Nền kinh tế Việt Nam đang đứng trước những thời cơ và thách thức mới. Cơ hội phát triển rút ngắn, thực hiện thành công CNH-HĐH phấn đấu đưa Việt Nam về cơ bản trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020.
Trang 1LỜI NÓI ĐẦU
Trong quá trình chuyển sang kinh tế thị trường theo định hướng XHCN vấn
đề phát triển cơ cấu kinh tế được đặt ra như một yêu cầu tất yếu đối với nền kinh tế Việt Nam Các lý luận giá trị kinh tế của các nhà kinh tế tư bản cổ điển là một bộ phận trong cơ cấu ấy, đã có những lý luận bị coi là đối lập với kinh tế XHCN, vì vậy phải nằm trong diện cải tạo xoá bỏ Song thực tiễn đã cho thấy quan niệm như vậy là cực đoan vì các lý luận giá trị của các nhà kinh tế cổ điển tư bản đã góp một phần không nhỏ vào sự thay đổi bộ mặt của nền kinh tế theo hướng tích cực Cùng với chủ trương chuyển nền kinh tế Việt Nam sang nền kinh tế thị trường, Đảng và nhà nước Việt Nam đã ban hành nhiều Chủ trương, Chính sách để khuyến khích sự phát triển của các thành phần kinh tế Tuy nhiên, các lý luận giá trị đó, còn nhiều những hạn chế trong thực tế và nhiều vấn đề bất cập trong xã hội
Nền kinh tế Việt Nam đang đứng trước những thời cơ và thách thức mới Cơ hội phát triển rút ngắn, thực hiện thành công CNH-HĐH phấn đấu đưa Việt Nam
về cơ bản trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020 Tuy nhiên, để thực hiện được mục tiêu này đòi hỏi phải có sự am hiểu về lý luận kinh tế, với sự giải phóng tối đa lực lượng sản xuất xã hội Trong bối cảnh các nguồn lực kinh tế của Việt Nam còn đang hạn chế Vì vậy bài viết này sẽ tập trung làm sáng tỏ những vấn đề
cơ bản sau đây:
Những thành tựu và hạn chế về lý luận giá trị của các nhà kinh tế tư bản cổ điển, ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề này.
Tuy nhiên, do thời gian và không gian có hạn cho nên việc thu thập số liệu
và tài liệu vẫn chưa đựơc cập nhật vì thế không tránh khỏi những thiếu sót, mong
có những ý kiến đóng góp cho tiểu luận được hoàn chỉnh hơn nữa
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn cùng các bạn
đã giúp đỡ tôi trong quá trình làm tiểu luận
Trang 2PHẦN II HỌC THUYẾT KINH TẾ TƯ SẢN CỔ ĐIỂN
I SỰ XUẤT HIỆN CỦA TRƯỜNG PHÁI KINH TẾ CỔ ĐIỂN VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA NÓ
1 Hoàn cảnh lịch sử
Kinh tế chính trị học cổ điển là một trường phái đặc biệt có vai trò và ảnh hưởng to lớn đối với sự phát triển tư tưởng kinh tế chung của nhân loại Nó xuất hiện từ thế kỷ XVII, trong thời kỳ phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã hình thành và phát triển mạnh mẽ ở phương Tây, đặc biệt là nước Anh và nước Pháp Trường phái này phát triển trong thời kỳ dài, trải qua nhiều dai đoạn, đạt tới đỉnh cao rực rỡ vào thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX và sau đó dần dần xã rời những nguyên tắc truyền thống trước khi chấm dứt thực sự thống trị tuyệt đối của mình vào thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX
Đặc biệt nổi bật trong hoàn cảnh lịch sử cho sự ra đời của kinh tế học cổ điển
là sự phát triển mạnh mẽ của chủ nghĩa tư bản trong lĩnh vực sản xuất, tỏ rõ ưu thế tất yếu của nó so với lĩnh vực lưu thông vốn là lĩnh vực chiếm ưu thế trong thời kỳ phát triển của tư tưởng trọng thương trước đó Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đang trên đà phát triển, chưa bộc lộ rõ những mâu thuẫn của bản thân nó là một cơ sở thực tiễn để các đại biểu của trường phái cổ điển tập trung nguyên cứu các quy lụât phát triển của chủ nghĩa tư bản, cổ vũ và đề cao ưu thế của phương thức này
