gồm: rủi ro trạng thái vốn, rủi ro lãi suất, rủi ro hàng hóa và rủi ro tỷ giá

Trang 28

Vốn đối với RRTT được yêu cầu tính toán bằng cách lấy phần ước tính RRTT nhân với 12,5 và cộng vào kết quả tổng tài sản có rủi ro tương ứng với RRTD Trong đó, RRTT được đo lường phổ biến bằng giá trị rủi ro VaR

• Phương pháp mô hình nội bộ

Các NHTM cần sự đồng ý từ phía cơ quan giám sát ngân hàng để sử dụng mô hình nội

bộ để đánh giá RRTT Yêu cầu tối thiểu mà các NHTM phải đáp ứng là:

- Tính hợp lý và chính xác khi đo lường rủi ro của mô hình nội bộ đã được kiểm tra bởi cơ quan giám sát đánh giá có chất lượng;

- Đáp ứng đủ số lượng chuyên viên có khả năng ứng dụng các mô hình tiên tiến trong QTRR, kiểm toán và trong giao dịch;

- Có hệ thống QTRR đầy đủ dữ liệu cần thiết và hiện đại

Khi đã được chấp thuận thực hiện phương pháp mô hình nội bộ, ngân hàng phải xây dựng mô hình QTRR theo tiêu chuẩn sau:

- Đối với rủi ro tỷ giá (bao gồm biến động giá vàng): các nhân tố rủi ro liên quan tới từng loại tiền riêng lẻ cần phải được kết hợp với nhau;

- Đối với rủi ro lãi suất: với mỗi đồng tiền liên quan tới danh mục đầu tư của ngân hàng, cần phải xác định nhân tố ảnh hưởng tới lãi suất trên cơ sở nhạy cảm rủi ro lãi suất, bao gồm cả khoản mục trong và ngoài bảng cân đối kế toán;

- Đối với rủi ro giá cả hàng hóa: liên quan tới sự biến động giá cả loại hàng hóa, phải thiết kế vị thế mua bán hoặc lời lỗ đối với từng giao dịch đó trên phạm vi thế giới

Trang 29

Bảng 2.4 Tóm lược trụ cột 1 của Basel II – Yêu cầu về vốn tối thiểu

Nguồn: International Convergence of Capital Measurement & Capital Standards

Trang 30

2.1.3.2 Cột trụ thứ hai của Basel II – Quy trình rà soát, giám sát

Các nội dung chính được đề cập trong cột trụ 2 của Basel II:

• Thiết lập các nguyên tắc liên quan đến vấn đề kiểm tra và giám sát;

• Đặt ra những vấn đề quan trọng cần phải chú ý trong quá trình kiểm tra giám sát, bao gồm: RRTD, RRHĐ, RRTT;

• Đưa ra các hướng khác cần phải kiểm tra giám sát như sự hợp tác tăng cường qua biên giới, thông tin liên lạc và tính minh bạch trong quá trình giám sát

Bốn nguyên tắc chủ chốt liên quan đến vấn đề kiểm tra và giám sát:

• Nguyên tắc 1: các ngân hàng nên có một quy trình đánh giá tổng thể vốn tương quan với rủi ro và một chiến lược để duy trì mức vốn đó Theo đó, ngân hàng phải đảm bảo có đủ vốn để bù đắp các rủi ro có thể xảy ra Quá trình QTRR bao gồm những nội dung như: đánh giá vốn chắc chắn, giám sát quản trị của Ban Giám đốc và cấp cao, thanh tra và báo cáo, kiểm soát nội bộ, đánh giá rủi ro toàn diện

• Nguyên tắc 2: việc xác định mức độ đầy đủ liên quan đến vốn nội bộ và chiến lược của ngân hàng cần được các tổ chức giám sát, cụ thể là các giám sát viên nên rà soát

và đánh giá đảm bảo việc tuân thủ tỉ lệ vốn tối thiểu Bên cạnh đó là khả năng thanh tra, giám sát nhằm đảm bảo ngân hàng tuân thủ tỉ lệ vốn tối thiểu; nếu các ngân hàng không hài lòng với kết quả của quá trình giám sát thì các tổ chức giám sát cần thực hiện những hành động giám sát phù hợp

