Một số giải pháp phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh Tiểu họcMột số giải pháp phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh Tiểu họcMột số giải pháp phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh Tiểu họcMột số giải pháp phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh Tiểu họcMột số giải pháp phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh Tiểu họcMột số giải pháp phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh Tiểu họcMột số giải pháp phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh Tiểu họcMột số giải pháp phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh Tiểu họcMột số giải pháp phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh Tiểu họcMột số giải pháp phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh Tiểu họcMột số giải pháp phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh Tiểu họcMột số giải pháp phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh Tiểu họcMột số giải pháp phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh Tiểu học
Trang 1I Đặt vấn đề
1 Lý do chọn sáng kiến kinh nghiệm:
Xuất phát từ mục tiêu giáo dục: đào tạo con người mới phát triển toàn diện về mọi mặt đáp ứng được yêu cầu đặt ra trong xã hội hiện nay là một vấn đề cấp bách và cần thiết mà Đảng và nhà nước đang quan tâm Đó cũng chính là những nhiệm vụ mà ngành giáo dục phải thực hiện, và cũng chính là nhiệm vụ mà mỗi giáo viên Tiểu học cần đặt ra cho mình trong từng năm học
Trong xã hội hiện nay vấn đề xuống cấp đạo đức, phẩm chất đang diễn ra nghiêm trọng xung quanh chúng ta gây nhức nhối trong xã hội Thực tế, chưa bao giờ trường học ở Việt Nam, các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh lại kinh hoàng trước nạn “ học sinh kém đạo đức ” của chính các em học sinh như hiện nay Người lớn sống gấp, thờ ơ, thiếu trách nhiệm trước cuộc sống thì trẻ em sẽ lạnh lùng, vô cảm trước cuộc đời Xã hội càng phát triển con người càng phải hoàn thiện, một con người hoàn thiện về nhân cách là con người không chỉ có tài mà cần phải có cả đức
Bác Hồ đã dạy : “ Có tài mà không có đức là người vô dụng,
Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó.”
Bất kỳ xã hội nào, nền văn hóa nào thì phẩm chất đạo đức con người cũng luôn được chú trọng, giáo dục phẩm chất con người luôn là một việc cần thiết và quan trọng trong mọi xã hội và mọi giai cấp Trong giai đoạn hiện nay, vấn
đề giáo dục phẩm chất cho học sinh đang trở nên cấp bách và cần thiết Ngay từ lứa tuổi học sinh học tiểu học Giáo dục phẩm chất lại càng phải quan tâm và coi trọng, nó là một nhân tố quyết định đến nhân cách con người, là luân thường đạo lý của con người
Đặc biệt với nền giáo dục của chúng ta hiện nay, song song với đổi mới phương pháp dạy học thì việc quan tâm đến giáo dục năng lực, phẩm chất cho học sinh là một việc làm vô cùng quan trọng nhất là với lứa tuổi nhỏ, lứa tuổi đang "như búp trên cành" Trẻ em như một tờ giấy trắng, ngay từ ban đầu việc hình thành giáo dục phẩm chất cho các em có một chuẩn mực đạo đức phù hợp với xã hội là một việc làm vô cùng thiết thực, nó giúp các em hình thành nên thói quen có hành vi đạo đức tốt mãi mãi về sau
Trong thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay, mỗi giáo viên cần xác định nhiệm vụ chủ yếu đối với học sinh là giáo dục, giáo dưỡng Trong quá trình giảng dạy ta không nên coi nhẹ hai nhiệm vụ đó, bởi giáo dục và giáo dưỡng mới đào tạo được một học sinh toàn diện theo yêu cầu của nền giáo dục mới
Vì vậy, trong quá trình dạy học bản thân tôi luôn chú trọng tới việc giáo dục năng lực, phẩm chất cho học sinh
trong tất cả các môn học Bởi tôi nghĩ rằng: “Phẩm chất là cái tốt, cái đúng của mỗi con người được chuyển hoá thành lời nói và hành vi tốt đẹp”.