2 Những đặc điểm chung
Đặc điểm nổi bật về phương pháp luận của kinh tế cổ điển là việc chuyển đối tượng nghiên cứu từ lĩnh vực lưu thông sang lĩnh vực sản xuất Bứơc ngoặt này đạt được chủ yếu là nhờ vào kết quả phát triển mạnh mẽ của phương thức sản xuất tư
Trang 3bản chủ nghĩa đưa tới nhận thức có tính chất cách mạng rằng, toàn thể giá trị của cả
xã hội được sáng lập ra những lĩnh vực lưu thông như những người trọng thương trước đó quan niệm
Về phương pháp nghiên cứu kinh tế học, có thể xem những người cổ điển là những người lần đầu tiên vận dụng phương pháp trừu tượng hoá để phân tích các mối quan hệ nội tại của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, do đó có thể vạch
rõ được nhiều quy luật vận động và phát triển của phương thức này lần đầu tiên phương pháp nghiên cứu của khoa học tự nhiên được vận dụng đầy đủ vào việc nghiên cứu các mối quan hệ sản xuất – xã hội vốn là đối tượng của môn kinh tế học Phương pháp này của những nhà cổ điển được C.Mác đánh giá rất cao và được nhiều nhà kinh tế sau này trong đó cóa cả nhà kinh tế mácxít sử dụng như một công
cụ đặc biệt hữu hiệu để phân tích lý luận kinh tế
Là sản phẩm của sự phát triển phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, kinh học cổ điển cổ vũ nhiệt thành cho chủ nghĩa tụ do trong kinh tế, phản đối mọi sự tác động từ bên ngoài vào thị trường tự do Tự do kinh doanh, tự do cạnh tranh là lý tưởng của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa mà những người cổ điển ca ngợi và ủng hộ Đặc điểm này, hay đúng hơn – sự cổ vũ cho tự do kinh tế - đã từng là cơ sở lý luận cho một thời kỳ dài của chính sách đứng ngoài, không can thiệp vào kinh tế của các nước tư sản Thái độ của các nhà kinh tế học cổ điển phủ nhận mọi sự can thiệp của nhà nước vào đời sống kinh tế là kết quả đương nhiên của phương pháp luận nghiên cứu xem xét sự vận động và phát triển của phương thức sản xuất chỉ đơn thuần do các quy luật tự nhiên điều tiết, tuyệt đối hoá quy luật ấy mà không tính tới đặc điểm lịch sử, cụ thể trong sự phát triển và tác động của chúng
Đặc điểm bao trùm của kinh tế học cổ điển là tính chất hai mặt trong phương pháp nghiên cứu cúng như mọi quan điểm lý luận của nó Là người chứng minh một các khoa học cho sự phát triển khách quan không thể phủ nhận được của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, đồng thời là người bảo vệ cho trường phái
Trang 4này, với tư cách là phương thức sản xuất vĩnh viễn, cuối cùng của xã hội loài người
Kinh tế học cổ điển ra đời và phát triển mạnh mẽ nhất ở nước Anh và nước Pháp với nhiều tên tuổi nổi tiếng ở Anh phải kể trước hết tới W.Petty, ông vẫn được coi là người sáng lập trường phái kinh tế học cổ điển nói chung, sau đó là A.Smith, linh hồn thực sự của kinh tế học cổ điển, người thực hiện đầu tiên trong bước ngoặt đầu tiên trong lịch sử tư tưởng kinh tế của nhân loại và đặc biệt là D.Ricácdo, người phát triển các tư tưởng kinh tế học cổ điển tới đỉnh cao rược rõ nhất trước khi trường phái này bước vào thời kỳ khủng hoảng Với nước pháp, kinh
tế học cổ điển xuất hiện và gắn liền với tên tuổi của các nhà trọng nông nổi tiếng như P.Boisguilebert, A.Turgot và nhất là F.Quesney Đại biểu cuối cùng của kinh
tế học cổ điển ở Pháp là Sismondi, người được C.Mác đánh giá là “kết thúc trường phái cổ điển ở Pháp” và là đại biểu nổi tiếng của trường phái kinh tế học tiểu tư sản sau này
