1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn một vài kinh nghiệm vận dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực để khai thác tính thời sự và truyền tải ý nghĩa giáo dục khi dạy học các tiết văn bản nhật dụng

22 2,4K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 256,5 KB

Nội dung

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁTRƯỜNG THPT LÊ LỢI ---***---SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ KINH NGHIỆM VẬN DỤNG KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC ĐỂ KHAI THÁC TÍNH THỜI SỰ VÀ TRUYỀN TẢI Ý NGHĨA G

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT LÊ LỢI

-*** -SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ KINH NGHIỆM VẬN DỤNG KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC ĐỂ KHAI THÁC TÍNH THỜI SỰ VÀ TRUYỀN TẢI Ý NGHĨA GIÁO DỤC KHI DẠY HỌC CÁC TIẾT VĂN BẢN NHẬT DỤNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG - LỚP 11 VÀ LỚP 12.

Người thực hiện: Hà Thị Tình Chức vụ: Tổ trưởng tổ Ngữ văn SKKN thuộc lĩnh vực(môn): Ngữ văn

THANH HOÁ NĂM 2013

Trang 2

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Hiện nay, việc đổi mới chương trình sách giáo khoa gắn liền với đổi mới

phương pháp, kỹ thuật dạy học bên cạnh những thuận lợi , nhiều cái được cũng

cò không ít khó khăn, lúng túng , bỡ ngỡ, khi dạy một số tác phẩm thuộc thểloại văn bản mới như văn bản nhật dụng ở chương trình trung học phổ thông Đểtháo gỡ khó khăn đó, trong từng tiết dạy mỗi giáo viên thường phải tìm tòi, cùngvới sự vận dụng sáng tạo kiến thức tiếp thu từ những đợt chuyên đề của Bộ, của

Sở Giáo dục nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy

Trong chương trình Ngữ văn ở trường Trung học phổ thông, hướng dẫn đọc hiểu các tiết văn bản nhật dụng là phân môn khó bởi đặc trưng của những tiết họcnày là yêu cầu học sinh không chỉ nắm được nội dung kiến thức ở văn bản cũngnhư nét đặc sắc về nghệ thuật mà còn phải khai thác được tính thời sự, tìm đượctầng ý nghĩa ẩn sâu trong văn bản rồi vận dụng kiến thức ở phần đọc văn để làm bàiviết nghị luận xã hội tạo vốn sống, kĩ năng sống

Đọc-hiểu văn bản là một kiểu học mới được đưa vào chương trình THPT Hoạt động hướng dẫn học sinh đọc-hiểu văn bản chính là giáo viên cung

cấp cho các em phương pháp tự học, tự tìm hiểu chiếm lĩnh tri thức trongvăn bản nhà trường và tri thức xã hội loài người.Từ đó nâng cao hiểu quả giáo dục nhằm đáp ứng yêu cầu nền giáo dục của Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung Qua đó có thể đào tạo những con người có đủ đức, đủ tài để xây dựng

và phát triển xã hội Việc đưa văn bản nhật dụng vào giảng dạy là một biểu hiện

cụ thể của nguyên tắc giảng dạy Ngữ Văn gắn với đời sống , tạo điều kiện tíchcực để thực hiện mục tiêu giáo dục phổ thông : củng cố kiến thức cơ bảnnhằm đáp ứng yêu cầu của xã hội hiện đại Văn bản nhật dụng giúp học sinhhiểu biết, tiếp cận, cập nhật những thông tin, hoà nhập nhanh chóng, chủ động,

tự tin, vào đời sống xã hội hiện đại

Điều đó chứng tỏ rằng đưa văn bản nhật dụng vào dạy, học trong chươngtrình phổ thông là rất cần thiết và cần được chú trọng Học sinh hiện nay ít cónhững chiêm nghiệm sâu sắc về những vấn đề xã hội Hơn thế, vốn hiểu biết về

xã hội của các em cũng rất non kém Bên cạnh đó, các em thường ít quan tâmđến những vấn đề có tính thời sự, đặc biệt là các vấn đề văn hóa, giáo dục, chínhtrị, đạo đức…Vì thế học sinh thường không có hứng thú học văn, thấy khô khankhi học các văn bản nhật dụng