• Nguyên tắc 3: các ngân hàng cần hoạt động trên các tỷ lệ vốn yêu cầu tối thiểu Bên cạnh đó, khuyến nghị được các giám sát viên đưa ra là các ngân hàng nên duy trì mức vốn cần thiết không được thấp hơn mức vốn tối thiểu theo quy định Điều này giúp tăng cường khả năng chống đỡ với các rủi ro khác nhau có thể xảy ra

• Nguyên tắc 4: nhằm đảm bao tình trạng vốn của ngân hàng không giảm xuống tới mức thấp hơn mức tối thiểu theo quy định, các giám sát viên cần can thiệp sớm bằng các nghiệp vụ giám sát của mình để có thể yêu cầu ngân hàng sửa đổi ngay lập tức nếu mức vốn không được duy trì trên mức tối thiểu

Trang 31

2.1.3.3 Cột trụ thứ ba của Basel II – Thông tin minh bạch theo nguyên tắc thị trường

Nguyên tắc thị trường nhằm bổ sung cho các quy định về tỷ lệ vốn an toàn tối thiểu và quy trình rà soát, giám sát

Nguyên tắc thị trường đưa ra các quy định nhằm công khai, minh bạch các thông tin, kết quả, tình trạng hoạt động của NHTM, bao gồm trong đó là cả phương pháp đánh giá rủi

ro ngân hàng và cách thức tính toán an toàn vốn Điều này giúp giảm thiểu nguy cơ xảy

ra các biến cố, chấn động lớn trong ngành ngân hàng, giúp tăng cường tính kỉ luật của thị trường và góp phần làm ổn định môi trường tài chính

Với cột trụ 3 của Basel II, các thông số quan trọng liên quan đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nguy cơ rủi ro, quản lý rủi ro đều phải được công khai minh bạch, bao gồm cả những thông tin về định tính và định lượng

Các ngân hàng cũng cần thực hiện kế hoạch công khai tài chính Điều này giúp các bên tham gia thị trường (bao gồm các nhà đầu tư, chuyên gia phân tích, khách hàng, tổ chức xếp hạng tín nhiệm, các ngân hàng khác) có thể nhìn nhận một cách tổng quan và đưa ra được các so sánh về mức vốn an toàn, từ đó đánh giá được khả năng chịu đựng của ngân hàng trước các rủi ro tiềm tàng

2.1.4 Những điểm sửa đổi, cải tiến của Hiệp ước Basel II so với Hiệp ước Basel I

Thứ nhất, Basel II tiếp tục quy định mức vốn an toàn tối thiểu là 8% và chỉ thay đổi liên quan đến cách tính ở mẫu số trong công thức tính tỉ lệ an toàn vốn Mẫu số theo Basel II bao gồm ba loại rủi ro là RRTD, RRTT và RRHĐ Đây là sự thay đổi khá quan trọng Thứ hai, hệ thống đo lường của Basel II được xem là phức tạp hơn nhưng có phần linh động hơn vì đưa ra nhiều phương pháp để lựa chọn, giúp mức độ an toàn vốn cho ngân hàng được đánh giá chính xác hơn

Thứ ba, phương pháp chuẩn của Basel II phân định các mức rủi ro trên cơ sở xếp hạng,

do đó yêu cầu vốn tối thiểu sẽ nhạy cảm hơn với các kết quả xếp hạng và đánh giá nội

bộ tín nhiệm của các tổ chức độc lập như Moody, Standard & Poor’s, Theo đó, các

Trang 32

trọng số RRTD theo Basel II được chia thành 5 loại: 0%, 20%, 50%, 100%, 150% hoặc cao hơn với những loại rủi ro cao; linh động hơn rất nhiều so với Basel I