II MỘT SỐ LÝ THUYẾT CỦA CÁC NHÀ KINH TẾ TƯ BẢN CỔ ĐIỂN
1 Lý luận giá trị của WILLIAM PETTY
* Lý luận giá trị lao động:
- W.Petty phân biệt giá trị lao động dưới ba hình thức Giá trị của tự nhiên hay tỷ lệ trao đổi của một hàng hoá với khối lượng bạc nhất định, khối lượng này thay đổi tuỳ theo điều kiện khai thác bạc trong tự nhiên và quyết định sự thay đổi giá trị tự nhiên của các hàng hoá khác Theo quan niện này, giá cả tự nhiên chính là giá trị của hàng hoá do lao động sản xuất tạo ra và được đo đường qua lao động của lĩnh vực khai thác bạc giá cả nhân tạo hay giá cả thị trường của hàng hoá phụ thuộc và giá cả tự nhiên và quan hệ cung - cầu của hàng hoá Giá cả chính trị thể hiện tác động của các nhân tố chính trị đối với lượng chi phí lao động để sản xuất
ra hàng hoá, thường làm các chi phí này vượt lên cao hơn số lao động tự nhiên
Trang 5Việc phân biệt ba loại giá cả nói trên thể hiện cố gắng của W.Petty tìm hiểu bản chất và nguồn gốc thật sự của giá trị hàng hoá ở lao động sản xuất ra nó mà các hình thức thể hiện bên ngoài thường che lấp đi Ông cũng đưa ra luận điểm nổi
tiếng “Lao động là cha, còn đất là mẹ của mọi của cải” – một quan niệm thường
được coi là chỉ đúng một nửa song lại rất có nghĩa khi khẳng định lao động là nguồn gốc tạo ra mọi giá trị
Ngoài ra, W.Petty còn đặt vấn đề nghiên cứu lao động phức tạp, so sánh cách lao động với nhau nhờ vào phương pháp đánh giá năng xuất lao động trung bình trong nhiều năm
Những hạn chế của W.Petty trong vấn đề lý luận giá trị là kết quả của phương pháp luận mang tính chất hai mặt của ông Ông chưa phân biệt được lao động trừu tượng và lao động cụ thể, bởi vậy chưa thể chỉ rõ được nguồn gốc của giá trị Ông vẫn lẫn lộn giữa giá trị và giá trị trao đổi, giá trị và giá trị sử dụng, do
đó không nhất quán trong việc định nghĩa giá trị của hàng hoá
Giá cả tự nhiên do hao phí lao động quy định và năng suất lao động có ảnh hưởng đến mức hao phí đó Giá cả tự nhiên là giá trị của hàng hoá Như vậy ông là người đầu tiên tìm thấy cơ sở của giá cả tự nhiên là lao động , thấy được quan hệ giữa lượng giá trị và năng suất lao động
* Kết luận: Số lượng lao động = nhau bỏ vào sản xuất là cơ sở để so sánh
giá trị hàng hóa, giá cả tự nhiên (giá trị), tỷ lệ nghịch với năng suất lao động khai thác vàng và bạc
Giá cả chính trị chính là giá cả thị trường của hàng hoá phụ thuộc vào nhiều yếu tố ngẫu nhiên và khó xác định Chi phí lao động trong giá cả chính trị thường cao hơn chi phí lao động trong giá cả tự nhiên
Tuy nhiên lí thuyết gt lao động của ông chịu ảnh hưởng của CNTT Ông chỉ tập chung nghiên cứu mặt lượng , nghĩa là nghiên cứu về giá cả một bên là hàng hóa, một bên là tiền tệ Ông giới hạn giả thiết đào tạo giá trị trọng lao động khai
Trang 6thác vàng và bạc Các loại lao động khác chỉ so sánh với lao động tạo ra tiền tệ Giá trị hàng hoá là sự phản ánh giá trị tiền tệ
Mặc dù bị ảnh hưởng của phái TT nhưng trong trường phái thị trường chỉ thoả mãn với việc đơn thuần đưa ra những biện pháp kinh tế hay chỉ mưu tả lại những hiện tượng kinh tế theo kinh nghiệm như W.Petty đã tiếp cận với các quy luật khách quan nghiên cứu lĩnh vực sản xuất
Trong những t/y đầu tiên W.Petty còn mang nặng tư tưởng TT nhưng trong t/
y cuối cùng của ông thì không còn dấu vết của CNTT Ông là người đầu tiên nhấn mạnh tính chất khách quan của những quy luật tác động trong XHTB
2 Lý luận thuần tuý của F.QUESNEY
* Lý luận sản phẩm thuần tuý.