Trong kế hoạch giáo dục của bản thân 2 năm học 2014- 2015, 2015- 2016 bản thân tôi luôn hình thành các tiêu chí về năng lực, chuẩn mực hành vi đạo đức cho học sinh trong các mối quan hệ: gia đình, thầy cô, bạn bè; mối quan hệ với thiên nhiên và cộng đồng để tạo cơ hội cho các em có nhiều cơ hôi bộc lộ và phát triển mình về mọi mặt
Xuất phát từ đó mà tôi mạnh dạn chọn sáng kiến “Một số giải pháp phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh Tiểu học” để các đồng nghiệp cùng chia sẻ và góp ý hoàn thiện hơn cho tôi Đây cũng chính là tâm huyết của
tôi, mong muốn có được những học sinh ngoan và phát triển toàn diện đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi của xã hội hiện nay: Con người phải vừa hồng vừa chuyên
2 Nhiệm vụ của sáng kiến kinh nghiệm:
- Tìm hiểu thực trạng thực trạng về sự phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh
- Nghiên cứu những định hướng hình thành năng lực, phẩm chất cho học sinh
- Tiến hành phân tích, đánh giá, đưa ra những giải pháp nhằm phát triển năng lực, phẩm chất cho HS để các em phát triển toàn diện
3 Phương pháp nghiên cứu.
Để thực hiện sáng kiến này, tôi đã sử dụng một số phương pháp sau:
- Phương pháp đọc sách: Tôi đã tìm đọc các tài liệu liên quan đến việc rèn năng lực, phẩm chất cho học sinh như: Cẩm nang Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học Giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học Thông tư
30/2014/TT-BGDĐT về Quy định đánh giá và xếp loại học sinh Tiểu học Tài liệu hướng dẫn hoạt động ngoài giờ lên lớp dành cho học sinh Tiểu học
- Phương pháp làm mẫu
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp tổng kết, kinh nghiệm
Trang 24 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng: Học sinh lớp 1
- Phạm vi nghiên cứu: Trường Tiểu học Yên Lư số 2 - Yên Dũng - Bắc Giang
II Giải quyết vấn đề :
1 Cơ sở lý luận:
Đất nước ta đang tiến tới công nghiệp hoá, hiện đại hoá Đây là định hướng
chiến lược đúng đắn, phù hợp với yêu cầu của thời đại Thời đại mà trí tuệ con người được coi là tài sản quý báu
Trong đó giáo dục đóng vai trò quan trọng để thực hiện mục tiêu chiến lược quốc gia: "Phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đào tạo những con người có kiến thức văn hoá, khoa học kỹ thuật, có kỹ năng nghề nghiệp, lao động tự chủ, sáng tạo và có kỷ luật, giàu lòng nhân ái, yêu nước, sống lành mạnh đáp ứng được những yêu cầu phát triển đất nước".
Để thực hiện những mục tiêu về giáo dục con người, thì người giáo viên phải xác định rõ được yêu cầu và nhiệm vụ của mình Một lớp là tổ chức chính quy trong hệ thống tổ chức quản lý của nhà trường Giáo viên là người
có trách nhiệm thực hiện các chỉ tiêu, kế hoạch nhà trường giao và từ giáo viên đến học sinh nhằm thực hiện có hiệu quả nguyên lý giáo dục và mục tiêu giáo dục cấp học đã được nêu ở điều lệ trường tiểu học
Lớp là đơn vị nhỏ trong tập hợp đơn vị lớn đó là nhà trường Mỗi đơn vị lớp
hoạt động tốt, tự hoàn thiện mình sẽ góp phần thúc đẩy lẫn nhau tạo biến đổi về
chất lượng trong nhà trường Nhờ đó mà nhà trường phát triển nhanh hơn, bền vững hơn Nhiệm vụ trung tâm của nhà trường là dạy và học đó cũng là nhiệm vụ của giáo viên Chất lượng dạy và học của nhà trường được thể hiện ở chất lượng của mỗi lớp và mỗi giáo viên Không những thế mà giáo viên còn phải rèn luyện cho học sinh về năng lực, phẩm chất cũng như các mặt hoạt động khác
Như vậy vấn đề giáo dục học sinh trở thành những con người phát triển toàn diện là nhiệm vụ hàng đầu biến các mục tiêu giáo dục thành hiện thực Giữ vai trò quyết định chất lượng và hiệu quả giáo dục của nhà trường mà người thực hiện nhiệm vụ này chính là giáo viên chủ nhiệm lớp
