MỤC LỤC MỞ ĐẦU 2 Chương 1: LÝ LUẬN THU NHẬP CỦA CÁC NHÀ KINH TẾ TƯ SẢN CỔ ĐIỂNTHÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ 4 1.1. Hoàn cảnh ra đời, đặc điểm của học thuyết kinh tế tư sản cổ điển 4 1.1.1. Hoàn cảnh ra đời của kinh tế chính trị học tư sản cổ điển 4 1.1.2. Đặc điểm cơ bản của lịch sử học thuyết kinh tế tư sản cổ điển 4 1.2. Những thành tựu trong lý luận thu nhập của các nhà kinh tế chính trị tư sản cổ điển 5 1.2.1. Lý luận về tiền lương 5 1.2.2. Về lý luận lợi nhuận 9 1.2.3. Về lý luận địa tô 11 1.3. Hạn chế trong lý luận thu nhập của các nhà kinh tế chính trị tư sản cổ điển 15 1.3.1. Về lý luận tiền lương. 15 1.3.2. Về lý luận lợi nhuận 17 1.3.3. Về lý luận địa tô 18 Chương 2: C.MÁC KẾ THỪA VÀ PHÁT TRIỂN LÝ LUẬN THU NHẬP CỦA CÁC NHÀ KINH TẾ TƯ SẢN CỔ ĐIỂN 22 2.1. Trong lý luận về lợi nhuận 22 2.1.1. Phân biệt rõ giá trị thặng dư và lợi nhuận 22 2.1.2. Phát hiện ra lý luận lợi nhuận bình quân 22 2.2. Trong lý luận về tiền lương 23 2.2.1. Xác định rõ bản chất của tiền lương 23 2.2.2. Đưa ra các chức năng cơ bản của tiền lương 24 2.2.3. Xác định các hình thức cơ bản của tiền công 25 2.2.4. Phân biệt tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế 26 2.3. Trong lý luận về địa tô 27 2.3.1. Chỉ ra nguồn gốc và bản chất địa tô một cách đúng đắn 27 3.3.2. Phân loại các hình thức địa tô một cách rõ ràng và đã phát hiện ra lý luận địa tô chênh lệch II và địa tô tuyệt đối 29 KẾT LUẬN 32 TÀI LIỆU THAM KHẢO 34 MỞ ĐẦU Lịch sử các học thuyết kinh tế là một môn khoa học cung cấp cho chúng ta một cách có hệ thống những tư tưởng kinh tế, mà cốt lõi, xuyên suốt là tư tưởng về giá trị hàng hóa. Đối tượng nghiên cứu của môn lịch sử các học thuyết kinh tế là các hệ thống quan điểm kinh tế của những giai cấp khác nhau, trong các hình thái kinh tế xã hội khác nhau, gắn với từng giai đoạn lịch sử nhất định. Nó chỉ ra những cống hiến, những giá trị khoa học, cũng như phê phán có tính lịch sử những hạn chế của đại biểu các trường phái kinh tế học. Trong hệ thống lý luận đó, lý luận về thu nhập là một trong những lý thuyết có ý nghĩa rất lớn trong quá trình phát triển nền kinh tế quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Mác từng nói “Tư bảnlợi nhuận, ruộng đấtđịa tô, lao độngtiền công, đó là công thức tam nhất thể bao quát tất thảy những điều bí ẩn của quá trình sản xuất xã hội”. Tiền công, lợi nhuận, địa tô đựơc coi là ba phạm trù cơ bản của lý luận thu nhập. Trước Mác, đặc biệt là các nhà kinh tế tư sản cổ điển đã từng nghiên cứu và thu được những thành tựu nhất định về vấn đề này. Việc xác định được một hệ thống lý luận tương đối hoàn chỉnh trong đó có lý luận thu nhập là một trong những công lao to lớn của các nhà kinh tế tư sản cổ điển cho lịch sử kinh tế nhân loại. Học thuyết kinh tế tư sản cổ điển đã đặt nền móng cơ sở khoa học đầu tiên cho sự nghiên cứu về vấn đề này. Trong những năm qua, Việt Nam đã thu được nhiều thành tựu trong quá trình phát triển kinh tếxã hội. Thu nhập của người dân cũng vì thế mà đã có phần cải thiện. Tuy nhiên, nhiều vấn đề cốt lõi xoay quanh mức thu nhập của người dân vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng. Mức lương tối thiểu nhìn chung còn quá thấp. Thu nhập của người hưởng lương có phần tăng, về cơ bản không do chính sách tiền lương đem lại mà do tăng thu nhập ngoài lương, nhờ kinh tế tăng trưởng (tiền lương nhà nước chỉ chiếm 13, thu nhập khác chiếm tới 23). Cùng với đó là vấn đề công bằng trong phân phối thu nhập cá nhân ở Việt Nam hiện nay còn nhiều tồn tại, bất cập. Sự chênh lệch thu nhập giữa các vùng, miền, các hộ gia đình còn lớn… Trước thực trạng đó, việc tìm hiểu và vận dụng đúng những lý luận về thu nhập của các nhà kinh tế tư sản cổ điển, của Mác trong điều kiện nền kinh tế thị trường nước ta hiện nay có ý nghĩa to lớn. Đó là lý do em chọn đề tài “Những thành tựu và hạn chế về lý luận thu nhập (tiền lương, lợi nhuận, địa tô) của các nhà kinh tế tư sản cổ điển. Việc kế thừa và phát triển lý luận này của C.Mác” làm đề tài tiểu luận kết thúc môn học Lịch sử các học thuyết kinh tế của mình. Kết cấu tiểu luận: Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung tiểu luận có kết cấu gồm 2 chương.
