1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Kinh nghiệm sử dụng phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực trong tiết 63 động vật quý hiếm sinh học 7

27 150 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 2,1 MB

Nội dung

Tiếp tục thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của năm học là đổi mới căn bản, toàndiện giáo dục và đào tạo, trong đó nhấn mạnh đến việc thực hiện thường xuyên, hiệuquả các phương pháp và kĩ thuậ

Trang 1

1 Mở đầu 1.1 Lí do chọn đề tài:

Sự nghiệp giáo dục và đào tạo luôn được Đảng, Nhà nước ta hết sức coi trọng “

Là Quốc sách hàng đầu” [2]- là nơi đào tạo ra những người lao động mới đáp ứng yêucầu hội nhập trong thời kì công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước Để làm được điều

đó ngành giáo dục phải không ngừng đổi mới về nội dung, chương trình, phương tiệndạy học, đặc biệt là phương pháp dạy học Nghị quyết TW2 khoá VIII đã chỉ rõ: Đổimới mạnh mẽ phương pháp giáo dục và đào tạo, khắc phục lối truyền thụ kiến thứcmột chiều, rèn luyện thói quen, nếp tư duy sáng tạo của người học Từng bước ápdụng các phương pháp dạy học tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạyhọc đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh[1]

Tiếp tục thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của năm học là đổi mới căn bản, toàndiện giáo dục và đào tạo, trong đó nhấn mạnh đến việc thực hiện thường xuyên, hiệuquả các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực nhằm phát huy tính tích cực, chủđộng, sáng tạo và rèn luyện phương pháp tự học cho học sinh, vận dụng kiến thức, kĩnăng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn, đa dạng hóa các hình thức học tập Đẩymạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học Xuất phát từ yêucầu ngày càng cao của giáo dục và đào tạo, trong quá trình dạy học mỗi giờ lên lớpbản thân tôi luôn luôn trăn trở tìm tòi các phương pháp và kĩ thuật dạy học làm sao đểlôi cuốn học sinh vào các hoạt động học tập, tích cực tìm tòi khám phá tri thức, tiếpthu bài một cách thoải mái, chủ động Chính vì vậy bản thân tôi trong nhiều năm dạyhọc, mỗi khi dạy đến bài 60 ĐỘNG VẬT QUÝ HIẾM môn Sinh học 7, tôi chưa thực

sự thỏa mãn với cách hướng dẫn của sách giáo viên Sinh học 7 của Bộ giáo dục vàđào tạo; Mong muốn tìm thêm những cách tổ chức dạy học hay hơn, cuốn hút họcsinh hơn

Đứng trước thực trạng động vật hoang dã Việt Nam đang bị đe dọa nghiêmtrọng bởi con người, trong đó có hàng trăm loài đứng bên bờ tuyệt chủng Nhận thấyhọc sinh vừa là chủ nhân tương lai của đất nước vừa là một lực lượng tuyên truyềnđông đảo, vì vậy việc giáo dục bảo vệ động vật hoang dã cho học sinh là cấp bách đểcác em có được nhận thức và hành vi tốt, đồng thời tuyên truyền cho người thân vàgia đình mình, từ đó góp phần quan trọng vào việc bảo vệ các loài động vật hoang dã.Cũng thông qua bài học, giáo dục học sinh có ý thức tuân thủ pháp luật, trong đó cóluật bảo vệ môi trường và có hành động đúng theo quy định của luật Qua bài học,học sinh sẽ biết được tên các loài động vật và phân hạng mức độ nguy cấp được ghitrong sách đỏ Việt Nam Biết được danh mục các loài động vật quý hiếm đang đượcnhà nước quản lí để bảo tồn

