1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Pháp luật VN thời Lý- Những đặc điểm, thành tựu và hạn chế

6 2,1K 30
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 70,5 KB

Nội dung

Pháp luật Việt Nam thời Lý – Những đặc điểm, thành tựu hạn chế 1. Khái quát tình hình pháp luật Việt Nam từ thời Hùng Vương đến thờiThời Hùng Vương, nước ta chưa có pháp luật thành văn. Theo tài liệu dân tộc học nội dung các truyền thuyết dân gian, các nhà sử học cho rằng vào thời bấy giờ, “quan hệ xã hội chủ yếu được điều chỉnh bằng tập quán, tục lệ”. Thời Bắc thuộc, hệ thống pháp luật của các triều đại phong kiến phương Bắc đã được du nhập vào nước ta. Sử cũ có ghi chép lại: Năm 112 TCN, đời Triệu Ai Vương có việc cải cách “bỏ hình phạt cũ thích chữ, cắt mũi 1 , dùng pháp luật nhà Hán như các chư hầu ở trong” (Đại Việt sử kí toàn thư, tr.204). Sách Hậu Hán thư do tác giả Phạm Việp đời nhà Tống (thế kỉ V) có đoạn chép: “Tô Đònh, Thái thú Giao Chỉ lấy sách pháp luật ràng buộc, Trắc oán giận nên làm phản”. Cũng sách Hậu Hán thư khi chép về công lao của Mã Viện có đoạn viết: “Mã Viện lại có điều trần tấu lên vua rằng luật của người Việt so sánh với luật Hán hơn 10 điều”. Nguồn sử liệu này cho phép chúng ta bước đầu khẳng đònh: thứ nhất, luật của người Việt là luật thành văn nên Mã Viện mới có căn cứ để so sánh; thứ hai, luật của người Việt nhiều khả năng được hình thành trên cơ sở luật Hán, có bổ sung thêm một số điều nên luật Việt luật Hán mới có sự khác biệt nhau ít như thế (Hán luật đến thời Hán Vũ Đế (140 – 87 TCN) đã có tất cả 60 chương). Thời kỳ này, luật tục tiếp tục khẳng đònh vò trí của mình trong xã hội. Người Việt sống với nhau chan hòa, tình cảm. Họ không quan tâm đến bộ luật thành văn của chính quyền đô hộ. Chỉ đến khi xảy ra những vấn đề lớn liên quan đến tính mạng con người, tới đất đai,… mọi người mới kéo nhau đến cửa quan, nhờ tới sự can thiệp của luật nhà nước. Thế kỉ X, nước ta đã giành được độc lập. Tuy nhiên, do giai cấp thống trò chưa có kinh nghiệm cầm quyền, lại phải tập trung vào việc củng cố quyền hành cơ sở thống nhất của cả nước nên pháp luật thành văn chưa được xây dựng quy củ. Những tài liệu cho biết về tình hình pháp luật thời kì này hết sức ít ỏi. Theo Đại Việt sử kí toàn thư, Đinh Tiên Hoàng “muốn dùng uy chế ngự thiên hạ, bèn đặt vạc lớn ở sân triều, nuôi hổ dữ trong cũi, hạ lệnh rằng: Kẻ nào trái phép phải chòu tội bỏ vạc dầu, cho hổ ăn. Mọi người sợ phục, không ai dám phạm” (Toàn thư, tr.305). Những hình phạt khốc liệt trên là công cụ đắc lực hỗ trợ cho nhà Đinh trấn áp các thế lực chống đối cát cứ. 1 Thích chữ (mặc), cắt mũi (tỵ) là hai trong năm hình phạt được áp dụng ở Trung Quốc từ thời Hoàng Đế (thế kỉ XXVI TCN) được Triệu Đà du nhập vào nước ta. Thời Tiền Lê, theo lời Tống Cảo, sứ thần nhà Tống sang nước ta năm 990 thì “quan lại tả hữu có lỗi nhỏ cũng giết đi, hoặc đánh từ 100 đến 200 roi. Bọn quan lại giúp việc