MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Sau một thời gian học tập và nghiên cứu môn học lịch sử các học thuyết kinh tế, em thấy rằng kinh tế chính trị tư sản cổ điển là tư tưởng kinh tế của giai cấp tư sản nhưng đó là những tư tưởng kinh tế của giai cấp tư sản trong giai đoạn chống chế độ phong kiến và thiết lập phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Giai cấp tư sản đang đóng vai trò cách mạng trong lịch sử, tư tưởng của nó phản ánh sự tiến bộ chung của xã hội. Kinh tế chính trị tư sản cổ điển là một trường phái khoa học trong lịch sử các học thuyết kinh tế. Họ đã nghiên cứu những mối quan hệ nội tại của các quan hệ sản xuất tư sản, nghĩa là nghiên cứu để vạch ra bản chất của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa. Với một hệ thống lý luận đã đặt nền móng cho khoa học kinh tế, điều này có ý nghĩa đặc biệt đối với sự phát triển của kinh tế học hiện đại ở tất cả nước đang thực hiện nền kinh tế thị trường, trong đó có nước ta. Tuy học thuyết của họ đứng trên lập trường của giai cấp tư sản và còn có những hạn chế nhất định, song những thành tựu mà họ đạt được có ý nghĩa hết sức to lớn đối với các nhà nghiên cứu kinh tế sau này. Và có thể nói, học thuyết kinh tế của các nhà tư sản cổ điển là nền tảng lý luận để C.Mác – Ănghen và sau này là Lênin kế thừa và phát triển thành một hệ thống lý luận có ý nghĩa mang tầm giá trị vượt thời đại và không chỉ là nền tảng cho việc phát triển kinh tế ở các nước XHCN mà cả cho các nước trên thế giới. Với mong muốn làm rõ vấn đề đó tôi chọn đề tài “Những thành tựu và hạn chế về lý luận giá trị của các nhà kinh tế tư sản cổ điển, việc kế thừa và phát triển lý luận giá trị của C.Mác” để làm bài tiểu luận môn lịch sử các học thuyết kinh tế của mình 2. Mục tiêu nghiên cứu: Hê thống lại các lý luận của các nhà kinh tế cổ điển theo một trình tự từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện hơn.
Trang 1hệ sản xuất tư sản, nghĩa là nghiên cứu để vạch ra bản chất của quan hệ sảnxuất tư bản chủ nghĩa Với một hệ thống lý luận đã đặt nền móng cho khoahọc kinh tế, điều này có ý nghĩa đặc biệt đối với sự phát triển của kinh tếhọc hiện đại ở tất cả nước đang thực hiện nền kinh tế thị trường, trong đó
có nước ta
Tuy học thuyết của họ đứng trên lập trường của giai cấp tư sản và còn
có những hạn chế nhất định, song những thành tựu mà họ đạt được có ýnghĩa hết sức to lớn đối với các nhà nghiên cứu kinh tế sau này Và có thểnói, học thuyết kinh tế của các nhà tư sản cổ điển là nền tảng lý luận để
Trang 2C.Mác – Ănghen và sau này là Lênin kế thừa và phát triển thành một hệthống lý luận có ý nghĩa mang tầm giá trị vượt thời đại và không chỉ là nềntảng cho việc phát triển kinh tế ở các nước XHCN mà cả cho các nước trênthế giới.
Với mong muốn làm rõ vấn đề đó tôi chọn đề tài “Những thành tựu
và hạn chế về lý luận giá trị của các nhà kinh tế tư sản cổ điển, việc kế thừa và phát triển lý luận giá trị của C.Mác” để làm bài tiểu luận môn lịch
sử các học thuyết kinh tế của mình
2 Mục tiêu nghiên cứu:
Hê thống lại các lý luận của các nhà kinh tế cổ điển theo một trình tự
từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện hơn
3 Phạm vi nghiên cứu
Do hạn chế về thời gian, nên tiểu luận chỉ bàn về các vấn đề chungnhất trong học thuyết kinh tế của các nhà kinh tế cổ điển Nghiên cứunhững phạm trù chung nhất của nền kinh tế hàng hoá
4 Phương pháp nghiên cứu.
-Phương pháp duy vật biện chứng va duy vật lịch sử
-Phương pháp phân tích, so sánh
Trang 4NỘI DUNG CHƯƠNG I HỌC THUYẾT KINH TẾ TƯ SẢN CỔ ĐIỂN
1 HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA UY-LI-AM TY(WILIAM PETTY)
PET-1.1 Tiểu sử của Wiliam Petty (1623-1687)
Wiliam Petty sinh ra trong một gia đình làm nghề thủ công, nhưngđược học hành có hệ thống Ông là một con người uyên bác trên nhiều lĩnhvực Năm 1647 phát minh ra máy chữ Năm 1649 nhận học vị tiến sỹ vật
lý Năm 1657 là giáo sư giải phẫu và âm nhạc Năm 1658 làm bác sỹ trongquân đội Ông còn là một chủ đất, một nhà công nghiệp phát đạt Ngoài ra,ông còn được coi là cha đẻ của khoa Thống kê học và là cha đẻ của Kinh tếchính trị học
1.2 Những lý luận cơ bản
a Đối tượng nghiên cứu
Wiliam Petty là người đầu tiên chuyển việc nghiên cứu của Kinh tếchính trị từ lĩnh vực lưu thông sang lĩnh vực sản xuất Thông qua việcnghiên cứu quá trình sản xuất, ông đã rút ra bản chất và các mối quan hệnhân quả của các hiện tượng và quá trình kinh tế Từ đó, ông đã thừa nhận
có quy luật kinh tế khách quan chi phối sự vận động của qúa trình sản xuất
Trang 5b Lý luận giá trị lao động
Theo Wiliam Petty, giá trị hàng hoá là do lao động kết tinh.