Trang 1MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 2
Chương 1: LÝ LUẬN THU NHẬP CỦA CÁC NHÀ KINH TẾ TƯ SẢN CỔ ĐIỂN-THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ 4
1.1 Hoàn cảnh ra đời, đặc điểm của học thuyết kinh tế tư sản cổ điển 4
1.1.1 Hoàn cảnh ra đời của kinh tế chính trị học tư sản cổ điển 4
1.1.2 Đặc điểm cơ bản của lịch sử học thuyết kinh tế tư sản cổ điển 4
1.2 Những thành tựu trong lý luận thu nhập của các nhà kinh tế chính trị tư sản cổ điển 5
1.2.1 Lý luận về tiền lương 5
1.2.2 Về lý luận lợi nhuận 9
1.2.3 Về lý luận địa tô 11
1.3 Hạn chế trong lý luận thu nhập của các nhà kinh tế chính trị tư sản cổ điển 15
1.3.1 Về lý luận tiền lương 15
1.3.2 Về lý luận lợi nhuận 17
1.3.3 Về lý luận địa tô 18
Chương 2: C.MÁC KẾ THỪA VÀ PHÁT TRIỂN LÝ LUẬN THU NHẬP CỦA CÁC NHÀ KINH TẾ TƯ SẢN CỔ ĐIỂN 22
2.1 Trong lý luận về lợi nhuận 22
2.1.1 Phân biệt rõ giá trị thặng dư và lợi nhuận 22
2.1.2 Phát hiện ra lý luận lợi nhuận bình quân 22
2.2 Trong lý luận về tiền lương 23
2.2.1 Xác định rõ bản chất của tiền lương 23
2.2.2 Đưa ra các chức năng cơ bản của tiền lương 24
2.2.3 Xác định các hình thức cơ bản của tiền công 25
2.2.4 Phân biệt tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế 26
2.3 Trong lý luận về địa tô 27
2.3.1 Chỉ ra nguồn gốc và bản chất địa tô một cách đúng đắn 27
3.3.2 Phân loại các hình thức địa tô một cách rõ ràng và đã phát hiện ra lý luận địa tô chênh lệch II và địa tô tuyệt đối 29
KẾT LUẬN 32
TÀI LIỆU THAM KHẢO 34
Trang 2MỞ ĐẦU
Lịch sử các học thuyết kinh tế là một môn khoa học cung cấp cho chúng tamột cách có hệ thống những tư tưởng kinh tế, mà cốt lõi, xuyên suốt là tư tưởng
về giá trị hàng hóa Đối tượng nghiên cứu của môn lịch sử các học thuyết kinh tế
là các hệ thống quan điểm kinh tế của những giai cấp khác nhau, trong các hìnhthái kinh tế - xã hội khác nhau, gắn với từng giai đoạn lịch sử nhất định Nó chỉ
ra những cống hiến, những giá trị khoa học, cũng như phê phán có tính lịch sửnhững hạn chế của đại biểu các trường phái kinh tế học
Trong hệ thống lý luận đó, lý luận về thu nhập là một trong những lý thuyết
có ý nghĩa rất lớn trong quá trình phát triển nền kinh tế quá độ lên chủ nghĩa xãhội ở nước ta Mác từng nói “Tư bản-lợi nhuận, ruộng đất-địa tô, lao động-tiềncông, đó là công thức tam nhất thể bao quát tất thảy những điều bí ẩn của quátrình sản xuất xã hội” Tiền công, lợi nhuận, địa tô đựơc coi là ba phạm trù cơbản của lý luận thu nhập Trước Mác, đặc biệt là các nhà kinh tế tư sản cổ điển
đã từng nghiên cứu và thu được những thành tựu nhất định về vấn đề này Việcxác định được một hệ thống lý luận tương đối hoàn chỉnh trong đó có lý luận thunhập là một trong những công lao to lớn của các nhà kinh tế tư sản cổ điển cholịch sử kinh tế nhân loại Học thuyết kinh tế tư sản cổ điển đã đặt nền móng cơ
sở khoa học đầu tiên cho sự nghiên cứu về vấn đề này
Trong những năm qua, Việt Nam đã thu được nhiều thành tựu trong quátrình phát triển kinh tế-xã hội Thu nhập của người dân cũng vì thế mà đã cóphần cải thiện Tuy nhiên, nhiều vấn đề cốt lõi xoay quanh mức thu nhập củangười dân vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng Mức lương tối thiểu nhìn chungcòn quá thấp Thu nhập của người hưởng lương có phần tăng, về cơ bản không
do chính sách tiền lương đem lại mà do tăng thu nhập ngoài lương, nhờ kinh tếtăng trưởng (tiền lương nhà nước chỉ chiếm 1/3, thu nhập khác chiếm tới 2/3).Cùng với đó là vấn đề công bằng trong phân phối thu nhập cá nhân ở Việt Namhiện nay còn nhiều tồn tại, bất cập Sự chênh lệch thu nhập giữa các vùng, miền,các hộ gia đình còn lớn…
Trang 3Trước thực trạng đó, việc tìm hiểu và vận dụng đúng những lý luận về thunhập của các nhà kinh tế tư sản cổ điển, của Mác trong điều kiện nền kinh tế thị
trường nước ta hiện nay có ý nghĩa to lớn Đó là lý do em chọn đề tài “Những thành tựu và hạn chế về lý luận thu nhập (tiền lương, lợi nhuận, địa tô) của các nhà kinh tế tư sản cổ điển Việc kế thừa và phát triển lý luận này của C.Mác” làm đề tài tiểu luận kết thúc môn học Lịch sử các học thuyết kinh tế của
mình
Kết cấu tiểu luận: Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu thamkhảo, nội dung tiểu luận có kết cấu gồm 2 chương
Trang 4Chương 1:
LÝ LUẬN THU NHẬP CỦA CÁC NHÀ KINH TẾ TƯ SẢN CỔ
ĐIỂN-THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ 1.1 Hoàn cảnh ra đời, đặc điểm của học thuyết kinh tế tư sản cổ điển
Trong dòng chảy chung của Lịch sử học thuyết kinh tế, học thuyết kinh tế
tư sản cổ điển với các đại biểu xuất sắc của mình đã đánh dấu một cái nhìn mới,khoa học và thiết thực của kinh tế chính trị học Các nhà kinh tế tư sản cổ điển
đã tạo ra sự bức phá trong lý luận và trong tư duy kinh tế chính trị đồng thờikhái quát các phạm trù, các quy luật kinh tế từ chính thực tiễn sinh động của nềnkinh tế tư bản chủ nghĩa thời kì đó trên cơ sở kế thừa có phê phán luận điểm củacác tư tưởng kinh tế trước đó
1.1.1 Hoàn cảnh ra đời của kinh tế chính trị học tư sản cổ điển
Kinh tế chính trị học tư sản cổ điển xuất hiện ở các nước như Anh, Pháp…
Và ở Anh thì kinh tế chính trị tư sản cổ điển bắt đầu xuất hiện cuối thế kỉXVII, trong quá trình tan rã của Chủ nghĩa trọng thương Nguyên nhân do sựphát triển của nền công trường thủ công Cuộc cách mạng ở Anh diễn ra từ giữathế kỉ XVII, tạo ra một tình hình kinh tế xã hội, chính trị mới, sự xuất hiện củatầng lớp quý tộc mới, liên minh với giai cấp tư sản để chống lại triều đình phongkiến.Giai cấp tư sản Anh cuối thế kỉ XVII đã trưởng thành, ít cần tới sự bảo hộcủa nhà nước như trước Các chính sách kinh tế của nhà nước trong thời kì nàycũng ít hà khắc hơn.Về mặt tư tưởng các ngành khoa học tự nhiên, khoa học xãhội phát triển tạo điều kiện cho khoa kinh tế một cơ sở phương pháp luận vữngchắc Nổi lên ở giai đoạn kinh tế này là ba đai diện tiêu biểu là William Petty,Adam Smith và David Ricardo
1.1.2 Đặc điểm cơ bản của lịch sử học thuyết kinh tế tư sản cổ điển
Trong lĩnh vực nghiên cứu được chuyển từ lưu thông sản xuất sang các nhàkinh tế đi sâu vào nghiên cứu, giải thích nguồn gốc của cải
Lấy lý luận giá trị lao động làm trọng tâm, dựa trên nguyên lý giá trị laođộng để xem xét các phạm trù kinh tế tư sản với phương pháp luận và trừutượng hoá
Trang 5Các quan điểm kinh tế thể hiện rõ khuynh hướng tự do kinh tế.