Xuất phát từ tình hình thực tế đó, và căn cứ vào sự đổi mới sách giáo khoa của

bộ giáo dục hiện nay có đề cập đến tính thời sự trong văn bản văn học Trong

quá trình giảng dạy, tôi đã có một vài kinh nghiệm được rút ra cho bản thân Vớinhững văn bản có tính thời sự, giáo viên có thể bằng sự tìm tòi, hiểu biết củamình hãy hướng học sinh đến những vấn đề nhạy cảm hiện nay Từ đó giúp học

Trang 3

sinh có hứng thú hơn trong giờ học, nhất là văn bản nhật dụng Hướng học sinhđến việc hiểu vấn đề xã hội trong nước và quốc tế về mọi mặt, đa phương diện.

Từ đó, giúp học sinh hình thành nhân cách và sống có trách nhiệm với bản thân,

xã hội hơn

II/ MỤC ĐÍCH CHỌN ĐỀ TÀI:

Trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp trong việc dạy học giờ dạy Ngữ văn ở

cấp Trung học phổ thông Đặc biệt là đọc hiểu các Văn bản nhật dụng có tính thời sự và tiềm ẩn tầng ý nghĩa nhân văn Giúp giờ văn bớt nhàm chán, gây

hứng thú cho học sinh; giúp các em có thêm vốn sống góp phần vào tiến trìnhđổi mới phương pháp dạy học giờ Ngữ văn

Đọc - hiểu một tác phẩm văn học theo thể loại thông thường (Truyện, thơ )đã làkhó đối với học sinh Trung học phổ thông bởi có đặc thù riêng: học sinh tiếp cậnkiến thức bằng con đường “ Học trong sách vở” biết và cảm nhận cuộc sống từ tácphẩm văn học Việc đọc hiểu một văn bản nhật dụng lại càng khó hơn Là giáo viên

trực tiếp giảng dạy môn Ngữ văn lớp 11, 12, tôi đã thực nghiệm đề tài: “Một vài kinh nghiệm vận dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực để khai thác tính thời sự và truyền tải ý nghĩa giáo dục khi dạy học các tiết văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ văn THPT - lớp 11 và lớp 12” và rất có ý

nghĩa.

1 Ý nghĩa lí luận:

Vận dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực để khai thác tính thời sự và truyền tải ý nghĩa giáo dục khi dạy học các tiết văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ văn cho học sinh Trung học Phổ thông là một

bước hiện thực hóa quan điểm đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, đổi mớichương trình sách giáo khoa, đổi mới phương pháp học tập theo tính tự chủ, lấy họcsinh là trung tâm, thầy là người thiết kế, trò là người thi công, Đồng thời đảm bảo

mục tiêu chung của giáo dục “Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện”.Biết nhận thức, biết trình bày quan điểm, đánh giá về vấn đề đời sống, tư

tưởng, đạo lý xã hội đúng qui trình, đúng phương pháp

2 Ý nghĩa thực tiễn:

Với đối tượng học sinh Trung học phổ thông hiện nay, kiến thức trong các em phầnlớn từ sách vở, từ các tác phẩm văn học Kiến thức về cuộc sống rút ra từ thực tiễn,

từ đọc hiểu các văn bản nhật dụng phần đa rất hạn chế, kỹ năng khai thác tính thời

sự , thẩm thấu tầng ý nghĩa rồi tích cóp, tạo “ vốn” để ứng dụng vào cuộc sống,

làm bài văn nghị luận xã hội lại càng yếu hơn Nên “kinh nghiệm vận dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực để khai thác tính thời sự và truyền tải ý nghĩa giáo dục khi dạy học các tiết văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ văn THPT” cho các em là rất cần thiết, từ đó giúp các em nâng cao khả

năng đọc hiểu văn bản, kĩ năng sống, hiểu biết, trình bày vấn đề hiểu biết , về đờisống xã hội, hiểu người, hiểu mình, tự tin bước vào cuộc sống

Mặt khác, khai thác tính thời sự và truyền tải ý nghĩa giáo dục khi dạy học các tiết văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ văn THPT sẽ bổ trợ kiến

Trang 4

thức làm bài văn nghị luận xã hội mang tính thiết thực giúp học sinh chuẩn bịtốt cho kì thi tốt nghiệp Trung học phổ thông và tuyển sinh vào các trường Đạihọc, Cao đẳng thuộc khối C, D (Bởi trong đề thi môn Ngữ văn, nghị luận xã hộichiếm 3/10 điểm toàn bài).