Là giáo viên trực tiếp giảng dạy bản thân tôi nhận thấy rằng: Sản phẩm giáo dục mà chúng ta tạo ra không thể biết trước chính xác kết quả như các sản phẩm của các ngành nghề khác Đặc biệt la sự hình thành và phát triển năng
lực, phẩm chất cho học sinh không phải “ngày một, ngày hai” là có được mà phải trải qua một thời gian dài rèn
luyện Cho nên để đảm nhận công việc nay chúng ta phải thật sự kiên trì, nhẫn nại và phải tốn nhiều thời gian công sức để tìm hiểu; lắng nghe tâm tư nguyện vọng của từng đối tượng học sinh trong lớp Như vậy giáo viên chủ nhiệm phải đề ra được kế hoạch, phương pháp giáo dục thích hợp cho từng trường hợp đặc biệt bằng cả tấm lòng yêu thương, nhân ái của người Thầy
2- Cơ sở thực tiễn:
Trong những năm gần đây giáo dục Việt Nam nói chung, giáo dục Tiểu học nói riêng chủ yếu thiên về rèn kiến thức cho học sinh cho nên cho ra những lớp học sinh học rất giỏi nhưng lại không biết ứng xử trong cuộc sống, không cả biết làm những công việc phục vụ cho chính bản thân mình, ngại giao tiếp với người lạ Chính vì vậy mà năm học 2014-2015 Bộ GD và ĐT ra quyết định thay thế TT 32/2009/TT- BGDĐT bằng TT 30/2014/TT- BGDĐT
về việc Quy định đánh giá học sinh tiểu học, nhằm giúp giáo viên điều chỉnh, đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động dạy học, hoạt động trải nghiệm ngay trong quá trình và kết thúc mỗi giai đoạn dạy học, giáo dục; kịp thời phát hiện những cố gắng, tiến bộ của học sinh để động viên, khích lệ và phát hiện những hạn chế của học sinh
để có giải pháp kịp thời nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh; góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục Giúp học sinh tự đánh giá và tham gia đánh giá; tự học, tự điều chỉnh cách học Giúp cha mẹ học sinh tham gia đánh giá quá trình và kết quả học tập, rèn luyện của con em mình; tích cực hợp tác với nhà trường trong các hoạt động giáo dục học sinh Thông tư này đánh giá học sinh ở 3 tiêu chí: Kiến thức, kĩ năng; năng lực; phẩm chất Trong 3 tiêu chí này thì tiêu chí kiến thức, kĩ năng học sinh bộc lộ rất rõ nét trong các tiết học ở trên lớp Còn tiêu chí năng lực, phẩm chất thì được bộc lộ rõ ở các hoạt động luyện tập, thực hành và trải nghiệm thực
tế Chính vì lí do đó mà trong năm học 2015-2016 ngoài hoạt động dạy học trên lớp Bộ GD còn chú trọng đến các hoạt động trải nghiệm, sáng tạo
Công tác giáo dục học sinh, nhất là học sinh cá biệt và giúp đỡ học sinh khó khăn đạt hiệu quả cao và đặc biệt là đưa phong trào của lớp đạt kết quả Giáo viên phải tích cực nghiên cứu và ứng dụng khoa học tâm lý - giáo dục để
hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giáo viên chủ nhiệm lớp và các nhiệm vụ khác Đặc biệt vừa phải là “ Người thầy nghiêm khắc, người mẹ hiền đáng kính, đồng thời là người bạn tri kỷ của học sinh” góp phần hình thành và phát
triển nhân cách của các em một cách có hiệu quả để các em trở thành người có ích cho xã hội
Giáo viên Tiểu học không chỉ dạy đủ các môn học theo quy định của Bộ GD&ĐT mà còn phải làm tốt công tác chủ nhiệm lớp Vì vậy, đòi hỏi người giáo viên Tiểu học không chỉ có trình độ chuyên môn mà còn phải biết tổ chức quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục, đó là việc rất nặng nề và cũng rất khó khăn đối với giáo viên Khác với những năm trước, năm học 2015-2016, tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 1B với tổng số là
Trang 334 học sinh, học sinh phần lớn là ngoan Thế nhưng, bên cạnh đó vẫn còn số học sinh là cá biệt cụ thể như sau:
- Học sinh nhận thức chậm, khả năng tự học tự giải quyết vấn đề còn hạn chế khi học cần có sự giúp đỡ của bạn và thầy cô
- Một số em ý thức tự quản, tự phục vụ chưa cao đi học về là vứt sách vở lung tung, đến lớp thì thường xuyên quên sách vở, quên đồ dùng học tập