Thứ tư, nguyên tắc của cột trụ thứ 2 trong Basel II đã tăng tính tự quyết, quyền hạn và trách nhiệm đến từ các cơ quan giám sát, từ đó giúp tăng hiệu quả giám sát ngân hàng Thứ năm, về kỹ thuật và giảm thiểu rủi ro tín dụng: trong khi Basel I chỉ hỗ trợ và đảm bảo, Basel II thừa nhận về kỹ thuật giảm thiểu rủi ro tốt hơn, đưa ra nhiều kỹ thuật hơn như phái sinh tín dụng, tạo lập mạng lưới vị thế (position netting)

2.2 Cơ sở áp dụng, triển khai và mở rộng Basel II tại Việt Nam

Nhằm đảm bảo mức an toàn vốn cho hệ thống ngân hàng của mình, các quốc gia trên thế giới đã không ngừng áp dụng, nghiên cứu, triển khai các chuẩn mực an toàn vốn theo Basel II Mặc dù Basel II được xây dựng bởi nhóm 10 nước phát triển và áp dụng đối với các ngân hàng có phạm vi quốc tế nhưng thực tế đã chứng minh các ngân hàng với quy mô nhỏ hơn, tại các quốc gia đang phát triển hoặc kém phát triển đều có thể áp dụng Basel II bởi phương pháp tính toán linh hoạt trong Basel II

Việc áp dụng Basel II tại mỗi quốc gia có tính đặc thù riêng và không có công thức chung cho bất kỳ quốc gia nào Các quốc gia khi áp dụng Basel II phải dựa trên điều kiện, cũng như nhu cầu thực tế của mình để xây dựng lộ trình áp dụng Basel II phù hợp, không nên thực hiện ồ ạt, theo xu hướng và “quá mức”

Tại Việt Nam, NHNN đánh giá việc triển khai thực hiện Basel II trong hệ thống ngân hàng là một trong những nhiệm vụ quan trọng cần phải được chú ý triển khai từ cách đây hơn 10 năm dành cho ngành ngân hàng tại Đề án “Phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020” ban hành theo Quyết định 112/2006/QĐ-TTg ngày 24/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ Trên cơ sở này, Công văn số 1601/NHNN-TTGSNH được NHNN đưa ra ngày 17/3/2014 nhằm lựa chọn 10 ngân hàng trong nước thí điểm trong việc triển khai Basel II, từ đó làm tiền đề cho việc thực hiện triển khai áp dụng Basel II đối với toàn bộ hệ thống các ngân hàng trong nước

Trang 33

Cụ thể, để triển khai có hiệu quả việc KSRR trong hoạt động của các NHTM theo Hiệp

ước Basel II, NHNN Việt Nam đã vạch ra một lộ trình áp dụng Basel II đối với hệ thống

NHTM một cách cẩn trọng Lộ trình triển khai thực hiện Basel II trong toàn hệ thống

TCTD được NHNN đưa ra theo 2 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Thí điểm áp dụng Basel II tại 10 ngân hàng (Vietcombank, VietinBank,

BIDV, MBBank, Sacombank, Techcombank, ACB, VPBank, VIB và Maritime Bank)

Chương trình thí điểm bắt đầu từ tháng 2/2016, mục tiêu là đến cuối năm 2018 các ngân

hàng này phải cơ bản đáp ứng các yêu cầu của Basel II

Giai đoạn 2: Đến năm 2020 cơ bản các NHTM có mức vốn tự có theo chuẩn mực của

Basel II, trong đó có ít nhất 12-15 NHTM áp dụng thành công Basel II

Trong quá trình xử lý và giải quyết nợ xấu tồn đọng, tái cơ cấu của các TCTD trong thời

gian qua, nhiệm vụ trọng tâm và quan trọng là triển khai Basel II nhằm cải thiện và nâng

cao năng lực quản trị, khả năng tài chính, khả năng điều hành, kiểm soát của các ngân

hàng, từ đó mới có thể thực hiện thành công được Đề án“Cơ cấu lại hệ thống các TCTD

giai đoạn 2011 - 2015” và gần đây nhất là Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với

xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020” ban hành kèm theo Quyết định 254/QĐ-TTg ngày

01/3/2013 và Quyết định 1058/QĐ-TTg ngày 19/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ

Trang 34

để từ đó biết được lượng vốn tối thiểu mà Ngân hàng sẽ cần để có thể bù đắp, giảm thiểu được những rủi ro nếu gặp phải

Trang 35

CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – VẤN ĐỀ QUẢN TRỊ RỦI RO

3.1 Giới thiệu sơ lược về hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam

Kể từ ngày thành lập ngành ngân hàng, quá trình hình thành và phát triển hệ thống ngân hàng Việt Nam được chia làm 4 giai đoạn chính Tuy nhiên, vai trò quan trọng nhất được xác định đối với các NHTM với ý nghĩa là chủ thể của nền kinh tế thị trường bắt đầu từ tháng 5/1990 với sự hiện diện của hai pháp lệnh về ngân hàng Theo đó, cơ chế hoạt động của ngân hàng được chuyển đổi từ 1 cấp sang 2 cấp, trong đó NHNN đóng vai trò trong việc quản lý Nhà nước về tất cả các mặt liên quan đến hoạt động kinh doanh tiền

tệ, thanh toán, tín dụng, ngoại hối, phát hành tiền, điều hòa lưu thông tiền tệ, đưa ra các chính sách về tỷ giá, lãi suất trong toàn quốc, với mục tiêu quan trọng là ổn định nền kinh tế thị trường Trong khi đó, các NHTM ra đời với hoạt động kinh doanh theo đúng nghĩa (mục tiêu sinh lời, hạch toán chi phí) và các NHTM phải chịu trách nhiệm về kết hoạt hoạt động kinh doanh của mình

Ngày 1/10/1998, hai luật là Luật NHNN và Luật Các tổ chức tín dụng (“TCTD”) ra đời

và chính thức có hiệu lực đã giúp khuôn khổ pháp lý của hoạt động ngân hàng và dịch

vụ tài chính của Việt Nam được phát triển cao hơn, dẫn đến sự phát triển của ngành Theo Luật các TCTD và Nghị định 49/2000/NĐ-CP ngày 12/9/2000 của Chính phủ về

Tổ chức và hoạt động của NHTM thì “NHTM là ngân hàng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận” Theo Nghị định số 59/2009/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của NHTM:

“NHTM là TCTD được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận theo quy định của Luật các TCTD và các quy định khác của pháp luật” Theo quy định tại Điều 4, Luật các TCTD số 47/2010/QH12 được Quốc hội khoá XII thông qua ngày 16/6/2010 thì “Ngân hàng là loại hình TCTD có thể được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng theo quy định của

Trang 36

Luật này Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng bao gồm NHTM, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã”

2017 là mốc để đánh giá sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 - 2009 để có thể đánh giá một cách chính xác hơn về thực trạng của các ngân hàng cũng như nền kinh tế sau khủng khoảng và thực trạng áp dụng QTRR và KSRR sau giai đoạn này, đồng thời, đây cũng là giai đoạn NHNN Việt Nam thực hiện đề án tái cơ cấu các TCTD với định hướng ứng dụng các thông lệ quốc tế trong QTRR

Bảng 3.1 Quy mô của hệ thống NHTM Việt Nam 2012 - 2017

Nguồn: Báo cáo thường niên của NHNN các năm từ 2012 đến 2017

Theo các Báo cáo thường niên của NHNN, khởi đầu chỉ từ 8 NHTM năm 1991, hệ thống ngân hàng đã mở rộng một cách nhanh chóng và tăng lên tại thời điểm cao nhất lên tới

56 NHTM vào năm 1997 Qua quá trình tái cơ cấu quyết liệt, đến cuối năm 2017 toàn

hệ thống còn 35 NHTM (chưa tính đến chi nhánh ngân hàng nước ngoài, các ngân hàng liên doanh) Xét theo góc độ quy mô nền kinh tế: GDP, quy mô thị trường, dân số…, số lượng các NHTM ở Việt Nam hiện nay vẫn khá nhiều (trong khi Hàn Quốc là một quốc gia phát triển và quy mô nền kinh tế lớn hơn Việt Nam gấp nhiều lần nhưng chỉ có

