Trong khuôn khổ bài viết này, tôi mạnh dạn trình bày một vài kinh nghiệm Một số biện pháp Nâng cao chất lượng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 4.. b, Giúp giáo viên: - Nhìn nhận lại sâ
Trang 1Qua thực tế dạy phân môn Tập làm văn lớp 4, tôi nhận thấy bài viết của các
em hầu như chỉ diễn đạt nội dung Câu văn chỉ mang tính chất thông báo chứchưa có hình ảnh, chưa có cảm xúc Đây là điều tất nhiên, vì ở lứa tuổi này vốnsống và vốn kiến thức của các em còn hạn hẹp Đứng trước thực tế đó, tôi rấtbăn khoăn và trăn trở: “Làm thế nào để giúp các em yêu thích phân môn Tậplàm văn ? Giúp các em có điều kiện tiếp cận với vẻ đẹp của con người, của cảnhvật, thiên nhiên đất nước ? Giúp các em có cơ hội bộc lộ cảm xúc của cá nhân,
mở rộng tâm hồn và phát triển nhân cách ?”
Qua nhiều năm dạy lớp 4 tôi đã cố gắng dùng mọi khả năng và kinh nghiệmcủa mình để khơi dậy những tiềm năng văn học đang ẩn giấu trong mỗi họcsinh Trong khuôn khổ bài viết này, tôi mạnh dạn trình bày một vài kinh nghiệm
Một số biện pháp Nâng cao chất lượng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 4
2 Mục đích nghiên cứu:
a, Giúp HS lớp 4:
- Rèn kĩ năng quan sát tìm ý, xây dựng nội dung bài văn
- Rèn kĩ năng dùng từ, đặt câu, viết đoạn, liên kết đoạn, diễn đạt lưu loát, mạchlạc
- Rèn kĩ năng viết văn giàu hình ảnh, cảm xúc
- Bồi dưỡng tình cảm yêu mến, gắn bó, biết trân trọng những gì xung quanh cácem
- Là tiền đề tốt để học viết văn miêu tả lớp trên
b, Giúp giáo viên:
- Nhìn nhận lại sâu sắc hơn việc dạy văn miêu tả cho học sinh lớp 4 để vận dụngphương pháp, biện pháp và hình thức tổ chức dạy học một cách linh hoạt
- Tự tìm tòi , nâng cao tay nghề, đúc rút kinh nghiệm trong giảng dạy Tập làmvăn nói chung và trong dạy học sinh viết văn miêu tả nói riêng
- Nâng cao khả năng nghiên cứu khoa học
Trang 23 Đối tượng nghiên cứu:
- Nghiên cứu về một số biện pháp nâng cao chất lượng viết văn miêu tả chohọc sinh lớp 4
4 Phương pháp nghiên cứu:
a, Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết:
- Đọc tài liệu liên quan đến đề tài
- Nghiên cứu nội dung chương trình Tập làm văn lớp 4 mạch kiến thức Dạy viếtvăn miêu tả
b, Phương pháp quan sát sư phạm:
- Điều tra thực trạng qua từng giai đoạn trong suốt năm học, trao đổi với giáoviên và học sinh, tìm hiểu thực tế việc dạy - học phân môn Tập làm văn trongtrường
- So sánh đối chứng trong cùng một giai đoạn giữa lớp này với lớp kia, giữa cácgiai đoạn với nhau trong cùng một lớp, đối chứng cả năm học trước
- Quan sát tinh thần, thái độ, ý thức trong học Tập làm văn của học sinh lớpmình hay lớp khác trong khi đi dự giờ Quan sát phương pháp sư phạm của giáoviên giảng dạy Quan sát chất lượng bài viết của học sinh ở từng dạng miêu tảkhác nhau để tìm hiểu những tác nhân trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng viếtvăn miêu tả của học sinh
c, Phương pháp tổng kết kinh nghiệm:
- Tiến hành đồng thời với phương pháp kiểm tra toán hoc và phương pháp tổnghợp số liệu Khi kiểm tra đánh giá chất lượng bài văn miêu tả của từng học sinh,tôi mô tả và thống kê chất lượng bằng những số liệu cụ thể, sau đó tổng hợp các
số liệu đã thu được nhằm rút ra kinh nghiệm giảng dạy cho bản thân
II NỘI DUNG
1 Cơ sở lí luận:
