SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO THANH HÓA TRƯỜNG THPT HÀM RỒNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC CỦA HỌC SINH KHI DẠY BÀI... Tuy nhiên, quá trình tổ chức dạy học để
Trang 1SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT HÀM RỒNG
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC CỦA HỌC SINH KHI DẠY BÀI
Trang 2MỤC LỤC
Trang
1.1 Lý do chọn đề tài……… 1
1.2 Mục đích nghiên cứu……… 2
1.3 Đối tượng nghiên cứu……… 2
1.4 Phương pháp nghiên cứu……… 2
2 Nội dung 2 2.1 Cơ sở lí luận của vấn đề……… 2
2.2 Thực trạng của vấn đề……… 3
2.3 Giải pháp và tổ chức thực hiện 4 2.3.1 Giải pháp 1: Giáo viên trang bị những kiến thức cơ bản cho học sinh làm tốt kiểu bài nghị luận về chi tiết nghệ thuật……… 4
2.3.2 Giải pháp 2: Rèn luyện kĩ năng làm kiểu bài nghị luận về chi tiết nghệ thuật qua các đề bài cụ thể……… 7
2.3.3 Kết quả thực nghiệm việc triển khai chuyên đề: “Cách làm kiểu bài nghị luận về chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm tự sự cho học sinh lớp 10 trường THPT Hàm Rồng Thành phố Thanh Hóa” ……….
16 3 Kết luận và kiến nghị 3.1 Kết luận……… 19
3.2 Kiến nghị……… 19
Trang 4
mĩ và định hướng thị hiếu lành mạnh để hoàn thiện nhân cách Học Văn giúp các emnhận thức về xã hội, thấu hiểu được hiện thực quanh mình Học Văn là học về conngười và học để làm người Thế nhưng, giờ dạy Văn trong trường phổ thông hiện naychưa thực sự phát huy được những ưu thế đó Vì vậy, đổi mới phương pháp dạy họcVăn nói chung và tìm tòi phương pháp giảng dạy hiệu quả từng bài nói riêng là vấn đề
mà mỗi giáo viên dạy Văn luôn trăn trở
Tổ chức dạy học nhằm giúp học sinh hình thành và phát triển năng, phẩm chấtcũng không phải là mới Tuy nhiên, quá trình tổ chức dạy học để phát huy năng lực cánhân, tạo điều kiện cho học sinh được sáng tạo và tương trợ lẫn nhau trong học tập thìmỗi tiết học đòi hỏi tâm huyết của mỗi giáo viên Để có một giờ học thành công,người dạy phải phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học Điềunày không chỉ nâng cao tri thức, mở rộng hiểu biết mà quan trọng hơn còn bồi dưỡngnăng lực hợp tác, năng lực vận dụng tri thức, tác động tích cực đến tư tưởng, tìnhcảm, đem lại hứng thú học tập các em Đối với môn Ngữ văn, khi vận dụng cácphương pháp dạy học tích cực, cần chú ý đến sự khác biệt về năng lực và sở thích củamỗi học sinh trong tiếp nhận văn bản, nhất là các văn bản văn học để có cách tổ chứcdạy học phù hợp
Làm thế nào để phát huy năng lực cho HS thực sự là một vấn đề quan trọng vàcấp thiết Trong khi đợi sự vào cuộc mạnh mẽ và đồng bộ hơn giữa các cấp, cácngành, trong khi đợi sự phối hợp nhịp nhàng hơn giữa gia đình, xã hội và nhà trường,thiết nghĩ, mỗi chúng ta - những người trực tiếp đứng lớp giảng dạy - cần tích cực hơntrong việc đổi mới phương pháp giảng dạy, truyền cảm xúc đến các em, giúp các emhoàn thiện nhân cách Từ những trải nghiệm của bản thân, tôi mạnh dạn chia sẻ với
đồng nghiệp Một số giải pháp phát triển năng lực hợp tác của học sinh khi dạy bài
“Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” (Nguyễn Dữ) Hi vọng kinh nghiệm của bản
thân tôi sẽ đóng góp phần nào vào việc nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh nói chung
và dạy học môn Ngữ văn nói riêng
1.2 Mục đích nghiên cứu