Tăng trưởng tổng tài sản (%/năm) 2,5 13,2 12,2 12,4 16,9 17,6 Tăng trưởng vốn điều lệ (%/năm) 11,3 8,1 3,3 5,7 5,22 4,3 Tăng trưởng tín dụng (%/năm) 8,9 12,5 14,2 17,3 18,3 17

Trang 37

khoảng 20 NHTM Tại Thái Lan, với diện tích 513.000 km2 và thu nhập quốc nội khoảng

406 tỷ USD, gần gấp đôi so với Việt Nam nhưng cũng có không quá 20 NHTM Do vậy, NHNN Việt Nam đã đặt mục tiêu thu hẹp quy mô còn 17 NHTM đến cuối năm 2017 Mặc dù số lượng NHTM đã giảm dần trong giai đoạn 2012 - 2017 nhưng quy mô tổng tài sản của cả hệ thống có xu hướng tăng liên tục theo thời gian Tốc độ tăng bình quân tổng tài sản giai đoạn 2012 - 2017 là 13,88%, đạt mức 10 triệu tỷ đồng vào ngày 31/12/2017 Cùng với việc mở rộng quy mô tổng tài sản, vốn điều lệ của các NHTM cũng được tăng cường theo các quy chế đảm bảo an toàn hoạt động của NHNN Tính đến ngày 31/12/2017, tổng vốn điều lệ của cả hệ thống NHTM là 362.562 tỷ đồng

Bảng 3.2 Khả năng sinh lời trên tổng tài sản của hệ thống

Tăng/ giảm so với năm truóc -0,48 -0,13 0,02 0,01 -0,23 0,4

Nguồn: Báo cáo thường niên của NHNN các năm từ 2012 đến 2017

Trái ngược với sự tăng trưởng dương của tổng tài sản và quy mô hoạt động, theo bảng 3.2, khả năng sinh lời của hệ thống NHTM Việt Nam khá thấp và có xu hướng giảm trong giai đoạn 2012 - 2017

Bảng 3.3 Tỷ lệ nợ xấu của NHTM Việt Nam, 2012 - 2017

Đơn vị tính: %

Tỷ lệ nợ xấu 4.86% 3.79% 3.70% 2.55% 2.46% 2.34%

Nguồn: Báo cáo thường niên của NHNN các năm từ 2012 đến 2017

Theo bảng 3.3, cuối năm 2012 tỷ lệ nợ xấu vượt 4% vào cuối kỳ Sau khi NHNN ban hành Quyết định 780/2012/QĐ-NHNN cho phép các TCTD được tự xử lý nợ quá hạn và

Trang 38

cơ cấu lại nợ (tự phân loại nợ, giãn nợ, cho vay đảo nợ), theo đó phần lớn các NHTM đã báo cáo tỷ lệ nợ xấu giảm trong năm 2013 Chỉ có 12 NHTM báo nợ xấu trên 3% tổng