1.2 Những thành tựu trong lý luận thu nhập của các nhà kinh tế chính trị tư sản cổ điển
1.2.1 Lý luận về tiền lương
Trong lý luận về tiền lương các nhà kinh tế tư sản cổ điển đã thu đượcnhững thành tựu đáng kể Các ông đã lấy lý luận giá trị làm cơ sở cho lý luậntiền lương Họ cho rằng tiền lương gắn với thu nhập có lao động, là giá trị tưliệu sinh hoạt dùng để nuôi sống công nhân và gia đình họ Bước đầu đã có sựphân biệt tiền lương thực tế và tiền lương danh nghĩa tức là giá cả thực tế và giá
cả bằng tiền của lao động Trong quan điểm của mỗi nhà tư tưởng kinh tế tư sản
cổ điển đều bao hàm những hạt nhân hợp lý, nhiều phát hiện đúng đắn xoayquanh vấn đề tiền lương Cụ thể như sau:
* Trong lý luận của W Petty
Lý luận về tiền lương cũng là một đóng góp quý báu của W.Petty trong lýluận thu nhập của trường phái kinh tế tư sản cổ điển
Lý luận tiền lương của W.Petty được xây dựng trên cơ sở lý luận giá trị laođộng Ông đã tìm ra tính khách quan của việc quy định mức tiền lương Trước
W Petty chưa ai giải thích tiền lương một cách khách quan Theo ông, tiềnlương là khoản giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết tối thiểu cho công nhân Nếuthấp hơn thì người công nhân không đủ tái sản xuất sức lao động và người côngnhân không thể tồn tại được Đây là phát hiện mới của W.Petty
Ông còn được xem là người đặt nền móng đầu tiên cho lý thuyết “quy luậtsắt về tiền lương”rất được phổ biến trong các lý luận kinh tế sau này Ông đã đềnghị phải có biện pháp hạ thấp tiền lương tới mức tối thiểu Lương cao thì côngnhân sinh ra lười biếng, thích uống rượu, hay bỏ việc
Lý luận tiền lương tối thiểu của W.Petty một mặt phản ánh trình độ của nềnsản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển chưa cao, chưa tạo ra được sự phụ thuộchoàn toàn của người công nhân vào tư bản, nên giai cấp tư sản phải dựa vào nhànước để duy trì mức tiền lương tối thiểu
Trang 6W Petty còn đặt nền móng cho sự phân tích về sự bóc lột của giai cấp tưsản đối với giai cấp công nhân Bởi vì, theo lý luận giá trị lao động thì toàn bộgiá trị và sản phẩm là do công nhân sáng tạo ra, nhưng người công nhân chỉđược nhận từ sản phẩm do mình tạo ra một khoản tiền lương tối thiểu, số còn lại
đã bị nhà tư bản chiếm đoạt Xét về ý nghĩa này, C.Mác cho rằng: W.Petty làngười đã nêu ra nền móng về sự bóc lột, tức là vạch ra mầm mống của lợi nhuận
và giá trị thặng dư
* Trong lý luận của A.Smith
Trong lĩnh vực nghiên cứu về tiền công, A.Smith cũng mang lại nhữngđóng góp cơ bản
Ông nhận xét rằng công nhân trong chủ nghĩa tư bản khác với người sảnxuất độc lập trước kia ở chỗ là họ chỉ nhận được một phần giá trị sản phẩm laođộng của họ (mà không phải là toàn bộ) dưới dạng tiền công và Ông giải thíchđiều đó là do họ không còn có tư liệu sản xuất trong tay như trước nữa Ông coi
xã hội tư bản là xã hội ngày càng xóa bỏ sự độc lập của người sản xuất nhỏ và
mở rộng lao động làm thuê Điều này như ta đã biết là một quy luật thực tế củaquá trình phát triển nền sản xuất tư bản chủ nghĩa
A.Smith có thể được coi là người đầu tiên xác định một cách chính xác vàtoàn vẹn cơ sở của tiền công là giá trị các tư liệu sinh hoạt cần thiết nhất cho đờisống của công nhân và gia đình họ Những tư liệu sinh hoạt này họ đổi đượcbằng lao động của mình trên thị trường Ông cũng quan niệm được vấn đề mứctiền công trung bình tương ứng với giá trị của sức lao động (mặc dù ở ôngkhông có khái niệm này) và nghiên cứu cả giới hạn thấp nhất của nó là mức tốithiểu về thể chất mà cơ thể đòi hỏi để duy trì sự sống và làm việc bình thường Ông còn nhận xét cả sự phụ thuộc của tiền công vào điều kiện lịch sử,truyền thống của từng nước mà xét đến cùng là do trình độ phát triển kinh tếnước đó quyết định Ông cho rằng tiền lương phụ thuộc vào trình độ phát triểnkinh tế và phản ánh trình độ phát triển kinh tế ở mỗi nước Tiền lương thấp hơnmức tối thiểu chỉ có ở những nước đang diễn ra sự suy thoái về kinh tế Chẳnghạn, ở Ấn Độ lúc bấy giờ có tiền lương thấp hơn mức tối thiểu, ở Trung Quốc
Trang 7tiền lương chỉ cao hơn mức tối thiểu không đáng kể vì ở đó nền kinh tế đang bịđình trệ Còn ở những nước mà ở đó nền kinh tế phát triển mạnh thì tiền lươnglớn hơn mức tối thiểu Phần lớn hơn này do định mức tiêu dùng, truyền thốngvăn hóa, tập quán dân tộc quy định
Từ đó ông cho rằng, công đoàn không có tác dụng trong việc dấu tranh đòităng tiền lương Trong một nước, nhân tố ảnh hưởng tới tiền lương phụ thuộcvào đặc điểm lao động của con người, điều kiện làm việc, tính chất công việc,trình độ chuyên môn nghề nghiệp