Miêu tả là lấy "nét vẽ hoặc câu văn để biểu hiện chân tướng của sự vật ra" Trong văn miêu tả người ta không đưa ra những nhận xét chung chung, những lời đánh giá trừu tượng về sự vật Mà văn miêu tả phải vẽ ra các sự vật, sự việc, hiện tượng, con người bằng ngôn ngữ một cách sinh động, cụ thể Giúp cho người nghe, người đọc nhìn rõ chúng, tưởng tượng được ra chúng như đang nhìntận mắt, sờ tận tay Tuy nhiên miêu tả không phải là một bức ảnh chụp lại hay một bản sao chép vụng về mà nó là sự kết tinh của những nhận xét tinh tế,
những rung động sâu sắc mà người viết đã thu lượm được khi quan sát (Từ điển Tiếng Việt Đào duy Anh)
Với học sinh Tiểu học, nhất là học sinh các lớp 4, việc hình thành và phát triển các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết là vô cùng quan trọng được thể hiện ở tất cả các môn học và nổi bật nhất là ở môn Tiếng Việt Do đó việc dạy Tập làm văn ở Tiểu học góp phần rèn luyện cho học sinh năng lực sử dụng tiếng mẹ đẻ, tạo
Trang 3điều kiện cho các em giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày và học tốt các môn học khác như văn bản viết các em có được từ phân môn Tập làm văn đã thể hiệnnhững hiểu biêt thực tế, những kĩ năng sử dụng Tiếng Việt mà các em đã được học ở môn Tiếng Việt nói chung, phân môn Tập làm văn nói riêng và các môn học khác.
Trong đời sống, muốn người khác công nhận ra những điều mình đã nhìn thấy,
đã sống, đã trải qua chúng ta phải miêu tả Trong văn học, các câu chuyện, cáccuốn tiểu thuyết, thậm chí ngay cả trong văn nghị luận hay văn viết thư, nhiều lúc ta cũng chen vào các đoạn văn miêu tả Vì thế, có thể nói văn miêu tả có một
vị trí quan trọng trong sáng tác văn chương Cũng vì thế văn miêu tả chiếm một
vị trí đặc biệt quan trọng trong chương trình Tập làm văn Tiểu học
2 Thực trạng của vấn đề nghiên cứu:
a,Thực trạng:
+ Đối với giáo viên:
Điều đầu tiên tôi nhận thấy là kiến thức về phân môn Tập Làm Văn của giáoviên còn nhiều hạn chế, khi hướng dẫn những câu văn mẫu gợi ý cho học sinhphần lớn phụ thuộc vào SGV, văn mẫu, … khiến học sinh nghe nhiều cảm thấynhàm chán Ngay bản thân giáo viên cũng chưa cảm nhận được cái hay, cái đẹptrong mỗi hình ảnh văn học thì rất khó truyền thụ cho học sinh cảm nhận được
sự sinh động của bài văn, khiến cho giờ dạy phân môn Tập làm văn rơi vàonhàm chán, khô khan
+ Đối với học sinh:
- Đa số các em đều là con nhà thuần nông Ngoài thời gian học ở trường các emcòn phải giúp đỡ cha mẹ làm những công việc gia đình nên ít có thời gian giànhcho việc học Ở nhà, các em không nhận được sự giúp đỡ của anh chị hoặc cha
mẹ mỗi khi các em gặp khó khăn trong quá trình quan sát, lập dàn ý hay viết vănmiêu tả
- Bản thân của các em chưa có kĩ năng viết một bài văn miêu tả, vốn từ của các
em còn hạn chế, kĩ năng quan sát chưa có
- Các em không có thói quen đọc sách nhiều
- Ngôn ngữ viết của các em chưa được trau chuốt, phần lớn bị ảnh hưởng củangôn ngữ nói
b, Kết quả của thực trạng:
Để thực hiện mục tiêu đề ra, sau khi học xong bài " Luyện tập xây dựng bàivăn miêu tả đồ vật" tuần 17, tôi tiến hành điều tra khảo sát việc viết bài vănmiêu tả đồ vật của 25 học sinh lớp 4B, năm học 2016 - 2017
Đề bài như sau: "Em hãy tả một đồ dùng học tập hoặc đồ vật mà em yêu thích" Kết quả khảo sát như sau:
Trang 4Sĩ số
HS
Điểm9-10
Điểm 7- 8
Điểm5- 6
Điểm 3- 4
Điểm1- 2
3 Các biện pháp giải quyết:
Biện pháp 1: Giúp học sinh lĩnh hội kiến thức văn học.