Trang 5Mục đích hướng tới của đề tài là tìm ra những giải pháp nhằm phát huy năng
lực hợp tác cho học sinh qua giờ đọc hiểu văn bản “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” của Nguyễn Dữ”, khơi gợi ở các em niềm yêu thích với môn Văn, từ đó nâng
cao hiệu quả của việc dạy và học Văn trong nhà trường THPT
1.3 Đối tượng nghiên cứu
- Việc dạy và học “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” của Nguyễn Dữ trong
Chương trình Ngữ văn 10
- Học sinh lớp 10 trường THPT Hàm Rồng ( 10A3, 10A4, 10A8)
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, tôi kết hợp sử dụng một số phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin
- Phương pháp phân tích - tổng hợp
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu
2 NỘI DUNG
2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Như chúng ta đã biết, việc đổi mới giáo dục luôn dựa trên những đường lối,quan điểm chỉ đạo giáo dục của nhà nước Việc đổi mới phương pháp dạy học cầnphù hợp với những định hướng đổi mới chung của chương trình giáo dục trung học
Những quan điểm và đường lối chỉ đạo của nhà nước về đổi mới giáo dục nóichung và giáo dục trung học nói riêng được thể hiện trong nhiều văn bản Luật giáodục số 38/2005/QH11, điều 28 quy định: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải pháthuy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm củatừng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm;rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lạiniềm vui, hứng thú học tập cho học sinh” [2] Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn
2011 - 2020 ban hành kèm theo quyết định 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của thủtướng chính phủ chỉ rõ: “Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quảhọc tập, rèn luyện theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo vànăng lực tự học của người học.”
Những quan điểm, định hướng nêu trên là cơ sở thực tiễn và môi trường pháp líthuận lợi cho việc đổi mới giáo dục phổ thông nói chung, đổi mới phương pháp dạy
học theo định hướng phát huy năng lực người học nói riêng Theo Từ điển Tiếng Việt:
“Năng lực là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó”[1,660] Có thể hiểu, năng lực hợp tác là khả năng tương tác, phối
hợp của cá nhân với tập thể để cùng giải quyết một vấn đề chung Với môn Ngữ văn,năng lực hợp tác thể hiện trong việc phối hợp cùng nhau tìm hiểu, thảo luận, lĩnh hội
Trang 6nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm Đó còn là khả năng tự đề xuất, tự điềuchỉnh và tự chịu trách nhiệm về ý kiến của mình trong quá trình tương tác với nhóm,lớp Dạy học phát triển phẩm chất, năng lực người học được xem như một nội dunggiáo dục, một phương pháp giáo dục như phương pháp dạy học nêu vấn đề, phươngpháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh Phương pháp dạy học theo quanđiểm phát triển năng lực không chỉ chú ý tích cực hóa học sinh về mặt trí tuệ mà cònchú ý rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với những tình huống của cuộc sống
và nghề nghiệp, rèn kĩ năng sống, đồng thời gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thựchành, thực tiễn Tăng cường việc học tập trong nhóm theo hướng cộng tác có ý nghĩaquan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội Bên cạnh việc học tập những tri thức và