Về cơ chế hình thành mức tiền công và sự vận dụng của nó, A.Smith đãkhẳng định chắc chắn rằngthị trường tự do là cái quyết định và điều tiết tiềncông ở một mức độ nhất định và ông rất quan tâm đến việc làm thế nào để hạnchế sự chênh lệch giữa tiền công danh nghĩa và tiền công thực tế A.Smith lặpluận rằng tiền công tăng lên sẽ dẫn đến chỗ sinh đẻ nhiều, làm tăng số cung vềlao động và từ đó dẫn đến chỗ làm tăng sự cạnh tranh của lao động Sự cạnhtranh đó đến lượt nó lại làm giảm sút mức tiền công và kéo theo sự giảm sút sinh
đẻ, số cung về lao động lại giảm đi và sự cạnh tranh trên thị trường lao độngcũng giảm bớt căng thẳng - điều này cuối cùng lại đưa đến kết quả là mức tiềncông tăng lên Đó là một quy luật vận động của tiền lương trong cơ chế tự docạnh tranh mà A.Smith đã nhận xét được Xét về nhiều mặt, đây là một đónggóp có nhiều ý nghĩa của A.Smith
Hơn thế nữa, A.Smith còn vạch rõ vai trò to lớn của cuộc đấu tranh của giaicấp công nhân với tư bản trong việc thiết lập một mức tiền công tương ứng A.Smith khẳng định và cương quyết bảo vệ quan điểm cho rằng mức tiềncông cao hơn sẽ kích thích sản xuất nhiều hơn là làm giảm sút nó Từ đó ôngkhuyến khích các nhà kinh doanh nên tăng lương cho công nhân bởi vì tất cả sẽđược điều tiết một cách tự phát trên thị trường lao động Như vậy là A.Smith đãgián tiép bảo vệ lợi ích của giai cấp công nhân làm thuê mặc dù ông có một cáchnhìn căn bản là tiêu cực đối với giai cấp này
* Lý luận của D Ricardo
Trang 8D Ricardo đã nêu được những kết luận hợp lý về quan hệ giữa tiền lươngvới lợi nhuận và năng suất lao động Khi năng suất lao động tăng thì tiền lươnggiảm và lợi nhuận tăng Đây là kết luận đúng đắn của Ricardo
Ta thấy lao động cần thiết để sản xuất ra hàng hóa và chứa đựng trong hànghóa đó quyết định giá trị của hàng hóa, vì thế mà giá trị này là một đại lượngcho sẵn, nhất định Đại lượng này được phân chia giữa công nhân làm thuê vànhà tư bản Rõ ràng là phần của người này chỉ có thể tăng lên hay giảm xuốngtrong chừng mực mà phần của người kia giảm xuống hay tăng lên Vì lao độngcủa công nhân là nguồn gốc giá trị của các hàng hóa nên trong tất cả mọi điềukiện, chính lao động đó là tiền đề nhưng lao động ấy lại không thể có được nếunhư người công nhân không sống và không duy trì được sự sinh sống của họ,tức là nếu như anh ta không nhận được số tiền công cần thiết Như vậy, tiềncông và giá trị thặng dư –theo Ricardo đó là hai phạm trù do giá trị của hàng hóa
đã phân giải thành, không những tỉ lệ nghịch với nhau mà nhân tố có trước, cótính chất quyết định là sự vận động của tiền công Việc tăng hoặc giảm tiền cônggây lên một sự vận động ngược lại về phía lợi nhuận Tiền công tăng lên haygiảm xuống không phải vì lợi nhuận giảm xuống hay tăng lên, mà ngược lại giátrị thặng dư giảm xuống hay tăng lên là vì tiền công tăng lên hay giảm xuống
D Ricardo cũng rất đúng đắn khi cho rằng năng suất lao động tăng thì tiềncông giảm vì tiền công được quyết định bởi giá cả các tư liệu sinh hoạt cần thiết.Nhưng giá cả ấy lại phụ thuộc vào năng suất lao động, mà đất đai càng phì nhiêubao nhiêu thì năng suất lao động này lại càng cao bấy nhiêu Mỗi một sự “cảitiến” sẽ làm giảm giá cả của các hàng hóa, của các tư liệu sinh hoạt Như thế làtiền công tăng lên hay giảm xuống theo tỉ lệ nghịch với sự phát triển của sức sảnxuất của lao động, vì lao động sản xuất ra các tư liệu sinh hoạt cần thiết gia nhậpvào tiêu dùng thông thường của giai cấp công nhân
Như vậy, một trong những công lao lớn của Ricardo là đã phân tích tiềncông tương đối hay tỉ lệ và xác định nó như là một phạm trù Trước Ricardo tiềncông bao giờ cũng được xem xét một cách không có so sánh vì thế cho nênngười công nhân đã bị coi như một xúc vật Còn ở đây thì họ được xem xét
Trang 9trong mối quan hệ xã hội của họ Vị trí của các giai cấp đối với nhau bị quyếtđịnh bởi số tiền công tuơng đối, nhiều hơn là vào đại lượng tuyệt đối của nó.Ông từng phát biểu “Lơi nhuận phụ thuộc vào mức tiền công cao hay thấp, tiềncông phụ thuộc vào giá cả các tư liệu sinh hoạt cần thiết, còn giá cả các tư liệusinh hoạt cần thiết thì phụ thuộc chủ yếu vào giá cả thức ăn, bởi vì số lượng tất
cả các vật phẩm cần thiết khác có thể tăng lên một cách hầu như không có giớihạn”