Như vậy, đến đây Wiliam Petty đã khẳng định vai trò của lao độngtrong việc tạo ra giá trị hàng hoá Với phát hiện này, ông đã đối lập hoàntoàn với học thuyết kinh tế Trọng thương, vì họ cho rằng: lưu thông tạo ragiá trị Đây là một cống hiến lớn của ông so với tất cả các nhà kinh tế trước
và đương thời với ông Với phát minh này, Wiliam Petty được coi là cha đẻcủa Kinh tế chính trị học
c Lý luận tiền tệ
Wiliam Petty cố gắng gạt bỏ những quan niệm Trọng thương về tiền
tệ, nên đã có những cống hiến đáng kể về lý luận tiền tệ
Trước hết, ông phê phán chế độ song bản vị dùng cả vàng và bạc đóngvai trò tiền tệ, theo ông chỉ nên dùng một loại tiền tệ, đó là dùng tiền vàng.Qua đây, ông cũng phê phán việc phát hành tiền tệ không đúng giá trị.Theo ông, tiền tệ nhất thiết phải có đủ giá trị trước khi nó lưu hành, việcgiảm giá trị thực tế của tiền tệ là một tai hoạ thực sự cho nền kinh tế
Tiếp đó, Wiliam Petty còn phê phán tư tưởng tích trữ tiền lại của họcthuyết kinh tế Trọng thương Ở đây, ông đã thấy được vai trò của lưu thôngtiền tệ, ông cho rằng: Tiền trong lưu thông hàng hoá giống như mỡ trong cơthể con người, sự thừa tiền cũng tác hại như sự thiếu tiền vậy
Trang 6d Lý luận tiền lương
Lý luận tiền lương của Wiliam Petty được xây dựng trên cơ sở lý luậngiá trị lao động Ông coi lao động là hàng hoá và tiền lương là giá cả củalao động
Tiền lương thoạt nhìn là do sự thoả thuận của hai bên mua - bán laođộng quy định, nhưng tại sao người ta lại quy định ở một mức nào đó? Cóphải họ tuỳ tiện quy định tiền lương hay không? Trước Wiliam Petty chưa
ai giải thích tiền lương một cách khách quan
Wiliam Petty đã tìm ra tính khách quan của việc quy định mức tiềnlương Theo ông tiền lương là khoản giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết tốithiểu cho công nhân Nếu thấp hơn thì người công nhân không đủ tái sảnxuất sức lao động và người công nhân không thể tồn tại được Đây là pháthiện mới của Wiliam Petty Mặt khác, ông còn cho rằng, nếu tiền lương caothì công nhân sinh ra lười biếng, thích uống rượu hay bỏ việc Muốn chocông nhân làm việc phải có biện pháp hạ thấp tiền lương tới mức tối thiểunhất Chính đề nghị của ông về việc duy trì tiền lương tối thiểu lại được
xem là người đặt nền móng đầu tiên cho lý thuyết “Quy luật sắt về tiền lương” rất được phổ biến trong các lý luận kinh tế sau này.
e Lý luận địa tô, lợi tức và giá cả ruộng đất
Trang 7Lý luận địa tô của Wiliam Petty cũng được xây dựng trên cơ sở lý
luận giá trị lao động, nên cũng có nhiều đóng góp quan trọng Theo ông địa
tô là khoản chênh lệch giữa thu nhập và chi phí sản xuất, mà phần chi phínày gồm chi phí về giống và tiền lương Như vậy, thực chất của địa tô làgiá trị dôi ra ngoài chi phí, tức là phần lao động không công của công nhân.Qua lý luận địa tô, Wiliam Petty cũng vạch rõ mầm mống của sự bóc lộtcủa giai cấp tư bản và địa chủ đối với giai cấp công nhân nông nghiệp.Wiliam Petty không những nghiên cứu bản chất của địa tô, mà ôngcòn nghiên cứu địa tô chênh lệch Ông cho rằng: các mảnh đất xa gần khácnhau sẽ mạng lại thu nhập khác nhau
1.3 Đánh giá chung về Wiliam Petty
a Thành tựu
Wiliam Petty sinh ra cùng thời với các nhà kinh tế Trọng thương,nhưng ông đã vượt qua được giới hạn của Trọng thương, nên đã có nhiềucống hiến to lớn cho Kinh tế chính trị
Công lao đầu tiên là chuyển đối tượng nghiên cứu từ lĩnh vực lưuthông sang lĩnh vực sản xuất, từ đó đưa Kinh tế chính trị trở thành một mônkhoa học thực sự
Tiếp đó ông đã phát minh ra lý luận giá trị lao động, với phát minhnày, ông đã được mệnh danh là cha đẻ của Kinh tế chính trị học Ông đã cố
Trang 8gắng dùng lý luận giá trị lao động để xem xét các phạm trù kinh tế khác củanền sản xuất Tư bản chủ nghĩa như: tiền tệ, tiền lương, địa tô, lợi tức nên
đã có nhiều cống hiến mới, đặc biệt là ông đã đặt nền móng cho việc tìmhiểu sự bóc lột trong Chủ nghĩa tư bản và tư tưởng tự do cạnh tranh (bàntay vô hình điều tiết nền kinh tế)
Đánh giá khái quát về Wiliam Petty, F.Ăngghen viết: Bóng của Wiliam Petty đã trùm lên khoa học Kinh tế chính tị trong suốt hơn nửa thế
kỷ từ 1691 đến 1752, tất cả mọi Nhà kinh tế chính trị học dù tán thành hay phản đối ông, đều lấy ông làm điểm xuất phát.