Từ năm học 2014- 2015 cho đến nay, khi dạy đến bài 60 “ĐỘNG VẬT QUÝHIẾM” môn Sinh học 7, tôi đã mạnh dạn đưa ra nhiều đổi mới về phương pháp và kĩthuật dạy học, từ cách đặt vấn đề vào bài cho đến khâu cuối cùng cũng cố bài học.Qua kiểm tra đánh giá nhận thấy các em nắm bài vững hơn, nhớ lâu hơn

Đây là những những kinh nghiệm của cá nhân được tính lũy lại trong quá trìnhdạy học mà bản thân tôi đã làm, đang làm cho thấy có những kết quả khả quan nhất

Trang 2

định, vậy tôi xin được nêu ra để đồng nghiệp cùng trao đổi rút kinh nghiệm Với lí dotrên tôi chọn đề tài: “Kinh nghiệm sử dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực trong tiết 63 ĐỘNG VẬT QUÝ HIẾM – Sinh học 7”

1.2 Mục đích nghiên cứu

- Qúa trình áp dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực nhằm gópphần nâng cao chất lượng dạy và học Hình thành và phát triển các năng lực, phẩmchất của học sinh

- Tuyên truyền giáo dục góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên- tài nguyênđộng vật hoang dã có giá trị vô giá từ thế hệ này sang thế hệ khác, giữ cân bằng sinhthái, bảo vệ môi trường phát triển bền vững

1.3 Đối tượng nghiên cứu

- Các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực trong tiết 63 ĐỘNG VẬTQUÝ HIẾM – Sinh học 7

- Học sinh lớp 7 trường THCS Xuân Châu

1.4 Phương pháp nghiên cứu

- Đọc kĩ nội dung và cấu trúc của bài 60 Động vật quý hiếm môn Sinh học 7.Nắm vững mục tiêu của bài học Tham khảo sách giáo viên và các bài giảng trênmạng Internet

- Tiến hành soạn bài, suy nghĩ lựa chọn các phương pháp và kĩ thuật dạy họctích cực và phương tiện dạy học hỗ trợ cho từng hoạt động học tập

- Tiến hành dạy học, theo dõi mức độ hứng thú học tập của học sinh qua tiếthọc Kiểm tra đánh giá, tổng hợp, thống kê số liệu về kết quả học tập của học sinh, sosánh giữa các năm đối chứng với năm thực nghiệm

- Tổng kết, đúc rút kinh nghiệm dạy học

2 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm

- Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạođức, trí tuệ, thể chất, thẫm mỹ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tínhnăng động và sáng tạo, hình thành nhân cách, xây dựng tư cách và trách nhiệm côngdân Với yêu cầu về nội dung phải gắn với thực tiễn cuộc sống và yêu cầu về phươngpháp phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, bồi dưỡngphương pháp tự học, làm việc nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thựctiễn, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh trong giờ học

- Sự thay đổi sâu sắc trong giáo dục từ quan niệm về chất lượng giáo dục, xâydựng nhân cách người học đến cách tổ chức quá trình và hệ thống giáo dục Nhàtrường từ chỗ khép kín chuyển sang mở cửa rộng rãi, đối thoại với xã hội và gắn bó

Trang 3

chặt chẽ với nghiên cứu khoa học công nghệ, bùng nổ thông tin, đang phát triển mạnh

mẽ như vũ bão; Nhà giáo thay vì chỉ truyền đạt tri thức, chuyển sang cung cấp chongười học phương pháp thu nhận thông tin và thường xuyên được rèn luyện các kĩnăng, có thể đáp ứng một cách năng động hơn, hiệu quả hơn, trực tiếp hơn những nhucầu của sự phát triển đất nước