kỹ năng riêng lẻ của các môn học chuyên môn cần bổ sung các chủ đề học tập phứchợp nhằm phát triển năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường phổ thông nói chung và mônNgữ văn nói riêng không phải là vấn đề mới nhưng cũng chưa bao giờ là cũ, luônquan trọng và mang tính thời sự Để dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh
và hình thành những kĩ năng sống hiệu quả, người dạy luôn phải suy nghĩ, tìm tòi đổimới phương pháp giúp học sinh đạt hiệu quả cao nhất trong tiếp nhận và cảm thụ tácphẩm văn học Nhưng làm thế nào để một giờ dạy văn - học văn thực sự hiệu quả, để
cả thầy và trò có một tâm thế thoải mái, hứng khởi và hăng say là một vấn đề không
hề giản đơn
Khi giảng dạy Chuyện chức phán sự đền Tản Viên của Nguyễn Dữ, (Trích Truyền kì mạn lục) của Nguyễn Dữ, chúng tôi đã tiếp cận bài học dựa trên đặc trưng
thể loại Có thể nói, một giờ đọc hiểu văn bản văn học sẽ chỉ thành công khi người
thầy khai thác và triển khai vấn đề theo đặc trưng thể loại Ta vừa phải trang bị chocác em một lượng kiến thức lí luận văn học vừa đủ để học sinh định hướng được sựkhác nhau giữa các thể loại thông qua văn bản, vừa khơi gợi sự thích thú của học sinhtrong việc tạo ra bầu không khí huyền ảo từ việc khai thác văn bản lẫn sự liên hệ cầnthiết với sáng tác đã học và từng nghe Quả thực, làm được như vậy chẳng hề đơngiản và gặp phải không ít khó khăn Trong văn học, để đưa các sáng tác từ hàng chụcthế kỉ trước lại gần với học sinh, các giờ học thầy cô có trang bị kiến thức lí luận vềđặc trưng thể loại không tránh khỏi tình trạng khiến giờ học nặng nề, trừu tượng, họcsinh khó tiếp cận văn bản hoặc tiếp cận không hiệu quả, làm mất đi bầu không khí vănchương vốn rất cần thiết với một giờ học Văn
Bên cạnh đó, để nâng cao hiệu quả giờ học, chúng tôi đã tích cực ứng dụngcông nghệ thông tin vào giảng dạy Trong quá trình tiến hành chuẩn bị bài học, tôi đã
Trang 7soạn giáo án điện tử với các slide trình chiếu nội dung phù hợp, đan xen hình ảnh tácgiả, tác phẩm, các bài tập luyện tập, vận dụng để củng cố kiến thức Nhờ vậy, giờ họckhông còn khô cứng mà ngược lại rất mới mẻ và hứng thú Tuy nhiên, trong nhiều tiếthọc, việc ứng dụng công nghệ thông tin còn nặng về hình thức, mang tính chất trìnhdiễn với nhiều hình ảnh, hiệu ứng, làm mất thời gian nhưng hiệu quả giờ dạy khôngcao Thêm nữa, trong tiến trình lên lớp với bài giảng điện tử, giáo viên thao tác quánhanh, học sinh không kịp ghi bài cũng ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu, lĩnh hộikiến thức và mức độ hiểu bài của các em, thậm chí phá vỡ bầu không khí văn chươngtrong tiết học Vì vậy, làm thế nào để vừa tạo hứng thú cho học sinh, vừa nâng caohiệu quả bài học vẫn là vấn đề mỗi ngày ta trăn trở
2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1 Giải pháp 1: Đặt tác phẩm trong bối cảnh lịch sử, văn hóa - xã hội
Tác phẩm văn chương là sự phản ánh hiện thực qua lăng kính là đôi mắt của nhàvăn Vì vậy, tác phẩm văn chương bao giờ cũng mang yếu tố hiện thực; yếu tố vănhóa, dấu ấn thời đại trong nó Nếu như không nắm được bối cảnh ra đời của tác phẩm,chúng ta sẽ không thể chiếm lĩnh được một cách đầy đủ nhất tác phẩm đó Để giúp