b Hạn chế
Tuy Wiliam Petty có nhiều cống hiến, song ông cũng còn nhiều hạnchế và còn chịu nhiều ảnh hưởng của học thuyết kinh tế Trọng thương, nênchỉ coi lao động khai thác vàng bạc mới là lao động tạo ra giá trị Ông chưaphân biệt được lao động và sức lao động, từ đó khẳng đinh tiền lương là giá
cả của lao động
Đặc biệt là ông chưa phân biệt được lao động cụ thể và lao động trừutượng, nên chưa phân biệt được giá trị và giá trị trao đổi Ông đồng nhấtquy luật tự nhiên với quy luật kinh tế, do đó đã coi xã hội tư bản là vĩnhviễn
2 HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA ADAM SMITH
Trang 92.1 Sơ lược tiểu sử và đặc điểm phương pháp luận
a Sơ lược tiểu sử
Trong lịch sử tư tưởng kinh tế, A.Smith được xếp vào hàng những nhà
lý luận xuất sắc nhất của giai cấp tư sản Thời đại ông sống là thời đại pháttriển của chủ nghĩa tư bản đang lên, do đó ông có một nhiệm vụ tư tưởngkhách quan là bảo vệ chế độ tư bản chủ nghĩa Người ta thường nói rằngXmít là nhà kinh tế của thời kỳ công trường thủ công tư bản chủ nghĩa và
là người may mắn được chứng kiến sự bắt đầu của nền đại công nghiệp tưbản chủ nghĩa
Lĩnh vực nghiên cứu của A.Smith rất rộng, từ đạo đức học, lôgic học,triết học đến kinh tế học Ông chịu ảnh hưởng tư tưởng nhiều nhất của nhàTriết học Đa - vít Hi - um (David Hume), của các nhà Trọng nông Pháp,đặc biệt là của Ph Kê - ne (F Quesnay) Tác phẩm đầu tay của ông là mộtcông trình nghiên cứu trong lĩnh vực đạo đức học, cuốn “Lý thuyết về các
cảm xúc đạo đức” (The Theory of Moral Sentimens) được công bố năm
1759 và gây xôn xao lớn trong dư luận lúc đó Thời gian làm quen của ôngvới kinh tế học là những năm 60 của thế kỷ XVIII Ba năm sống ở Pháp(1764 - 1766), Smith gia sinh hoạt ở Câu lạc bộ của Kê - ne và tiếp xúc vớinhững nhà Trọng nông cũng như nhiều nhà bác học vĩ đại thời đó như Đa -lăm - be (d’Alembert) và đặc biệt là Vôn - te (Voltaire) mà ông coi là bộ óc
Trang 10vĩ đại nhất của nước Pháp Thời kỳ này cũng chính là thời kỳ chuẩn bị chínmuồi nhất cho sự hình thành những tư tưởng kinh tế của ông.
b Phương pháp luận của Smith
A.Smith là người đầu tiên xác định và luôn luôn trung thành với quanniệm về “nhiệm vụ kép” của của kinh tế chính trị Theo cách hiểu của ông,kinh tế chính trị một mặt phải phân tích thực tế khách quan, giải thíchnhững quy luật kinh tế của nó, mặt khác phải đưa ra được những hướngdẫn cho các chính sách kinh tế của Nhà nước và các chủ thể kinh tế khác
nhau Ông viết: “Kinh tế chính trị được xem xét như là một lĩnh vực cần thiết cho nhà hoạt động Nhà nước hoặc cho nhà làm luật - tự đề ra cho mình hai nhiệm vụ khác nhau: Thứ nhất, bảo đảm cho nhân dân thu nhập sung túc hoặc các phương tiện sống dồi dào, nói chính xác hơn, bảo đảm cho nhân dân khả năng khai thác phương tiện sống cho mình Thứ hai, đem lại cho quốc gia hoặc xã hội một khoản thu nhập đủ cho nhu cầu xã hội Kinh tế chính trị đề ra cho mình mục tiêu làm giàu cho cả nhân dân lẫn quốc vương”.
* Smith luôn luôn cố gắng tìm cách thâm nhập ngày một sâu hơn vàocác mối liên hệ bên trong của các hiện tượng kinh tế để phát hiện nhữngkhuynh hướng quy luật của chúng Để làm được điều đó, ông sử dụng mộtcông cụ hết sức hữu hiệu là phương pháp trừu tượng hóa logic - tách các
Trang 11quá trình mang tính quy luật cơ bản và quyết định sự vận động kinh tế rakhỏi những yếu tố ngẫu nhiên, riêng lẻ và mang tính chất cục bộ của cácquá trình này.