- Trong giáo dục, quy trình đào tạo bao gồm các yêu tố: mục tiêu, chương trìnhđào tạo, nội dung, hình thức tổ chức dạy học, phương pháp dạy học Trong đó phươngpháp dạy học là yếu tố quan trọng và ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đào tạo Mộtphương pháp giảng dạy khoa học, phù hợp, sẽ tạo điều kiện để người học phát huy hếtkhả năng của mình trong việc chiếm lĩnh kiến thức và phát triển tư duy Một phươngpháp giảng dạy khoa học sẽ làm thay đổi vai trò của người thầy đồng thời tạo nên sựhứng thú, say mê và sáng tạo của người học Bởi vậy, việc đổi mới giáo dục trước hết

là việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo,

là sự sống còn của mỗi cơ sở đào tạo

- Đổi mới phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực luôn luôn là chủ đề nóngđược đề cập thường xuyên trong tất các chuyên đề hội thảo về giáo dục, là căn cứquan trọng nhất để đánh giá chất lượng và xếp loại giờ dạy của mỗi giáo viên Nhữngđặc trưng của các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực là dạy học thông qua tổchức các hoạt động học tập cho học sinh, chú trọng rèn luyện phương pháp tự học,phối hợp với học tập hợp tác, đề cao vai trò tự đánh giá của người học khuyến khíchtrí thông minh óc sáng tạo giải quyết những tình huống thực tế

- Trước những yêu cầu đòi hỏi cao của giáo dục và đào tạo, người giáo viênphải đầu tư công sức, dành thời gian nhiều hơn, phải có trình độ chuyên môn sâurộng, nghiệp vụ lành nghề Thường xuyên tự học và sáng tạo

- Bài 60 Động vật quý hiếm của môn Sinh học 7 có nội dung kiến thức dễ hiểuphù hợp với trình độ của học sinh lớp 7, có thể lựa chọn nhiều phương pháp khácnhau để tổ chức dạy học, nếu được tổ chức tốt bài học sẽ trở nên rất hay và lôi cuốn.Muốn vậy, buộc người dạy và người học phải có sự chuẩn bị chu đáo và tích cực tìmhiểu từ nhiều kênh thông tin khác nhau, trong đó Internet là nguồn thông tin rất quantrọng Bài dạy cần tăng cường phương tiện trực quan và các tình huống thực tiễn

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

- Trong quá trình công tác, khi tiến hành thực hiện dạy học theo nội dung cấutrúc của bài trong sách giáo khoa và hướng dẫn của sách giáo viên thì tôi nhận thấymức độ tích cực, chủ động chiếm lĩnh kiến thức của học sinh thấp, sự ghi nhớ nộidung của bài học không lâu, không tạo ra được sức cuốn hút hấp dẫn cao Các hoạtđộng học tập của học sinh cũng tựu chung lại là sau khi giáo viên đưa ra hệ thống câuhỏi, học sinh chỉ cần ngồi đọc thông tin sách giáo khoa để tìm ra câu trả lời phù hợp;Học sinh cũng có những lúc được tổ chức thảo luận nhóm điền bảng, xong họat độngrất đơn điệu dễ gây nhàm chán

- Nếu chỉ tổ chức dạy học như vậy, học sinh sẽ bị hạn chế về sự hiểu biết thực

tế và trải nghiệm Học sinh không được giới thiệu để hiểu biết về những quy định của

Trang 4

luật được ban hành để bảo vệ động vật hoang dã và danh mục các loài quý hiếm đượcghi trong sách đỏ Việt Nam Theo cách dạy thông thường như vậy thì việc vận dụngkiến thức đã học vào thực tế có một khoảng cách rất xa, nhiều khi là mơ hồ các emkhông biết rõ trường hợp nào thì được phép sử dụng động vật hoang dã, loài động vậtnào thì bị nghiêm cấm khai thác sử dụng, hiện tượng kinh doanh động vật hoang dãtràn lan có vi phạm pháp luật không v.v…

- Kết quả kiểm tra đánh giá sau bài học thường không cao, vẫn còn 8%-10% tỉ

lệ học sinh yếu, số học sinh đạt điểm giỏi ít, chủ yếu là học sinh trung bình Sau đây

là kết quả điểm kiểm tra đánh giá học sinh sau tiết dạy của năm học gần đây nhất khibản thân tôi còn chưa áp dụng sự đổi mới:

Kết quả khảo sát thực trạng của năm học 2013 – 2014: lớp 7A

Trang 5

cực, thoải mái và chủ động, ghi nhớ kiến thức lâu, khả năng hiểu biết và vận dụngthực tế rất tốt Kinh nghiệm dạy học đó tôi tiếp tục áp dụng thành công trong năm học2015- 2016 và chắc chắn sẽ áp dụng trong những năm học tiếp theo

2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề

* Công tác chuẩn bị cho tiết dạy:

- Thứ nhất, để soạn được một giáo án tốt đảm bảo xác định đúng trọng tâm kiếnthức và lựa chọn được các phương pháp dạy học đặc trưng có hiệu quả cao, bản thântôi đã đọc và nghiền ngẫm rất kĩ mục tiêu, nội dung bài học trong sách giáo khoa,chuẩn kiến thức kĩ năng và sách giáo viên; nghiên cứu các bài giảng của đồng nghiệptrên trang mạng và tài liệu bồi dưỡng thường xuyên modul 18 phương pháp dạy họctích cực dành cho cấp THCS Trước khi quyết định chọn các phương pháp và kĩ thuậtdạy học tích cực cho một hoạt động học, bản thân tôi đã phải trăn trở, đắn đo suy nghĩrất nhiều, phân tích đánh giá ưu nhược điểm của mỗi một phương pháp, dự đoánlường trước tình huống xảy ra

Các phương pháp được sử dụng trong bài học là: Phương pháp dạy học giảiquyết vấn đề, phương pháp vấn đáp, phương pháp trực quan, phương pháp trò chơi

Các kĩ thuật dạy học là: Kĩ thuật phân tích video, kĩ thuật động não, kĩ thuậtgiao nhiệm vụ

- Thứ hai là phải chuẩn bị đầy đủ các phương tiện dạy học, đặc biệt là phươngtiện trực quan phục vụ cho các hoạt động dạy học, bao gồm tranh ảnh và video về cácloài động vật đã và đang đứng bên bờ tuyệt chủng ở Việt Nam, tranh về các hành vixâm hại động vật quý hiếm, tranh về các loài hươu xạ, tôm hùm, cà cuống, khỉ vàng

để phụ vụ cho trò chơi học tập, đồng thời tìm hiểu về Nghị định 32/2006/CP về quản

lí động vật rừng nguy cấp quý hiếm và danh mục kèm theo

- Sau khi kiểm tra bài cũ, giáo viên tổ chức cho học sinh khởi động vào bàibằng cách cho các em xem “video 1 Tốp 10 loài động vật sắp tuyệt chủng ở ViệtNam”, mục đích của việc xem video là làm cho tiết học ngay từ đầu trở nên sinhđộng, hấp dẫn và có ý nghĩa, tạo tâm thế học tập cho học sinh trước khi vào bài mớiđưa học sinh vào tình huống có vần đề, làm nảy sinh các câu hỏi trong đầu, thôi thúcnhu cầu nhận thức của các em mong muốn để đi vào bài học giải quyết vấn đề

- Ở phần “II Ví dụ minh họa các cấp độ tuyệt chủng của động vật quý hiếm ởViệt Nam”, đầu tiên giáo viên tổ chức cho học sinh tìm hiểu hình 60 sách giáo khoa,ghi nhớ tên loài, giá trị, mức độ nguy cấp của mỗi loài Sau đó, yêu cầu các em vậndụng kiến thức ghi nhớ để tham gia vào trò chơi học tập Trong quá trình chơi trò chơicác em phải sử dụng trí nhớ của mình, vừa phải vận động tay chân, điều đó giúp giảitỏa sự mệt mỏi, quan trọng hơn là tạo ra niềm vui, chủ động, tích cực trong học tập;Khi các em nhập vai sẽ nhớ kiến thức lâu hơn, qua trò chơi còn giáo dục học sinhthêm yêu quý và thân thiện với thiên nhiên và các loài vật