Dựa vào chương trình tiểu học, đã thiết kế chương trình tập làm văn lớp 4loại văn miêu tả theo cấu trúc:
+ Khái niệm miêu tả: 1 tiết/ kì 1
+ Miêu tả đồ vật: 6 tiết/ kì 1; 4 tiết/ kì 2
+ Miêu tả cây cối: 11 tiết / kì 2
+ Miêu tả con vật: 8 tiết / kì 2
Cả năm học 30 tiết loại văn miêu tả / 62 tiết
Từ ngữ là nhân tố cơ bản để xây dựng câu văn, đoạn văn, bài văn Nó cómột vị trí và ý nghĩa vô cùng quan trọng Hiểu, sử dụng đúng, sử dụng hay mới
có thể diễn đạt và diễn đạt tốt nội dung, ý kiến của mình Vậy mà vốn từ của các
em rất ít Điều này khiến tôi suy nghĩ rất nhiều Những kiến thức lơ mơ, thiếuvốn từ làm thế nào có thể viết văn hay được Bằng mọi cách phải bổ sung vàovốn từ ít ỏi của các em bằng sự phong phú của Tiếng Việt Cách làm nhanh nhất
là thông qua môn Tập đọc Tôi cho các em nêu và tập giải nghĩa tất cả những từ ngữ mà các em chưa hiểu, sau đó tôi chốt lại một số từ yêu cầu các em ghivào
“sổ từ”, tập đặt câu để hiểu chắc chắn, biến từ đó thực sự là vốn từ của mình
Ví dụ: Ở bài “ Đường đi Sa Pa” (Tiếng Việt lớp 4, tập 2, trang 102), tôi
yêu cầu các em sau giờ học phải bổ sung vào vốn từ của mình các từ ngữ vàhình ảnh
- trắng xóa tựa mây trời, lướt thướt liễu rủ, bồng bềnh huyền ảo
Bài “Con chuồn chuồn nước” ( Tiếng Việt lớp 4, tập 2, trang 127).
Trang 5- Từ: Long lanh, nhỏ xíu, mênh mông, thung thăng, cao vút.
- Đặt câu: - Thân đa cao vút, đỉnh chót vót giữa trời xanh
- Trời xuân trải sắc xanh trên biển lúa mênh mông
Vậy qua phân môn Tập đọc học sinh tích lũy được “ vốn liếng” từ không hềnhỏ Cuối mỗi tiết Tập đọc tôi thường cho học sinh tìm những câu văn haytrong bài, những câu văn mang tính nghệ thuật cao để các em đưa vào “ sổ từ”của mình
Ví dụ: Cá thu Biển Đông như đoàn thoi
Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng
( Đoàn thuyền đánh cá)
Con đen huyền, con trắng tuyết, con đỏ son, chân dịu dàng chùm đuôi conglướt thướt liễu rủ
( Đường đi Sa Pa)
Thông qua các bài Tập đọc tôi giúp các em chỉ ra các từ ngữ miêu tả hay đãđược chọn lọc, gọt giũa Cách sử dụng nghệ thuật của tác giả chọn một vàitrường hợp đặc sắc để phân tích kĩ giúp học sinh thấy được sự sáng tạo của cácnhà văn khi dùng chúng
Ví dụ : Khi dạy đến bài " Hoa học trò " Tiếng Việt 4, trang 43.