F.Quesney quan niệm sản phẩm thuần tuý là sự chênh lệch giữa tổng sản phẩm xã hội và các chi phí sản xuất, tức là sản phẩm dư thừa sau khi đã bù đắp các chi phí sản xuất Nết độc đáo, điển hình cho quan điểm trọng nông của F.Quesney là:
Sản phẩm thuần tuý chỉ được tạo ra trong lĩnh vực nông nghiệp mà không có trong công nghiệp (lĩnh vực này chỉ làm biến đổi hình thức giá trị sản phẩm mà không làm tăng thêm khối lượng của chúng)
Sản phẩm thuần tuý được quy chỉ về lao động thặng dư trong nông nghiệp Sản phẩm thuần tuý vẫn chỉ là tăng vật của tư nhân và tồn tại vĩnh viễn Hình thái duy nhất của sản phẩm thuần tuý chỉ có thể là đia tô, còn lợi nhuận được coi là một bộ phận của chi phí sản xuất - đó là tiền công - thu nhập của các nhà tư bản
Từ quan niệm về sản phẩm thuần tuý, F.Quesney đề ra một căn cứ để phân chia các loại lao động sản xuất và lao động không sản xuất Theo ông, chỉ có lao động nào tạo ra sản phẩm thuần tuý mới là lao động sản xuất và rõ ràng với con mắt của người trọng nông, ông chỉ thừa nhận lao động trong lĩnh vực nông nghiệp
Trang 7mới là lao động sản xuất, còn tất cả các loại lao động khác, kể cả lao động trong công nghiệp, đều là lao động không sản xuất
3 Lý luận giá trị của A.SMIITH
* Lí luận giá trị của Adam Smith.
AdamSmith (1723- 1790) đã mở ra giai đoạn phát triển mới của sự phát triển các học thuyết kinh tế Ông đi sâu phân tích bản chất để tìm ra các quy luật sự vận động của các hiện tượng và các quá trình kinh tế
So với W.Petty và trường phái trọng nông, lý thuyết giả thiết lao động của A.Smith có bước tiến đáng kể
Cũng chỉ ra rằng tất cả các loại lao động sản xuất đều tạo ra giá trị, lao động
là thước đo cuối cùng của giá trị
- Phân biệt rõ ràng giá trị sử dụng và giá trị trao đổi và khẳng định Giá trị sử dụng không quy định giá trị trao đổi Ông bác bỏ quan điểm ích lợi quyết định giá trị trao đổi
- Khi phân tích giá trị hàng hoá: Giá trị được biểu hiện ở giá trị trao đổi của hàng hoá trong mối quan hệ với số lượng hàng hoá khác, còn trong nền sản xuất hàng hoá phát triển nó được biểu hiện ở tiền
- Ông chỉ ra lượng giá trị hàng hoá do lao động hao phí lao động trung bình cần thiết quy định Lao động giản đơn và lao động phức tạp ảnh hưởng khác nhau đến lượng giá trị hàng hoá Trong cùng một thời gian, lao động chuyên môn, phức tạp xẽ tạo ra một lượng giá trị nhiều hơn so với lao động có chuyên môn hay lao động giản đơn
- Phân biệt giá cả tự nhiên và giá cả thị trường: giá cả tự nhiên là biểu hiện = tiền của giá trị Ông khảng định hàng hoá được bán theo giá cả tự nhiên, nếu giá cả
đó ngang với mức cần thiết để trả cho tiền lương, địa tô, và lợi nhuận Theo ông giá cả tự nhiên là Truy tâm, giá cả thị trường là giá bán thực tế của hàng hoá giá cả này nhất trí với giá cả tự nhiên khi được đưa ra thị trường với số lượng đủ “thoả
Trang 8mãn lượng cầu thực tế’’ Giá cả tự nhiên có tính chất khách quan còn giá cả thị trường phụ thuộc vào những yếu tố như quan hệ cung cầu và các loại quan hệ đường khác