D.Ricarco coi lao động là hàng hóa Tiền lương hay giá cả thị trường củalao động được xác định trên cơ sở giá cả tự nhiên và xoay quanh nó Giá cả tựnhiên của hàng hóa lao động là giá trị những tư liệu sinh hoạt nuôi sống ngườicông nhân và gia đình anh ta Ông đã chỉ ra cấu thành tư liệu sinh hoạt chongười công nhân phụ thuộc vào yếu tố lịch sử, truyền thống dân tộc
Ông còn chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến tiền lương là trình độ phát triểnkinh tế, điều kiện sản xuất và điều kiện đào tạo (lao động phức tạp phải có tiềnlương lớn hơn lao động giản đơn), rằng giá trị được tạo ra gồm hai bộ phận: tiềnlương và lợi nhuận
1.2.2 Về lý luận lợi nhuận
Các nhà kinh tế tư sản cổ điển đã phát hiện ra lợi nhuận là do lao động củacông nhân (cả trong nông nghiệp và công nghiệp) tạo ra mà họ không được trảcông Lợi nhuận là bóc lột, nó là khoản khấu trừ vào sản phẩm lao động củacông nhân làm thuê Các đại biểu của kinh tế tư sản cổ điển đã có những đónggóp nhất định cho lý luận này Cụ thể là:
* Trong lý luận của A.Smith
A Smith có nhiều nhận xét rất xác đáng Trước hết ông gọi đó là thu nhậpcủa tư bản, tức là vốn có của người quản lý chứ không phải là tiền công trả cholao động của người quản lý Như vậy ông không lẫn lộn giữa tiền công và lợinhuận như một số nhà kinh tế vẫn mắc phải Quy mô của nó được quyết địnhkhông phải bằng khối lượng hay sự nặng nhọc và phức tạp của lao động mà bởiquy mô của tư bản sử dụng thực tế
Trang 10Trong vấn đề lợi nhuận cần nhận thấy trước hết việc A.Smith theo đuổimục đích tìm ra bản chất và nguồn gốc thật sự của nó Ông phân tích một cách
rõ ràng quá trình lịch sử của chủ nghĩa tư bản và bản chất các quan hệ xã hội màchủ nghĩa tư bản sinh ra Ông khẳng định dứt khoát sự khác biệt giữa thu nhập
tư bản với thu nhập của công nhân Bởi vì ông viết “chỉ trong tay các cá nhân,
tư bản mới bắt đầu được tích lại, một số trong đó đương nhiên hướng vào việc
sử dụng để giành lấy những người yêu lao động, cung cấp nguyên liệu và tư liệusinh hoạt cho họ để cuối cùng được lợi khi bán sản phẩm lao động do họ làm rakhi những công nhân này tăng thêm nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất”.A.Smith còn mô tả như sau: Công nhân chỉ được nhận một phần nào đó (dướidạng tiền công) giá trị tạo ra từ lao động và bằng một lượng lao động nhất địnhcủa mình, phần tăng thêm do công nhân làm ra thì biến thành lợi nhuận của cácnhà tư bản, trong đó có một phần đem trả đi dưới dạng địa tô (nếu phải thuê đất)
và lợi tức (nếu phải vay tiền) Ông nêu ra hai cách hiểu về lợi nhuận: hoặc làtoàn bộ phần chênh lệch giữa giá trị tăng thêm so với tiền công (thực chất là giátrị thặng dư) hoặc phần còn lại trong sự chênh lệch đó sau khi đã đem trả địa tô
và lợi tức (trong trường hợp này đó chính là lợi nhuận doanh nghiệp-tức thunhập của chủ xí nghiệp) Như vậy ông đã nhận xét chính xác nguồn gốc thật sựcủa lợi nhuận là ở lao động không được trả công của công nhân Là một phầngiá trị của sản phẩm do lao động tạo ra bên ngoài phần tiền công được trả cholao động Về điểm này A.Smith hơn hẳn những người đi trước
Ông cũng phân biệt lợi nhuận nói chung (phần còn lại trong giá trị sau khi
đã trả tiền công) với tiền lãi tức là tiền trả cho việc vay vốn của người khác.Điểm thú vị là ông phát hiện ra mối quan hệ ngược chiều trong sự vận động củalợi nhuận nói chung và tiền lãi nói riêng khi cho rằng nếu lãi suất thị trường tănglên thì lợi nhuận phải hạ xuống và ngược lại
Ngoài ra, nghiên cứu về lợi nhuận, A.Smith cũng phát hiện được xu hướnggiảm sút của tỉ suất lợi nhuận cũng như xu hướng san bằng của nó giữa cácngành sản xuất khác nhau Ngoài ra ông còn nhận xét được cả sự liên quan giữaviệc giảm sút tỉ suất lợi nhuận với việc giảm sút tỉ suất lợi tức, hơn nữa ông cho
Trang 11rằng mức lợi nhuận và lợi tức thấp là biểu hiện của sự phát triển kinh tế và phồnvinh của dân tộc
* Trong lý luận của D.Ricardo
Ricardo thấy rằng, lợi nhuận là số còn lại ngoài tiền lương mà nhà tư bảntrả cho công nhân Ông khẳng định lợi nhuận là kết quả lao động của cônh nhân
và là kết quả của việc chiếm hữu phần giá trị do họ tạo ra Về điểm này ông pháttriển triệt để hơn so với A.Smith
Ông đã thấy được xu hướng giảm sút tỉ suất lợi nhuận và giải thích nguyênnhân của sự giảm sút nằm trong sự vận động, biến đổi thu nhập giữa ba giai cấpđịa chủ, công nhân và nhà tư bản Ông cho rằng do quy luật màu mỡ đất đaingày càng giảm, giá cả nông phẩm tăng lên làm cho tiền lương công nhân tăng
và địa tô tăng lên còn lợi nhuận không tăng Như vậy địa chủ là người có lợi,công nhân không có lợi cũng không bị hại, còn nhà tư bản có hại vì tỉ suất lợinhuận giảm xuống
