MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Trong quá trình chuyển sang kinh tế thị trường theo định hướng XHCN vấn đề phát triển cơ cấu kinh tế được đặt ra như một yêu cầu tất yếu đối với nền kinh tế Việt Nam. Các lý luận giá trị kinh tế của các nhà kinh tế tư bản cổ điển là một bộ phận trong cơ cấu ấy, đã có những lý luận bị coi là đối lập với kinh tế XHCN, vì vậy phải nằm trong diện cải tạo xoá bỏ. Song thực tiễn đã cho thấy quan niệm như vậy là cực đoan vì các lý luận giá trị của các nhà kinh tế cổ điển tư bản đã góp một phần không nhỏ vào sự thay đổi bộ mặt của nền kinh tế theo hướng tích cực. Cùng với chủ trương chuyển nền kinh tế Việt Nam sang nền kinh tế thị trường, Đảng và nhà nước Việt Nam đã ban hành nhiều Chủ trương, Chính sách để khuyến khích sự phát triển của các thành phần kinh tế. Tuy nhiên, các lý luận giá trị đó, còn nhiều những hạn chế trong thực tế và nhiều vấn đề bất cập trong xã hội. Sau một thời gian học tập và nghiên cứu môn học lịch sử các học thuyết kinh tế, em thấy rằng kinh tế chính trị tư sản cổ điển là tư tưởng kinh tế của giai cấp tư sản nhưng đó là những tư tưởng kinh tế của giai cấp tư sản trong giai đoạn chống chế độ phong kiến và thiết lập phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Giai cấp tư sản đang đóng vai trò cách mạng trong lịch sử, tư tưởng của nó phản ánh sự tiến bộ chung của xã hội. Kinh tế chính trị tư sản cổ điển là một trường phái khoa học trong lịch sử các học thuyết kinh tế. Họ đã nghiên cứu những mối quan hệ nội tại của các quan hệ sản xuất tư sản, nghĩa là nghiên cứu để vạch ra bản chất của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa. Với một hệ thống lý luận đã đặt nền móng cho khoa học kinh tế, điều này có ý nghĩa đặc biệt đối với sự phát triển của kinh tế học hiện đại ở tất cả nước đang thực hiện nền kinh tế thị trường, trong đó có nước ta. Tuy học thuyết của họ đứng trên lập trường của giai cấp tư sản và còn có những hạn chế nhất định, song những thành tựu mà họ đạt được có ý nghĩa hết sức to lớn đối với các nhà nghiên cứu kinh tế sau này. Và có thể nói, học thuyết kinh tế của các nhà tư sản cổ điển là nền tảng lý luận để C.Mác – Ănghen và sau này là Lênin kế thừa và phát triển thành một hệ thống lý luận có ý nghĩa mang tầm giá trị vượt thời đại và không chỉ là nền tảng cho việc phát triển kinh tế ở các nước XHCN mà cả cho các nước trên thế giới. Nước ta hiện nay đang trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa “vận hành theo cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa” nên việc nghiên cứu lại những thành tựu về lý luận giá trị mà các nhà kinh tế tư sản cổ sự kế thừa của C.Mác về thành tựu ấy là rất cần thiết cho việc sản xuất trao đổi và lưu thông hàng hóa, nhất là trong thời kì hội nhập như hiện nay. Chính vì thế tôi chọn đề tài “Những thành tựu và hạn chế về lý luận giá trị của các nhà kinh tế tư sản cổ điển, việc kế thừa và phát triển lý luận giá trị của C.Mác” để làm bài tiểu luận của mình Tuy nhiên, do kiến thức còn nhiều hạn chế và thời gian nghiên cứu không nhiều nên bài viết còn có những thiếu sót nên em rất mong được nhận được những ý kiến đóng góp của thầy, (cô) để bài viết của em được hoàn chỉnh hơn.