- Ở phần “III Bảo vệ động vật quý hiếm”, học sinh được vận dụng kinh nghiệmcủa mình để ứng xử trước các hiện tượng bắt gặp trong cuộc sống Cũng trong phầnIII học sinh được xem “video 2 Nói không với sừng tê giác”, nhằm hai mục đích

Trang 6

quan trọng: thứ nhất, thay đổi “khẩu vị” của giờ học, những âm thanh, hình ảnh sinhđộng của video sẽ kích thích các giác quan, huy động các vùng chức năng của vỏ nãovào nhận thức, tránh được sự nhàm chán của tiết học cho học sinh Thứ hai là, giúphọc sinh cảm nhận sự mất mát to lớn không thể hoàn lại được khi một loài nào đóvĩnh viễn biến mất đi

Từ những nội dung vừa nghiên cứu, học sinh sẽ quy nạp lại kiến thức, tự mìnhrút ra được các biện pháp bảo vệ động vật quý hiếm Đồng thời giáo viên giới thiệu đểhọc sinh được tìm hiểu thêm về danh mục các loài động vật quý hiếm trong sách đỏViệt Nam bị nghiêm cấm khai thác sử dụng, biết được một số điều luật của Nghị định32/2016/CP về quản lý động vật rừng quý hiếm Từ sự hiểu biết trên, học sinh sẽ cóhành động đúng trong cuộc sống và góp phần tuyên truyền cho gia đình, người thân,cùng hiểu biết để bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm

- Ở phần cũng cố bài học, khuyến khích cho học sinh đọc bài tuyên truyền bảo

vệ động vật hoang dã đã chuẩn bị trước ở nhà cho cả lớp cùng nghe và chia sẻ Bàituyên truyền cũng là một sự tác động quan trọng đến tình cảm của người nghe, nhằmmong muốn cải thiện trong nhận thức và xử sự tốt hơn

* Thực hiện dạy học trên lớp:

Bài 60 Tiết 63 ĐỘNG VẬT QUÝ HIẾM

- Lấy được ví dụ động vật quý hiếm ở các cấp độ nguy cấp (đe dọa tuyệt chủng)

- §Ò ra được những biÖn ph¸p để b¶o vÖ động vật quý hiÕm

2 Kỹ năng:

- Kỹ năng tìm kiếm thông tin và phân tích thông tin khi: Đọc SGK, quan sát tranh ảnh,tìm kiếm thông tin trên Internet, để tìm hiểu khái niệm động vật quý hiếm, cấp độ đedọa tuyệt chủng và các biện pháp bảo vệ động vật quý hiếm

- Tổ chức trò chơi học tập Kỹ năng tự tin trình bày ý kiến, sắm vai

- Kỹ năng hoạt động nhóm, hợp tác, lắng nghe tích cực

* Kỹ năng sống:

- Kỹ năng tư duy phê phán những hành vi buôn bán, săn bắt những động vật hoang

3 Thái độ:

- Yêu mến cảnh vật thiên nhiên, yêu mến vật nuôi, động vật hoang dã

- Phản đối những hành vi phá hoại môi trường thiên nhiên, những hành vi săn bắt,buôn bán, giết hại động vật quý hiÕm

* Ứng phó BĐKH:

- Đề ra các biện pháp bảo vệ động vật quý hiếm

Trang 7

4 Định hướng hình thành năng lực:

- Năng lực tự học: Tự giác học bài cũ, đäc tríc bài mới, tự tìm hiểu thêm trên mạng Internet các thông tin về động vật quý hiếm, viết bài tuyên truyền về bảo vệ động vậtquý hiếm

- Năng lực giải quyết vần đề và sáng tạo trước các tình huống và các câu hỏi đặt ratrong bài học