Ricardo đã đề xuất ra một luận điểm đúng đắn khi cho rằng tất cả mọi sựcải tiến, dù là do phân công lao động, cải tiến máy móc, hoàn thiện các phươngtiện vận chuyển hay ngoại thương gây ra, nói tóm lại, tất cả các phương tiện rútngắn thời gian lao động cần thiết trong công nghiệp hay trong việc chuyên trởhàng hóa đều làm tăng giá trị thặng dư (có nghĩa là làm tăng cả lợi nhuận)và do
đó làm giàu cho giai cấp các nhà tư bản, vì những sự “hoàn thiện” ấy làm theo mức độ mà chúng làm giảm-giá trị của lao động
giảm-1.2.3 Về lý luận địa tô
Các nhà kinh tế tư sản cổ điển đã xây dựng lý luận địa tô trên cơ sở lý luậngiá trị lao động Các ông đã có những đóng góp to lớn trong việc nghiên cứu về
lý luận này
* Trong lý luận của W.Petty
Theo W.Petty địa tô là khoản chênh lệch giữa thu nhập và chi phí sản xuất,
mà phần chi phí này gồm chi phí về giống cà tiền lương Như vậy, thực chất củađịa tô là giá trị dôi ra ngoài chi phí, tức là phần lao động không công của công
Trang 12nhân Qua lý luận địa tô, W.Petty cũng vạch rõ mầm mống của sự bóc lột củagiai cấp tư sản và địa chủ đối với giai cấp công nhân nông nghiệp
W Petty không những nghiên cứu bản chất của địa tô mà ông còn đi vàonghiên cứu địa tô chênh lệch Ông là người đưa ra khái niệm đầu tiên về địa tôchênh lệch Ông quy địa tô chênh lệch không phải từ tích chất màu mỡ khácnhau của những miếng đất cùng diện tích, mà từ vị trí khác nhau của chúng, từkhoảng cách khác nhau đối với thi trường trong điều kiện màu mỡ giống nhaucủa các khoảnh đất Điều đó như ta đã biết là một trong những yếu tố của địa tôchênh lệch
Petty cũng nhắc đến nguyên nhân thứ hai của địa tô chênh lệch, đến màu
mỡ khác nhau của đất đai và do đó dẫn đến năng suất khác nhau của lao động ởtrên những thửa đất cùng diện tích Petty từng nói “Sự phong phú hay nghèo nàncủa đất đai, hay là giá trị của nó phụ thuộc vào cái tỉ lệ giữa phần sản phẩm lớnhay bé do đất đai đem lại, được đem trả cho việc sử dụng đất đai, với số laođộng giản đơn đã chi phí để sản xuất ra sản phẩm”
Petty còn phân tích lợi tức gắn liền với địa tô Theo ông người có tiền cóthể sử dụng bằng hai cách để đem lại thu nhập
Thứ nhất:dùng tiền mua đất để cho thuê và thu địa tô
Thứ hai:đem gửi ngân hàng để thu lợi tức W.Petty coi lợi tức là tô của tiềncũng có nghĩa là mức lợi tức cao hay thấp phụ thuộc vào điều kiện sản xuấtnông nghiệp
Về giá cả ruộng đất: W.Petty gắn lý luận địa tô với việc xác định giá cảruộng đất, ông cho rằng, bán ruộng đất là bán quyền nhận địa tô, vì vậy giá cảruộng đất là do địa tô quyết định Ông đã đúng đắn khi dựa vào địa tô để xácđịnh giá cả ruộng đất
* Trong lý luận của A.Smith:
Theo nhận xét chung của nhiều nhà nghiên cứu đã cho rằng A.Smith chưa
có những quan điểm rõ ràng và đầy đủ vế địa tô Tuy vậy, vẫn có thể thấy là A.Smith có cố gắng rất nhiều trong việc tìm hiểu bản chất thật sự của địa tô tư bảnchủ nghĩa bằng cách đặt nó trên cơ sở khoa học của lý luận giá trị-lao động Ông
Trang 13có nhận xét đúng đắn rằng địa tô là một loại thu nhập không do lao động tạo ra,một sự khấu trừ giá trị hàng hóa có lợi cho người chủ đất, là phần dôi ra trênmức tiền công và lợi nhuận bình quân của tư bản
Ông còn phân biệt được địa tô chênh lệch do độ màu mỡ và vị trí của đấtđai quyết định, mức tô phụ thuộc mức thu nhập do mảnh ruộng đó đem lại.Theo ông, phải căn cứ vào mức tô trên ruộng canh tác cây chủ yếu (lương thực
và thức ăn gia súc) làm tiêu chuẩn tính mức tô trên các mảnh ruộng trồng cácloại cây khác
A.Smith đã nhấn mạnh một cách hoàn toàn rõ ràng rằng quyền sở hữuruộng đất, kẻ sở hữu ruộng đất với tư cách là kẻ sở hữu “đòi hỏi địa tô” Nhưvậy khi xét địa tô với tư cách là một hậu quả đơn giản của quyền sở hữu ruộngđất, Smith đã thừa nhận địa tô là một giá cả độc quyền, một điều hoàn toànđúng, bởi vì chỉ do kết quả can thiệp của quyền sở hữu ruộng đất nên sản phẩmmới được bán theo một giá cả cao hơn giá cả chi phí, được bán theo giá trị của
nó Ông từng phát biểu “Địa tô, được coi là giá cả trả cho việc sử dụng ruộngđất, dĩ nhiên là một giá cả độc quyền” Thật vậy, đó là cái giá cả mà chỉ có sựđộc quyền về quyền sở hữu ruộng đất mới bắt người ta phải trả và về phươngdiện đó, nó là một giá cả độc quyền - giá cả đó khác với giá cả của những sảnphẩm công nghiệp
Ngoài ra, ông còn phân biệt được địa tô và tiền tô Theo ông tiền tô bằngđịa tô cộng với lợi tức tư bản đầu tư cải tạo đất đai Điều này tiến bộ hơn pháitrọng nông, vì phái trọng nông cho rằng, toàn bộ sản phẩm thuần túy là do tựnhiên mang lại