Vậy khai thác tính thời sự và truyền tải ý nghĩa giáo dục khi dạy học các tiết văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ văn cho học sinh Trung học Phổ

thông có ý nghĩa thiết thực nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn đọc hiểuvăn bản, nâng kĩ năng sống cho con người, góp phần đào tạo đội ngũ cán bộphát triển toàn diện cho quê hương và đất nước sau này

PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

Xuất phát từ yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông được thể hiệntrong Nghị quyết số 40/2000/QH10 ngày 09 tháng 12 năm 2000 của Quốc hội khóa X

về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông: “Xây dựng một nội dung chương trình, phương pháp giáo dục, sách giáo khoa phổ thông mới, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phù hợp với thực tiễn và truyền thống Việt Nam, tiếp cận trình độ giáo dục phổ thông ở các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới” Văn bản đồng thời yêu cầu: “Việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông phải quán triệt về mục tiêu, yêu cầu về nội dung phương pháp giáo dục của các bậc học, cấp học quy định trong giáo dục, khắc phục những mặt hạn chế của chương trình, sách giáo khoa, tăng cường tính thực tiễn, kĩ năng thực hành, năng lực tự học, coi trọng kiến thức khoa học xã hội và nhân văn, bổ sung những thành tựu khoa học

và công nghệ hiện đại phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh ”.

Cùng với việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông là đổi mới sách giáokhoa phổ thông phù hợp với mục tiêu giáo dục quy định trong luật giáo dục

Sách giáo khoa Ngữ văn THPT đã quan tâm đúng mức đến việc “dạy chữ” và

“dạy người”, dành thời lượng đáng kể cho các tiết văn bản nhật dụng.

Việc đổi mới chương trình sách giáo khoa đã đặt trọng tâm vào việc đổi mớiphương pháp dạy học Đổi mới phương pháp dạy và học đã được xác định trongNghị quyết trung ương 4 khóa VII (Tháng 01 năm 1993), Nghị quyết Trungương 2 khóa VIII (Tháng 12 năm 1996) được thể chế hóa trong luật giáo dục(2005) được cụ thể hóa các chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo đặc biệt là chỉ thị

số 14 (Tháng 4 năm 1999) Luật giáo dục, điều 28.2 đã ghi: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng cấp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú cho học sinh”.

Quán triệt thực hiện nghị quyết 37/2004/ QH11 ngày 03 tháng 12 năm

2004 của Quốc hội về giáo dục “Tiếp tục cải tiến công tác thi cử theo hướng gọn nhẹ, hiệu quả, thiết thực” Ngành giáo dục và đào tạo chủ trương: Nâng cao

Trang 5

chất lượng thi cử, kiểm tra đánh giá để đảm bảo đây là khâu quan trọng tác động tích cực mạnh mẽ trong quá trình dạy và học, phải đồng thời vừa đổi mới kiểm tra đánh giá thường xuyên, định kì ở các bậc học, vừa đổi mới kì thi tốt nghiệp Trung học phổ thông, thi tuyển sinh và Đại học, Cao đẳng

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo quyết định số16/2006/QĐ – BGD&ĐT ngày 05/5/2006 xác định rõ:

“Môn Ngữ văn ở cấp Trung học phổ thông nhằm giúp học sinh: Có những kiến thức phổ thông, cơ bản, hiện đại hệ thống về văn học và Tiếng Việt Hình thành

và phát triển các năng lực ngữ văn với yêu cầu cao hơn cấp THCS bao gồm: Năng lực sử dụng Tiếng Việt (thể hiện bốn kĩ năng cơ bản: đọc, viết, nghe, nói), năng lực tiếp nhận văn học, cảm thụ, thẩm mĩ, năng lực tự học, năng lực thực hành ứng dụng, năng lực bàn luận, đánh giá, biện luận, ”

II THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ:

Xuất phát từ thực trạng dạy - học các văn bản nhật dụng trong chương trình Trung học phổ thông: khi đọc - hiểu văn bản nhật dụng chỉ chú trọng nắm bắt nội dung, đặc điểm nghệ thuật, hoặc hình thức của văn bản mà chưa quan

tâm đến tính thời sự, ý nghĩa giáo dục của văn bản mà tác giả muốn truyền tải Việc đổi mới phương pháp giảng dạy trong nhiều năm qua đã được thực hiệnđối với môn Ngữ Văn nói riêng và các môn học khác nói chung trong chươngtrình THPT Nhiều phương pháp tiên tiến, nhiều kĩ thuật dạy học tích cực hiệnđại, đã được tiến hành Giáo viên còn gặp nhiều bỡ ngỡ lúng túng khi dạy đọc-hiểu văn bản nhật dụng Kiểu bài này hoàn toàn mới đối với giáo viên và họcsinh Tuy nhiên kết quả giảng dạy trong trường THPT còn ở mức độ thấp Xuấtphát từ yêu cầu thực tế đó đòi hỏi phải có những sáng tạo khi thiết kế bài dạysao cho phù hợp với đối tượng học sinh nhằm làm sáng tỏ các phương diện khácnhau của dạng văn bản này từ khái niệm đến các đặc điểm về nội dung và hìnhthức cũng như khai thác tính thời sự, ý nghĩa của văn bản lúc đương thời và hiệnnay

Khi dạy -học các tiết về loại Văn bản nhật dụng theo phương pháp truyềnthống, thông thường gặp những vướng mắc như sau:

1 Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung theo bố cục văn bản mà không khai thác được tính thời sự là cốt lõi, mục tiêu của người viết loại văn bản nhật dụng muốn hướng tới, mong đạt được.

Ví dụ : khi đọc - hiểu văn bản: Về luân lí xã hội ở nước ta

( Trích Đạo đức và luân lí đông tây-Phan Châu Trinh)

Dựa theo Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng môn Ngữ văn lớp

11-Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành tháng 01 năm 2010 giáo viên soạn bài giảngthì chỉ chuyển tải được các vấn đề:(Tóm tắt nội dung bài dạy như sau:)

Trang 6

1 Nội dung:

Đoạn 1: Hiện trạng của vấn đề- luân lí xã hội của nước ta

Đoạn 2:Những biểu hiện cụ thể

Đoạn 3:Nêu giải pháp:

2 Nghệ thuật:

- Nghệ thuật viểt văn chính luận

2 Học sinh chưa học được ở bài luận những thông tin có tính thời sự của văn bản mà chỉ:

- Học sinh chủ yếu hiểu nội dung văn bản viết gì, bàn về vấn đề gì? Hiểuxuôi chiều vấn đề văn bản

- Học sinh thường sa vào liệt kê luận điểm của văn bản nhật dụng

3 Học sinh chưa biết bóc tách vấn đề , tích hợp kiến thức để tìm ra những giá trị mà ngôn ngữ văn bản tiềm ẩn.

Tổng hợp kết quả kiểm chứng bằng bài viết 10 phút sau mỗi tiết dạy học văn bản nhật dụng bằng câu hỏi đối với các lớp không thẩm định như sau:

-? Theo em tính thời sự có ở văn bản nhật dụng này là gì-? Biểu hiện rõ nét ở luận điểm nào?Giá tri ( ý nghĩa) của văn bản với đương thời và hiện nay?