dư nợ Đến cuối năm 2014 chỉ còn 6 NHTM báo cáo tỷ lệ nợ xấu trên 3% Giai đoạn

2015 - 2017, tỷ lệ nợ xấu đã giảm đáng kể do sự nỗ lực mua lại của VAMC được NHNN thành lập nhằm tái cơ cấu và xử lí nợ xấu của các NHTM VAMC đã mua lại nợ xấu của các NHTM bằng cách phát hành trái phiếu đặc biệt (bản chất là để chuyển một khối lượng lớn nợ xấu ra khỏi bảng cân đối kế toán) Nếu tính cả giá trị nợ xấu các TCTD đã bán cho VAMC thì tỷ lệ nợ xấu của hệ thống cao hơn rất nhiều Tuy vậy, việc bán nợ cho VAMC đã làm sáng tỏ hơn thực trạng nợ xấu Nhiều khoản nợ xấu được các NHTM bán cho VAMC trước đó chưa được báo cáo là nợ xấu Mặc dù đã đạt được nhiều kết quả nhất định trong việc xử lý nợ xấu, tuy nhiên quá trình xử lý nợ xấu vẫn còn nhiều hạn chế Theo đó, một số TCTD do phải trích lập rủi ro lớn dẫn đến hiệu quả kinh doanh không cao Tỷ lệ nợ xấu giảm theo từng năm và đến cuối năm 2017 đã giảm xuống 2,34%, nhưng như đã nói ở trên vì đây mới chỉ là nợ xấu nội bảng, chưa tính đến số nợ xấu mà VAMC đã mua mà chưa xử lý được Theo NHNN Việt Nam, tổng nợ xấu mà công ty mua bán nợ VAMC đã mua nhưng chưa xử lý được là trên 200.000 tỷ đồng, chiếm 3,29% tổng dư nợ Mặc dù VAMC đã linh hoạt áp dụng nhiều biện pháp xử lý nợ khác nhau cho mỗi khoản nợ mua về như đấu giá, phát mại, bán tài sản, xử lý trực tiếp hoặc bán khoản nợ thông qua ủy quyền với TCTD,… tuy nhiên tổng số nợ thu hồi được vẫn chiếm tỷ lệ khá nhỏ so với tổng số nợ mua về

Như vậy có thể thấy rằng mặc dù số lượng khá nhiều, quy mô tài sản và hoạt động tăng trưởng, tuy nhiên các NHTM Việt Nam đang hoạt động kinh doanh với hiệu quả, chất lượng và lợi nhuận thấp, được thể hiện ở các chỉ số tài chính như khả năng sinh lời trên tổng tài sản thấp trong khi mức độ rủi ro cao thể hiện qua tỷ lệ nợ xấu và các khoản nợ bán sang VAMC chưa có biện pháp hữu hiệu để thu hồi, xử lý Các tồn tại trong hoạt động kinh doanh nói chung và mức độ rủi ro nói riêng của các NHTM trong thời gian qua trước hết xuất phát từ những yếu tố chủ quan về năng lực quản trị, điều hành và khả

Trang 39

năng triển khai các hoạt động kinh doanh của các NHTM, song không thể không có sự liên quan đến cơ chế quản lý của NHNN, đặc biệt là hoạt động kiểm soát và giám sát của

cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng

Đến cuối tháng 11 năm 2018, hai ngân hàng đầu tiên trong danh sách những nhà băng được lựa chọn đã được NHNN chấp thuận áp dụng thông tư 41 sớm, đó là Vietcombank

và VIB Tại thời điểm đó, lãnh đạo NHNN cho biết sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng đáp ứng Basel II sớm trong việc tăng trưởng tín dụng và mở rộng mạng lưới Động thái của NHNN đã tiếp thêm sức mạnh cho các ngân hàng còn lại Vào đầu năm nay, NHNN tiếp tục thẩm định và xác nhận thêm 7 thành viên mới triển khai thành công Basel II ngay trong năm 2019, trước thời hạn quy định 2020 Hai trong số đó là OCB và TPBank đã được chấp thuận áp dụng sớm trong đó OCB ngay từ đầu năm 2019 còn TPBank là từ đầu tháng 5

Đến tháng 4 vừa qua, thêm 3 ngân hàng đã cùng được NHNN chấp thuận cho áp dụng Thông tư 41 đó là ACB, VPBank và MB Mới đây, có thêm Techcombank lọt vào danh sách được chấp thuận áp dụng sớm kể từ ngày 1/7 tới

Như vậy đến thời điểm này, đã có 8 trong số 17 ngân hàng chạm đến Basel II, trong đó

có 6/10 ngân hàng được chọn ban đầu

3.2.2 Những điểm hạn chế trong hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam

Thứ nhất, do tăng trưởng tín dụng nóng mà tài sản có quy đổi rủi ro tăng được xem là một phần nguyên nhân khiến tỷ lệ an toàn vốn cũng như khả năng cân đối vốn của các ngân hàng có chiều hướng giảm trong khi áp lực đáp ứng an toàn vốn theo tiêu chuẩn Basel II luôn cận kề Ngoài ra, việc tăng vốn ở một số ngân hàng, đặc biệt là các NHTM Nhà nước hiện đang gặp nhiều khó khăn do chưa tìm được các đối tác chiến lược phù hợp cũng như không được tạo nhiều điều kiện để thực hiện việc chia cổ tức bằng cổ phiếu nhằm tăng vốn Vốn ngân hàng được xem là chỉ tiêu rất quan trọng khi vừa là