Trong phần tìm hiểu bài tôi giúp các em cảm nhận được cái hay, cái độc đáoqua cách dùng từ của Xuân Diệu
Để giúp người đọc cảm nhận được số lượng hoa phượng ra nhiều và rất đẹp,ông đã sử dụng một loạt các điệp từ, điệp ngữ để diễn tả điều đó
Phượng không phải là một đoá, không phải vài cành; phượng đây là cả mộtloạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực Mỗi hoa chỉ là một phẩn tử của xã hộithắm tươi; người ta quên đoá hoa, chỉ nghĩ đến cây, đến hàng, đến những tán hoa lớn xoè ra như ngàn con bướm thắm đậu khít nhau
Tóm lại: Ta thấy các từ ngữ miêu tả trong các bài Tập đọc rất đa rạng vàphong phú, chúng được sử dụng rất hay, sinh động, gây ấn tượng Cách sử dụngcác biện pháp nghệ thuật trong các bài Tập đọc cũng rất sáng tạo Bằng cáchnày tôi đã giúp học sinh tích luỹ thêm vốn từ và học cách sử dụng chúng, đồngthời thông qua các bài Tập đọc tôi cũng giúp các em hiểu thêm rằng để một bàivăn miêu tả hay thì cần phải sử dụng các biện pháp nghệ thuật hợp lí
Biện pháp 2: Hướng dẫn học sinh cách chọn từ ngữ và sử dụng từ ngữ.
Ở loại văn miêu tả, kiến thức cho học sinh bao gồm một số hiểu biết ban đầu
về đặc điểm chính của bài dạy cụ thể:
+ Thế nào là miêu tả?
+ Quan sát để miêu tả cho sinh động
+ Trình tự miêu tả
Trang 6+ Cấu tạo đoạn văn, bài văn miêu tả.
Song song với việc tích lũy vốn từ qua phân môn Tập đọc Trong tiết luyệnviết đoạn văn tôi thường xuyên hướng dẫn các em củng cố về từ ngữ qua dạngbài luyện từ, từ dễ, từ khó
* Điền từ để câu văn giàu hình ảnh: Chọn các từ ngữ sau điền vào chỗ trống cho thích hợp (long lanh như thuỷ tinh; vàng óng; liến láu; căng mọng; cao vút;
rì rào; phả lửa; thăm thẳm; bồng bềnh; hồng tươi; như nhung; lộng lẫy; thắm).
- Nắng ban mai ……… nhuộm chan hoà trên từng sắc lá
- Hoa hồng đẹp ……… cánh hoa đỏ ………, mịn ………
- Mùa hè đến, hàng trăm, hàng nghìn cánh phượng như đang ……… lên trời
- Bầu trời xanh ……… , mây trắng ……… trôi
- Cây cao ………
- Gió thổi ……… trong đám lá
- Những quả cam ……… , da ……… như mời gọi người đến thưởng thức
- Đôi mắt ……… , lúc nào cũng ……… nhìn quanh
Tôi hướng dẫn: Các em dựa vào đặc điểm, tính chất của sự vật để chọn từđiền vào chỗ chấm Sau khi điền xong các em đọc lại xem câu văn đó đã phùhợp Tôi tổ chức cho các em thảo luận theo nhóm 4 để hoàn thành bài tập Đa sốcác nhóm đều làm đúng:
- Nắng ban mai (hồng tươi) nhuộm chan hoà trên từng sắc lá
- Hoa hồng đẹp (lộng lẫy) cánh hoa đỏ (thắm), mịn (như nhung)
- Mùa hè đến, hàng trăm, hàng nghìn cánh phượng như đang (phả lửa) lên trời
- Bầu trời xanh (thăm thẳm), mây trắng (bồng bềnh) trôi
- Cây cao (cao vút)
- Gió thổi (rì rào) trong đám lá
- Những quả cam (vàng óng), da (căng mọng) như mời gọi người đến thưởng thức
- Đôi mắt (long lanh như thuỷ tinh), lúc nào cũng (liến láu) nhìn quanh
Việc chọn từ điền vào, giáo viên nên để học sinh thoải mái, không ép hay ápđặt Sau mỗi lần để học sinh chọn điền tôi cũng để học sinh khác bình luận,nhận xét xem câu nào hay hơn Các em học chưa tốt môn văn có thể học hỏiđược nhiều từ, câu của các bạn giỏi Bài tập này đa dạng, dễ cho ví dụ Giáoviên nên khuyến khích và động viên làm tốt Nếu với những câu quá khó giáoviên có thể gợi ý
Với dạng bài này tôi cho các em luyện tập ở các tiết “Luyện tập xây dựng
đoạn văn miêu tả cây cối” giúp các em lựa chọn các câu văn hay để viết đoạn
văn, vừa khiến cho các em thoải mái trong giờ học, vừa nhớ lâu
Trang 7Biện pháp 3: Hướng dẫn học sinh viết câu có kết cấu đơn giản.