học sinh chủ động trong quá trình tiếp nhận tác phẩm “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” chúng ta nên định hướng cho các em nắm được bối cảnh ra đời tác phẩm Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ viết bằng chữ Hán, gồm 20 truyện, ra đời vào đầu
thế kỉ 16 Thời kì này, văn xuôi tự sự thoát khỏi mối ràng buộc của văn học dân gian
và văn học chức năng, đề cao việc phản ánh hiện thực đương thời Đặc điểm nổi bậtcủa văn học thời kì này là người viết thường mượn tác phẩm để ca ngợi và khẳng địnhmột đạo lí của con người ở đời, đặc biệt là người trí thức trong xã hội cũ Nguyễn Dữcũng vậy, tác giả lấy chuyện xưa để nói chuyện nay, lấy cái kì ảo để phản ánh hiệnthực Đây là một tác phẩm văn học thực sự với sự gia công đầy tâm huyết của một nhànho tuy về ở ẩn song vẫn không nguôi hoài bão giúp đời Bối cảnh của các truyện xảy
ra ở thời nhà Lí, Trần, Hồ, Lê Sơ Nhưng tác giả viết truyện này khi đó chế độ phongkiến đang suy thoái, xã hội đầy rẫy bất công Nếu như không nắm được bối cảnh lịch
sử, văn hoá xã hội Việt Nam lúc bấy giờ, học sinh sẽ không thể tiếp nhận được giá trịhiện thực sâu sắc của tác phẩm này
Khi giảng dạy tác phẩm này, chúng tôi chủ động gợi ý học sinh tìm hiểu kiếnthức về bối cảnh lịch sử, xã hội, thời đại, hoàn cảnh ra đời tác phẩm bằng phiếu họctập giao về nhà Trong giờ dạy, ở hoạt động tìm hiểu chung, giáo viên sẽ tiến hànhcho học sinh trình bày theo nhóm, các em khác sẽ nhận xét chéo, bổ sung, tranh luận
và giáo viên sẽ định hướng đến kết luận Ngoài ra ở hoạt động tìm tòi và sáng tạo,giáo viên có thể định hướng nguồn tài liệu và yêu cầu học sinh tìm đọc làm sáng rõthêm nội dung kiến thức
2.3.2 Giải pháp 2: Sử dụng hệ thống câu hỏi sáng tạo
Trang 8Trong thực tế giảng dạy có nhiều phương pháp và kỹ thuật dạy học mới đượcnghiên cứu vận dụng nhằm phát huy vai trò chủ thể của học sinh trong đó có kỹ thuậtđặt câu hỏi Tuy nhiên trong giảng dạy môn Ngữ văn nói riêng vẫn tồn tại tình trạngđầu tư cho việc xây dựng câu hỏi chưa thật sự thỏa đáng Phần nhiều câu hỏi sa vàochi tiết vụn vặt, đơn điệu, nhàm chán hoặc trong câu hỏi đã bao hàm ý trả lời hoặcmang tính chiếu lệ, thiếu những câu hỏi mang tính chất gợi mở, không có những tìnhhuống gay cấn buộc học sinh phải suy nghĩ, trăn trở vì thế giờ học trôi đi tẻ nhạt, họcsinh không hứng thú, học qua loa cho xong để rồi đến các kì thi, thực tế đáng buồn lạitái diễn: các em tìm chép tài liệu, sai kiến thức cơ bản, suy diễn nội dung tác phẩm,tách rời nội dung và nghệ thuật của tác phẩm…Vì vậy, tôi luôn trăn trở, suy nghĩ làmthế nào để vận dụng một cách có hiệu quả kĩ thuật đặt câu hỏi kết hợp với các kỹthuật dạy học tích cực khác để nâng cao hiệu quả bài học Trong quá trình giảng dạy,nhận thấy vai trò quan trọng và ưu thế của kỹ thuật đặt câu hỏi nên tôi đã đầu tư xâydựng hệ thống câu hỏi cho các giờ dạy, đặc biệt chú ý xây dựng những câu hỏi có vấn
đề nhằm khơi dậy hứng thú học văn của học sinh, kích thích sự phát triển trí tuệ vàgiúp các em lưu giữ kiến thức lâu hơn Cụ thể câu hỏi được sử dụng thường thuộc các
loại sau: câu hỏi đóng mở, câu hỏi thăm dò, câu hỏi dẫn dắt.
a Hệ thống câu hỏi chuẩn bị bài học ở nhà
Câu hỏi 1: Tìm hiểu những nét cơ bản về bối cảnh lịch sử, xã hội, thời đại cóảnh hưởng tới nội dung tư tưởng của văn bản?