- Năng lực thẩm mỹ: Nhận ra những mất mát to lớn nếu như một loài nào động vậtnào đó trong thiên nhiên bị biến mất đi Góp phần bảo vệ động vật quý hiếm bằngcách tuyên truyền trong gia đình, nhà trường, xã hội

- Năng lực giao tiếp và năng lực hợp tác: Chủ động tổ chức nhóm học tập, tích cựckhi tham gia trò chơi học tập, hoàn thành phần việc được giao, lắng nghe ý kiến chia

sẻ của bạn khi thảo luận, sử dụng ngôn ngữ có tính thuyết phục cao khi viết bài tuyêntruyền bảo vệ động vật hoang dã

II PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:

1 Chuẩn bị của giáo viên:

- Giáo án soạn trên phần mềm Microsoft office Word và giáo án PowerPoint

- Phiếu học tập cá nhân cho học sinh cả lớp(bài tập 1 phần cũng cố bài học)

- Laptop, máy chiếu, loa vi tính

- Tranh: Hình 60 Một số động vật quý hiếm trong sách đỏ Việt Nam

- Vi deo 1 Tốp 10 loài động vật sắp tuyệt chủng ở Việt Nam

Vi deo 2 Nói không với sừng tê giác

- Trích điều 5, điều 6, điều 9 của nghị định 32/2006/CP về quản lí động vật rừng nguycấp, quý hiếm và danh mục các loài động vật quý hiếm kèm theo

- Bảng một số động vật quý hiếm cần được bảo vệ ở Việt Nam (trong giáo ánpowerpoint)

Trang 8

4 Rùa núi vàng EN Thẩm mĩ và dược liệu

8 Gà lôi trắng LR Đặc hữu, thẩm mĩ

10 Khướu đầu đen LR Đặc hữu, thẩm mĩ

2 Chuẩn bị của học sinh:

- §äc tríc bài 60 SGK Sinh học 7

- Kẻ sẵn bảng một số động vật quý hiếm cần được bảo vệ ở Việt Nam vào vở ghi

- Tìm hiểu thêm vÒ động vật quý hiếm trên mạng internet

- Viết bài tuyên truyền bảo vệ động vật hoang dã (Có trong phần phụ lục)

IV HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

- Tạo tâm thế học tập cho học sinh, hứng thú học bài mới

- Tạo mâu thuẫn nhận thức; Phát hiện và và làm nảy sinh câu hỏi: Động vật quýhiếm là gì ? Cần làm gì để bảo vệ động vật quý hiếm ?

2 Phương pháp và kĩ thuật dạy học:

- Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật phân tích video

- Học sinh trả lời

- Giáo viên không chốt kiến thức

Vào bài: Các loài động vật trong video vừa xem chỉ là một ví dụ về động vật

quý hiếm Vậy Động vật quý hiếm là gì, động vật quý hiếm được phân hạng như thếnào, có cách nào để bảo tồn chúng hay không ? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu bàihọc ngày hôm nay để tìm ra câu trả lời

Trang 9

Bài 60 ĐỘNG VẬT QUí HIẾM

Hoạt động 1.(10 / ) Thế nào là động vật quý hiếm ?

1 Mục tiờu:

- Học sinh trỡnh bày đợc thế nào là động vật quý hiếm ?

- Tiờu chớ của cỏc cấp độ nguy cấp (đe dọa tuyệt chủng) của động vật quý hiếm

2 Phương phỏp và kĩ thuật dạy học:

- Phương phỏp vấn đỏp

3 Tiến trỡnh hoạt động:

Hoạt động của giỏo viờn và học sinh Yờu cầu cần đạt

* Giỏo viờn yờu cầu học sinh hóy tỡm

hiểu thụng tin phần I.SGK và cho biết:

- Thế nào là động vật quý hiếm ?

- Em cú biết những loài động vật hoang

dó nào ở địa phương đang ngày càng trở

nờn hiếm ?