* Mâu thuẫn và sai lầm :
- Đưa ra hai định nghĩa :+ “giá trị toàn điểm là do lao động quy định, giá trị
là do hao phí lao động để sản xuất ra hàng hoá quy định”
+ Giá trị của một hàng hóa = số lượng lao động mà nhờ hàng hoá đó có thể mua được
Đây là điều sai lầm, luẩn quẩn của A.Smith Ông đã đưa vào hiện tượng, một bên là chủ nghĩa lao động cho nhà tư bản, một bên là nhà tư bản trả lương cho công nhân
- Về cấu thành lượng giá trị hàng hoá : Theo ông trong sản xuất tư bản chủ nghĩa, tiền lương, lợi nhuận và địa tô là ba nguồn gốc đầu tiên của mọi thu nhập, cũng như của mọi giá trị tác động A Smith coi tiền lương, lợi nhuận và địa tô là nguồn gốc đầu tiên của mọi thu nhập, đó là quan điểm đúng đắn Song ông lại lầm
ở chỗ coi các khoản thu nhập là nguồn gốc đầu tiên của mọi giá trị tác động Ông
đã lẫn lộn hai vấn đề hình thành giá trị và phân phối giá trị, hơn nữa, ông cũng xem thường tư bản bất biến â; coi giá trị có (v+m) công lao to lớn của A.Smith trong việc nghiên cứu lý luận giá trị là ở chỗ ông dứt khoát xác định giá trị bằng lao động chi phí trong việc sản xuất hàng hoá nhất thiết phải tương ứng với lượng lao động chứa đựng trong nó
Hơn tất cả các nhà nghiên cứu trước đó, A.Smith phân biệt một cáh rõ rành
và tỉ mỉ hai thuộc tính của hàng hoá: giá trị sử dung và giá trị ông cũng nêu nên là người ta thường nhầm lẫn khi dùng phạm trù giá trị để chỉ công dụng một loại hàng
hoá nào đó Chính ông đề nghị gọi đã là giá trị sử dụng, còn “khả năng một vật mà giá trị của nó có thể đổi lấy được những vật khác” thì được ông gọi là giá trị trao
đổi Nguồn gốc tạo ra giá trị trao đổi là lao động vật hoá của công nhân và chỉ có
Trang 9lao động mới tạo ra kha năng trao đổi cho một vật Để chứng minh cho điều này,
A.Smith đưa ra ví dụ nói rằng “Không có gì hữu ích bằng nước, nhưng với nó hầu như không thể mua được gì cả” coi lao động là nguồn gốc tạo ra giá trị và giá trị
trao đổi - đó là một quan điểm chân chính của A.Smith
Nhưng A.Smith không chỉ dừng lại ở điền khẳng định chung đó Ông bác bỏ quan niệm của cả những người trọng thương lẫn những trọng nông quy sự sáng tạo giá trị về một loại lao động cụ thể, riêng biệt, trái lại, A.Smith khẳng định rằng mọi thứ lao động sản xuất đều bình đẳng trong việc tạo ra giá trị Như thế là ông đã đi
xa hơn những nhà tiền bối trong vấn đề xác định giá trị lao động, tiến trên con đường trừu tượng hoá vấn đề khoa học khi phân tích giá trị Sự tiến bộ này được C.Mác đánh giá rất cao trong quá trình đi tới phát minh vĩ đại về thuộc tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá
Khi nghiên cứu vấn đề lượng của giá trị, A.Smith đã đạt thêm một thành tựu quan trọng khác Ông xác định lượng giá trị là lao động xã hội trung bình chứ không phải lượng lao động chi phí thực tế để sản xuất hàng hoá Như vậy là bằng cách trừu tượng hoá tất tất cả các dạng lao động cụ thể A.Smith cùng trừu tượng luôn cả những chi phí lao động cá biệt, cụ thể để xem xét giá trị lao động tạo ra như