2.2 Các lý thuyết kinh tế cơ bản
a Lý thuyết “bàn tay vô hình”
Nói đến A.Smith, người ta chỉ cần nhớ ông là người đã phát minh ra
cơ chế vận động của thị trường tự do là đủ Quả vậy, toàn bộ công trìnhnghiên cứu của ông đều nhằm mục đích phân tích xem tại sao và như thếnào mà hàng triệu cá nhân chỉ theo đuổi những lợi ích cho riêng mình,thậm chí không cần quan tâm đến lợi ích chung của xã hội, lại nhất địnhphải hành động tuân theo sự dẫn dắt của một lực lượng vô hình nào đó, đểcuối cùng tất cả mọi người đều được hưởng lợi? Nói cách khác, điều gì đãdẫn dắt các công việc kinh doanh của biết bao chủ thể riêng rẽ trên thịtrường, ngay cả khi họ không cần phải chú ý xem như vậy là đúng haykhông đúng-nhất định phải phù hợp với những nhu cầu chung của xã hội?
Và ông đã trả lời một cách thật độc đáo so với nhiều người đi trước: Đó làsức mạnh của thị trường tự do mà ông gọi là “bàn tay vô hình của thượngđế”, sức mạnh đã dẫn dắt các “lợi ích riêng tư và những đam mê của mỗicon người” theo hướng “hoà nhập hoàn hảo với lợi ích của toàn xã hội”
Trang 12Lập luận của A.Smith về cơ chế thị trường tự do hay về tác động của
“bàn tay vô hình” cũng thật đơn giản và dễ hiểu:
* Trước hết, mỗi người đều chỉ làm công việc gì mang lại lợi ích chochính họ Trong cơ chế thị trường, đơn giản đó là công việc mà họ được trảtiền Như vậy, không phải lòng nhân đạo hay tình thương đồng loại là cáiquyết định hành động của mỗi con người Một người làm việc không phải
do sự thúc đẩy nhu cầu của người khác mà bởi chính lợi ích của anh ta; cái
mà anh ta nhắm tới là anh ta sẽ được gì từ công việc của mình chứ không
phải anh ta phục vụ được gì cho người khác “Những thứ chúng ta có trong bữa ăn không phải do tấm lòng nhân từ của người hàng thịt, của người làm bánh mỳ, hay của người nấu rượu - mà nó xuất phát từ lợi ích của chính bản thân những người này” Kết luận có phần lạnh lùng này của
A.Smith thật sự mang tính chất cách mạng vào thời đó, khi mà trước đóvẫn ngự trị những quan điểm cho rằng việc kiếm lời từ đồng loại là mộthành động bất nhẫn, là đáng lên án vì nó xa rời bản chất và giá trị của conngười nói chung
* Nhưng cái gì ngăn cản việc một người kiếm lợi thái quá từ hành độngcủa mình, nhất là khi có hàng triệu người hoạt động riêng rẽ và tự phát như
vậy trên thị trường? Câu trả lời ở đây là cơ chế cạnh tranh Chỉ có cạnh
tranh mới kìm hãm được sự tham lam vị kỷ của mỗi người một khi người
Trang 13đó tìm cách kiếm lời quá đáng Nó buộc mỗi người phải nhìn sang bêncạnh, tức là đối thủ của mình để xem anh ta làm cách nào mà có thể thuêđược nhiều lao động, bán được nhiều hàng hoá, chiếm được ưu thế trongviệc giành giật khách hàng và lợi nhuận Như thế, việc trả tiền công caohay thấp, định giá hàng hoá cao hay thấp, chi phí nhiều hay ít cho việc sảnxuất một đơn vị hàng hoá đều không còn là việc riêng của mỗi người, đềukhông thể thực hiện bất chấp việc quan sát những hành động tương tự của
các đối thủ cạnh tranh nữa A.Smith gọi đó là cơ chế cạnh tranh và ông nói
rằng kết quả bất ngờ nhất mà cạnh tranh mang lại chính là “sự hài hoà xãhội”
* “Bàn tay vô hình” còn làm được một việc thú vị khác là điều tiết sản xuất
các hàng hoá theo nhu cầu của xã hội một cách hợp lý Theo A.Smith, nếunhu cầu về găng tay cao hơn so với giày chẳng hạn, người ta sẽ đổ xô đimua găng tay nhiều hơn trong khi tiêu thụ về giày chậm lại Kết quả là giágăng tay tăng lên, còn giá giày thì có xu hướng hạ xuống Lợi nhuận sẽđược điều tiết theo hướng có lợi hơn cho người sản xuất găng tay và bất lợihơn cho người sản xuất giày Tạm thời thì sản xuất găng tay sẽ mở rộng,còn sản xuất giày phải thu hẹp, song về lâu dài, giá cả và lợi nhuận sẽ lạiđóng vai trò điều tiết của nó, làm cho việc sản xuất giày tăng trở lại, cònsản xuất găng tay giảm xuống một mức thích hợp Như vậy, việc phân phối
Trang 14các nguồn lực để sản xuất hai loại hàng hóa trên một cách hợp lý nhất đãđạt được mà không cần đến bất kỳ một lực lượng nào khác bên ngoài thị
trường can thiệp và đó là một điều kỳ diệu nữa của thị trường tự do.