Tháp cao nào cũng phải xây dựng từ dưới mặt đất Để viết được những câuvăn mang tính nghệ thuật trong kết cấu, trước tiên học sinh cần nắm được câutrong dạng đơn giản nhất, đó là những dạng câu học sinh đã được học: Câu kể(Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì?), câu khiến, câu hỏi, câu cảm
Dạy những loại câu này đối với học sinh không khó Ta chỉ cần hướng dẫntốt tiết Luyện từ và câu Trong chương trình xác định các yêu cầu cơ bản họcsinh cần nắm được và thường xuyên củng cố thật nhiều
Câu có hai bộ phận chính: Chủ ngữ và vị ngữ
- Chủ ngữ trả lời câu hỏi: Ai? Cái gì? Con gì?
- Vị ngữ trả lời câu hỏi: Làm gì? Như thế nào? Là gì?
Đi đôi với việc dạy lý thuyết tôi cho học sinh luyện viết câu, phân tích thậtnhiều, lấy ngay các từ học sinh tích luỹ được trong tiết Tập đọc để đặt câu:
Ví dụ: Sau khi học xong bài tập đọc “ Sầu riêng” Tiếng việt 4, tập 2:
+ Tôi hướng dẫn để học sinh tích luỹ được các từ: ngọt ngào, quyến rũ, quyện
và học cách sử dụng chúng Để các em hiểu nghĩa của các từ này tôi yêu cầu các
em đặt câu có từ vừa tích lũy được và phân tích:
Dạ hương / ngọt ngào lan toả khắp khu vườn
Trang 8Trên vòm cây, chim hót líu lo.
Học sinh rất dễ nhầm lẫn “Trên vòm cây” là chủ ngữ nếu chưa tiếp xúc vớiloại câu này Bởi vậy, tôi cho học sinh đặt câu hỏi:
+ Con gì hót líu lo? (“con chim” vậy “con chim” là chủ ngữ)
+ Con chim làm gì? (“hót líu lo” vậy “hót líu lo” là vị ngữ)
Vậy “Trên vòm cây” là bộ phận gì? học sinh sẽ rút ra đó là bộ phận phụ nói
rõ chim hót ở đâu
Tương tự như vậy tôi hướng dẫn học sinh hiểu về trạng ngữ chỉ thời gian,nơi chốn và các từ chỉ trạng ngữ để học sinh có thể đặt câu:
Ví dụ : - Ngoài trời, khóm hồng toả hương thơm ngào ngạt.
- Để chăm sóc con, chị gà cần mẫn bới đất tìm thức ăn
- Từ trong kẽ lá, những nụ hồng lấp ló trông thật xinh
b Câu có nhiều chủ, vị.
Khi miêu tả cùng một sự vật học sinh hay mắc lỗi lặp từ, kể lể khi diễn đạt.