- Dựa vào mức độ đe dọa sự tuyệt chủng

của loài, cỏc nhà khoa học đó phõn hạng

động vật quý hiếm thành những cấp độ

nguy cấp nào, em hóy giải thớch từng cấp

độ ?

* Chuyển giao nhiệm vụ:

Danh sỏch cỏc loài động vật quý hiếm

được cỏc nhà khoa học nghiờn cứu tỉ mĩ,

ghi chộp và phõn hạng trong sỏch đỏ;

Sau đõy chỳng ta sẽ cựng tỡm hiểu về

- Nguy cấp (EN): cú số lượng cỏ thể giảm 50%.

- Sẽ nguy cấp (VU): cú số lượng cỏ thể giảm 20%

- Ít nguy cấp (LR): động vật quý hiếm được nuụi hoặc bảo tồn

Hoạt động 2.(13 / ) Vớ dụ minh họa cỏc cấp độ tuyệt chủng của động vật quý hiếm ở

Việt Nam

1 Mục tiờu:

- Học sinh lấy được vớ dụ động vật quý hiếm ở cỏc cấp độ nguy cấp (đe dọatuyệt chủng); Với mỗi vớ dụ học sinh phõn tớch được những nguyờn nhõn làm chochỳng trở nờn quý hiếm

2 Phương phỏp và kĩ thuật dạy học:

- Phương phỏp trũ chơi

Trang 10

- Phương pháp trực quan

- Phương pháp vấn đáp

3 Ti n trình ho t ến trình hoạt động: ạt động: động:ng:

Hoạt động của giáo viên và học sinh Yêu cầu cần đạt

* Giáo viên trình chiếu hình 60.SGK yêu

cầu học sinh hãy quan sát, đọc kĩ các

thông tin trong hình Trong vòng 3 phút

em hãy ghi nhớ tên loài vật, giá trị sử

dụng và cấp độ nguy cấp của chúng ?

* Hết thời gian 3 phút, sau đây các em

hãy sử dụng những thông tin vừa ghi

nhớ để tham gia trò chơi:

Trò chơi đóng vai:

+ Nội dung và luật chơi:

- Đầu tiên 4 bạn lên bảng vào vai 4 loài

vật là: Hươu xạ, Tôm hùm, Cà cuống,

Khỉ vàng Mỗi bạn sẽ tự giới thiệu về

mình gồm: tên loài, cấp độ nguy cấp (đe

dọa tuyệt chủng), giá trị sử dụng

- Lưu ý: mỗi bạn sau khi giới thiệu về

mình xong, sẽ hỏi các bạn phía dưới lớp

có ai cùng cấp độ với mình không

- Các bạn bên dưới sẽ cùng vào vai các

loài vật còn lại, xung phong và giới thiệu

- Thông tin mà các bạn tham gia trò chơi

đưa ra, có đầy đủ và chính xác không ?

* Để hệ thống lại kiến thức mà học sinh

đã thể hiện qua trò chơi, giáo viên đưa ra

bảng kiến thức hoàn chỉnh: Học sinh tự

Trang 11

Hoạt động của giáo viên và học sinh Yêu cầu cần đạt

- Khai thác quámức

- Môi trường sống

bị thu hẹp

- Ô nhiễm môitrường

- Ý thức của một

bộ phận người dânkém

Pháp luật đôi khicòn lỏng lẻo

2 Hươu xạ CR Dược liệu, sản xuất

10 Khướu đầu đen LR Đặc hữu, thẩm mĩ

- Em hãy chỉ ra những nguyên nhân dẫn

đến tình trạng nguy cấp của các loài

trên?

* Chuyển giao nhiệm vụ:

Biết được các nguyên nhân làm suy

giảm số lượng cá thể của mỗi loài, chúng

ta có thể dễ dàng tìm ra được các biện

pháp để bảo vệ các loài trước sự đe dọa

tuyệt chủng, vậy các biện pháp đó là gì ?