Câu hỏi 2: Tìm hiểu những nét cơ bản về tác giả Nguyễn Dữ?
Câu hỏi 3: Tìm hiểu những nét cơ bản về hoàn cảnh sáng tác, thể loại truyền kì
và nội dung tập truyện Truyền kì mạn lục?
Học sinh làm bài thuyết trình trên bảng phụ, trên powerpoint hoặc qua videoclip Giáo viên tổ chức cho học sinh trình sản phẩm, cho học sinh tự đánh giá, giáoviên chốt kiến thức theo chuẩn kiến thức, kĩ năng
Để hoàn thành bài tập, học sinh phải chủ động họp nhóm, lập kế hoạch, phâncông nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên, kiểm soát thời điểm hoàn thành và chấtlượng sản phẩm Như thế, ở đơn vị kiến thức này, học sinh được định hướng pháttriển nhiều năng lực như năng lực hợp tác, năng lực tự quản, tự học, năng lực côngnghệ thông tin và năng lực thu thập, xử lí thông tin Trong đó, chúng tôi đặc biệt chútrọng năng lực tự học, năng lực sử dụng công nghệ thông tin
b Hệ thống câu hỏi khi hướng dẫn học sinh đọc - hiểu văn bản
*Câu hỏi hướng dẫn tìm hiểu chung về tác giả và tác phẩm
Câu hỏi 1: Dựa vào phần tiểu dẫn SGK, em trình bày hiểu biết của mình về tácgiả Nguyễn Dữ
Câu hỏi 2: Truyền kì là gì? Tại sao Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ lại được
Vũ Khâm Lân khen tặng là “thiên cổ kì bút”?
Câu hỏi 3: Em hiểu như thế nào về nhan đề tác phẩm?
* Câu hỏi hướng dẫn đọc - hiểu văn bản
Trang 9- GV có thể chia lớp thành 4 nhóm nhỏ và giao nhiệm vụ cho từng nhóm.
- Nhóm 1:
Câu hỏi 1: Nhân vật Ngô Tử Văn được giới thiệu là người như thế nào?
Tìm những chi tiết, hành động cho thấy sự nóng nảy, cương trực, khảng khái của Ngô
Câu hỏi 1: Tại sao Ngô Tử Văn nhận lời giữ chức phán sự đền Tản Viên?
Câu hỏi 2: Nếu là Ngô Tử Văn thì em có nhận lời không? Tại sao? Có bạn nàophản đối cách lí giải của bạn? Cho biết chính kiến của bản thân mình?
Vấn đề em tâm đắc nhất sau khi học “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”?
Hãy thể hiện điều đó bằng một đoạn văn ngắn, vẽ một bức tranh hoặc xây dựng một
sơ đồ tư duy
Để học sinh hợp tác học tập có hiệu quả, khắc sâu kiến thức, giáo viên cũng cóthể tổ chức trò chơi “Ai nhanh hơn” , đi tìm ô chữ về nội dung, giá trị tư tưởng, bútpháp, kết cấu truyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật, ngôn ngữ nhân vật
c Giáo viên hướng dẫn học sinh tổng kết, đánh giá bài học
Sau khi phân tích, giáo viên tổng hợp khái quát để đưa ra những tổng kết, nhậnđịnh, đánh giá Hoạt động này sẽ nâng cao giá trị và hoàn thành mục đích của phân
tích Với văn bản Chuyện chức phán sự đền Tản Viên của Nguyễn Dữ, người viết đưa
ra hệ thống câu hỏi trắc nghiệm kiểm tra kiến thức bài học để tổng hợp, đánh giá vàrút ra bài học qua tác phẩm và tiến hành thiết lập sơ đồ tư duy bài học
d Giáo viên tổ chức cho học sinh luyện tập
Giáo viên hướng dẫn học sinh tiến hành làm phần luyện tập