* Kết quả có tính chất tổng hợp của cơ chế thị trường nói chung và củacạnh tranh nói riêng là việc phân bổ vốn và lao động hợp lý giữa các ngànhsản xuất khác nhau Việc tồn tại những chênh lệch về thu nhập (tiền lương
và lợi nhuận) giữa các ngành chỉ có thể diễn ra tạm thời, những ưu thếtrong việc được trả công cao hoặc kiếm được lợi nhuận nhiều hơn ở mộtngành nào đó tất yếu sẽ dẫn tới sự di chuyển tư bản và lợi nhuận từ cácngành khác vào ngành này, từ đó san bằng mức tiền công và lợi nhuận đốivới những công việc ngang nhau về kỹ năng, kỹ xảo hoặc tương đươngnhau về số vốn Tất nhiên, đó là tình hình của những thị trường cạnh tranh
tự do theo cách hình dung của A.Smith Ông gọi bí ẩn của cơ chế thị trường
tự do là khả năng “tự điều tiết” làm cân bằng cung và cầu Như vậy, thịtrường tự do không phải là sự hỗn loạn như người ta tưởng Đằng sau sựhỗn loạn có tính chất tưởng tượng đó là những yêu cầu về trật tự rất nghiêmkhắc của thị trường Mệnh lệnh cao nhất là của thị trường; không một ai cóthể chống lại thị trường nếu không muốn trả giá bằng sự phá sản Các lựclượng vô hình của thị trường luôn thường trực để “cưỡng chế” các tácnhân, các chủ thể tham gia thị trường đi đúng những luật lệ của nó Đó
Trang 15chính là sức mạnh của cơ chế thị trường, của “bàn tay vô hình” mà A.Smith
-b Vai trò của phân công lao động trong công trường thủ công tư bản chủ nghĩa
Có thể coi A.Smith là một trong số những người đầu tiên phân tíchcặn kẽ nhất vai trò của phân công lao động theo hướng chuyên môn hoá.Ông viết: “Sự tiến bộ vĩ đại nhất trong quá trình phát triển sức sản xuất củalao động và tỷ lệ đáng kể của nghệ thuật, kỹ năng và trí thông minh, rõ ràng
đã được xuất hiện nhờ kết quả của việc phân công lao động” Quan sát mộtxưởng thủ công sản xuất đinh ghim, Smith mô tả từng công đoạn mà mỗingười tham gia sản xuất thực hiện, từ kéo sợi dây thép, vuốt thẳng nó ra,cắt thành từng đoạn rồi mài nhọn đầu, đánh bóng và cuối cùng là gói kimvào giấy đại để là có tới khoảng 8 khâu khác nhau So sánh với việc làmđinh ghim theo lối cũ, tức là mỗi người làm hoàn chỉnh một chiếc đinhghim từ đầu tới cuối, A.Smith nhận ra một kết quả kinh ngạc đến không
Trang 16ngờ: năng suất của mỗi người trong điều kiện phân công chuyên môn hoá
đã tăng gấp khoảng 2000 lần Tình hình cũng tương tự như vậy khi xem xétviệc làm ra một chiếc áo ngoài bằng len: để sản xuất ra một chiếc áo hoànchỉnh, phải cần tới lao động được chuyên môn hoá của rất nhiều người, từngười chăn cừu, người cạo lông cừu, người chọn len, người chải len, ngườinhuộm len đến cả người ghi chép, người dệt, người nhồi, người may ;ngoài ra còn phải kể đến sự tham gia của những nhà buôn và vận tải , hếtthảy đều đóng góp vào việc sản xuất ra một vật phẩm rất bình thường đó.Nhờ vậy, sản phẩm làm ra với một chi phí giảm đi rất nhiều và có chấtlượng tốt hơn rất nhiều
* Lợi ích của sản xuất theo lối phân công chuyên môn hoá lao độngđược A.Smith tóm tắt trên 3 vấn đề: 1) nâng cao kỹ năng, tay nghề củangười lao động do chỉ phải tập trung vào một thao tác được lặp đi lặp lạiliên tục; 2) tiết kiệm được những khoảng thời gian để chuyển từ thao tácnày sang một thao tác khác; 3) kích thích sự sáng tạo, cải tiến sáng kiếnnhằm làm giảm hao phí sức lực trong quá trình lao động Chính những lợiích này đã góp phần trực tiếp thúc đẩy sự ra đời của máy móc thay thế cholao động thủ công của con người Một máy móc, dù tinh xảo đến đâu, baogiờ cũng chỉ là sự kết nối nhiều bộ phận lại với nhau, trong đó mỗi bộ phậnchỉ chuyên làm một thao tác rất đơn giản, thậm chí là duy nhất mà sự phát
Trang 17minh ra nó phải dựa trên cơ sở của phân công chuyên môn hoá lao độngcủa con người.