+ Lớp 11( Tiết PPCT:101,102-Về luân lí xã hội ở nước ta)

+ Lớp 12( Tiết PPCT:16,17-Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 01/12/2003) như sau:

Năm học 2011 - 2012:

Trang 7

III GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Để thực hiện được đề tài, yếu tố đầu tiên mà tôi quan tâm đó là đối tượng họcsinh Học sinh vùng nông thôn, miền trung du, kinh tế xã hội còn khó khăn,năng lực cảm thụ văn học còn nhiều hạn chế Tâm lí chung của các em là lườisuy nghĩ, ít hiểu biết các vấn đề xã hội Chưa có ý thức lần mò, đam mê tìm hiểunội dung nghĩa của một câu tục ngữ, câu châm ngôn Chính vì vậy các em rấtthiếu hiểu biết sâu về các vấn đề cuộc sống lại nhút nhát, ngại bày tỏ nhữngnhận xét đánh giá trước mọi người Muốn học sinh học tốt các tiết học loại văn

Trang 8

bản nhật dụng đòi hỏi học sinh phải nắm được khái niệm, đặc điểm chung củaloại văn bản, từ đó học sinh mới biết cách khai thác, khám phá và vận dụng vàocuộc sống hoặc cao hơn là sau đó các em có thể tự tạo (viết) văn bản nhật dụng.Nên giải pháp đầu tiên là tôi hướng dẫn các em phải thực hiện yêu cầu sau mộtcách nghiêm ngặt:

1.Thứ nhất, hướng dẫn học sinh nhớ lại lý thuyết, nắm được khái niệm ngay từ khâu hướng dẫn chuẩn bị bài: Văn bản và văn bản nhật dụng:

1.1 Văn bản:

Theo từ điển Tiếng Việt văn bản được hiểu: “Văn bản là chuỗi kí hiệungôn ngữ hay nói chung những kí hiệu thuộc một hệ thống nào đó, làm thànhmột chỉnh thể mang ý nghĩa trọn vẹn.”[10; 1136]

Như vậy đặc trưng đáng chú ý của văn bản đó chính là tính hoàn chỉnh vềhình thức và trọn vẹn về nội dung

1.2 Văn bản nhật dụng:

“Nhật dụng có nghĩa là gì?” Theo từ điển tiếng Việt “nhật dụng” có nghĩa

là “dùng đến hàng ngày” Trong các tài liệu ở nước hiện nay chưa chính thứcđưa ra khái niệm về văn bản nhật dụng Khái niệm về văn bản nhật dụng khôngphải khái niệm thuộc về thể loại , cũng không chỉ kiểu văn bản Văn bản nhậtdụng chỉ đề cập đến chức năng , đề tài cũng như tính cập nhật của nội dung vănbản

Nội dung được đề cập tới trong văn bản nhật dụng là những đề tài gần gũi

với cuộc sống,vì vậy nó có tính thời sự, hàm chứa giá trị văn học và mang ýnghĩa nhân loại Những đề tài thường thấy trong văn bản nhât dụng: văn hóa, ditích lịch sử, danh lam thắng cảnh , thiên nhiên và con người, vai trò của phụ nữ,quyền trẻ em, dân số, bài trừ tệ nạn ma túy, viết về các danh nhân thế giới vàViệt Nam, về vấn đề quyền sống của con người, bảo vệ hòa bình, chống chiếntranh Nội dung trong văn bản nhật dụng được người viết trình bày dưới nhiềuhình thức như: nhận xét, lí giải, đánh giá những quy luật của tự nhiên và conngười

Đề tài trong văn bản nhật dụng rất phong phú, nó bao hàm mọi mặt của đời

sống

Phong cách văn bản nhật dụng thuộc mọi phong cách của ngôn ngữ Trong

một văn bản nhật dụng có thể sử dụng một phong cách hoặc có sự kết hợp nhiềuphong cách khác nhau

Ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản nhật dụng là ngôn ngữ tường minh.