ai có hỏi điều gì làm phật ý quan trên cũng đánh từ 30 đến 50 roi, truất xuống làm tên gác cổng, đến khi hết giận lại gọi về cho làm như cũ”. Năm 1002, Lê Hoàn “đònh luật lệnh”. Có ý kiến cho rằng, đây là sự kiện đánh dấu sự ra đời của bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta. Tuy nhiên, cho đến nay, chúng ta chưa có nhiều cơ sở để khẳng đònh quan điểm này là đúng. Có thể, năm 1002, Lê Hoàn đã đặt thêm một số điều luật mới trước sự thay đổi của đất nước. Đó chưa phải là bộ luật. Đời vua Lê Long Đónh (1005 – 1009), nhà vua dùng nhiều hình phạt tàn ngược để giết người: “sai lấy cỏ gianh quấn vào người mà đốt, để cho lửa cháy gần chết, hoặc sai kép hát người nước Tống là Liêu Thủ Tâm lấy dao ngắn dao cùn xẻo từng mảnh, để cho không được chết chóng,… Đi đánh dẹp bắt được tù thì giải đến bờ sông, khi nước triều rút, sai người làm lao dưới nước, dồn cả vào trong ấy, đến khi nước triều lên, ngập nước mà chết; hoặc bắt trèo lên ngọn cây cao rồi chặt gốc cho cây đổ, người rơi xuống chết. Vua thân đến xem, lấy làm vui”(Toàn thư, tr.349). Những lối xử phạt mang đậm tính khốc liệt, tùy tiện chứng tỏ luật thành văn chưa có vai trò đáng kể. Ở các thôn xã, luật tục rất phổ biến phát huy vai trò của mình trong các lónh vực hôn nhân gia đình, dân sự. Sang thế kỉ XI, với sự thành lập nhà Lý, yêu cầu xây dựng một bộ luật thành văn tương đối hoàn chỉnh đã trở thành yêu cầu bức thiết. Vua thứ hai của triều Lý là Lý Thái Tông đã sai quan Trung thư soạn bộ Hình thư ban hành vào năm 1042. Đây được xem là bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta. Theo Phan Huy Chú, bộ luật này gồm 3 quyển đến nay đã bò thất truyền. Về sự ra đời của bộ luật Hình thư, sách Đại Việt sử kí toàn thư chép: “Trước kia, việc kiện tụng trong nước phiền nhiễu, quan lại giữ luật pháp câu nệ luật văn, cốt làm cho khắc nghiệt, thậm chí có người bò oan uổng quá đáng. Vua lấy làm thương xót, sai Trung thư san đònh luật lệnh, châm chước cho thích dụng với thời thế, chia ra môn loại, biên thành điều khoản, làm thành sách Hình thư của một triều đại, để cho người xem dễ hiểu. Sách làm xong, xuống chiếu ban hành, dân lấy làm tiện. Đến đây, phép xử án được bằng phẳng, rõ ràng” (Toàn thư, tr.401). Cơ quan hành pháp lập pháp tối cao dưới thời Lý là nhà vua. Ngoài bộ luật Hình thư, các vua triều Lý còn ban hành nhiều Chiếu, Lệnh có nội dung liên quan đến pháp luật. Không những thế, vua còn là người trực tiếp xử kiện. Tháng 6 (1065), vua ngự ở điện Thiên Khánh để xét kiện. Mỗi khi có dòp hội hè, cầu đảo, thời tiết bất thường,… vua lại ra lệnh chẩn tế, tha tù. Bên dưới vua là một số quan lại coi việc hình ngục. Sử cũ chép: “Lý Phụng hai mươi người khác được vua dùng làm quan coi việc kiện tụng của dân gian”. Với bộ luật Hình thư hệ thống quan coi việc kiện tụng, hình ngục, nhà Lý đã chú ý đến việc xét án theo điều chế, pháp luật. Năm 1146, vua Lý xuống chiếu cho các ty xử án rằng: “Kẻ nào tranh bậy không hợp điều luật pháp chế thì xử 60 trượng” (Toàn thư, 488). Để cho việc xử án được công minh, nhà vua có thể nghe được nỗi oan trái của dân, nhà Lý cho đúc một quả chuông lớn đặt ở điện Thiên An, nơi vua thường ngồi xử kiện. Ai có điều gì oan trái thì đến đánh chuông. Thời Lý, kiến thức về hình luật đã trở thành một môn tri thức quan trọng đối với quan lại làm việc trong chính quyền nhà Lý. Hình luật là một trong ba môn thi bắt buộc để tuyển chọn quan lại. Tháng 2 năm 1077, nhà Lý tổ chức thi lại viên để tuyển chọn quan lại với ba môn thi gồm thư (chữ viết), toán hình luật (Toàn thư, 430). Như vậy, sự thống trò của chính quyền trung ương đã được khẳng đònh trên những nguyên tắc nhất đònh. Mặc dù quyền hành cao nhất, độc đoán vẫn là ông vua, song so với thời Đinh Tiền Lê thì sự thống trò của nhà nước đã dựa trên những nguyên tắc pháp lý cụ thể, rõ ràng. Chính quyền trung ương bắt đầu can thiệp vào nội bộ các làng xã. 2. Đặc điểm pháp luật Việt Nam thời Lý * Pháp luật thời Lý đề cập đến nhiều mặt, nhiều lónh vực của đời sống xã hội Trước hết, luật pháp xác nhận bảo vệ quyền tư hữu ruộng đất. Năm 1135, Lý Thần Tông xuống chiếu quy đònh “những người đã bán ruộng, ao không được trả tăng tiền lên để chuộc lại. Làm trái thì bò tội” (Toàn thư, 440). Năm 1142, vẫn theo nguyên tắc trên, Lý Anh Tông lại xuống chiếu quy đònh bổ sung: “Những người cầm đợ ruộng thục trong vòng 20 năm thì cho phép chuộc lại. Đối với việc tranh chấp ruộng đất thì trong vòng 5 hay 10 năm còn được tâu kiện. Ai có ruộng bỏ hoang bò người khác cày cấy, trồng trọt trong vòng một năm còn có quyền nhận lại, quá hạn ấy thì không được kiện nữa” (Toàn thư, 450). Pháp luật thời Lý khẳng đònh duy trì sự phân biệt đẳng cấp. Luật pháp bảo vệ đặc quyền đặc lợi về mọi mặt cho tập đoàn quý tộc tôn thất quan lại phong kiến. Sự phân biệt đẳng cấp được quy đònh nghiêm ngặt ngay cả trong cách trang phục, làm nhà cửa. Nhà Lý cấm con gái dân gian không được bắt chước kiểu búi tóc như các cung nhân. Nếu vi phạm coi như phạm pháp bò trò tội. Cùng với các điều luật về mặt kinh tế, chính trò, thời kì này nhà nước cũng đã quan tâm đến các vấn đề xã hội; phản ánh quan điểm đạo đức chính trò đương thời. Hôn nhân đa thê được thừa nhận. Những quan hệ bất chính giữa nam nữ bò pháp luật nghiêm cấm. Năm 1042, nhà Lý quy đònh “Kẻ nào đêm vào nhà người ta, gian dâm với vợ cả vợ lẽ người ta, chủ đánh chết ngay lúc bấy giờ cũng không phải tội” (Toàn thư, 400). Các tội tòng phạm, đánh người, giết người là những tội hình sự bò trừng trò khá nặng. Pháp luật của nhà Lý quy đònh “Ai che giấu kẻ trộm cướp thì phải xử cùng tội với kẻ cướp hoặc phải xử 80 trượng” (Toàn thư, 455). Pháp luật triều Lý phản ánh tư tưởng coi trọng bảo vệ sản xuất nông nghiệp. Vấn đề bảo vệ sức người, sức kéo của trâu bò được triều đình hết sức quan tâm chú ý. Các công trình thủy lợi được xây dựng bảo vệ. Có thể nói, nền pháp