* Một điều khá thú vị là trong khi đề cao vai trò to lớn của phân côngchuyên môn hoá lao động, A.Smith cũng sớm nhận ra những hậu quảkhông thể tránh khỏi do sự chuyên môn hoá này mang lại cho người laođộng mà ông gọi là những hậu quả điên rồ của việc sản xuất hàng loạt Ôngcảnh báo “những tri thức của số đông được hình thành trong việc làm của
họ Người nào mà cả đời được dùng vào một vài thao tác đơn giản, thì nóichung bị biến thành người hết sức ngờ nghệch và ngu dốt” Để hạn chếnhững hậu quả này, ông ủng hộ nền giáo dục công lập “để nâng cao trình
độ công dân lên trên trình độ của các bánh xe vô tri, vô giác trong một cỗmáy lớn” Những cảnh báo này của ông rất chí lý vì nó đang thể hiện hàngngày, hàng giờ một cách thật sinh động trong những nền kinh tế côngnghiệp hiện đại, ở khắp mọi nơi trên thế giới ngày nay
* Phân tích của A.Smith về lợi ích của phân công lao động sau này cònđược ông sử dụng để nghiên cứu những lợi ích do phân công lao động giữacác quốc gia mang lại Ông cũng chính là người cổ vũ nhiệt thành cho tưtưởng về lợi thế tuyệt đối của một nước trong quá trình sản xuất và trao đổinhững hàng hoá mà mình có khả năng sản xuất với mức chi phí thấp hơn so
Trang 18với các nước khác, xem đó như là cơ sở chủ yếu để phát triển thương mạiquốc tế giữa các nước.
c Các quan điểm của Adam Smith về giá trị hàng hoá
* A.Smith phân biệt rõ giá trị sử dụng và giá trị trao đổi trong một hànghoá và có một nhận xét thú vị là thường mặt hàng có giá trị sử dụng cao lại
ít có giá trị hơn so với mặt hàng có giá trị sử dụng thấp hơn, như việc sosánh giữa nước và kim cương chẳng hạn
* Xác định giá trị do lao động tạo ra là một đóng góp quý giá nhất củaA.Smith đối với lý thuyết kinh tế học thời đó Ông viết rằng “ lao động làthước đo thực sự của giá trị có thể trao đổi mọi loại hàng hoá” Nhà nghiêncứu Heibroner đã khẳng định: “Coi lao động, chứ không phải tự nhiên, lànguồn gốc sinh ra “giá trị” là nhận định vĩ đại nhất của Smith”
* Cùng tư tưởng như của W.Petty, nhưng dưới một cách trình bày khác,A.Smith phân biệt giá cả tự nhiên và giá cả thị trường của hàng hóa Giá cảthị trường được ông xác định là giá mà người ta trả trong các giao dịch traođổi thực tế hàng ngày Giá cả này chủ yếu do quan hệ cung và cầu hànghoá quyết định, song đôi khi nó còn do tác động của sự can thiệp của Chínhphủ nữa Ngược lại, cơ sở của giá cả tự nhiên là thu nhập từ 3 nguồn manglại: tiền công với tư cách là thu nhập của lao động; lợi nhuận - thu nhập của
tư bản và địa tô - thu nhập của chủ đất Ông cũng nhận xét rằng trong ngắn
Trang 19hạn, hai loại giá cả này thường chênh lệch nhau, song do một cơ chế điềutiết tự động của thị trường, cuối cùng chúng sẽ có xu hướng cân bằng vớinhau.
* A.Smith đặc biệt coi trọng vai trò của tiền trong trao đổi hàng hoá.Những nhận xét về tiền của ông là khá độc đáo Nguồn gốc của tiền đượcông coi không phải là ở sự sự thỏa thuận nào đó giữa con người với nhau,trái lại là do nhu cầu phát triển của chế độ trao đổi hàng hoá mà có Vềchức năng của tiền, ông cổ vũ nhiều nhất cho chức năng làm phương tiệnlưu thông và phương tiện thanh toán Ông gọi tiền là “bánh xe vĩ đại củalưu thông” Ông cũng nhận xét rất đúng rằng sớm muộn thì tiền giấy cũng
sẽ thay thế cho tiền vàng, tiền bạc và chế độ tiền tín dụng cũng sẽ nhanhchóng phát triển cùng với sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá
* Hạn chế lớn nhất của A.Smith trong vấn đề giá trị là sự không nhấtquán của ông trong việc xác định cơ sở của giá trị là lao động Ở ông thậmchí có tới 3 cách xác định giá trị khác nhau, trong đó có cả việc quy giá trịphân giải thành các thu nhập: tiền công, lợi nhuận và địa tô Sai lầm điểnhình của ông là một mặt vừa xác định giá trị bằng lao động tạo ra hàng hoá,mặt khác lại vừa xác định nó bằng lượng lao động có thể mua bằng hànghoá này Ngoài ra, ông còn không phân biệt được sự khác nhau căn bảngiữa sản xuất hàng hoá giản đơn và sản xuất hàng hoá tư bản chủ nghĩa ở
Trang 20chỗ lao động trong chủ nghĩa tư bản đã trở thành lao động làm thuê và anh
ta chỉ được trả công thấp hơn so với giá trị mà anh ta tạo ra cho tư bản, bởivậy ông có khuynh hướng phủ nhận tác động của quy luật giá trị - quy luậtđặc trưng của mọi nền sản xuất hàng hoá - trong nền sản xuất tư bản chủnghĩa
d Lý luận về các hình thái thu nhập trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa
A.Smith dành nhiều thời gian cho việc phân tích các hình thái thu nhậpđiển hình trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, đó là tiền công - thu nhập củalao động; lợi nhuận - thu nhập của tư bản và địa tô - thu nhập của nhữngngười chủ đất Đối với mỗi hình thái thu nhập đó, ông cố gắng vạch rõnguồn gốc, bản chất và biểu hiện của nó trong thực tế Tất nhiên, bên cạnhnhững thành tựu đạt được, ông cũng thể hiện trong việc phân tích các phạmtrù này những hạn chế lịch sử không thể tránh khỏi của mình