là một đại lượng xác định mang tính chất xã hội Với quan điểm này, A.Smith cũng xoá bỏ được bao điều khó hiểu và mâu thuẫn mà những người khác thường không giải thích được
Một thành tựu khác của A.Smith là sự phân chia lao động thành lao động phức tạp, lành nghề và lao động giản đơn, không nghề Trong hai loại lao động ấy, A.Smith cho rằng lao động phức tạp, lành nghề trong cùng một thời gian tạo ra được nhiều giá trị hơn số với lao động giản đơn, không lành nghề Đó là một đóng góp rõ rang, không thể phủ nhân của A.Smith cho lý luận giá trị
Bên cạnh những đóng góp quan trọng đó, A.Smith cũng bộc lộ nhiều hạn chế
và mâu thuẫn trong lý luận giá trị của mình Ông không phân biệt được lao động
Trang 10tạo giá trị mới và lao động chuyển giá trị trong hàng hoá, tức không đi sâu được vào vào bản chất cuối cùng của giá trị - lao động Sự nghiên cứu của ông vân tập chung vào giá trị trao đổi và lượng giá trị biểu hiện trong trao đổi là giá cả Đó là một vật cản lớn trên con đường giải quyết triệt để vẫn đề bản chất của giá trị mà chỉ
có C.Mác sau này mới vượt qua được khi ông phát minh ra thuộc tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá Mặt khác, dù cho A.Smith có một quan điểm khoa học trong lý luận giá trị, ông vẫn tỏ ra không nhất quán trong việc định nghĩa hàng hoá Sai lầm cơ bản của ông là vừa xác nhận giá trị bằng giá trị lao động chứa đựng trong hàng hoá lại vừa xác định nó bằng lượng lao động có thể mua được bằng hàng hoá này Ở đây, A.Smith không phân biệt được sản xuất hàng hoá giản đơn với sản xuất hàng hoá tư bản chủ nghĩa khi mà người sản xuất trở thành người làm thuê cho nhà tư bản và chỉ được trả công bằng giá trị thấp hơn mà giá trị anh ta tạo
ra Cũng do vậy mà A.Smith không hiểu và giải thích đúng đắn quy luật giá trị trong chủ nghĩa tư bản Ông cho rằng quy luật này chỉ đúng trong lền sản xuất hàng hoá giản đơn, còn trong sản xuất tư bản chủ nghĩa, trong mối quan hệ giữa nhà tư bản và công nhân làm thuê, quy luật này bị vo phạm và nhà đàu tư chỉ trả cho công nhân một phần giá trị do họ tạo ra Từ đó, ông đi đến một sự khẳng định không khoa học là trong điều kiện sản xuất tư bản chủ nghĩa, giá trị là kết hợp của tiền
công, lợi nhuận và địa tô (trong điều kiện không có sự thuê đất thì nó chỉ bao gồn tiền công của công nhân và lợi nhuận của nhà tư bản) Ông kết luận rằng “tiền công, lợi nhuận và địa tô là ba nguồn gốc ban đầu của mọi thu nhập, và mọi giá trị trao đổi cũng bằng đúng như vậy” Thế là từ chỗ xác định lao động là nguồn gốc
của mọi giá trị, A.Smith lại đi đến phủ nhận điều đó, coi cả các gía trị đã vật hoá khác cũng bình đẳng trong việc cũng tạo ra giá trị Đây là một mâu thuẫn chủ yếu
về lý luận dẫn đến một loại sai lầm khác của ông Ông đã dừng lại trước mâu thuẫn này, đó cũng là một hạn chế lơn của A.Smith mà chính các lý luận gia tư bản đã sử dụng để bác bỏ qquan điểm của ông về lý luận giá trị