luật triều Lý đã phản chiếu thực tế xã hội. Nhiều lónh vực của đời sống xã hội được phản ánh khá sinh động qua quy đònh của từng lónh vực pháp luật cụ thể. * Pháp luật triều Lý chòu ảnh hưởng của nền pháp chế Trung Quốc Thời Bắc thuộc, chính quyền đô hộ đã áp đặt nền pháp luật Trung Quốc vào xã hội nước ta. Đến khi giành được độc lập, nước ta vẫn chòu ảnh hưởng khá nhiều từ nền pháp chế của chính quyền đô hộ. Điều này có thể minh chứng qua việc pháp luật triều Lý cũng cho phép phạm nhân được chuộc tội bằng tiền trừ khi phạm vào tội “thập ác” như bộ luật của nhà Đường. Phan Huy Chú nhận xét: “Hình pháp các đời Lý Trần không thể biết rõ từng điều tỉ mỉ, kỹ càng. Buổi đầu đặt ra luật cách, tưởng cũng dùng theo chế độ của các đời Đường, Tống, song trong khoảng rộng nghiêm, nhiều lúc có châm chước” (Lòch triều hiến chương loại chí). Nói như vậy không có nghóa là pháp luật nhà Lý rập khuôn, bắt chước hoàn toàn pháp luật nhà Đường mà nó mang một tinh thần, sắc thái riêng biệt của Việt Nam bởi nó chòu ảnh hưởng sâu sắc của Phật giáo phản ánh điều kiện xã hội Việt Nam lúc bấy giờ. * Pháp luật triều lý chòu ảnh hưởng của đạo Phật Dưới thời Lý, Phật giáo phát triển mạnh, ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó có pháp luật. Nội dung nhiều Chiếu, Lệnh của các vua triều Lý thể hiện lòng từ bi, bao dung quá mức đối với kẻ phạm tội. Chẳng hạn năm 1065, vua Lý Thánh Tông đang xử kiện ở điện Thiên Khánh đã nói với các quan rằng: “Nhân dân vì không biết mà sa vào hình pháp, ta rất thương. Từ nay về sau, không cứ tội nặng nhẹ, đều nên khoan hồng” (Toàn thư, 418). Năm 1041, Nùng Trí Cao làm phản. Vua Lý Thái Tông đưa quân đi đánh, bắt sống được Trí Cao. Vua thương tình tha tội, lại còn cho Trí Cao trấn giữ châu Quảng Nguyên. Bình luận về sự kiện này, sử gia Lê Văn Hưu viết: như vậy “khác gì thả cọp beo cho cắn người rồi từ từ đến cứu không? Đó là vì Thái Tông say đắm cái lòng nhỏ nhặt của nhà Phật mà quên mất cái nghóa lớn của nhà vua” (Toàn thư, 400), còn sử gia Ngô Só Liên thì nhận xét: “Mê hoặc bởi các thuyết từ ái của nhà Phật mà tha cho bầy tôi phản nghòch thì lòng nhân ấy thành ra nhu nhược, đó là chỗ kém” (Toàn thư, 400). Nhà nghiên cứu Hoàng Xuân Hãn nhận đònh: “Sau các đời vua hung hãn họ Đinh, Lê, ta thấy xuất hiện ra những người có lòng độ lượng, khoan hồng, những người giúp việc ít tham lam phản bạn. Đời Lý có thể gọi là đời thuần nhất trong sử nước ta. Đó chính là nhờ ảnh hưởng đạo Phật”. 3. Thành quả hạn chế của pháp luật thời Lý Cùng với sự phát triển hoàn chỉnh hóa chính quyền trung ương, nền pháp luật Việt Nam đã hình thành dưới triều Lý. Sự cai trò của triều Lý đã thực sự đặt trên những nguyên tắc phápthành văn ổn đònh. Mặc dù tính tự quản của hương giáp vẫn còn khá mạnh, nhưng nhà nước thời Lý đã biết dùng pháp luật để thống nhất quốc gia từ trung ương đến cơ sở, nhà nước bắt đầu can thiệp đến tận hương, giáp. Luật pháp thời Lý