Trang 10Câu hỏi: “Nếu được yêu cầu viết đoạn kết của truyện, anh (chị) sẽ đồng tình với cáchkết thúc như đã có hay sẽ chọn một cách kết thúc khác? Trình bày và giải thích ý kiếncủa mình”
Học sinh có thể đồng tình hoặc không đồng tình và sáng tạo một cách kết thúckhác, miễn là trình bày được ý đồ và phù hợp với mạch truyện Cách làm này nhằmphát triển năng lực giải quyết tình huống và tiếp tục phát triển năng lực tư duy củangười học, giúp người học có cái nhìn có hệ thống, sâu sắc hơn về văn bản
2.3.3 Giải pháp 3: Đa dạng hóa hoạt động tổng kết và luyện tập
Trong quá trình tiến hành giải pháp, tôi kết hợp đổi mới phần tổng kết và luyệntập Chẳng hạn, với tác phẩm này, chúng ta có thể tổ chức cho HS củng cố kiến thứcqua trò chơi Thấu hiểu Giáo viên có thể chuẩn bị những mẩu giấy có ghi những từ,
ngữ được coi là từ khóa của tác phẩm Ví dụ: Chính nghĩa, công lí, tinh thần dân tộc, truyền kì, trí thức, kiên cường, gian tà, cốt truyện, kịch tính, yếu tố kì ảo Mỗi tổ sẽ
cử hai bạn đại diện lần lượt tham gia Trong vòng 1 phút, bạn thứ nhất sẽ bốc thăm từngẫu nhiên và dùng ngôn ngữ nói giải thích cho bạn còn lại tìm ra từ khóa Khi giảithích, các em không được nhắc đến kí tự có trong từ khóa, không được dùng từ nướcngoài, không được dùng cử chỉ, điệu bộ Sau 1 phút, nhóm nào giải thích được nhiều
từ khóa nhất sẽ giành phần thắng Trong thực tế giảng dạy, tôi đã vận dụng trò chơinày trong nhiều tiết học và nhận được sự hưởng ứng rất nhiệt tình từ HS Trò chơi nàyvừa giúp các em củng cố và nắm vững hơn nội dung tác phẩm, vừa rèn kĩ năng hợptác, làm việc nhóm, kĩ năng diễn đạt và tư duy Hoặc vẫn là trò chơi này nhưng tùythuộc vào năng lực, trình độ từng lớp mà giáo viên có thể linh hoạt chuyển giao nhiệm
vụ cho các em Mỗi tổ sẽ tự tìm ra 5 từ khóa để 1 trong 3 tổ còn lại bốc thăm và giảithích Luật chơi tương tự cách thứ nhất
Đối với phần luyện tập, chúng ta cũng có thể sử dụng linh hoạt nhiều hình thứchoạt động Với tác phẩm này, giáo viên có thể cho HS xây dựng ô chữ, hoàn thành sơ
đồ tư duy Cũng có thể cho các em sân khấu hóa một vài nội dung như cuộc đối thoạigiưac Ngô Tử Văn và hồn ma tướng giặc, cảnh xử kiện ở minh ti Qua đó, giúp các
em nắm vững hơn phẩm chất dũng cảm, kiên cường, trọng công lí và giaiù tinh thầndân tộc của nhân vật Giáo viên tổ chức cho học sinh các nhóm tự đánh giá sản phẩmcủa mình và đánh giá lẫn nhau, sau cùng, giáo viên nhận xét, chốt ý
Giáo viên có thể kiểm tra mức độ thông hiểu, vận dụng cũng như năng lực hợptác của học sinh qua các câu hỏi mở Chẳng hạn: Trong phần lời bình cuối truyện, tác
giả Nguyễn Dữ nhận xét: “Ngô Tử Văn là một chàng áo vải Vì cứng cỏi mà dám đốt cháy đền tà, chống lại yêu ma, làm một việc hơn cả thần và người” Em có đồng ý với
ý kiến đó không? Vì sao?