- Một số em còn rụt rè nhút nhát khi giao tiếp với thầy cô và người lạ
- Một số em chưa biết làm các việc như vệ sinh lớp học, tưới cây, nhặt rau, rửa ấm chén
- Học sinh trong lớp có hoàn cảnh khó khăn, éo le (bố mẹ ly hôn, bố hoặc mẹ mất, bố mẹ đi làm ăn xa ở nhà với ông bà ) nên thiếu sự quan tâm sâu sát của gia đình
- Một số phụ huynh coi việc giáo dục trẻ là bổn phận và trách nhiệm của nhà trường mà đặc biệt là của giáo viên Vấn đề đặt ra cho tôi là từ thực trạng của lớp tôi phải làm sao để chính các em ấy luôn cảm thấy ở tôi sự mới lạ, không nhàm chán, hướng các em đến sự đam mê học tập và phấn đấu rèn luyện năng lực, phẩm chất ngay từ những ngày đầu bước vào ngưỡng cửa của trường Tiểu học Tôi tự hứa với lòng mình phải cố gắng thật nhiều để làm tốt công tác chủ nhiệm và phải đặc biệt quan tâm, gần gũi hơn với những học sinh này
3 Đánh giá thực trạng:
Trong quá trình giáo dục học sinh tôi tìm ra được một số nguyên nhân sau:
- Do chuyển từ hoạt động vui chơi sang hoạt động học tập (từ mẫu giáo sang lớp 1) nên các em còn hiếu động, thiếu kiên trì chưa quen với hoạt động của trường Tiểu học
- Học sinh nhận thức chậm, khả năng tự học, tự giải quyết vấn đề còn hạn chế có thể là ở gia đình các em đó không quan tâm đến việc học của con em họ, không dạy dỗ các em đó học ở nhà hoặc em đó có lỗ hổng về kiến thức nên cảm thấy chán nản
- Học sinh chưa có ý thức tự quản, tự phục vụ và không biết làm những việc đơn giản phù hợp với khả năng của các
em là do gia đình nuông chiều không khiến các em làm bất kể việc gì và các việc đó đều do ông bà, bố mẹ thường làm thay, làm hộ hoặc trẻ có những tính xấu mà bản thân gia đình chưa giáo dục được…
- Gia đình có sự mâu thuẫn giữa bố và mẹ, thiếu sự quan tâm của gia đình hoặc có thể bị bạn bè, kẻ xấu lôi kéo…
- Mỗi giáo viên muốn làm tốt nhiệm vụ của mình thì phải vừa là một giáo viên giỏi về chuyên môn, vừa phải là một nhà tâm lí giỏi để hiểu học sinh, để xử lí các tình huống rắc rối sao cho khéo léo, tế nhị và đạt hiệu quả giáo dục cao Nếu giáo viên không tâm huyết với nghề, không có tinh thần trách nhiệm cao thì khó mà hoàn thành nhiệm vụ Chất lượng học tập của học sinh, năng lực, phẩm chất, lối sống…của học sinh rồi sẽ ra sao? Chính vì hiểu rõ điều đó nên trong những năm học qua, song song với việc giảng dạy tốt các môn học theo qui định, tôi luôn cố gắng phấn đấu làm tốt vai trò, nhiệm vụ của một giáo viên chủ nhiệm lớp
4 Các biện pháp đã tiến hành:
4.1 Khảo sát đối tượng học sinh để đưa ra những phương pháp giáo dục phù hợp
- Khảo sát đối tượng thông qua hồ sơ học sinh, lãnh đạo địa phương và qua phụ huynh học sinh
- Tiến hành phân loại đối tượng để đưa vào sổ kế hoạch cá nhân, kế hoạch công tác chủ nhiệm, cụ thể:
1 Học sinh có khả năng tự học, tự giải quyếtvấn đề. 15/34 44,1
2 Học sinh có ý thức tự quản, tự phục vụ 12/34 35,3
3 Học sinh mạnh dạn khi giao tiếp với thầycô và người lạ. 10/34 29,4
4 Học sinh có ý thức chăm học, chăm làm 14/34 41,2
Căn cứ vào sự phân loại trên tôi đã tiến hành một số phương pháp sau nhằm giáo dục học sinh để hoàn thành tốt nhiệm vụ của năm học:
4.2- Áp dụng và lựa chọn cách giáo dục sao cho phù hợp từng đối tượng :
4.2.1- Đối với học sinh nhận thức chậm, khả năng tự học, tự giải quyết vấn đề còn hạn chế:
- Giáo viên lập kế hoạch giúp đỡ đối tượng bằng những việc cụ thể:
+ Đưa ra những câu hỏi từ dễ đến khó để học sinh có thể trả lời được nhằm tạo hứng thú và củng cố niềm tin ở các em
+ Thường xuyên kiểm tra các đối tượng đó trong quá trình lên lớp
Trang 4+ Tổ chức cho học sinh học theo nhóm để học sinh khá giỏi giúp đỡ học sinh yếu kém tiến bộ.