Nội dung của văn bản nhật dụng thường mang tính đơn nghĩa Tính đơn nghĩathể hiện ở mặt từ vựng và cú pháp khi diễn đạt nội dung và đích của văn bản

Văn bản nhật dụng mang những đặc trưng chung của văn bản: hoàn chỉnh

về hình thức và trọn vẹn về nội dung, tính liên kết chặt chẽ đều nhằm hướng tớimột mục đích thông tin nhất định và đều dùng ngôn ngữ làm phương tiện biểuđạt

Trang 9

Có nhiều văn bản nhật dụng sử dụng các biện pháp nghệ thuật Vậy muốn phân biệt sự khác nhau giữa phẩm chất nghệ thuật này với văn bản nghệ thuật chúng

ta dựa vào đâu? Đó là sự khác nhau về đích sử dụng: Nếu như trong văn bản

nghệ thuật phẩm chất này chính là đích của văn bản thì trong văn bản nhật dụng

các phẩm chất này không phải là đích của văn bản Đích của văn bản nhật dụng chính là thông tin đựợc truyền đạt trong văn bản.

Văn bản nhật dụng trước hết là một phần của văn bản văn học Tuy nhiên

nó có những điểm khác nhau cơ bản Trong văn bản văn học nội dung được mãhóa bằng kí hiệu thông thường, đồng thời nội dung đó còn được mã hóa bằngchính nội dung của các kí hiệu mang lại còn có một thông tin khác đứng sau cácdòng chữ có tính chất xuyên suốt toàn bộ văn bản Nội dung trong văn bản nhậtdụng thường mang tính đơn nghĩa và tường minh

Việc chỉ ra những đặc điểm khác nhau cơ bản giữa văn bản và văn bản nhậtdụng sẽ là cơ sở quan trọng để tìm ra hướng dạy học văn bản nhật dụng và khaithác tính thời sự, ý nghĩa, giá trị của văn bản

1.3 Tính thời sự trong văn bản nhật dụng là tính cập nhật kịp thời, đáp ứng

yêu cầu, đòi hỏi của cuộc sống hằng ngày, cuộc sống hiện đại gắn với những vấn đề cơ bản của cộng đồng xã hội.

2 Thứ hai, định hướng kĩ năng đọc – hiểu văn văn bản nhật dụng:

Như chúng ta vừa tìm hiểu ở phần trên đọc – hiểu văn bản nhật dụng tức là giảiquyết các vấn đề tương quan trong cấu trúc văn bản Văn bản nhật dụng mangđầy đủ đặc trưng của văn bản nói chung ở các phương diện: cấu trúc, nội dung

và ý nghĩa vì vậy hoạt động đọc hiểu nên tuân theo quy trình đọc hiểu văn bảnnói chung Đọc hiểu văn bản nhật dụng cũng phải quan tâm khám phá cấu trúcvăn bản, nội dung văn bản, ý nghĩa văn bản

Dựa vào đặc trưng riêng của văn bản nhật dụng khi dạy học sinh tiêp cậnvăn bản nhật dụng phải phù hợp với đặc trưng riêng của văn bản này, trước tiênphải chú trọng đến yêu cầu đọc hiểu cấu trúc của văn bản

Như vậy mục đích của một bài dạy văn bản nhật dụng là giúp học sinh đọc

và hiểu văn bản đó Có nghĩa là giúp học sinh nắm bắt thông tin và hiểu thông tincủa văn bản Từ đó tác động đến các em về mặt nhận thức, tình cảm, ý thức, bổtrợ kiến thức về ngôn ngữ, đời sống Qua đó giúp các em hiểu được quy trìnhcũng như nguyên tắc tạo lập văn bản, có kỹ năng tạo lập một văn bản nhật dụng.Văn bản đó phải có mục đích cụ thể , sử dụng phương tiện ngôn ngữ phù hợp vớinội dung, đối tượng để tạo nên khả năng tác động trực tiếp đến người đọc, ngườinghe Văn bản đó tuân thủ những nguyên tắc tạo lập văn bản nói chung, trong đóchú ý đến phong cách chức năng của ngôn ngữ

Ví dụ: Khi đọc - hiểu văn bản: Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 1-12-2003

Đối với mọi văn bản văn học việc nắm bắt thông tin, sự kiện của văn bảnchính là tìm hiểu thông tin thẩm mĩ, thông tin về những vấn đề có thật trong