Ví dụ:
- Cánh hoa đỏ thắm Cánh hoa mịn như nhung
- Hoa lan màu đỏ Hoa cúc vàng Hoa huệ màu trắng
- Đóa hồng hồn nhiên, rực rỡ Đóa hồng căng đầy sức sống
- Chú mèo cuộn mình Nó lăn tròn như quả bóng
- Chiếc cặp giản dị, mộc mạc Chiếc cặp rất tiện lợi
Tôi hướng dẫn học sinh thay thế nhiều câu thành một câu Bằng cách làm này, bài văn sẽ không bị lặp lại từ và bớt đi sự cứng nhắc khô khan kể lể Họcsinh viết câu văn hấp dẫn hơn
- Cánh hoa đỏ thắm, mịn như nhung
- Hoa lan, hoa cúc, hoa huệ đua nhau khoe sắc
- Đóa hồng hồn nhiên, rực rỡ căng đầy sức sống
- Chú mèo cuộn mình, lăn tròn như quả bóng
- Chiếc cặp tuy giản dị, mộc mạc nhưng rất tiện lợi
Sau khi được tập luyện nhiều, học sinh có thói quen kết hợp ý để diễn đạt.Bài văn không rời rạc, khô khan bởi chỉ được viết từ các câu đơn
Biện pháp 5 Hướng dẫn học sinh viết câu văn có sử dụng biện pháp nghệ thuật.
Muốn bài văn hay thì trong bài văn không thể thiếu tính nghệ thuật Học sinh
lớp 4 kiến thức về lĩnh vực này còn hiểu lơ mơ, hời hợt Nếu giáo viên khôngdạy, học sinh khó mà nắm bắt được Để đưa nghệ thuật vào trong văn có rấtnhiều biện pháp Nhưng theo tôi, đối với học sinh ở lứa tuổi này, hai biện phápnghệ thuật phù hợp nhất là so sánh, nhân hóa
Trang 91, Hướng dẫn học sinh viết câu văn có hình ảnh so sánh:
Tôi đã hướng dẫn học sinh tìm các câu có các hình ảnh so sánh:
Ví dụ:
- Bông hướng dương như vầng mặt trời vãi tung toé những tia nắng vàng rực rỡ
- Hoa cẩm chướng là ngôi sao màu trên vòm trời xanh lục giữa vườn
- Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ Hàng ngànbông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi Hàng ngàn búp nõn là hàng ngànngọn nến trong xanh
- Với những cánh tay xù xì không cân đối, với những cánh tay quều quào xoèrộng, nó như con quái vật già nua cau có và khinh khỉnh giữa đám bạch dươngtươi cười
- Dáng mọc của lộc rất lạ, thẳng đứng trên cành, như thể đêm qua có ai đó thảhàng vạn búp lá nhỏ xíu từ trên trời xanh biếc chi chít cành và xoay thànhnhững tán tròn quanh thân cây
Với những câu văn này tôi hướng dẫn để các em nắm chắc được biện pháp sosánh bằng cách sau:
Ví dụ: Câu “Bông hướng dương như vầng mặt trời vãi tung toé những tia nắng
vàng rực rỡ”
Tôi phân tích cách sử dụng biện pháp so sánh, tác giả lấy hình ảnh mặt trời để
tả bông hướng dương
Để thấy được tính ưu việt của biện pháp nghệ thuật này tôi lấy một câu khác
để mô tả bông hướng dương
“Bông hướng dương rất to, màu vàng, có rất nhiều cánh nhỏ” Và yêu cầuhọc sinh nhận xét xem câu nào hay hơn Dĩ nhiên là câu thứ nhất, 100% họcsinh được hỏi đều trả lời như vậy “Hay hơn vì sao?” Các em trả lời: “Vì sửdụng biện pháp nghệ thuật so sánh” Muốn các em vững vàng hơn về cách sosánh tôi lại đưa ra một câu văn nữa
“Bông hướng dương như chiếc đĩa màu vàng.”