2.3.4 Giải pháp 4: Phát huy năng lực hợp tác qua hoạt động giáo dục kĩ năng sống
Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động dạy học là vấn đềkhông mới Từ năm học 2010 – 2011, Bộ GD&ĐT đã đưa giáo dục kĩ năng sống vào
Trang 11giảng dạy trong trường học Môn Ngữ văn là môn học có nhiều ưu thế đặc biệt trongviệc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.
Với tiết học này, chúng ta vẫn có thể phát huy năng lực hợp tác của học sinhthông qua các hoạt động giáo dục kĩ năng sống Chẳng hạn, từ sự việc, chi tiết trongvăn bản, học sinh đọc và chỉ ra kĩ năng được đề cập đến là gì trong số những kĩ năngsống cần có Các em có thể tranh luận, liên hệ trình bày suy nghĩ, nhận thức của bảnthân Chẳng hạn như:
- Kĩ năng nhận thức: đây là kĩ năng sống cơ bản của con người, là nền tảng đểcon người có những quyết định đúng đắn Các em có thể tranh luận để đi đến nhậnđịnh hành động của Ngô Tử Văn xuất phát từ ý thức của người trí thức khảng khái cónhận thức rõ ràng về giá trị bản thân, có bản lĩnh cứng cỏi, mạnh mẽ, tự tin và dámđương đầu với khó khăn thử thách
- Kĩ năng hành động: là khả năng các em biết quyết định lựa chọn phương án tối
ưu để giải quyết vấn đề một cách phù hợp và kịp thời Từ việc tranh luận để thấy đượcNgô Tử Văn quyết định châm lửa đốt đền tà sau khi tắm rửa sạch sẽ, khấn vái trời đấttrừ hại cho dân làng, các em sẽ có nhận thức đúng đắn và hành động vì chính nghĩa
- Kĩ năng phân tích: là khả năng phân tích một cách khách quan và toàn diện vấn
đề, sự vật, hiện tượng xảy ra Giaó viên có thể nêu vấn đề để các em thảo luận và thấyđược tinh thần dân tộc mạnh mẽ qua nhân vật Ngô Tử Văn Từ đó, các em không chỉbiết phê phán hồn ma tên tướng giặc mà còn biết lên án những hành động sai trái vàtránh làm tổn thương đến những người xung quanh
2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường.
2.4.1 Tính mới, tính sáng tạo
* Tính mới
Ở giải pháp thứ nhất, tính mới của giải pháp định hướng học sinh tìm hiểu kiếnthức văn xuôi tự sự trung đại bằng phiếu học tập ở nhà giúp các em chủ động khámphá kiến thức khái quát Từ đó, giáo viên có thể phân hóa đối tượng học sinh ngay từban đầu để có phương pháp, định hướng phát triển năng lực cho học sinh phù hợp Rõràng, so với phương pháp dạy học truyền thống, thiên về truyền thụ một chiều, tínhtích cực chủ động của học sinh ít nhiều bị hạn chế thì giải pháp đưa ra về mặt lí luận
đã có những hiệu quả đáng kể trong việc khéo léo đưa học sinh từng bước tích cực,sáng tạo trong tiếp cận kiến thức, từng bước hình thành năng lực hành động và giảquyết các tình huống thực tiễn Đồng thời, tiết kiệm được khá nhiều thời gian để tiếpnhận một lượng kiến thức dài và khó
Ở giải pháp thứ hai, ta thấy để hoàn thành bài tập, học sinh phải chủ động họpnhóm, lập kế hoạch, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên, kiểm soát thờiđiểm hoàn thành và chất lượng sản phẩm Sau đó, học sinh được trình bày sản phẩmcủa nhóm trước lớp, các em sẽ có hứng thú hơn khi thấy vai trò của tập thể và ý thức