* Tiền công được A.Smith coi là một phần giá trị của sản phẩm màngười công nhân được hưởng trong chế độ lao động làm thuê Thu nhậpnày khác về bản chất so với thu nhập toàn bộ mà người sản xuất nhận đượctrong chế độ sản xuất nhỏ, độc lập trước chủ nghĩa tư bản Cơ sở của nóđược ông chỉ ra là ở chỗ người công nhân không còn tư liệu sản xuất trongtay, phải bán lao động của mình cho nhà tư bản Ông được coi là người đầutiên xác định một cách chính xác và toàn vẹn cơ sở tiền công là giá trị của
Trang 21những tư liệu sinh hoạt cần thiết nhất cho đời sống của công nhân và giađình họ mà giới hạn thấp nhất của nó là mức đòi hỏi tối thiểu về thể chấtcủa con người Ông cũng chỉ ra rằng tiền công là một phạm trù lịch sử, nóđược quy định bởi những điều kiện, hoàn cảnh lịch sử, truyền thống củamỗi nước mà xét đến cùng là do trình độ phát triển kinh tế và xã hội củamỗi nước quyết định Là người cổ vũ cho thị trường tự do, A.Smith khẳngđịnh rằng cơ chế hình thành tiền công là một cơ chế điều tiết tự nhiên củathị trường Thông qua quy luật dân số, ông giải thích sự lên xuống của tiềncông một cách tự nhiên rất độc đáo: tiền công tăng dẫn đến mức sinh caohơn làm tăng cung lao động và gây sức ép làm tiền công giảm xuống; đếnlượt nó, sự giảm sút tiền công lại hạn chế việc sinh đẻ và giảm cung laođộng buộc các nhà tư bản phải tăng tiền công lên để thuê mướn được laođộng
* Về vấn đề lợi nhuận, A.Smith có nhiều nhận xét rất xác đáng
Trước hết, ông gọi đó là thu nhập của tư bản, tức là vốn của người quản lýchứ không phải là tiền công trả cho lao động của người quản lý Như vậyông không lẫn lộn giữa tiền công và lợi nhuận như một số nhà kinh tế vẫnmắc phải Thứ hai, ông cho rằng lợi nhuận cấu thành một phần giá trị củasản phẩm do lao động tạo ra bên ngoài phần tiền công được trả cho laođộng Như vây, ông đã nhận xét chính xác nguồn gốc thật sự của lợi nhuận
Trang 22là ở lao động không được trả công của công nhân Về điểm này, A.Smithhơn hẳn những người đi trước, mặc dù ở ông quan điểm này không đượcthể hiện một cách nhất quán và bảo vệ đến cùng khi ông vẫn coi lợi nhuận
là con đẻ của toàn bộ tư bản ứng trước chứ không chỉ của riêng lao động.Ông cũng phân biệt lợi nhuận nói chung (phần còn lại trong giá trị sau khi
đã trả tiền công) với tiền lãi tức là tiền trả cho việc vay vốn của người khác.Điểm thú vị là ông phát hiện ra mối quan hệ ngược chiều trong sự vận độngcủa lợi nhuận nói chung và tiền lãi nói riêng khi cho rằng nếu lãi suất thịtrường tăng lên thì lợi nhuận phải hạ xuống và ngược lại Ngoài ra, ông cònnhận xét cả khuynh hướng giảm sút của tỷ suất lợi nhuận nói chung vàkhuynh hướng san bằng chúng giữa các ngành khác nhau trong điều kiện
có cạnh tranh tự do giữa các nhà tư bản
Hạn chế chủ yếu của A.Smith trong vấn đề phân tích lợi nhuận, việcông không nhất quán khi xác định nguồn gốc của nó cũng như phân tíchkhông triệt để phạm trù này có nguyên do từ việc ông không xây dựngđược một phạm trù tổng quát, không phân tích lợi nhuận ở góc độ trừutượng, trước khi phân tích các biểu hiện cụ thể của nó như lợi nhụân doanhnghiệp hay lợi tức Như đã biết, hạn chế này đã được C.Mác (C.Mác) khắcphục sau này bằng việc xây dựng lý thuyết giá trị thặng dư nổi tiếng củaông
Trang 23* Nhận xét chung về lý luận địa tô của A.Smith, nhiều nhà nghiên cứu chorằng ông chưa có những quan điểm rõ ràng và đầy đủ Tuy vậy, vẫn có thểthấy là A.Smith có cố gắng rất nhiều trong việc tìm hiểu bản chất thật sựcủa địa tô tư bản chủ nghĩa bằng cách đặt nó trên cơ sở khoa học của lýluận giá trị - lao động Ông có nhận xét đúng đắn rằng địa tô là một loại thunhập không do lao động, một sự khấu trừ giá trị hàng hoá có lợi cho ngườichủ đất, là phần dôi ra trên mức tiền công và lợi nhuận bình quân của tưbản Tuy nhiên, A.Smith không theo đuổi vấn đề này một cách triệt để nênông thường tự mâu thuẫn với chính mình trong việc xác định nguồn gốccuối cùng của địa tô Ông gọi địa tô là một loại “giá cả độc quyền” trả choviệc sử dụng đất đai Thậm chí, ông còn bị coi là có bước thụt lùi so vớinhững người trọng nông (những người dù sao cũng khẳng định một cáchdứt khoát rằng địa tô là do lao động của công nhân trong lĩnh vực nôngnghiệp tạo ra) khi cho rằng địa tô là một tặng vật của đất đai, là phầnthưởng trả cho “công lao của đất” Ông diễn đạt một cách hình ảnh rằng địa
tô - “đó là tác phẩm còn sót lại của tự nhiên sau khi mọi thứ đã trở thànhsản phẩm của con người” và gắn cho nó một thuộc tính vĩnh viễn, phi lịch
sử Ngoài ra, các phân tích của A.Smith về địa tô chênh lệch cũng chưa thậtsâu sắc và đầy đủ Ông cũng chưa đề cập đến địa tô tuyệt đối là địa tô màbất kỳ người thuê đất đai nào, chứ không chỉ những người thuê đất tốt hay
Trang 24trung bình- cũng phải trả Những hạn chế của A.Smith chung quy cũng vẫnbắt nguồn từ việc ông không có một quan điểm tổng quát về giá trị thặng
dư, tức là cơ sở khách quan để giải thích cho sự tồn tại của các loại địa tôdưới chủ nghĩa tư bản
e Những quan điểm về vấn đề đánh thuế của Nhà nước
* A.Smith là người phản đối việc dùng thuế để tác động tới nền kinh tế.