Trang 10

cuộc sống Mục đích của văn bản nhật dụng nhằm cung cấp nội dung thông tin

sự kiện.Từ những nội dung đó, hướng người tiếp nhận vào hoạt động thực tiễn.Nhưng đối với một văn bản nhật dụng trong chương trình Trung học phổ thôngngoài việc thực hiện nhiệm vụ dạy- học tìm hiểu mục đích viết văn bản cònphải khai thác tính thời sự, ý nghĩa giáo dục của văn bản Ngoài việc cung cấptri thức và rèn luyện kĩ năng đọc cho học sinh còn phải rèn luyện kĩ năng tạo lập

văn bản cho học sinh Ví dụ sau khi dạy bài: Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống HIV-AIDS, 1-12-2003 ngoài việc hướng dẫn học sinh nắm được

những nội dung mà văn bản đã cung cấp giáo viên cần rèn luyện kĩ năng khaithác tính thời sự, tạo lập văn bản cho học sinh qua đề kiểm tra Ví dụ như: “Anh(chị) hãy thử viết một bản thông điệp trong khuôn khổ 500 chữ về một vấn đề

mà mình cho là nóng bỏng hiện nay ở quê hương mình ?”

Vấn đề đặt ra ở đây là rèn luyện kĩ năng khai thác tính thời sự, tạo lập vănbản cho học sinh được thực hiện như thế nào trong giờ học? Kĩ năng này phảiđược thực hiện trong cả quá trình đọc hiểu văn bản, tóm tắt lại nội dung của vănbản cũng chính là một cách rèn luyện kĩ năng tạo lập văn bản cho học sinh.Đồng thời kĩ năng này củng được củng cố rèn luyện sau mỗi bài học thông quaviệc giáo viên yêu cầu học sinh của mình chuẩn bị tư liệu viết một văn bản theovăn phong của văn bản nhât dụng, văn bản đó phải có sự đầu tư, sáng tạo, có sứcthuyết phục Từ đó phát huy được tính chủ động sáng tạo trong quá trình tiếp thucủa học sinh Gắn liền quá trình học tập với thực tiễn đời sống, tạo hứng thú chohọc sinh đối với môn học, đồng thời nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dụctrong thời đại mới Học sinh không chỉ tiếp thu thụ động mà biết vận dụng linhhoạt kiến thức học được vào thực tiễn đời sống

Tóm lại đọc hiểu văn bản nhật dụng chính là quá trình phân tích văn bản

để chiếm lĩnh tri thức đồng thời qua đó rèn luyện tư duy khoa học : phân tích,tổng hợp,…đạt được nhiệm vụ của quá trình nhận thức

3 Thứ ba, hướng dẫn học sinh đọc-hiểu cấu trúc của văn bản nhật dụng:

Văn bản nhật dụng mang đặc trưng chung của văn bản: hoàn chỉnh vềhình thức, trọn vẹn về nội dung Để đảm bảo được những yêu cầu đó văn bảnnhật dụng phải có bố cục rõ ràng Để tìm ra nội dung ý nghĩa của văn bản nộidung ý nghĩa của văn bản nhật dụng giáo viên phải hướng dẫn học sinh tìm racấu trúc của văn bản dựa trên bố cục, nội dung của văn bản

Bố cục của văn bản đó được chia thành mấy phần, mấy đoạn, nội dung chínhcủa từng đoạn, trọng tâm của văn bản được thể hiện trong nội dung nào, lời vănđược tác giả sử dụng Trên cơ sở đó bước đầu tìm hiểu cấu trúc và nội dung vănbản, người đọc bắt đầu tìm hiểu nội dung văn bản theo bố cục đã xác định Ngườiđọc tìm ra những thủ pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng trong đó, tác dụng của

nó trong việc thể hiện nội dung văn bản

Mỗi văn bản có sự phân chia bố cục khác nhau : văn bản có thể được phânchia theo không gian, thời gian, tuyến nhân vật, sự kiện… Đối với văn bản kí

Trang 11

văn bản thường được phân chia theo dòng cảm xúc của nhân vật chính trong tácphẩm

Ví dụ: * Văn bản: Thông điệp ngày thế giới phòng chống HIV-AIDS, 1-12-2003 Có bố cục rất rõ ràng: theo trật tự thời gian:

+ Đặt vấn đề: Các quốc gia nhất trí thông qua: “Tuyên bố về Cam kếtphòng chống HIV/AIDS”

+ Thực trạng vấn đề:(1) Các nguồn lực được tăng lên phục vụ cho phòngchống HIV/AIDS; (2) Đại dịch HIV/AIDS vẫn đang hoành hành dữ dội trêntoàn cầu; (3) Những mục tiêu đặt ra trong “Tuyên bố về Cam kết phòng chốngHIV/AIDS” không được hoàn thành

+ Nhiệm vụ cấp bách đặt ra: (1) Đặt vấn đề AIDS lên hàng đầu trongchương trình nghị sự và hành động;(2) Đánh đổ thành lũy của sự im lặng, côngkhai lên tiếng về HIV/AIDS; (3) Xóa bỏ sự kì thị và phân biệt đối xử

+ Kết luận: Cuộc chiến chống lại HIV/AIDS bắt đầu từ chúng ta

*Trong văn bản : Nguyễn Đình Chiểu ngôi sao sáng trong nền văn nghệ của dân tộc nội dung của bài cũng được trình bày theo mạch của sự kiện:

+ Mở đầu tác giả đặt vấn đề: “ Trên trời có những vì sao có ánh sáng khácthường, nhưng con mắt chúng ta phải chăm chú mới nhìn thấy, và càng nhìn thìcàng thấy sáng Văn thơ của Nguyễn Đình Chiểu cũng như vậy” Đây là luậnđiểm bao trùm toàn bộ bài viết

+ Phần nội dung gồm ba phần chính, là sự triển khai, cụ thể hóa luận điểmđược nêu ra ở phần mở đầu: (1) “ Ánh sáng khác thường” trong cuộc đời vàquan niệm văn chương của Đồ Chiểu; (2) “ Ánh sáng khác thường”trong thơ vănyêu nước của Nguyễn Đình Chiểu”; (3) “Ánh sáng khác thường” trong truyênthơ Lục Vân Tiên

+ Khép lại bài viết tác giả kết luận đánh giá vị trí của Nguyễn Đình Chiểutrong nền văn học dân tộc, khẳng định những giá trị vượt thời gian của thơ vănNguyễn Đình Chiểu

4 Thứ tư, Hướng dẫn và tổ chức học sinh đọc-hiểu nội dung văn bản:

Đối với văn bản nghệ thuật việc đọc hiểu văn bản phải đi từ những hướngkhác nhau: theo bố cục văn bản, theo tuyến nhân vật, tư tưởng, không gian nghệ

thuật, theo dòng tâm trạng xúc cảm tác giả … Đối với văn bản nhật dụng trong

chương trình Ngữ Văn THPT thường có cấu trúc rõ ràng, nội dung mạch lạc thìviệc đọc hiểu nội dung nên bám sát cấu trúc của văn bản Bắt đầu tìm hiểu nộidung của văn bản theo từng phần, từng đoạn của văn bán sau đó tổng hợp vàkhái quát nội dung trên toàn văn bản Từ việc tìm hiểu nội dung để khám phá tưtưởng, tình cảm của tác giả gửi gắm qua tác phẩm.Trong quá trình đọc hiểu vănbản cũng cần tìm hiểu phương thức diễn đạt được sử dụng trong toàn văn bản:các biện pháp, cách thức sử dụng ngôn ngữ và lời văn của tác giả trong việcbiểu đạt nội dung

Trong suốt quá trình tìm hiểu nội dung từng phần, từng đoạn của văn bản,người đọc cũng tìm ra những phương thức nghệ thuật được dùng trong văn bản:

Ngày đăng: 18/07/2014, 09:32

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ tư duy ) - skkn một vài kinh nghiệm vận dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực để khai thác tính thời sự và truyền tải ý nghĩa giáo dục khi dạy học các tiết văn bản nhật dụng
Sơ đồ t ư duy ) (Trang 15)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w