Trang 54.2.2- Đối với học sinh có ý thức tự quản, tự phục vụ chưa cao :
Gặp gỡ phụ huynh học sinh trao đổi về tình hình học tập, sinh hoạt ở nhà của học sinh như vệ sinh thân thể, ăn, mặc Trao đổi với phụ huynh một số việc phục vụ cho học tập như chuẩn bị đồ dùng học tập ở lớp, ở nhà, cách bố trí thời gian học tập ở lớp cũng như ở nhà
Đặc điểm của học sinh lớp 1 là mau nhớ nhanh quên, vì vậy việc rèn luyện cho các em ý thức tự quản, tự phục vụ cần được làm thường xuyên, liên tục ở mọi nơi, mọi lúc Ngoài sự giáo dục của thầy cô ở lớp, việc cha mẹ giúp đỡ rèn luyện ở nhà là một việc quan trọng Vì vậy, ngay buổi họp đầu tiên của năm học tôi đã trao đổi rất kĩ tầm quan trọng của giáo dục cho học sinh lớp 1 và phổ biến cách dạy các cháu ở nhà cho thống nhất với giáo viên ở lớp Tôi mạnh dạn trình bày trên bảng cách đánh giá học sinh theo thông tư 30/ BGD, các kế hoạch hoạt động trải nghiệm sáng tạo tới cha mẹ học sinh để cha mẹ học sinh cùng phối hợp với giáo viên trong việc giảng dạy và giáo dục các em
Rèn các kỹ năng sống cơ bản như: từ tự vệ sinh cá nhân đến vệ sinh cá nhân sạch sẽ, từ cách đánh răng, rửa mặt; cách đi giày,dép đúng; cách mặc quần áo, cách chuẩn bị đồ dùng học tập đến việc xếp đồ dùng học tập gọn gàng, ngăn nắp; cách bố trí thời gian học tập ở lớp cũng như ở nhà sao cho phù
hợp
Trang 6Hoạt động trải nghiệm: Xếp sách vở, đồ dùng học tập.
Hoạt động làm và trang trí hòm thư cá nhân
4.2.3- Đối với học sinh còn rụt rè, nhút nhát khi giao tiếp với thầy cô và người lạ:
Rèn các kỹ năng sống và kỹ năng giao tiếp cơ bản như: biết chào hỏi thầy giáo, cô giáo, khách đến trường, đến nhà
và người lớn tuổi, biết nói lời cảm ơn và xin lỗi Giáo viên thường xuyên trao đổi, trò chuyện với học sinh trong giờ học cũng như ngoài giờ lên lớp nhằm tạo cơ hội giao tiếp cho học sinh
Trang 7Tổ chức các hoạt động tập thể thường xuyên mang tính vừa sức để các em được hoạt động, vui chơi nhằm cải thiện tâm lý, tăng khả năng vận động
Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm hình thành cho học sinh những năng lực cần thiết nhằm phát triển khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân trong tập thể
Trang 8Phần thi hùng biện của em Giang Thị Minh Thư lớp 1B năm học 2015- 2016
4.2.4- Đối với học sinh chưa chăm học, chăm làm :
- Gặp gỡ phụ huynh học sinh trao đổi về tình hình học tập, rèn luyện cũng như sự tiến bộ của con em để phụ huynh
giúp đỡ thêm việc học rèn luyện ở nhà cho các em Chú ý tránh thái độ miệt thị, phân biệt đối xử làm cho các em nhụt chí, xấu hổ trước bạn bè
- Dùng phương pháp tác động tình cảm, nghiêm khắc đối với học sinh nhưng không cứng nhắc Tuyệt đối không
sử dụng phương pháp trách phạt, chú ý gần gũi các em và thường xuyên nhắc nhở động viên khen chê kịp thời Giao cho các em đó một chức vụ trong lớp nhằm gắn với các em trách nhiệm để từng bước điều chỉnh mình
- Hướng dẫn các em làm một số việc vừa sức như tham gia cùng các bạn làm vệ sinh lớp học, lau bàn ghế, lau bảng Chia lớp thành các nhóm nhỏ để các em thay phiên nhau làm việc
Trang 9Hoạt động làm vệ sinh lớp học.
Hoạt động chăm sóc chậu cây cảnh trước lớp.
Trang 10Hoạt động chăm sóc rau.
- Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm hình thành cho học sinh những năng lực cần thiết nhằm phát triển khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân trong tập thể