Hoạt động 3.(10 / ) Bảo vệ động vật quý hiếm

1 Mục tiêu:

- Đề ra được những biện pháp để bảo vệ động vật quý hiếm

2 Phương pháp và kĩ thuật dạy học:

- Phương pháp vấn đáp

- Kĩ thuật động não

- Kĩ thuật phân tích video

3 Ti n trình ho t ến trình hoạt động: ạt động: động:ng:

Hoạt động của giáo viên và học sinh Yêu cầu cần đạt

* Giáo viên đặt câu hỏi:

- Vì sao phải bảo vệ động vật quý hiếm ?

- Em có biết loài động vật nào ở Việt

Nam đã bị tuyệt chủng không ?

- Học sinh suy nghĩ tìm phương án trả

lời, xung phong phát biểu

- Cả lớp lắng nghe và bổ sung ý kiến

III Bảo vệ động vật quý hiếm

- Phải bảo vệ động vật quý hiếm vìchúng có nguy cơ bị tuyệt chủng do conngười

- Những loài động vật ở Việt Nam đã bịtuyệt chủng

Tê giác

Trang 12

- Giáo viên đánh giá các câu trả lời của

Video 2 Nói không với sừng tê giác.

- Em hãy cho biết đoạn video mang nội

dung tuyên truyền gì ?

- Học sinh trả lời

- Giáo viên nhận xét, biểu dương học

sinh có câu trả lời tốt

* Giáo viên nêu yêu cầu:

- Hãy cho biết thái độ của mình (đồng

tình hay không đồng tình) khi em bắt

gặp các hình ảnh sau trong cuộc sống ?

Bò xámHeo vòi

- Đoạn vi deo mang nội dung tuyêntruyền: tất cả mọi người hãy tham giabảo vệ động vật hoang dã bằng nhiềucách khác nhau Chúng ta cần hành độngngay trước khi quá muộn như trường hợploài tê giác một sừng

Giết mổ động vật hoang dãChăn nuôi bảo tồnKhu dự trữ thiên nhiên

- Bảo vệ môi trường sống của động vật

- Cấm săn bắt, buôn bán trái phép Không ăn thịt, không sử dụng sản phẩm làm từ động vật quý hiếm

- Đẩy mạnh chăn nuôi phục vụ bảo tồn.

- Xây dựng các khu dự trữ thiên nhiên

- Thông báo đến các cơ quan chức năng khi thấy các hành vi gây hại động vật hoang dã quý hiếm

- Tuyên truyền kêu gọi mọi người cùng tham gia bảo vệ động vật quý hiếm

Trang 13

* Qua những nội dung vừa tìm hiểu,

bằng sự hiểu biết của mình hãy nêu các

biện pháp bảo vệ động vật quý hiếm ?

- Giáo viên khuyến khích tất cả những

học sinh xung phong đều được trả lời

- Tiểu kết

* Giáo viên nêu vấn đề:

Trước nguy cơ tuyệt chủng của các loài

động vật hoang dã quý hiếm, Nhà nước

đã ban hành nhiều chính sách quản lý và

- Nếu phát hiện trường hợp buôn bán,

nuôi nhốt, tiêu thụ, động vật quý hiếm

trái phép, hãy báo cho cơ quan chức

năng theo đường dây nóng miễn

phí: Giải cứu động vật hoang dã qua

tổng đài 1800-1522

- Giáo viên lưu ý thêm: tại gia đình nếu

muốn nuôi động vật hoang dã dù quý

hiếm hay không quý hiếm có nguồn gốc

Điều 5 Bảo vệ thực vật rừng, động vậtrừng nguy cấp, quý, hiếm

Điều 6 Khai thác thực vật rừng, độngvật rừng nguy cấp, quý, hiếm

Điều 9 Chế biến, kinh doanh thực vậtrừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm

và sản phẩm của chúng

DANH MỤC ĐỘNG VẬT RỪNGNGUY CẤP, QUÝ, HIẾM

Ngày đăng: 21/10/2019, 10:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w