Trang 40

nguồn lực cơ bản để giải quyết nợ xấu, đặc biệt là nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5) khi cần, đồng thời thể hiện khả năng chống chịu rủi ro của một ngân hàng Thứ hai, chất lượng tài sản dù ngày càng được cải thiện nhưng mức độ rủi ro vẫn được xem là khá cao Chất lượng tài sản thể hiện chủ yếu qua tỷ lệ nợ xấu đã được kiểm soát

ở mức trung bình dưới 3% Nợ xấu tuy đã được cải thiện, tuy nhiên, nếu tính cả trái phiếu VAMC thì số nợ xấu tại một số ngân hàng lớn hơn rất nhiều Hay nói cách khác, việc xử

lý nợ xấu của các NHTM Việt nam, về bản chất, vẫn chưa thực sự đạt hiệu quả cao Một

số ngân hàng đang có tỷ lệ lãi dự thu tương đối lớn, tuy nhiên có thể bằng các nghiệp vụ

kế toán, kỹ thuật của mình, các ngân hàng chưa hạch toán vào nợ xấu và tài sản xấu Bên cạnh những nguyên nhân khách quan khác như sự biến động và bất ổn của nền kinh tế, ảnh hưởng của thiên tai, thì một số nguyên nhân chủ quan dẫn tới nợ xấu như:

• Về phía khách hàng, do tình hình hoạt động của khách hàng không tốt, nguồn vốn trang trải cho hoạt động kinh doanh chính chủ yếu dựa vào vốn vay ngân hàng, khả năng quản trị doanh nghiệp yếu, và nguyên nhân quan trọng không kém là các khách hàng ở Việt Nam thường khó khăn trong việc tìm cách thích ứng với môi trường kinh

tế ngày càng thay đổi;

• Về phía ngân hàng, chất lượng thẩm định doanh nghiệp thấp dẫn đến nợ xấu, rủi ro lớn từ sự suy giảm trong đạo đức cán bộ Ngoài ra, trong một thời gian khá dài, một

số ngân hàng bắt kịp với sự phát triển của thị trường bằng cách tăng trưởng tín dụng nóng và đầu tư vào các lĩnh vực rủi ro nhằm thu được lợi suất sinh lợi cao nhưng tình hình quản trị chưa tốt đã dẫn tới những khoản nợ chưa đạt tiêu chuẩn, nợ xấu Bên cạnh đó, nhiều ngân hàng vẫn đang chịu gánh nặng tài chính liên quan đến sở hữu chéo vốn là tác nhân chủ yếu gây ra các khoản nợ xấu lớn ở một số NHTM Cổ phần (NHTMCP) trước đây

Thứ ba, khả năng sinh lời dù được cải thiện nhưng vẫn chưa tương xứng với quy mô và tiềm năng của các ngân hàng Lợi nhuận tăng vượt bậc trong những năm trở lại đây giúp các ngân hàng cải thiện khả năng sinh lời Tuy nhiên với quy mô vốn và tài sản ngày