xác nhận bảo vệ quyền tư hữu. Đứng về phương diện tiến hóa, từ sở hữu cộng đồng thò tộc sang chế độ tư hữu là một bước nhảy vọt của xã hội loài người. Pháp luật triều Lý đề cao nhân quyền, thể hiện sự quan tâm, chăm lo cho đời sống của nhân dân. Bên cạnh những thành quả, pháp luật thời Lý còn có những mặt hạn chế nhất đònh. Vua là người đứng đầu bộ máy chính quyền, quyết đònh mọi vấn đề về lập pháp, hành pháp tư pháp. Điều đó chứng tỏ các cơ quan chuyên trách về pháp luật chưa có vai trò đáng kể trong thời gian này. Các hình phạt có khi quá nặng, có khi quá nhẹ, chưa tương xứng với tính chất giữa các tội phạm. Đồng thời, có nhiều hình phạt mang tính tàn ác, đầy đọa nhục mạ con người. KẾT LUẬN Pháp luật triều Lý là nền pháp luật thành văn đầu tiên áp dụng thống nhất trong cả nước. Việc nhà Lý sưu tầm, san đònh luật lệ có ý nghóa lòch sử quan trọng, chứng tỏ chính quyền nhà nước tương đối ổn đònh, yêu cầu quản lí nhà nước xã hội bằng công cụ pháp luật đã được quan tâm. Pháp luật thời Lý đề cập đến nhiều mặt, nhiều lónh vục của đời sống xã hội. Pháp luật xác nhận bảo vệ quyền tư hữu ruộng đất, khẳng đònh duy trì sự phân biệt giữa các đẳng cấp; phản ánh các vấn đề mà xã hội đương thời đặt ra. Bên cạnh đó, pháp luật triều Lý cũng hết sức chăm lo bảo vệ nền sản xuất nông nghiệp. Do điều kiện lòch sử, pháp luật triều Lý chòu ảnh hưởng của đạo Phật nền pháp chế Trung Quốc. Mặc dù còn một số hạn chế nhất đònh, pháp luật triều Lý đạt được những thành quả đáng ghi nhận, đánh dấu một bước thay đổi lớn trong lòch sử pháp chế Việt Nam. Qua đặc điểm, thành quả hạn chế của pháp luật triều Lý, chúng ta nhận thấy rằng, triều Lý vẫn còn tồn tại những tàn dư của Hình thái Á Châu (Phương thức sản xuất châu Á) nhưng về cơ bản, triều Lý đã chuyển sang hình thái kinh tế xã hội phong kiến. Chế độ phong kiến này là chế độ phong kiến tập quyền, mang đặc điểm chung của các quốc gia phương Đông. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ngô Só Liên (2000), Đại Việt sử kí toàn thư (bản dòch), Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 2. Vũ Thò Phụng (1990), Lòch sử nhà nước pháp luật Việt Nam từ nguồn gốc đến trước cách mạng tháng Tám 1945, Nxb KHXH, Hà Nội. 3. Phan Đăng Thanh, Trương Thò Hòa (1995), Lòch sử các đònh chế chính trò pháp quyền Việt Nam (tập 1), Nxb Chính trò quốc gia, Hà Nội. 4. Văn Tạo (1996), Phương thức sản xuất châu Á – Lý luận Mác Lênin thực tiễn Việt Nam, Nxb KHXH, Hà Nội. 5. Viện Sử học (1981), Tìm hiểu xã hội Việt Nam thời Lý – Trần, Nxb KHXH, Hà Nội. . Pháp luật Việt Nam thời Lý – Những đặc điểm, thành tựu và hạn chế 1. Khái quát tình hình pháp luật Việt Nam từ thời Hùng Vương đến thời Lý Thời Hùng. Phật”. 3. Thành quả và hạn chế của pháp luật thời Lý Cùng với sự phát triển và hoàn chỉnh hóa chính quyền trung ương, nền pháp luật Việt Nam đã hình thành

Ngày đăng: 14/09/2013, 01:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w