Yêu cầu học sinh nhận xét, so sánh với câu thứ nhất Khi các em khẳng địnhcâu thứ ba không hay bằng câu đầu, tôi đặt câu hỏi:
“Tại sao cả hai câu đều sử dụng biện pháp so sánh mà câu đầu lại hay hơn?”
và giải thích “Ở câu thứ nhất, tác giả dùng hình ảnh mặt trời đang toả nắng” mộthình ảnh đẹp, sinh động và rất độc đáo để so sánh vì vậy đã làm cho bônghướng dương tươi đẹp hẳn lên Còn câu thứ ba so sánh với cái đĩa có đặc điểmgiống bông hướng dương song đơn điệu và giảm đi giá trị vẻ đẹp của bông hoa
Từ đó giúp học sinh hình thành sự hiểu biết Khi so sánh muốn làm cho một sựvật đẹp hơn phải so sánh với sự vật khác giống nhưng đẹp hơn, có những nétđộc đáo, nổi bật hơn và ngược lại
Trang 10Việc này học sinh phải được luyện tập thường xuyên, vì nếu không luyệntập thì các kiến thức đó cũng mai một dần Sau đây là một vài dạng bài tập màtôi đã xây dựng trong tiết “Luyện tập xây dựng đoạn văn”:
a, Nhận xét những hình ảnh so sánh trong đoạn văn, câu văn.
Tôi giới thiệu một số hình ảnh cụ thể cho học sinh quan sát (các hình ảnh nàycác em đã học ở phân môn Tập đọc)
" Thân dừa bạc phếch tháng năm
Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao
Đêm hè, hoa nở cùng sao
Tàu dừa - chiếc lược chải vào mây xanh."
"Ôi chao! Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao! Màu vàng trên lưngchú lấp lánh Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng Cái đầu tròn và hai con mắtlong lanh như thủy tinh Thân chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắngmùa thu."
So sánh như vậy giúp các em cảm nhận được điều gì mới mẻ của sự vật?Dạng bài này không khó đối với học sinh nhưng không phải học sinh nào cũngcảm nhận được cái đẹp cái mới mẻ trong đoạn văn, đa phần các em chỉ nhận rahình ảnh so sánh Tôi gợi ý cho mỗi học sinh tự chọn chi tiết cụ thể của đốitượng cần miêu tả, rồi tìm những từ ngữ, ý văn, câu văn, hình ảnh so sánh màmình cảm thấy phù hợp, hay có thể sử dụng để miêu tả chi tiết đó của đốitượng + Lớp nhận xét, bình và chọn những từ ngữ, ý văn hay, hình ảnh đẹp,phù hợp
+ Vận dụng chính những từ ngữ, câu văn, ý văn được lớp đánh giá cao theo ý thích của riêng mình đưa vào bài của mình, tạo ra nét riêng trong chính bài làmcủa mình
Việc dùng từ ngữ giàu hình ảnh, gợi tả, gợi cảm, các biện pháp so sánh khiviết văn sẽ giúp cho câu văn, bài văn trở nên sinh động hơn, mượt mà hơn, ý tứhơn và thu hút người đọc, người nghe hơn
Như vậy, việc giúp các em biết tìm từ ngữ, ý văn hay, hình ảnh đẹp, phù hợp
để miêu tả sự vật cụ thể là vừa giúp phát huy tốt năng lực của mỗi học sinh, vừagóp phần cung cấp ý văn, từ ngữ phù hợp cho những học sinh khác
b, Điền từ thích hợp vào chỗ trống tạo thành câu văn có hình ảnh so sánh gợi tả.
- Nhìn từ xa, cây bàng … một chiếc ô khổng lồ lợp bằng lá xanh tươi
- Những trái chuối cong cong … vầng trăng khuyết
- Những chiếc gai … những chú lính đứng trang nghiêm gác cho nàng côngchúa Hoa hồng
Ở dạng bài này tôi hướng dẫn các em chọn các từ sau để điền: như, giốngnhư, tựa, tựa như, tựa hồ, như là, giống hệt…