* Trong lý luận của D.Ricardo
Phân tích địa tô là một công lao to lớn của D.Ricardo Điểm nổi bật trong
lý luận địa tô là ông đã phân tích lý luận này trên cơ sở lý luận giá trị-lao động.Ông lặp luận rằng, do “đất đai canh tác hạn chế”độ màu mỡ đất đai giảm sút
“hiệu quả đầu tư bất tương xứng”trong khi đó, dân số tăng nhanh làm cho nạnkhan hiếm tư liệu sinh hoạt diễn ra phổ biến trong xã hội Điều này buộc xã hộiphải canh tác trên cả ruộng đất xấu Vì canh tác trên ruộng đất xấu, nên giá trị
Trang 14nông sản phẩm do hao phí lao động trên ruộng đất xấu nhất quyết định Vì vậy,
ở những ruộng đất tốt, trung bình, cùng với mức đầu tư chi phí, sẽ thu đượclượng sản phẩm lớn hơn so với ruộng đất xấu Khoản chênh lệch đó trả cho địachủ được gọi là địa tô
Bằng việc xây dựng lý luận địa tô trên cơ sở của giá trị lao động, D.Ricardo
đã giải thích rằng nguồn gốc của địa tô không phải là một tặng vật nào của đất,
mà nó có nguồn gốc từ chính lao dộng đã bỏ vào dất đai trong điều kiện cóchiếm hữu nhất định đưa lại Ricardo khẳng định rõ ràng rằng giá trị sản phẩmnông nghiệp được quyết định bởi chi phí lao động ở những mảnh đất xấu nhất.Điều khẳng định định này hết sức có giá trị và được Mác đánh giá rất cao bởi vì
từ đó người ta có thể hiểu được nguồn gốc của địa tô chênh lệch, cơ chế hìnhthành địa tô như thế nào D.Ricardo cũng chỉ rõ rằng trên những mảnh đất xấu,các nhà kinh doanh chỉ thu được lợi nhuận bình quân chung, trong khi đó thì lợinhuận thu được trên những mảnh đất tốt lại cao hơn lợi nhuận bình quân, do dócác nhà tư bản kinh doanh ở đây phải nộp lại cho chủ đất phần chênh lệch đódưới dạng địa tô Như vậy là khi người ta bắt đầu canh tác những đất đai màu
mỡ loại hai (tức là kém màu mỡ hơn) thì địa tô sẽ xuất hiện ngay lập tức trênmảnh đất loại một D.Ricardo viết rằng, cùng với việc thu hút tất cả các mảnhđất xấu vào kinh doanh, địa tô của các chủ đất sẽ tăng lên mà không cần có bất
cứ một sự đầu tư nào thêm từ phía họ
Cũng như A.Smith, D.Ricardo đã phân biệt được địa tô và tiền tô Địa tô làviệc trả công cho những khả năng thuần túy tự nhiên Ngoài địa tô, tiền tô cònbao gồm cả lợi nhuận do tư bản đầu tư vào ruộng đất
Các nhà kinh tế học khác cho rằng, địa tô là dấu hiệu sự giàu có của xã hội.Ngược lại D.Ricardo cho rằng, địa tô là biểu hiện sự bần cùng của xã hội Vì nếunhư đất đai phì nhiêu, màu mỡ, người ta không cần phải canh tác trên các ruộngđất xấu Do vậy địa tô giảm, giá cả nông sản phẩm giảm, địa tô càng cao thì xãhội càng thiế nông sản phẩm Với sự phát triển của khoa học - kĩ thuật, tăng màu
mỡ đất đai sẽ làm cho địa tô giảm đi
Trang 15Ricardo cũng dành nhiều thời gian cho việc phân tích lượng địa
tô Ông xác định rằng lượng địa tô sẽ phụ thuộc vào sự khác nhau về chất lượngcủa các loại đất canh tác Song ở đây, ông vẫn nhất quán trong việc khẳng địnhnguồn gốc của địa tô, không lẫn lộn việc phân tích địa tô về mặt chất và về mặtlượng Ông còn gắn mức địa tô với nhịp độ tích lũy tư bản Theo ông nếu nhịp
độ tích lũy tư bản giảm, thì nhu cầu đối với lúa mì giảm dẫn đến chỗ thu hẹpdiện tích đất canh tác và do đó mức địa tô cũng giảm và ngược lại
Ricardo cũng có một lặp luận độc đáo về mối quan hệ của địa tô với giá cảsản phẩm nông nghiệp Theo ông thì địa tô không làm tăng giá của lùa mì Lúa
mì đắt không phải vì nhà kinh doanh phải trả địa tô mà ngược lại chính vì giálúa mì cao cho nên phải trả địa tô cho chủ đất
Ricardo còn có hai nhận định lý thú khác về địa tô Một là, ông khẳng địnhđịa tô cao hay thấp đều là gánh nặng rơi vào vai người tiêu dùng chứ không phải
ai khác Hai là, trong trường hợp giá cả của lúa mì giảm dẫn đến mức địa tôgiảm chỉ là một tổn thất riêng cho chủ đất chứ không phải cho tất cả mọi người,song xét về toàn cục do kết quả của sự tiến bộ chung, hoàn cảnh của các chủ đấtcũng được cải thiện một cách tương đối Điều này khiến cho lời khuyên củaRicardo đối với các chủ đất đừng sợ sự giảm sút của mức địa tô càng trở nên có
cơ sở đáng tin cậy hơn
1.3 Hạn chế trong lý luận thu nhập của các nhà kinh tế chính trị tư sản cổ điển
Bên cạnh những thành tựu, trong lý luận thu nhập của các nhà kinh tế tưsản cổ điển còn tồn tại nhiều điểm hạn chế Cụ thể như sau:
1.3.1 Về lý luận tiền lương
* Trong lý luận của W.Petty
Ông chưa phân biệt được lao động và sức lao động, từ đó khẳng định tiềnlương là giá cả của lao động Đây là một luận điểm sai lầm Sau này, Mác đã chỉ