Ngày đăng: 04/11/2019, 00:07

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Đặng Quang Tuyến (2019), “Kiểm soát rủi ro trong hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam theo hiệp ước Basel II”, Luận án Tiến sĩ quản lý kinh tế, Học viện Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiểm soát rủi ro trong hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam theo hiệp ước Basel II
Tác giả: Đặng Quang Tuyến
Năm: 2019
3. Lê Thị Thùy Vân (2017), “Nợ xấu và quản lý nợ xấu đối với các tổ chức tín dụng ở Việt Nam”. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở năm 2017 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nợ xấu và quản lý nợ xấu đối với các tổ chức tín dụng ở Việt Nam
Tác giả: Lê Thị Thùy Vân
Năm: 2017
9. Nguyễn Đức Trung (2012), “Đảm bảo an toàn hệ thống NHTM Việt Nam trên cơ sở áp dụng Hiệp ước tiêu chuẩn vốn quốc tế Basel”, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Học viện Ngân hàng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đảm bảo an toàn hệ thống NHTM Việt Nam trên cơ sở áp dụng Hiệp ước tiêu chuẩn vốn quốc tế Basel
Tác giả: Nguyễn Đức Trung
Năm: 2012
10. Nguyễn Quang Hiện (2015), “Chuẩn mực vốn theo Hiệp ước Basel II áp dụng trong quản trị rủi ro tín dụng”, Tạp chí ngân hàng, số 12 (149) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuẩn mực vốn theo Hiệp ước Basel II áp dụng trong quản trị rủi ro tín dụng
Tác giả: Nguyễn Quang Hiện
Năm: 2015
11. Nguyễn Văn Thọ và Nguyễn Ngọc Linh (2015), “Thách thức đối với ngân hàng Việt Nam khi triển khai Basel II”, Tạp chí ngân hàng, (18), tr 31-34 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thách thức đối với ngân hàng Việt Nam khi triển khai Basel II
Tác giả: Nguyễn Văn Thọ và Nguyễn Ngọc Linh
Năm: 2015
13. Tạ Thị Kim Dung (2018), “Hiệu quả kinh doanh của ngân hàng Việt Nam năm 2017 – Thực trạng và giải pháp”, Tạp chí khoa học &amp; đào tạo ngân hàng, số 197 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiệu quả kinh doanh của ngân hàng Việt Nam năm 2017 – Thực trạng và giải pháp
Tác giả: Tạ Thị Kim Dung
Năm: 2018
14. Thủ tướng Chính phủ (2017), Phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020” kèm theo Quyết định 1058/QĐ-TTg ngày 19/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ về cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 – 2020 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020
Tác giả: Thủ tướng Chính phủ
Năm: 2017
15. Tô Ngọc Hưng và Phạm Quỳnh Trang (2018), “Những vấn đề quan tâm để triển khai Basel II trong quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam”, Tạp chí khoa học &amp; đào tạo ngân hàng, số 197 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề quan tâm để triển khai Basel II trong quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
Tác giả: Tô Ngọc Hưng và Phạm Quỳnh Trang
Năm: 2018
17. Trường Đại học Kinh tế quốc dân (2017), Hội thảo “Áp dụng Basel II trong QTRR của các Ngân hàng thương mại Việt Nam: cơ hội, thách thức và lộ trình thực hiện” ngày 14/12/2017 tại Trường Đại học Kinh tế quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Áp dụng Basel II trong QTRR của các Ngân hàng thương mại Việt Nam: cơ hội, thách thức và lộ trình thực hiện
Tác giả: Trường Đại học Kinh tế quốc dân
Năm: 2017
1. Báo cáo tài chính và báo cáo thường niên của các ngân hàng Vietcombank, Vietinbank, BIDV, Sacombank, MBBank, ACB, Techcombank, VPBank, VIB và MaritimeBank giai đoạn 2012 - 2017 Khác
4. Ngân hàng Nhà nước (2010), Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010, Quy định về các Tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng Khác
5. Ngân hàng Nhà nước (2014), Thông tư số 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 Quy định các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài Khác
6. Ngân hàng Nhà nước (2016), Thông tư số 41/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 Quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài Khác
7. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2012, 2013, 2014, 2015, 2016, 2017), Báo cáo thường niên của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2012, 2013, 2014, 2015, 2016, 2017, Hà Nội Khác
8. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Hiệp ước Basel (I, II và III), http:/www.sbv.gov.vn Khác
12. Quốc hội (2010), Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12, Quốc hội khoá XII thông qua ngày 16/6/2010 Khác
16. Trần Việt Dung (2016), Áp dụng Hiệp ước vốn Basel II: Kinh nghiệm Quốc tế và Hàm ý cho Việt Nam, Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế quốc tế, Trường Đại học kinh tế quốc dân Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w