Trang 12tự khẳng định mình, luyện cho các em khả năng trình bày tự tin Tính mới thể hiện ởhoạt động đọc hiểu văn bản, giáo viên hướng tới rèn cho học sinh năng lực tóm tắtvăn bản bằng cách điền khuyết vào sơ đồ Cách làm này định hướng năng lực tư duymạch lạc hơn khi xem xét bố cục văn bản khác với cảnh tóm tắt cũ khá nặng nề vàmất thời gian Trong hoạt động tổng kết, tôi hướng tới phát triển năng lực tư duy tổnghợp bởi sự tổng kết, nhận định, đánh giá sẽ nâng cao giá trị của phân tích, hoàn thànhmục đích của phân tích nên tôi đã đã xây dựng các câu hỏi trắc nghiệm bám sát nộidung đã học để khắc sâu kiến thức trọng tâm và thiết lập sơ đồ tư duy hệ thống kiếnthức trọng tâm bài học
Ở giải pháp thứ ba, tính mới trong cách đánh giá học sinh theo hướng phát triểnnăng lực Rõ ràng so với giải pháp cũ chỉ chú trọng đánh giá kết quả học tập của họcsinh cuối kì, cuối năm thì giải pháp đưa ra có tính mới, đáp ứng được xu hướng đổimới trong giáo dục về kiểm tra, đánh giá Cách đánh giá này giúp học sinh nhận ra sựtiến bộ của mình, khuyến khích động viên và thúc đẩy việc học ngày một tốt hơn
Ở giải pháp thứ tư, chúng ta có thể tiến hành giáo dục kĩ năng sống cho các em.Qua việc tìm hiểu nội dung tác phẩm, học sinh không chỉ nắm được tính cách dũngcảm, kiên cường của Ngô Tử Văn mà còn được bồi dưỡng thêm lòng yêu chính nghĩa.Hơn nữa các em còn được trang bị kĩ năng nhận thức, kĩ năng thực hành, năng lực xãhội và năng lực tự khẳng định chính mình Với đặc trưng của một môn học về khoahọc xã hội và nhân văn, bên cạnh nhiệm vụ hình thành và phát triển năng lực họcsinh, môn Ngữ văn còn giúp các em có được những hiểu biết về xã hội, văn hoá, vănhọc, lịch sử, đời sống nội tâm của con người và đặc biệt là có kĩ năng trong cuộc sống
* Tính sáng tạo
Tính sáng tạo thể hiện ở việc giáo viên linh hoạt kết hợp những câu hỏi thảo luận
vào tình huống cao trào của văn bản để tạo dấu ấn cho bài giảng và định hướng tiếp
cận văn bản cho học sinh Giáo viên xác định được trung tâm thẩm mĩ, kiến thức cơ
bản mà học sinh cần tiếp nhận để đặt ra câu hỏi buộc học sinh phải giải quyết Giáoviên xây dựng hệ thống câu hỏi chủ đạo để tiếp cận văn bản phù hợp Những câu hỏichủ đạo có tính chất gợi mở, có sức thu hút lôi cuốn đi từ dễ đến khó, từ tái hiện đếnsuy luận và có khả năng bao quát, mở rộng sang những câu hỏi khác hoặc vấn đề khác
và liên kết chúng lại với nhau Đặc biệt, xây dựng lại phần thắt nút đầy kịch tính củatruyện và đặt ra câu hỏi tình huống để học sinh thảo luận về ý nghĩa của việc xâydựng hình tượng nhân vật sẽ tạo được điểm nhấn của bài học Giáo viên tổ chức chohọc sinh diễn lại đoạn đối chất giữa Diêm Vương - Ngô Tử Văn trên lớp và kết hợpvới thảo luận giải quyết câu hỏi tình huống Qua hoạt động trải nghiệm này, không khílớp học sẽ sôi nổi hơn, học sinh được thể hiện mình và nội dung kiến thức được chốtnhuần nhuyễn, dễ dàng Ngoài ra, học sinh có thể thấy được kịch tính trong cốttruyện, tuyến nhân vật với đặc trưng riêng và dễ dàng hơn trong việc xác định giá trị,
ý nghĩa ở cuối bài