Theo ông, thuế chỉ nên được coi là bảo đảm nguồn thu phục vụ cho nhucầu chi tiêu của Chính phủ Quan điểm đặc trưng này được ông diễn tả
trong công thức nổi tiếng: “Ngân sách tốt duy nhất là một ngân sách cân
đối” Điều này có nghĩa là Chính phủ chỉ nên thu thuế vừa đủ để tài trợ chocác chi tiêu công cộng đã được xác định trước trong một kế hoạch nhấtđịnh nào đó
* Ông cũng nêu lên 4 nguyên tắc bảo đảm cho việc đánh thuế của Chínhphủ đạt được hiệu quả cao như sau:
Một là, thuế đánh theo tỷ lệ như nhau buộc mọi người phải trả mức phần
trăm thuế giống nhau từ thu nhập của họ;
Hai là, người nộp thuế phải biết rõ về thuế của họ - lượng thuế, thời hạn
nộp thuế và cần ổn định thuế lâu dài để tránh gây ra những thay đổi tuỳtiện;
Ba là, đánh thuế phải thuận tiện nhất cho người nộp thuế.
Trang 25Bốn là, chi phí thu thuế phải thấp nhất, không nên đặt ra các thứ thuế mà
chi phí thu thuế quá cao so với lượng thuế thu được, đồng thời cũng khôngnên áp dụng các hình phạt quá nghiêm khắc đối với những người trốn thuế
để thay cho lời kết về phần phân tích các quan điểm kinh tế học củaA.Smith:
“Thực ra Smith đã không “phát hiện” ra thị trường; một số người khác
đi trước ông trong việc chỉ ra tác động qua lại của lợi ích bản thân và cạnhtranh đã đem lại như thế nào trong việc cung ứng cho xã hội Song Smith làngười đầu tiên hiểu được toàn bộ triết lý của hành động mà một quan niệmnhư vậy đòi hỏi, là người đầu tiên định ra toàn bộ sơ đồ theo một cách thứcbao quát và có hệ thống Ông đã làm cho nước Anh, và sau đó, toàn bộ thếgiới phương Tây, hiểu được đúng thị trường đã gắn xã hội lại như thế nào,
và là người đầu tiên xây dựng một lâu đài về trật tự xã hội trên cơ sở nhận
Trang 26thức mà ông đã đạt được Nhiều nhà kinh tế học sau ông sẽ tiếp tục tô điểmviệc mô tả của Smith về thị trường và sẽ điều tra sâu vào những thiếu sótxuất hiện sau này trong mô tả đó Không có ai làm phong phú hơn sự giàu
có và sự sinh động mà Smith đã mang lại cho khía cạnh này của thế giới”
3 HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA ĐAVIT RI - CÁC – DO (DAVID RICARDO)
3.1 Sơ lược tiểu sử
David Ricardo sinh ngày 18 tháng 8 năm 1772 tại London, thủ đônước Anh Cha ông là Abraham Israel Ricardo và mẹ ông là AbrigailDelvalle đều là những người Do Thái sùng đạo Ông là con thứ ba trong giađình cú 17 người con Cha ông làm ăn phát đạt trong nghề môi giới chứngkhoán
Năm 14 tuổi, ông đó bắt đầu kinh doanh chứng khoán tại Sở giaodịch chứng khoán London dưới sự hướng dẫn của cha Năm 21 tuổi, ôngtuyên bố sẽ cưới Priscilla Ann Wilkinson - cô con gái xinh đẹp con của mộtbác sĩ phẫu thuật theo một giáo phái của đạo Tin lành Với sự kiện này,Ricardo bị người mẹ sùng đạo và gia đình ruồng bỏ, cắt đứt mọi nguồn trợcấp Từ đó ông phải tự bươn chải để kiếm sống
Nhờ có nhiều quan hệ trong giới kinh doanh chứng khoán nên chỉbốn năm sau Ricardo đó cú một tài sản lớn Lúc khởi nghiệp ông chỉ mua