ra tiền lương không phải là giá cả của lao động mà là giá cả của sức lao độngPetty còn cho rằng tiền lương quan hệ tỉ lệ nghịch với giá trị tư liệu sinhhoạt, trái với quan điểm của Mác Ông chủ trương duy trì mức tiền lương tối
Trang 16thiểu, đặt ra “quy luật sắt về tiền lương” Ông quan niệm tiền lương cao thì côngnhân sẽ sinh ra lười biếng Đây là điều bất hợp lý, trái với quan điểm của Máckhi Mác cho rằng tiền lương sẽ tỉ lệ thuận với sức lao động
* Trong lý luận của A.Smith
A Smith đã sai lầm khi cho rằng tiền lương là nguồn gốc đầu tiên của giátrị trao đổi Mặc dù tiền lương hay nói đúng hơn việc thường xuyên bán sức laođộng là nguồn gốc của thu nhập đối với người công nhân Chính lao động củangười công nhân tạo ra giá trị chứ không phải tiền lương của họ Tiền lươngchẳng qua chỉ là một giá trị hiện có hoặc nếu chúng ta xét toàn bộ nền sản xuất –
là bộ phận giá trị mà người công nhân sáng tạo ra và chiếm hữu lấy Nhưng việcchiếm hữu nó không tạo ra giá trị Vì vậy tiền lương của công nhân có thể tănghay giảm mà không hề ảnh hưởng đến giá trị của hàng hóa đã được sản xuất ra Ông cũng chưa thật sự đúng đắn khi cho rằng cần phải trả lương cao, vì từviệc làm đó sẽ chứa đựng yếu tố làm giảm mức lương Bởi vì, việc trả lương cao
sẽ dẫn đến tình trạng cung về lao động lớn hơn cầu về lao động, lúc đó lại có thểgiảm tiền lương Điều này trái với Mác, Mác cho rằng tiền lương phải tỉ lệ thuậnvới sức lao động
* Trong lý luận của D.Ricardo
D Ricardo đã sai lầm khi cho rằng tiền công tăng lên sẽ làm tăng giá cả cáchàng hóa Vì giá trị các hàng hóa được quyết định bởi lượng lao động chứa đựngtrong hàng hóa đó, còn tiền công và giá trị thặng dư (lợi nhuận) thì chỉ là nhữngphần, những tỉ lệ, theo đó hai giai cấp những người sản xuất phân chia với nhaugiá trị của hàng hóa Cho nên rõ ràng là, mặc dù việc tăng và giảm tiền côngquyết định tỷ suất gía trị thặng dư (ở Ricardo là tỷ suất lợi nhuận) nhưng nókhông ảnh hưởng đến giá trị của hàng hóa, hay đến giá cả của nó (là biểu hiệnbằng tiền của giá trị hàng hóa) Cái tỉ lệ theo đó một chỉnh thể, được phân chiagiữa hai người tham dự vào cuộc chia, không làm cho bản thân chỉnh thể đó lớnhơn hay nhỏ đi Ngay cả những ngoại lệ mà Ricardo đã dẫn ra, trong đó hìnhnhư việc tăng tiền công làm cho giá trị trao đổi của một số hàng hòa này giảmxuống và làm cho giá trị trao đổi của một số hàng hóa khác tăng lên, những
Trang 17ngoại lệ đó cũng không phù hợp với thực tế nếu như ta nói về các giá trị, vàchúng chỉ đúng đối với các giá cả chi phí mà thôi
Ricardo ủng hộ lý thuyết “quy luật sắt về tiền lương” Ông giải thích rằng,tiền lương phải ở mức tối thiểu, đó là quy luật chung tự nhiên cho mọi cho xãhội Chỉ trong điều kiện đặc biệt thuận lợi, khả năng tăng lực lượng sản xuất mớivượt khả năng tăng dân số Còn trong điều kiện bình thường, với đất đai hạn chế
và sự giảm sút hiệu quả của đầu tư bổ sung sẽ làm cho của cải tăng chậm hơndân số Khi đó, cơ chế điều tiết tự phát sẽ hoạt động Điều đó sẽ kìm hãm tốc độtăng dân số Ông ủng hộ việc nhà nước không can thiệp vào hoạt động của thịtruờng lao động, phê phán sự giúp đỡ đối với người nghèo, vì theo ông, làm nhưvậy sẽ ngăn cản hoạt động của quy luật tự nhiên
1.3.2 Về lý luận lợi nhuận
* Trong lý luận của A.Smith
Trong việc nghiên cứu vấn đề lợi nhuận của A.Smith cũng bộc lộ nhữngđiểm hạn chế rõ rệt Do ông không nhất quán trong việc xác định nguồn gốc củagiá trị, A.Smith cũng không nhất quán trong việc xác định nguồn gốc của lợinhuận Một mặt, ông cho nó là do lao động của công nhân tạo ra Mặt khác nhưtất cả lý luận gia tư sản khác-ông cũng coi nó là con đẻ của toàn bộ tư bản ứngtrước Khuynh hướng san bằng tỷ suất lợi nhuận mà ông tưng đưa ra là do kếtquả của sự quan sát thực tế và do sai lầm trong việc xác định nguồn gốc thật sựcủa lợi nhuận đưa lại Hơn nữa chính phạm trù lợi nhuận cũng không được ôngđịnh nghĩa một cách nhất quán Ở ông rõ ràng là không có sự phân biệt giữahình thái chung, trừu tượng của lợi nhuận với các hình thái biểu hiện cụ thể của
nó Chính việc không có một khái niệm khoa học về giá trị thặng dư đã làm choviệc nghiên cứu lợi nhuận của ông không có cơ sở chắc chắn
Trong học thuyết của A.Smith có sự lẫn lộn giá trị thặng dư với lợi nhuận.Tuy ông thực sự nghiên cứu giá trị thặng dư nhưng lại không trình bày giá trịthặng dư một cách rõ ràng dưới hình thái một phạm trù xác định, khác vớinhững hình thái đặc biệt của nó nên ông đã trực tiếp lẫn lộn giá trị thặng dư vớihình thái phát triển cao hơn đó là lợi nhuận mà không đưa ra những khâu trung